Dưới là sưu tập các Vũng Áng khác, trên khắp nẻo đất S.
---
5. Vũng Áng ở Hạ Long
Công ty môi trường xả thải thẳng ra vịnh Hạ Long
30/08/2016 03:02 GMT+7
- Không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải nghĩa trang Đèo Sen đang ngày đêm xả thải ra vịnh Hạ Long.
Ở trong nhà cũng bịt khẩu trang
Từ vài năm nay, 185 hộ dân trú tại khu 3, khu 4 phường Hà Khánh, TP Hạ Long phải chịu cảnh sống chung với mùi hôi thối nồng nặc từ bãi chứa rác thải nghĩa trang Đèo Sen.
Mỗi ngày bãi rác Đèo Sen tiếp nhận xử lý khoảng 130 tấn rác
|
Những ngày trời mưa, nước thải từ bãi trác rỉ ra đen ngòm chảy tràn qua đường, kèm theo mùi hôi đến mức nhức đầu, phải dùng tới khẩu trang mới chịu được.
Bà Lại Thị Dinh (63 tuổi, tổ 20, khu 3, phường Hà Khánh) cho biết đến khoảng 5 giờ chiều, khi công nhân bãi rác sục bể nước thải thì mùi còn kinh hoàng hơn. “Cả ngày nếu muốn làm việc thì phải đeo khẩu trang, nhà nào cũng phải đóng cửa, nhất là lúc sục bể nước thải, đến bữa cơm cũng phải chờ cho qua giờ sục bể mới dám đóng cửa ăn”, cô Dinh tả.
185 hộ dân tại khu 3 và 4 đã làm đơn kêu cứu đến nhiều cơ quan chức năng, đã có một vài đoàn thanh tra vào thị sát tình hình bãi rác vào cuối tháng 7, nhưng tình trạng trên vẫn chưa được khắc phục.
Được biết, mỗi ngày bãi rác Đèo Sen tiếp nhận xử lý rác thải thuộc các phường phía Đông và địa bàn trung tâm của TP Hạ Long (khoảng 130 tấn/ngày), Lượng lớn rác thải này được công ty INDEVCO thu gom, vận chuyển, đơn vị tiếp nhận và xử lý là công ty Môi trường đô thị TP Hạ Long. Hai bãi rác này được xây dựng từ nguồn vốn ODA của Đan Mạch và được bàn giao để công ty Môi trường đô thị TP Hạ Long tiếp nhận, đưa vào hoạt động từ năm 2006.
Theo quy định, với những bãi rác có công suất 20.000 đến 50.000 tấn/năm như bãi rác Đèo Sen, khoảng cách đến khu dân cư phải từ 3 đến 5km. Tuy nhiên, trên thực tế khoảng cách từ bãi rác Đèo Sen đến khu dân cư xung quanh chỉ vài chục mét.
Xả thải thẳng ra vịnh Hạ Long
Thâm nhập vào khu bể chứa nước thải của công ty môi trường Hạ Long, hàng trăm mét khối nước thải đen kịt, bốc mùi, ruồi muỗi bâu kín được chứa trong các bể lắng. Theo quan sát của PV, các bể được nối với nhau qua một máng đường kính 1,2 mét rồi chảy qua mương Thành Công, chảy tới cống Hai Cô rồi qua mương trước bệnh viện Lao Quảng Ninh, từ đó chảy thẳng ra vịnh Hạ Long.
Cùng tình trạng trên, bãi rác thô từ các xe rác ngay cạnh cũng đang ngày đêm rỉ nước thải từ những trận mưa lớn ngấm xuống đất chảy thẳng ra di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Đèo Sen trước đây được coi là bãi rác đầu tư hợp vệ sinh với việc xây dựng các bể chứa, có hệ thống thoát nước thải, khí thải... tuy nhiên phương thức chôn lấp rác thải nay đã lạc hậu. Theo quy trình trước khi chôn lấp phải phân loại, tưới dung dịch emulic để phân huỷ rác và khử mùi; sau đó dùng vôi bột khử trùng và diệt ruồi. Nước thải tại bãi rác được thu về hệ thống bể chứa để xử lý, đạt nước thải loại B trước khi thải ra môi trường.
“Những hôm gió lớn, bọt từ bể sục cao cả mét bay vào khu dân cư, ám vào quần áo, bát đũa rửa mãi không hết mùi, hàng trăm mét khối nước này ngày đêm chảy theo dòng ra vịnh Hạ Long”, anh Nguyễn Bá Doanh (tổ 20, khu 3, phường Hà Khánh) cho biết.
Trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Quang Hải, Phó chủ tịch TP Hạ Long thừa nhận bãi rác nghĩa trang Đèo Sen gây ô nhiễm trầm trọng tới các hộ dân sống quanh khu vực.
Khi được hỏi về việc nước thải chảy thẳng ra vịnh Hạ Long, ông Hải nói: “Với số lượng rất lớn rác thải mỗi ngày ùn về thì không tránh khỏi việc gây ô nhiễm, TP Hạ Long đã quyết định di rời bãi rác vào cuối năm nay và tiến hành hoàn nguyên, còn vấn đề xả thải ra vịnh Hạ Long thì chỉ vào những ngày mưa khiến tràn bể ra ngoài”, ông Hải cho biết.
XEM CLIP:
Một số hình ảnh ô nhiễm ở bãi rác Đèo Sen:
Con mương nơi dẫn nước thải ra vịnh Hạ Long
|
Dòng nước đen kịt chảy ra từ bãi rác Đèo Sen
|
Công nhân tại bể lắng nước thải chỉ đổ rất ít hóa chất làm sạch
|
Các bể lắng đều nối với nhau qua một máng để chảy nước thải ra đường ống dẫn ra vịnh Hạ Long
|
Hàng trăm mét khối ước thải chờ để được xả ra môi trường
|
Sau một thời gian sục bể, lớp bọt trắng hình thành sẽ theo gió bay vào khu dân cư
|
Nước thải ngày đêm rỉ ra từ bãi rác Đèo Sen
|
Bãi rác Đèo Sen chất cao như núi, cách tiêu hủy duy nhất là chôn, việc này gây ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của người dân
|
Phạm Công
Nếu bạn có thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người dân, hãy chia sẻ với chúng tôi qua địa chỉ banxahoi@vietnamnet.vn. Thông tin có giá trị sẽ được đăng tải. |
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/323530/cong-ty-moi-truong-xa-thai-thang-ra-vinh-ha-long.html
4. Vũng Áng trên cao nguyên
Thứ Ba, 02/08/2016 - 10:00
Vỡ đường ống nhà máy alumin Nhân Cơ: “Quả bom" môi trường ngang tầm Formosa!
Sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) cảnh báo thảm hoạ môi trường ngang tầm Formosa.
>> Đại biểu Quốc hội đề nghị xem lại sự cần thiết tồn tại của Formosa
>> Tổng Thư ký Quốc hội: “Formosa là bài học đắt giá về thu hút đầu tư”
>> Từ vụ Formosa: “Quản lý, giám sát môi trường là việc khó, tuyệt đối không được tư lợi”
Sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ cảnh báo thảm hoạ môi trường ngang tầm Formosa. Ảnh: Đoàn Yến
Chính quyền chưa báo cáo?
Sáng 23/7, sự cố đường ống Nhà máy Alumin Nhân Cơ (do nhà thầu Chalieco, Trung Quốc phụ trách) khiến hóa chất kiềm tràn ra bên ngoài, một phần kiềm thẩm thấu xuống lòng đất trong phạm vi 600m2, phần còn lại chảy theo đường ống đổ về suối Đắk Dao. Khi thấy cá trên suối Đắk Dao chết, nhiều người dân, trong đó có cả trẻ em đã lội xuống dòng suối này vớt cá về ăn.
Ông Phan Diệu Anh, một trong những người phát hiện sự việc đầu tiên cho biết: “Khi đó, dòng nước có nhiều biểu hiện lạ so với bình thường, nước đục, có màu sẫm đen, trên bề mặt nổi váng loang lổ…; Tiếp xúc thấy có chất nhờn như nước bọt xà bông. Sau khoảng 10 phút tiếp xúc với nước, chân tôi bị ngứa, da khô cứng, căng ra; Những vùng da non bị đau rát, có chỗ rộp lên như bỏng nước sôi”.
Theo khảo sát của PV Báo Giao thông, đến ngày 31/7, đã có hàng chục người dân ở dọc suối Đắk Dao bị ảnh hưởng bởi sự cố. Tuy nhiên, trao đổi với PV, ông Trương Thanh Tùng, Phó chủ tịch tỉnh Đắk Nông cho hay, hiện vẫn chưa nhận được báo cáo sự việc của chính quyền huyện Đắk R’lấp.
“Hiện, vẫn đang rà soát lại toàn bộ vụ việc để có phương án cụ thể. Còn đền bù hay không thì hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân và ảnh hưởng như thế nào. Thời gian khắc phục sự cố cũng chưa xác định là bao lâu", ông Tùng cho hay. Vị Phó chủ tịch tỉnh cũng khẳng định: Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã được đánh giá tác động môi trường một các đầy đủ. Ngoài ra, việc giám sát đều được thực hiện cẩn trọng.
Về hướng khắc phục sự cố, Sở TN&MT Đắk Nông cho biết, Công ty Nhôm Đắk Nông đã cho máy móc, công nhân thu gom lượng hóa chất bị thoát ra bên ngoài; Đào xúc phần đất bị kiềm tràn ra ngoài để đổ vào hồ chứa bùn đỏ, đồng thời dùng hóa chất pha loãng trung hòa lượng kiềm. Được biết, công ty cũng đã yêu cầu nhà thầu Chalieco kiểm tra lại toàn bộ thiết kế, thiết bị và quá trình thi công lắp đặt Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Theo đó, Chalieco buộc phải lập báo cáo đánh giá chi tiết về sự cố để đưa ra giải pháp khắc phục, không để xảy ra sự cố tương tự ở các điểm bơm kiềm tại các phân khu khác.
Ông Đỗ Thanh Bái, Hội Hóa học Việt Nam bày tỏ sự lo lắng khi biết thông tin vụ việc. “Một khi người dân bị bỏng và cá chết thì rõ ràng nồng độ phải lớn mới gây ra hậu quả như vậy. Cách xử lý là đổ axit để trung hòa chất xút. Xút là một chất cực độc hòa vào nguồn nước là một điều rất đáng sợ. Theo tôi, đây là một cảnh báo cho việc khai thác boxit”, ông Bái nhấn mạnh.
Không cẩn trọng sẽ có Formosa thứ hai
Trao đổi với Báo Giao thông, PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ, Viện Công nghệ địa chất và Khoáng sản, (Hội Địa chất Việt Nam) cho biết, nếu không cẩn trọng trong khai thác boxit ở Nhân Cơ sẽ có nguy cơ thảm họa môi trường giống Formosa ở Tây Nguyên.
PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ bày tỏ lo lắng khi mới đây Nhà máy Alumin Nhân Cơ vỡ ống xút và tràn ra ngoài. “Quả thực đây là điều báo động cực kỳ nguy hiểm đối với quá trình sản xuất alumin ở khu vực Nhân Cơ. Về nguy hại lâu dài sẽ vô cùng khủng khiếp”.
Được biết, năm 1984 PGS. Phổ đã bảo vệ luận án liên quan đến boxit ở Việt Nam. “Hiện nay, trên thế giới người ta sợ nhất là bùn đỏ trong sản xuất nhôm từ boxit. Bùn đỏ này có độ kiềm rất cao lên đến 12 PH (nước ở mức trung tính độ PH= 7-PV). Trong khi đó, công nghệ của thế giới hiện nay vẫn chưa xử lý được loại xút trong bùn đỏ. Xút này xả ra ngoài thì mức độ phá hủy quá kinh khủng, mọi thứ nó đi qua đều bị tiêu diệt hết”, vị chuyên gia phân tích.
Theo PGS. Phổ, ngay Trung Quốc cũng đã cấm hơn 100 nhà máy sản xuất nhôm theo hình thức chiết quặng boxit. “Tây Nguyên là khu vực nằm ở vị trí đầu nguồn các con sông, suối chảy về Nam Trung bộ, Nam bộ. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường liên quan đến boxit thì hậu họa sẽ khôn lường. Công nghệ xử lý bùn đỏ trên thế giới chưa nước nào chế ngự được xút. Nếu mà vỡ ra thì nguy hại toàn vùng, ảnh hưởng đến dòng chảy, môi trường sống của sinh vật ở các dòng sông, con suối trong khu vực… Tôi nghĩ ở góc độ tác hại môi trường chẳng khác gì Formosa”, PGS. Phổ lo ngại.
Tương tự, ông Đỗ Thanh Bái cho biết, xử lý được vấn đề bùn đỏ phải tốn chi phí rất cao nên người ta chủ yếu sử dụng các hồ chứa để trữ lại lượng bùn này nhằm vào một số việc khác. “Tuy nhiên, hiện nay thời tiết tiêu cực, diễn biến thất thường do biến đổi khí hậu, thế nên trong trường hợp xấu, lượng bùn đỏ này có thể tràn xuống lưu vực các con sông. Khi đó, nó thực sự như một “quả bom” môi trường ở thượng nguồn”, ông Bái đặt vấn đề.
Theo Tạ Vĩnh Yên
Báo Giao thông
Báo Giao thông
3. Tôn Hoa Sen
Thứ hai, 18/7/2016 | 18:44 GMT+7
Nếu Đại hội cổ đông thông qua, ông Lê Phước Vũ và các cộng sự sẽ thực hiện giấc mơ thép Cà Ná kéo dài gần một thập kỷ qua.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/ong-le-phuoc-vu-nuoi-mong-tro-thanh-trum-thep-ca-na-3438407.html?utm_source=home&utm_medium=box_kinhdoanh_home&utm_campaign=boxtracking
2. Tây Nguyên và Bô-xít
Chủ Nhật, 29/03/2015 14:27
Bauxite Tây Nguyên lỗ nặng minh chứng 'sập bẫy' Trung Quốc?
(Tin tức thời sự) - Nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm.
Các dự án bauxite hiện đang có nguy cơ rủi ro cao. Đặc biệt, nếu không có những biện pháp giải quyết kịp thời thì mức độ rủi ro này sẽ ngày càng gia tăng.
Lời cảnh báo này hơn một lần được các chuyên gia nhắc tới. Tại buổi tọa đàm do Trung tâm Thiên nhiên và con người (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN) vừa tổ chức ngày 28/3 giới chuyên môn lại tiếp tục bày tỏ lo lắng này.
Theo đó, tờ Tuổi trẻ dẫn lời chuyên gia cho rằng chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) đã “sập bẫy” của nhà thầu Trung Quốc.
TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng chỉ ra cái gọi là 'sập bẫy' đó chính là việc TKV đã bỏ qua việc thuê tư vấn làm hồ sơ mời thầu, thiết kế kỹ thuật, đánh giá hồ sơ. Tuy nhiên, trường hợp này TKV đã tự mình làm mọi thứ.
Trên lý thuyết, khi TKV tự làm thì sẽ tiết kiệm chi phí tư vấn, tức khoảng 5% tổng giá trị gói thầu, tương đương 695 tỉ đồng. Nhưng trên thực tế, TKV đã công bố phí quản lý và tư vấn dự án lên gần 800 tỉ đồng.
Ông Sơn cho rằng: “TKV đã tự mình mắc lừa, tự sập bẫy của chính mình. Tưởng làm lấy sẽ rẻ, nhưng cuối cùng lại không rẻ”.
Lời cảnh báo về thua lỗ của hai dự án bauxite Tây Nguyên đang dần thành hiện thực |
Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban alumin Tổng công ty Khoáng sản VN, cho rằng Trung Quốc bỏ thầu với giá rất thấp. Nhưng sau khi bỏ thầu xong, được VN chọn để ký EPC, giá hợp đồng lại tăng lên.
Đặc biệt, theo ông Ban, công nghệ Trung Quốc tiêu hao nước, than, kiềm đều cao hơn mức các nước có công nghệ tiên tiến.
Với thực thu alumin theo công nghệ Trung Quốc thiết kế chỉ đạt 85% trên quặng tinh, trong khi công nghệ tiên tiến 87%, theo ông Ban, với công suất 630.000 tấn/năm, tổn thất lên tới 40 triệu USD/năm.
Và cũng chính cái sự 'rẻ' ấy có thể khiến Tân Rai 'chết' vì các thiết bị trên dây chuyền công nghệ không như mong muốn.
Trên thực tế thời gian qua giới chuyên môn cảnh báo nhiều về việc thua lỗ từ hai dự án này. Cụ thể, năm 2013, tỉ lệ thua lỗ là 20%. Năm 2014 tăng lên thành 21%.
Riêng năm 2015 thì dự tính là lỗ 14% với điều kiện sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch. Nếu không đủ sản lượng này thì tỉ lệ thua lỗ cũng không giảm nhiều.
Theo PGS.TS Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch LHH Việt Nam: cần thành lập các hội đồng khoa học độc lập, bao gồm các chuyên gia sâu về công nghệ, các nhà kinh tế, kể cả kinh tế giao thông vận tải, kinh tế môi trường...để đánh giá một cách nghiêm túc khách quan độc lập toàn bộ quá trình thực hiên hai dự án này.
"Đánh giá những khó khăn và tồn tại trên cơ sở làm việc với các chuyên gia và các nhà quản lí dự án một cách công khai, minh bạch.
Trên cơ sở kiến nghị của các hội đồng Chính phủ sẽ xem xét thêm các yếu tố khác để quyết định cần làm tiếp hay không. Đó sẽ là quyết định rất khó khăn: làm cũng dở, mà không làm cũng dở. Trong hai cái dở ấy phải chọn ra cái đỡ dở hơn mà thôi", PGS Hồ Uy Liêm nói.
- Phương Nguyên (tổng hợp)
Tây nguyên sẽ "chết" vì... khai thác bôxit
TT - Đây là cảnh báo của những nhà khoa học tại hội thảo với chủ đề “Tìm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bôxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ” do UBND tỉnh Đắc Nông, Viện Tư vấn và phát triển (CODE) và Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN (TKV) tổ chức ngày 22-10 tại tỉnh Đắc Nông.
Một góc khu vực mỏ bôxit đang được khai thác tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) - Ảnh: N.H.T. |
TT - Đây là cảnh báo của những nhà khoa học tại hội thảo với chủ đề “Tìm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bôxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ” do UBND tỉnh Đắc Nông, Viện Tư vấn và phát triển (CODE) và Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN (TKV) tổ chức ngày 22-10 tại tỉnh Đắc Nông.
Báo cáo của đại diện TKV về chương trình khai thác quặng bôxit tại các tỉnh Tây nguyên do tập đoàn này làm “tổng chỉ huy” đã hứng ngay một “trận lũ quét” những ý kiến phản biện. Không chỉ những nhà khoa học xuất thân từ vùng đất Tây nguyên hoặc có nhiều năm nghiên cứu về Tây nguyên lên tiếng phản đối mà chính cả cán bộ của TKV cũng cho rằng đây là một dự án “chẳng giống ai”.
Sai lầm chiến lược?
Theo TKV, mục tiêu của dự án là khai thác nguồn quặng khổng lồ có trữ lượng quặng tinh hơn 3,4 tỉ tấn đang nằm im dưới lòng đất Tây nguyên để phát triển kinh tế, đánh thức tiềm năng của vùng đất này. Tuy nhiên, bài phản biện dài 75 phút của TS Nguyễn Thành Sơn - giám đốc Công ty năng lượng Sông Hồng, thuộc TKV - bác bỏ gần như hoàn toàn dự án này và cho rằng đây là một sai lầm chiến lược chứa đựng những rủi ro không thể lường hết.
Ông Sơn đánh giá quy hoạch khai thác quặng bôxit được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao TKV làm đầu mối để triển khai ở Tây nguyên là quá nhiều tham vọng. Bởi vì nhôm không phải là kim loại quý và chưa có quốc gia nào coi bôxit là khoáng sản chiến lược để dốc sức khai thác như VN. Theo ông Sơn, kế hoạch của TKV mới chỉ chú trọng việc khai thác quặng rồi chế biến thành alumin để xuất khẩu thì hiệu quả kinh tế không cao và chỉ có tác dụng phục vụ các đại gia luyện nhôm nước ngoài vốn không muốn tốn nhiều chi phí cho việc khai thác.
Chưa kể chương trình khai thác, chế biến quặng bôxit của TKV chứa đựng nhiều rủi ro không thể kiểm soát được. Nhu cầu nhôm trong nước không nhiều và cũng không thể có đủ điện để có thể xây dựng các nhà máy luyện nhôm phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, quá trình khai thác đòi hỏi một nguồn vốn lớn, một nền tảng khoa học công nghệ cao sẽ đặt VN vào thế phụ thuộc nước ngoài. Đặc biệt, các rủi ro về môi trường, sinh thái bị hủy hoại đến nay chưa được nghiên cứu, chưa được đề cập đến nơi đến chốn.
Ông Sơn kiến nghị lập ngay một ủy ban quốc gia về phát triển bền vững cho vùng Tây nguyên, đồng thời tổ chức những cuộc tranh luận khoa học “đến đầu đến đũa” các tác động của việc khai thác bôxit đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Trong khi tranh luận chưa ngã ngũ thì các dự án đang triển khai phải dừng lại để hạn chế những hậu quả đáng tiếc.
Tàn phá môi trường
Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm. GS Đào Công Tiến - nguyên hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM - cảnh báo: “Nguồn nước của Tây nguyên những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, nếu trưng dụng nguồn nước cho khai thác bôxit, chắc chắn Tây nguyên sẽ chết vì thiếu nước”.
Chưa kể theo quy trình hiện nay, muốn sản xuất 1 tấn nhôm cần phải có 2 tấn alumin, tức phải khai thác ít nhất 4 tấn quặng bôxit. Và quá trình này thải ra đến 3 tấn bùn đỏ là một chất thải cực kỳ nguy hại, thậm chí chứa phóng xạ mà ngay cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật cũng không có cách nào xử lý ngoài việc chôn lấp. TS Nguyễn Thành Sơn trưng ra những hình ảnh các bãi chứa bùn đỏ ở các nước tiên tiến như Pháp, Úc và cho rằng ý tưởng trồng cây trên những bãi bùn đỏ mà TKV đưa ra là ảo tưởng.
Hiện nay không có cách nào khác là chôn lấp bùn đỏ ngay tại Tây nguyên và với vị trí thượng nguồn của các con sông lớn, những bãi bùn đỏ sẽ trở thành những núi “bom bẩn” nếu xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ. “Khi đó không chỉ các tỉnh Tây nguyên mà người dân các tỉnh Nam Trung bộ, Đông Nam bộ sẽ lãnh đủ hậu quả” - ông Sơn khẳng định.
Quan trọng hơn, mặt đất sau khai thác quặng sẽ như thế nào? Mặc dù TKV dẫn kinh nghiệm của các nước để cho rằng khả năng hoàn thổ, phục hồi thổ nhưỡng là gần như đạt 100% nhưng các nhà khoa học chứng minh ngược lại. Theo ông Sơn, với địa hình đồi dốc và mưa lũ hằng năm của Tây nguyên, toàn bộ mặt đất sau khai thác sẽ bị nước cuốn trôi và không thể nào có hi vọng tái tạo.
Cư dân bản địa, văn hóa dân tộc sẽ về đâu?
Là người con Tây nguyên, TS Tuyết Nhung Buôn Krông phản biện bằng cách công bố công trình nghiên cứu dài 36 trang của nhóm Đại học Tây nguyên về khảo sát xã hội tại khu vực TKV đang triển khai nhà máy khai thác ở xã Nhân Cơ. Bà Tuyết Nhung khẳng định: “TKV nói rằng khu vực khai thác bôxit là những vùng rừng không phát triển, cây trồng không sống được trong khi thực tế cho thấy khu vực này đang phát triển rất mạnh cây cà phê và đời sống người dân đang ổn định”.
Theo bà, với dự án đang triển khai tại Nhân Cơ đe dọa không gian văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Nếu mất “bon” (làng của người M’Nông), mô hình làng truyền thống và văn hóa của người M’Nông sẽ bị triệt tiêu.
Từ đó kéo theo hàng loạt vấn đề về văn hóa - xã hội, thậm chí là các vấn đề an ninh, chính trị. Cơ hội việc làm cho người lao động gần như không có, vì người dân tộc không có trình độ học vấn để có thể đào tạo thành công nhân phục vụ các nhà máy. Không có đất người dân bản địa sẽ đi đâu? Văn hóa Tây nguyên sẽ về đâu?” - bà Nhung hỏi. Theo bà, người dân mong mỏi ở các cấp chính quyền và chủ đầu tư một cam kết về vấn đề việc làm và bảo đảm một không gian văn hóa một khi phải nhường đất cho các dự án khai thác bôxit.
Cả hội trường lặng đi khi tác giả của Đất nước đứng lên - nhà văn Nguyên Ngọc - bước lên bục. Con người của vùng đất Tây nguyên này cho rằng điều cần cân nhắc nhất không hẳn là vấn đề môi trường mà trước hết và quan trọng hơn hết là chuyện xã hội - văn hóa. Ông Ngọc nhắc lại: sau năm 1975 chúng ta đã tổ chức một cuộc di dân chưa từng có từ đồng bằng lên Tây nguyên với cường độ, tốc độ rất lớn và đến nay đã chứng tỏ đó là một sai lầm lớn.
Ông Ngọc cho rằng: “Chúng ta đã hành động ở Tây nguyên rất thản nhiên, không hề quan tâm đến chỗ đây là một vùng đất và người rất đặc biệt về nhiều mặt. Thậm chí có thể nói chúng ta đã làm mọi việc ở Tây nguyên như là trên một vùng đất không người”.
Theo ông, nếu tiếp tục triển khai dự án như kế hoạch của TKV, chắc chắn không gian sống, không gian văn hóa của cư dân bản địa Tây nguyên sẽ bị đảo lộn, nếu không nói là bị xóa sổ. Người M’Nông, chủ nhân ngàn đời của vùng đất Đắc Nông, sẽ đi về đâu? Lời hứa của những người chủ trương dự án, những nhà đầu tư và thực thi dự án hứa với đồng bào M’Nông có bao nhiêu căn cứ?
Những câu hỏi này chưa được giải đáp và cuộc hội thảo còn tiếp tục đến hết hôm nay. Chúng tôi xin mượn lời của nhà văn Nguyên Ngọc để tạm kết thúc bài viết này: “Theo tôi, chúng ta đang đứng trước một quyết định mất còn. Và sẽ rất kỳ lạ nếu chúng ta làm chuyện quá ư to lớn này ở đây mà không hề nghĩ, không hề nhớ đến những gì đã diễn ra trong 30 năm qua. Những bài học lớn, sâu và cay đắng 30 năm ấy còn để lại, sờ sờ ra đấy, rất có thể lại dạy ta lần nữa, và thường vẫn vậy, lần sau bao giờ cũng nghiêm khắc hơn lần trước”!
Bôxit Bảo Lộc: Gây ô nhiễm nặng
Hoạt động liên tục suốt 32 năm qua, chủ quản mỏ bôxit Bảo Lộc là Công ty Hóa chất cơ bản miền Nam (thuộc Tổng công ty Hóa chất VN, Bộ Công thương). Mỏ này tuyển ra bôxit thương phẩm để đưa về Nhà máy hóa chất Tân Bình (TP.HCM) sản xuất hydroxit nhôm (Al(OH)3); từ chất này sẽ được dùng để sản xuất phèn nhôm lọc nước, chất phụ gia trong ngành sành sứ, hay vật liệu chịu lửa. Mỏ bôxit Bảo Lộc hằng năm sản xuất ra 120.000 tấn quặng tinh. Để tuyển ra nguồn quặng tinh này, khối lượng quặng nguyên khai hằng năm là 260.000 tấn. Theo giám đốc mỏ bôxit Bảo Lộc Huỳnh Minh Trí, mỏ chỉ giải quyết được 94 lao động, thuế đóng cho địa phương là... 1,2-1,5 tỉ đồng/năm.
Toàn bộ hạ lưu của mỏ bôxít Bảo Lộc là suối Damrông, thuộc khu Minh Rồng (thượng nguồn sông La Ngà, tên gọi khác của sông Đồng Nai, đoạn chạy qua vùng Định Quán) đã biến thành “vùng đất chết” do hoạt động của mỏ này. Chính quyền thị xã Bảo Lộc liên tục “được” người dân vùng hạ lưu Minh Rồng “kêu cứu” vì ô nhiễm...
N.H.T.
|
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/moi-truong/20081023/tay-nguyen-se-chet-vi-khai-thac-boxit/284505.html
1. Khu công nghiệp Tiền Hải quê lúa Thái Bình
Cá tôm không còn, 'làng ung thư' ven sông Long Hầu cũng bắt đầu xuất hiện
Cập nhật: 08:01, Thứ 6, 15/07/2016
Nước thải từ hàng chục Cty SX giấy, gạch men sứ, thủy tinh… thuộc KCN Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vẫn ngày đêm xả thẳng xuống sông Long Hầu, theo cửa Lân rồi đổ ra biển...
Ô nhiễm khiến cho việc mưu sinh trên sông Long Hầu ngày càng khó khăn
Nước thải từ hàng chục Cty SX giấy, gạch men sứ, thủy tinh… thuộc KCN Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vẫn ngày đêm xả thẳng xuống sông Long Hầu, theo cửa Lân rồi đổ ra biển. Những năm qua, người dân khắp các xã Tây Giang, Tây Tiến, Đông Lâm cho tới tận Nam Cường đang ngắc ngoải, tuyệt vọng gánh chịu ô nhiễm từ nguồn nước.
Cá tôm không còn, nhiều gia đình phải bỏ nghề chài lưới. Một “làng ung thư” ven sông Long Hầu cũng bắt đầu xuất hiện.
Mơ về cá tôm
KCN Tiền Hải nằm ngay trên mặt QL39B, bắt đầu từ xã Đông Cơ và từng là điểm nhấn của tuyến đường nối trung tâm huyện tới bãi biển Đồng Châu. Đường sá thuận lợi, xe cộ đi lại nườm nượp chẳng kém gì phố thị. Nhưng ngặt nỗi, cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp phát triển bao nhiêu, đời sống của người dân teo tóp bấy nhiêu. Môi trường xung quanh ngày càng trở nên ô nhiễm.
KCN Tiền Hải, một ngày nắng, tiếng máy móc hoạt động đinh tai nhức óc, khói bụi mờ cả mắt. Đi ven theo sông Long Hầu, tính từ cầu Long Hầu, có thể thấy rõ, nguồn nước ở đây đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu để ý kỹ, trong những hàm ếch sâu toàn bèo súng, sẽ là những họng xả nước thải. Những thứ nước khi thì vàng sánh như nghệ, có khi đen ngòm, bốc mùi hôi thối như bùn trầm.
Hỏi chuyện, ông Nguyễn Văn Dinh, 51 tuổi, xã Tây Giang, lắc đầu, không phải phù sa phù siếc gì đâu, toàn nước thải công nghiệp ra đấy. Ông Dinh bảo, nhìn dòng sông thơ mộng thế thôi, nhưng cho tiền cũng chẳng ai dám nhảy xuống tắm. Vì chỉ cần thò chân xuống nước một lúc là y kỳ ngứa như phát rồ, phát dại. Dùng xà bông chà xát, gãi bắn cả máu mà vẫn không hết ngứa.
Một miệng ống từ KCN Tiền Hải đang xả thải ra sông Long Hầu
Điểm danh những Cty xả thải gây ô nhiễm, bấm bấm ngón tay, ông Dinh bảo, gốm sứ, làm giấy, tái chế rác, nhuộm vải… thằng nào chẳng xả thải, chỉ là ít hay nhiều thôi. Nhớ lại thời chưa có KCN, nước sông Long Hầu trong xanh, cây cối hai bên tốt tươi. Nhưng từ khi KCN hoạt động, cá tôm ít dần. Dưới sông, chắc chỉ còn loài cá rô phi tồn tại. Ông Dinh dẫn PV đi “thị sát” một vòng quanh các miệng ống xả thải.
“Bao năm rồi, từ khi bị ô nhiễm sông gần như chết sạch cá tôm. Ngồi trên bờ có hôm trời đổi gió, mùi hôi thối, có khi hăng hắc bốc lên đến ngạt thở. Là người dân, chúng tôi chỉ biết phản ánh tới chính quyền địa phương. Nhưng rồi, đâu lại hoàn đấy”, ông Dinh thở dài.
Tôi tiếp tục men theo sông Long Hầu ra tới tận cửa biển để tường tận chuyện ô nhiễm. Vừa đổ xong mẻ đăng, chân tay lấm nguyên bùn đất, ông Nguyễn Văn Hưng, 54 tuổi, thôn Nguyệt Ngũ, xã Tây Tiến (nằm phía sau KCN Tiền Hải), ngồi bệt xuống bệ chái, rít điếu cày xành xạch. Cả đời gắn bó với sông nước, ông Hưng bảo, nghĩ mà buồn. Chưa có KCN, sông Long Hầu sao mà lắm cá tôm đến vậy. Có những ngày đi còng còng, đánh được cả tạ tôm, cá. Rồi cua, rạm, nhiều vô kể. Nhưng giờ thì…
Ô nhiễm khiến cho việc mưu sinh trên sông Long Hầu ngày càng khó khăn
Để đánh bắt được cá tôm, hàng ngày, ông Hưng phải dậy từ sớm tinh mơ, chèo thuyền ra tận cửa Lân để đánh bắt. Ấy vậy, ngày nào may mắn cũng chỉ kiếm được một ít, chủ yếu là các loại cá lẹp. Nói đoạn, ông chỉ tay vào đôi ủng trong gầm giường bảo, không có thứ này thì không ai dám lội xuống nước, kể cả đi làm đồng.
“Nước sông giờ ngứa lắm, mùi thì không thể chịu nổi. Vợ chồng tôi, sắm mỗi người một đôi để đi đánh cá, làm ruộng. Tôi là người quen sông nước còn thấy ngứa, chứ người không quen thì không biết thế nào”, ông Hưng chia sẻ.
Ung thư nhiều lắm
Thôn Nho Lâm, xã Đông Lâm vốn là vùng đất thuần nông hiền hòa, nằm nép mình bên con sông Long Hầu – ở đây quen gọi là cổ Rồng. Nhưng giờ về các xã xung quanh KCN Tiền Hải, hỏi về Nho Lâm, ai cũng bảo, à cái “làng ung thư” chứ gì. Một cái biệt danh, dân làng Nho Lâm không ai muốn nhắc tới.
12h trưa, giữa cái nắng rát rạt, ông Vũ Hồng Quân, thôn Nho Lâm, tranh thủ xách mấy ô doa tưới cho mạ khỏi héo. Kể về sông Long Hầu, ông Quân chậm rãi bảo, từ khi có KCN Tiền Hải, nước bị ô nhiễm nặng, còn mức độ thế nào thì chịu. Chỉ biết, nước bơm từ sông vào cánh đồng, khi thì vàng khè, khi đen như bát bùn, lúc lại trắng như nước gạo. Nước bơm vào, đến con ốc bươu vàng còn chết co mồm, đừng nói gì cá tôm.
Dưới sông giờ chỉ còn các loại cá lẹp
Theo ông Quân, cứ vài ngày, nguồn nước thải từ KCN tràn về, lũ cá còn sống thì thở thoi thóp, nổi lên mặt sông. Có khi dạt cả vào bờ nhưng chẳng ai dám vớt, dù là về làm thức ăn cho chó mèo. Bao năm làm nghề chài lưới, nhưng vì ô nhiễm, ông Quân bỏ nghề, chuyển sang làm cái anh thợ mộc.
Người dân Nho Lâm bao đời chỉ dùng nước giếng khoan, nước sạch mới có độ một năm nay. Từ khi KCN xuất hiện, không hiểu sao, số người mắc các bệnh ung thư ở thôn này ngày một nhiều. Một xóm nhỏ, mấy năm nay đã có 6 người chết vì căn bệnh quái ác này. Họ nghi do ăn phải nguồn nước ô nhiễm nhưng không ai dám khẳng định.
Vợ ông Quân cũng đang mắc bệnh ung thư đại tràng. Đi khắp các bệnh viện lớn bé để chạy chữa, bao tiền của đổ vào cũng không ăn thua. Chỉ tay sang những nóc nhà trong xóm, ông Quân chua xót bảo, ở đây ung thư thì nhiều lắm. Ngay nhà tôi đây, một người anh, một đứa cháu bị mắc ung thư, cũng đi viện K điều trị, nhưng đều không qua khỏi.
Cửa Lân, điểm cuối cùng của sông Long Hầu trước khi đổ ra biển
Ngoài số người đã chết, số người mắc bệnh ung thư ở Nho Lâm hiện chưa có con số thống kê, bởi nhiều người vẫn muốn giấu bệnh. Chia sẻ với PV, một cán bộ y tế ở đây cho biết, thực trạng số người mắc và chết vì bệnh ung thư ở Nho Lâm ngày một tăng như người dân phản ánh là chính xác. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ một cơ quan chuyên môn nào đứng ra kiểm tra, kết luận nguyên nhân là do nguồn nước.
Chờ đến bao giờ?
Để tìm câu trả lời cho những phản ánh của người dân, PV NNVN đã gõ cửa Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Bình. Với câu hỏi, KCN Tiền Hải liệu có gây ra ô nhiễm như người dân phản ánh và cụ thể, những doanh nghiệp, đơn vị SX nào đang hủy hoại môi trường, ông Nguyễn Trí Thành, Chánh văn phòng Sở đã từ chối trả lời.
Một góc KCN Tiền Hải
Ông Thành cho biết, do yêu cầu của UBND tỉnh Thái Bình, đơn vị này đang lên kế hoạch thanh, kiểm tra lại toàn bộ quá trình hoạt động, xả thải của KCN Tiền Hải. Cụ thể, từ ngày 13/7, Thanh tra Sở tiến hành kiểm tra 26 Cty, doanh nghiệp đang hoạt động tại đây, thời gian kéo dài một tuần. Mỗi ngày, đoàn sẽ kiểm tra 4 đơn vị một cách chóng vánh. Về kết quả của cuộc kiểm tra, ông Thành cho biết, cũng không chắc bao giờ có, PV phải liên hệ lại sau.
Theo tìm hiểu của PV NNVN, cuối năm 2015, tỉnh Thái Bình phải thừa nhận rằng, KCN Tiền Hải đã góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, do chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, khiến cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Ngoài một số Cty lớn đã xây dựng hệ thống xử lý, còn lại đa số các doanh nghiệp trong KCN vẫn xả thẳng nước thải ra sông Long Hầu khiến con sông bị ô nhiễm nặng nề.
Và trong khi chờ các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình vào cuộc, chỉ mặt đặt tên cho “thủ phạm” gây ô nhiễm, hàng vạn người dân quanh KCN Tiền Hải vẫn tiếp tục chờ… Họ chờ một câu trả lời trong sự mỏi mòn, bức xúc đầy tuyệt vọng!
+ Theo quy hoạch ban đầu: “KCN Tiền Hải sẽ phát triển trên tổng diện tích là 250,95ha. Nước thải sẽ được xử lý cục bộ tại từng nhà máy đạt tiêu chuẩn loại C theo tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 sau đó thu gom bằng hệ thống riêng và được đưa về trạm xử lý nước thải”.
Câu hỏi đặt ra, nếu như mọi thứ đều đúng tiêu chuẩn, vậy tại sao tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vẫn xảy ra năm này qua năm khác!?
+ Sau mỗi đợt xã cho bơm nước vào SX, cả cánh đồng lại chuyển màu đen sì, mùi như cá chết. Đi làm đồng, không may mà bị mảnh sành, vỏ ốc cứa đứt tay chân thì uống thuốc kháng sinh, cả tháng mới lành, ông Nguyễn Văn Hưng cho biết.
|
KẾ TOẠI
4. Vũng Áng trên cao nguyên
Trả lờiXóaDân trí › Kinh doanh › Thứ Ba, 02/08/2016 - 10:00
Vỡ đường ống nhà máy alumin Nhân Cơ: “Quả bom" môi trường ngang tầm Formosa!
5. Vũng Áng ở Hạ Long
Trả lờiXóaCông ty môi trường xả thải thẳng ra vịnh Hạ Long
30/08/2016 03:02 GMT+7
- Không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải nghĩa trang Đèo Sen đang ngày đêm xả thải ra vịnh Hạ Long.
Ở trong nhà cũng bịt khẩu trang
Từ vài năm nay, 185 hộ dân trú tại khu 3, khu 4 phường Hà Khánh, TP Hạ Long phải chịu cảnh sống chung với mùi hôi thối nồng nặc từ bãi chứa rác thải nghĩa trang Đèo Sen.