Formosa ở Vũng Áng thuộc Hà Tĩnh, thì đã nổi sóng "ăn cá hay ăn thép" từ nhiều năm trước. Đọc lại ở đây và ở đây, ở đây.
Đến bây giờ, tháng 10 năm 2019, thì điều tệ hại Vũng Áng đã hiện ra rõ mồn một ở ngay bên cạnh bản thân mỗi chúng ta. Vũng Áng đã ở ngay trước phòng khách, trước hiên nhà, à không, nó đã ở ngay trong phòng ngủ, và ngay bên trong ngôi nhà chúng ta rồi.
Bản thân Hà Nội, thủ đô của Đại Việt, cũng đang hóa thành Vũng Áng. Formosa không đâu xa lạ. Vặn vòi nước trong một chung cư loại cao cấp ở quận Thanh Xuân ra là thấy luôn Formosa. Thấy luôn "ăn cá hay ăn thép". Thêm một vế mới nữa là "uống nước hay uống dầu thải".
Sự lựa chọn giữa thép và cá, rồi giữa dầu thải và nước sạch. Vặn một cái vòi nước, lẽ ra là nước sạch, thì bây giờ ra cả nước thép, nước cá, nước dầu thải, mà người bán bảo đó chính là nước sạch "không có độc gì đâu".
Dân thủ đô ta, bây giờ, mở mắt ra lúc ban mai hay là khép mắt lại lúc ngủ, thì hà ra hít vào là bụi mịn báo động đỏ. Vặn vòi rửa mặt hay lấy nước pha trà, thì là nước dầu thải.
Bản thân Hà Nội, thủ đô của Đại Việt, cũng đang hóa thành Vũng Áng. Formosa không đâu xa lạ. Vặn vòi nước trong một chung cư loại cao cấp ở quận Thanh Xuân ra là thấy luôn Formosa. Thấy luôn "ăn cá hay ăn thép". Thêm một vế mới nữa là "uống nước hay uống dầu thải".
Sự lựa chọn giữa thép và cá, rồi giữa dầu thải và nước sạch. Vặn một cái vòi nước, lẽ ra là nước sạch, thì bây giờ ra cả nước thép, nước cá, nước dầu thải, mà người bán bảo đó chính là nước sạch "không có độc gì đâu".
Dân thủ đô ta, bây giờ, mở mắt ra lúc ban mai hay là khép mắt lại lúc ngủ, thì hà ra hít vào là bụi mịn báo động đỏ. Vặn vòi rửa mặt hay lấy nước pha trà, thì là nước dầu thải.
15 thg 10, 2019
Dầu thải, cá chết đầu nguồn nước sông Đà
•14 thg 10, 2019
https://www.youtube.com/watch?v=nFNRjVkc4Cw
---
THÔNG TIN CẬP NHẬT
19.
Trả lời cử tri quận Hoàn Kiếm chiều nay 15/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định "không có lợi ích nhóm", kể cả DN có phải vay 100% thì cũng không vấn đề gì. Đấy là bài toán của họ và họ phải chịu...
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung |
Chiều 15/11, tại buổi tiếp xúc cử tri phường Hoàn Kiếm trước kỳ họp HĐND Thành phố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trả lời các kiến nghị của cử tri xung quanh giá nước Sông Đuống gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Theo đó, đề cập đến vấn đề nước sinh hoạt, cử tri Trần Ngọc Toán (phường Tràng Tiền) cho biết thiếu ăn một bữa, một ngày nhịn được nhưng “thiếu nước 1 bữa không thể được”.
Ông cho rằng với tốc độ gia tăng chóng mặt của các tòa nhà cao tầng, dân số cũng tăng cơ học, đòi hỏi lượng nước đáp ứng cho nhu cầu của người dân ngày càng cao.
Tuy nhiên, theo cử tri Toán, điều người dân thất vọng là nhà máy nước Sông Đà đã hàng chục lần vỡ đường ống do chất lượng kém, nay lại bán nước nhiễm dầu gây tổn hại tới sức khỏe người dân.
“Bên cạnh đó nhà máy nước mặt Sông Đuống lại lợi dụng nhà máy nước Sông Đà “đổ bệnh” đề đề xuất tăng giá độc quyền bóp nghẹt người dân những vùng dùng đường nước này”, cử tri Toán nói.
Ông đề nghị thành phố cho biết công tác quản lý các nhà máy nước nói chung, nhà máy nước Sông Đà, Sông Đuống nói riêng bằng giải pháp, biện pháp nào?. “Ai chịu trách nhiệm cá nhân, cụ thể để đảm bảo không xảy ra sự cố, đảm bảo đúng tiêu chuẩn phục vụ đời sống người dân, tránh để người dân bàn tán vì lợi ích nhóm mà sống chết mặc bày, tiền thầy bỏ túi”, cử tri Toán bức xúc.
Trả lời nội dung này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định “không có nhóm lợi ích ở đây”.
Chủ tịch Thành phố Hà Nội cho biết "để huy động các nguồn lực tham gia xây dựng hệ thống cấp nước cho Thành phố, Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và TTCP đã thay đổi quyết định 37 không để các công ty nhà nước nắm giữ 51% thì các công ty tư nhân mới vào, không người ta không làm. Sau đó, HN kêu gọi xúc tiến đầu tư. Cho đến nay đã có 23 nhà đầu tư thực hiện 38 các dự án trên địa bàn".
Theo đó, đối với nhà máy nước mặt Sông Đuống, gồm 4 nhà đầu tư: Quỹ đầu tư Oman, Aqua (Cty này đã từng làm nhà máy nước to nhất miền Nam ở Long An), nhà máy nước số 2 (10%) của Thành phố và một nhà đơn vị nữa (5%).
“Thành phố chọn những đơn vị có năng lực. Không có nhóm lợi ích ở đây”, Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung khẳng định.
Ông cũng cho biết, vừa qua quỹ đầu tư Oman đã bán lại cho nhà đầu tư Thái Lan. Ông giải thích các quỹ đầu tư sau khi đầu tư mua bán là chuyện bình thường và “điều này chúng ta khuyến khích”. Nhưng ông cũng nhấn mạnh, rõ ràng “các nhà đầu tư rót quỹ phải lựa chọn môi trường như thế nào mới làm”.
“Đây là nhà máy hiện đại nhất Việt Nam và hiện đại nhất Đông Nam Á. Ngay cả các chuyên gia Đức, Hà Lan sang khi khánh thành nhà máy này cũng nói “các ông đang sở hữu nhà máy hiện đại hơn cả các nhà máy chúng tôi”. Bởi vì tất cả các thiết bị đều mới”, ông Chung thông tin.
Ông Chung cho biết thêm hiện trên toàn thành phố đã có 11/12 nhà máy có thiết bị cảm biến để đo chất lượng nước đầu vào và chất lượng nước đầu ra thường xuyên. Riêng nhà máy nước Sông Đà (do nằm trên Hòa Bình) sau sự cố đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai Sở Xây dựng, UBND hai tỉnh thành phố. Theo đó, Hà Nội đã yêu cầu công ty lắp hệ thống cảm biến… họ cam kết 3 tháng nữa sẽ lắp xong. Song song với đó, hàng ngày, hàng tuần các cơ quan chức năng (Sở Y tế, nhà máy) vẫn lấy mẫu nước xét nghiệm theo đúng quy trình.
Chia sẻ với báo chí sau buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định giá nước mới là tạm tính để nhà đầu tư lập dự án đầu tư.
Trả lời câu hỏi, vậy nếu sau này khi hoàn tất các thủ tục đầu tư, Thành phố sẽ bù giá nước? Ông Chung khẳng định “Thành phố chưa mất một đồng nào bù giá. Chắc chắn không bao giờ bù giá”.
Theo ông, một trong những quy định của đầu tư, là chủ đầu tư phải quyết toán, kiểm toán xong mới đưa ra giá thành sản phẩm. Khi đó giá mới chính thức.
Trước thông tin doanh nghiệp vay vốn tới 80% tổng mức đầu tư khiến giá thành nước đội lên, ông Chung khẳng định “100% tất cả các dự án trên thế giới đều phải đi vay. Kể cả họ có phải vay 100% thì cũng không vấn đề gì. Đấy là bài toán của họ và họ phải chịu, chẳng may bị thiên tai địch họa thì phải chịu”.
18.
25/10/2019 08:00 GMT+7
Sau nửa tháng xảy ra sự cố nước sạch nhiễm dầu thải, hôm nay Viwasupco gửi đến người dân bị ảnh hưởng trực tiếp lời xin lỗi và mong được lượng thứ.
Liên quan đến sự cố tràn dầu thải vào nguồn nước sản xuất của nhà máy nước sông Đà, công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) hôm nay cho biết đã hoàn tất khắc phục sự cố để đủ điều kiện cung cấp nước sạch trở lại cho khách hàng.
Đồng thời, công ty đã xác định được nguyên nhân, bản chất vụ việc, trên cơ sở đó đánh giá thiếu sót và nhìn nhận trách nhiệm của mình.
Viwasupco thừa nhận sự hoang mang của người dân mới là tổn thất lớn nhất |
Theo Viwasupco, về chất lượng nước, căn cứ trên các mẫu xét nghiệm nước các ngày 14, 16, 18/10 do Viện sức khỏe nghề nghiệp & môi trường và các mẫu xét nghiệm nội kiểm ngày 16/10 của Quatest, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thuộc Sở Y tế Hà Nội đã công bố rằng nguồn nước sông Đà đảm bảo các tiêu chí theo quy chuẩn chất lượng QCVN01:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành, an toàn để người dân sử dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn uống.
Sau khi đánh giá đúng mức sự cố, công ty đã huy động công nhân, nhân công thuê ngoài và thuê Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS) tổ chức vớt váng, sử dụng phao, gói hút dầu chuyên dụng để hút dầu trên khu vực đầu nguồn, đổ than hoạt tính trên hơn 3km kênh dẫn vào hồ chứa, nạo vét toàn bộ lớp đất đá dính dầu và bùn ao trên toàn bộ khu vực nhiễm dầu, kể cả bùn ao của các hộ dân lân cận.
Ngoài ra, công ty đã súc xả toàn bộ tuyến ống truyền tải, bể chứa trung gian, bể chứa tại trạm điều tiết, tiến hành thay mới toàn bộ cát lọc tại vị trí các bể lọc và phối hợp với các đơn vị phân phối nước để thực hiện súc xả tuyến ống và bể chứa của khách hàng.
Về việc xác định nguyên nhân, thông tin từ các cơ quan chức năng đến thời điểm này cho thấy sự cố bắt nguồn từ hành vi đổ một lượng lớn dầu thải vào nguồn nước trong khi công ty chưa có kịch bản ứng phó phù hợp với tình huống khẩn cấp, do con người cố tình gây ra, dẫn đến lúng túng trong xử lý ban đầu, gây ra những đảo lộn trong sinh hoạt bình thường của người dân.
“Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà chúng tôi mong muốn thông qua các cơ quan thông tin báo chí gửi đến người dân, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố, lời xin lỗi và cầu mong được lượng thứ”, Viwasupco bày tỏ.
Viwasupco cho hay, là một doanh nghiệp, công ty ý thức rằng sự lo lắng của khách hàng và sự hoang mang của người dân mới là tổn thất lớn nhất.
“Chúng tôi xin được cung cấp nước miễn phí trong kỳ xảy ra sự cố (tương đương 1 tháng tiền nước)”, cách đền bù của Viwasupco.
Viwasupco cam kết sẽ có các phương án ứng phó cho tất cả tình huống khẩn cấp, căn cứ trên các phương án đó lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị và tuyển dụng đào tạo nhân sự, để bảo đảm cung cấp nước ổn định cho người dân, với chất lượng nước đáp ứng quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành.
Nhà máy nước sạch sông Đà được cấp phép như thế nào?
Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên Môi trường) lần đầu lên tiếng về quy trình pháp lý của nhà ...
Hương Quỳnh
17.Face Book
Nhà máy nước sạch sông Đà được cấp phép như thế nào?
25/10/2019 06:01 GMT+7
Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên Môi trường) lần đầu lên tiếng về quy trình pháp lý của nhà máy nước sạch sông Đà.
Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết, để được kinh doanh nước sạch, chủ đầu tư phải đầu tư công trình khai thác nguồn nước từ sông, suối hay các giếng khoan. Sau đó phải xử lý để bảo đảm chất lượng nước sạch theo quy chuẩn về nước cho ăn, uống, sinh hoạt của Bộ Y tế rồi mới được đưa vào hệ thống phân phối, cấp nước đến từng hộ dân.
Nhà máy nước sạch sông Đà. Ảnh: TPO |
Các đơn vị khai thác, sản xuất, cung cấp nước sạch phải có trách nhiệm bảo đảm chất lượng nước cung cấp đến từng hộ dân, đồng thời phải bảo đảm việc cung cấp nước ổn định.
Trả lời câu hỏi, nhà máy nước sạch Sông Đà được Bộ TN-MT cấp phép khai thác nước mặt phải thực hiện những biện pháp gì để đảm bảo an toàn nguồn nước cấp sinh hoạt..., ông Vĩnh cho hay:
“Giấy phép quy định công ty phải thực hiện bảo đảm cung cấp nước ổn định, an toàn; xử lý nước bảo đảm chất lượng nước theo quy chuẩn; thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước tại khu vực lấy nước trên sông Đà, kênh dẫn nước sông và trạm bơm nước trong kênh, hồ Đầm Bài và trạm bơm nước hồ Đầm Bài.
Thường xuyên quan trắc, theo dõi chất lượng nguồn nước sông Đà và hồ Đầm Bài; thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ảnh hưởng xấu tới nguồn nước và môi trường; trường hợp xảy ra sự cố công trình thì phải dừng ngay việc khai thác và báo cáo kịp thời đến các cơ quan chức năng ở trung ương, địa phương để có biện pháp xử lý...”.
Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh (đứng). Ảnh: Báo TN-MT |
Ông Vĩnh cho biết, sau sự cố, Bộ TN-MT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với Sở TN-MT Hòa Bình và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc kiểm tra, xác minh, thực hiện các biện pháp nhằm nhanh chóng khắc phục sự cố, bảo đảm việc cấp nước an toàn cho người dân.
UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo công ty CP đầu tư nước sạch sông Đà phải thực hiện ngay một số biện pháp trước mắt, lâu dài để khắc phục sự cố, bảo vệ nguồn nước mặt cung cấp cho nhà máy nước sông Đà.
Theo đó, trước mắt xử lý triệt để ô nhiễm nguồn nước, đất, bùn, cỏ cây nhiễm dầu thải; phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế quản lý, khai thác, vận hành hồ chứa đối với hồ Đầm Bài; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng xác định thử phạm đổ đầu thải gây ô nhiễm nguồn nước...
Dầu thải đầu độc nước sạch sông Đà |
Về lâu dài phải tăng cường phương án bảo vệ nghiêm ngặt nguồn nước, đảm bảo ổn định chất lượng nước phục vụ hoạt động của nhà máy; tiếp tục duy trì, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước và chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình hồ Đầm Bài theo quy định; thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó và khắc phục các sự cố ảnh hưởng tới nguồn nước; có giải pháp đầu tư tuyến ống kín dẫn nước thô từ sông Đà về nhà máy để xử lý, sản xuất đảm bảo an toàn cấp nước... Trường hợp nước thô đầu vào có dấu hiệu bị ô nhiễm, phải ngừng ngay hoạt động sản xuất và báo cáo kịp thời đến các cơ quan chức năng.
Ông Vĩnh cũng cho biết, sự cố tại nhà máy nước sạch sông Đà là bài học để cảnh tỉnh về vấn đề bảo đảm an ninh trong việc cấp nước sinh hoạt cho người dân, nhất là tại các thành phố lớn.
“Cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm về bảo vệ chất lượng nguồn nước từ khâu khai thác đến việc bảo đảm xử lý nước thô thành nước sạch và khâu phân phối qua hệ thống đường ống đến từng hộ dân; nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng người dân, đặc biệt là các đơn vị cung cấp nước sạch trong việc bảo vệ nguồn nước; theo dõi thường xuyên, quan trắc giám sát, chất lượng nguồn nước để kịp thời phát hiện những bất thường về chất lượng nước, cảnh báo và có các biện pháp cần thiết để ứng phó sự cố kịp thời.
Đồng thời cần phải rà soát lại toàn bộ pháp luật liên quan đến cấp nước sinh hoạt cho người dân để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn tuyệt đối, bảo đảm an ninh trong việc cấp nước sinh hoạt.
Ông Vĩnh cho biết thêm, hiện nay, việc sản xuất, phân phối, tiêu thụ nước sạch được thực hiện theo quy định của nghị định về sản xuất, cung cấp nước sạch do Bộ Xây dựng và UBND các cấp chỉ đạo.
Việc quản lý, giám sát chất lượng nước sạch sau quá trình sản xuất và cấp nước đến các hộ dân được thực hiện theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của Bộ Y tế. Còn việc quản lý việc khai thác nước, bảo vệ nguồn nước nói chung được thực hiện theo quy định của luật Tài nguyên nước, luật Bảo vệ môi trường.
“Luật Tài nguyên nước còn có quy định riêng đối với việc bảo vệ chất lượng nguồn nước phục vụ sản xuất nước cho sinh hoạt. Đơn vị khai thác nước phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, thường xuyên theo dõi, quan trắc chất lượng nguồn nước, bảo đảm chất lượng nước do mình khai thác... đồng thời cũng quy định UBND tỉnh, huyện, xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn”, Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước nói.
Sự cố nước sạch sông Đà và AB Mauri Đồng Nai: 1 câu chuyện, 2 số phận
Một câu chuyện ở đây là cùng một sự cố môi trường. Còn 2 số phận, đó là cách hành xử của xã hội.
Thái Bình
16.
"
Thử phân tích ý nghĩa của phát ngôn này của bộ trưởng tài môi An Nam xem sao. Phát ngôn này được đưa ra vào thời điểm này trước công luận, tại xứ “thiên đường” có thể được diễn giải như sau:
1. Đến tôi, là bộ trưởng, sống và làm việc ở nơi mà lẽ ra nước phải hoàn toàn sạch, thế mà còn phải ăn nước bẩn 3 ngày tức là nước bẩn đã tràn về khắp nơi, ai cũng phải chịu, không riêng gì quý vị.
2. Đến tôi, là bộ trưởng, mà còn phải ăn nước bẩn 3 ngày thì dân đen các vị ăn nước bẩn cũng là bình thường thôi.
3. Đến tôi, là bộ trưởng mà còn phải ăn nước bẩn 3 ngày, tức là tôi cũng chịu khổ cùng quý vị và rất đồng cảm với quý vị. Vậy nên quý vị cũng hãy thông cảm cho chúng tôi.
4. Đến tôi, là bộ trưởng mà còn phải ăn nước bẩn 3 ngày tức là tôi đã không có sự lựa chọn nào khác, phải làm điều không thể tránh khỏi, cũng như quý vị vậy.
5. Đến tôi, là bộ trưởng mà còn phải ăn nước bẩn 3 ngày, coi như tôi cũng đã gánh chịu phần nào trách nhiệm trong sự cố lần này.
6. Đến tôi, là bộ trưởng mà còn phải ăn nước bẩn 3 ngày nhưng tôi vẫn ở đây mà nói ra những lời này tức là tôi đã vượt qua được khó khăn, và các vị cũng nên như vậy.
Và dân An Nam có thể sẽ ngậm ngùi đồng cảm với bộ trưởng, sẽ tiếp tục lầm lũi vác xô đi “xin” nước sạch – thứ mà lẽ ra mình phải được hưởng theo hợp đồng, sẽ mong các cấp các ban các ngành rút kinh nghiệm sâu sắc triệt để, mong tình trạng này sẽ không bao giờ tái diễn nữa, mong dù cho có tái diễn thì nó cũng... chừa mình ra. Nhưng ở xứ tư bản “giãy chết” nơi con người ý thức được quyền lợi của mình, nơi con người suy nghĩ và hành động bằng lý trí, người ta sẽ nói gì với ông bộ trưởng?
1. Việc ông bộ trưởng ăn nước bẩn hay nước sạch và ăn mấy ngày hoàn toàn là việc riêng của ông, không phải việc người dân muốn nghe.
2. Phát ngôn của ông bộ trưởng là một dữ kiện không hề liên quan và không đóng góp bất kỳ một tác động tích cực nào đến việc người dân đòi nước sạch và công lý. Cái người dân chờ ở ông là những phát ngôn thể hiện sự tiến triển trong quá trình điều tra và xử lý sự việc, thứ nằm trong phạm vi công việc và trách nhiệm của ông.
3. Ông bộ trưởng phải công bố rõ nguyên nhân nhiều lớp của sự việc và trách nhiệm của các bên liên quan (Người đổ trộm dầu thải, nhà máy nước sông Đà và bộ tài môi).
4. Ông bộ trưởng và bộ tư pháp phải đảm bảo pháp luật có hình thức xử phạt thích đáng, đảm bảo những người có tội phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân và chịu hình phạt theo quy định.
5. Ông bộ trưởng phải đưa ra giải pháp triệt để để đảm bảo sự việc không còn tái diễn trong tương lai.
6. Nếu không đối ứng kịp thời được với sự phát sinh của sự việc và kiểm soát được sự tái diễn của sự việc, ông bộ trưởng phải từ chức.
Và chắc chắn sẽ có kiện tụng liên hoàn, sẽ có biểu tình đòi công lý cho đến khi sự việc được giải quyết triệt để. Tư bản là thế đó.
24/10/2019
"
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10215166697903741&set=a.10205189210952803&type=3&theater
15.
Thứ ba, 22/10/2019, 19:38 (GMT+7)
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 22/10 về sự cố nước sạch ở Hà Nội, ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường nói "đây là vi phạm nghiêm trọng, những người đổ dầu thải và cung cấp nước bẩn đều phải bị xử lý và chúng ta có đầy đủ quy định pháp luật để làm việc này".
Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Võ Hải
|
Ông cũng cho rằng sự cố lần này phản ánh công tác kiểm soát an ninh nguồn nước có vấn đề lớn; việc công ty nước sạch thiếu các giải pháp kịp thời thể hiện sự "vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết". "Thái độ bức xúc của người dân cũng là thái độ của tôi, vì tôi cũng phải ăn nước nhiễm bẩn đó mất 3 ngày", ông Hà chia sẻ.
Ông nói thêm, về quan hệ dân sự, trường hợp một doanh nghiệp sản xuất nước sạch nếu biết nước ô nhiễm vẫn cung cấp thì người sử dụng nước - bên mua ký hợp đồng có thể xem xét khởi kiện. "Bán thuốc giả phải đi tù, cung cấp nước bẩn cũng có thể như vậy", ông nói.
Theo Bộ trưởng, sự cố nước bẩn ở Hà Nội cũng thể hiện việc quản lý Nhà nước còn thiếu chủ động ban hành cơ chế, chính sách, quy phạm pháp luật liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước và thiếu cơ chế giám sát thực thi chính sách, pháp luật của doanh nghiệp sản xuất nước sạch.
Chuyển từ Nhà nước đảm bảo nguồn nước sạch sang tư nhân có những mặt tích cực, đồng thời đặt ra vấn đề phối hợp giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp tư nhân trong bảo vệ an toàn nguồn nước. "Khi xảy ra việc thì quy trách nhiệm cho ai?", ông Hà nêu. Theo ông, nếu chúng ta để tình trạng quản lý lỏng lẻo và nhà cung cấp nước kém ý thức thì không loại trừ kịch bản xấu hơn sẽ xảy ra.
Ông Tạ Văn Hạ - Thường trực UB Văn hoá Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng băn khoăn: "Dầu thải có những chất gì ảnh hưởng sức khoẻ? Cơ quan chức năng chưa công bố rõ ràng".
Nhận định nước sạch là lĩnh vực an sinh xã hội, ông Hoàng Văn Hùng, Phó đoàn đại biểu Thái Nguyên đề xuất: "Nhà nước cần có phương án dự phòng, tránh để dân khổ như vừa qua".
Hiện tượng nước sạch sông Đà có mùi hắc như dầu cháy xuất hiện từ ngày 10/10 ở nhiều quận như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm...
Ngày 11/10, Đoàn kiểm tra liên ngành đã lấy mẫu, xét nghiệm, dự kiến có kết quả sau bảy ngày.
Ngày 14/10, Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội về việc xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình). Sau đó, dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà. Sự việc được một số cán bộ công ty phát hiện sáng 9/10, nhưng không báo cáo cơ quan chức năng; không ngăn chặn ô nhiễm.
Ngày 15/10, gần một tuần sau tình trạng trên, Hà Nội họp báo cho biết nước bị nhiễm độc và đưa ra khuyến cáo "chỉ nên dùng để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống". Nước sạch bị ô nhiễm gây ảnh hưởng cuộc sống của hơn 250.000 hộ, tương đương 18% số hộ dân Hà Nội.
Ngày 17/10, công an huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235, Bộ luật hình sự 2015.
14.
Thứ ba, 22/10/2019, 15:14 (GMT+7)
Chiều 22/10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà, ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành uỷ Hà Nội thừa nhận thành phố đã phản ứng chậm. "Việc này Thủ tướng đã nêu, thành phố và các sở, ngành rút kinh nghiệm", ông Hải nói.
Theo Bí thư Hà Nội, sự chậm trễ nêu trên là bởi phân công xử lý thông tin giữa các đơn vị chức năng "có lỗ hổng"; hơn nữa, vì chưa có quy trình ứng phó cụ thể nên khi xảy ra sự cố thì các đơn vị bị rối và "không biết con số nào đáng tin".
"Thời gian tới, Hà Nội sẽ xây dựng quy trình quản lý, giám sát nguồn nước chặt chẽ để buộc các công ty cung cấp nước sạch phải thực hiện", Bí thư Thành uỷ cam kết.
Ông cũng khẳng định, với những dịch vụ thiết yếu của người dân như nước sạch, nếu công ty không đảm bảo chất lượng và không xử lý sự cố kịp thời thì thành phố có quyền cắt hợp đồng, không cho cung cấp nước. "Chính quyền sẽ thay thế đơn vị cung cấp nước khác để buộc các công ty phải thực hiện đúng quy định, chứ không thể thích làm gì thì làm", ông nói.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải trả lời báo chí chiều 22/10. Ảnh: Ngọc Thắng
|
Với việc nước sạch sông Đà cung cấp đến người dân bị nhiễm bẩn, lãnh đạo thành phố nêu rõ doanh nghiệp liên quan là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố; nhà chức trách sẽ làm rõ trách nhiệm này.
Đồng thời, theo ông Hải, hệ thống quan trắc nước sạch ở Hà Nội đang rất thiếu. Ông phân tích, diện tích lấy nước mặt rộng lớn nên nếu huy động lực lượng bảo vệ nguồn nước thì vẫn có thể xảy ra mất an ninh, an toàn; vì vậy phải có hệ thống quan trắc, phát hiện ô nhiễm ở nhiều công đoạn, từ nguồn nước đến nhà máy xử lý và khi phân phối cho người dân.
"Không thể để tình trạng toàn bộ hệ thống quan trắc không phát hiện ra ô nhiễm, đến lúc phát hiện thì lại xử lý lúng túng, như trường hợp vị lãnh đạo công ty nước sạch sông Đà nói là phát hiện đổ dầu thài đầu nguồn rồi nhưng không biết nên dừng cấp nước hay không", Bí thư Hà Nội nói.
Ông Hải nhấn mạnh thành phố sẽ xây dựng quy trình quan trắc nguồn nước theo các bước cụ thể, yêu cầu đơn vị cung cấp nước sạch phải thực hiện, có trách nhiệm giải trình với cơ quan quản lý nhà nước. "Các công ty tham gia cấp nước sạch sẽ phải đầu tư công nghệ, thoả mãn điều kiện về quy trình mà thành phố yêu cầu", Bí thư Hà Nội nêu rõ.
Ông Trần Đăng Ninh - Phó bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình cũng cho rằng, đơn vị sản xuất nước sạch phải chịu trách nhiệm nếu cung cấp nước máy không đảm bảo chất lượng đến các hộ dân.
Lãnh đạo tỉnh Hoà Bình cho hay đã gặp ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (đóng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình) để trao đổi về vấn đề "công ty nói các thông số đảm bảo, nhưng người dân phản ảnh nước có mùi khét".
"Khi tôi đến ngoài cổng nhà máy đã thấy mùi khét rồi", ông Ninh nói thêm và cho rằng sự cố ô nhiễm nước sông Đà là nghiêm trọng, cần được xử lý nghiêm.
Ông Trần Đăng Ninh, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
|
Về giải pháp bảo vệ nguồn nước, ông Ninh nói tỉnh đang đề nghị nhà máy nước sạch phải lấy nước mặt sông Đà và xây dựng đường ống dẫn nước kín, thay vì phải trung chuyển qua hồ Đầm Bài như hiện nay.
"Khu vực hồ Đầm Bài rất lớn, khoảng 16 km2. Nếu lắp camera, bố trí công an bảo vệ cũng không đủ người", ông Ninh cho hay. Theo ông, để kiểm soát tốt nguồn nước đầu vào, nhà máy phải bơm nước từ sông Đà lên và dẫn vào bể chứa, sau đó mới đưa vào sản xuất rồi chuyển về Hà Nội.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng - Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh thì cho rằng, sự cố ô nhiễm nước sạch sông Đà cho thấy hệ thống pháp luật còn sơ hở, có lỗ hổng trong quy định về đảm bảo an ninh nguồn nước.
"Đang có nghịch lý là người dân trả tiền mua nước sạch nhưng lại dùng nước chưa đảm bảo theo các tiêu chí và điều kiện nước sạch", Thiếu tướng Hồng nói.
Theo ông, an ninh nguồn nước liên quan trực tiếp đến cuộc sống người dân, cần phải đặt tương đương với an ninh năng lượng, lương thực, quy định chế tài chặt chẽ để xử nghiêm hành vi phá hoại nguồn nước.
Hiện tượng nước sạch sông Đà có mùi hắc như dầu cháy xuất hiện từ ngày 10/10 ở nhiều quận như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm...
Ngày 11/10, Đoàn kiểm tra liên ngành đã lấy mẫu, xét nghiệm, dự kiến có kết quả sau bảy ngày.
Ngày 14/10, Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội về việc xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình). Sau đó, dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà. Sự việc được một số cán bộ công ty phát hiện sáng 9/10, nhưng không báo cáo cơ quan chức năng; không ngăn chặn ô nhiễm.
Ngày 15/10, gần một tuần sau tình trạng trên, Hà Nội họp báo cho biết nước bị nhiễm độc và đưa ra khuyến cáo "chỉ nên dùng để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống". Nước sạch bị ô nhiễm gây ảnh hưởng cuộc sống của hơn 250.000 hộ, tương đương 18% số hộ dân Hà Nội.
Ngày 17/10, công an huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235, Bộ luật hình sự 2015.
https://vnexpress.net/thoi-su/ha-noi-se-cat-hop-dong-voi-nhung-cong-ty-cung-cap-nuoc-nhiem-ban-4000533.html
13.
Thứ 7, 07:53, 19/10/2019
VOV.VN - Mục đích việc đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà là gì, cần điều tra làm rõ, đúng người đúng tội. Quan trọng nhất là tìm ra kẻ “lạ mặt” nấp sau vụ án.
Chiều 18/10, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh (PC02) thụ lý, điều tra vụ xả trộm chất thải vào nguồn nước cấp cho nhà máy nước sạch sông Đà.
Nguồn nước ô nhiễm dầu thải từ khe núi huyện Kỳ Sơn chảy về kênh dẫn nước của nhà máy sông Đà. Ảnh: Bá Đô. |
Công an tỉnh đã huy động cán bộ trinh sát của các đơn vị nghiệp vụ PC02, PC05, PA04, PA06 phối hợp với Công an huyện Kỳ Sơn triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ để truy xét làm rõ phương tiện, đối tượng xả chất thải nguy hại gây hậu quả nghiêm trọng.
Đường đi lòng vòng của “dầu bẩn”
Ngày 17/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám để điều tra; tạm giữ xe ô tô 4 chỗ ngồi biển kiểm soát 89A-13766. Đồng thời, tiếp tục xác minh truy bắt đối tượng Lý Đình Vũ và thu giữ các phương tiện, vật chứng có liên quan đến vụ án.
Hai đối tượng Thám và Đại (từ trái sang phải) tại cơ quan công an. |
Cùng với việc xác minh làm rõ các đối tượng có hành vi xả chất thải, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đang phối hợp các đơn vị chức năng Bộ Công an xác định trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan việc xử lý nguồn nước ô nhiễm cung cấp cho TP Hà Nội. Tập trung xác minh truy bắt đối tượng Lý Đình Vũ và các đối tượng liên quan; thu giữ xe ô tô tải biển kiểm soát 99C- 087. 83; tổ chức truy xét nguồn chất thải.
Tại cơ quan công an, hai đối tượng bị bắt giữ liên quan tới việc đổ trộm dầu thải ở Hòa Bình, khiến hàng triệu dân Thủ đô khốn khổ khai được thuê từ Bắc Ninh lên Phú Thọ lấy dầu thải, rồi về cất tại Hưng Yên, sau đó mới lên Hòa Bình để đổ trộm.
Hai chiếc ô tô dùng để chở dầu thải là tang vật của vụ án đã bị công an tỉnh Hòa Bình tạm giữ để phục vụ điều tra. |
Qua điều tra, truy xét, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình xác định được hai xe ô tô nghi vấn liên quan việc xả chất thải gồm ô tô tải biển kiểm soát 99C-087. 83 thuộc Công ty TNHH TM và vận tải du lịch Minh Phương, có địa chỉ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty được thu gom chất thải không nguy hại; xe ô tô 4 chỗ ngồi biển kiểm soát 89A-137. 66, chủ phương tiện là Nguyễn Văn Quyền, có địa chỉ tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Cảnh sát cũng xác định được 3 đối tượng nghi vấn tổ chức thực hiện hành vi xả chất thải gây ô nhiễm môi trường nêu trên, gồm: Lý Đình Vũ, sinh năm 1982 và Nguyễn Chương Đại, sinh năm 1994, cả hai cùng trú xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Hoàng Văn Thám, sinh năm 1986, trú xã Chi Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Bên trong cơ sở tái chế, nơi phát hiện chiếc xe tải đã đổ trộm chất thải gây ô nhiễm nước sạch Sông Đà. Ảnh GT. |
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã triệu tập Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám để đấu tranh. Quá trình đấu tranh, bước đầu 2 đối tượng khai nhận: Ngày 6/10, Chương và Thám được Lý Đình Vũ thuê lái xe ô tô tải biển kiểm soát 99C-08783 đi từ tỉnh Bắc Ninh đến Công ty gạch, gốm sứ Thanh Hà, có địa chỉ tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ lấy chất thải (bơm vào 10 thùng chứa khoảng 10m3 – khoảng 10.000 lít), sau đó di chuyển về Công ty TNHH Cơ khí cao su K90, địa chỉ tại xã Chí Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên gửi xe.
Đến ngày 8/10, cả 3 đối tượng trên sử dụng 2 xe ô tô nêu trên chở chất thải lên địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình tiến hành xả chất thải, sau đó bỏ trốn.
Dầu thải đang được thu mua khắp nơi với giá khoảng 5.000 đồng/kg nhưng tài xế lại đem đi đổ trộm, để dầu thải tràn vào nguồn nước sông Đà? |
Như vậy, có kẻ cố tình đổ trộm dầu thải vào nguồn nước để đạt mục đích của ai đó (một nhóm nào đó) là có thật. Cơ quan CSĐT cần tập trung làm rõ và chờ kết luận của cơ quan chức năng. Mắt xích nằm ở đối tượng Lý Đình Vũ đang bỏ trốn.
Điểm bất thường của vụ đổ dầu thải
Từ khi sự việc xảy ra, người dân khu vực xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình cho biết, nhiều người có phát hiện một xe tải 2,5 tấn bơm dầu thải đổ trộm vào khe núi.
Thời điểm tài xế đổ trộm dầu thải vào khe núi Phúc Tiến xuất hiện trời mưa to nên dầu từ khe núi chảy xuống suối rồi chảy vào kênh dẫn nước nhà máy. Đến ngày 9/10, công nhân nhà máy phát hiện dầu loang và thuê công nhân vớt dầu từ xe tải đổ trộm.
Mục đích việc đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà là gì, cần điều tra làm rõ, đúng người đúng tội. Quan trọng nhất là tìm ra kẻ “lạ mặt” nấp sau vụ án. |
Đây chính là tình tiết được cho là điểm bất thường của vụ việc khi dầu thải từ trước đến nay được cánh tài xế bán ra ngoài với giá khá cao.
“Từ thủa cha sinh mẹ đẻ tới nay, tôi chưa thấy ai đổ trộm dầu thải cả. Dầu thải gara sửa chữa ô tô của tôi hiện tại vẫn bán cho những người thu gom với giá khoảng 4.500 đồng/lít. Được biết dầu sau đó được tái chế, sẽ cho một phần nhỏ xăng, một phần nhỏ dầu (bán cho nông dân chạy công nông, máy phay), phần còn lại là chất thải dùng làm nhựa đường…”, anh Thời, chủ gara xe trên đường Trần Khát Chân (Hà Nội) cho biết.
Một người thu mua dầu nhớt thải ở huyện Lương Sơn - Hòa Bình cho biết, giá dầu thải cao hay thấp tùy thuộc vào đó là dầu thải từ nhà máy hay từ hoạt động của các loại xe ôtô. Tuy nhiên, giá giữa 2 loại cũng chỉ chênh nhau vài trăm đồng/kg.
“Nhu cầu ở Lương Sơn rất cao vì có nhiều mỏ đá, người ta mua về để vận hành máy nghiền đá. Giá dầu thải hiện nay thường được mua với giá dao động trong khoảng 4.500 - 5.000 đồng/kg. Nếu người nào có nhu cầu muốn bán với số lượng nhiều thì chúng tôi vẫn mua với giá đó và đến tận nhà chở về", người này cho biết.
Viwasupco cần phải có lời xin lỗi và có trách nhiệm với hàng triệu người dân Thủ đô trong vụ nước bẩn nhiễm dầu này. |
Chính vì thế, ngay khi có thông tin có người đổ trộm dầu thải, nhiều người bày tỏ sự khó hiểu tại sao lại có người đổ trộm hàng nghìn lít dầu thải ra ngoài môi trường mà không đem bán.
"Xe 2,5 tấn có thể chứa được tới hơn 2.000 lít dầu, bán đi cũng được khoảng 10 triệu đồng. Tài xế không thể không biết điều này mà lại đem đi đổ trộm, nhất là khi việc thu mua dầu thải hiện nay diễn ra phổ biến, ở bất kỳ cung đường quốc lộ nào cũng có thể tìm thấy địa chủ thu mua. Nay nghe các đối tượng khai nhận là 10m3, tức là 10.000 lít, rất nhiều tiền và thu gom lâu mới được. Họ gom và đổ có mục đích gì cần phải làm rõ...", anh Thời đặt câu hỏi.
Đến đây, có thể có bàn tay bên thứ ba đứng ra thuê 3 nghi phạm mới bị bắt kia đổ trộm dầu thải vào nguồn nước. Nhưng với mục đích gì thì cần phải điều tra làm rõ, đúng người đúng tội. Quan trọng nhất là tìm ra kẻ lạ mặt nấp sau vụ án này.
Hình ảnh và vẻ mặt ông Nguyễn Ðăng Khoa, PGÐ Công ty CP Ðầu tư nước sạch sông Ðà ngồi trả lời báo chí chiều 17/10. |
Mặt khác, đơn vị kinh doanh nước sạch Viwasupco tuy có thể là nạn nhân nhưng cũng không vô tội. Viwasupco phải có trách nhiệm tuyệt đối, đến cùng với sản phẩm làm ra bán cho dân.
Biết sản phẩm làm ra là độc hại mà không kịp thời phát hiện sớm, không khắc phục sửa chữa kịp thời, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội... thì hoàn toàn có thể chịu trách nhiệm hình sự.
Bộ Công an và Công an tỉnh Hòa Bình cần điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm trách nhiệm những kẻ cố ý làm trái ở công ty nước sạch sông Đà, khiến hàng triệu dân Thủ đô khốn khổ, lo lắng cả chục ngày qua./.
Nước sinh hoạt bốc mùi: Sao biết “nước sạch” đã bẩn mà nỡ bán cho dân?
VOV.VN -Trong sự cố nước bốc mùi, không chỉ là lời xin lỗi, mà cần phải có sự kiểm tra, xử lý quyết liệt. Không thể mang sức khỏe ra để làm trò đùa với “may rủi”
Nước sạch bốc mùi: Lượng Clo tồn dư nguy hiểm cho sức khỏe ra sao?
VOV.VN -Một số người dân đang sống tại chung ở Hà Nội hiện đang vô cùng lo lắng cho sức khỏe khi nước máy nhà họ bốc mùi clo nồng nặc, khó chịu.
Nước sạch có mùi lạ, Hà Nội “không vội”, dân lo lắng, bất an
VOV.VN -Sau cuộc kiểm tra chóng vánh của liên ngành xây dựng - y tế TP Hà Nội chiều ngày 12/10, nguyên nhân sự cố nước sạch bốc “mùi lạ” vẫn chưa được làm rõ.
Phi Long/VOV.VN
12.
Sốc: Dầu bẩn đổ vào nước sạch sông Đà được dùng để... bẫy chuột!
Nước sạch Sông Đà nhiễm dầu (ảnh nhỏ) từ nguồn thải của Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà.
Đi tìm nguồn gốc chất dầu thải đổ vào nguồn nước sông Đà gây ô nhiễm, phóng viên báo Lao Động phát hiện ra: Chất thải đó từng được người dân trong vùng dùng để ...bẫy chuột. Sáng ngày 19.10, ông Nguyễn Đức Truyền - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà (thị xã Phú Thọ, Phú Thọ) đã xác nhận thông tin nguồn dầu thải trong vụ việc là của công ty mình.
11.
20/10/2019 19:17 GMT+
TTO - Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Lý Đình Vũ (quê ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) - nghi can thứ 3 trong vụ đổ dầu thải vào nguồn nước nhà máy sông Đà - đã được thuê với giá 7 triệu đồng…
Nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho biết sau khi đầu thú tại Công an tỉnh Bắc Ninh lúc 11h trưa nay 20-10, Vũ khai có quen biết từ trước với một phụ nữ tên Trang ở công ty gạch tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Trang nói có dầu cặn thải và thuê Vũ đi đổ hộ với giá là 7 triệu đồng.
Ngày 6-10, Vũ gọi Đại và Thám đến Phú Thọ lấy cặn dầu rồi lái xe về gửi tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Đến ngày 8-10, Vũ nói Đại và Thám lái xe lên Hòa Bình đổ. Sau khi đổ xong, cả 3 đã về Hưng Yên.
Đến ngày 18-10, vì thấy Đại và Thám bị công an bắt nên Vũ bỏ trốn tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng… Đến trưa 20-10, Vũ đã ra công an tỉnh Bắc Ninh đầu thú.
Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Ninh đã bàn giao Vũ cho Công an tỉnh Hòa Bình để tiếp tục điều tra.
10.
05/09/2019 14:09
Với việc đưa vào khai thác và sử dụng Nhà máy nước Mặt sông Đuống giai đoạn 1, đây sẽ là dự án nhà máy nước sạch lớn miền Bắc.
Ngày 5/9, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khánh thành giai đoạn 1, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống thuộc Tập đoàn AquaOne - Dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc đã khánh thành giai đoạn 1. Với việc đưa vào hoạt động Nhà máy Nước mặt Sông Đuống giai đoạn 1, mỗi ngày sẽ cung câp 300.000 m3 nước cho khoảng 3 triệu người dân Hà Nội và vùng lân cận.
Được biết, đây là nhà máy nước sạch sinh hoạt có quy mô cấp vùng, với tổng diện tích 65 ha, mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 5000 tỷ đồng với 2 phân kỳ. Với sự đầu tư và đưa vào hoạt động khi hoàn thành giai đoạn 1, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống không chỉ cung cấp nước sạch cho các quận nội thành, mà còn đưa nước sạch đến người dân ở nhiều huyện ngoại thành xa trung tâm như: Ứng Hòa, Thanh Oai và khu vực phía Nam các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, phía Bắc: các khu vực còn lại của các huyện Đông Anh, Sóc Sơn...
Không chỉ vậy, nhà máy còn cung cấp nước tập trung cho một số Khu đô thị lớn đang xây dựng và chuẩn bị đưa vào sử dụng như Khu đô thị VinCity Gia Lâm, Khu đô thị Thanh Hà tại quận Hà Đông và đón đầu tạo cơ sở hạ tầng cho các Khu đô thị đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng như Khu đô thị thông minh của Tập đoàn BRG, Công viên Kim Quy, Khu trung tâm triển lãm Quốc Gia, Khu đô thị Cổ Loa,… tại Huyện Đông Anh.
Bên cạnh đó Nhà máy nước mặt sông Đuống còn bổ sung cấp nước vùng cho tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, cụ thể: các xã thuộc huyện Văn Giang - Hưng Yên, Khu đô thị Eco Park (Hưng Yên), Bổ sung cấp nguồn nước cho Thị xã Từ Sơn, Khu đô thị công nghiệp VSIP (Bắc Ninh),… đảm bảo các điểm đấu nối cấp nước của mạng lưới cấp nước NMN mặt Sông Đuống hoàn toàn có thể thay thế việc giảm và dừng khai thác các giếng ngầm bằng nguồn nước mặt theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng nhân dân Thành Phố Hà Nội thông qua Nghị Quyết số 11/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 tại kỳ họp thứ 9.
Bà Đỗ Thị Kim Kiên - Chủ tịch HĐQT Nhà máy nước mặt Sông Đuống chia sẻ: “Nhà máy nước mặt Sông Đuống đây là dự án hướng tới mục tiêu dân sinh, vì cộng đồng rất ý nghĩa của chúng tôi. Để đạt được tiến độ và thành công này, đầu tiên chúng tôi muốn cảm ơn bà con nhân dân khu vực xã Phù Đổng và Trung Màu đã ủng hộ, giao đất để chúng tôi thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, yếu tố tiên quyết để dự án của chúng tôi được triển khai và vận hành sớm so với kế hoạch là sự ủng hộ, tạo điều kiện và động viên của Lãnh đạo Thành Uỷ, UBND, HĐND và các Sở, Ban, Ngành Thành phố Hà Nội.
Chúng tôi cũng tự hào khi được làm việc với những chuyên gia, kỹ sư, cộng sự của Nhà máy Mặt nước Sông Đuống với tinh thần làm việc quyết liệt, tâm huyết và hết mình… Tất cả những yếu tố đó đã giúp Nhà máy Nước sạch lớn nhất miền Bắc giữ đúng cam kết phát nước phân kỳ 1 vào tháng 10.2019 và về đích toàn giai đoạn 1 sớm 16 tháng, nhân dịp kỷ niệm 65 năm Giải phóng Thủ Đô”.
Với vị thế là nhà máy nước sạch lớn nhất miền Bắc, bà Đỗ Thị Kim Liên khẳng định, sứ mệnh của Nhà máy Mặt nước Sông Đuống là mang nguồn nước sạch sinh hoạt đến toàn bộ những khu vực thiếu nước của Thủ Đô và những tỉnh lân cận.
“Với năng lực, kỹ thuật và kinh nghiệm hiện tại, Nhà máy Mặt nước Sông Đuống đã làm chủ được Công nghệ, cơ sở hạ tầng và khoảng không cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo, chúng tôi khẳng định nếu UBND TP Hà Nội và các tỉnh khác đặt hàng, cứ mỗi 12 tháng, chúng tôi có thể cung cấp thêm 150,000m3 nước sinh hoạt sạch mỗi ngày đêm, để tiếp tục lan toả nguồn sống, giá trị nhân văn cho cộng đồng”, bà Kim Liên nói.
P.V9. Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu đưa tin trên Fb 20/10/2019
"
Tất cả các báo đều ghi một chi tiết giống nhau là khi đổ trộm chất thải xong , các đối tượng bỏ trốn.
'' Đến ngày 8/10, Đại, Thám và Vũ sử dụng xe ô tô tải trên và xe ô tô 4 chỗ BKS 89A – 137.66 (chủ phương tiện là Nguyễn Văn Quyền, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), chở chất thải lên địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) tiến hành xả trộm chất thải, sau đó bỏ trốn..''
Vậy là các đối tượng đã ý thức từ trước đây là hành vi phá hoại, gây hậu quả nghiêm trọng, như là gây án nên họ bỏ trốn ngay chứ không phải trường hợp mang chất thải đi đổ trộm.
Những kẻ chủ mưu đổ trộm biết được rằng nhà máy nước sông Đà sẽ cứ thế để cho dân dùng mà không kiểm nghiệm hàng ngày. Cú đổ dầu này nhắm phơi bày ra những yếu kém của nhà máy nước sông Đà. Cho thấy bao nhiêu năm nay công ty này làm ăn bát nháo nhưng thu về bộn tiền thật.
Đương nhiên chỉ là đối thủ của công ty nước sông Đà họ mới thực hiện phi vụ này, một đòn triệt đối thủ không thể gượng dậy.
Nhà máy nước 5000 tỷ của Đỗ Liên, bà trùm tài phiệt, đại sứ danh dự Việt Nam, người có quan hệ nhiều với giới giang hồ từ trong đến ngoài nước sẽ là nhà máy được hưởng lợi nhiều nhất từ vụ đổ dầu mang tính xã hội đen này.
Tuy nhiên điều tra việc đổ trộm dầu hại nhà máy sông Đà có liên quan đến nhà máy nước của bà Đỗ Liên hay không, thì còn cơ quan công an điều tra cái đã. Nhưng chắc chắn việc điều tra sẽ không chứng minh được bà Đỗ Liên chủ mưu.
Vào những năm đầu của cuộc đốt lò do anh Trọng khởi xướng, đại gia Đỗ Liên đã nhượng hầu hết cơ sở làm ăn của mình, đầu tư hàng triệu Euro sang Đức, mở nhà hàng ăn Việt lớn nhất ở Berlin, cả gia đình được giấy phép ở Đức.
Tương tự như Khoa Khàn ở Frankfurt mua những khối bất động sản khổng lồ ở trung tâm tài chính châu Âu này. Khoa Khàn khôn hơn Út Trọc, Vũ Nhôm là biết chấp nhận như Đỗ Liên, Khoa Khàn đã nhượng lại các dự án màu mỡ của mình với giá rẻ mạt cho Dương Thaco. Thực chất là hối lộ vì Dương Thaco là sân sau của thủ tướng Phúc.
Nếu Vũ Nhôm biết lùi mà nhượng hết các dự án của mình cho Thân Đức Nam, sân sau của thủ tướng Phúc hẳn không kết cục như bây giờ. Anh ta sẽ sống ung dung ở nước nào đó như người bạn Khoa Khàn.
Nhưng Vũ Nhôm, Út Trọc, Khoa Khàn đều thua xa mưu trí của người đàn bà như Đỗ Liên, phải nói Đỗ Liên đáng mặt anh hào, mưu trí và thủ đoạn, chơi với chính quyền hay xã hội đen, báo chí đều có những mối quan hệ mật thiết. Người phụ nữ tài cán tương đương như Đỗ Liên ở Việt Nam chỉ có Hoa Lâm là xứng tầm.
Nhân ngày phụ nữ Việt Nam.
Loại người nham hiểm, cơ hội, gió chiều nào theo chiều ấy như Huy Đức nếu khen ai như Đỗ Liên, hẳn những người hiểu biết đều biết rằng đó là vì tiền, vì những cuộc đánh đấm, tranh giành ăn. Đáng tiếc phần đông người theo dõi vẫn hồn nhiên nghĩ rằng Huy Đức chí công vô tư.
Huy Đức đã nhận của Vũ Nhôm 2 tỷ đồng để làm từ thiện ( quan hệ này do Trương Duy Nhất thiết kế ) , nhưng Huy Đức làm một ít trá hình, tiền còn lại Huy Đức mua căn hộ chung cư cho một cô bồ trẻ làm ctv cho một tờ báo, cả hai ăn ở hú hí trong căn nhà mua bằng tiền của Vũ Nhôm, để rồi Huy Đức phóng bút ca ngợi những kẻ như Đỗ Liên là tương lai và hy vọng của đất nước.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=945513899140892&id=304083773283911&__tn__=K-R
"
(thợ dạy Ngọc nên đọc bài này của cụ cả: đã chơi thuyết Âm Mu là phải Mu lớn cỡ "bán nước" chứ Mu nhỏ bán ba cái mặt nạ lọc bụi làm đéo gì, hehe)
.
Việc chậm trễ khởi tố vụ án gây nhiễm bẩn nguồn nước sinh hoạt thủ đô đang khiến dư luận nghi ngờ có mùi đấm đá tranh ăn.
Mọi nghi ngờ đang dồn về dự án "Nhà máy nước mặt Sông Đuống" đang quảng cáo rầm rộ được thi công theo công nghệ Đức, với công suất khủng, vừa khánh thành giai đoạn 1 với công suất 300.000m3/ngày đêm hôm 5/9. Đây là dự án của Shark Liên (Tập đoàn Aqua One), khi hoàn thiện dự án này có thể cung cấp nước sạch không chỉ cho HN mà còn cho toàn bộ các tỉnh lân cận.
Giang hồ đồn đại Aqua One có chống lưng của 1 ủy viên BCT, không rõ thực hư ra sao. Chỉ biết Công ty cổ phần Nước Aqua One vốn điều lệ chỉ có 1.000 tỷ đồng nhưng hiện đang trúng thầu rất nhiều công trình vốn nhà nước với tổng vốn giá trị thi công lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Đây cũng là tập đoàn đang sỡ hữu nhiều BOT "ngon" như BOT Quốc lộ 14; BOT Quốc lộ 22&22B với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng; Nhà máy nước Sông Hậu có vốn 2.000 tỷ đồng.
Tập đoàn của vợ chồng bà Đỗ Thị Kim Liên - Lê Toàn đồng thời là cổ đông chiến lược tại nhiều công ty cấp thoát nước tại các tỉnh thành trên toàn quốc.
Gần đây nhất, dự án Cảng tổng hợp và Container Cái Mép Hạ của Công ty cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu cũng mới bị UBND tỉnh Bà Rịa thu hồi giấy phép đầu tư từ Công ty cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu để giao cho vợ chồng Liên - Toàn. Trên website Aqua One cho biết Cảng Cái Mép Hạ là dự án trọng điểm của Aqua One.
Nếu không khởi tố vụ án gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt để tạo điều kiện tìm ra kẻ đổ trộm dầu xuống mương nước dẫn về bể lọc thô của nhà máy nước Sông Đà thì dư luận có quyền nghi ngờ các đồn đãi trên là sự thực. Và người dân Hà Nội đã bị bắt làm con tin để thực hiện phi vụ giành ăn của các ông lớn.
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=141675690526077&set=a.104212934272353&type=3&theater
"
Vị uỷ viên bộ chính trị đỡ đầu cho nhà Toàn Liên là ai? Xem ra vợ chồng nhà này chủ nhiều BOT mà không thấy bị nhắc đến, bởi gã chồng quan hệ rất khăng khít với đám xã hội đen. Có tay thuộc loại máu mặt ở Berlin bao năm, vậy mà lão Toàn mới sang, có chút va chạm, lão đe xử cả nhà, khiến tay kia sợ vỡ mật. Nhà hàng của vợ chồng Toàn Liên ở Berlin cũng là điểm các tay anh chị người Việt thường lui tới.
https://www.facebook.com/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-Bu%C3%B4n-Gi%C3%B3-304083773283911/
"
Sau vụ sự cố sông Đà, hai vợ chồng nhà Toàn Liên này với anh Vương Đình Huệ là mở cờ trong bụng nhất.
Anh Trương Hoà Bình khả năng không với được chức thủ tướng khoá sau, vì phe anh Huệ ý kiến người làm thủ tướng phải kinh qua quản lý kinh tế, tài chính.
Anh Huệ tuy được ít phiếu đồng ý, nhưng còn vài cái trung ương nữa, thời gian còn dài cho anh.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=945591205799828&id=304083773283911&__xts__[0]=68.ARCKX3yqSctdDFnZVzhvhnJB24DiLC0nEpNknjTIjiJcZUf2g1uZWHPAg8s10iIUjzLqu-k0fxp86tpRLfcAE6glene1GutbPttsy1ptakc5H4ZhT1Nh1a9lMmgg5UUplwNKVz9cjBzwoBknulBDxRCw2pFnyUOm424FBKkl3m3gipQL_DN8vxW3x7ZDmfcJ9ZKyUDg6c5mOBWXtGFCBl_xQ_B5yxPG_8cDWT_rrUx6n_79rsFDAGkOpxEEWWcgCg6VKpuZYNk65MBMG4ZOUBBA5BHp1wzzabTNkhx8cNtBfKJJpvOnvqKnASkeD9supJdLRXHCH9xdb7r9oYrOV85g&__tn__=-R
Xem nhanh nhà máy nước của bà Đỗ Liên
(2).
17:07 - 13/10/2019
Đề cao tính cộng đồng, hướng tới con người trong các dự án và không đề cao lãi lỗ, bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Đỗ Liên) đang cho thấy một hướng đi đậm chất nhân văn và đầy khác biệt.
Trong bối cảnh các vấn đề môi trường ngày càng trở nên nhức nhối, các dự án xanh cho cộng đồng ngày một nhiều hơn, tạo thành xu hướng phát triển bền vững mạnh mẽ trên thế giới.
Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhất bởi biến động khí hậu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung với sự xuất hiện của nhiều dự án, giúp giải quyết và đáp ứng nhu cầu sống cơ bản của con người không khí, nguồn nước.
Một trong những cái tên nổi bật có thể kể đến thời gian qua là dự án nhà máy nước mặt sông Đuống có quy mô gần 65 ha và vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 5.000 tỉ đồng.
Đây hiện là dự án nhà máy nước có quy mô lớn hàng đầu miền Bắc. Sau khi khánh thành giai đoạn 1, Nhà máy đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, Dự án Nhà máy Mặt nước sông Đuống sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.
Dự án này nhằm đáp ứng nguồn nước sạch đủ tiêu chuẩn cho khoảng 1/3 dân số Hà Nội cũng như các vùng phụ cận, dần thay thế nguồn nước ngầm đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm.
Thế nhưng chắc có lẽ không mấy người biết rằng người quan trọng góp mặt đằng sau dự án lại là nhân vật quen thuộc “bà ngoại U60” Đỗ Thị Kim Liên.
Khác với nhiều nhà kinh doanh, bà Liên cho thấy quan điểm đầu tư rõ ràng, hướng tới các dự án đề cao tính nhân văn, duy trì các giá trị truyền thống. Bà đề cao những dự án về môi trường, vì cộng đồng cùng sự lan tỏa năng lượng tích cực.
Với vai trò mới trên “chiếc ghế nóng” Shark Tank, “bà ngoại U60” mong muốn cổ vũ tinh thần khởi nghiệp, củng cố niềm tin, giúp các bạn trẻ định vị bản thân và phát triển vượt ra ngoài giới hạn của chính các bạn trong vai trò "bà đỡ" hơn là tính toán lời lỗ.
Bà mong muốn tiếp tục các chiến lược, dự án nhân văn để định hướng, hỗ trợ giới trẻ trưởng thành, sống có trách nhiệm hơn.
Với người phụ nữ ấy, điều quan trọng không phải là con số đầu tư, lợi nhuận mà là giá trị cho cộng đồng. Mặc dù thường khó để sinh lời hoặc sinh lời chậm, các dự án xã hội lại gánh vác những giá trị và trách nhiệm lớn.
Gắn mình cùng những trách nhiệm với xã hội, bà Liên nhiều năm qua cũng luôn dành thời gian cho các hoạt động thiện nguyện dù bận trăm công nghìn việc. Với sự rung cảm của một người từng “trồng người”, giáo dục là vấn đề yếu tố được bà Liên quan tâm trong những chuyến hành trình.
Từng cùng chồng rong ruổi trên những miền cao của Tổ quốc, hình ảnh cuộc sống khó khăn của những trẻ em nơi đây luôn khiến bà đau đáu.
Bà từng chia sẻ rằng: “Đến với trẻ em nghèo, mang tri thức đến với những em nhỏ là tiêu chí và định hướng của tôi. Tôi muốn đem những điều tôi có, những may mắn của mình để chia sẻ với các em nhỏ ở vùng cao”.
“Bà ngoại U60” từng đánh giá một quốc gia khởi nghiệp không chỉ có kinh doanh sinh lợi nhuận mà phải cân bằng cùng vấn đề an sinh xã hội.
Không chỉ người Việt Nam mà cả thế giới cũng đang trăn trở về nước sạch, môi trường sạch, sức khỏe tốt, cộng đồng bền vững. Với vị trí là Chủ tịch Quỹ môi trường xanh Việt Nam, bà Liên luôn đau đáu thực hiện sứ mệnh để môi trường sống xanh, sạch đúng nghĩa.
Bà cho rằng về sâu xa, mọi thứ đều có sự liên quan lẫn nhau và cộng đồng là gốc rễ của vấn đề.
Ví dụ như việc sản xuất nước sinh hoạt, muốn người dân có giá ưu đãi thì quy trình xử lý nước thải phải giảm đi. Muốn như vậy, nước đầu nguồn xả thải phải gia tăng độ sạch mà điều này được quyết định bởi chính người dân, cho thấy cộng đồng hiện nay là động lực duy nhất cho một cộng đồng bền vững trong tương lai.
Như trong dự án máy nước mặt sông Đuống, vị nữ Chủ tịch HĐQT lấy yếu tố con người làm trọng tâm. "Nước sạch là nguồn sống, là máu của con người. Với ngành nước, nếu mình không hiểu và kinh doanh không có tâm thì không bao giờ làm được", bà Liên tâm sự.
“Kinh doanh mà chỉ làm ra tiền thôi thì chưa phải là kinh doanh”, câu triết lý làm nên thương hiệu của “bà ngoại U60”, cho thấy cái tầm và tâm của một người từng làm giáo dục.
Điều này càng rõ hơn khi Shark Liên rót vốn vào các dự án có tính cộng đồng cao tại Shark Tank, thậm chí chẳng cần chia lợi nhuận, mang lợi nhuận dùng vào phúc lợi xã hội như chuỗi homestay giá rẻ của cô nàng chuyển giới, ống hút cỏ hay dự án thu gom rác đang thua lỗ.
Với những nốt thăng trầm trong cuộc đời, chuyến hành trình hàng chục năm qua đã tạo nên một Đỗ Thị Kim Liên giàu tình cảm cùng triết lý kinh doanh nhân văn đáng nể phục.
Thứ bảy, 12/10/2019, 10:00 (GMT+7)
Triết lý kinh doanh vì cộng đồng của Shark Đỗ Liên
Các dự án xanh cho cộng đồng đang ngày càng được quan tâm, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nhức nhối. Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến động khí hậu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung. Các ý tưởng vì môi trường ngày càng nhiều, nhằm giải quyết bài toán ô nhiễm không khí, nguồn nước. Đây cũng là một trong số lý do Shark Đỗ Liên - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne đã đầu tư dự án nhà máy nước mặt sông Đuống quy mô gần 65 ha hoàn thành giai đoạn 1 đầu tháng 9 vừa qua.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị AquaOne - bà Đỗ Thị Kim Liên.
|
Là dự án nhà máy nước có quy mô lớn nhất miền Bắc, sau giai đoạn 1 với vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng , nhà máy đạt công suất 300.000 m3 mỗi ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, dự án sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 với công suất 600.000 m3 mỗi ngày đêm. Đến năm 2030, công suất dự kiến đạt 900.000 m3, sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3 mỗi ngày đêm.
Dự án này nhằm đáp ứng nguồn nước sạch đủ tiêu chuẩn cho khoảng một phần ba dân số Hà Nội cũng như các vùng phụ cận, dần thay thế nguồn nước ngầm đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm.
Giống như nhà máy sông Đuống, Shark Liên cho biết, các dự án bà đầu tư có điểm chung ở tính nhân văn, duy trì các giá trị truyền thống. Bà đề cao những dự án về môi trường, vì cộng đồng cùng sự lan tỏa năng lượng tích cực.
Shark Đỗ Liên tại sự kiện phát nước giai đoạn 1B Nhà máy nước mặt Sông Đuống hôm 5/9.
|
Tham dự chương trình Shark Tank -Thương vụ bạc tỷ mùa 3 với vai trò nhà đầu tư, vị shark còn mong muốn cổ vũ tinh thần khởi nghiệp, củng cố niềm tin, giúp các bạn trẻ định vị bản thân và phát triển vượt ra ngoài giới hạn của mình.
Bà cho rằng về sâu xa, mọi thứ đều có sự liên quan lẫn nhau và cộng đồng là gốc rễ của vấn đề. Ví dụ như việc sản xuất nước sinh hoạt, muốn người dân có giá ưu đãi thì quy trình xử lý nước thải phải giảm đi. Muốn như vậy, nước đầu nguồn xả thải phải gia tăng độ sạch mà điều này được quyết định bởi chính người dân, cho thấy cộng đồng hiện nay là động lực duy nhất cho một cộng đồng bền vững trong tương lai.
"Kinh doanh mà chỉ làm ra tiền thôi thì chưa phải là kinh doanh", bà nói. Do đó các dự án có tính cộng đồng cao điển hình được shark Đỗ Liên đầu tư tại Shark Tank, như chuỗi homestay giá rẻ của cô nàng chuyển giới, ống hút cỏ hay dự án thu gom rác đang thua lỗ.
"Một cuộc thi khởi nghiệp không chỉ vì kinh doanh sinh lợi nhuận mà phải cân bằng cùng vấn đề an sinh xã hội", shark Liên chia sẻ. Theo bà, những dự án nhân văn có thể định hướng, hỗ trợ giới trẻ trưởng thành, sống có trách nhiệm hơn.
Mây Phạmhttps://vnexpress.net/kinh-doanh/triet-ly-kinh-doanh-vi-cong-dong-cua-shark-do-lien-3995594.html
8.
Lý Đình Vũ ra đầu thú, khai "có một giám đốc doanh nghiệp thuê anh ta đổ chất thải"?
PV |
Sau khi ra đầu thú, Lý Đình Vũ khai khi biết đồng bọn là Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám bị bắt giữ, Vũ đã bỏ trốn qua nhiều địa phương như tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh...
Đại tá Phạm Văn Lương, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết trên báo Thanh niên, khoảng 10h30 phút trưa nay (20/10), Lý Đình Vũ (37 tuổi, trú tại xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đã đến công an tỉnh Bắc Ninh đầu thú.
Vũ được xác định là người thứ 3 liên quan vụ xả trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sạch Nhà máy nước sạch sông Đà - nơi cung cấp nước sạch cho nhiều địa bàn thành phố Hà Nội.
"Sau khi hoàn thành các thủ tục ban đầu, Công an tỉnh Bắc Ninh đã bàn giao đối tượng cho Công an tỉnh Hòa Bình để tiếp tục đấu tranh, làm rõ vụ án", Đại tá Phạm Văn Lương thông tin với báo Thanh niên.
Theo ghi nhận của báo Công an nhân dân, khi Lý Đình Vũ bỏ trốn, công an tỉnh Hòa Bình chia làm nhiều tổ công tác ráo riết truy lùng đối tượng này. Sau đó, Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Hòa Bình, Công an tỉnh Bắc Ninh và công an huyện Thuận Thành phát hiện Vũ đang có mặt tại khu vực giáp với huyện Thuận Thành.
Sau khi ra đầu thú, Lý Đình Vũ khai khi biết đồng bọn là Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám bị bắt giữ, Vũ đã bỏ trốn qua nhiều địa phương như tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh...
Tin từ báo Dân trí cho hay, tại cơ quan công an, Lý Đình Vũ đã khai toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh Phạm Văn Lương cho biết trên Zing.vn: "Ban đầu, Vũ khai có một giám đốc doanh nghiệp thuê anh ta đổ chất thải. Lời khai này đang được làm rõ".
Trước đó, trong chia sẻ trên tờ Người đưa tin, bà Nguyễn Thị M. (xã Xuân Lâm, tỉnh Bắc Ninh - mẹ của Lý Đình Vũ) nói hiện gia đình làm nghề thu mua, sản xuất dây chun và Vũ chủ yếu dùng xe tải để đi giao hàng cho khách. Bà M. nói gia đình trước đó có vay mượn được một khoản mua xe tải cho Vũ chạy kiếm thêm thu nhập.
Trước khi Lý Đình Vũ ra đầu thú, công an đã tạm giữ khẩm cấp 2 đối tượng là Nguyễn Chương Đại (SN 1994, trú xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) và Hoàng Văn Thám (SN 1986, trú tại xã Chi Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) để điều tra về hành vi “Gây ô nhiễm môi trường”.
Đại và Thám khai hôm 6/10 được Lý Đình Vũ thuê lái xe tải từ Bắc Ninh đến Công ty gạch, gốm sứ Thanh Hà tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, lấy chất thải vào 10 thùng, khoảng 10m3, rồi đi về xã Chí Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, gửi xe ở đó.
Đến ngày 8/10, Đại, Thám và Vũ dùng 2 ô tô chở chất thải lên địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình xả trộm.
Trong vụ việc này, Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Kỳ Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại điều 235 Bộ luật hình sự.
7.
Sáng ngày 18/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Theo báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước - Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, hiện nay nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3.450 sông, suối tương đối lớn. Tổng lượng nước mặt trung bình năm khoảng 830-840 tỷ m3 được tập trung chủ yếu trên 9 lưu vực sông lớn, bao gồm: Hồng - Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tuy nhiên, khoảng 63% nguồn nước mặt (tương ứng với 520 tỷ m3) đến từ nước ngoài, chỉ có gần 310 tỷ m3 mỗi năm được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng trữ lượng tiềm năng nguồn nước dưới đất khoảng 63 tỷ m3/năm.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cũng cho biết, cũng như nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến nguồn nước. Tài nguyên nước ở nhiều nơi suy giảm nghiêm trọng; tình trạng lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặt, nước biển dâng, triều cường, sạt, lở bờ sông, biển ngày càng trầm trọng...; Sức ép của phát triển kinh tế -xã hội, tăng dân số, đô thị hóa đã và đang làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước, phát sinh những mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng, tài nguyên nước trên một số lưu vực sông đang đứng trước nguy cơ suy thoái, ô nhiễm. Biến đổi khí hậu cũng đã và đang tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước.
Ông Châu Trần Vĩnh cũng chia sẻ, tài nguyên nước Việt Nam và công tác quản lý tài nguyên nước hiện nay đã và đang đứng trước những vấn đề lớn sau: Tài nguyên nước mặt phân bổ không đều theo cả không gian và thời gian; Phụ thuộc vào nguồn nước đến từ quốc tế; Thiếu nước trong mùa khô; Khai thác quá mức tài nguyên nước trong mùa khô; Gia tăng nhu cầu sử dụng nước; Mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước; An ninh nguồn nước đang bị đe dọa; Ô nhiễm nguồn nước; Bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu; Thiếu quy hoạch tài nguyên nước; Hiệu suất sử dụng nước thấp.
Theo đó, mục tiêu của nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 là phải xác định được các mục tiêu cơ bản, có tính chất chủ đạo, xuyên suốt trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước (điều hòa, phân bổ tài nguyên nước), bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống các tác hại do nước gây ra thời kỳ 2021- 2030, đồng thời phải xác định được tầm nhìn đến năm 2050 đối với tài nguyên nước của quốc gia.
Quang cảnh cuộc họp
Quang cảnh cuộc họp
Cụ thể, phải xác định được các mục tiêu, định hướng cơ bản về khai thác, sử dụng, bảo về TNN và phòng, chống các tác hại do nước gây ra thời kỳ 2021 - 2030 đối với nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất theo vùng kinh tế, theo lưu vực sông, nhóm các lưu vực sông và các đảo; Quy hoạch tài nguyên nước phải ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt; đảm bảo phát triển bền vững, mang tính chiến lược, ổn định an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Góp ý tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đều đánh giá tính cấp thiết của việc thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, Hội đồng thẩm định cũng đã có những góp ý hết sức chi tiết, cụ thể để hoàn thiện Dự thảo nhiệm vụ Quy hoạch về nội dung, phương pháp; sản phẩm của Nhiệm vụ và cách thức tổ chức thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Phát biểu tại cuộc họp, PGS.TS. Phạm Quý Nhân khẳng định, đây là nhiệm vụ hết sức cần thiết, cấp bách và cần phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ này được thực hiện trên cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng. Thuyết minh cũng đã được Cục Quản lý tài nguyên nước tiếp thu chỉnh sửa một cách nghiêm túc từ các góp ý nhận xét của các Bộ, Ngành, các tỉnh, Thành phố có liên quan. Về tên gọi của quy hoạch và phạm vi xây dựng quy hoạch về cơ bản cũng đã thống nhất. Tuy nhiên PGS.TS. Phạm Quý Nhân cho rằng, cần bổ sung thêm tên nhiệm vụ quy hoạch vào báo cáo thuyết minh để đầy đủ về nội hàm và thống nhất với Tờ Trình. Theo đó, đề nghị thống nhất theo tên “Quy hoạch tài nguyên nước” đã được quy định tại Phụ lục số I của Luật Quy hoạch, mục IV Phụ lục số III của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch (Nghị định số 37/2019/NĐ-CP). Đồng thời, cần phải có trích dẫn tham khảo rõ ràng để thuận lợi tiện trong việc tra khảo độ tin cậy trong số liệu. ..
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành ghi nhận và đánh giá cao các thành viên hội đồng đã nghiên cứu tài liệu một cách nghiêm túc để đưa ra những ý kiến đóng góp hết sức chi tiết, mang tính chất xây dựng nhằm tạo ra được quy hoạch tài nguyên nước đảm bảo chất lượng và phù hợp với các Quy hoạch cấp cao hơn, cũng như các quy hoạch của các ngành có liên quan.
Thứ trưởng cũng đề nghị, Cục quản lý tài nguyên nước sớm đề xuất kế hoạch nhằm khắc phục được sự thiếu liên kết giữa các Quy hoạch với nhau. Mặt khác, về các vấn đề kỹ thuật việc lựa chọn mô hình cần phải phù hợp với mục tiêu của quy hoạch. “Đề nghị Cục Quản lý tài nguyên nước tiếp thu, chỉnh sửa các ý kiến đóng góp của các đại biểu và thành viên hội đồng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” – Thứ trưởng chỉ đạo.
Tác giả bài viết: Ngọc Điệp (DWRM)
http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Hoat-dong-cua-Cuc-Tin-lien-quan/Hop-hoi-dong-tham-dinh-nhiem-vu-quy-hoach-tai-nguyen-nuoc-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-2050-8474
6. Ngày 17/10/2019, một chung cư dạng cao cấp ở quận Thanh Xuân:
"
Hôm nay đi làm, mấy đồng nghiệp kêu có mùi gì hôi hôi ... Mình tự giác lên tiếng " Các bác thông cảm, nhà em khu vực Thanh Xuân!" 😂😂😂
Tối nay thấy nghe thông báo có nước trở lại nên 3 mẹ con vội vàng dắt nhau đi gội đầu. Ơ mà đang lim dim hưởng thụ thì nghe nhân viên hoảng hốt : Ôi lại mất nước rồi!!! Thế là lại được quay về cái thời chổng mông lấy gáo gội đầu rồi 😂😂😂
Tưởng hết cảnh mất nước rồi chứ !!!😭😭😭
Thôi, lại tập tạ nào
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1099868397069002&id=100011375570953
5.
17/10/2019 15:10 GMT+7
TTO - Thông tin được tỉnh Hòa Bình công bố tại họp báo chiều 17-10, hơn một tuần sau khi sự cố đổ trộm dầu thải ở nguồn nước đầu vào Nhà máy nước sông Đà, nằm trên địa bàn tỉnh này, khiến một khu vực lớn của Hà Nội gặp khủng hoảng trầm trọng.
Buổi họp báo "Thông tin về việc ô nhiễm nguồn nước sạch cung cấp cho TP Hà Nội" do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức bắt đầu lúc 15h30, do ông Nguyễn Văn Toàn - trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - chủ trì, có sự tham gia của đại diện Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - môi trường, UBND huyện Kỳ Sơn và Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà.
Trước đó, theo thông tin đưa ra bởi nhà chức trách Hà Nội, sự việc bắt đầu từ việc có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm tại khu vực đầu nguồn nước. Theo xác nhận của phóng viên Tuổi Trẻ Online, vị trí bị đổ dầu thải là ở xóm Mon, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình, cách Nhà máy nước mặt sông Đà khoảng 5km.
Dầu thải tràn từ mặt đường xuống khe suối Trầm, theo suối Trầm dẫn vào hồ Đầm Bài - khu vực trữ nguồn nước đầu vào cho nhà máy, tiếp tục chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân của Hà Nội.
Kết quả xét nghiệm cho thấy theo quy chuẩn Việt Nam 01:2009 của Bộ Y tế ban hành về chất lượng nước ăn uống, hàm lượng styren trong nước đã cao hơn mức quy định tối đa 20μg/l từ 1,3-3,65 lần.
Công ty nước sạch Sông Đa (Viwasupco) đã tạm dừng cấp nước trong hai ngày 15 và 16-10 để xử lý bước đầu, và vừa cung cấp nước trở lại cho khu vực tây nam Hà Nội vào tối 16-10.
Khởi tố vụ án hình sự
Cung cấp báo cáo tại họp báo về kết quả kiểm tra, làm rõ vụ việc đổ trộm dầu thải tại khu vực Nhà máy nước Sông Đà, UBND tỉnh Hòa Bình cho biết ngày 16-10 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11/QĐ-CSĐT về tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại điều 235 Bộ luật hình sự.
Huyện đồng thời phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm, cung cấp thông tin có liên quan tới vụ việc.
Cung cấp thêm thông tin tại họp báo, ông Nguyễn Hữu Đức - phó giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình - cho biết đã chỉ đạo phòng nghiệp vụ phối hợp với Công an huyện Kỳ Sơn để sớm tìm ra đối tượng đổ trộm dầu thải.
"Về thông tin nhận dạng đối tượng lái xe tải đổ trộm dầu, đang điều tra nên Công an tỉnh Hòa Bình không thể cung cấp cho báo chí được", ông Đức nói.
Chôn lấp chất thải chưa đúng quy định
Tại họp báo, ông Nguyễn Hoàng Thư - giám đốc Sở Thông tin và truyền thông Hòa Bình - cho biết Nhà máy nước Sông Đà cấp nước cho chuỗi đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn, Hà Nội, Hà Đông.
Với mục tiêu sử dụng nước sông Đà sản xuất nước sạch để cung cấp cho thủ đô, nhà máy nằm trên địa bàn huyện Kỳ Sơn của tỉnh Hòa Bình, còn đường ống nằm trên địa bàn Hà Nội.
Ông Thư cho biết sau khi phát hiện sự cố đổ dầu trộm hôm 9-10, nhà máy đã báo cho Công an xã Phúc Tiến, công an xã sau đó báo cho Công an huyện Kỳ Sơn. Bước đầu, Viwasupco - đơn vị vận hành nhà máy đã rải cát toàn bộ mặt đường có dính dầu, khoanh vùng dầu chảy tràn trên bề mặt suối và thu gom dầu, nước dính dầu, cây cỏ dính dầu.
Khối lượng thu gom khoảng 100l váng dầu lẫn nước, 7 bao tải cỏ dính dầu khoảng 60kg, được lưu giữ trong kho chứa chất thải nguy hại tại nhà máy, khoảng 3-4m3 cát dính dầu đã được chôn lấp tạm thời trong khuôn viên nhà máy, thành và đáy hố được lót bạt nhựa, trên mặt phủ đất.
Ông Thư nhận định rằng việc để tạm thời cát, đất đá, nhựa đường lẫn dầu thải trong khuôn nhà máy là không đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Cũng theo ông Thư, hiện nguồn nước sông Đà chưa có dấu hiệu ô nhiễm nên vẫn được dùng để cung cấp nước thô cho các nhà máy sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt người dân, trong đó có nhà máy nước sạch Sông Đà.
Chưa có thông tin về loại dầu thải
Ông Nguyễn Khắc Long - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Hòa Bình thì cho biết sáng 14-10 đã xuống kiểm tra khu vực suối Trầm và làm việc với nhà máy nước Sông Đà, có báo cáo về Tổng cục Môi trường nhưng là thông tin ban đầu nên chưa chính xác hoàn toàn.
Sau khi cùng công an huyện xuống kiểm tra thì nắm bắt thông tin rõ ràng hơn. Vài hôm nữa mới có số liệu chính xác về loại dầu thải.
"Hiện váng dầu giờ không còn nhiều, nhưng dưới suối còn mùi khét, một số chỗ vẫn có váng dầu. Ngoài các váng dầu trên mặt, còn một số hợp chất lơ lửng trong nước, bám dính cây cỏ, đất đá. Nhà máy cần có biện pháp xử lý nguồn nước dính dầu", ông Long nói.
Theo ông Long, về lâu dài phải lắp đường ống kín dẫn nước từ sông Đà về để sản xuất nước sạch.
Dung tích hồ Đầm Bài là 5 triệu m3, diện tích gần 70ha, lưu vực hồ khoảng 17km2, phục vụ tưới tiêu trên 600ha đất sản xuất nông nghiệp.
Công ty nước Sông Đà có lỗi với dân không?
Trả lời câu hỏi này tại họp báo, ông Nguyễn Đăng Khoa - phó giám đốc công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cho biết đã thuê Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, đơn vị đủ năng lực xử lý sự cố, để nạo vét tất cả váng dầu đầu vào.
"Ngày 16-10 công ty đã súc xả hệ thống và cấp nước lại, Trung tâm bệnh tật Hà Nội có đến lấy mẫu ngày 16-10 nhưng chưa có kết quả. UBND TP Hà Nội chưa cho phép công ty công bố nước đủ tiêu chuẩn ăn uống. Khi nào có kết quả xét nghiệm mẫu nước lấy ngày 16-10 sẽ công bố cho báo chí", ông Khoa cho biết.
Về trách nhiệm cụ thể, công ty sẽ ngồi lại để xem xét. Tất cả phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng.
Ông Khoa cho biết thêm về quy trình kiểm tra của công ty: Các chỉ tiêu A kiểm tra 1 tuần 1 lần, chỉ tiêu B xét nghiệm 6 tháng 1 lần, chỉ tiêu C là 3 năm một lần.
4.
Khi câu chuyện “”mất nước” của Hà Nội hiển hiện ngày càng rõ nét trên mạng lưới truyền thông, tôi (và chắc cũng nhiều người khác cũng giống vậy) mới ngỡ ngàng biết rõ một sự thật rằng: Hóa ra bấy lâu nay, một phần quan trọng của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại thủ đô đã thuộc về tư nhân! Bởi lẽ Công ty cổ phần nước sạch Sông Đà (gọi tắt theo tên tiếng Anh là Viwasupco, chủ đầu tư của Nhà máy nước Sông Đà - đơn vị cung cấp nước chủ lực cho Hà Nội và bán buôn cho rất nhiều công ty cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố) hiện đang được sở hữu bởi hai cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX (giữ tỉ lệ 60,46% cổ phần), còn lại là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (35,95% cổ phần). Nghe nói ông chủ của Gelex là một nhân vật thuộc thế hệ 8X còn rất trẻ! (Đọc thêm về quá trình mua bán cổ phần của Viwasupco tại https://nhadautu.vn/nuoc-sach-song-da-ve-tay-gelex-ra-sao-d…).
Việc mua bán, thâu tóm cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hoá là chuyện bình thường nếu không có gì vi phạm các quy định của pháp luật. Điều đáng nói ở đây là khi xảy ra việc nguồn nước bị nhiễm bẩn và cách xử lý vô trách nhiệm của Viwasupco, liệu có mấy ai giật mình tự hỏi vì sao nguồn nước sinh hoạt thiết yếu cho nhân dân lại có thể để phụ thuộc vào một cá nhân hay nhóm người nào đó?
Ở đa phần các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước theo chủ nghĩa “giãy chết”, nước được xem là tài nguyên quốc gia và việc cung cấp nước thuộc nhóm dịch vụ công luôn phải do nhà nước quản lý. Public Utility, theo nghĩa tiếng Anh là các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuộc dịch vụ công cộng, ví dụ giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác thải, khí đốt... Ở một số quốc gia, chính phủ có thể cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư mạng lưới cung cấp điện, điện thoại, gaz (khí đốt), giao thông (gồm đường xá và phương tiện vận chuyển), truyền thông - truyền hình, xử lý rác và nước thải... tuy nhiên, hầu như không thấy có nước nào cho tư nhân đầu tư và quản lý hệ thống cấp nước công cộng. Lý do là bởi yếu tố nhạy cảm trong việc bảo vệ sự an toàn tuyệt đối của nguồn nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư, mà ở đó, trách nhiệm cao nhất thuộc về nhà nước. Một báo cáo của Aqua Publica Europea (APE - Hiệp hội các nhà điều hành nước công cộng châu Âu) đã khẳng định: “Bởi vì nước rất cần thiết cho cuộc sống và xã hội của chúng ta, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường, do đó, tính minh bạch và trách nhiệm trong quản lý nước là đặc biệt quan trọng để đáp ứng mong đợi ngày càng tăng của người dân”.
Một vài so sánh về việc quản lý nước ở các thành phố khác so với Hà Nội:
Tại Toronto (thành phố lớn nhất Canada và cũng là thủ phủ của tỉnh bang Ontario), nước sinh hoạt được cung cấp và quản lý bởi Toronto Water Works Commission (TWWC). Đáng lưu ý là vào thế kỷ 19, nước sinh hoạt tại Toronto cũng được cung cấp từ Toronto Gas Light and Water Company, một công ty của doanh nhân người Montreal là Albert Furniss. Năm 1872, chính quyền thành phố đã mua lại công ty này và chuyển giao việc cấp nước thành dịch vụ công do TWWC quản lý cho đến ngày nay.
Tại Sydney (thành phố lớn nhất của Úc và cũng là thủ phủ của bang New South Wales), nước cho dân dùng được cung cấp bởi Sydney Water Corporation. Đây là một công ty thuộc sở hữu 100% của chính phủ bang NSW và do Bộ trưởng Bộ Tài chính và Dịch vụ chịu trách nhiệm trực tiếp.
Tại đảo quốc Singapore, Bộ trưởng Môi trường và Nguồn nước chịu trách nhiệm về chính sách sử dụng nước. Còn việc quản lý và điều hành cấp nước do Cơ quan Nước quốc gia (Singapore’s National Water Agency) thuộc PUB (Hội đồng các Dịch vụ công) thực hiện. PUB cũng là một tổ chức trực thuộc Bộ Môi trường và Nguồn nước của Singapore.
Cần biết thêm rằng ở các nước phát triển như Canada, Úc và Singapore nêu trên, nước cấp cho dân không chỉ để phục vụ cho các hoạt động của đời sống mà còn phải đủ tiêu chuẩn để uống trực tiếp. Chính quyền cũng thường chịu trách nhiệm quản lý luôn các dịch vụ về xử lý rác thải, nước thải, nước mưa và vệ sinh môi trường chứ ít khi cho phép tư nhân hoá các dịch vụ này.
Từ năm 2008, Liên minh châu Âu đã chính thức thành lập Hiệp hội các nhà điều hành nước công cộng châu Âu (APE) nhằm mục đích hợp nhất các dịch vụ nước và vệ sinh thuộc sở hữu công lập để thúc đẩy nâng cao chất lượng quản lý nước ở tầm châu Âu cũng như quốc tế. Hơn 70 triệu công dân châu Âu đã và đang được hưởng chất lượng cấp nước cùng các dịch vụ vệ sinh công cộng từ một hội đồng quản lý ở cấp quốc gia (governance) của các thành viên tham gia APE.
Xem người ta làm vậy để thấy rằng việc cung cấp nước sinh hoạt cho dân được coi trọng và thực hiện nghiêm túc như thế nào! Vậy mà ở VN, thật lạ là các ngành dịch vụ công thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân như cấp nước, xử lý rác thải, nước thải, vệ sinh môi trường... dường như lại bị nhà nước thoái thác trách nhiệm để đẩy dần cho tư nhân thực hiện. Hậu quả gì sẽ xảy ra nếu như nguồn nước sinh hoạt (và cả là nước uống gián tiếp qua đun nấu) của nhân dân cả nước rồi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào một số nhóm lợi ích hay một vài cá nhân có tiền đủ để trở thành “cá mập” lũng đoạn và làm giàu trong những ngành dịch vụ công cơ bản mà đáng lẽ phải thuộc “trách nhiệm độc quyền” của nhà nước? Kinh khủng hơn, thử hình dung nếu những công ty cấp nước tư nhân này lại chuyển nhượng cổ phần cho đối tác nước ngoài như “nước lạ”, khi đó ai dám đảm bảo sự an toàn về nguồn nước và cũng là nguồn sống cho người VN?
Bất kỳ nước nào trên thế giới cũng đều phải xử lý nước từ sông, hồ hoặc lòng đất tự nhiên để sử dụng. Vì thế, phải khai thác và bảo vệ các nguồn nước theo chính sách quản lý tài nguyên quốc gia. Không một công ty tư nhân hay cá nhân nào có thể thực thi chính sách này ngoài nhà nước với quyền lực của một thể chế. Do vậy, việc cho phép tư nhân hoá dịch vụ cấp nước công cộng là vô cùng nguy hiểm vì không chỉ tài nguyên nước bị khai thác vô tội vạ mà cũng sẽ không có ai chịu trách nhiệm về sự an toàn cho người dân sử dụng nước. Vụ việc xảy ra ở Nhà máy nước Sông Đà cho thấy nhân dân vẫn luôn là người gánh chịu mọi thiệt hại, trong khi họ đã đóng thuế để nuôi một chính quyền có bổn phận phục vụ và cung cấp những dịch vụ thiết yếu nhất cho cuộc sống của mình. Chưa kể đó đây còn râm ran tin đồn rằng những váng dầu không phải tự nhiên lại xuất hiện đúng thời điểm một nhà máy nước hoành tráng nữa của một đại gia ngành bảo hiểm vừa khánh thành với sự hiện diện ủng hộ rất vinh dự của Chủ tịch TP Hà Nội ☹️. Nếu quả đúng vậy thì càng chứng tỏ rằng yêu cầu nhà nước phải độc quyền quản lý và cung cấp nước công cộng là một điều cấp bách cần làm. Thật thất vọng khi thấy trong danh mục các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá từ nay đến 2020 có tỷ lệ cổ phần chi phối của nhà nước (nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên) hoàn toàn không còn lĩnh vực cấp - thoát nước! (xem Quyết định 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của TT chính phủ ban hành danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020).
Nghe người ta bảo “bán nước” giàu lắm! Thực hư thế nào thì cứ xem thử thông tin trên một số bài viết như link dưới đây có thể rõ thêm (http://vneconomy.vn/bi-an-nhom-dai-gia-so-huu-cong-ty-nuoc-…). Ở đây, tôi không luận bàn về cách mà các doanh nhân đó làm giàu mà chỉ đòi hỏi nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để người dân trong chế độ của chúng ta không thể thua kém, thiệt thòi hơn so với dân ở những xứ “giãy chết”, ít nhất là về việc được dùng nước sạch dưới sự bảo chứng của một chính phủ thật sự vì dân!
Sẽ có thể có người phản biện cho rằng cái gì để nhà nước độc quyền thì cũng sẽ không hay và dân không thể có được nhiều lựa chọn tốt hơn. Xin khẳng định lại: Một thể chế mà dân phải tự bỏ tiền ra mua dịch vụ công với giá cao để làm giàu cho một nhóm người thì dứt khoát đó không phải là thể chế ưu việt! Còn việc làm sao để có được hệ thống hạ tầng cấp nước tốt và chất lượng nước luôn bảo đảm, đó lại là những vấn đề thuộc về giải pháp kỹ thuật. Miễn là chúng ta có một bộ máy công quyền thực sự làm việc vì dân (nhắc lại một lần nữa!)
16/10/2019 17:04
Người Hà Nội đổ bỏ nước miễn phí vì có mùi lạ
TPO - Ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, chiều 16/10, hai xe téc biển số 29C-762.57 và 29C-192.81 cấp nước miễn phí cho người dân khu đô thị HH Linh Đàm. Tuy nhiên, nhiều người không lấy nước vì thấy nước có mùi tanh, không trong.
Cụ thể, chiều nay, 16/10, có hai xe téc cấp nước miễn phí cho người dân Khu đô thị HH Linh Đàm. Xe 29C-762.57 đỗ trước sảnh tòa nhà HH4B, còn xe 29C-192.81 đỗ trong khu sân chung chung cư.
Một vài người dân xuống lấy nước của xe 29C-762.57 mang lên nhà. Xe 29C-192.81 thu hút khá nhiều người dân xuống lấy nước. Tuy nhiên, một số người dân phát hiện nước từ xe 29C-192.81 có mùi tanh, nước không trong nên không lấy nước nữa. Một số người dân đổ bỏ số nước vừa lấy.
Sau khi người dân không lấy nước, xe 29C-192.81 rời đi. Xe 29C-762.57 từ sảnh tòa nhà HH4B đến thay vị trí của xe 29C-192.81. Sau khi xe này vào, người dân tiếp tục thử nước, phát hiện có mùi tanh và nước không trong nên cũng không lấy. Một số hộ dân có lấy mẫu nước để đi so sánh, xét nghiệm.
Sau đó, xe 29C-762.57 tiếp tục quay lại sảnh tòa nhà HH4B để cung cấp nước cho người dân. Tuy nhiên, có một vài người cảnh báo về độ trong và mùi của nước nên ít người lấy.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, người lái chiếc xe 29C-762.57 cho biết, lấy nước tại nhà máy nước ở khu Pháp Vân - Cầu Giẽ theo văn bản của thành phố. Cũng theo người này, có thể do xe chở nước vốn là xe tưới cây... nên còn tồn đọng lớp cặn ở dưới.
Sau khi trao đổi với phóng viên Tiền Phong, người này nhận một cuộc điện thoại rồi lái xe rời đi, nói với bảo vệ tòa nhà HH4B rằng, đánh xe về lại chỗ nhà máy nước để xúc rửa lại xe rồi mai quay lại. Người này cũng từ chối cung cấp tên cho phóng viên,
Một số hình ảnh phóng viên Tiền Phong ghi lại:
Hai phụ nữ cao tuổi xuống lấy nước sạch dưới sảnh tòa HH Linh Đàm. Hai phụ nữ cho biết, chỉ gửi cháu được khoảng 5 phút, tranh thủ mang đồ xuống lấy nước để tối người nhà về có nước sạch sinh hoạt, nấu nướng. Ảnh: Trường Phong
Không có người mang nước lên tận căn hộ tầng 36, người phụ nữ lớn tuổi nhờ thanh niên gần đó mang đặt ở sảnh, gửi bảo vệ trông hộ vì sợ mất và tối không xếp hàng lấy nước được. Ảnh: Trường Phong
Trong phần sân chung, nhiều người dân cũng tập trung lấy nước miễn phí. Nhiều người đã lấy đầy các can, thùng nhựa chuẩn bị mang về nhà. Ảnh: Trường Phong
Có cư dân còn thử đổ nước lên sảnh tòa nhà, xem sau khi bốc hơi có lắng cặn màu vàng xuống không vì nghi là nước giếng khoan. Ảnh: Trường Phong
2.
16/10/2019 16:39 GMT+7
TTO - Sau vụ cháy kho nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông hồi cuối tháng 8, nhiều người dân phường Hạ Đình chưa kịp ổn định cuộc sống do không khí bị nhiễm thủy ngân thì một tuần nay họ lại khổ sở vì nước sinh hoạt có mùi lạ.
Đến chiều 16-10, cư dân ở phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội mới nhận được thông tin để tới trạm nước sạch Hạ Đình xin nước. Mặc dù nước sinh hoạt bị nhiễm styren (là chất có trong dầu thải) nhưng "cực chẳng đã" họ vẫn phải sử dụng.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ Online nhiều người dân không kìm được bức xúc vì trong khoảng hơn một tháng họ phải liên tiếp gánh chịu ô nhiễm không khí và giờ là nước sinh hoạt nhiễm styren.
Hình ảnh phóng viên ghi nhận trong chiều cùng ngày:
1.
Khoanh vùng khu vực Hà Nội khuyến cáo không dùng nước sạch sông Đà ăn uống
16/10/2019 11:39 GMT+7
- Nhà máy nước sông Đà do Công ty CP nước sạch sông Đà (Viwasupco) quản lý với lưu lượng cấp cho Hà Nội trung bình khoảng 250.000-260.000m3/ngày đêm…
Sau khi thông tin chính thức về việc nước do Công ty Cổ phần nước sạch Sông Đà bị nhiễm Styren được công bố, TP Hà Nội cũng phát đi khuyến cáo người dân sử dụng nguồn nước sông Đà chỉ để tắm giặt, không dùng nấu ăn, uống. Những khu vực, đơn vị dân cư nào đang sử dụng nguồn nước do Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà cung cấp được nhiều người dân quan tâm.
Tuy nhiên Hà Nội không khoanh vùng thông báo cụ thể những khu vực nào không dùng nước "sạch" sông Đà để ăn uống.
Theo Kế hoạch đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 do UBND TP Hà Nội ban hành từ tháng 7 vừa qua thì Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 1 có tổng công suất là 300.000 m3/ngày đêm (ngđ), có thể nâng công suất lên 330.000 m3/ngđ.
Nhà máy này do Công ty CP nước sạch sông Đà (Viwasupco) quản lí với lưu lượng cấp nước cho Hà Nội trung bình hiện nay khoảng 250.000 – 260.000 m3/ngđ.
Nhiều quận, huyện của Hà Nội đang sử dụng nguồn nước sông Đà từ Viwasupco. |
Báo cáo thường niêm năm 2018 của Viwasupco cho hay, địa bàn cấp nước của công ty bao gồm các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, một phần của quận Cầu Giấy, Đống Đa, quận Nam Từ Liêm và một số doanh nghiệp, đơn vị nằm cạnh hệ thống truyền tải nước sạch dọc Đại lộ Thăng Long với số lượng là 13 khách hàng.
Công ty CP Nước sạch sông Đà cung cấp nước tới các công ty: Công ty cổ phần Viwaco; Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông; Công ty Ngọc Hải; Công ty TNHH Đồng tiến thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội. Sau khi tiếp nhận nước từ Viwasupco, các công ty nước sạch nói trên mới phân phối tới các khách hàng sử dụng.
Báo cáo thường niên năm 2018 của Viwasupco cũng khẳng định: “90% tổng lượng nước được bán cho 3 khách hàng chính bao gồm Viwaco, Hawaco và Nước sạch Hà Đông”.
Đối với Công ty Viwaco, Công ty Nước sạch sông Đà là nguồn cung cấp nước chính với khoảng 200.000 - 210.000 m3/ngđ. Ngoài lượng nước này, hàng ngày Viwaco tiếp nhận nguồn cấp từ trạm Văn Điển với công suất 5.000 m3/ngđ.
Viwaco quản lí, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 147.000 khách hàng, tại khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, cầu Giấy, Thanh Trì (phía Tây Quốc lộ 1A).
Trong khi đó, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông tiếp nhận khoảng 40.000 - 50.000 m3 nước sạch sông Đà để cung cấp cho khách hàng của mình. Ngoài ra, Công ty Nước sạch Hà Đông sử dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước do chính họ sản xuất với khoảng 80.000 m3/ngđ.
Công ty nước sạch Hà Đông hiện đang quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho khoảng 150.000 khách hàng tại khu vực quận Hà Đông, một phần Nam Từ Liêm, một số xã của huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Ứng Hòa...
Đối với Công ty TNHH Đồng tiến thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội, Công ty Ngọc Hải, đây là những doanh nghiệp tiếp nhận nguồn nước sạch sông Đà để cung cấp cho khu vực nông thôn dọc Đại lộ Thăng Long (các huyện Thạch Thẩt, Quốc Oai, Hoài Đức). Nhu cầu sử dụng nước ở khu vực này trung bình khoảng 30.000 m3/ngđ, vào các đợt nắng nóng có thể tăng 5 - 10%, tương ứng 32.000 m3/ngđ.
Nước sông Đà cũng được phân phối cho khu vực nông thôn dọc Đại lộ Thăng Long ở các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức. Việc cung cấp dịch vụ này do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến Thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội, Công ty Ngọc Hải thực hiện. Sau khi tiếp nhận nước từ Viwasupco, các đơn vị này sẽ phân phối tới hơn 80.000 khách hàng trong khu vực.
Một số khách hàng khác được nhắc tên trong báo cáo thường niên năm 2018 của Viwasupco bao gồm Công ty Cổ phần dịch vụ địa chất, Khu đô thị Bắc An Khánh, Khu đô thị An Khánh-An Thượng, Công ty Viostone, Làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam, Trung tâm thể thao Viettel, Công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại Ngọc Hải, Công ty Bất động sản Xuân Cầu, Đại học Chính trị-Bộ Quốc phòng, Trung tâm hành động bom mìn Việt Nam.
Người dân xếp hàng chờ lấy nước sạch trong đêm này 15/10. |
Theo Viwasupco, trong năm 2018, công ty đã phối hợp với Nước sạch Hà Đông để cấp nước cho Công ty Nước sạch Nam Hà Nội-đơn vị chính thức tiếp nhận lại hệ thống cấp nước của dự án Khu đô thị Thanh Hà.
Về việc phát triển thị trường nêu tại Báo cáo thường niên năm 2018 công ty cho biết, phối hợp với đối tác phân phối hiện tại nghiên cứu phương án cấp nước cho một số xã thuộc huyện Thanh Trì, Đan Phượng và một số dự án khu đô thị quy mô lớn như Green Bay, West Point, VinCity Sportia…
Cấp nước miễn phí 24/24h
Hiện tượng nước sạch sông Đà có mùi lạ xuất hiện từ ngày 10/10 ở nhiều quận ở Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... Hà Nội đã lập đoàn kiểm tra liên ngành đi lấy mẫu nước ở một số điểm của công ty nước sạch sông Đà vào ngày 11/10.
Sáng 15/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, kết quả xét nghiệm xác định mùi lạ trong nước liên quan đến chất Styren, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức bình thường.
Thành phố khuyến cáo người dân không sử dụng nguồn nước này để uống, nấu ăn, đồng thời yêu cầu Công ty CP đầu tư nước sạch sông Đà thau rửa toàn bộ nguồn nước và đề nghị Công ty Nước sạch Hà Nội lên phương án hỗ trợ người dân.
Công ty Nước sạch Hà Nội ra thông báo hỗ trợ cấp nước cho các khu vực dân cư bị ảnh hưởng từ nguồn nước mặt Sông Đà.
Theo đó, Công ty Nước sạch Hà Nội sử dụng tối đa các phương tiện cấp nước bằng xe téc để hỗ trợ cấp nước cho các khu vực nói trên hoàn toàn miễn phí.
Số điện thoại liên hệ: Đồng chí Cương - ĐT: 0904998338; Đồng chí Phương - ĐT: 0906214466
Ngoài ra, Công ty mở cửa 24/24 giờ để người dân chủ động vào lấy nước sạch sử dụng sinh hoạt trong lúc khó khăn tại các nhà máy sản xuất nước sạch cụ thể gồm; Nhà máy nước Hạ Đình (địa chỉ, số 14 Ngõ 192 Phố Hạ Đình); Nhà máy nước Pháp Vân (địa chỉ ngã ba Pháp Vân Cầu Giẽ - Quận Hoàng Mai); Nhà máy nước Mai Dịch (địa chỉ, số 1 Phạm Hùng) và Trạm Cấp Nước Quỳnh Mai (địa chỉ, số 2 Quỳnh Mai).
Hồng Khanh
Xem nhanh nhà máy nước của bà Đỗ Liên
Trả lờiXóa(2).
Triết lý kinh doanh ‘trồng người’ của Shark Đỗ Liên
17:07 - 13/10/2019
Đề cao tính cộng đồng, hướng tới con người trong các dự án và không đề cao lãi lỗ, bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Đỗ Liên) đang cho thấy một hướng đi đậm chất nhân văn và đầy khác biệt.
13.
Trả lờiXóaAi thực sự đứng sau vụ đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà?
Thứ 7, 07:53, 19/10/2019
VOV.VN - Mục đích việc đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà là gì, cần điều tra làm rõ, đúng người đúng tội. Quan trọng nhất là tìm ra kẻ “lạ mặt” nấp sau vụ án.
Chiều 18/10, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh (PC02) thụ lý, điều tra vụ xả trộm chất thải vào nguồn nước cấp cho nhà máy nước sạch sông Đà.