Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/09/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 8 (năm 1987 thì 1 USD bằng bao nhiêu VND ?)

Bây giờ 1 USD hình như là ăn 20.000 VND. Tức 100 USD thì đại khái đổi ra được 2.000.000 VND. Cứ tạm là như vậy, không chi li số lẻ.

Năm 2014 lùi về năm 1986 - thời điểm bắt đầu chính thức Đổi Mới - là tới những 28 năm. Một cậu bé ra đời vào năm 1986, thì năm nay đã 28 tuổi. Nếu cậu ta xây dựng gia đình sớm, chẳng hạn 22 hay 23 tuổi, và có con ngay, thì cháu bé đã khoảng 4 - 5 tuổi.

Tức là từ Đổi Mới đến nay, cũng không phải là ít năm tháng. Tính như trường hợp cậu bé trên, đã ra những 2 đời người rồi (bố và con).

Không biết những năm 1986-1987 thì 1 USD sẽ mua được những gì ? Còn năm 2014, đại khái, một đô thì gần bằng một bát phở loại thường ở Hà Nội. 

Năm 1987, một đô ăn được bao nhiêu đồng tiền Việt ?

Và lúc đó, một bát phở loại thường ở Hà Nội được bán với giá bao nhiêu ?

Không biết có ai còn nhớ không ? 


 ---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 8 (năm 1987, 1 USD bằng bao nhiêu VND ?)

Một bài viết của cụ Vũ Khiêu chào mừng đồng chí Gooc-ba-chốp (1986)

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (một cuốn sách xuất bản năm 1984 mang tên Lê Duẩn)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)
Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5  (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004) 
- Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh) 



9 nhận xét:

  1. 1 tháng 2, 1988: 1.00 USD = 1.700.00 VND
    Tháng 6, 1988: 1.00 USD = 4.500.00 VND
    1 tháng 8, 2006: 1.00 USD = 16.000,00 VND
    Khoảng 21 tháng 3, 2007: 1.00 USD = 16.736,00 VND
    Khoảng 6 tháng 4, 2007
    -> 8 tháng 4, 2007: 1.00 USD = 16.022,00 VND
    27/09/2014: 1.00 USD = 21.150.59 VND

    http://books.google.com.vn/books?id=JXZMH8W-JtgC&pg=PA182&lpg=PA182&dq=devaluation+of+dong+1989&source=web&ots=sJuDJbz5pE&sig=PuQPDOV44Ex8VJvcjxzBUcP842M&hl=en&sa=X&oi=book_result&ct=result&redir_esc=y#v=onepage&q=devaluation%20of%20dong%201989&f=false

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tháng 6, 1988 Việt Nam Đồng được định giá lại từ 900 thành 3.000

      Xóa
    2. 1973: 1USD = 493 VNĐ (VNCH), 50.204 đồng/lượng vàng, 1.500 đồng/bao xi măng, 79.160 đồng/tấn Urê, 125 đồng/lít xăng.

      1986: 1USD = 455 VNĐ (CHXHCN), 190.000 đồng/lượng vàng, 1.600 đồng/bao xi măng, 70.000 đồng/tấn Urê, 100 đồng/lít xăng.

      Xóa
    3. Tra cứu của Khoằm cho thấy đối tỉ giữa hai miền (trước 1975) có một nghĩa thú vị.

      Năm 1986 thì 1 đô ăn 455 đồng. Mà 1 lít xăng chỉ có 100 đồng, tức là 1 đô mua được những 4 lít rưỡi xăng.

      Nhưng vấn đề là năm 1987 Khoằm à.

      Xóa
  2. Về lĩnh vực kinh tế thì có lẽ là mấy bác không thạo. Trước kia Việt Nam không chỉ có một tỷ giá hối đoái đâu mà có tận ba tỷ giá hối đoái khác nhau là: tỷ giá chính thức, tỷ giá kết toán nội bộ, tỷ giá kiều hối. Sau này đến 8.11.1988 mới bãi bỏ tỷ giá kiều hối và 4.3.1989 mới bãi bỏ tỷ giá kết toán nội bộ. Thế nên muốn hỏi tỷ giá hối đoái thì phải hỏi tỷ giá nào (ấy là chưa kể còn có tỷ giá chợ đen nữa).

    Ví dụ ở trang 356 cuốn Tư Duy Kinh Tế Việt Nam 1975-1989 của tác giả Đặng Phong do nhà xuất bản Tri Thức phát hành năm 2009 có số liệu như sau:

    4.1987 : tỷ giá chính thức (VNĐ/USD) ...; tỷ giá kết toán nội bộ...; tỷ giá kiều hối 96
    4.7.1988: tỷ giá chính thức (VNĐ/USD) 80 ; tỷ giá kết toán nội bộ 225; tỷ giá kiều hối 504

    Ngày 10.4.1987 có quyết định của chính phủ cho phép kiều bào tự do gửi và rút ngoại tệ theo tỷ giá thị trường nên có thể tỷ giá kiều hối 4.1987 tương đương với tỷ giá thị trường.

    Lại nói chuyện giá, có rất nhiều loại giá khác nhau như giá nhà nước mua, giá nhà nước cung cấp, giá nội bộ, giá thị trường ...nên hỏi giá thì cũng phải là giá nào mới trả lời được.

    Cũng sách của Đặng Phong đã dẫn trang 354 có liệt kê giá một số nông sản mà nhà nước mua năm 1987 như sau:Thóc tẻ ở Bắc Bộ 31đ/kg; ở Trung Bộ 28 đ/kg, ở Nam Bộ 25đ/kg
    Lạc vỏ 75-93 đ/kg; Thuốc lá sấy vàng 341-403 đ/kg; Chè búp tươi 42-46 đ/kg

    Còn giá nhà nước bán vào năm 1987 thì ở trang 352 có như sau:
    Xăng ô tô A72-76 56.000đ/tấn; than 5.200đ/tấn; điện 8500/kwh; xi măng 25.000đ/tấn

    Như vậy nếu tính theo tỷ giá kiều hối năm 1987 thì 1 USD mua được 3,1 kg thóc ở Bắc Bộ hoặc tạm tính là 1,7 l xăng.

    Hiện giờ năm 2014 ở Hà Nội một bát phở ăn được cũng phải 40.000 đồng, tức là gần 2 USD (tỷ giá của ngân hàng ngoại thương là 21.195 đ), rẻ và ít tăng giá là đồ uống, cafe đen uống được chỉ 18-20.000 đ/ly hay như coca cola giá 15.000 đ /chai to tức là chưa đến 1 USD. Giá bán lẻ xăng RON 92 tại vùng 1 là 23.710 đ/l.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thế chứ ! Đúng môn sở trường của Cu Nỡm mà.

      Nỡm dẫn Đặng Phong là ok rồi. Vậy là ở thời điểm tháng 4 năm 1987, tỉ giá kiều hối là 96đ/usd.

      Mình không có cuốn của Đặng Phong ở bên cạnh bây giờ, nên không rõ là bác ấy dẫn theo nguồn nào.

      Số liệu mình xem (do nhà nước in chính thức năm 1996, để kỉ niệm 10 năm tiến hành Đổi Mới), thì lại cho con số khác với Đặng Phong. Mà sách của Đặng Phong thì phần lớn đều xuất bản gần đây.

      Xóa
    2. Sách của tác giả Đặng Phong có ghi lấy số liệu về tỷ giá hối đoái từ lưu trữ của Vietcombank.
      Còn giá cả hàng hóa thì lấy từ hai nguồn:
      - Giá nhà nước cung cấp từ lưu trữ của Ủy Ban Vật Giá Nhà Nước
      - Giá nông sản nhà nước mua từ sách của tác giả Phan Văn Tiệm "Chặng đường 10 năm cải cách giá" NXB Thông Tin, 1992, trang 164.

      Xóa
    3. Cảm ơn Nỡm nhé ! Mà từ hôm nay, Nỡm sang tên mới là Hiệp sĩ cười lừa nhỉ. Mình ghi ở đây để đánh dấu nhé !

      Tỉ giá hối đoái mà mình đang dựa theo tài liệu của Tổng Cục Thống Kê (tên sách là "Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam qua 10 năm Đổi Mới 1986-1995", Nxb Thống kê, 1996), ở trang 8 lại ra con số:
      - 18đ/usd tại thời điểm tháng 10 năm 1987. Không ghi rõ tỉ giá gì (trong 3 loại mà Nỡm đã chỉ dẫn ở trên).
      - tài liệu Đặng Phong với căn cứ trên thì là: tháng 4 năm 1987, tỉ giá kiều hối là 96đ/usd.

      Mình chưa rõ nên hiểu như thế nào nữa.

      Cuốn của Phan Văn Tiệm thì bây giờ mình cũng không có ở bên cạnh.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.