Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

08/12/2018

Lãnh đạo Hiệp hội Chống hàng giả Việt Nam bị nghi vấn dùng bằng giả

Chuyện có thật.

Đang được báo chí chú ý.






Lấy về từ các nơi.

---




(Kiến Thức) - Trưởng Đại học Dược Hà Nội vừa ra văn bản xác nhận không cấp bằng tốt nghiệp đại học ngành Dược năm 2008 cho ông Nguyễn Trọng Khanh (22/1/1983, trú tại Hà Nội). Hiện, ông Khanh là Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP). 
 

Nghi vấn Phó Chủ tịch VATAP dùng bằng giả
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phản ánh tới báo chí việc có người xưng danh là Nguyễn Trọng Khanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), điện thoại mời doanh nghiệp tham dự Hội nghị: “Bảo vệ và phát triển thương hiệu doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập” do VATAP tổ chức ngày 28/9/2018, tại tỉnh Bến Tre. 
Nghi ngờ đây không phải người của VATAP, nhiều doanh nghiệp "tố cáo" đến đại diện VATAP tại TP.HCM.
Lanh dao Hiep hoi Chong hang gia Viet Nam dung bang gia?
Bằng tốt nghiệp của ông Nguyễn Trọng Khanh nghi ngờ là bằng giả? 
Theo xác minh cơ quan chức năng, ông Nguyễn Trọng Khanh (SN 1983) có mở Văn phòng Chi nhánh Công ty Dược mỹ phẩm Việt Nhật tại tầng 1 tòa nhà 88 Bạch Đằng, phường 2 quận Tân Bình, TP.HCM. Ngoài ra, ông Khanh không có hộ khẩu thường trú tại đây.
Theo hồ sơ, ông Nguyễn Trọng Khanh (SN 1983), trú tại Hà Nội. Ông Khanh có bằng Dược sỹ cao cấp hạng Khá, số văn bằng A856341 cấp năm 2008. 
Điều đáng nói, ngày 29/11/2018, Trường Đại học dược Hà Nội đã ra văn bản 698/DHN – ĐT, trả lời về việc xác minh bằng đại học. Tại văn bản này, Trường Đại học Dược Hà Nội khẳng định “không cấp bằng tốt nghiệp Đại học ngành Dược cho ông Nguyễn Trọng Khanh, sinh ngày 22/1/1983”. 
Lanh dao Hiep hoi Chong hang gia Viet Nam dung bang gia?-Hinh-2
 Trường Đại học Dược Hà Nội khẳng định không cấp bằng tốt nghiệp đại học ngành Dược cho ông Nguyễn Trọng Khanh (SN 22/01/1983). 
Trước đó, ngày 7/8/2018, ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch VATAP ký quyết định số 52/QĐ-VATAP bổ nhiệm ông Nguyễn Trọng Khanh, trình độ Đại học, làm Phó chủ tịch VATAP nhiệm kỳ IV (2016 - 2021). 

Lanh dao Hiep hoi Chong hang gia Viet Nam dung bang gia?-Hinh-3
 Tháng 8/2018, ông Nguyễn Trọng Khanh được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch VATAP nhiệm kỳ IV (2016 - 2021).
Theo quyết định số 52, ông Khanh có nhiệm vụ giúp việc cho Chủ tịch Hiệp hội phát triển hội viên, tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn… và phối hợp với các lực lượng thực thi để giải quyết các kiến nghị của hội viên khi thương hiệu bị xâm phạm; Tạo nguồn kinh phí cho Hiệp hội hoạt động.
VATAP từng vinh danh thuốc "chữa" ung thư giả Vinaca
Năm 2017, sau khi sản phẩm thuốc ung thư Vinaca được sản xuất bằng than tre bị cơ quan chức năng phát hiện lừa đảo và bắt giam giám đốc. Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) bị phát giác từng vinh danh thuốc chữa ung thư giả Vinaca gây xôn xao dư luận. 

ông Lê Trọng Anh - quyền Giám đốc Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thương hiệu (Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam), Thường trực ban tổ chức chương trình Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam 2017 (chương trình vinh danh Vinaca) cho biết: "Chương trình công nhận thương hiệu tổ chức hằng năm, từ tháng 1-9.2017, VATAP xét duyệt hồ sơ. Tháng 10.2017, VATAP vinh danh thương hiệu và chỉ có giá trị trong năm 2017. Sau khi vinh danh, nếu đơn vị có sai phạm trong hoạt động thương hiệu, pháp luật, chúng tôi sẽ thu hồi vinh danh này."
Sự việc VATAP vinh danh công ty Vinaca sản xuất thuốc chữa ung thư lừa đảo đã khiến dư luận bức xúc, mất lòng tin vào một đơn vị lẽ ra phải đi đầu trong công tác chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng. 
Sự việc này còn chưa lắng xuống thì VATAP lại dính nghi án lãnh đạo, cụ thể là ông Nguyễn Trọng Khanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) dùng bằng giả càng khiến niềm tin người dân đi xuống. 
Anh Hoàng Đức Hòa (Nam Trung Yên, Hà Nội) bày tỏ: "Chức năng, nhiệm vụ của những hội như hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu phải bảo vệ người tiêu dùng, lên án mạnh mẽ những đơn vị lừa đảo, sản xuất hàng giả. Thế nhưng, những lùm xùm của VATAP khiến người dân mất lòng tin vào các hội như VATAP. Hơn nữa, người đứng đầu VATAP lại dùng bằng giả thì không thể chấp nhận được."
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.
Đinh Hường

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/lanh-dao-hiep-hoi-chong-hang-gia-viet-nam-dung-bang-gia-1154891.html



---

BỔ SUNG



2.

Báo Thương hiệu và Công luận (thuộc VATAP):

https://thuonghieucongluan.com.vn/

BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG VATAP
TOÀ SOẠN: SỐ 12 TT BỘ TƯ PHÁP, PHƯỜNG QUAN HOA, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỔNG BIÊN TẬP: VŨ ĐỨC THUẬN
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO ĐIỆN TỬ SỐ 409/GP-BTTTT CẤP NGÀY 11/08/2016.

1. Phóng viên của tờ báo thuộc hiệp hội chống hàng giả đã tống tiền

Bắt nữ phóng viên tống tiền 100.000 USD

Công an tỉnh Bắc Giang vừa bắt một phụ nữ, là phóng viên báo Thương hiệu và Công luận vì hành vi tống tiền.
Cựu nhà báo Lê Duy Phong xin bỏ lệnh phong tỏa tài khoản hơn 1 tỷ
Thượng tá công an nhận tiền tỷ chạy trường
Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang sáng nay cho biết, cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa bắt giữ một phụ nữ, là phóng viên báo Thương hiệu và Công luận vì hành vi tống tiền.
“Nữ phóng viên này bị bắt chiều 18/12 ở gần khu vực trụ sở của báo Thương hiệu và Công luận tại Hà Nội”, vị này nói.
Bắt nữ phóng viên tống tiền 100.000 USD
Nữ phóng viên Đào Thị Thanh Bình
Thông tin về vụ việc, báo Thương hiệu và Công luận cho hay, phóng viên Đào Thị Thanh Bình bị công an Bắc Giang bắt giữ về hành vi nhận tiền của công ty TNHH LEXSHARE- ICT Việt Nam có trụ sở ở Bắc Giang.
Theo công an tỉnh Bắc Giang, khi bị bắt có người của công ty, phóng viên và một môi giới. Người của công ty đưa tiền cho phóng viên xem rồi yêu cầu phóng viên ký giấy biên nhận. Phóng viên xem tiền, ký giấy rồi đưa tiền cho người môi giới chuyển ra ngoài thì bị công an bắt tại cửa, số tiền kiểm đếm là 70.000 USD.
Trước đó phóng viên Đào Thị Thanh Bình có đề xuất ban biên tập về việc thu thập thông tin viết bài về khu nhà ở của công nhân tại công ty TNHH LEXSHARE. Ban biên tập có viết giấy giới thiệu cho PV đến gặp Công ty, Ban quản lý khu công nghiệp Bắc Giang và UBND tỉnh Bắc Giang để tìm hiểu. Quá trình tác nghiệp phóng viên có báo cáo công việc đang chờ doanh nghiệp trả lời.
Khi vụ việc xảy ra Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, có một môi giới đề xuất 100.000 USD, sau đó phóng viên Bình trực tiếp mặc cả 70.000 USD. Ngày 18/12/2018, công ty cho người giao tiền cho PV Bình thì bị công an Bắc Giang bắt quả tang.

http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/bat-nu-phong-vien-tong-tien-100-000-usd-495476.html?fbclid=IwAR1RngA8wtQQRSdc2rBKnoPKluW6NP6Hz5elCyGQFIRPesGIUE_EeI9J1CQ

3 nhận xét:

  1. Mặc dù dùng bằng giả nhưng ổng chống hàng giả tích cực thì có sao đâu ? Với lại , bây giờ mà moi ra thì nhắm mắt cũng trên 50% bằng giả là ít nhất đấy . Chắc lại ghen ăn tức ở thôi , muốn giành ghế chứ v/đ bằng giả ở ta thì bình thường , đại trà ,lòng vả cũng như lòng sung . Bằng thật mới khó tìm .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, xài bằng giả đi chống hàng giả. Dừng ở câu đầu tiên đã, thấy vui rồi.

      Đọc xuông tiếp thì mếu luôn bác cong tam nguyen ơi !

      Xóa
  2. 1. Phóng viên của tờ báo thuộc hiệp hội chống hàng giả đã tống tiền

    Bắt nữ phóng viên tống tiền 100.000 USD
    19/12/2018 11:53 GMT+7
    - Công an tỉnh Bắc Giang vừa bắt một phụ nữ, là phóng viên báo Thương hiệu và Công luận vì hành vi tống tiền.
    Cựu nhà báo Lê Duy Phong xin bỏ lệnh phong tỏa tài khoản hơn 1 tỷ
    Thượng tá công an nhận tiền tỷ chạy trường
    Lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang sáng nay cho biết, cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa bắt giữ một phụ nữ, là phóng viên báo Thương hiệu và Công luận vì hành vi tống tiền.
    “Nữ phóng viên này bị bắt chiều 18/12 ở gần khu vực trụ sở của báo Thương hiệu và Công luận tại Hà Nội”, vị này nói.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.