Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

10/11/2016

ông Nam Chôm nói về ông Đồ Nam Trump, từ năm 2010

Tạm gọi ông Donal Trump, từ nay, theo dạng tiếng Việt là "Đồ Nam Trump". Cũng có chỗ gọi ông là "Đỗ Nam Trâm" hoặc "Đô Năm Trăm". Ở đây, dùng chữ "Đồ Nam".

Từ năm 2010, Đồ Nam Trump đã gợi hứng thú lớn cho nhà ngôn ngữ ngữ học kiêm bình luận gia chính trị Noam Chomsky (tên tiếng Việt tạm thời là Nam Chôm).

Bài đã lên từ 1/11/2016, tức trước chung kết bầu cử khoảng một tuần.


Dưới là chép nguyên về.



---







01/11/2016
1268 từ
 Mức trung cấp

Hướng dẫn xem song ngữ:
- Tra nghĩa từ: nhấp đôi chuột (double click) vào từ cần dịch nghĩa ⇒nhấp vào dấu hỏi.
- Tra nghĩa đoạn: nhấp chuột (click) vào đoạn cần dịch nghĩa.
Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump 6 năm về trước (năm 2010)
Trả lời phỏng vấn với Chris Hedges năm 2010, nhà ngữ học vừa là một trí thức bất đồng chính kiến nổi tiếng thế giới, nhận xét rằng ông “chưa bao giờ thấy bất cứ một điều gì như thế này.”
Bằng từ thế này, ông muốn nói tình trạng xã hội Mỹ hiện nay, so với thời ông sinh ra và lớn lên – những năm Khủng hoảng kinh tế 1930 – và so với tình trạng xáo trộn tại châu Âu trong cùng thời kỳ.
“Tình trạng này rất giống những năm cuối của Cộng hòa Weimar (Đức),” Chomsky nói. “Những điểm tương đồng thật rõ nét. Dân Đức cũng rất thất vọng với chế độ nghị viện của họ. Sự kiện nổi bật nhất về Cộng hòa Weimar không nằm ở chỗ Đảng Quốc xã đã tiêu diệt được Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Cộng sản nhưng ở chỗ các đảng truyền thống, tức Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do, bị dân chúng oán ghét, phải biến mất. Sự kiện này đã để lại một khoảng trống chính trị mà Đảng Quốc xã đã chiếm lấy một cách khôn khéo, thông minh.”
Qua nhiều thập niên, Chomsky liên tục cảnh báo về bước ngoặt hữu khuynh của Đảng Dân chủ. Đảng này, trong một nỗ lực nhằm thắng cử, đã sao chép nhiều mảng lớn trong chương trình nghị sự của Đảng Cộng hòa và từ bỏ chủ nghĩa tự do bình đẳng [liberalism], một đường lối đã mang lại cho chúng ta Chương trình New Deal [kinh tế xã hội mới] và về sau, Chương trình Great Society [Đại Xã hội] của Lyndon Johnson.
“Các chính trị gia tự tách rời khỏi yêu cầu của dân chúng và lừa bịp họ để thăng tiến, đang lúng túng chứng kiến sự trỗi dậy của Trump. Nhưng Trump, như cuộc phỏng vấn đầy tiên tri của Chompsky chứng minh, là một sự kiện tất yếu.”
Đường lối mới được coi là khuôn vàng thước ngọc bởi Bill Clinton, người đã đắc thắng tuyên bố rằng “kỷ nguyên của Chính phủ bao biện [big government] đã cáo chung.” [Big government là một từ thường được phe Cộng hòa Bảo thủ dùng để chỉ chính phủ hay khu vực công quyền quá rộng lớn và can thiệp quá nhiều vào các lãnh vực chính sách công cộng hoặc khu vực tư – dịch giả.]
Với tuyên bố này, Clinton mang lại một thời đại mới cho Đảng Dân chủ (cái gọi là Tân Dân chủ), bỏ rơi giai cấp công nhân và tạo quan hệ hữu hảo với giới lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và các nhà tài phiệt Wall Street; nhiều người trong số đó về sau đã giữ những chức vụ then chốt trong Chính quyền Clinton, và nhiều người tái xuất hiện trong các nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.
Xu thế triết lý của những chính khách Tân dân chủ này được Charles Peters tóm tắt khéo nhất trong “Một Tuyên ngôn Tân tự do bình đẳng,” trong đó ông định nghĩa chủ nghĩa tự do bình đẳng mới [neoliberalism] là một ý thức hệ hoàn hảo đối với những người “không còn đương nhiên ủng hộ các công đoàn và một chính phủ bao biện hay chống lại giới quân sự và các đại công ty.” Từ khi Peters soạn bản tuyên ngôn đến nay, Đảng Dân chủ đã vượt khỏi giới hạn lập trường có vẻ trung lập này khá xa.
Về phần mình, Bill Clinton hủy bỏ welfare (trợ cấp tài chánh cho người nghèo), giảm bớt luật lệ điều tiết giới tài chánh Wall Street, làm tồi tệ thêm tình trạng khủng hoảng nhà tù vì gia tăng dân số tội phạm bị giam giữ, và ký thành luật Hiệp ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), một hiệp đồng sâu rộng gây thiệt hại cho hàng triệu công nhân Mỹ, Mexico, và nhiều nơi khác.
Ngày nay, Tổng thống Obama, cùng với các đảng viên Cộng hòa trong Quốc Hội, đang xông xáo vận động cho cái gọi là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương [TPP], một thương ước bị các nhà phê bình gọi là “NAFTA khổng lồ” [NAFTA on steroids]. Thỏa hiệp này, nếu được Quốc Hội thông qua, sẽ bao gồm 40% GDP toàn cầu và ban cho các đại công ty một quyền lực chưa từng có.
Mặc dù Tổng thống Obama có đưa ra các hứa hẹn về tính minh bạch, nhưng dân chúng phải dựa vào các thông tin rò rỉ để thu thập các chi tiết cụ thể về thỏa hiệp này – và, căn cứ trên những thông tin chúng ta có được, hiệp định TPP là một thảm họa cho công nhân [Mỹ] và môi trường và, không đáng ngạc nhiên chút nào, nó là một ân huệ lớn cho các tập đoàn kinh tế đa quốc.
Tắt một câu, Đảng Dân chủ đã nhanh chóng bỏ rơi giai cấp công nhân, thường lấy “cớ là họ cần đến ủng hộ viên giàu có để nắm được thắng lợi,” như một bài bình luận gần đây trên New York Times nêu ra.
Trong khi đó, theo nhận xét của Chomsky, phe Cộng hòa, “cam kết phục vụ” lợi ích của giới giàu và của đảng mình, và với xu thế chủ chiến và bác bỏ khoa học khí hậu, “là một đe dọa cho loài người.”
Vì thế chúng ta đang đối diện với một chế độ chính trị gần như chỉ phục vụ nhu cầu của giới giàu được tổ chức thành hệ thống [organized wealth] khiến người lao động bồn chồn lo lắng về tương lai, và, như chúng ta đã và đang chứng kiến, là họ rất phẫn nộ. Tự cơ bản, giới chóp bu chính trị – của cả hai đảng – đã tạo một khoảng chân không mà một kẻ mị dân to mồm và có sức thu hút quần chúng có thể luồn lách vào.
Như Chomsky nhận xét trong cuộc trao đổi quan điểm với Hedges, “Hoa Kỳ cực kỳ may mắn ở chỗ chưa có một nhân vật vừa thành thật vừa có sức hấp dẫn quần chúng xuất hiện. Mọi nhân vật có sức hấp dẫn rốt cuộc đã hiện nguyên hình là một tên đại bịp để tự hủy, như McCarthy hay Nixon hay các nhà truyền giáo mà mọi người đã biết. Nếu có một nhân vật nào đó vừa thành thật vừa có sức thu hút quần chúng xuất hiện, thì nước này sẽ ở trong tình trạng rất đáng lo ngại vì người dân bức xúc, thất vọng, và không được đáp ứng bằng một giải pháp triệt để.”
Đấy là năm 2010, [khi Chomsky trả lời phỏng vấn]. Bây giờ là năm 2016, khi chúng ta có Donald J. Trump, ứng viên giả định của Đảng Cộng hòa.
Tất nhiên, Trump không “thành thật” trong bất cứ định nghĩa nào của từ này, nhưng những người ủng hộ Trump tin rằng ông dám “nói lên sự thật mà không nương nể” (tells it like it is). Họ coi ông như một người thật sự nói thẳng, một người không ngại xúc phạm các nhóm thiểu số.
Để kiếm phiếu, Trump khai thác những nỗi lo sợ và căm phẫn của các thành phần trong giai cấp lao động da trắng, những người trước đây ủng hộ Đảng Cộng hòa nhưng bây giờ lại coi đảng này như một nơi tập hợp giới quan liêu đã bán đứng họ.
Trump, họ tin tưởng, khác hẳn với giới quyền lực của đảng. Họ cho rằng Trump không bị mua chuộc; ông dùng tiền túi của mình để vận động tranh cử, số tiền được tích lũy bằng khả năng giao dịch phi thường. Ông là người ở ngoài giới quyền lực; ông sẽ chọi lại giới lãnh đạo cổ hủ. Và trên hết, ông thẳng thắn nói lên sự thật về các nhóm mà họ coi là kẻ thù đích thực – kẻ thù này không phải là những tỉ phú như Trump, mà là dân nhập cư bất hợp pháp và người Hồi giáo.
“Người dân sẽ nghĩ gì nếu có người nói với họ, ‘tôi đã tìm ra câu trả lời, chúng ta có một kẻ thù’?” Chompsky đặt câu hỏi. Tại Đức, ông nói thêm, “đó là người Do Thái. Ở đây sẽ là dân nhập cư bất hợp pháp và người da đen. Họ sẽ nói với chúng ta rằng đàn ông da trắng là một thiểu số bị đàn áp.”
Nghe có quen thuộc không?
“Chúng ta sẽ được nhắc nhở rằng chúng ta phải bảo vệ chính mình và danh dự quốc gia,” Chomsky nói tiếp. “Quân đội sẽ được đề cao. Nhiều người sẽ bị lôi ra đánh đập. Điều này có thể trở thành một lực khống chế không ai cưỡng lại được.”
Như Matt Taibbi nhận xét, nước Mỹ, cụ thể là giới chính trị chóp bu của Mỹ, “đã giúp Trump trở thành một ứng viên không ai cản nổi.”
Các chính trị gia tự tách rời khỏi yêu cầu của dân chúng và lừa bịp họ để thăng tiến, đang lúng túng chứng kiến sự trỗi dậy của Trump. Nhưng Trump, như cuộc phỏng vấn đầy tiên tri của Chompsky cho thấy, là một hiện tượng tất yếu.
“Tâm trạng chung của cả nước là rất đáng sợ hãi,” Chomsky kết luận. “Cao điểm của sự giận dữ, thất vọng và thù ghét các cơ chế chính phủ không được vận dụng một cách xây dựng. Nó đang bùng nổ thành những hoang tưởng chính trị đầy tính tự hủy.”
Trump là hiện thân của sự hoang tưởng ấy: ông là sự giận dữ, là chiếc búa mà các người ủng hộ ông hi vọng có thể dùng để đập nát các cơ chế của Mỹ hiện nay và đưa nước Mỹ trở về một quá khứ huyền thoại đầy hoan lạc.
Tầng lớp chính trị Mỹ không chỉ chao đảo dưới sức nặng của hiện tượng Trump; những thất bại của giai cấp này đã tạo ra nhân vật này, và giới quyền lực bây giờ phải đứng trước một lựa chọn. Hoặc là họ sẽ giải quyết các quan tâm chính đáng của những người dân đang bị chủ nghĩa dân túy giả hiệu [fake populism] của Trump thu hút – từ việc chỉ trích các hiệp ước thương mại thảm bại đến việc bày tỏ sự khinh khi đối với giới tinh anh đối ngoại Mỹ – hoặc là họ đành phải chấp nhận sự thật là Đảng Cộng hòa hiện nay là đảng của Donald Trump, người dám nói huỵch toẹt những gì mà đảng viên Cộng hòa chỉ nói bằng ngôn ngữ được mã hóa qua hàng chục năm nay.
Thay vì cố gắng giải quyết các quan tâm của dân chúng, giới quyền lực của đảng [the establishment] đang ra sức “huấn luyện” Trump, và trong tiến trình này họ đang sát cánh với nhau, chứng minh một cách chính xác luận điểm mà Trump đã khai thác thành công: Rằng chính trị Mỹ chỉ là một cuộc tranh đấu để duy trì sự tùng phục ý thức hệ [ideological conformity] và sự đoàn kết của đảng, chứ không phải là một cuộc tranh đấu cho phúc lợi chung của quốc gia.
Giờ đây, Trump đã là một ứng viên giả định của Đảng Cộng hòa. Và những hệ lụy cho tương lai, nếu ông đắc thắng trong cuộc tổng tuyển cử, là rất u ám.
Chomsky ngại đưa ra những tiên đoán cho biết một Tổng thống Trump sẽ như thế nào, nhưng, ông nói, “có một người với tính khí hoang dã đặt ngón tay lên nút bấm hạt nhân có thể hủy diệt cả thế giới hoặc làm những quyết định với ảnh hưởng cực kỳ to lớn là một viễn ảnh hết sức ghê rợn.”
Còn rất nhiều điều để nói về Trump – và về tình hình chính trị Mỹ nói chung. Nhưng chúng ta không thể nói là chúng ta không được ai cảnh báo trước.

Dịch bởi: Trần Ngọc Cư
Noam Chomsky Predicted the Rise of Trump Six Years Ago
In an interview with Chris Hedges in 2010, Noam Chomsky, the world-renowned linguist and dissident intellectual, remarked that he has "never seen anything like this."
By this, he meant the state of American society, relative to the time in which he was raised — the Depression years — and to the tumultuous state of Europe during that same period.
"It is very similar to late Weimar Germany," Chomsky said. "The parallels are striking. There was also tremendous disillusionment with the parliamentary system. The most striking fact about Weimar was not that the Nazis managed to destroy the Social Democrats and the Communists but that the traditional parties, the Conservative and Liberal parties, were hated and disappeared. It left a vacuum which the Nazis very cleverly and intelligently managed to take over."
For decades, Chomsky has warned of the right turn of the Democratic Party, which has, in an effort to win elections, adopted large swaths of the Republican platform and abandoned the form of liberalism that gave us the New Deal and, later, Lyndon Johnson's Great Society.
"Trump has been viewed with bewilderment by politicians who have divorced themselves from the needs of the people and who have sold them false goods to get ahead. But Trump, as Chomsky's prescient interview demonstrates, was inevitable."
This new approach was canonized by Bill Clinton, who triumphantly declared that the "era of big government is over."
With this declaration, Clinton ushered in a new era of the Democratic Party (the so-called New Democrats), which left behind the working class and cultivated amiable relationships with corporate executives and Wall Street financiers; many of them would eventually occupy key positions in Clinton's government, and many of them emerged once more during the presidency of Barack Obama.
The philosophical bent of the New Democrats was best summarized by Charles Peters in "A Neoliberal Manifesto," in which he defines neoliberalism as an ideology perfect for those who "no longer automatically favor unions and big government or oppose the military and big business." Democrats, since Peters penned his manifesto, have far exceeded the bounds of this seemingly neutral stance.
Bill Clinton, for his part, destroyed welfare, deregulated Wall Street, worsened the growing mass incarceration crisis, and signed into law the North American Free Trade Agreement, a sweeping deal that harmed millions of workers, in the United States, Mexico, and elsewhere.
Today, President Obama, in partnership with congressional Republicans, is lobbying aggressively for the so-called Trans-Pacific Partnership, which has been deemed by critics "NAFTA on steroids." The agreement, if made the law of the land, will encompass 40% of global GDP and will grant massive companies unprecedented power.
Despite President Obama's promises of transparency, the public has been forced to rely on leaked information to glean any specifics about the deal — and, based on the information we have, the agreement is a disaster for workers and the environment and, unsurprisingly, a boon for multinational corporations.
Democrats, in short, have left the working class in the dust, often using "the excuse," as a recent New York Times editorial put it, "that they need big-money backers to succeed."
Republicans, meanwhile, as Chomsky has observed, are "dedicated with utter servility" to the interests of the wealthy, and their party, with its longing for war and denial of climate science, "is a danger to the human species."
So we are faced with a political system largely devoted to the needs of organized wealth, which leaves working people anxious, worried about the future, and, as we have seen, very angry. In essence, political elites — on both sides — have created a vacuum into which a charismatic and loudmouthed demagogue can emerge.
As Chomsky noted in his interview with Hedges, "The United States is extremely lucky that no honest, charismatic figure has arisen. Every charismatic figure is such an obvious crook that he destroys himself, like McCarthy or Nixon or the evangelist preachers. If somebody comes along who is charismatic and honest this country is in real trouble because of the frustration, disillusionment, the justified anger and the absence of any coherent response."
That was in 2010. Now, in 2016, we have Donald J. Trump, the presumptive nominee of the Republican Party.
Trump is, of course, not "honest" in any meaningful definition of the word, but his supporters believe that he "tells it like it is." They view him as a no-nonsense straight-talker, a man not confined by the limits of political correctness.
To garner votes, Trump has tapped into the fears and animosities of members of the white working class who previously backed Republicans but now view the party as a collection of bureaucrats who have sold them out.
Trump, they believe, is different. He isn't bought, they say; he uses his own money, accrued by his uncanny deal-making abilities. He's an outsider; he'll stand up to the stuffy elite. And he, above all, speaks the truth about who they perceive as the real enemies — not billionaires like Trump, but illegal immigrants and Muslims.
"What are people supposed to think if someone says 'I have got an answer, we have an enemy'?" Chomsky asked. In Germany, he added, "it was the Jews. Here it will be the illegal immigrants and the blacks. We will be told that white males are a persecuted minority."
Sound familiar?
"We will be told we have to defend ourselves and the honor of the nation," Chomsky continued. "Military force will be exalted. People will be beaten up. This could become an overwhelming force."
As Matt Taibbi has observed, America, specifically America's political elite, "made Trump unstoppable."
Trump has been viewed with bewilderment by politicians who have divorced themselves from the needs of the people and who have sold them false goods to get ahead. But Trump, as Chomsky's prescient interview demonstrates, was inevitable.
"The mood of the country is frightening," Chomsky concluded. "The level of anger, frustration and hatred of institutions is not organized in a constructive way. It is going off into self-destructive fantasies."
Trump embodies the fantasy: He is the anger, the hammer with which his supporters hope to smash America's institutions and take America back to a mythical, blissful past.
America's political class has not simply faltered under the weight of the Trump phenomenon; its failures created him, and the establishment is now faced with a choice. It will either address the legitimate concerns of the people who are attracted to Trump's fake populism — from his critiques of disastrous trade deals to his contempt for America's foreign policy elite — or it will resign itself to the fact that the Republican Party is now the party of Donald Trump, who says out loud what Republicans have been saying in code for decades.
Rather than attempting to do the former, the establishment is doing their best to "train" Trump, and in doing so they are falling in line, demonstrating precisely the point that Trump has been so successful in exploiting: That American politics is merely a struggle for ideological conformity and party unity, not a struggle for the general welfare of the nation.
Now, Trump is the presumptive nominee of the Republican Party. And the implications, should he emerge from the general election victorious, are grim.
Chomsky has hesitated to put forward any predictions of what a Trump presidency may look like, but, he has said, "to have somebody who's kind of a wild man with his finger on the button that could destroy the world or make decisions with enormous influence is an extremely frightening prospect."
There is much more to be said about Trump — and about the state of American politics broadly. But we can't say we weren't warned.
Source: Jake Johnson (alternet.org)
 http://cep.com.vn/noam-chomsky-da-tien-doan-su-troi-day-cua-donald-trump6-nam-ve-truoc-nam-2010-4148.html








---

BỔ SUNG





2.





Tuy đếm phiếu chưa xong hẳn, nhưng số phiếu dân bầu (popular vote) cho Clinton hơn cho Trump và dự đoán cho thấy là Clinton sẽ vượt Trump khoảng 1% số phiếu (http://www.nytimes.com/elections/forecast/president). Trump thắng cử nhờ thắng xít xao (dưới 1.5% số phiếu) ở những tiểu bang "chiến trường Florida, Pennsylvania, Wisconsin, trong khi phiếu cho Clinton bị "phí" ở những bang theo đảng DC mạnh như California, như đã giải thích.
Những người ủng hộ Trump, như vậy, vẫn chỉ là thiểu số. Nhiều người ủng hộ Trump hãy còn tin lời ông ta rằng những polls thăm dò ý kiến trước bầu cử bị "rigged", ngụy tạo, bênh Clinton. Thực ra những polls đó phần lớn tiên đoán Clinton sẽ thắng số phiếu bầu của dân khoảng 3%, với sai số cũng 3%, nên kết quả 1% cho Clinton là không quá ngạc nhiên. Kết quả ở các tiểu bang "chiến trường" cũng nằm trong sai số đó, ngoại trừ Wisconsin tiên đoán Clinton thắng 6% nhưng lại vào tay Trump 0.9%. Ngoài ra, kỳ này nhiều cử tri CH ngần ngại không muốn bầu cho Trump nên để đến ngày cuối mới quyết định, trong khi các polls thăm dò ý kiến từ nhiều ngày trước (xem polls ở http://www.realclearpolitics.com/).
Năm 2000 ứng cử viên Gore (DC) cũng thắng phiếu của dân nhưng vẫn thất cử, GW Bush trở thành TT và dẫn nước Mỹ vào vũng lầy chiến tranh Iraq và khủng hoảng tài chính 2008. Clinton sẽ là người thứ 5 trong lịch sử rơi vào trường hợp này. Những người "cuồng Mỹ" thường khen rằng đây là cái... hay của nền dân chủ Mỹ, một luật chơi mà dân Mỹ đã chọn lựa! Thực ra đây là 1 khuyết điểm lớn của nền dân chủ Mỹ mà dân Mỹ phải gánh chịu, không thể sửa được. Nó bắt nguồn từ sự tham lam của các lãnh đạo tiểu bang. Ngày xưa, mỗi tiểu bang có thể chia phiếu cho hơn 1 ứng cử viên TT. Nhưng một vài bang thấy rằng nếu dồn phiếu cho một ưcv thì ảnh hưởng của bang mình sẽ mạnh hơn, nên bèn làm theo kiểu đó. Một khi có 1 vài bang làm vậy thì số còn lại cũng phải làm theo để khỏi bị thua thiệt. Do đó Mỹ có hệ thống winner take all như bây giờ. (http://www.fairvote.org/how-the-electoral-college-became-wi…). Chính Donald Trump cũng đã từng chê bai hệ thống đại cử tri này (hình) vào năm 2012, khi Trump tưởng rằng Obama thua phiếu mà vẫn thắng cử, không ngờ nhờ nó mà ông ta được làm TT Mỹ!
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10154693474484512&set=a.10152170087429512.1073741826.726119511&type=3&theater






1.





Thứ năm 10/11/2016 14:26


(PLO)- Bất chấp những thất bại ban đầu, Donald Trump đã giành chiến thắng ngoạn mục và trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Cách đây 16 năm, tập phim Bart to the Future (Gia đình Simpsons) được phát sóng lần đầu tiên vào năm 2000 đã dự đoán chính xác việc Donald Trump sẽ trở thành tổng thống Mỹ.
the simpsons
Trong một cuộc phỏng vấn với The Hollywood Reporter, nhà văn Dan Greaney gọi tập phim này là “lời cảnh báo với Mỹ”.
Tác giả The Simpsons Matt Groening cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian: “Trump đã chiến thắng, tất nhiên việc dự đoán Trump trở thành tổng thống là trò đùa ngớ ngẩn nhất mà chúng tôi có thể nghĩ ra vào thời điểm đó”.
Khi giành chiến thắng tại các bang then chốt gồm Florida, Ohio và North Carolina, con đường tiến vào Nhà Trắng của ông Donald Trump dường như đã rất rộng mở. Rõ ràng ứng viên đảng Cộng hòa đã đạt được nhiều số phiếu hơn so với dự kiến tại một số bang quan trọng.
the simpsons


http://kynguyenso.plo.vn/ky-nguyen-so/the-gioi-game/donald-trump-duoc-du-doan-lam-tong-thong-16-nam-truoc-664336.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.