Nội dung của bài còn tương đối sơ sài, hi vọng có được giới thiệu chi tiết hơn và một bản dịch toàn văn.
---
© Ảnh: Nhi Dang
Sputnik
Sputnik
sputniknews.com | 2016-10-07 T10:44:00Z
Những người Nga đầu tiên đến Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, như thường lệ, chỉ thăm thú Sài Gòn, và hiếm khi đến các tỉnh lân cận.
Vậy ai trong số những người Nga đầu tiên đã đi dọc nước Việt Nam từ Bắc vào Nam?
Nhà sử học Matxcơva Maxim Syunnerberg trả lời câu hỏi này:
Đó là Grigory De-Vollan: nhà ngoại giao, nhà hoạt động xã hội, nhà văn và nhà báo. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp Matxcơva, ông công tác ở Bộ Ngoại giao của Đế chế Nga. Ông từng làm việc tại Hungary, Serbia, ở đó tình cờ, ông tình nguyện đăng lính vào đội quân Serbia tham gia chiến đấu giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, ông đã làm việc tại Nhật Bản. Ông từng đến thăm Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Campuchia, Thái Lan. Vào năm 1891, trong vòng một tháng, ông đã vượt quãng đường từ Bắc vào Nam, đi dọc chiều dài đất nước Việt Nam bằng cách đi bộ, đi bằng thuyền và bằng xe lửa — trên tuyến đường sắt 18 km đầu tiên vừa được đưa vào hoạt động.
De-Vollan đã để lại những bài bút ký đăng trên tạp chí St. Petersburg về chuyến du hành này, và sau đó tập hợp chúng thành cuốn sách riêng. Những bài viết này cho đến nay vẫn rất thú vị như một cuốn tư liệu đầy xác thực. De-Vollan đã viết về lịch sử của dân tộc Việt Nam, về việc người Pháp chia cắt đất nước, về mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc, nước "có ảnh hưởng đến cuộc sống của Việt Nam trong thời gian dài".
De- ollan, một trong những người Nga đầu tiên đến thăm Việt Nam đã để lại mô tả về Hải Phòng, ông nói về quan điểm phổ biến cho rằng, Hải Phòng sẽ không bao giờ có thể trở thành một hải cảng tốt, bởi vì khi đó đã hình thành hai dải phù sa lớn ở cửa sông, và cùng với thời gian chúng trở nên rộng lớn hơn.
Cuộc sống chỉ ra sai lầm của lời tiên tri này. Ngày nay, không chỉ cư dân thành phố Hải Phòng và cả Việt Nam nói chung có thể cười chế nhạo nó, mà cả hàng chục ngàn thủy thủ Nga đã đưa tàu lớn của mình vào cảng Hải Phòng từ giữa những năm năm mươi của thế kỷ 20.
Một ý tưởng hợp lý ở Hải Phòng đã được thảo luận vào năm 1891 — lữ khách Nga cho biết. — Ví dụ, về tính khả thi của việc xây dựng các cảng ở Hòn Gai và Cẩm Phả. Ngày nay, như chúng ta đã biết: ý tưởng này đã trở thành sự thật. Trong những năm Kháng chiến thứ hai, đặc biệt là trong thời gian Mỹ phong tỏa cảng Hải Phòng, Hòn Gai và Cẩm Phả trở thành hai cửa biển đáng tin cậy của Việt Nam.
Từ Hải Phòng, nhà ngoại giao Nga đã tới Hà Nội. Cây cầu nối thành phố với bờ đối diện sông Hồng, tại thời điểm đó chưa xây dựng, nên vượt sông, như ông De Vollan lưu ý — quả là việc không dễ dàng. Xe đẩy, ngựa, hành lý phải chất trên chiếc xà lan, cần phải chèo thuyền vượt qua đoạn sông dài đáng kể, và sau đó xuôi dòng sông sang bờ bên kia. Hãy tưởng tượng, du khách Nga năm 1891 sẽ ghen tị với người dân hôm nay và khách đến thăm Hà Nội như thế nào, bởi họ được sử dụng những cây cầu tuyệt vời, và trong đó có một cây cầu tuyệt đẹp do các chuyên gia Nga xây dựng tám mươi năm sau chuyến du lịch của De-Vollan.
Ở Nha Trang, nhà ngoại giao Nga ấn tượng bởi vẻ đẹp của bờ biển với hàng loạt những hòn đảo nhỏ. "Đây là một niềm phấn khởi trọn vẹn cho những người yêu thích cảnh đẹp", — De-Vollan viết, dường như ông cảm nhận được rằng: một trăm năm sau, đây là nơi mở ra khu nghỉ mát sang trọng với vô số khách sạn, trong đó có cả của người Nga.
Ông nói với độc giả về niềm tin tôn giáo của người Việt, về những đặc thù ngữ âm trong ngôn ngữ của họ, về những sản phẩm thủ công dân gian, mà ngày nay đang thu hút khách du lịch. Ông đặc biệt chú ý đến việc làm ra giấy từ vỏ cây. Nhà văn mô tả một ngôi làng gần Hà Nội, nơi tất cả những người dân đang tham gia vào ngành sản xuất này. Điều thú vị là, một trăm mười năm sau lữ khách De- Vollan, đoàn làm phim truyền hình Nga đã đến chính làng này. Và hàng triệu người Nga đã có thể nhìn thấy trên truyền hình chính công nghệ mà De-Vollan từng thán phục.
Với lòng ngưỡng mộ, ông đã viết về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. Ngoài ngũ cốc các loại, — ông De- Vollan dự đoán, — ở đó có thể nhận được thu nhập tốt từ mía đường, bông, cây ăn quả, thuốc lá. Và bên cạnh đó, ở Việt Nam có vàng, bạc, quặng sắt, giàu mỏ than. Và nói chung, theo ý kiến của nhà ngoại giao Nga đã thể hiện vào năm 1891,Việt Nam có tương lai to lớn.
Bây giờ, khi lời dự đoán tương lai của De-Vollan đã trở thành hiện thực, chúng ta phải công nhận tầm nhìn xa trông rộng của một trong những người Nga đầu tiên đã đến thăm Việt Nam.
© Ảnh: Nhi Dang
https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/20161007/2463411/du-khach-nga-viet-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.