Các sự kiện của tháng 8 đan xen vào nhau:
1). Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã từ trần (1931-2020), tang lễ cụ đã được tổ chức long trọng theo nghi thức quốc tang, đọc ở đây. Lúc sinh thời cụ rất coi trọng vai trò của các nhà ngoại cảm trong việc tìm mộ liệt sĩ.
Gần ngang thời điểm cụ Phiêu từ trần, thì nhà ngoại cảm khá đình đám lâu nay là Vũ Thị Hòa đã bị bắt vì bị nghi là lừa đảo, đọc ở đây.
Gần ngang thời điểm cụ Phiêu từ trần, thì nhà ngoại cảm khá đình đám lâu nay là Vũ Thị Hòa đã bị bắt vì bị nghi là lừa đảo, đọc ở đây.
2). Cũng gần trùng thời gian, là việc ông Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ chức Chủ tịch Thành phố Hà Nội. Nói vui là sắp mất chức đốc lí Hà thành. Bỗng nhiên, nhớ lại, khá rõ rằng, lúc mới lên nhậm chức đốc lí, chính vị tướng công an xuất thân này đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ các loại đạo lạ, các lại hoạt động mê tín dị đoan ngay lập tức (đọc lại trên Giao Blog ở đây).
3). Rồi là một bác làm trong ngành IT có nhắc lại rằng, chính năm 1997 cụ Lê Khả Phiêu đã ra quyết định về việc cho Việt Nam mở thông internet với thế giới (sau thì đã có chỉnh lại cho đúng: lúc đó, TBT là cụ Đỗ Mười, và cụ Phiêu thì nhiệt tình ủng hộ internet).
Vậy thì, tạm thời, sẽ chỉnh lí lại cho dễ nhớ như sau:
- Năm 1997, cụ đã đưa quyết định quan trọng nối Việt Nam với thê giới qua mạng internet.
- Rồi năm sau, năm 1998, cụ lại đưa quyết định bật đèn xanh cho ngoại cảm, nói chính xác, chính là cho phép trung tâm/viện nghiên cứu tiềm năng con người được thành lập và đi vào hoạt động. Chính cụ đã nói rất rõ, báo đài cũng đã nói nhấn mạnh việc này, đọc lại trên Giao Blog ở đây.
Năm 2011 thì Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân đã tặng bằng khen cho mấy chục nhà ngoại cảm (ví dụ ở đây và ở đây).
Năm 2011 thì Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân đã tặng bằng khen cho mấy chục nhà ngoại cảm (ví dụ ở đây và ở đây).
Dưới là một ít tư liệu cập nhật, mà mở đầu là nói về quyết định năm 1997, và lời cảm ơn cùng tâm sự của con trai cụ Lê Khả Phiêu trong tang lễ của cụ vào hôm qua (15/8/2020).
Tháng 8 năm 2020,
Giao Blog
Nguyên chú (năm 2013): Nguyên TBT Lê Khả Phiêu trò chuyện với một số nhà ngoại cảm |
(Năm 2013) "Ghi nhận sự đóng góp của Bộ môn Cận tâm lý trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký Quyết định tặng Bằng khen cho 38 cán bộ nghiên cứu và các nhà ngoại cảm thuộc Bộ môn. Trong số các cán bộ được khen thưởng có Đại tá, nhà báo Hàn Thụy Vũ, Phó chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý, nguyên là phóng viên Báo Quân đội nhân dân".
Nguồn ở đây |
---
TƯ LIỆU CẬP NHẬT
(tháng 8 năm 2020)
(tháng 8 năm 2020)
1. Về quyết định năm 1997
2. Lời cảm ơn và tâm sự của người con trai cụ Lê Khả Phiêu
1.
Vài kỷ niệm với Internet Việt Nam
Thế Công Giang
Vài kỷ niệm với Internet Việt Nam
Thế Công Giang
Các bài viết về TBT Lê Khả Phiêu vừa từ trần hay nhắc tới năm 1997 ông cho phép mở cửa internet và đó là công lao của TBT.
Đôi lần tiếp xúc với anh Mai Liêm Trực tôi được nghe về những đoạn trường để được cái gật đầu. Bối cảnh khi đó là Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, lo lắng của TBT về internet là đương nhiên.
Năm 1995 làm việc cho WB, tôi phụ trách IT cho văn phòng với 25 nhân viên cũng chỉ nhận email qua modem với trung tâm bên Washington DC, mỗi ngày hai lần, mỗi lần kéo dài khoảng 1 tiếng. Thư đến thư đi chỉ trong khoảnh khắc ấy, thời gian còn lại chỉ dùng cho công việc sở tại, dường như mọi thứ như ngừng trôi.
Giữa năm 1996, vô cùng vất vả với đủ mọi thủ tục, VP thuê được đường truyền thuê bao 64K (leased line) với dịch vụ 24/7 thì mọi việc trở nên khác thường. Nhớ hồi đó là mùa hè, tôi làm việc 3 ngày đêm liền với trung tâm và một anh IT ngồi bên văn phòng Bắc Kinh chỉ để lập trình, kết nối qua các thiết bị mạng có audio, video, data gọi là RLX đắt ngang cái xe Toyota.
Lắp lên, hạ xuống, lôi chip ra, gắn vào, thay tháo lung tung, cuối cùng thì đèn báo data chuyển sang màu xanh, anh chàng IT bên Bắc Kinh hét toáng lên, trời đất quỷ thần, vào rồi, vào rồi, như đang sút vào gôn đối phương lúc 2 giờ đêm. Tôi không biết đó là một cú nối internet lịch sử giữa Hà Nội và thế giới.
Lên phòng báo cho ông sếp là Bradley Babson, Trưởng đại diện WB khi đó. Ông chẳng nói chẳng rằng, nhấn chuột vào biểu tượng Internet Explorer, gõ CNN và thấy hiện lên trang. Ông cười sung sướng, nối rồi, nối rồi.
Hôm sau thử nốt video, Hà Nội nhìn thấy DC và sự vui mừng là vô tận dù đường truyền 64K hình ảnh chậm hơn cả phim câm thời hề Sác Lô (Chaplin). Tôi còn chĩa camera ra phố Trần Phú cho các bạn ở xa xem cảnh xích lô, xe đạp, xe máy, gánh gồng của người Hà Nội.
Làm ở viện Tin học (IOIT), tôi chẳng biết email và internet mặt mũi ra sao. Một nhóm nghiên cứu sau này là NetNam chuyên kết nối với Australia qua modem, và dường như đó là bí mật của một vài người. Nhưng ở WB thì tôi làm chủ cả hệ thống nối internet toàn cầu, thật may mắn.
Các bạn IT biết tin thi nhau đến xem internet ra sao, các tổ chức quốc tế rồi bạn cũ tò mò. Một nhóm các doanh nhân Hà Nội do anh Bùi Việt Hà bên FPT chủ trì mời tôi trình diễn internet. Sau một hồi ba hoa kiểu dân IT, tôi dẫn vài đường link vào CNN, Fox, BCC… cho các bạn xem.
Sỹ diện tôi nối luôn vào trang White House nhưng là .com nghĩ là bên Mỹ cởi mở. Nhưng trang hiện lên toàn các cô cởi truồng, ngoáy mông. Vội tắt đi thì cánh IT hét lên, để đó, để đó. Hóa ra whitehouse.com là trang sex, còn trang của Nhà Trắng là whitehouse.gov
Khi đó ở Hà Nội và TP HCM chưa được biết mùi vị internet ra sao cho tới 11-1997 và phải cảm ơn ông Mai Liêm Trực, Thứ trưởng khi đó, đã cố gắng hết mình vì công nghệ. Sau này biết thêm TBT Lê Khả Phiêu là người cho phép.
Nếu hỏi những biến đổi về lịch sử đất nước mà tôi đã chứng kiến, tôi sẽ nói ba sự kiện sau: 1975 – Kết thúc chiến tranh, 1986 – Đổi mới và 1997 – Mở cổng internet.
Thế mạnh của VN cũng có 3 lĩnh vực có thể phát triển bền vững: Nông nghiệp, IT và du lịch, thì có tới hai lĩnh vực liên quan đến 2 sự kiện. Đổi mới là khoán cho nông nghiệp và internet liên quan đến IT.
Việc mở cổng internet là trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất, là một việc cần làm cho sự phát triển của quốc gia vì đó là chính sách vĩ mô.
Thế kỷ 21 thuộc về công nghệ. Hãy tìm giải pháp phát triển bằng công nghệ, chứ nhất định không thể là đáp án có từ thế kỷ 20 với tư duy thế kỷ 19.
Vĩnh biệt tướng Lê Khả Phiêu. Có khi đám IT nhớ tới TBT chỉ vì ông cho cánh trẻ được lướt net mà không phải ra trận.
HM. 15-8-2020
Viết xong lúc lễ tang TBT vừa kết thúc
PS. Một bạn đọc hiểu đường tơ kẽ tóc vụ mở cửa internet góp ý qua inbox. Thank you
1. Ông Lê Khả Phiêu ủng hộ kết nối Internet, nhưng lãnh đạo Đảng quyết định chấp thuận cho mở Internet là TBT Đỗ Mười khi đó, sau này ông Phiêu thực hiện định hướng ấy;
2. Người có công thuyết phục ông Mười và ông Phiêu là Bộ trưởng Đỗ Trung Tá;
3. Còn công của ông Mai Liêm Trực là khi đã mở Internet rồi thì mạnh mẽ cho phát triển mạnh hơn với tiêu chí “Mở đến đâu thì quản đến đấy”;
2.
VOV.VN - "Bố ra đi để lại nơi này dấu chân qua các cuộc chiến, dấu chân người lính. Con xin dâng nén hương trước vong linh bố..."
Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Ban Tổ chức Lễ Quốc tang đọc điếu văn tiễn đưa nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về nơi an nghỉ cuối cùng, ông Lê Minh Diễn - con trai lớn của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã có đôi lời tâm sự với bố.
Ông Lê Minh Diễn, con trai nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nói lời cảm ơn và có đôi lời tâm sự với bố trước lúc chia xa (Ảnh: Vũ Toàn) |
"Thưa bố kính yêu, con xin có mấy dòng tâm sự tuy rằng rất muộn khi bố đã ra đi mãi mãi, khi những lời tâm sự với bố đã trở nên muộn màng.
Con sinh ra đã quen với sự vắng mặt của bố. Ký ức tuổi thơ của con chỉ là những đợt sơ tán, những buổi học hòa trộn với những đợt bom; những buổi tối mắt nhắm, mắt mở lên nhà rồi lại xuống hầm. Chúng con đã quen với những trận mưa bão tốc mái, tung cửa nhà, gió lùa vào mọi ngóc ngách trong căn nhà vách đất, vật lộn và chống chọi với bom đạn, mưa bão, chỉ có mẹ và 4 bà cháu.
Những hiểu biết của con về bố chỉ là chú bộ đội đang đi chiến trường chẳng biết bao giờ mới về.
Chiến tranh kết thúc, bố chỉ về phép như bao người lính rồi lại tiếp tục lên đường với cuộc chiến ở biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế. Tiếp bước bố, hai anh em con nhập ngũ và trở thành người lính, con ra biên giới, ở nhà chỉ có bà, mẹ và chị.
Những năm 90, bố, con và em mới về Hà Nội, gia đình mới thực sự sum vầy, đoàn tụ. Nhưng vì là người lính, do điều kiện công tác, nên cũng chưa có lần nào được tâm sự dài với bố. Vì là người lính, nên con hiểu sự khó khăn, gian khổ của bố và đồng đội khi đến thăm Thành cổ Quảng Trị, nghe kể về cuộc chiến ở đây, con cảm nhận được phần nào sự khốc liệt của chiến tranh. Mọi sự sống và cái chết giành giật từng ngày, từng giờ. Đường 9 Nam Lào, Khe Sanh, chiến trường Trị Thiên nơi nào cũng in đậm dấu chân của bố.
Bố luôn nói với chúng con rằng, được như ngày hôm nay phải biết ơn hàng triệu người đã ngã xuống, hàng ngàn gia đình mất người thân, nhiều ngàn người đã không còn nguyên vẹn thân thể ngày trở về, di chứng chiến tranh còn theo họ, gia đình họ đến tận bây giờ.
Bố dặn chúng con phải luôn gần gũi với dân, phải sống xứng đáng với những đóng góp và hy sinh của nhân dân dù ở bất kỳ cương vị nào.
Tổng thời gian được gần gũi, tâm sự cùng bố với con tính ra chưa đến 1 năm. Nhưng với bấy nhiêu thời gian, con học tập được ở bố rất nhiều trong công việc và cuộc sống luôn lấy chữ tâm làm trọng. Thời gian tuy ngắn, nhưng qua những việc bố đã làm và qua những câu chuyện kể, nhận xét của những người đã chiến đấu, công tác cùng với bố, con càng tự hào về bố hơn.
Nay bố đã đi xa, tóc con cũng đã bạc màu, con xin hứa với bố sẽ luôn sống đúng như những lời răn dạy của bố và sẽ nuôi dạy thế hệ sau này như bố đã dạy con.
Nay bố đã đi xa, tóc con cũng đã bạc màu, con xin hứa với bố sẽ luôn sống đúng như những lời răn dạy của bố và sẽ nuôi dạy thế hệ sau này như bố đã dạy con.
Bố ra đi để lại sự trống vắng trong gia đình. Con xin lỗi bố con đã không thực hiện được ý nguyện của bố để trải tro cốt ở 3 dòng sông nơi gắn liền với nhiều kỷ niệm của cuộc đời bố. Do dịch bệnh, con không thể kéo dài thời gian tang lễ ảnh hưởng đến mọi người, chắc là bố sẽ hiểu và thông cảm cho con.
Con mong bố thanh thản về với cõi vĩnh hằng, nơi đó không còn chiến tranh, nơi đó luôn ấm tình đồng đội. Bố ra đi để lại trong con dấu ấn của một thế hệ xả thân vì nước, vì dân, dấu ấn của một thời trọn vẹn cống hiến và hy sinh.
Bố ra đi để lại nơi này dấu chân qua các cuộc chiến, dấu chân người lính. Con xin dâng nén hương trước vong linh bố"./.
https://vov.vn/chinh-tri/xuc-dong-loi-tien-biet-cua-con-trai-nguyen-tong-bi-thu-le-kha-phieu-1083758.vov
---
BỔ SUNG
2. Bác Lưu Trọng Văn mới kể:
"
Gã chưa lần gặp tướng Phiêu nhưng lúc đầu có cảm tình với ông tướng chính trị, chính uỷ này khi nghe nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý từng là trưởng đoàn văn công sư đoàn 304 thời chống Pháp lúc ông Phiêu là cán bộ cấp đại đội, nói với gã: anh chàng này mắt hi hí liếc các em văn công như chớp.
Với gã và với ông nhạc sĩ đó là lời khen.
Khi gã cùng nhà báo Lý Quý Chung đến nhà ông Võ Văn Kiệt trên đường Tú Xương, gã đã hỏi xoáy ông Kiệt về phát biểu "quyết liệt chống Mỹ" của tướng Phiêu trên cương vị tổng bí thư khi tiếp Clinton.
Ông Kiệt không kìm được giận dữ và nói: vợ con tôi bị chết bởi bom Mỹ nhưng vì lợi ích quốc gia tôi cũng không bao giờ nói như ông Phiêu ấy. Gã nhớ như in khi nói vậy tay ông Kiệt đập mạnh xuống bàn.
Đây là lời ô Phiêu thể hiện cái gọi là lập trường kiên định:
"Việt Nam có đem quân đi đánh Hoa Kỳ đâu mà Hoa Kỳ lại đem quân sang đánh Việt Nam? Cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho nên đối với chúng tôi, quá khứ không phải trang sử đen tối, đau buồn và bất hạnh.
Bà bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ trong một lần gặp tôi có hỏi: chủ nghĩa xã hội có tồn tại được không? Tôi nói: không những tồn tại mà chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp tục phát triển thắng lợi…".
Sau cái đập bàn tức giận, ông Kiệt buông gọn lỏn một chữ mà gã không tiện viết ra đây.
Sau đó ít năm, nhà thơ Thu Bồn mất, tướng Nguyễn Chí Trung vào Sài Gòn lo đám tang cho Thu Bồn. Tướng Trung ghé nhà gã. Gã biết tướng Trung là trợ lý của tướng Phiêu và rất được tướng Phiêu tin cẩn. Gã hỏi, sao anh không ngăn ông Phiêu phát biểu thô bạo như vậy với tổng thống Mỹ?
Tướng Trung im lặng.
Rồi tướng Trung kể: tôi có đề nghị với ông Phiêu công khai ngay danh sách hơn bốn mươi lãnh đạo cao cấp của VN gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài, và truy cho ra tiền ấy từ đâu, ông Phiêu chỉ im lặng.
Gã vẫn cú chuyện ông Phiêu chửi Mỹ khi VN đang đa phương hoá quan hệ và cần kết bạn với Mỹ, nên ngoặt tiếp tướng Trung câu hỏi: thế ông Phiêu của anh có căm bọn Tàu đánh ta không?
Tướng Trung im lặng.
Gã hỏi tiếp, nếu ông Phiêu tiếp chủ tịch Trung Quốc thăm VN thì ông ấy có chửi toẹt "Việt Nam có đem quân đi đánh Trung Quốc đâu mà Trung Quốc lại đem quân sang đánh Việt Nam rồi chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” không?
Tất nhiên tướng Trung vẫn im lặng.
Khi chia tay gã, tướng Trung khóc: thương Thu Bồn quá, cả cuộc đời chiến đấu hy sinh mà vẫn nghèo.
Rồi ông nói, nếu ông Phiêu nghe lời tôi tung danh sách bọn gửi tiền bất chính ở nước ngoài ra và trừng trị thì tham nhũng đâu nở rộ như ngày nay?
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2733643013627585&id=100009457401127
1. Viếng cụ Phiêu ở Tokyo
"
Vĩnh biệt bác
Nhiều lần tháp Tùng với HT Daichi về HN đều ghé thăm sức khoẻ của bác. Nay xin Vĩnh biệt bác.
Nam mô a di đà Phật.
Kính Tiếc Cố Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu
Thanh cao nhân cách anh hùng
Hoá thân binh nghiệp vẫy vùng non sông
Kính đạo nghĩa, vẹn tấm lòng
Tiếc chi quyền chức, hoà đồng nhân dân
Cố công gắng sức ân cần
Tổng hoà một mối chẳng phân giàu nghèo
Bí truyền muôn vạn người theo
Thư tâm chưa vẹn vẫn đeo bên lòng
Lê tộc ghi khắc vào trong
Khả đồng thiên hoá mênh mông đất trời
Phiêu diêu Tịnh cảnh người ơi!
Vãng miền An lạc, thảnh thơi mây ngàn
Sinh hoa sen báu huy hoàng
Tịnh lòng trong sạch sẵn sàng quy nguyên
Độ cho tất cả bình yên
Việt Nam đời, đạo một thiên sử vàng.
駐日ベトナム大使館にて元書記長レ・カー・フィェウの追悼式に参列しました。"
https://www.facebook.com/tamtri.thich/posts/3178347192246352
2. Bác Lưu Trọng Văn mới kể:
Trả lờiXóa"
Lưu Trọng Văn
3 ngày ·
Chuyện liên quan ông Phiêu.
Gã chưa lần gặp tướng Phiêu nhưng lúc đầu có cảm tình với ông tướng chính trị, chính uỷ này khi nghe nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý từng là trưởng đoàn văn công sư đoàn 304 thời chống Pháp lúc ông Phiêu là cán bộ cấp đại đội, nói với gã: anh chàng này mắt hi hí liếc các em văn công như chớp.
Với gã và với ông nhạc sĩ đó là lời khen.
Khi gã cùng nhà báo Lý Quý Chung đến nhà ông Võ Văn Kiệt trên đường Tú Xương, gã đã hỏi xoáy ông Kiệt về phát biểu "quyết liệt chống Mỹ" của tướng Phiêu trên cương vị tổng bí thư khi tiếp Clinton.
Ông Kiệt không kìm được giận dữ và nói: vợ con tôi bị chết bởi bom Mỹ nhưng vì lợi ích quốc gia tôi cũng không bao giờ nói như ông Phiêu ấy. Gã nhớ như in khi nói vậy tay ông Kiệt đập mạnh xuống bàn.