Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : nét chữ của đại quan nhà Nguyễn hồi đầu thế kỉ 20

Ở đây, là hai vị Trần Tán Bình và Cao Xuân Dục. Đều liên quan tới Mẫu Liễu. Đều có sự trùng hợp liên quan, ở những thời điểm khác nhau, đến không ngờ.

1. Về Trần Tán Bình (nhân vật Đông Kinh nghĩa thục, và là cha ruột của nhà phóng sự nổi danh Trọng Lang thời 1930-1954 - tên thật là Trần Tán Cửu) thì đã đưa nét bút của ông từ trước rồi. Xem ở đây ở đây.

Đó là năm 1922, tại Hà Nội.

Đại khái chữ của cụ Nhụ Hoàng như sau:


2. Hôm nay, đang khi đặt bút tới Cao Xuân Dục trong bản ghi của vị đại quan này vào thời Thành Thái (năm 1901) về Mẫu Liễu ở Phủ Giầy, thì một người bạn lâu năm gửi cho tham khảo nét bút của cụ thời Khải Định (năm 1917 và 1920). Tự nhiên trùng hợp như vậy.

Thời điểm là cách nhau tới khoảng 20 năm, từ 1901 đến 1917 và 1920. Đủ biến một tráng niên thành một trung niên, hoặc một trung niên thành một lão niên.

 Đại khái nét bút của cụ Long Cương họ Cao hồi năm 1917 là như sau:


Bình dị và chân phương.


3. Mình thích chữ của cụ Nhụ Hoàng hơn.

Sau 100 năm, Việt Nam không còn ai chữ tốt được như cụ Nhụ Hoàng và những người cùng thời với cụ.

Nét chữ quả là nét người. Xem thủ bút của cụ Phan Sào Nam, cụ Phan Tây Hồ, hay cụ Nhụ Hoàng mà kính ngưỡng cổ nhân. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.