Sau 10 năm, một Hà Minh Thành dạng mới lại xuất hiện trên bão mạng xã hội Việt Nam. Suốt một đêm ngày 7 rạng sáng ngày 8 tháng 8 năm 2021.
Hà Minh Thành trong câu chuyện một cảnh sát Nhật gốc Việt, đã xuất hiện trong đại động đất và sóng thần 2011 vùng Đông Bắc nước Nhật Bản. Có thể tạm xem trên Giao Blog, ở đây hay ở đây.
Bây giờ, giữa đại dịch năm 2021, tại Sài Gòn, thì xuất hiện bác sĩ Khoa.
10 năm trước, Hà Minh Thành là con ma ở nước ngoài, nên chưa xử nó được. Mới xử được những người ở trong nước tiếp tay cho con ma ấy.
Bây giờ, câu chuyện bác sĩ Khoa và những người liên quan đang ở trong nước. Cần phải xử nghiêm những nhân vật đầu têu, không lại để hậu quả, mà cho đến gần đây ông Đào Hồng Tuyển (mệnh danh là chúa đảo Tuần Châu) hoặc thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc (hiện là chủ tịch nước) vẫn tin Hà Minh Thành với câu chuyện cậu bé nhường bánh mì ở Nhật Bản năm 2011 là chuyện có thật (xem lại ở đây).
Cần xử nghiêm và nhanh đối với con ma bs Khoa và các KOLs, các thẻ tích xanh.
Dưới là tư liệu cập nhật dần dần.
Tháng 8 năm 2021,
Giao Blog
---
Bức ảnh đăng trên mạng Việt Nam năm 2011, gắn với con ma Hà Minh Thành (ví dụ xem trên báo Dân Trí năm 2011, ở đây) |
Sự kiện tháng 8 năm 2021:
..
..
---
CẬP NHẬT
Dương Minh Tuấn đang cảm thấy tuyệt vời.
09/08/2021 | 19:42
Hình ảnh của "bác sĩ Khoa" kute thực ra là bác sĩ Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS bên Singapore |
Câu chuyện về nhóm của Lam nuôi một bà cụ bán vé số không nơi nương tựa, sau khi chồng và con mắc bệnh ung thư qua đời, bà cụ sau đó cũng bị đột tử. Một facebook trong nhóm đăng đàn kêu gọi ủng hộ, quyên góp tiền làm đám tang cho cụ. Dưới lời kêu gọi kèm theo số tài khoản của một người tên Nguyễn Thị Minh Thy. Rất nhiều người đã chuyển tiền ủng hộ sau lời kêu gọi đẫm nước mắt này.
Thậm chí, cả câu chuyện chính bản thân Lam bị ung thư máu từ nhỏ, câu chuyện về người anh trai bị bệnh mất từ lúc mới sinh ra, ước mơ làm bác sĩ và được ba hiến tuỷ để cứu sống mình và sau đó Lam sang Singapore theo đuổi giấc mơ bác sĩ như thế nào… đều được Lam tổng hợp cả mấy trang như một tấm gương vượt lên số phận gửi cho tất cả những người mà cô ta quen được.
Tin nhắn của Phong Lam và Nguyễn Thị Minh Thy với chị Nguyễn K.L ở TPHCM để chuyển tiền hỗ trợ vào quỹ 82- ảnh L.N |
“Trong bản tóm tắt cuộc đời dài cả chục trang giấy, mà Lam gửi cho tôi, Lam kể bố đã quyết tâm bán nhà đưa con gái sang Singapore chữa bệnh, làm đủ mọi nghề từ phụ hồ đến bán gà rán, hiến tuỷ cứu con gái nên bị liệt chân. Tất cả, nhằm mục đích kêu gọi từ thiện dưới cái danh nghĩa quỹ ung thư 82”- Chị T, một doanh nhân đã đưa ra lá thư dài chục trang giấy mà Lam đã gửi cho chị và cho biết, chị đã ủng hộ vào quỹ này 5 triệu đồng và kêu gọi bạn bè ủng hộ nữa.
Chiều 9/8, trao đổi với Tiền Phong, chị Nguyễn K.L, ở TPHCM cho biết chị là nạn nhân của nhóm “bác sĩ Khoa”. Theo chị L. vào đầu tháng 7/2020, chị đọc trên facbook của một người bạn học cùng khoá thì phát hiện Phong Lam vào comment trên facebook của bạn mình. “Tôi vào facebook PhongLam xem thì thấy người này toàn viết những câu chuyện về cuộc đời mình, bố của mình bị ung thư. Sau đó, tôi có trao đổi với người này về một số bệnh tật”- chị L. kể lại. Cuối tháng 7/2020, PhongLam nhắn cho chị L. chuẩn bị tổ chức trung thu cho các cháu mắc bệnh ung thư máu, và chị cùng nhóm “thiện nguyện 82” sẽ làm bánh bán để quyên tiền cho các em trị bệnh.
Thấy việc làm ý nghĩa nên chị L. ủng hộ 5 triệu đồng, kêu gọi các bạn bè ở TPHCM ủng hộ người 1 triệu, người 2-3 triệu đồng. “Số tiền ủng hộ của nhóm tôi đều thông qua tài khoản có tên Nguyễn Thị Minh Thy ở Bến Tre. Đến tháng 8/2020, Thy còn gọi cho tôi để trình bày rằng nhóm đang tổ chức hoạt động nhưng thiếu 300 phần quà, tôi ủng hộ qua tài khoản của Thy 2 triệu đồng và nhiều người quen của tôi cũng ủng hộ”- chị L. kể lại.
Một bức thư dài 6 trang được Phong Lam gửi đến cho những người quen biết kể về hành trình cô điều trị ung thư và những người đang mắc căn bệnh này để sau đó kêu gọi hảo tâm. |
Theo chị Nguyễn K.L, đầu năm 2021, nhóm này còn kêu gọi nhiều người quyên góp vào các chương trình ung thư của “quỹ 82” nhưng sau khi tìm hiểu thấy có nhiều bất thường nên chị L. không tham gia.
Theo thông tin cùng số điện thoại của PhongLam và Nguyễn Thị Minh Thy mà chị L. cung cấp cho phóng viên, chúng tôi liên lạc thì tất cả đã khoá máy, facebook và zalo đều không tồn tại.
Câu chuyện về “bác sĩ Trần Khoa” rút ống thở của mẹ để nhường sự sống cho sản phụ nguy kịch sắp sinh lan trên facebook, cũng là một trong vô số những chiêu lừa đảo đó. Hình ảnh đại diện trên facebook của “bác sĩ Khoa” là của một tiến sĩ chuyên về nha khoa của Singapore có tên là Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS bên Singapore. Các thành viên mà “bác sĩ Khoa” sau khi đăng bài rồi tag các facebook như PhongLam, Thy Nguyễn… vào đều đã “biến mất”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tất cả những facebook trong nhóm đều có chung một đặc điểm, phần lớn là lấy hình của các giáo sư đầu ngành về y khoa của Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) hay Úc ghép vào.
Phong Lam hay Trần Khoa, không biết có ngoài đời thật hay không, hay chỉ có trong những mảnh đời được hư cấu nhằm mục đích lợi dụng lòng người của một nhóm lừa đảo. Duy chỉ có cái tên facebook Thy Nguyễn là có thật, vì cái tên này có số tài khoản mang tên Nguyễn Thị Minh Thy, được công khai để “gom” tiền của các mạnh thương quân, người chơi mạng xã hội giàu lòng trắc ẩn.
Một bức thư dài 6 trang được Phong Lam gửi đến cho những người quen biết kể về hành trình cô điều trị ung thư và những người đang mắc căn bệnh này để sau đó kêu gọi hảo tâm.
Thông tin thêm: Tuổi xuân bao giờ trở lại là quyển sách mới nhất của Huỳnh Mai An Đông. Sách lấy bối cảnh ký túc xá Tân Phú (làng đại học Thủ Đức) vào năm học 2003-2004, có lẽ ai thuộc thế hệ 8x sẽ gặp lại mình của những năm tháng hồn nhiên trong trẻo ấy. Sách kể về một thế hệ sinh viên 8x đầy thơ mộng nhưng cũng đầy thử thách, khó khăn. Bạn sẽ vô cùng ấn tượng với hình ảnh của những đêm trăng ở làng đại học, thấy thương biết mấy màu tím hoa bằng lăng, thấy ngạt ngào hương ngọc lan và nụ cười ngọt lịm của Phong trong từng trang sách. Quyển sách không có “nhân vật phản diện”, chỉ có những tiếng cười và sự cho đi vô điều kiện đến tận cùng. Ngoài khung cảnh lãng mạn của một làng đại học, người đọc sẽ còn nhìn thấy góc khuất đời thường đầy vất vả của những sinh viên tỉnh lẻ. Dù vậy, những khó khăn ấy không làm họ lùi bước mà lại tiếp thêm sức mạnh để họ dám sống cho một tương lai tốt đẹp hơn. Sách do nhà xuất bản Văn Học ấn hành. Bạn có thể mua sách tại nhà sách FAHASA, Tiki.vn và đặt mua qua Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/Tuoixuanbaogiotrolai/ Già bìa: 85.000 đồng. |
Đăng tin giả, không có thật vụ 'bác sĩ Khoa rút ống thở', hai Facebooker bị phạt 5 triệu/người
Thanh tra Sở TT&TT đã xử phạt hai chủ thể đăng ký và sử dụng tài khoản Facebook “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ” mỗi người 5 triệu vì cung cấp thông tin vụ "bác sĩ rút ống thở" có nội dung không đúng sự thật.
Theo ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM, chiều ngày 9/8, Sở đã làm việc với chủ thể đăng ký và sử dụng tài khoản Facebook “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ” về việc cung cấp thông tin "bác sĩ rút ống thở" của người nhà để nhường cho sản phụ, có nội dung không đúng sự thật trên mạng Internet.
Thông tin "rút ống thở người nhà nhường cho sản phụ" là tin giả |
Tại buổi làm việc, hai chủ tài khoản Facebook này thông tin là do mong muốn chia sẻ cảm xúc đối với sự hy sinh của “bác sĩ Khoa”, nhưng do thiếu kiểm chứng thấu đáo nguồn tin, đã vô ý chia sẻ thông tin theo nội dung đăng tải trên tài khoản Facebook “Trần Khoa” là không có thật. Sau đó, hai tài khoản cũng đã kịp thời gỡ bài và đăng lời xin lỗi.
Ông Thọ cũng cho biết, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã xác định nội dung tin nêu trên là tin giả, không có thật.
Ngay trong ngày, Thanh tra Sở TT&TT đã tiến hành thủ tục xử lý vi phạm, ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai chủ thể tài khoản này về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội theo điểm a, khoản 1 Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Theo đó, Thanh tra Sở đã xử phạt hai chủ tài khoản mỗi người 5 triệu đồng.
Trước đó, ngày 8/8, Sở Y tế TPHCM khẳng định thông tin lan truyền về trường hợp một bác sĩ rút ống thở của cha mẹ, nhường máy thở cho mẹ con sản phụ là hư cấu. Sở Y tế đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh làm rõ nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đại diện truyền thông Bệnh viện Chợ Rẫy cũng xác nhận thông tin bác sĩ Khoa làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy không đúng sự thật. Bệnh viện không có Khoa Sản và không có sự việc mổ bắt con tại bệnh viện.
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dang-tin-gia-khong-co-that-vu-bac-si-khoa-rut-ong-tho-hai-facebooker-bi-phat-5-trieu-nguoi-764202.html
Bích Chi |
Ảnh avatar "bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ" dùng là đi mượn
Mấy này nay, dân mạng sục sôi trước câu chuyện "bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ, nhường sự sống cho sản phụ có con sinh đôi". Sau đó, anh gạt nước mắt cứu sống sản phụ và hai em bé, đem lại một câu chuyện bi hùng về tình người trong những ngày Covid-19 hoành hành.
Câu chuyện chấn động này ngay sau đó đã được tìm ra những điểm vô lý, và được xác nhận là chuyện bịa. Đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy (nơi "bác sĩ Khoa" tự nhận là mình làm việc) đã cho biết, không có nhân sự nào hay câu chuyện như trên.
Công an TP. HCM cũng đang vào cuộc điều tra chân tướng vụ việc. Nhưng có một vấn đề mà nhiều người thắc mắc, nếu câu chuyện là bịa đặt, thì thân thế "bác sĩ Trần Khoa" bí ẩn là ai?
Trước khi khóa Facebook, "bác sĩ Trần Khoa" từng chia sẻ nỗi nhớ nước Úc. Người này kể rằng, mình từng du học nhiều năm ở Úc, nối nghiệp cha mẹ (cũng là các bác sĩ giàu kinh nghiệm, làm việc ở tuyến đầu). Anh trở về Việt Nam để gần gũi cha mẹ hơn, khiến cha mẹ tự hào. Vợ của anh cũng làm việc trong ngành y.
Người này còn cho biết, mình đã nhận nuôi một em bé tên Tâm An. Bé là trẻ mồ côi, con trai của một người mẹ đơn thân. Mẹ bé là sản phụ của "bác sĩ Khoa", qua đời sau khi sinh. Mẹ bé đã gửi gắm Tâm An cho "bác sĩ Khoa" nhờ nuôi dưỡng. Đó chính là động lực để anh vững tin khi chiến đấu ở "tuyến đầu" chống Covid-19.
Trên Facebook của "bác sĩ Trần Khoa" còn có liên hệ với nhiều "bác sĩ" khác (sau này đã bị phát hiện là giả mạo) hay kể chuyện cứu chữa bệnh nhân, chăm sóc trẻ mồ côi, làm từ thiện... Với hồ sơ hoàn hảo như vậy, nhiều người đã lầm tin vào nhân vật "bác sĩ Trần Khoa".
Sau khi bị lật tẩy, người ta mới giật mình đi tìm hình ảnh người có gương mặt dễ mến, thiện cảm mà "bác sĩ Trần Khoa" dùng làm ảnh đại diện trên Facebook là ai, có thực sự là ảnh chính chủ không?
Hóa ra, hình ảnh đó không phải bác sĩ Khoa nào cả, mà là Phó Giáo sư Toh Wei Seong, hiện đang sinh sống tại... Singapore. Hình ảnh về Phó Giáo sư được Facebook của Đại học Quốc gia Singapore đăng tải trong một bài viết giới thiệu từ ngày 5/3/2017.
Người bị mượn ảnh có sự nghiệp khoa học lừng lẫy, bác sĩ nổi tiếng ở Singapore
Phó Giáo sư Toh Wei Seong, may thay, là bác sĩ thật. Anh đang giảng dạy tại Đại học Quốc gia Singapore và có một sự nghiệp khoa học lừng lẫy. Trang web của NUS cũng dành nhiều lời tôn trọng để giới thiệu về nhân sự xuất sắc này.
Theo đó, Phó giáo sư Toh Wei Seong là bác sĩ, nhà khoa học chuyên khoa Lâm sàng, Nha khoa của NUS. Ngoài công tác giảng dạy, anh cũng tập trung vào nghiên cứu, phát triển các phương pháp trị liệu mới để điều trị rối loạn thái dương hàm, các vấn đề về khớp hàm và các cơ ở mặt kiểm soát chuyển động của hàm.
Về bằng cấp, Phó Giáo sư này học Cử nhân tại Đại học Melbourne, Úc; học Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore. Anh cũng nắm giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng tại NUS như Phó Giáo sư có nhiệm kỳ Khoa Nha; Phó giáo sư Khoa phẫu thuật chỉnh hình, Trường Y Yong Loo Lin; Phó giáo sư Khoa Kỹ thuật Y sinh, Khoa Kỹ thuật; làm việc tại Viện Khoa học Đời sống (thuộc NUS)...
Phó Giáo sư cũng là thành viên nhiều Hiệp hội y khoa có uy tín như Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Quốc tế; Hiệp hội Bảo tồn và Tái tạo sụn Quốc tế; Hiệp hội Quốc tế về Liệu pháp Tế bào và Gene...
Anh đã có nhiều danh hiệu và giải thưởng quốc tế được ghi nhận như Giải thưởng Học giả AUA (Liên minh các trường đại học châu Á) năm 2019; Giải thưởng Nhà Khoa học Trẻ (Đại hội Vật liệu Sinh học Thế giới lần thứ 9, Trung Quốc) năm 2012; Giải thưởng Khoa học Phòng thí nghiệm Y học của Hiệp hội Singapore năm 1999 và hàng loạt học bổng quốc tế nghiên cứu tại Singapore và Úc.
Về cuộc sống riêng tư, Phó Giáo sư đã có vợ và hai con nhỏ. Anh vẫn đang sống ở Singapore chứ không phải ở Việt Nam hay có một tên khác là "Trần Khoa" như bị mạo nhận.
Như vậy, có thể thấy, không chỉ mượn hình ảnh cá nhân, tài khoản "Trần Khoa" cũng sử dụng một số thông tin cá nhân của Phó Giáo sư Toh Wei Seong để vẽ nên một "hồ sơ ảo" có vẻ đáng tin cậy.
Danh tính thật sự của người đứng sau tài khoản Trần Khoa là ai vẫn là một bí ẩn. Mục đích của việc bịa chuyện rút máy thở của mẹ, mất cả cha lẫn mẹ vì Covid-19, hy sinh sự sống của mẹ để cứu sản phụ và cặp sinh đôi... thực sự là gì vẫn đang được điều tra.
hệt vụ Hà Minh Thành và thằng bé Nhật không nhận cơm 2011. Ảnh avatar hóa ra là của một nhà báo Nhật.
6. Tối 8/8/2021
5. Chiều 8/8/2021
"
"
https://www.facebook.com/jangkeu2007/posts/10216292273618599
"
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=887056282160227&id=100025675899980
"
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2939454426383652&id=100009573691787
"
Một thằng PTBT một tờ báo mà bịa chuyện bs rút ống thở của mẹ mình cho sản phụ, mà không ý thức được đó là hành vi giết người, thì liệu có xứng làm PTBT nữa không? Chỉ một chi tiết đó đã cho thấy tư duy lệch lạc, bệnh hoạn của tay PTBT này. Hắn tên là Nguyễn Đức Hiển, kẻ ăn mực ở Vũng Áng nhằm giải cứu cho Formosa.
"
https://www.facebook.com/linhvhdn/posts/10215759452458378
"
"
https://www.facebook.com/hoan.chan.547/posts/807176736610513
4.
Vụ nhường máy thở cứu sản phụ: 'Bác sĩ Khoa' có thật không?
TTO - Được nhắc đến là một bác sĩ sản khoa hoạt động ở TP.HCM nhưng tuyệt nhiên tất cả bác sĩ ở các bệnh viện sản khoa lớn đều không biết bác sĩ Khoa là ai, làm ở bệnh viện nào.
Sáng 8-8, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết đang cùng với Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP.HCM vào cuộc xác minh thông tin một bác sĩ rút ống thở của ba mẹ để cứu một sản phụ song thai lan truyền trên mạng.
Tất cả bác sĩ ở các bệnh viện sản khoa lớn đều không biết bác sĩ Khoa là ai
Các bệnh viện gồm Chợ Rẫy, Lê Văn Việt, Từ Dũ, Quốc tế Hạnh Phúc, Hồi sức COVID-19; nơi được cho là có thông tin liên quan về vụ "bác sĩ nhường máy thở của ba mẹ để cứu sản phụ song thai" đều lên tiếng khẳng định không có bác sĩ nào tên Khoa và không có ca mổ nào để cứu song thai như trên.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Cao Hữu Thịnh, người bị lấy hình ảnh trên trang cá nhân để minh họa cho câu chuyện nêu trên, bức xúc nói: "Tôi mổ cho rất nhiều bệnh nhân, việc lấy hình bé sơ sinh đăng Facebook tôi luôn xin phép sản phụ. Việc lấy hình bé sơ sinh để lồng ghép vào chuyện chết chóc là điều rất không nên, vô đạo đức và ảnh hưởng đến bé và gia đình bé".
Bác sĩ Thịnh cho biết ông sẽ có hồi âm trên Facebook để mọi người nắm rõ vấn đề, tránh gây hoang mang, ảnh hưởng đến bệnh nhân.
Một bác sĩ chuyên về hồi sức cấp cứu cho biết khi đọc các thông tin đăng tải trên mạng và nhận thấy có nhiều điểm mâu thuẫn, phản khoa học.
Thứ nhất, bác sĩ không thể tự rút máy thở của bệnh nhân này cắm qua cho bệnh nhân khác được; mặt khác, việc bệnh nhân đang sống mà rút máy thở để bệnh nhân chết là điều bác sĩ không được phép làm. Điều này là vô đạo đức. Trong trường hợp nếu có xảy ra tình huống này thì cần phải có hội đồng thẩm định nghiêm túc.
Thứ hai, thực tế dịch bệnh tại TP.HCM đang căng thẳng là có thật nhưng không đến mức thiếu máy thở đến nỗi phải giành giật nhau như vậy. Ước tính hiện chỉ có khoảng 1% bệnh nhân mắc COVID-19 ở TP.HCM phải thở máy thở và các bệnh viện đều có thể đáp ứng đủ, đặc biệt trong tình huống sản phụ mang song thai như trên lại càng phải được chủ động chuẩn bị máy thở từ trước.
Thứ ba, với các bệnh nhân COVID-19, đặc biệt sản phụ thường ảnh hưởng suy hô hấp, do đó khi mổ bắt con buộc phải gây mê. Trong điều kiện phòng mổ, chắc chắn sẽ phải có máy thở lắp đặt sẵn, không thể có chuyện lấy máy thở khác ở ngoài để mổ như thông tin lan truyền trên mạng.
Có nhiều thông tin cho rằng bác sĩ Khoa này chăm sóc cha mẹ ở Bệnh viện Lê Văn Việt và việc nhường máy thở để cứu sản phụ song thai này xảy ra tại bệnh viện này. Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Khoa Lý - giám đốc Bệnh viện Lê Văn Việt - khẳng định thông tin trên hoàn toàn sai sự thật.
"Ở bệnh viện không có bác sĩ nào tên Khoa cả (kể cả lực lượng hỗ trợ) và ngày hôm qua bệnh viện không có bất cứ ca sản khoa nào cần xử lý. Việc hỗ trợ cũng phải được Sở Y tế TP.HCM và bệnh viện đồng ý, chứ không thể khơi khơi như nội dung đăng tải trên mạng" - bác sĩ Lý khẳng định.
Vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là bác sĩ Khoa là ai? Làm ở cơ sở y tế nào? Các nội dung này Tuổi Trẻ Online đã chuyển cho lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM xác minh và đến nay chưa có kết quả cuối cùng.
Những bất thường về y khoa
Trên trang cá nhân sáng nay 8-8, một lãnh đạo cấp vụ của Bộ Y tế cũng chia sẻ đứng về chuyên môn ngành y thì các chi tiết trong câu chuyện của "bác sĩ Khoa" là không logic, những mảng thông tin chắp vá.
Bà Lưu Thị Hồng, chuyên gia về sản khoa, nguyên vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, cũng chỉ ra một số bất hợp lý về chuyên môn trong câu chuyện.
Thứ nhất, dù trong mùa dịch COVID-19, bệnh viện quá tải, nhưng rất khó có chuyện sắp xếp cho một sản phụ thai đôi, nhiễm COVID-19 sắp sinh cùng phòng với 2 bệnh nhân COVID-19 nặng, đều phải dùng thiết bị trợ thở.
Thứ hai, về chi tiết rút ống thở, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm, khi sử dụng cho bệnh nhân khác phải trải qua quá trình tiệt trùng tiệt khuẩn theo quy trình chuyên môn của ngành y tế. Trong số các thiết bị trợ thở có thở máy xâm nhập, không xâm nhập, thở oxy qua gọng kính và qua mặt nạ.
Ngoại trừ yêu cầu tiệt khuẩn mỗi khi sử dụng, cần phải mở khí quản, máy thở không xâm nhập đặt qua đường miệng bệnh nhân và phải ràng chắc chắn.
Với thở oxy gọng kính hoặc qua mặt nạ chỉ định cho bệnh nhân COVID-19 mức độ chưa nặng lắm, chưa phải trường hợp có nguy cơ tử vong ngay nếu cắt nguồn oxy.
Ngoài ra, thông tin của "bác sĩ Khoa" không nói bệnh nhân nằm ở khoa nào, bệnh viện nào, nhưng nguyên tắc hiện hành ở Việt Nam chưa cho phép rút ống thở chấm dứt cuộc sống của 1 người.
Bác sĩ Khoa không có quyền cắt nguồn oxy nếu bố mẹ đang được điều trị, kể cả bác sĩ là con đẻ. Việc rút ống thở hay không là tùy thuộc vào các chỉ số sinh tồn của người bệnh và phải thông qua hội chẩn, nếu không sẽ nguy cơ dẫn đến vô tình giết người và vi phạm các quy tắc nghề nghiệp.
Trước đó, tối 7-8, trên mạng xuất hiện nội dung chia sẻ của một người tên Khoa, được cho là bác sĩ sản phụ khoa.
Theo nội dung lan truyền, người này đã quyết định "nhường đi chiếc máy thở" của ba mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Người này sau đó đã "kìm nỗi đau mất người thân, trực tiếp vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này". Ngoài ra còn có hình ảnh 2 bé song sinh được lan truyền, được cho là hai bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật.
Thông tin này sau khi đăng tải được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, đa phần đều cảm phục trước hành động của bác sĩ Khoa. "Tôi khóc cạn nước mắt trước hành động dũng cảm mà không phải ai đứng trước tình huống này cũng làm được" - một người chia sẻ.
Phóng viên Tuổi Trẻ Online đã nhắn tin cho tài khoản Facebook của "bác sĩ Khoa", người chia sẻ câu chuyện nhường máy thở cứu sản phụ song thai, để hy vọng được chia sẻ thêm về quyết định nêu trên. Tuy nhiên "bác sĩ Khoa" nói “cảm ơn” và không chia sẻ thông tin gì thêm.
Sáng 8-8, tất cả các thông tin mà "bác sĩ Khoa" đăng tải trên Facebook cá nhân cũng đều bị xóa.
Hương Thảo - Lan Anh
https://tuoitre.vn/vu-nhuong-may-tho-cuu-san-phu-bac-si-khoa-co-that-khong-20210808112815844.htm
3. Trưa ngày 8/8/2021
"
"
https://www.facebook.com/jangkeu2007/posts/10216291495479146
"
Về hiện tượng "BS Khoa", ta nên chờ TS Giang Dang giải thích, "like" tới cỡ nào thì
MXH sẵn sàng "rút ống thở"
của cha, mẹ mình.
"
"
"
https://www.facebook.com/quangvan.hoang.9/posts/4668591319818750
"
"
https://www.facebook.com/kao.nguyen.35/posts/2553696794775120
"
"
https://www.facebook.com/longluonggia79/posts/1673202942850221
2.
TTO - Sở Y tế TP.HCM đang phối hợp Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP.HCM vào cuộc xác minh thông tin một bác sĩ nhường máy thở của ba mẹ để cứu sản phụ mang song thai, lan truyền trên cộng đồng mạng.
Sáng 8-8, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết đang vào cuộc xác minh thông tin một bác sĩ rút ống thở của người thân để cứu một sản phụ song thai lan truyền trên mạng.
"Hiện chúng tôi đang phối hợp Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP.HCM vào cuộc xác minh các vấn đề liên quan đến nội dung thông tin đăng tải và nhân thân của bác sĩ này" - bà Mai khẳng định.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8-8, trợ lý của bác sĩ Cao Hữu Thịnh - từng công tác tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) - xác nhận hình ảnh hai em bé sơ sinh lan truyền trên mạng là hình của mình, bị gán ghép vào một nội dung không có thật. Bác sĩ Thịnh đang ở trong phòng mổ, ủy quyền cho trợ lý trả lời báo chí.
Theo trợ lý bác sĩ Thịnh, hai hình ảnh trẻ sơ sinh nêu trên được các đồng nghiệp chụp, sau ca mổ do bác sĩ Thịnh thực hiện tại Bệnh viện An Sinh thời gian gần đây.
"Đây là hành vi lừa đảo, việc sử dụng hình ảnh không xin phép vào một mục đích như trên là phạm pháp. Trong lúc dịch bệnh khó khăn, lực lượng y bác sĩ và ngành y tế đang rất vất vả chống dịch, không thể chấp nhận được hành vi lừa đảo nêu trên. Đề nghị các cơ quan chức năng xác minh xử lý nghiêm vụ việc này" - đại diện bác sĩ Thịnh nói.
Một đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng cho biết qua rà soát đến nay chưa thấy có trường hợp bác sĩ Khoa như mạng xã hội thông tin. Vị này cũng chỉ ra một số điểm bất thường trong câu chuyện và cho rằng sẽ tìm hiểu thêm.
Từ khuya 7-8, phóng viên Tuổi Trẻ Online đã nhắn tin cho bác sĩ Khoa, người đăng tải thông tin này, để xin được chia sẻ thêm về quyết định nêu trên. Tuy nhiên bác sĩ Khoa nói “cảm ơn” và không chia sẻ thông tin gì thêm.
Chúng tôi nhắn tin trao đổi với một người, được cho là thầy của bác sĩ Khoa (có đăng câu chuyện của bác sĩ Khoa). Người này nói bác sĩ Khoa từng đi chống dịch ở Bắc Giang, hiện đang chạy đi cứu F0 vòng ngoài, không trực tiếp làm việc tại bệnh viện.
Tuy nhiên người này nói có chuyện bác sĩ rút máy thở và mổ bắt con tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức). Người này không trả lời ca mổ diễn ra lúc nào và rạng sáng 8-8 thì xóa nội dung chia sẻ trên Facebook.
Sáng 8-8, tất cả các thông tin mà bác sĩ Khoa đăng tải trên Facebook cá nhân cũng đều bị xóa.
Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Khoa Lý - giám đốc Bệnh viện Lê Văn Việt (TP Thủ Đức) - khẳng định không có ca nào mổ song sinh tại bệnh viện cũng như các bệnh viện dã chiến mà đơn vị đang quản lý.
“Chúng tôi chưa mổ ca nào song sinh cả, các bệnh viện dã chiến chỉ đỡ đẻ không thể nào mổ được mà phải chuyển đến các bệnh viện chuyên về điều trị COVID-19 như Đa khoa khu vực Thủ Đức và Quân dân Miền Đông” - bác sĩ Lý nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8-8, bác sĩ Nguyễn Tri Thức - giám đốc điều hành Bệnh viện hồi sức COVID-19 - cho hay thông tin nêu trên là giả. "Không có bác sĩ nào tên Khoa và không có sự việc mổ bắt con tại bệnh viện" - ông nói.
Có thông tin bác sĩ Khoa đang làm việc tại Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc. Trao đổi với chúng tôi, đại diện bệnh viện khẳng định trong danh sách bác sĩ chính thức tại bệnh viện không có bác sĩ Khoa.
Trước đó, từ tối 7-8, trên mạng xuất hiện nội dung chia sẻ của một người tên Trần Khoa, được cho là bác sĩ sản phụ khoa.
Theo nội dung lan truyền, người này đã quyết định "nhường đi chiếc máy thở" của ba mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Người này sau đó đã "kìm nỗi đau mất người thân, trực tiếp vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này". Ngoài ra còn có hình ảnh 2 bé song sinh được lan truyền, được cho là hai bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật.
Thông tin này sau khi đăng tải được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, đa phần đều cảm phục trước hành động của bác sĩ Khoa. "Tôi khóc cạn nước mắt trước hành động dũng cảm mà không phải ai đứng trước tình huống này cũng làm được" - một người chia sẻ.
Tuổi Trẻ Online đang tiếp tục xác minh câu chuyện này.
https://tuoitre.vn/so-y-te-phoi-hop-cong-an-xac-minh-vu-bac-si-nhuong-may-tho-cua-ba-me-de-cuu-san-phu-song-thai-20210808084511554.htm?fbclid=IwAR1GwAtFJk9xUFJjmxRNT55IwxMgM32AUh-kp3DWqlbAGl_JkpvQWPv33Fw
1. Sáng 8/8/2021
https://www.facebook.com/trongan.gdm/posts/10159325915997768
..
..
---
BỔ SUNG
1. Ngày 8/8/2021
"
"
"
"
https://www.facebook.com/anninh.page/posts/4248643188555097
"
"
https://www.facebook.com/siapoanon/posts/223977506398845
..
..
9. Chiều 9/8/2021, cư dân mạng thấy một liên hệ với Sing
Trả lờiXóaOanh Bui
1 giờ ·
Đã tìm ra bác sĩ Khoa
Đây là chân dung giáo sư của Singapore.
Chiện còn dài kỳ
11.
Trả lờiXóaĐăng tin giả, không có thật vụ 'bác sĩ Khoa rút ống thở', hai Facebooker bị phạt 5 triệu/người
09/08/2021 18:44 GMT+7
Thanh tra Sở TT&TT đã xử phạt hai chủ thể đăng ký và sử dụng tài khoản Facebook “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ” mỗi người 5 triệu vì cung cấp thông tin vụ "bác sĩ rút ống thở" có nội dung không đúng sự thật.
15. Đêm 9/8/2021
Trả lờiXóa"
Huỳnh Mai An Đông
5 giờ
MÌNH LÊN BÀI TRẢ LỜI CHO TẤT CẢ VỀ VỤ VIỆC “BÁC SĨ KHOA”
Các bạn thân mến,
Suốt hôm qua tới giờ mình đóng FB vì có nhiều người share hình mình và gia đình thóa mạ khắp nơi. Mình muốn bảo vệ gia đình và hai con nhỏ, họ không liên quan tới sự việc và cũng không đáng để bị vạ lây như mình đang bị vạ lây.
Sự việc có thể nói bắt đầu từ việc chị gái mình giới thiệu mình kết bạn với Facebook có tên là Phong Lam (chị mình nói biết Phong Lam từ TS.BS BCT – là một bác sĩ mình quen thời vẫn còn đi làm báo). Vì theo chị gái mình, gia đình họ là gia đình trí thức (là gia đình bác sĩ) và có một cháu bé rất đáng yêu. Thời gian đó mình đang đi Mỹ công tác.