Đây là cảnh ở vùng người Choang tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc (nguồn chắc chắn, tôi nắm được được nơi chụp và thời gian chụp cũng như người chụp):
Đây là cảnh ở Việt Nam (nguồn trôi nổi trên mạng Việt Nam, cần làm rõ hơn):
Các tư liêu bổ sung sẽ làm rõ nguồn gốc của chiếc bơm trên
(theo chỉ dẫn của Mr. Khoằm và bác Thợ Cạo):
1.
2. Báo Phú Yên năm 2014
Thứ Hai, 27/10/2014 13:00 CH
Anh Nguyễn Trọng Lư chạy thử chiếc máy bơm - Ảnh: T.HÀ
Đó là sản phẩm tự chế của anh nông dân kiêm thợ sửa xe máy Nguyễn Trọng Lư, sinh năm 1979, ở thôn Chính Nghĩa, xã An Phú (TP Tuy Hòa). Chỉ cần gắn bộ phận bơm nước vào động cơ xe máy là có thể bơm nước tưới với công suất tương đương máy bơm 1,5 mã lực. Chiếc máy bơm đặc biệt này hữu ích cho những vùng làm nông chưa có điện hoặc dự phòng khi cúp điện.
MÁY BƠM NƯỚC LẠ
Cách đây hơn 1 năm, trong một lần lên huyện Sơn Hòa, anh Lư nhìn thấy có người sử dụng thiết bị bơm nước chạy bằng động cơ xe máy nên rất tò mò. Với con mắt của một người đã có thâm niên làm nghề sửa xe máy, anh Lư phần nào mường tượng được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bơm dã chiến này. Tìm hiểu thêm, anh Lư được biết sản phẩm này mua ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) với giá 1,5 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, máy này bơm yếu và độ bền thấp, sử dụng vài tháng là hư nên khó đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu. Hơn nữa, để máy bơm hoạt động, người dùng cần độ lại, nối thêm trục quay dài ở bộ phận bánh trớn động cơ xe máy nên nhìn rất thiếu thẩm mỹ. Cùng với nhu cầu bơm tưới ruộng nhà ở khu vực không kéo được lưới điện, cũng như sự tò mò sáng tạo, anh Lư quyết tâm làm một chiếc máy có khả năng bơm được nhiều nước hơn, có độ bền cao hơn.
Về nhà, anh Lư phát thảo mô hình và nguyên lý hoạt động của máy. Anh ra tiệm mua một đầu bơm rời của chiếc máy nổ D4, hàn tiện giá đỡ và một chiếc trục quay để nối với bánh trớn của động cơ xe máy. Xe máy nổ sẽ làm quay cánh quạt trong đầu máy bơm, tạo áp lực đưa nước lên. Để khắc phục tình trạng rung máy, anh Lư nghiên cứu làm giá đỡ đầu bơm và hệ thống tăng giảm độ cao cho phù hợp khi lắp thiết bị bơm vào xe máy và mặt đất. Anh cũng thay đầu bơm 1 mã lực thành đầu bơm cao áp 1,5 mã lực để bơm nước được nhiều hơn.
Nguyên lý là vậy, nhưng thực tế để hoàn thiện “đấu nối” thiết bị bơm với động cơ xe máy, cũng như làm hệ thống giá đỡ là cả vấn đề. Hì hục làm đi làm lại đến đôi ba lần, anh Lư mới thành công, vừa đảm bảo thẩm mỹ cho xe máy khi không gắn thiết bị đầu bơm, vừa chống rung để bảo đảm bộ bền của máy. Anh Lư cho biết, khó nhất là việc ráp trục nối giữa máy bơm và xe phải thật chuẩn, chỉ cần lệch một chút là nước không lên. Vì vậy, khâu tiện trục nối giữa động cơ với thiết bị bơm đòi hỏi phải chính xác đến tuyệt đối.
Hiện tại, ngoài chiếc máy tự chế đang được sử dụng cho việc tưới tiêu trong gia đình, anh Lư đã làm 2 chiếc khác cho những người xung quanh có nhu cầu tưới tiêu ở vùng không có điện và tất cả đang chạy tốt. Anh Nguyễn Văn Hướng ở thôn Long Thủy, xã An Phú (TP Tuy Hòa), người đặt hàng anh Lư làm máy bơm, chia sẻ: “Máy bơm này rất tiện lợi. Lúc mới nghe nói, tôi chưa hình dung và chưa tin, nhưng sau khi thấy “sản phẩm” thực tế thì quá hay, đỡ công gánh nước tưới vì chỗ tôi làm ruộng chưa kéo được điện để bơm mô tơ”.
HỮU DỤNG CHO VÙNG CHƯA CÓ ĐIỆN
Gia đình anh Lư có 5 sào dưa ở gần rừng phòng hộ ven biển và 6 sào rẫy ở vùng đồi cao không kéo được điện nên việc tưới tiêu hoàn toàn bằng sức người, rất cực nhọc. “Ruộng dưa nhà tôi ở xa khu dân cư nên không có điện để bơm nước. Từ năm 20 tuổi, tôi đã mòn vai gánh nước tưới dưa. 6 sào rẫy trên đồi cũng phải đào ao trữ nước, gánh từng gánh để tưới. Vì vậy, khi nhìn thấy mô hình này thì tôi quyết tâm làm bằng được để giải phóng sức lao động”, anh Lư hào hứng nói.
Từ khi đưa chiếc máy bơm độc đáo của mình đi vào sử dụng, việc tưới tiêu đối với gia đình anh Lư trở nên đơn giản hơn. Chỉ cần chạy xe máy, mang theo máy bơm tầm 5kg đến ruộng dưa, lắp máy bơm vào xe máy sau đó khởi động xe máy là có thể bơm nước từ giếng khoan lên để tưới. Một điểm tiện dụng của máy bơm tự chế này so với bơm bằng mô tơ điện là người sử dụng có thể điều chỉnh mức nước bơm mạnh hay yếu bằng cách tăng hoặc giảm ga xe máy để lượng nước đưa lên phù hợp.
Mức tiêu hao nhiên liệu qua chạy thử khá ít. Nếu chạy mức ga trung bình trong 2 giờ đồng hồ, tốn khoảng 0,4 lít (10.000 đồng). Mỗi ngày nếu bơm tưới 10 giờ đồng hồ chỉ tốn 50.000 đồng cho chi phí mua xăng. Nếu so sánh với công gánh nước của 2 người một ngày thì chi phí này rẻ hơn nhiều. So với các loại máy phát điện nhỏ hiện có trên thị trường thì chiếc máy bơm này giá thành tiết kiệm hơn lại nhỏ gọn, dễ di chuyển đến nơi cần bơm tưới.
Khi hỏi về giá thành cũng như ý định thương mại hóa sản phẩm tự chế của mình, anh Lư cười hồn hậu nói: “Việc chế ra chiếc máy bơm trước hết là để phục vụ cho chính mình chứ chưa nghĩ đến việc buôn bán. Tuy vậy, những người có nhu cầu, tôi sẵn sàng làm giúp. Toàn bộ chi phí mua sắm thiết bị và công hoàn thiện là 650.000 đồng/chiếc”.
THÁI HÀ
3. Báo Quảng Trị năm 2014:
Bơm nước bằng… xe máy!
Ngày cập nhật: 03/08/2014 10:05:24 SA
| ||||||
(QT) - Giữa mùa nắng hạn, đang lúc khan hiếm nguồn nước tưới cho cây trồng trên vùng cát nằm cách xa làng, một nông dân ở xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã mày mò và “sáng chế” ra cách tưới nước cho cây trồng bằng… xe máy vô cùng độc đáo.
Chiếc máy bơm nước độc đáo Tháng 7 trời nắng chang chang như đổ lửa, dường như hút sạch nguồn nước mặt trên vùng canh tác hoa màu của bà con ở vùng Trằm cát, thôn 1, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng. Cái nóng hầm hập cộng với gió nam nồm hất tung khiến bụi mù tung kín mặt người trên con đường đất đỏ dẫn vào khu canh tác hoa màu truyền thống của xã Hải Thọ.
Nông dân Hải Thọ có truyền thống trồng các loại hoa màu gia vị như hành, ngò, rau răm, diếp cá, rau thơm, ném, kiệu, cải… từ hàng chục năm nay. Trình độ, kinh nghiệm thâm canh rau màu của bà con cũng đã có tiếng. Tuy nhiên, vùng canh tác màu truyền thống này lại phụ thuộc vào thời tiết. Thuận thì làm quanh năm, nghịch mùa nắng hạn thì đành bỏ hoang.
Anh Phan Lành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Thọ vừa dẫn chúng tôi thăm đồng màu của bà con, vừa lắc đầu, than thở: “Toàn bộ khu vực trồng màu này của bà con rộng chừng 10 ha. Mấy năm trước thời tiết bình thường nên bà con canh tác quanh năm nhưng năm nay nắng quá, hạn cũng gay gắt nên nguồn nước mặt cạn hết, nhiều bà con đành bỏ hoang ruộng màu vì thiếu nước tưới. Mà vùng này cách xa dân cư trên 2 km, hệ thống điện chưa có nên không thể lắp máy bơm nước bằng điện. Địa phương cũng trăn trở nhiều mà chưa nghĩ được cách gì”. Trăn trở cùng cái khó của bà con, anh Nguyễn Đức Mạnh, 51 tuổi, một thợ xây dựng ở xã Hải Thọ đã mày mò “sáng chế” ra cách bơm nước độc đáo: Dùng xe máy… bơm nước thay cho máy bơm! Anh Mạnh kể mình vốn thường hành nghề xây dựng lăng mộ trên vùng cát. Vì vùng xây lăng mộ thường cách xa khu dân cư nên không thể kéo điện ra được, bởi vậy để lấy nước xây dựng, cánh thợ xây phải dùng máy nổ chạy mô tơ hút nước từ giếng bơm ngầm lên. “Nhưng vào mùa xây dựng lăng mộ cách đây 2 năm, trong một lần máy nổ hỏng, việc lấy nước ngưng lại. Trong lúc chờ mang máy nổ đi sửa, tôi chợt nhớ lại có lần tình cờ xem trên ti vi thấy trong miền Nam người ta chế chiếc xe máy thành máy bơm nước rất độc đáo. Ngặt nỗi chương trình người ta chỉ chiếu lướt qua nên tôi cũng không ghi nhớ được gì nhiều”, anh Mạnh nhớ lại. Quyết tâm phải học và làm được kiểu máy bơm này để phục vụ cho việc lấy nước ở vùng không có điện, anh Mạnh bắt đầu mày mò. May mắn cho anh là trong xóm của anh có một người từng có thời gian sửa chữa xe máy ở miền Nam biết loại “xe máy bơm nước” này, nên anh lân la tìm hiểu. Sau một thời gian tìm hiểu và phối hợp với người thợ đó, cuối cùng chiếc máy bơm nước… xe máy cũng thành công.
Theo đó, kết cấu chiếc máy này khá đơn giản: Gồm 1 đầu máy bơm điện loại nhỏ, được chế lại phần đầu để lắp khít vào bộ phận trục quay động cơ xe máy; một ống nhựa nhỏ dẫn nước làm mát động cơ xe máy; một ống nhựa PVC chữ L nối đầu bơm với vòi tưới; một ống nhựa thẳng nối giữa đầu máy bơm với giếng khoan nước… Tất tần tật để chế tạo ra “công nghệ” này tốn chỉ khoảng 500.000 đồng.
Cách vận hành máy cũng cực kỳ đơn giản: Chỉ cần khởi động xe máy lên, trục quay hoạt động và nước bắt đầu phun lên. “Nếu giếng bơm không hụt thì nước phun ra rất mạnh, nếu hụt nước thì phải tăng ga xe máy thêm. Nhờ giếng bơm nước này mà tôi không lo thiếu nước mỗi khi xây dựng lăng mộ hay tưới hoa màu. Mà loại máy này khi vận hành chủ yếu để chế độ garanti nên rất ít hao xăng. Xe cũng không hư hại gì nên bà con rất dễ áp dụng. Loại máy này chỉ áp dụng được với xe Wave và Dream vì lốc máy các xe này dễ tháo mà trục quay lại nằm chính tâm”, anh Mạnh tự tin cho hay. Chi phí ít, lợi ích nhiều! Thực tế việc trồng rau màu chính vụ ở vùng Trằm cát của xã Hải Thọ thì không lo thiếu nước tưới. Nhưng vào mùa hạn- mùa trồng rau trái vụ- nơi này thường thiếu hụt nước nghiêm trọng, một số ao nhỏ có nước thì nhiễm phèn nặng không thể tưới được. Bởi vậy mà trong tổng số khoảng 20 hộ dân tham gia trồng màu ở vùng Trằm, vào mùa nắng hạn năm nay đã có khoảng 17 hộ rút lui vì sợ hoa màu chết như những năm trước. Ông Phan Minh, Chủ tịch UBND xã Hải Thọ, cho biết: “Dù biết trồng rau màu trái vụ cho hiệu quả kinh tế rất cao, có khi thu nhập hơn gấp đôi chính vụ nhưng ngặt nỗi thiếu nước tưới nên bà con đành chịu. Vì thế, chiếc máy bơm nước bằng xe máy do anh Mạnh “sáng chế” thật sự hữu ích trong thời điểm khô hạn”.
Ngay sau khi thành công với “xe máy bơm nước”, anh Mạnh đã hướng dẫn cho người bà con là ông Phan Khắc Điền- người có diện tích trồng rau màu khá lớn ở địa phương chế tạo 1 chiếc. Hôm chúng tôi đến, anh Điền đi công chuyện chưa về nên anh Mạnh dẫn chúng tôi ra vườn hoa màu để vận hành thực tế máy bơm. Sau khi dắt xe vào vị trí, cố định đầu bơm vào trục xoay động cơ xe máy và nối với giếng bơm, anh Mạnh ấn nhẹ đề xe. Khi xe nổ và cài số, dòng nước mát tuôn trào ra từ lòng đất phun lên trắng xóa.
Thấy chúng tôi mắt tròn mắt dẹt trước loại “công nghệ” mới lạ trên, anh Mạnh vui vẻ khoe: “Cũng nhờ chiếc máy này mà mùa nắng năm nay gia đình tôi và gia đình anh Điền có nguồn rau trái vụ dồi dào để bán với giá cao. Chứ trước đây, muốn trồng rau trái vụ là phải dùng xô xách từng xô nước tưới cực lắm, mà nước cũng không có sẵn, lại nhiễm phèn nên rau cứ héo queo, bán cũng chẳng ai thèm mua. Nay thì khỏe rồi”. Thấy được lợi ích từ loại máy này, mới đây anh Nguyễn Văn Nam ở thôn 1, xã Hải Thọ cũng đầu tư làm một chiếc để tưới cho rau trong mùa nắng. Anh Nam phấn khởi nói thêm: “Tôi thấy chiếc máy này chi phí thấp nhưng lợi ích rất thiết thực. Trong thời điểm vùng sản xuất rau chưa có điện thì “công nghệ” giản đơn này đã khắc phục cơ bản việc thiếu nước. Gia đình tôi kể từ khi có máy này có thu nhập thêm rất nhiều từ trồng rau trái vụ”. Từ những chiếc máy đầu tiên của anh Mạnh, ông Điền, anh Nam phát huy được hiệu quả, nhiều hộ gia đình trồng màu cũng đã quyết định đào giếng khoan và đặt gia công chiếc máy trên. Được biết, đến nay tại xã Hải Thọ đã có một cơ sở cơ khí doa tiện nhận gia công loại máy này. Hiện tại, cơ sở này đã nhận đặt hàng và xuất xưởng được 6 chiếc máy tương tự cho bà con trong vùng. Ngoài những người làm vườn, trồng rau màu trái vụ như anh Điền thì phần lớn là những người thợ xây lăng mộ ở các xã vùng rú cát như Hải Thiện, Hải Thọ và Hải Vĩnh… cũng đã đến đặt hàng. Anh Phan Lành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Thọ, chia sẻ thêm: “Để giảm chi phí và tạo thuận lợi trong việc bơm tưới cũng như trong xây dựng lăng mộ ở các vùng không có điện, nông dân và thợ xây đều rất cần những máy bơm được cải tiến như thế này. Máy này phù hợp với điều kiện vùng khó khăn, thao tác lắp máy nhanh (khoảng 5 phút), chi phí lại rẻ nên chắc chắn thời gian tới sẽ được nhân rộng”. Bây giờ, có dịp đi về vùng cát xã Hải Thọ, nhiều người sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh một chiếc xe máy “đứng” cạnh máy bơm để vận hành máy, đầu kia người nông dân cầm vòi phun tưới hoa màu. Đơn giản như kiểu vừa làm vừa chơi nhưng chiếc máy bơm nước bằng động cơ xe máy đó đã góp phần nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người nông dân nơi vùng cát vào mỗi mùa nắng hạn. Bài, ảnh: LÊ ĐỨC VIỆT |
Giới thiệu công nghệ búa cờ lê ráp xe tiền tỷ:
Trả lờiXóahttp://laodong.com.vn/xa-hoi/tham-nhap-xuong-lap-rap-xe-khach-cong-nghe-bua-co-le-324294.bld
Máy bơm nước của bác http://youtu.be/zIIDInx3ZUk
Trả lờiXóaSáng (hay tói thì tùy) tạo của nong dan ta http://www.baophuyen.com.vn/79/122640/may-bom-nuoc-chay-bang%E2%80%A6-dong-co-xe-may.html
XóaMức tiêu hao nhiên liệu qua chạy thử khá ít. Nếu chạy mức ga trung bình trong 2 giờ đồng hồ, tốn khoảng 0,4 lít (10.000 đồng). Mỗi ngày nếu bơm tưới 10 giờ đồng hồ chỉ tốn 50.000 đồng cho chi phí mua xăng. Nếu so sánh với công gánh nước của 2 người một ngày thì chi phí này rẻ hơn nhiều. So với các loại máy phát điện nhỏ hiện có trên thị trường thì chiếc máy bơm này giá thành tiết kiệm hơn lại nhỏ gọn, dễ di chuyển đến nơi cần bơm tưới.
Trả lờiXóaKhi hỏi về giá thành cũng như ý định thương mại hóa sản phẩm tự chế của mình, anh Lư cười hồn hậu nói: “Việc chế ra chiếc máy bơm trước hết là để phục vụ cho chính mình chứ chưa nghĩ đến việc buôn bán. Tuy vậy, những người có nhu cầu, tôi sẵn sàng làm giúp. Toàn bộ chi phí mua sắm thiết bị và công hoàn thiện là 650.000 đồng/chiếc”.
http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=84&modid=388&ItemID=84286
Mình không tin xe máy sản sinh "công suất tương đương máy bơm 1,5 mã lực".
Trả lờiXóaTiện lợi, tiết kiệm xăng thì ok rồi nhưng ống nối phải là ống sắt mới tạm chịu được vì nếu xe chạy lâu xê dịch có thể làm gãy khớp nối ống nhựa.