Đang cập nhật các ghi chép từ nhiều nguồn khác nhau. Ghi chép 1 thì ở đây (bắt đầu 30 tháng 7 năm 2021).
Bây là Ghi chép 2.
Hôm nay là ngày cuối cùng của tháng 8. Khả năng kết thúc giãn cách xã hội của Hà Nội sau ngày 6/9 thì vẫn chưa thấy (tính đến hôm nay).
Tháng 8 năm 2021,
Giao Blog
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép 2)
- Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép)
---
13.
'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
Không còn bị kiểm tra giấy đi đường, người dân Hà Nội đổ ra ken kín các con phố trung tâm để chơi Tết Trung thu.
XEM CLIP:
Từ 18h ngày 21/9, người dân đã đổ về khu vực hồ Gươm và phố Hàng Mã vui Trung thu.
Người dân đổ lên tuyến phố trung tâm Thủ đô |
Nam nữ đổ ra đường đi chơi |
20h, dòng người chen chân đổ dồn về hồ Gươm. Tuyến đường phố Huế - Hàng Bài hướng hồ Gươm xảy ra tình trạng ùn ứ phương tiện.
Nam thanh nữ tú Hà Thành diện những bộ đồ đẹp vui chơi trong đêm trăng rằm sau những ngày dài Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16.
Đường Hàng Bài hướng vào Bờ Hồ |
Nhiều gia đình đưa con nhỏ đi chơi |
|
Phố Đinh Tiên Hoàng |
Phố Tràng Tiền |
|
Dòng người trên Phố Huế đổ về Bờ Hồ |
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục |
Dòng người cùng phương tiện nối nhau gây ùn tắc nhẹ trên phố Hàng Mã. |
Công an phường Hàng Mã đã lập hàng rào 2 đầu phố Hàng Mã từ hơn 19h, nhắc nhở người dân không tụ tập mua bán đông đúc, không đảm bảo khuyến cáo 5K.
Chốt được dựng trên phố Hàng Mã |
"Quên" giữ khoảng cách
|
Người dân vẫn tấp nập mua bán |
Công an phường Hàng Mã phân luồng phương tiện lưu thông, hạn chế tối đa người dân đi vào các phố Hàng Mã, Hàng Lược... |
Trước đó, vào tối muộn ngày 20/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 22 về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP trong tình hình mới.
Trong Chỉ thị 22 với những điều chỉnh, nới lỏng một số hoạt động dịch vụ, không kiểm soát giấy đi đường, Chủ tịch TP Hà Nội đề nghị người dân thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...
Phạm Hải - clip: Xuân Quý
Hà Nội ngày đầu thực hiện Chỉ thị 15, người dân xếp hàng cắt tóc
6h sáng nay, thành phố Hà Nội chuyển trạng thái chống dịch, thực hiện theo Chỉ thị 15 với nhiều hoạt ...
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bien-nguoi-o-ha-noi-do-ra-duong-vui-trung-thu-sau-ngay-dai-gian-cach-776908.html
12.
Hà Nội: Cửa hàng cắt tóc được hoạt động, hàng ăn uống được bán mang về từ 21/9
Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị mới, nhà hàng ăn uống được bán mang về, cửa hàng cắt tóc, gội đầu được phép hoạt động.
Ngày 20/9, UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị 22 điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.
Theo đó, từ 6h ngày 21/9, Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của thành phố.
Cụ thể, Chỉ thị 22 của TP Hà Nội cho phép thực hiện và điều chỉnh một số hoạt động, trong đó cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.
Ngoài ra, thành phố cho phép hoạt động cửa hàng cắt tóc, gội đầu, dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ô tô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến.
Các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng (trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch); không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch, dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội được phép hoạt động.
Ngoài xe mô tô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động, cho phép xe mô tô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động. Người giao hàng phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID 19, khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VN-AID hoặc website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định. Thời gian hoạt động từ 09h00 đến 22h00 hàng ngày (áp dụng cho cả xe mô tô, xe hai bánh đang được phép hoạt động và xe tham gia ứng dụng công nghệ).
Hà Nội cho phép tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình, không quá 20 người; hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người.
Hà Nội duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Thành phố tiếp tục duy trì các chất tự quản tại các khu dân cư, tổ dân phố; kiểm soát chặt di biến động của người dân.
UBND TP Hà Nội tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài và vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội.
Hà Nội duy trì kiểm soát chặt, không phát sinh các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.
Thành phố cũng tạm dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy | nội địa, vận tải hành khách bằng xe mô tô; trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.
Chỉ thị 22 cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng và các cơ sở kinh doanh (trừ các hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép), hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.
Minh Tuệ
https://vtc.vn/ha-noi-cua-hang-cat-toc-duoc-hoat-dong-hang-an-uong-duoc-ban-mang-ve-tu-21-9-ar637314.html
11.
Hà Nội cho phép bán hàng mang về tại một số nơi
Từ 12h ngày 16/9, Hà Nội cho phép mở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về); sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh... tại một số khu vực.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký văn bản hỏa tốc về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.
Cửa hàng ăn uống được phép bán mang về. Ảnh: Phạm Hải |
Theo UBND TP, qua báo cáo của Sở Y tế đến ngày 14/9, TP đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, cụ thể số ca mắc tại cộng đồng trong 3 tuần gần đây có xu hướng giảm, đã cơ bản hoàn thành xét nghiệm tầm soát diện rộng trên toàn địa bàn TP, tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 bao phủ cơ bản toàn bộ đối tượng trong diện tiêm chủng.
Trên địa bàn TP có 1 quận nguy cơ rất cao (Thanh Xuân), 2 quận nguy cơ cao (Hoàng Mai, Đống Đa), 9 quận, huyện nguy cơ (Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng) và 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức bình thường mới.
UBND TP cho phép, từ 12h ngày 16/9, đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20 ngày 3/9 của Chủ tịch UBND Thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh: Văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, Hà Nội yêu cầu hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp. Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
UBND TP giao Sở Y tế chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan, bám sát chỉ đạo của Trung ương và TP, xây dựng hướng dẫn triển khai các tiêu chí, điều kiện, biện pháp nới lỏng và khôi phục các hoạt động theo nguyên tắc phải kiểm soát được dịch bệnh, độ bao phủ vắc xin, ý thức chấp hành của người dân,... và liên tục theo dõi, đánh giá để kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng quét mã QR cho toàn bộ người dân, các nhà hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị,... trên địa bàn TP.
Công an TP phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục duy trì kiểm soát tại các chốt ra, vào thành phố. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch.
Đồng thời, phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế triển khai nhanh các phần mềm quản lý di biến động dân cư và các dữ liệu phòng, chống dịch theo hướng tích hợp các dữ liệu liên quan vào mã công dân.
UBND các quận, huyện, thị xã thống nhất nguyên tắc, tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, kinh doanh, đảm bảo sinh kế của người dân.
UBND TP giao các sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ và địa bàn quản lý khẩn trương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện sau thời gian giãn cách xã hội, tình hình dịch bệnh để báo cáo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh sau ngày 21/9, gửi báo cáo UBND TP (đồng thời gửi Sở Y tế) chậm nhất trong ngày 17/9.
Sở Y tế chủ trì tổng hợp ý kiến các đơn vị, tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND TP trước ngày 18/9 để xem xét, ban hành Chỉ thị về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP trong giai đoạn mới.
Về nguyên tắc thực hiện, Hà Nội lưu ý các quận, huyện, thị xã tránh 2 khuynh hướng: Lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, say sưa với kết quả ban đầu sau thời gian dài thực hiện phòng, chống dịch; Nóng vội, chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch.
Hương Quỳnh
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ha-noi-cho-phep-ban-hang-mang-ve-tai-mot-so-noi-774599.html
10.
Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Sáng 15/9, tại Nhà Tang lễ quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể lễ viếng và lễ truy điệu Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo nghi thức lễ tang cấp Nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi vòng hoa viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Đoàn đại biểu BCH Trung ương Đảng do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vào viếng.
Tiếp đó, đoàn Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu; đoàn Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu; đoàn Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu; đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu dẫn đầu, vào viếng.
Vào viếng Đại tướng Phùng Quang Thanh còn có đoàn của các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương.
Bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, vị tướng tài, tiêu biểu của Quân đội ta.
Với hơn 53 tuổi Đảng, đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đồng chí là một tấm gương “Bộ đội Cụ Hồ” tiêu biểu, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mẫu mực, người đồng chí trọn vẹn nghĩa tình; người chỉ huy can trường, mưu trí, dũng cảm, quyết đoán và trưởng thành trong chiến đấu.
Trong mọi cương vị công tác, dù ở bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, đồng chí luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trên cương vị Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong hai nhiệm kỳ, đồng chí đã cùng với tập thể Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, luôn đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đối với Quân đội và dân quân tự vệ; tham mưu với Đảng, Nhà nước nhiều quyết sách quan trọng về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới toàn thể gia quyến của đồng chí Phùng Quang Thanh. Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh".
Đoàn Ban chấp hành Trung ương vào viếng |
Đoàn Chủ tịch nước vào viếng. |
12h30, lễ truy điệu Đại tướng Phùng Quang Thanh được cử hành trọng thể.
Đọc lời điếu, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng ban lễ tang nêu rõ: Đại tướng Phùng Quang Thanh là người chiến sĩ cộng sản bản lĩnh, mưu lược, quyết đoán, quả cảm; người lãnh đạo, chỉ huy tài ba, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân ta; người Đảng viên cộng sản trung kiên, suốt đời cống hiến, hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.
Ông mất đi là một tổn thất vô cùng to lớn đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội, nhân dân và gia quyến đồng chí, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng bào, đồng chí, gia đình và bạn bè quốc tế.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Phùng Quang Thanh. |
Là người con duy nhất trong gia đình, tiếp bước của cha, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt, năm 1967, ông đã tình nguyện làm đơn xung phong nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Chưa đầy một năm sau, tháng 6/1968, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; được rèn luyện, trưởng thành trong chiến đấu, được đào tạo cơ bản, trải qua các cương vị công tác từ người chiến sĩ, qua chỉ huy các cấp đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, từ binh nhì đến cấp hàm Đại tướng.
Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, dù ở bất cứ cương vị công tác nào, ông luôn nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, với ý chí và nghị lực vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thể hiện phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Từ ngày đầu tham gia hoạt động cách mạng đến khi vĩnh biệt chúng ta, đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh luôn giữ trọn danh hiệu cao quý của người cộng sản, có phẩm chất trong sáng, sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị.
Dù ở cương vị công tác nào đồng chí cũng luôn tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Trong chiến đấu, đồng chí là người chỉ huy mưu trí, dũng cảm, quyết đoán, quyết thắng.
Trong công tác, đồng chí là người lãnh đạo, chỉ huy có tầm tư duy chiến lược, có bản lĩnh, sáng tạo, có thực tiễn phong phú, nói đi đôi với làm; sống gần gũi, gắn bó, tình nghĩa với bộ đội, nhân dân; được đồng chí, đồng đội tin cậy, mến phục, bạn bè quốc tế trân trọng. Trong gia đình, đồng chí là người chồng, người cha, người ông, sống giản dị, mẫu mực, giàu đức hy sinh và lòng nhân ái".
Đoàn Chính phủ vào viếng |
Thay mặt gia đình, ông Phùng Quang Hải, con trai Đại tướng Phùng Quang Thanh gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Ban Lễ tang Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, lãnh đạo các tỉnh, thành... đã đến thăm hỏi, chia buồn, phúng viếng, gửi vòng hoa... và tiễn đưa cha mình về nơi an nghỉ cuối cùng.
“Con mong bố thanh thản về nơi cõi vĩnh hằng, nơi có tổ tiên, các anh hùng liệt sĩ, những người thân đã khuất. Bố đã có một cuộc đời đáng sống…”, ông Phùng Quang Hải xúc động nói.
Trên nền nhạc trầm buồn “Hồn tử sĩ”, nghi lễ di quan, di chuyển linh cữu lên xe tang được tiến hành, tiễn đưa Đại tướng Phùng Quang Thanh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào viếng. |
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng ghi sổ tang. |
Linh cữu Đại tướng Phùng Quang Thanh được đưa về nơi an nghỉ. |
Linh cữu Đại tướng Phùng Quang Thanh được phủ Quốc kỳ trang trọng. Xe tang đưa linh cữu Đại tướng rời Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, về nghĩa trang xã Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội. |
Lễ an táng Đại tướng Phùng Quang Thanh diễn ra từ 15h30 cùng ngày tại xã Thạch Đà, Mê Linh. |
Bài: Trần Thường
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/lanh-dao-dang-nha-nuoc-vieng-dai-tuong-phung-quang-thanh-775077.html
9. Ngày 14/9/2021
"
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2878739465676249&id=100006206714743
8. Ngày 13/9/2021
"
"
https://www.facebook.com/NhavanSuongNguyetMinh/posts/2473861816090593
7.
https://www.facebook.com/trong.vuong.3726/posts/272338738059886
6.
Mai Hà
Chưa có hệ thống cấp QR Code tự động
Lo lây nhiễm từ các đám đông ùn tắc
Cần một tư duy quản trị
https://thanhnien.vn/thoi-su/dau-hoi-40-nhin-tu-viec-cap-giay-di-duong-cua-ha-noi-1445469.html?fbclid=IwAR2yjHPVgUJbj9D25Zvk-NGMPU-8EaBqKa7CZFNgzdQtGkMZDAhvhMWAAso
5.
Hà Nội ngày đầu 'phân vùng' chống dịch: Chưa áp dụng giấy đi đường mới, vẫn bị ùn ứ
TTO - Tại chốt kiểm soát nằm trên đường Cầu Diễn, để giảm ùn tắc, lực lượng chức năng đã phân khúc, mở thêm làn, tuy nhiên phương tiện vẫn ùn ùn đổ về. Đến khoảng 8h30, lượng phương tiện mới có xu hướng giảm, không còn hiện tượng ùn ứ.
6h sáng 6-9, Hà Nội chính thức kết thúc đợt 3 gồm 45 ngày giãn cách xã hội toàn TP theo chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng chống dịch COVID-19. TP bắt đầu bước sang một giai đoạn chống dịch mới: phân vùng.
Tại vùng đỏ, TP sẽ tiếp tục áp dụng theo chỉ thị 16 và siết chặt hơn một số biện pháp phòng dịch, 2 vùng còn lại sẽ áp dụng theo chỉ thị 15 (15+).
Để siết chặt người từ 2 vùng kể trên ra, vào vùng đỏ (trừ những trường hợp cần thiết), Hà Nội triển khai 39 chốt trực tại "vùng đỏ".
Đồng thời, TP cũng siết chặt việc cấp giấy đi đường cho một số nhóm trường hợp theo quy định mới.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online thời điểm 6h sáng 6-9, tại chốt 3 Võ Nguyên Giáp lối lên cầu Nhật Tân hướng về trung tâm TP, các lực lượng chức năng đã kiểm soát người và phương tiện từ Đông Anh (vùng 2) vào nội thành (có vùng đỏ) theo quy định mới.
Một số người đã xuất trình được giấy đi đường có mã nhận diện QR theo mẫu mới, tuy nhiên đa số người dân vẫn đang sử dụng giấy đi đường cũ.
Những trường hợp chưa có giấy đi đường theo quy định mới, lực lượng chức năng chỉ mới nhắc nhở, chưa xử phạt. Còn người không có giấy đi đường sẽ bị yêu cầu quay đầu, không được sang vùng đỏ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại úy Nhữ Quốc Hội - chốt trưởng chốt kiểm soát 3 Võ Nguyên Giáp lối lên cầu Nhật Tân - cho biết, những ngày qua, tổ công tác tại đây vẫn kiểm soát theo chỉ thị 16 của Thủ tướng, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông không có giấy tờ, không tuân thủ 5K.
"Từ 6h sáng 6-9, chúng tôi đã kích hoạt việc phân vùng phòng chống dịch bệnh. Tổ công tác sẽ tuyên truyền cho người dân việc phân các vùng theo chỉ thị 20 của UBND TP Hà Nội để người dân nắm rõ", đại úy Hội nói.
Tuy nhiên, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong sáng 6-9, nhiều điểm giao thông đông đúc, không đảm bảo giãn cách như tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo thành phố.
Tại chốt kiểm soát nằm trên đường Cầu Diễn (quốc lộ 32, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) từ khoảng 7h sáng, lượng phương tiện từ vùng xanh, vùng vàng hướng vào vùng đỏ gia tăng. Tại chốt kiểm soát người vào "vùng đỏ" này đã xảy ra hiện tượng ùn, ứ do kiểm soát 100% các phương tiện qua chốt.
Để giảm ùn tắc, lực lượng chức năng đã phân khúc, mở thêm làn, tuy nhiên phương tiện vẫn ùn ùn đổ về. Đến khoảng 8h30, lượng phương tiện mới có xu hướng giảm, không còn hiện tượng ùn ứ.
Thượng tá Phạm Văn Chiến, đội trưởng Đội cảnh sát giao thông số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội), cho biết ngày đầu áp dụng chỉ thị 20, các chốt loại 1 do Đội 6 phụ trách tăng cường kiểm soát người dân ra, vào "vùng đỏ", đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị những giấy tờ cần thiết trong thời gian tới, khi áp dụng giấy đi đường mới.
Theo ông Chiến, bình thường lưu lượng phương tiện trên tuyến quốc lộ 32 đã đông, sau nghỉ lễ 2-9, người dân trở lại công việc, lên cơ quan kê khai dữ liệu phục vụ cấp giấy đi đường mới nên lưu lượng có tăng so với những hôm trước.
“Để giảm tải ùn ứ, chúng tôi đã tăng cường 3 cán bộ, chủ động mở luồng, chia làm 3 lớp cách nhau 500m để hạn chế người dân dồn về điểm kiểm soát. Kiểm soát xong đợt này, đợt khác mới được di chuyển lên kiểm tra” - ông Chiến nói.
Tại chốt kiểm soát cầu Vĩnh Tuy (hướng vào trung tâm thành phố) sáng 6-9, người và phương tiện tham gia giao thông đông đúc. Lực lượng công an kiểm tra giấy đi đường, kiểm tra phương tiện được phép vận chuyển hàng hóa thiết yếu vào vùng đỏ. Hầu hết người dân chưa thể xin giấy đi đường mới nên đều mang theo giấy đi đường cũ để vào vùng đỏ làm việc.
Đại diện chốt kiểm soát cầu Vĩnh Tuy cho biết: “Chúng tôi yêu cầu những người không có giấy đi đường quay đầu, không vào vùng đỏ. Người dùng giấy đi đường loại cũ, chúng tôi khuyến cáo người dân cập nhật thông tin, xin giấy đi đường mới có QR code. Từ ngày 8-9, chúng tôi sẽ siết chặt, không có giấy đi đường mới, chúng tôi sẽ không cho người dân vào vùng đỏ”.
Công an Hà Nội: Sẽ kiểm tra giấy đi đường mới từ ngày 8-9
Ngày 6-9, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, từ hôm nay Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách lần thứ 4 với phương châm siết chặt hơn, quyết liệt hơn.
Công an thành phố tiếp tục duy trì và tăng cường các lực lượng cắm chốt, các tổ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát gắt gao nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp người dân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, để có thời gian chuẩn bị chu đáo cho công tác cấp giấy đi đường theo quy trình mới và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp nên trong 2 ngày 6-9 và 7-9, các lực lượng chức năng chỉ kiểm tra nhắc nhở, tuyên truyền những người ra đường thuộc nhóm được phép nhưng chưa có giấy đi đường theo quy định mới.
Cá nhân và người điều khiển phương tiện tiếp tục được sử dụng giấy đi đường đã được cấp để phục vụ công tác kiểm tra khi có yêu cầu.
Bắt đầu từ 6h ngày 8-9, các chốt kiểm soát của thành phố sẽ kiểm soát người và phương tiện ra, vào thành phố, ra vào vùng 1 theo giấy đi đường mới.
https://tuoitre.vn/ha-noi-ngay-dau-phan-vung-chong-dich-chua-ap-dung-giay-di-duong-moi-van-bi-un-u-20210906080500002.htm?fbclid=IwAR1_ufkS634j-YcxLe3n6wlyllvp5pnu9h4PW8vYDV9dTGxX53XkXsexGm4
4. Ngày 5/9/2021
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=4637209592965098&id=100000283104576
3. Ngày 4/9/2021
https://www.facebook.com/nganguyen.mda/posts/1728185237376073
2. Ngày 2/9/2021
Có liên quan đến con cháu cụ Vi Văn Định - tổng đốc Thái Bình, tổng đốc Hà Đông ngày trước.
"Mỗi người hy sinh một chút vì vùng xanh không COVID-19"
LĐO | 02/09/2021 | 20:23
Đứng chốt COVID-19 là những cảm giác đan xen. Khi một dịch bệnh với con virus vô hình đang hoành hành, phải tiếp xúc hàng trăm lượt người lạ mỗi ngày là một thứ gì đó thực sự mạo hiểm. Nhưng vượt lên nỗi sợ hãi, những người dân ở đây cho thấy, ai cũng có cho mình một tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Ở đó, “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi phường xã là một pháo đài” hiện lên chân thực, rõ ràng nhất.
Một tổ trực vùng xanh
Tổ trực chốt vùng xanh thuộc tổ dân phố số 29 nằm tại ngõ 155 đường Cầu Giấy (phường Quan Hoa, TP. Hà Nội) đi vào hoạt động được khoảng gần một tháng nay, cả thảy 44 người trong tổ cứ thay phiên nhau túc trực, gác chốt. Bản danh sách chia ca trực được niêm yết ngay đầu ngõ, rõ ràng, chi tiết - 2 người mỗi ca và cứ 3 tiếng lại đổi ca một lần.
Theo ông Vi Văn Trác (74 tuổi, Tổ trưởng tổ dân phố 29) cho biết, đặc thù của con ngõ này giáp ranh với 2 phường Dịch Vọng và Yên Hòa nên tổ phải chia thành 2 điểm trực. Các điểm có nhiệm vụ kiểm soát người ra vào ngõ, đảm bảo an toàn, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho hơn 1.000 nhân khẩu trên địa bàn.
“Trong ca của mình, người trực phải kiểm tra toàn bộ các trường hợp lạ tới địa bàn bằng hình thức khai báo y tế hoặc mã QR. Đặc biệt với shipper, chúng tôi yêu cầu 100% đứng bên ngoài để lại đồ cần gửi. Các hộ dân ra nhận cũng phải sát khuẩn đầy đủ.
Khi người dân đi ra ngoài, chúng tôi cũng kiểm tra giấy đi đường, lộ trình ra sao. Tất cả đều với mục đích quyết tâm không để F0 lọt vào trong tổ dân phố" - ông Trác nói với giọng đầy nhiệt tình, của một “thủ lĩnh” tròn vai thuộc bài, hay nói không ngoa là nhiệt huyết.
Hỏi ông tổ trưởng về cái sự “thuộc bài” này, ông Trác cười khà khà nói: “À thì chúng tôi cũng được phường gọi lên tập huấn, hướng dẫn các bước làm trong 2 buổi. Rồi về anh em tự bảo nhau. Làm nhiều thì rồi nhớ ấy mà".
Có một điểm đáng chú ý, nhân sự trực chốt tại đây là phần lớn là các cán bộ hưu trí, bên cạnh đó, có một số người lao động mất việc hoặc dân cư do giãn cách không thể tới cơ quan. Họ đều tự nguyện, xung phong tham gia khi chính quyền phát động lập ra những vùng xanh an toàn.
Cứ như vậy, suốt hơn 3 tuần qua, tổ trực chốt vùng xanh duy trì hoạt động. Cuốn số ghi tên người ra vào hàng ngày được nối dài, chi tiết, tỉ mỉ.
“Cách đây mấy hôm, chúng tôi phát hiện hai trường hợp đi từ các khu vực có dịch đến như Thanh Xuân, Láng Hạ. Các trường hợp này đều được đưa tới trung tâm y tế phường để làm xét nghiệm theo đúng quy định. Cái này nếu chỉ lỏng một chút là rất nguy hiểm" - một thành viên trong chốt trực nói với phóng viên.
Cũng theo chia sẻ của vị tổ trưởng, trong quá trình làm việc, chốt trực cũng có những nan giải, bởi đây là khu vực giáp ranh, bình thường lượng di chuyển của người dân qua đây rất nhiều. "Giờ mình chặn lại, yêu cầu một số trường hợp phải thay đổi lịch trình, đi đường khác, nhiều người cũng thắc mắc nhưng đành phải hướng dẫn, mong bà con thông cảm, dịch dã này không làm khác được" - ông Vi Văn Hiệp - thành viên chốt trực chia sẻ.
"Mỗi người hy sinh một chút"
Có nhiều người trong chốt trực vùng xanh ở ngõ 155 Cầu Giấy chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.
“Bản thân tôi cũng đã được tiêm đâu. Một vài anh em nữa cũng vậy, nhưng mọi người vẫn xung phong tham gia. Chúng tôi không thấy ngại gì cả. Chỉ lo cho cộng đồng dân cư mình nếu bị lây nhiễm. Thực lòng lo lắm. Vì thế chúng tôi phải làm nghiêm túc, phải quản lý người ra vào chặt chẽ" - ông Vi Văn Trác cho biết.
Anh Nguyễn Văn Hậu (42 tuổi) là một thành viên khác của chốt trực cũng chưa được tiêm vaccine. Công việc đình trệ trong thời gian giãn cách, anh Hậu xung phong tham gia đội phòng dịch vùng xanh của tổ dân phố từ những ngày đầu tiên.
“Dịch bệnh mà, không phải là không sợ, không lo. Nhưng mỗi người cũng phải hy sinh một chút. Không phải vì quá sợ mà mình không dám làm gì cả. Hàng ngày, tôi đi làm với mọi người ở đây cũng cố gắng đảm bảo phòng dịch tối đa, sát khuẩn đầy đủ. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng, mình ra đây bảo vệ ở ngoài này, trong đó cũng là bảo vệ gia đình mình rồi” - anh Nguyễn Văn Hậu nói.
22h đêm, khi lượt người ra vào ngõ đã thưa thớt dần, ông tổ trưởng Vi Văn Trác mới có những chia sẻ sâu hơn với phóng viên. Đó là câu chuyện trong tổ trực chốt ở đây, chỉ có 12 người nằm trong tổ COVID-19 cộng đồng của phường. Và đó cũng là lý do vì sao không phải ai trong tổ cũng được tiêm vaccine.
“Nhưng 12 người thì không thể đủ nếu duy trì trực liên tục thế này. Tổ dân phố phải huy động, kêu gọi tinh thần xung phong thêm của các hộ dân. Mọi người cũng hết sức ủng hộ. Có người bảo con cháu ra làm. Có người ủng hộ khẩu trang, bình sát khuẩn, nước uống. Như thế là quý lắm rồi" - ông Vi Văn Trác cho hay.
Trong quá trình viết bài, được sự cho phép, nhóm PV đã thử làm công việc của những người thực hiện chốt trực tại đây trong 1 ngày. Và thực sự, để tập trung liên tục và kiểm soát tất cả lưu lượng người ra vào, đặc biệt vào những giờ cao điểm không phải điều dễ dàng. Điều đó thấy rằng, để giữ vững những vùng xanh không COVID-19, người dân thủ đô đang phải thực sự kiên cường biết nhường nào.
Ở đó, chỉ có tinh thần "mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi phường xã là một pháo đài" mới giúp chúng ta chiến đấu và chiến thắng đại dịch.
https://laodong.vn/xa-hoi/moi-nguoi-hy-sinh-mot-chut-vi-vung-xanh-khong-covid-19-949160.ldo
1. Ngày 31/8/2021
"
"
https://www.facebook.com/buixuandinhdth/posts/1016495059086146
..
8. Ngày 13/9/2021
Trả lờiXóa"
Sương Nguyệt Minh
6 giờ
Anh Chu Ngọc Toang mang tấm thân vàng ngọc đến đây mà xem cho rõ.
Đông như kiến cỏ ở địa điểm tiêm vaccine tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông tại số 2, Nguyễn Viết Xuân lúc 2-3h chiều ngày 13/9.
Ngoài sân người dân đứng ngồi san sát. Lúc nộp giấy vào tiêm càng chen chúc. Chỉ thấy 1 ông dân phòng vất vả cầm loa tay hò hét khản cổ hướng dẫn và dẹp trật tự. Ở địa điểm 2C còn túm tụm, xúm xít ở bàn nộp giấy tờ.
Túm lại cái "bung" và "toang" là công tác tổ chức tiêm vaccine không đoàng hoàng, không trật tự, rất yếu kém. Mà nhiều người dân thời tiểu học hình như không được học bài "Lê Nin trong hiệu cắt tóc" thì phải. Cho nên không lây nhiễm cộng đồng mới lạ.
13.
Trả lờiXóa'Biển người' ở Hà Nội đổ ra đường vui Trung thu sau ngày dài giãn cách
21/09/2021 21:23 GMT+7
Không còn bị kiểm tra giấy đi đường, người dân Hà Nội đổ ra ken kín các con phố trung tâm để chơi Tết Trung thu.