Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

17/10/2013

9 năm làm một Điện Biên, và 9 năm làm một ngôi trường Lục Quân

Cuốn Trường Sĩ quan Lục quân Quảng Ngãi - 9 năm cùng chiến đấu và đào tạo chiến sĩ cho Việt Nam, 182 trang, ấn hành lần đầu năm 2008, tiếng Nhật

Tác giả là một sĩ quan Nhật Bản đã ở lại giúp Việt Minh đánh Pháp 9 năm (1945-1954) 

Người lính ấy là bạn của tướng Nguyễn Sơn, ông đã từ trần năm 2012, thọ 93 tuổi (1919-2012)


Đó là Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi, một cái tên lai lai của không phải hai mà là của ba ngôn ngữ (Việt, Trung, Nhật), hiệu trưởng là tướng Nguyễn Sơn, còn toàn bộ giáo viên chính là người Nhật.

Sách hiện nay là bản in phổ biến, bởi một nhà xuất bản (xem ảnh).

Còn bản nháp của nó, ở dạng chế bản tư nhân trước năm 2008 (tiếng Nhật gọi là dạng sách jikasei), tôi may mắn được một cựu binh Nhật gửi tặng. Tiếc là chưa kịp đến gặp tác giả, thì người lính ấy đã ra đi vĩnh viễn.

Dăm bảy năm nữa, khi có thời gian rảnh hơn, tôi có dự tính dịch cuốn này sang tiếng Việt. Trong đầu đã từng mường tượng là, sau khi người ta làm phim về tình bạn Phan Bội Châu - Asaba thời đầu thế kỉ XX, thì tiếp là phim về tình bạn của Nguyễn Sơn với tứ đại huynh đệ Nhật Bản. Tuy nhiên, phim về Phan Bội Châu vừa rồi thì quá thất vọng.

Để làm phim về Nguyễn Sơn, chắc cần phải chuẩn bị hàng chục năm. Chứ làm cẩu thả như Người cộng sự vừa rồi, thì thà đừng làm còn hơn.

Bổ sung 1 (17/10/2013): Người cộng sự vừa đạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 18.

---


---

BỔ SUNG


1.

Kiều Mai Sơn


 4 THANH NIÊN
Ngày 20.1.1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 111/SL phong hàm thiếu tướng từ ngày 1.1.1948 cho ông Nguyễn Sơn, Khu trưởng Chiến khu 4, nhưng ông trì hoãn không nhận.
Lễ thụ phong thiếu tướng Nguyễn Sơn (10.1948) /// Ảnh: Tư liệu gia đình
Lễ thụ phong thiếu tướng Nguyễn Sơn (10.1948)
ẢNH: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH

Thừa tướng chứ không Thiếu tướng
Khu trưởng Nguyễn Sơn cho một cán bộ hỏa tốc về T.Ư gặp Hồ Chủ tịch trao gửi lá thư đại ý: “Tôi xin nhường cho Khu phó Đào Chính Nam lên thiếu tướng, còn tôi tài sơ đức mỏng xin Bác cho tôi chức đại tá đủ rồi”.
Ông Hà Anh, học viên Trường Lục quân Quảng Ngãi, trong cuốn sách viết về người thầy của mình kể lại: Lúc nhận thư, Hồ Chủ tịch đang ăn cơm chung với ông Hoàng Đạo Thúy, Cục trưởng Cục Quân huấn. Bác nói: “Nguyễn Sơn có tài tổ chức và điều khiển bộ đội nhưng tự cao, tự đại dễ đụng chạm và làm mất lòng người khác. Từ Liên khu 4 đã có dư luận Nguyễn Sơn không nhận sắc phong mà còn xuyên tạc: Nguyễn Sơn là thừa... tướng chứ không có thiếu... tướng”.





Thiếu tướng Nguyễn Sơn


ẢNH: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH

Khi Cục trưởng Cục Quân huấn trở về doanh trại, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tấm thiệp viết 12 chữ, với 4 câu: “Đảm dục đại/Tâm dục tế/Trí dục viên/Hạnh dục phương”. Ngoài thư đề: Thân gửi Sơn đệ - Ký tên: “Người anh họ Nguyễn”.
Đây là một bài của Tôn Tử Mạo bên Trung Quốc đời nhà Đường được Hồ Chủ tịch lấy12 chữ của đoạn trước mà bỏ đoạn sau. 12 chữ Hán ấy được giải nghĩa như sau: Ý chí cần quả quyết; lòng dạ cần tinh tế; kiến thức cần trọn vẹn; đạo đức cần đầy đủ.
Ông Hà Anh giải thích thêm về mặt chữ Hán trên tấm thiếp này: “Nhận thư, Nguyễn Sơn biết Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay chữ tiểu bằng chữ tế. Tiểu là nhỏ nhưng chữ tế còn nhỏ hơn nhiều (tế nhị). Khi tế đi với đại còn có nghĩa là bao dung, rộng lượng. Thay chữ tế người đọc có thể hiểu: Cái tâm mình phải cho khéo léo, tế nhị chín chắn hơn nhiều lần so với người xưa đã dạy”.
Bác lấy tình anh em chứ không nhân danh Chủ tịch Chính phủ để nhắn nhủ, điều này khiến Nguyễn Sơn vui lòng nhận thụ phong thiếu tướng. Tháng 10.1948, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Thứ trưởng Chủ tịch phủ, đã từ Việt Bắc vào Khu 4, chủ trì lễ phong thiếu tướng cho Khu trưởng Nguyễn Sơn. Tường thuật của báo Cứu quốc đã rút tít: Một buổi lễ long trọng nhất ở Liên khu 4.
Căn cứ địa văn hóa
Chiêu hiền đãi sĩ là nét đặc sắc của Khu trưởng Chiến khu 4 Nguyễn Sơn. Ông thu nạp hết các văn nghệ sĩ, nhân sĩ trí thức về bên mình. Từ đoàn kịch của vợ chồng nghệ sĩ Phạm Văn Đôn - Nguyễn Thị Kim đến đoàn văn hóa Việt Bắc của nhạc sĩ Phạm Duy và chị em ca sĩ Thái Thanh - Thái Hằng; rồi các nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Tuân, Trương Tửu, Hữu Loan, Bửu Tiến… Nhà văn Nguyễn Tiến Lãng, thư ký của Nam Phương hoàng hậu, từng bị án của chính quyền cách mạng cũng được Khu trưởng Nguyễn Sơn tin dùng, cử làm giáo viên giảng dạy Trường Thiếu sinh quân Khu 4.
Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn (1908 - 1956) quê xã Kiêu Kỵ, H.Gia Lâm, Hà Nội. Ông tham gia cuộc Vạn lý trường chinh và là sĩ quan người nước ngoài duy nhất của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và tên ông được đặt cho một tuyến phố ở Hà Nội.
Ông còn mời các nhà trí thức hàng đầu như Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Tôn Quang Phiệt, Hải Triều, Trương Tửu… mở các lớp văn hóa kháng chiến ở Quần Tín (Thọ Xuân, Thanh Hóa) để đào tạo cán bộ văn hóa cho đội ngũ kế cận. Nhiều nhà văn, nhà thơ đã trưởng thành từ đây như Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Bùi Hiển, Vũ Tú Nam, Hoàng Minh Châu, Thanh Hương… Chính điều này khiến đương thời gọi Khu 4 là “căn cứ địa văn hóa”.
Võ thì đánh dư trăm trận trong cuộc Vạn lý trường chinh cùng Hồng quân Trung Quốc; văn thì nói Truyện Kiều chẳng giấy tờ gì, chẳng ngồi chỉ đứng, khu trưởng đi đi lại lại, nói liền một mạch 6 tiếng đồng hồ không nghỉ, khiến người nghe “khiếp vía”. Đó là hồi ức của ông Trần Hồng Lạc, học sinh Trường Thiếu sinh quân Khu 4, về tướng Nguyễn Sơn.
Nhớ về thiếu tướng Nguyễn Sơn, trung tướng Trần Độ kể lại lần gặp gỡ trước khi Nguyễn Sơn quay lại Trung Quốc năm 1950. Trần Độ hỏi: “Thế về Trung Quốc anh định làm gì?”. Nguyễn Sơn trả lời: “Tao có ý định lập một đoàn kinh kịch. Tao sẽ làm trưởng đoàn dẫn quân đi khắp các nước trên thế giới”. Trần Độ hỏi tiếp: “Thế liệu anh có về Việt Nam diễn không?”. Nguyễn Sơn thẳng thừng: “Đi các nước thì đi chứ tao không thèm về Việt Nam”.
Tàu hỏa đến Trung Quốc, Nguyễn Sơn được đón tiếp trọng thể. Năm 1955, ông được phong thiếu tướng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, là một trong 72 công thần của nước này. Vậy mà, khi biết mình bệnh nặng, không qua nổi, ông có nguyện vọng được về yên nghỉ tại Việt Nam và mất ở Hà Nội vào năm 1956. Trung tướng Trần Độ bình luận: “Ra đi quyết không trở lại, mà khi chết lại tha thiết muốn về nước! Đó là cái uẩn khúc của tâm linh con người!”.
Mới đây, trong một dịp sơ kiến ông Nguyễn Cương, con trai thiếu tướng Nguyễn Sơn, tại “Quân khu Nam Đồng”, tôi có nhắc tới chuyện này. Ông Nguyễn Cương trầm giọng: “Khi nói với chú Trần Độ không về Việt Nam là cha tôi nói dỗi. Thực lòng ông không hề muốn rời Việt Nam chút nào!”.
https://thanhnien.vn/van-hoa/nguyen-son-khong-nhan-phong-thieu-tuong-1320869.html?fbclid=IwAR03EfS0pyHIvSRAdqGdEvByUjqgJB2JYZ7ojQOcgRPXMuGE-Snpo3KxpuI
..
---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

Đồi phong Tướng và ATK Định Hóa : Vị trí của Thái Nguyên trong kháng chiến
Hơn một tuần lễ ở Thái Nguyên : Vai trò trọng yếu của giải phóng Thái Nguyên đối với Cách mạng Tháng Tám
Trần Dân Tiên viết về Võ Nguyên Giáp đánh Nhật năm 1945 : Lược bỏ sự giúp đỡ của một người Mĩ


Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
Thời đại sinh anh hùng, còn anh hùng chưa chắc đã sinh ra thời đại


Lòng dân


3 nhận xét:

  1. 1. “Tướng Nguyễn Sơn trấn giữ cả vùng miền Trung để làm yên các vùng khác. Tại sao sư huynh nhờ đệ Sơn trấn giữ khúc ruột miền Trung, trong đó có quê nhà của cả mình và anh Văn, là phải nhìn tầm chiến lược trong dùng người của Cụ. Không thân tín như đệ Sơn, Cụ không giao vùng đó. Đó là lí do mà đệ Sơn đã cảm phục sư huynh, đồng lòng giúp sức.”
    - Sao nghe có mùi Lương Sơn Bạc vậy ? chứ không phải là Đảng (CSĐD) lãnh đạo cách mạng sao ?
    - “quê nhà của … anh Văn” !!: Dưới con mắt của 1 người tốt nghiệp cả Hoàng Phố và khóa I đại học Hồng quân [Trung Hoa] thì có anh Văn không ? “việc trở lại Trung Quốc vào năm 1950, cũng là nhiệm vụ đấy” !!

    2. “Thứ nữa, đệ Sơn cũng đã giúp sư huynh đào tạo nguồn nhân lực cho chiến trường. Người đầu tiên thành lập trường giáo dục quân sự chính qui ở Việt Nam, không ai khác, chính là đệ Sơn. Không có nguồn nhân lực ấy, rõ ràng, không làm nên được Điện Biên Phủ.” [!!]
    - Tháng 11 năm 1945, ông trở về nước hoạt động theo đề nghị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy tên mới là Nguyễn Sơn, [làm] Hiệu trưởng trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi (1946) (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_S%C6%A1n)
    - Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (trường Sĩ quan Lục quân 1) thành lập: 15 tháng 4 năm 1945. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Tr%E1%BA%A7n_Qu%E1%BB%91c_Tu%E1%BA%A5n)

    3. “9 năm làm một Điện Biên, và 9 năm làm một ngôi trường Lục Quân”
    - Viết dễ dãi như vậy mà không nhìn thấy điều này thì cũng lạ: Đảng Cộng sản Trung Quốc chắc chắn sẽ tự hào về những người Việt Nam như Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Sơn…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình nhờ bạn mấy điểm sau trong bình luận nhé:

      - Nội dung của entry nào thì mời bạn ghi bình luận vào entry nhé, để cho tiện theo dõi. Chẳng hạn 2 cái (mang sô 1 và 2) trên của bạn nên chuyển đến entry khác.

      - Có thể bạn chưa rõ như các bạn đã đọc blog mình từ trước, là: mình rất kị sử dụng tư liệu của nhà WIKIPEDIA. Ở đây, mọi người nói chuyện với nhau, cũng đều không dùng Wiki, chúng tôi đều dùng tư liệu đáng tin cậy hơn.


      Về bình luận 3 liên quan đến entry này, thì mình không hiểu liên quan về nghĩa giữa 2 câu bạn viết (câu trên là trích lại trong ngoặc kép, câu dưới là của bạn).

      Xóa
  2. 1.

    Kiều Mai Sơn

    Nguyễn Sơn - Không nhận phong thiếu tướng

    06:25 - 24/12/2020 4

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.