Bài của tác giả Cao Minh đăng trên trang Văn hiến của nhóm bác Phạm Việt Long.
---
Thăm thác Bản Giốc và những trăn trở
Thứ Năm, 24/05/2018 11:18 GMT +7
(Vanhien.vn) Người Việt Nam có lẽ ai cũng biết hoặc đã từng nghe đến thác Bản Giốc. Thác Bản Giốc được mệnh danh con thác hùng vĩ nhất, đẹp nhất của Việt Nam.
Thác Bản Giốc cũng là thác lớn thứ 4 trên thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia. Là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á. Đúng vậy, ai đã từng một lần được chiêm ngưỡng thác, nhất khi con thác đầy nước, với những cột nước khổng lồ dội từ trên cao, tung bụi nước trắng xóa xuống dòng sông Quây Sơn mới cảm nhận được hết sự hùng vĩ và vẻ đẹp nên thơ của thác. Ở những thác nước khác thường một hoặc hai tầng nước đổ xuống. Riêng thác Bản Giốc là bốn tầng nước từ núi cao đổ xuống, tầng cuối cùng cao nhất, hơn 30m.
Toàn cảnh dãy nhà, quán xá mà du khách phải đi qua để vào Thác, nếu khu ruộng vào mùa gieo trồng
Vẻ đẹp của thác Bản Giốc đã đi vào những sáng tạo thi ca, hội họa và đặc biệt là nhiếp ảnh. Rất nhiều tác phẩm nhiếp ảnh đẹp đã được sáng tạo từ đây, nhất khi vào mùa lúa chín với những ruộng lúa chín vàng ở tiền cảnh làm nổi bật sự hùng vĩ và thơ mộng của thác ở trung tâm. Điều hiếm có nữa ở thác Bản Giốc, ấy là phía bên trái của thác chính, từ trên cao đổ xuống một màn nước dài hàng chục mét trải khá đều tạo nên bức mành nước lung linh, sống động. Nhiều người đến với thác Bản Giốc nhưng ít ai biết dòng sông Quân Sơn duyên dáng có chiều dài 89 km, bắt nguồn từ các khe suối của huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc chảy vào lãnh thổ Việt Nam dài 49 km và chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, sau đó theo hướng đông nam đến xã Đình Phong rồi đến xã Đàm Thủy nơi có thác Bản Giốc. Tại nơi đây dòng sông trở thành đường biên giới giữa hai quốc gia Việt Nam- Trung Quốc. Sau đó sông Quây Sơn lại chảy về địa phận Trung Quốc.
Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Cách thành phố Cao Bằng hơn 90 km, cách thủ đô Hà Nội gần 400 km. Theo số liệu của sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Cao Bằng mỗi năm có 30.000 người đến tham quan thác. Theo sự phân định biên giới, hiện nay thác Bản Giốc và sông Quây Sơn tại khu vực này nằm trên ranh giới phân định của hai quốc gia. Hai quốc gia đều có quyền khai thác hình ảnh thác Bản Giốc. Hình ảnh thác Bản Giốc nhìn từ địa phận Việt Nam đẹp hơn rất nhiều so với bên Trung Quốc, và người Việt Nam có thể đến tận chân thác.
Thảm hại chiếc cầu vào khu thác Bản Giốc
Điều đáng mừng là ngày 12-4-2018, non nước hùng vĩ và nên thơ của tỉnh Cao Bằng ( trong đó có thác Bản Giốc ) đã được UNESSCO công nhận là: “ Công viên địa chất toàn cầu ”.
Bên cạnh niềm vui được vinh danh Công viên địa chất toàn cầu vẫn còn nhiều trăn trở. Đã hàng chục lần đến với thác Bản Giốc, gần nhất là đầu tháng Tư này, đã chứng kiến hàng đoàn xe khách chở người tham quan từ mọi vùng của đất nước đến đây nhưng cách thức tổ chức và làm du lịch của tỉnh Cao Bằng và ngành Du lịch nước nhà chưa thể vui được
Nhìn toàn cảnh thác Bản Giốc từ trục đường nhựa chạy từ Trùng Khánh lên, không ai có thể nghĩ rằng một thắng cảnh nổi tiếng lại tiêu điều, nhom nhem, nhom nhem... đến vậy. Con dốc chạy xuống bao nhiêu năm nay vẫn thế - một con đường đất đá lổn nhổn. Mọi ô tô, xe máy đến đây đều phải “ chui” vào mấy bãi gửi cũng không ra hồn bãi gửi xe, với dăm bẩy cây cọc cắm và vài tấm vải nhựa che phủ phất phơ, tơi tả trong nắng mưa. Du khách ngoài tiền gửi phương tiện phải mất tiền phí tham quan để đi qua những đâu? Qua một cây cầu nhỏ bắc qua con suối nhỏ được làm bằng tre, gỗ hỗn hợp chẳng mang dáng vẻ gì của một cây cầu đi vào khu thắng cảnh, nó như một đoạn cầu của xóm này bắc sang xóm kia. Phải rất vất vả, người ta mới ngẩng mặt được để nhìn thấy con thác đang ở trước mắt.
Tưởng như đến đây du khách đã gác sang bên những ưu phiền để tha hồ mà thưởng ngoạn vẻ đẹp quốc gia mà phải mất công sức, đi hàng trăm, hàng nghìn cây số mới đến được… Nhưng thật cám cảnh khi cả một không gian rộng mênh mông thỏa sức ngắm nhìn, chiêm ngưỡng và chụp ảnh lưu lại những hình ảnh quý hiếm, đẹp đẽ nơi đây; đập vào mắt lại những cảnh khó chịu. Có mấy cây to vừa tạo bóng mát, vừa điểm xuyết thêm cho cảnh quan thì đã bị người dân chiếm dụng làm quán nước che chắn nham nhở, làm chỗ trải chiếu thu tiền.
Du khách muốn vào khu vực gần chân thác ( đến đây ai cũng phải vào để chiêm ngưỡng và chụp ảnh gần hơn ) đều phải đi trên con đường đất lởm chởm có mấy cây cầu con bắc ngang những nhánh suối nhỏ. Đó là những tấm ván gỗ được đặt tùy tiện trên mấy cọc cây rừng làm trụ đỡ. Tay vịn là mấy cây tre chằng buộc một cách cẩu thả, mất mỹ quan còn thua xa cầu bắc qua lạch của người dân tự dựng…Một con đường nhỏ uốn lượn vào khu vực sát thác đẹp như thế, qua mấy nhánh suối nhỏ đẹp như thế…Đúng là thiên nhiên ban tặng cho nơi đây để tôn thêm vẻ trữ tình của thắng cảnh. Vậy mà, con đường thì mấp mô, lổn nhổn đoạn phình to, đoạn thắt nhỏ…Nghĩ thật cám cảnh cho cách thức làm du lịch nơi đây…
Không thể hiểu nổi bao nhiêu năm nay tỉnh Cao Bằng, ngành Du lịch đã đầu tư bao nhiêu vào đây. Công ty du lịch đang quản lý, khai thác thắng cảnh này thu tiền để làm những gì, khi một thắng cảnh quốc gia mà đến nơi mới tận mắt chứng kiến sự bất cập thế này… Nên nơi đây chưa thu hút được du khách nước ngoài.
Chúng ta đang phấn đấu tới năm 2020, ngành Du Lịch phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Non nước tỉnh Cao Bằng vừa được UNESSCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu trong tháng Tư vừa rồi. Mọi điều kiện để làm đẹp nhằm thu hút khách ở những địa danh, thắng cảnh…đã quá đầy đủ. Mong rằng những địa phương có cảnh quan được thiên nhiên ban tặng đừng làm hỏng hình ảnh con người đất nước Việt Nam.
Con đường chính để vào Thác
Muốn vào Thác, du khách phải chui qua dãy nhà này
Lối chui ra khỏi dãy nhà và địa hình lổn nhổn như như bãi bom mìn thời chiến tranh...
Cây cổ thụ bóng mát, tôn vẻ đẹp của khu thác đã bị chiếm làm quán nước với sự che chắn quá bẩn mắt...
Một cây cổ thụ nữa bị chiếm làm chỗ trải chiếu thu tiền
Con đường và cây cầu tre, gỗ lổn nhổn " Đẹp nhất thế giới" dẫn vào chân Thác
Một sự xấu hổ thảm hại cho Danh thắng, cho cung cách làm du lịch của những cơ quan có trách nhiệm
Toàn cảnh bãi gửi ô tô, xe máy vào tham quan Thác Bản Giốc.
Hà Nội, 10-5-2018
http://vanhien.vn/news/tham-thac-ban-gioc-va-nhung-tran-tro-61843
Tạp chí điện tử Văn Hiến Việt Nam
Tổng biên tập: TS. Phạm Việt Long
Phó tổng biên tập: Nhà báo Vũ Xuân Bân
Giấy phép số: 1900/ GP- BTTTT cấp ngày 15/11/2011;
Địa chỉ: Số 9 ngõ 26, phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội – ĐT: 04 3511 28 50
Chủ Nhiệm: GS Hoàng Chương
Hội đồng biên tập: GS.TSKH Phan Đăng Nhật, GS NSND Trần Bảng, GSVS Hỗ Sĩ Vịnh, NB Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND. TS. Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh, TS. Đoàn Thị Tình, GSTS. Nguyễn Thuyết Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ
Vui lòng ghi rõ tên tác giả và nguồn vanhien.vn khi sử dụng lại thông tin trên vanhien.vn
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Văn nghệ Thứ Bảy : sáng tạo ở vùng biên viễn, lễ hội Thác Bản Giốc lần thứ nhất
- Câu chuyện thác Bản Giốc - 7 (về 15.000km2 trong tư liệu của Ngân hàng Thế giới)
- Thác Bản Giốc : Khánh thành chùa, rồi là khai trương khu nghỉ dưỡng
- Bên dòng thác kia, sắp có ngôi chùa mới Phật Tích Trúc Lâm
- Câu chuyện thác Bản Giốc - 6 (chuẩn bị khánh thành chùa Phật Tích Trúc Lâm, và khu nghỉ dưỡng)
- Câu chuyện thác Bản Giốc - 7 (về 15.000km2 trong tư liệu của Ngân hàng Thế giới)
- Thác Bản Giốc : Khánh thành chùa, rồi là khai trương khu nghỉ dưỡng
- Bên dòng thác kia, sắp có ngôi chùa mới Phật Tích Trúc Lâm
- Câu chuyện thác Bản Giốc - 6 (chuẩn bị khánh thành chùa Phật Tích Trúc Lâm, và khu nghỉ dưỡng)
- Bản Giốc chờ ngày cất cánh (bài nhóm Đỗ Hùng, 2011)
- Câu chuyện thác Bản Giốc - 3 (bài nói của Trần Công Trục, 2013)
- Câu chuyện thác Bản Giốc - 3 (bài nói của Trần Công Trục, 2013)
- Câu chuyện thác Bản Giốc - 2 (bài Mai Thái Lĩnh 2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.