Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

12/05/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Việt Nam được mời vào cùng Bộ Tứ Kim Cương

Đến quãng trung tuần tháng 5 năm 2020, Việt Nam được xem là nước có thành tích đáng học tập về chống dịch Cô Vy. Thành tích lần này là tầm thế giới, chứ không ao làng khu vực Đông Nam Á hay châu Á nữa.

Có một số bạn bè ở các nước khác mới đây viết thư hỏi chủ nhân Giao Blog về việc Việt Nam đã chống dịch tốt như vậy, có thể đưa ra những nguyên nhân chính yếu được không ? 

Đang còn suy nghĩ để trả lời bạn một lần cho thỏa đáng, thì nhận tin Việt Nam được cựu thù Mĩ mời vào Bộ Tứ Kim Cương.

"Để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" bằng cuộc đối thoại nhóm "Bộ tứ kim cương"(Nhóm QUAD), gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand."

Đại khái lên một tin đầu tiên bằng tiếng Việt.

Có gì thì bổ sung sau.

Dĩ nhiên là mới phong thanh thế đã.

Tháng 5 năm 2020,
Giao Blog



---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:


---




Mỹ mời Việt Nam đối thoại với “Bộ tứ kim cương” để tái cấu trúc chuỗi cung ứng


Để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" bằng cuộc đối thoại nhóm "Bộ tứ kim cương"(Nhóm QUAD), gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand.

Thời gian gần đây, nhóm 4 quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã chính thức nối lại cuộc đối thoại 4 bên sau 10 năm gián đoạn, nhóm đã nâng cấp thành đối thoại của các ngoại trưởng. Vào ngày 20/3, nhóm "Bộ tứ kim cương" đã mời thêm 3 quốc gia khác gồm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand cùng thảo luận, nhóm mới này được tờ India Times gọi là "Bộ tứ mở rộng" (QUAD Plus).
My moi Viet Nam doi thoai voi “Bo tu kim cuong” de tai cau truc chuoi cung ung
Các quan chức ngoại giao từ các quốc gia đã tập trung thảo luận về vấn đề nóng nhất: COVID-19, cũng như bàn thảo phương thức chống lại sự lây lan của đại dịch. Trên trang chủ của tổ chức Heritage (chuyên đăng tải các cuộc đối thoại ngoại giao của Mỹ), nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh về COVID-19, nhưng các phóng viên thạo tin của Reuters (Anh) và Đài Truyền hình CGTV (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng, "giảm thiểu tác động lên kinh tế toàn cầu" mới chính là vấn đề mấu chốt của cuộc đối thoại Bộ tứ mở rộng
Để khẳng định cho nguồn tin này, Reuters dẫn lời phát biểu của ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ, trên sóng truyền hình CNN về việc mở rộng thành viên đối thoại: "Chúng tôi đang làm việc cùng những người bạn để thúc đẩy phát triển chung kinh tế toàn cầu".
Động thái của Mỹ và nhóm Bộ tứ mở rộng khiến truyền thông thế giới dậy sóng. Reuters hàm ý, Mỹ đang hướng đến việc xây dựng nhóm quốc gia "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng", còn Đài Truyền hình CGTV của Trung Quốc cho rằng, Mỹ đang đặt ra mục tiêu chuyển dịch chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc càng nhanh càng tốt.
Reuters nhận định, chưa rõ những quốc gia nào sẽ nằm trong Mạng lưới kinh tế thịnh vượng, tuy nhiên, theo ông Pompeo đề cập, chính quyền Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Ấn Độ và Nhận Bản, thì đây sẽ là những quốc gia được Mỹ hướng đến nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
Từ trước đến nay, các chuỗi cung ứng như nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm, các thiết bị y tế, thiết bị điện tử... của Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc. Tờ Wall Street Journal chỉ ra rằng, COVID-19 đã phơi bày việc lệ thuộc của Mỹ vào nguồn cung ứng dược liệu thuốc, khi các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa, thì thị trường dược phẩm của Mỹ rơi vào tình trạng đóng băng. Do đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cần phải nhanh chóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
Bản tin kinh tế ngày 4/5 của Reuters cũng nhấn mạnh, Mỹ đang thúc đẩy các sáng kiến rút chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Reuters dẫn lời một nhà phân tích giấu tên, Mạng lưới kinh tế thịnh vượng là phương án đa phương đầy bất ngờ của Mỹ.
Trước động thái của Mỹ, CGTV đăng tải bài góc nhìn của Chuyên gia phân tích chính trị Andrew Korobko (Nga) vào ngày 4/5: "COVID-19 chỉ là cái cớ để Mỹ thực hiện cuộc dịch chuyển, và là cơ sở để Mỹ thúc đẩy kế hoạch xây dựng Mạng lưới kinh tế thịnh vượng. Kế hoạch "Mỹ và những người bạn" như ông Pompeo phát biểu là tín hiệu cho cuộc chuyển dịch bắt đầu.
Trong khi đó, Nikkei đăng tin độc quyền về việc Apple sẽ sản xuất khoảng 3 đến 4 triệu tai nghe không dây (Airpods) tại Việt Nam ngay trong quý 1/2020. Phải chăng Mạng lưới kinh tế thịnh vượng đã bắt đầu được kích hoạt?
QUAD – gọi tắt của Đối thoại an ninh bốn bên, gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra vào năm 2007. QUAD tập trung thảo luận hợp tác các vấn đề kinh tế, quân sự và được giới phân tích nhận định, làm đối trọng với sức ảnh hưởng của Trung Quốc.

Theo Nhip sống kinh tế



...






---


BỔ SUNG



4.

CNN ca ngợi thành tích chống dịch Covid-19 của Việt Nam: 3 đáp án cho thành công

Thu Ngọc | 
CNN ca ngợi thành tích chống dịch Covid-19 của Việt Nam: 3 đáp án cho thành công
(Ảnh: Tuấn Mark)

Việt Nam cho đến nay chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp tử vong nào do Covid-19 và là một trong số quốc gia được đánh giá phòng chống dịch bệnh tốt hàng đầu thế giới.

Sau ba tuần áp dụng cách ly xã hội, Việt Nam đã dỡ bỏ các quy tắc này vào cuối tháng 4. Các doanh nghiệp và trường học đã mở cửa trở lại, và cuộc sống đang dần trở lại bình thường.
Bác sỹ về bệnh truyền nhiễm Guy Thwaites, đang công tác tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những bệnh viện lớn của Việt Nam được chỉ định điều trị cho bệnh nhân Covid-19, cho biết số liệu về ca bệnh ở Việt Nam phản ánh tình hình thực tế.
"Tôi đi đến các bệnh viện hàng ngày. Tôi nắm được các ca nhiễm bệnh và tôi biết không có trường hợp tử vong nào. Nếu có sự lây truyền trong cộng đồng không được báo cáo hoặc không được kiểm soát thì các bệnh viện sẽ ghi nhận các ca nhiễm bệnh. Không bao giờ xảy ra trường hợp người dân có triệu chứng viêm đường hô hấp tới bệnh viện mà không được thăm khám," ông Thwaites nói.
Theo các chuyên gia y tế công cộng, đáp án cho thành công ở Việt Nam nằm trong sự kết hợp của các yếu tố, từ sự ứng phó hiệu quả và nhanh chóng của chính phủ đến việc theo dõi và kiểm dịch nghiêm ngặt và truyền thông công cộng hiệu quả.
01.
Hành động sớm
Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho cho sự bùng phát của dịch Covid-19 nhiều tuần trước khi ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Vào thời điểm đó, ngay cả chính phủ Trung Quốc - nơi phát hiện các ca nhiễm đầu tiên - và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều cho biết không có "bằng chứng rõ ràng" về việc lây truyền từ người sang người. Nhưng Việt Nam ngay từ đầu đã hành động rất thận trọng.
"Chúng tôi không chỉ chờ đợi các hướng dẫn từ WHO mà sử dụng dữ liệu thu thập từ trong và ngoài nước để quyết định hành động sớm," ông Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, có trụ sở tại Hà Nội, nói với CNN.
Bác sỹ Thwaites cho biết tốc độ phản ứng của chính phủ là lý do chính đằng sau thành công của cuộc chiến với dịch Covid-19.
Chính phủ đã có những hành động chống lây lan dịch vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2, sớm hơn nhiều các quốc gia khác. Và các biện pháp này rất hiệu quả... giúp Việt Nam có thể kiểm soát dịch bệnh tốt.
Bác sĩ, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Guy Thwaites
Ngay đầu tháng 1, việc kiểm tra nhiệt độ hành khách đã được triển khai cho các chuyến bay từ Vũ Hán tới sân bay quốc tế Nội Bài.
Đến giữa tháng 1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu các cơ quan chính phủ thực hiện "các biện pháp quyết liệt" để ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào Việt Nam, tăng cường kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, sân bay và cảng biển.
Khi Việt Nam trải qua kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngày 27/1 đã nhấn mạnh "Chống dịch như chống giặc". Ba ngày sau, ban chỉ đạo quốc gia về việc kiểm soát dịch được thành lập, cùng ngày WHO tuyên bố Covid-19 là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.
Trong suốt tháng 2, khi dịch bệnh lan tới nhiều nước, Việt Nam đã áp dụng kịp thời các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn virus corona xâm nhập.
Việt Nam cũng nhanh chóng chủ động thực hiện các biện pháp kiểm soát, cách ly và quản lý chặt chẽ ngay khi phát hiện các ổ dịch. Các trường học và trường đại học, dự kiến ​​sẽ mở cửa trở lại vào tháng hai sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, được lệnh tiếp tục đóng cửa, và mới đây mở cửa trở lại vào tháng 5.
02.
Truy tìm lịch sử ca bệnh
Nhờ những hành động sớm mang tính quyết định, Việt Nam đã ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh lây lan trong cộng đồng và duy trì số ca nhiễm chỉ là 16 ca cho đến đầu tháng 3.
Sau khi phát sinh các ca nhiễm mới, nhà chức trách tiến thành truy tìm nghiêm ngặt tiền sử tiếp xúc của các bệnh nhân và thực hiện cách ly.
Chúng tôi có một hệ thống y tế rộng khắp với 63 Trung tâm kiểm soát dịch (CDC) cấp tỉnh, hơn 700 CDC cấp huyện và hơn 11.000 trung tâm y tế xã. Tất cả các trung tâm đều có nhiệm vụ truy tìm dấu vết tiếp xúc của người bệnh.
Theo lời ông Phạm Quang Thái, thông tin ca nhiễm mới được đăng tải trên báo giấy và được phát sóng trên truyền hình để thông báo cho người dân biết địa điểm và thời gian một bệnh nhân dương tính đã đến. Các phương tiện truyền thông còn kêu gọi người dân đến cơ quan y tế gần nhất để xét nghiệm nếu họ cũng đã ở nơi đó cùng thời điểm với bệnh nhân.
Khi bệnh viện Bạch Mai, một trong những bệnh viện lớn nhất Việt Nam, trở thành điểm nóng về dịch với hàng chục trường hợp nhiễm bệnh hồi tháng 3, chính quyền Hà Nội đã áp dụng cách ly đối với cả khu vực bệnh viện và theo dõi tiền sử tiếp xúc của gần 100.000 người liên quan đến bệnh viện, bao gồm nhân viên y tế, bệnh nhân, người thăm bệnh và những người tiếp xúc gần với họ.
"Sử dụng biện pháp truy xuất tiếp xúc, chúng tôi đã tìm gần như tất cả mọi người và yêu cầu họ ở nhà và tự cách ly. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, họ có thể đến các trung tâm y tế để xét nghiệm miễn phí," ông Thái nói.
Nhà chức trách cũng đã tiến hành xét nghiệm hơn 15.000 người có liên quan tới các bệnh viện, trong đó có 1.000 nhân viên y tế.
"Đây là điểm khác biệt trong cách phản ứng của chính phủ Việt Nam. Tôi không nghĩ rằng có quốc gia nào đã thực hiện kiểm dịch kỹ lưỡng đến mức đó," ông Thwaites nói.
Tất cả các những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đều phải cách ly tại các trung tâm cách ly của chính phủ và các doanh trại trại quân đội.
03.
Truyền thông và tuyên truyền
Theo CNN, ngay từ đầu chính phủ Việt Nam đã truyền thông rõ ràng với người dân về sự bùng phát của dịch bệnh. Các trang web chuyên dụng, đường dây nóng điện thoại và ứng dụng điện thoại đã được thiết lập để cập nhật cho người dân về các tình huống mới nhất của dịch bệnh và cung cấp tư vấn y tế.
Bộ Y tế Việt Nam cũng thường xuyên gửi thông báo nhắc nhở tới người dân qua tin nhắn SMS. Ông Thái cho biết vào ngày cao điểm, chỉ riêng đường dây nóng quốc gia có thể nhận được 20.000 cuộc gọi, không tính hàng trăm đường dây nóng cấp tỉnh và cấp huyện.
Hệ thống tuyên truyền cũng nỗ lực nâng cao nhận thức của người dân về sự bùng phát thông qua loa phường, áp phích dán trên đường phố, báo chí và phương tiện truyền thông xã hội.
CNN ca ngợi thành tích chống dịch Covid-19 của Việt Nam: 3 đáp án cho thành công - Ảnh 6.
Một băng rôn tuyên truyền kêu gọi người dân đề cao tinh thần phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam (Ảnh: Tuấn Mark)
Vào cuối tháng 2, Bộ Y tế đã công bố một video âm nhạc hấp dẫn dựa trên một bản nhạc pop nổi tiếng của Việt Nam có chủ đề hướng dẫn người dân cách rửa tay đúng cách và các biện pháp vệ sinh trong lúc dịch đang lây ban nhanh chóng. Được biết đến như là "bài hát rửa tay", video này đã lan truyền rộng rãi và thu hút hơn 48 triệu lượt xem trên Youtube.
Ông Thwaites cho biết kinh nghiệm phong phú của Việt Nam trong việc đối phó với dịch bệnh truyền nhiễm, như dịch SARS hồi năm 2002- 2003 và dịch cúm gia cầm, đã giúp chính phủ và người dân chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch Covid-19.
"Người dân Việt Nam có tinh thần cảnh giác với các bệnh truyền nhiễm cao hơn nhiều so với nhiều quốc gia giàu có hơn hay các quốc gia không trải qua nhiều dịch bệnh truyền nhiễm như châu Âu, Anh và Mỹ. Họ hiểu rằng những quy định phòng dịch cần phải được thực hiện nghiêm túc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh," ông Thwaites nói.

https://soha.vn/cnn-ca-ngoi-thanh-tich-chong-dich-covid-19-cua-viet-nam-3-dap-an-cho-thanh-cong-20200531083151574.htm





3.
Chủ Nhật, 24/05/2020 11:35  | Anh Duy
 | 
​(CAO) Nhật báo hàng đầu Thế giới – tờ New York Times mới đây đã gây choáng với trang nhất số báo ra ngày chủ nhật 24-5 đăng danh sách 1000 người đã chết vì dịch Covid-19. Cạnh đó là thông tin kèm theo về từng người và nơi họ sống.
Cách đăng tải này khiến trang nhất tờ báo trở thành một tờ “cáo phó” tưởng niệm các nạn nhân. Tít bài chính trên trang nhất chạy với tiêu đề “Số người chết ở Mỹ đã gần 100.000 người: Mất mát khôn lường không cần hình ảnh.
Bài báo nhận định: “Chỉ riêng những con số không thể nào đo lường hết những tác động do coronavirus gây ra cho nước Mỹ, cho dù đó là số bệnh nhân điều trị, công việc bị gián đoạn hay cuộc sống bị rút ngắn đi”.
Đến nay dịch Covid-19 đã khiến số người chết vì căn bệnh ở Mỹ nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.
Tờ báo cùng lúc đó đã chia sẻ trang nhất của mình trên Twitter. Họ sau đó đã nhận được nhiều phản hồi từ cộng đồng mạng. Một người phụ nữ bình luận bên dưới dòng tweet của bài đăng “1000 cái tên, một ngàn câu chuyện”. Một người đàn ông khác thì nhận định: “Sốc và buồn”.

Trang nhất tờ New York Times ngày 24-5 đăng danh sách 1000 người tử vong vì Covid-19 ở Mỹ - Ảnh: New York Times
Trang báo “nhắc nhở” thực trạng dịch bệnh ở nước Mỹ của New York Times diễn ra trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump dành cả ngày thứ bảy 23-5 để đi chơi golf, lần đầu tiên sau 2 tháng dịch bệnh bùng lên ở nước này.
Ông Trump rời Nhà Trắng vào buổi sáng, mặc đồ đánh golf. Hình ảnh của ông xuất hiện sau đó trên Twitter cho thấy ông đi đánh golf ở Sterling, bang Virginia. Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận nào về hoạt động của tổng thống nhưng cho biết ông Trump và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thảo luận về tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế toàn cầu vào hôm 23-5.
Lúc trước Trump thường chỉ trích cựu tổng thống Obama đi chơi golf khi Obama còn đương nhiệm. Trong một bài viết trên Twitter tháng 10-2014, Trump từng mỉa mai: “Bạn có thể tin không khi với tất cả những vấn đề và khó khăn mà nước Mỹ đang phải đối mặt, tổng thống Obama lại dành cả ngày để chơi golf. Còn tệ hơn cả tổng thống Carter”. Dòng tweet khi đó diễn ra trong bối cảnh dịch Ebola hoành hành ở khu vực Tây Phi, có nguy cơ lan đến Mỹ.


2.

Báo Australia nêu bật bài học xây dựng "thương hiệu Việt Nam" sau dịch Covid-19

Báo điện tử của hãng truyền thông Australia The Drum vừa có bài viết ca ngợi cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam, đồng thời nêu bật những bài học xây dựng thương hiệu quốc gia rút ra từ công tác dập dịch thành công.

Theo The Drum, Việt Nam nổi lên như một vị anh hùng trong cuộc chiến chống Covid-19 nhờ phản ứng nhanh chóng, kết hợp và minh bạch trước cơn khủng hoảng do dịch bệnh gây ra. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam mới ghi nhận hơn 300 ca dương tính với virus corona chủng mới, chưa có trường hợp bệnh nhân nào tử vong và không có bất kỳ ca lây nhiễm nào trong cộng đồng suốt nhiều tuần qua.
Báo Australia nêu bật bài học xây dựng 'thương hiệu Việt Nam' sau dịch Covid-19
Một người đi xe máy đang di chuyển ngang qua tấm áp phích tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 ở Hà Nội. Ảnh: AP
Khi bắt đầu nới lỏng các hạn chế trên toàn quốc, Việt Nam cũng từng bước thể hiện vai trò quan trọng trên trường quốc tế, đẩy mạnh sản xuất và quyên tặng thiết bị y tế cho các quốc gia bị ảnh hưởng về dịch, bao gồm cả Mỹ, Anh, Nga, Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Đức cũng như tăng cường mối quan hệ với các đối tác chiến lược.
Đây không chỉ đơn thuần là chiến thắng của đất nước, mà còn là chiến thắng cho "thương hiệu Việt Nam", chứng tỏ quốc gia là một chủ thể có năng lực sản xuất và trách nhiệm với toàn cầu. Điều này sẽ chứng minh rất quan trọng trong quá trình Việt Nam hồi phục nền kinh tế, thu hút các quốc gia và những công ty đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau khi cuộc khủng hoảng làm lộ rõ sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc.
Quan điểm "cố gắng hết sức" của Việt Nam đã tạo ra nhiều thiện cảm với người dân trong nước và cộng đồng ngoại giao quốc tế. Báo điện tử The Drum cho rằng, khi Việt Nam tái mở cửa và các doanh nghiệp nội địa bước vào giai đoạn hồi sinh, các thương hiệu Việt nên tiếp tục xây dựng kế hoạch giúp họ giành được thị phần lớn hơn trong tương lai nhờ áp dụng 6 bài học được đánh giá cao trong cuộc chiến ngăn chặn dịch Covid-19 của đất nước mình.
Đón chào giai đoạn chuyển đổi tạm thời của nền kinh tế
Việt Nam được quốc tế khen ngợi vì sớm cảnh báo các sở y tế khắp toàn quốc về mối đe dọa của virus corona chủng mới ngay từ ngày 3/1 và cho triển khai các biện pháp hạn chế đi lại từ ngày 1/2.
Các doanh nghiệp và cộng đồng đều có phản ứng mau lẹ, chẳng hạn như một dịch vụ đặt phòng du lịch trực tuyến đã nhanh chóng chuyển sang giao nhận thực phẩm; một cửa hàng bán hoa trở thành một quán cà phê bán đồ uống mang đi, tặng thêm hoa để khách hàng mỉm cười hài lòng hay cây ATM tặng gạo miễn phí cho những người dân đang cần nhưng vẫn đảm bảo giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa mọi người lúc tiếp xúc.
Với nguồn lực hạn chế, cách ứng phó của Việt Nam cho thế giới thấy, sự đổi mới sáng tạo và linh hoạt là phẩm chất số một của người dân. Hiện tại, trong nền kinh tế mà mọi người đều đang phải thắt chặt chi tiêu, tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm và thay thế sáng tạo, khả năng ứng biến nhanh chóng sẽ là yếu tố chủ chốt trên con đường hồi phục.
Bài học rút ra ở đây là: Cần nhận diện các mối đe dọa từ sớm và duy trì sự sáng tạo, đổi mới, nhanh nhẹn, thích ứng và linh hoạt.
Giữ vững sự lạc quan
Người Việt Nam được đánh giá là có tinh thần lạc quan. Từ một đoạn video lan truyền chóng mặt trên mạng, có nội dụng hướng dẫn rửa tay nhằm tránh lây nhiễm virus corona chủng mới tới các bức vẽ tuyên truyền cổ động phòng chống Covid-19, chính phủ Việt Nam cho thấy họ hiểu rõ rằng, lạc quan là chìa khóa cho sự tuân thủ của công chúng và giúp giảm thiểu mệt mỏi cho mọi người trong thời gian cách ly dập dịch. Khi xã hội và nền kinh tế tái mở cửa một cách thận trọng, cảm giác tích cực sẽ là phương thuốc tốt nhất.


Bài học: Đây là thời điểm hoàn hảo để thu hút sự chú ý và tạo ra sự lạc quan. Người Việt nhìn chung rất thích các nội dung thể hiện sự lạc quan tích cực.
Sẵn sàng đón nhận sự ấm áp, quen thuộc


Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, người Việt thích tụ tập, ăn uống tại các nhà hàng và quán cà phê ven đường trong lúc ngắm nhìn thế giới xung quanh. Sau giãn cách xã hội, họ đã thay đổi những thói quen này và hiện thấy việc phải ở nhà không quá tệ như từng suy đoán trước đây.


Theo khảo sát, có tới  62% người Việt nói họ hiện ăn uống ở nhà thường xuyên hơn vào giai đoạn hậu Covid-19. Mọi người đang hướng về sự quen thuộc và tìm thấy sự thoải mái trong đó, với gia đình trở thành nơi thiêng liêng để vượt qua những lo lắng.
Bài học: Đối với các thương hiệu có bề dày lịch sử, đã đến lúc tận dụng di sản. Khai thác sự quen thuộc, đem lại cảm giác thoải mái cho mọi người. Khơi gợi các ký ức, nhắc nhở mọi người về những khoảnh khắc văn hóa lịch sử để kích thích cảm xúc hoài cổ.
Thích ứng với cuộc sống số hóa mới


Cộng đồng toàn cầu về cơ bản đang trải qua một khóa học cấp tốc về giáo dục kỹ thuật số. Cuộc sống tạm thời trong giai đoạn cách ly xã hội phòng chống Covid-19 cho chúng ta thấy những khả năng tồn tại trong không gian số hóa. Công nghệ trở thành vị cứu tinh, cho phép chúng ta thực hiện các hoạt động thường nhật của mình.


Trong xã hội chủ yếu vẫn tiêu dùng bằng tiền mặt như Việt Nam, các thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt đã tăng 76% trong 3 tháng đầu năm nay. Trong thế giới hậu đại dịch, việc áp dụng công nghệ từ xa nhiều khả năng sẽ được thúc đẩy nhằm giảm thiểu các tiếp xúc không cần thiết.


Trên hết, các công dân đang tự nguyện chia sẻ thông tin y tế thông qua ứng dụng NCOVI do chính phủ phát hành, có ý thức hơn và cũng cở mở hơn trước việc đánh đổi quyền riêng tư lấy sự đảm bảo an toàn hoặc thêm các giá trị gia tăng khác nữa.
Bài học: Các thương hiệu có thể đào tạo và hỗ trợ người tiêu dùng chuyển đổi sang hành vi sử dụng kỹ thuật số mới. Do các sự kiện vẫn tiếp tục bị hoãn tổ chức, các doanh nghiệp nên xem xét cách tái tạo trải nghiệm thương hiệu ngoại tuyến trong không gian trực tuyến.
Thêm vào đó, khi người tiêu dùng đã hiểu biết và ý thức hơn về dữ liệu cá nhân thì điều cốt yếu là các thương hiệu phải thể hiện sự có trách nhiệm, minh bạch và các chính sách không bắt buộc nếu muốn giành được sự tin tưởng của họ. Khi đã có được sự tin tưởng này, người dùng sẽ sẵn sàng hơn trong việc chia sẻ dữ liệu khi có lợi ích gia tăng rõ ràng.
Không ngừng giao tiếp xã hội
Tính cộng đồng là nền tảng của văn hóa Việt Nam. Trong thời gian cách ly xã hội, các nhân vật nổi tiếng và những người có ảnh hưởng trong cộng đồng đã tạo ra những nội dung thể hiện sự đoàn kết, chẳng hạn như tặng đồ ăn chế biến tại nhà cho bạn bè và duy trì kết nối với nhau qua các ứng dụng mạng xã hội.
Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp với UNICEF xúc tiến một chiến dịch trên TikTok nhằm nhắc nhở tất cả mọi người "ở nhà vẫn vui". Và khi hết cách ly xã hội, ai cũng cảm thấy trân trọng hơn những giây phút của cuộc sống đời thường không bị hạn chế vì Covid-19.


Bài học: Mạng xã hội đóng vai trò kết nối mọi người với nhau. Giống như cách Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một chiến lược ấn tượng nhằm huy động cả nước hợp tác chống dịch, các thương hiệu nên tái xem xét sự hiện diện của họ trên mạng xã hội để tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia nhiều hơn trong khi không bỏ lỡ cơ hội ăn mừng khôi phục cuộc sống bình thường sau giãn cách xã hội.
Thúc đẩy hành động
Người Việt Nam giàu lòng trắc ẩn và chuộng "làm hơn nói". Điều này đã được thể hiện rõ trong đại dịch, khi những người anh hùng trong cuộc chiến chống Covid-19 không chỉ là chính phủ, các cơ quan y tế mà còn cả những người lao động trong các lĩnh vực "thiết yếu'" giúp duy trì hoạt động của xã hội. Những nỗ lực của người người dân bình thường được ghi nhận và ai cũng cảm thấy có động lực để thực hiện thay đổi.


Bài học: Mọi người mong đợi các thương hiệu đi đầu làm gương và sẵn sàng trợ giúp. Các doanh nghiệp nên tái đánh giá mục đích thương hiệu của họ và sử dụng việc đó để chỉ dẫn nỗ lực hồi phục cho cộng đồng, đồng thời không bao giờ quên rằng hành động quan trọng hơn lời nói suông.
Tuấn Anh




1.



Trang tin BBC của Anh nhận định đã quá muộn để các nước khác học theo thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Ngày 15/5, trang BBC của Anh có bài viết phân tích mang tiêu đề “Phản ứng quá mạnh mẽ đã giúp Việt Nam chiến thắng virus như thế nào”.
Gần một tháng qua, Việt Nam chưa có trường hợp lây nhiễm virus nCoV trong cộng đồng và đất nước đã được nới lỏng.
Báo chí Anh: Quá muộn để các nước học cách chống dịch Covid-19 của Việt Nam
Sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) được phát hướng dẫn các bước vệ sinh phòng dịch trong ngày đầu đi học lại. Ảnh: Lê Huyền
Theo BBC, không giống nhiều nước đang trải qua tình trạng lây nhiễm và số người chết trên diện rộng, Việt Nam thấy một cánh cửa nhỏ để sớm hành động và đã tận dụng tối đa.
Mặc dù giải pháp đó hiệu quả nhưng các chuyên gia nói rằng đã quá muộn để hầu hết các nước khác học theo thành công của Việt Nam.
Các giải pháp “quá mức” nhưng khôn ngoan
“Khi bạn phải giải quyết những mầm bệnh bí ẩn có nguy hiểm tiềm tàng, tốt hơn là phải hành động quyết liệt”, bác sĩ Todd Pollack, Tổ chức Hợp tác vì sự Phát triển Y tế Việt Nam, cho hay.
Nhận ra rằng hệ thống y tế sẽ sớm bị quá tải dù virus chỉ lan ở quy mô vừa, Việt Nam lựa chọn cách phòng chống từ sớm trên diện rộng.
Vào đầu tháng 1, trước khi có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu “hành động quyết liệt” để chuẩn bị cho hội chứng viêm phổi mới đã làm chết 2 người ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào thời điểm đó.
Khi ca nhiễm virus corona đầu tiên ở Việt Nam được công bố vào 23/1, kế hoạch khẩn cấp được thực thi.
“Kế hoạch được tiến hành rất, rất nhanh theo một cách có vẻ quá mức vào thời điểm ấy nhưng sau đó cho thấy là bước đi khôn ngoan”, Giáo sư Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford nhận định. Đơn vị này hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong các chương trình liên quan tới bệnh truyền nhiễm.
Việt Nam đã khởi động những giải pháp mà các nước khác mất cả tháng để tiến hành. Đó là hạn chế di chuyển, kiểm soát chặt chẽ và cuối cùng đóng cửa biên giới với Trung Quốc, tăng cường kiểm tra sức khỏe ở các cửa khẩu và những khu vực nhạy cảm.
Các trường học được đóng cửa tới giữa tháng 5. Một chương trình truy dấu rộng khắp được tiến hành.
“Đất nước này phải đối phó với nhiều dịch bệnh trong quá khứ”, giáo sư Thwaites nói. Đó là dịch SARS năm 2003, cúm gia cầm năm 2010 và các đợt dịch sởi, sốt xuất huyết.
“Chính phủ và người dân đã rất, rất quen với việc chống dịch cũng như đề phòng chúng hơn nhiều so với các nước giàu có. Họ biết cách ứng phó với những thứ như vậy”.
Từ giữa tháng 3, tất cả những người nhập cảnh hoặc có tiếp xúc với các ca nhiễm bệnh sẽ phải cách ly tập trung trong vòng 14 ngày.
Báo chí Anh: Quá muộn để các nước học cách chống dịch Covid-19 của Việt Nam
Hành khách ở ga Sài Gòn được kiểm tra thân nhiệt. Ảnh: Tuấn Kiệt
Phòng bệnh trong trường hợp không có triệu chứng
Giáo sư Thwaites cho biết cách ly trên diện rộng quan trọng khi các bằng chứng cho thấy một nửa số người nhiễm bệnh không có triệu chứng. Dù ốm hay không, những người trong khu cách ly đều được xét nghiệm. Khoảng 40% trường hợp mắc Covid-19 ở Việt Nam không biết mình có virus nếu không được kiểm tra.
“Nếu bạn không cách ly những người đó, họ sẽ đi lây bệnh”, vị giáo sư này nói.
Điều này cũng giải thích tại sao vẫn chưa có người tử vong vì Covid-19 ở Việt Nam.
Phần lớn những người trở về Việt Nam đều là sinh viên, du khách, doanh nhân có sức khỏe và trẻ. Bởi vậy, họ có khả năng chống chọi virus tốt. Nhờ đó, hệ thống y tế có thể tập trung nguồn lực cho các trường hợp nguy kịch.
Thông điệp cộng đồng rõ ràng
Bác sĩ Pollack nói, Chính phủ Việt Nam đã “làm tốt việc truyền thông tới cộng đồng”.
Ngay từ những giai đoạn đầu của công cuộc chống dịch, các tin nhắn được gửi tới điện thoại của tất cả người dân để hướng dẫn cách tự bảo vệ. Việt Nam phát động các chiến dịch nhận thức, in tranh cổ động để đoàn kết cộng đồng trong cuộc chiến chống lại kẻ thù chung.
Theo bác sĩ Pollack, người dân Việt Nam cũng ủng hộ chính quyền bởi họ thấy “họ đang làm những thứ họ có thể thực hiện và đạt được thành công”.
An Yên (Theo BBC)
Báo nước ngoài nhận định Việt Nam chống Covid-19 khiến nhiều nước mơ ước

Báo nước ngoài nhận định Việt Nam chống Covid-19 khiến nhiều nước mơ ước

'Chưa ai tử vong. Đó là thành công trong cuộc chiến chống virus corona mà các nước từ Mỹ tới Italy chỉ .



1 nhận xét:

  1. BỔ SUNG



    4.

    CNN ca ngợi thành tích chống dịch Covid-19 của Việt Nam: 3 đáp án cho thành công
    Thu Ngọc | 31/05/2020 09:42

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.