Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

10/03/2020

Kho tư liệu Nhật Bản cổ đang lưu trữ tại Việt Nam (thông tin hội thảo quốc tế)

Tên của hội thảo là Hiện trạng và tiềm năng khai thác/nghiên cứu Kho tư liệu Nhật Bản cổ lưu trữ tại Thư viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam”.

Cụ thể xem ở dưới.

Tháng 3 năm 2020,
Giao Blog


---



Thư mời viết bài Hội thảo khoa học quốc tế

06/02/2020


THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ:
“Hiện trạng và tiềm năng khai thác/nghiên cứu Kho tư liệu Nhật Bản cổ lưu trữ tại Thư viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam”

Kho tư liệu Nhật Bản cổ với hơn 11.000 đầu sách hiện được lưu trữ tại Thư viện KHXH, Viện Thông tin KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là một trong số những kho tư liệu quý hiếm vào loại bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á về Đông phương học.
Với mong muốn đưa Kho tư liệu Nhật Bản cổ vào đời sống, phục vụ hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Viện Thông tin KHXH tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Hiện trạng và tiềm năng khai thác/nghiên cứu Kho tư liệu Nhật Bản cổ lưu trữ tại Thư viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam”.
Hội thảo có mục tiêu giới thiệu hiện trạng và tiềm năng khai thác/nghiên cứu Kho tư liệu phục vụ đời sống; mở ra các cơ hội hợp tác trong hoạt động bảo tồn, trong hoạt động nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu, chia sẻ tri thức được phản ánh trong nội dung các đầu sách của Kho tư liệu Nhật Bản cổ.
1. Mục tiêu của Hội thảo:
- Thông tin tổng quan về hiện trạng bảo quản, khai thác Kho tư liệu.
- Trình bày kết quả khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu bước đầu về Kho tư liệu.
- Chia sẻ kinh nghiệm bảo quản, quản lý hiệu quả Kho tư liệu.
- Thảo luận các hướng nghiên cứu trên cơ sở khai thác nội dung Kho tư liệu.
2. Các chủ đề của Hội thảo:
Các bài viết gửi về Hội thảo là những bài viết liên quan đến Kho tư liệu Nhật Bản cổ hiện được lưu trữ tại Thư viện KHXH. Tuy không giới hạn về chủ đề, nhưng Viện Thông tin KHXH khuyến khích các bài viết tập trung vào:
- Chủ đề 1: Nghiệp vụ thư viện đối với kho tư liệu cổ.
- Chủ đề 2: Những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn qua một hoặc một số ấn phẩm trong Kho tư liệu Nhật Bản cổ.
3. Thời gian, địa điểm tổ chức Hội thảo:
- Thời gian dự kiến: Ngày 15 và 16 tháng 10 năm 2020.
- Địa điểm: Viện Thông tin KHXH, Tòa B, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
4. Thể lệ gửi bài Hội thảo:
- Bài viết được đánh máy, phông chữ Times New Roman, cách dòng 1.3, lề trái 3cm, các lề còn lại 2.5cm.
- Ngôn ngữ: Bài viết sử dụng tiếng Việt, tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.
- Dung lượng bài viết: Không quá 6.000 từ, không bao gồm Danh mục tài liệu tham khảo.
- Bài viết cần đảm bảo kết cấu:
+ Tiêu đề bài viết.
+ Giới thiệu về tác giả: họ tên, học hàm, học vị, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại, địa chỉ email.
+ Tóm tắt bài viết: Không quá 250 từ.
+ Từ khóa: Không quá 5 từ.
+ Nội dung bài viết.
+ Danh mục tài liệu tham khảo.
5. Các mốc thời gian quan trọng:
TT
Thời gian
Nội dung
1.
Từ 2/3/2020 đến hết 29/5/2020
(8h30-11h30 thứ 2-4-6 hàng tuần)
Thời gian tiếp cận, khảo sát Kho tư liệu Nhật Bản cổ miễn phí dành cho tất cả các chuyên gia, học giả, nhà khoa học có quan tâm, dự định viết bài tham dự Hội thảo.
2.
Ngày 30/6/2020
Thời hạn cuối cùng nhận bản sơ thảo (tiêu đề, tóm tắt, từ khóa của bài viết và giới thiệu về tác giả).
3.
Ngày 6/7/2020
Thời hạn Ban tổ chức Hội thảo gửi thông báo kết quả xét duyệt, chấp nhận bài viết.
4.
Từ 8/7/2020 đến hết 14/8/2020
(8h30-11h30 thứ 2-4-6 hàng tuần)
Thời gian tiếp cận, khảo sát Kho tư liệu Nhật Bản cổ miễn phí dành cho các tác giả có bài viết được Ban tổ chức Hội thảo chấp nhận.
5.
Ngày 28/8/2020
Thời hạn cuối cùng nhận bài viết toàn văn.

6. Địa chỉ email tiếp nhận thông tin đăng ký tiếp cận, khảo sát Kho tư liệu Nhật Bản cổ, gửi thông tin bài viết và các vấn đề liên quan: issi-ajbc@gmail.com.
7. Một số lưu ý:
- Ngôn ngữ sử dụng cho các bài viết, câu hỏi liên quan đến chủ đề Hội thảo có thể bằng tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh.
- Hình thức tiếp cận, khảo sát Kho tư liệu Nhật Bản cổ sẽ do Viện Thông tin KHXH quy định.
- Hoạt động nghiên cứu được lựa chọn tham dự Hội thảo sẽ được Viện Thông tin KHXH hỗ trợ tài chính (một phần).
Chúng tôi tin tưởng, với sự quan tâm, hợp tác, hỗ trợ của Quý vị, Hội thảo sẽ thành công tốt đẹp. Kính mong nhận được sự quan tâm, hợp tác và hỗ trợ của Quý vị.



https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/TinTucHoiNghiHoiThao/View_detail.aspx?ItemID=1168


..


---

BỔ SUNG


1.


  • Thư viện Khoa học xã hội do Viện Thông tin Khoa học xã hội quản lý là Thư viện Quốc gia về Khoa học xã hội.
  • Vốn tài liệu của thư viện hiện nay gồm: 347.828 cuốn sách; gần 900 tên tạp chí. 40.827 cuốn sách tiếng Pháp, tiếng Anh và một số tiếng thuộc ngữ hệ Latinh. 42.175 cuốn sách Trung Quốc cổ. 11.223 cuốn sách tiếng Nhật Bản cổ. 3.534 cuốn sách Hán Nôm. Hơn 160 tập thần tích, thần sắc của khoảng 9000 làng Việt. 1.225 văn bản là các hương ước được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, trong đó có 50 văn bản soạn vào thế kỉ XVIII-XIX. 9.427 tấm bản đồ và 122 tập Atlas về các nước Đông Dương, trong đó quý nhất là bản đồ Hà Nội năm 18311873; bản đồ Sài Gòn năm 1902. 58.003 ảnh về các di tích lịch sử, sinh hoạt văn hoá, kiến trúc, khảo cổ.. 25.750 phim nhựa tấm và phim kính, 3.107 tấm phim đèn chiếu và 5.776 microfilm. Hơn 400 bản sắc phong của triều Nguyễn và các triều đại phong kiến thời trước, bản cổ nhất vào thế kỷ XVI.
  • CSDL thư mục hiện có 1.245.247 biểu ghi; Tài nguyên số gần 4.000.000 trang tài liệu đã số hóa.

http://opac.issi.vass.gov.vn/*vie

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.