Một bản dịch cũ truyền lại từ xửa xưa, cứ mở Kinh Thánh ra là thấy, không rõ nguyên ủy bắt đầu từ ai và những ai đã tu chỉnh để hoàn thiện.
Một bản dịch mới do ông Phạm Trọng Chánh công bố, và tôi đã đưa về blog ở entry trước.
Xin trọn đoạn được xem là mĩ cảm nhất trong Nhã Ca.
1. Bản dịch cũ (trang 794-795, bản in tại Korea; tạm bỏ các dấu gạch nối giữa các từ của lối trình bày văn bản cũ; bản trên mạng thì có thể xem ở đây, tuy nhiên bản đó có lỗi đánh máy, nên khi copy về đây, tôi đã chỉnh lại cho đúng với bản in tại Korea)
Nhã Ca 7
1 Hỡi công chúa, chơn nàng mang giày, xinh đẹp biết bao!
Vòng vế nàng khác nào hột trân châu,
Công việc của tay thợ khéo làm.
Công việc của tay thợ khéo làm.
Rượu thơm không có thiếu.
Bụng nàng dường một đống lúa mạch,
Có hoa huệ sắp đặt tứ vi.
3 Hai nương long nàng như hai con
Sanh đôi của con hoàng dương.
4 Cổ nàng như một cái tháp ngà.
Mắt nàng khác nào các ao tại Hết-bôn
Ở bên cửa Bát-Ra-bim;
Mũi nàng như ngọn tháp Li-ban
Ngó về hướng Đa-mách.
5 Đầu ở trên mình nàng khác nào núi Cạt-mên,
Và tóc đầu nàng như sắc tía;
Một vì vua bị lọn tóc nàng vấn vít.
6 Hỡi ái tình ta, mình xinh đẹp thay,
Hạp ý dường bao, khiến cho người ta được khoái chí!
7 Hình dung mình giống như cây chà là,
Và nương long mình tợ chùm nó.
8 Ta nói rằng: Ta sẽ trèo lên cây chà là,
Vin lấy các tàu nó;
Nguyên hai nương long mình như chùm nho,
Mùi thơm mũi mình như trái bình bát,
9 Và ổ gà mình như rượu ngon....
Chảy vào dễ dàng cho lương nhơn tôi,
Và tuôn nơi môi kẻ nào ngủ.
10 Tôi thuộc về lương nhơn tôi,
Sự ước ao người hướng về tôi.
11 Hỡi lương nhơn tôi, hãy đến, chúng ta sẽ đi ra ngoài đồng,
Ở đêm nơi hương thôn.
12 Vừa sớm mai, chúng ta sẽ thức dậy,
Đi đến vườn nho, đặng xem thử nho có nứt đọt,
Hoa có trổ, thạch lựu có nở bông chăng:
Tại đó tôi sẽ tỏ ái tình tôi cho chàng.
13 Trái phong già xông mùi thơm nó;
Và tại cửa chúng ta có những thứ trái ngon mới và cũ;
Hỡi lương nhơn tôi, tôi đã để dành trái ấy cho chàng !
2. Bản dịch mới (của Phạm Trọng Chánh)
(Tình khúc thứ chín và thứ mười)
(Tình khúc thứ chín và thứ mười)
Chân em xinh mang hài công chúa,
Vòng vế em như chuổi ngọc,
bởi bàn tay nghệ sĩ tuyệt vời.
Rốn em như ly rượu ngọt,
Rượu chẳng hề vơi.
Mình em bồ lúa mạch,
Hoa huệ vây vòng quanh.
Đôi vú căng đôi nai con hồng phấn,
Song sinh một nai tơ.
Cổ em một tháp ngà,
Mắt em hồ Hải Thủy,
Bên cửa Bát Khuê Môn.
Mũi em tháp Ly Băng,
Hướng về thành Đa Mạc.
Trán em vời vợi núi Cát Môn.
Tóc bính tím hoa sim.
Gót quân vương quấn quít suối mây vương.
Em xinh đẹp, hỡi em quyến rũ,
Hỡi tình ta vui thú tuyệt vời.
Dáng em tựa bóng dừa xanh mát,
Và ngực em tròn trịa trái đôi.
Anh khẽ nói: anh sẽ trèo lên dừa ấy,
Vin lá cành,
ôm đôi trái thanh xuân.
Hơi thở em nhẹ nhàng như hương táo.
Anh uống ly rượu em, uống mãi rượu ngon,
Anh xiết chặt hình hài em yêu dấu,
Chảy trên môi em giấc mộng say.
Anh thuộc về em yêu dấu,
Em bên anh trong khát vọng dâng đầy.
(CHÚ THÍCH
An Mỹ Nam Di: Ammi nadiîb: nghĩa là trên chiếc xe của dân tộc kiêu hùng tôi. Như Thượng Đế bởi dân Do Thái.
Điệu múa trong hai ban hợp ca: Điệu múa ngày cưới, hai người nhảy giữa hai nhóm, khi hát khi nhảy xoay vòng.
Rốn: dùng thay chữ âm hộ để tránh thô tục, đoạn trên rốn em như ly rượu ngọt, đoạn dưới, anh uống ly rượu em, uống mãi rượu ngon. Và người con gái cũng hôn say sưa cái người con trai và để để chảy vào môi.
Đa Mạc: Damas, thủ đô dân Araméens ở Syrie
Cát Môn: Carmel: Cái mũi nhô ra ở Địa Trung Hải, còn có nghí là vườn nho nhỏ.
Tóc: nguyên tóc màu tím đen, tôi dùng màu tím hoa sim để Việt hóa)
TÌNH KHÚC THỨ MƯỜI
NGƯỜI YÊU NỮ Anh hãy đến hỡi anh yêu dấu,
Ta cùng đi đến chốn đồng xanh.
Chúng ta sẽ ngủ qua đêm trong những xóm làng,
Ngày mai đó ta sẽ đến cánh đồng nho trái.
Ta sẽ đi xem những chồi non mơn mởn,
Hoa có nở bông,
Thạch lựu vừa khoe đỏ.
Em sẽ cho anh ân huệ tình yêu.
Cây táo tình yêu thoang thoảng mùi hương,
Và cạnh cửa nhà ta đầy trái ngọt;
Trái non, trái già,
Em dành hết cho anh hỡi em yêu dấu.
Bác Giao có thời gian nên đọc giải nghĩa kinh thánh (phần Truyền đạo và Nhã ca) ở đây:
Trả lờiXóawww.freebiblecommentary.org/pdf/vie/VOL09DOT_vietnamese.pdf . Nếu chỉ đọc phần Nhã ca thì có thề bắt đầu từ trang 131 trở đi.
Ở VN, ngay trong nhà thờ, các cha cũng chả mấy khi giải nghĩa Nhã ca. Hoặc nếu có giảng chỉ giảng một hai câu. Lý do có lẽ là do nguồn gốc và nội dung của nó chẳng liên quan gì tới Chúa.
Vì thế, họ khuyên: chỉ nên đọc Nhã ca với "linh hứng", mà "linh hứng" thì không phải con chiên nào cũng có. Còn không thì thà kính nhi viễn chi, đừng bi bô dông dài, "Chúa" (?) nói một đằng hiểu ra một nẻo, hehe!.
Trong tài liệu dẫn trên, tác giả cho biết:
"Sự giải nghĩa Kinh thánh là một tiến trình mang tính thuộc linh và lý trí, trong đó, tiến trình mang tính thuộc linh gồm: có sự đầu phục và mở lòng ra trước Chúa. Cần phải có một sự khao khát (1) chính Chúa, (2) được biết Ngài, và (3) khao khát được phục vụ Ngài. Tiến trình này cần có sự cầu nguyện, xưng tội và sự bằng lòng thay đổi lối sống của mình. Mặc dù biết rằng Đức Thánh Linh đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giải nghĩa, nhưng thật khó hiểu là tại sao cũng là các Cơ đốc nhân chân
thật, yêu mến Chúa, nhưng họ lại hiểu Kinh thánh một cách khác nhau".
Những mục sau đây sẽ giúp ích cho người đọc:
"A. Cầu xin sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh (xem I Cô-rinh-tô 1:26-2:16).
B. Cầu xin Chúa tha tội và tẩy rửa những tội lỗi biết được (I Giăng 1:9).
C. Cầu xin sự khao khát biết Chúa càng hơn (Thi thiên 19:7-14; 42:1 và tiếp theo; 119: 1 và
tiếp theo).
D. Áp dụng những ý tưởng sâu sắc vào cuộc sống của bạn ngay lập tức
E. Luôn khiêm nhường và chịu học hỏi "
Em là em chịu !
Tôi có vài bản giải thích (chú giải) Nhã Ca, in trên giấy, cả mới in cả đã cũ. Có bản giải thích kĩ, có bản giải thích mang tính gợi mở, nhưng nhìn chung đều có phần ba phải (đều là có thể, có lẽ, phải chăng, nên, nên là, vân vân). Bản trên mạng mà bác Lý vừa chỉ dẫn cũng tương tự như vậy.
XóaĐoạn tôi thích nhất trong Nhã Ca là đoạn đã dẫn ở trên.
Không biết dựa cột mà nghe là thái độ đúng đắn, rất đáng hoan nghênh. Chứ không nên nhảy bổ vào những thứ mình không rành, nhất là với cái đầu đầy ẩn ức (tôn giáo hay tính dục), tương một câu bố láo rồi lặn mất.
Trả lờiXóaNhư tôi, một chữ kinh Phật không biết, chẳng dám í kiến í cò gì về kinh điển PG. Nếu tôi cũng nhảy bổ vào như ông Chánh, không biết kinh Phật sẽ thành cái gì hehe.
Ngay đoạn anh Giao trích ở trên cũng cho thấy ông Chánh bố láo thế nào:
"Anh xiết chặt hình hài em yêu dấu,
Chảy trên môi em giấc mộng say.
...
CHU THICH: ... Và người con gái cũng hôn say sưa cái người con trai và để chảy vào môi."
Ai biết ông Chánh "dịch" từ nguồn nào không?
Câu đầu ông Chánh bịa toàn bộ, để câu sau ông lái người đọc hiểu người con gái bú Cặc người con trai làm "tinh dịch bắn tung tóe" (chữ của ông Chánh) vào miệng người con gái hehe.
Tất nhiên ông Chánh có thể hiểu như thế (hoặc phát biểu như thế, quyền của ông mà), nhưng đừng bịa đặt và thêm thắt như vậy.
Chỉ có ẩn ức ghê gớm mới biến con người ta thành ra như vậy.
Đọc lại nguyên văn của ông Chánh, để thấy cái chỗ mà ông ấy bảo tung tóe, là thế này:
Xóa"Nghi lễ ăn mình Chúa, uống máu Chúa trong Thiên Chúa Giáo, đáp ứng được nhu cầu bản năng con người thời nguyên thủy còn tồn tại trong mỗi cá nhân, thích ăn thịt uống máu lẫn nhau. Chương Nhã Ca trong Thánh Kinh đáp ứng nhu cầu thích nói chuyện dâm tục trong mỗi con người, người nông dân gặp nhau sau vụ gặt, nói chuyện với nhau rồi cũng đem chuyện dâm ra đùa bởn, ngày nay bạn bè cũ lập lại thành một mạng trên internet, trao đổi nhau thế nào cũng có những chuyện cười dâm tục. Chương Nhã Ca trong Thánh Kinh đáp ứng nhu cầu tiềm tàng dâm tục của con người.
Trong các tác phẩm dân ca văn chương của người da đỏ tại Mễ Tây Cơ, Péru.. họ mô tả cảnh làm tình, tinh trùng bắn tung tóe vào mặt rất tự nhiên. Tại Ấn Độ những đền tháp Khajuraho đầy tượng điêu khắc cảnh làm tình tập thể, người lớn với con nít, trai gái lẫn lộn cả cảnh ngựa với người, voi với người thật hổn loạn, làm cho người nhìn cho đã đời no nê cái bản năng dâm tục tiềm ẩn trong mỗi người."
Christians(cơ đố nhân) mà còn bị sứ đồ Peter mắng... huống là những kẻ ngoại đạo như các vị.
Trả lờiXóa"Ấy là điều người đã viết trong mọi bức thơ, nói về những sự đó, ở trong có mấy khúc khó hiểu, mà những kẻ dốt-nát và tin không quyết đem giải sai ý-nghĩa, cũng như họ giải sai về các phần Kinh-thánh khác, chuốc lấy sự hư-mất riêng về mình.(2Phierơ 3:16)"
Dốt nát thì phải học mới hết dốt, đừng nên nói liều, "nói vung xích chó" mà phải tội.