Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

14/06/2017

Hồi ức về thời hầu thánh từ "cấm đoán" bắt đầu được "tự do" (ghi chép của một người làm điện ảnh)

Đó là khoảng giữa những năm 1980. Tính vào giai đoạn đêm trước của Đổi Mới, như đã luận bàn nhiều năm nay trên blog này.

Tác giả chỉ ghi theo trí nhớ, nên có thể một số điểm chi tiết là chưa chính xác hoàn toàn.

Lấy nguyên về từ Fb của ông (một nhà làm điện ảnh mà tôi chưa từng biết).

Tôi biết đến Fb của ông, và ghi chép dưới đây, là do một người bạn vừa nhắn tin giới thiệu cho.

Ghi chép của ông là vào cuối tháng 12 năm 2016, khi "hầu thánh" (gọi tắt) mới được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (xem sự kiện đó ở đây).

Mong ông chia sẻ nhiều hơn (nhất là bằng hình ảnh, phim ảnh) về thời kì đêm trước của Đổi Mới này. Ví dụ, bằng hình ảnh, chúng ta có thể thấy được bên trong chính điện Đền Hùng năm 1985 như sau (ở đây, ảnh của Nguyễn Văn Kự).



---

"

Cuong Pham

Một sinh hoạt văn hoá dân gian (Folklore) đặc sắc như vậy mà một thời từng bị vùi dập tơi tả bởi những cái đầu tăm tối vì cho rằng hầu đồng là hoạt động mê tín dị đoan. Là tàn dư của chế độ thực dân phong kiến để lại cần phải triệt phá tận gốc.
- Nhớ lại, năm 1986 tôi bắt tay vào làm bộ phim Làng Tranh Đông Hồ. Người dẫn chúng tôi đi quay dọc các làng quê Thuận Thành Kinh Bắc hồi đó là chú em Thuận nhân viên Phòng Văn hóa Huyện Thuận Thành. Cả một vùng đất ca dao nổi tiếng như thế mà giờ đây tàn tạ bi ai bởi biết bao đền thờ mẫu lớn nhỏ ở Song Hồ, Song Liễu, Thanh Khương, Trạm Lộ, Trí Quả, Đình Tổ, Gia Đông, Hà Mãn, Hoài Thượng, Mão Điền... đều bị triệt hạ không thương tiếc. Tôn tượng Mẫu Liễu linh thiêng là thế mà bị tịch thu xếp vào xe cải tiến đem đi đốt bỏ hay chất vào các kho phân đạm, xi măng của HTX nông nghiệp.
- Trước đó vào năm 1982, theo chân bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, tôi may mắn được ông Đồng Thịnh cho phép quay những món cẩn chạm sơn son thếp vàng qúi giá ở Đền Hàng Quạt Hà Nội (Phim "Tranh Sơn Mài" của đạo diễn Lương Đức). Ông Thịnh mua rẻ được khá nhiều cổ vật trong các đợt ra quân "bài trừ mê tín dị đoan" trên Miền Bắc từ thập niên 1960-1970. Trong đó có cả những sập sơn mài dùng cho việc lên đồng mà ông Tạ Đình Đề đã từng sở hữu.
- Năm sau, 1983, Hội Gióng (9/4/âm) lần đầu tiên được khôi phục sau 37 năm gián đoạn. Sự thành công của lễ hội nếu không có sự hỗ trợ của những mạnh thường quân nổi tiếng và có thực lực như ông Đồng Thịnh (Đền Dâu - Hàng Quạt Hà Nội) thì khó mà tựu thành. Là quay phim chính của bộ phim màu nhựa 35mm do đạo diễn Lê Quốc và cố vấn KH là GS Đinh Gia Khánh (Viện Văn hóa dân gian) chủ trì tôi như được tắm mình trong một diễn xướng văn hóa dân gian lâu đời ở nơi Đền Gióng (mang đậm tín ngưỡng thờ mẫu) mà bấy nay ngủ yên.
- Năm 1992, tôi mới thực sự được "giáp mặt" hình tượng MẪU ở các đền Bà Tấm (Ỷ Lan ở Dương Xá, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.) và Phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh linh thiêng. Từ chỗ coi Đền và Phủ chỉ là truyền bá mê tín dị đoan mê hoặc và ru ngủ nhân dân. Nay để vào được những Ban Khánh tiết của các đền mẫu đều phải là cổ cánh hẩu trong cấp ủy ở địa phương. Đó là thành quả của công cuộc “Đổi Mới” hay do sức quyến rũ của những hòm (công đức) tiền đầy ắp trong những ngày khách thập phương trẩy lễ hội đầu xuân và mỗi cuối tuần… là tùy cái nhìn của mỗi người?!

"
https://www.facebook.com/vanph.vanpham/posts/684876068338963




Ảnh lấy về từ Fb Cuong Pham


---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:












Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 10  (tổng quát về Đại hội VI)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 8 (năm 1987, 1 USD bằng bao nhiêu VND ?)

Một bài viết của cụ Vũ Khiêu chào mừng đồng chí Gooc-ba-chốp (1986)

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (một cuốn sách xuất bản năm 1984 mang tên Lê Duẩn)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5  (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004) 
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh) 


 


1 nhận xét:

  1. Quả thực có một thời ta quá ấu trĩ.Ai bảo nước ta khổ từ khi ta chưa có mặt.Có ai dạy ta biết làm kinh tế,thế nào là làm giàu tử tế...Chẳng ai dạy ta cái gì cả.Lớn lên chỉ có người dạy cầm súng và cầm cày.Đói truyền từ đời này sang đời khác.Nhưng dẫu sao bù lại chúng ta đã thanh bình.Đất nước thu về một mối.Những công cuộc này là mơ ước của nhiều quốc gia,là mơ ước bao đời của các sỹ phu chống xâm lăng.Chê bai vạch ra những ấu trĩ,những sai lầm vào lúc cơm ngon,canh ngọt bây giờ khác nào trẻ trâu ngày xưa đào giun câu cá,khác nào trẻ con cởi truồng khi đã lớn tồng ngồng.Mà nói thật khối anh bây giờ chê bai,chứ lúc đó cũng khôn không bằng con chó.Mặt bằng nó thế,thông tin có thế,ai giỏi bây giờ hiến kế dâng mưu,cho dân giàu nước mạnh,cho ta khỏi sợ thằng Tàu,sợ thằng Mỹ thì dân an nam tôn làm bậc thánh.Đừng cứ như Chí phèo chửi đổng,chẳng ai thèm nghe.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.