Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/01/2016

Bình Định với quá trình sáng tạo chữ quốc ngữ (hình ảnh hội thảo)

Toàn văn các báo cáo trong hội thảo thì xem ở entry trước (tại đây).

Thông tin hình ảnh trực tuyến thì lấy từ nguồn Fb của nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình.

Toàn bộ ảnh và lời ở dưới đây là của ông.



---

"

Tình Phạm Vănさんがアルバム「HỘI THẢO KHOA HỌC "BÌNH ĐỊNH VỚI CHỮ QUỐC NGỮ"」に84 new photosを追加しました。
10時間前
Hôm nay, thứ tư 13-1-2016, tại TP Quy Nhơn, trên lầu 11 Khách sạn Hải Âu nhìn ra bãi biển rất đẹp, UBND Tỉnh Bình Định (phối hợp với Hội Sử học VN, Viện Sử học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư VN, Viện Ngôn ngữ học, Hội Ngôn ngữ học TP Hồ Chí Minh...) đã tổ chức Hội thảo KH "Bình Định với chữ Quốc ngữ".
Cách đây 2 tháng (9-2015), tỉnh Phú Yên cũng đã tổ chức một hội thảo về chữ Quốc ngữ. Mọi người e rằng HT này sẽ kém khí thế, nhất là về nội dung chuyên môn. Tôi cũng nghĩ thế và ban đầu không định viết báo cáo. Nhưng Viện Từ điển học và BKT có tới 11 báo cáo tham gia (có 9 người đi dự: Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Hảo, Phạm Văn Hảo, Hà Quang Năng, Đặng Thị Phượng, Tạ Văn Thông, Phạm Văn Tình, Bạch Hồng Việt, Phạm Hùng Việt). Hội thảo đã thu được 75 báo cáo toàn văn (và in thành Kỉ yếu). Có lẽ chưa phải là nhiều. Nhưng có lẽ một HT thành công không chỉ căn cứ vào số lượng mà chủ yếu ở nội dung chuyên môn trong HT. Đã có nhiều ý kiến tham luận, theo thứ tự trình bày: Dương Trung Quốc, Nguyễn Công Đức, Đặng Thị Phượng, Nguyễn Thị Thanh Hảo, Nguyễn Thanh Quang, Võ Đình Đệ, Hoàng Chương, Hoàng Quốc Hải, Trần Hồng Lưu, Trương Sĩ Hùng, Đinh Bá Hòa, Châu Yên Loan, Nguyễn Xuân Nhân, Nguyễn Thế Khoa, Lý Toàn Thắng, Phạm Như Thơm, Phạm Văn Hảo, Đặng Vương Hưng, Pétrus Paulus Nguyễn Thành Thống, Hà Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Văn Tình... Các ý kiến trao đổi thật sinh động và sôi nổi, có nhiều sự khác biệt trong việc nhìn nhận. Quả thật, tôi không ngờ là còn nhiều vấn đề cần tranh luận đến thế.
Báo cáo tham gia của tôi có nhan đề: "Vai trò của Francisco de Pina trong việc hình thành chữ Quốc ngữ".
Kết thúc buổi Hội thảo, GS Phan Huy Lê đã có bài tổng kết dài tới 30 phút, không cần văn bản, mà cấu trúc chặt chẽ, vấn đề được tổng thuật đâu ra đấy, прекрасно! Tuyệt vời. Hay đến nỗi nếu được ghi âm tôi sẵn sàng nghe lại để học GS một kĩ năng khái quát vấn đề chuẩn xác và rất khoa học. Bài tổng kết của ông thật chí lí, ngay cả những tri thức liên quan tới ngôn ngữ học (mà ông vốn là nhà sử học) cũng đáng nể.
Chiều hôm qua, thứ ba 12-1, sau khi xuống sân bay, Đoàn chúng tôi được dẫn đi tham quan ngay Chủng viện Làng Sông (1 trong 3 cơ sở in quốc ngữ đầu tiên ở miền Nam sau khi chữ Quốc ngữ ra đời) và đi qua Cảng Nước Mặn (Được coi là một cái nôi hình thành nên chữ Quốc ngữ ở VN thế kỉ 17).
Tạm biệt Quy Nhơn xinh đẹp và mến khách.
Mời các bạn xem một số hình ảnh.

https://www.facebook.com/tinh.phamvan.712/media_set?set=a.534662750044230.1073742110.100005015282318&type=3&pnref=story
"











































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.