Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

13/07/2020

Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt (sách mới ra của học giả Đoàn Thị Tình)

Hôm nay, khi tranh thủ thu dọn nhanh một lượt bàn làm việc của học giả Phan Đăng Nhật (đọc tin ở đâyở đây), tôi thấy có tập bản thảo của cô Đoàn Thị Tình về trang phục của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ. Giữa hai học giả Phan Đăng Nhật và Đoàn Thị Tình vẫn đang còn trao đổi qua lại về nội dung nho nhỏ trong bản thảo, thể hiện qua các tờ giấy đính kèm hay các trang gấp gấp.

Có lẽ đây là một trong những tập bản thảo cuối cùng của đồng nghiệp mà học giả Phan Đăng Nhật đã xem. Một đề tài ông đã có quan tâm từ lâu, ngay sau Đổi Mới. Trở lại cụ thể với tư liệu chi tiết sau. Còn hôm nay, đã biết cuốn sách đó của cô Tình vừa ra mắt bạn đọc.

Đầu tiên, lấy bài giới thiệu về sách trên tạp chí Văn Hiến về đã. Có gì bổ sung sẽ dán ở dưới.

Tháng 7 năm 2020, 
Giao Blog







---


Theo dòng chảy văn hoá về nguồn: “Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”


Vũ Xuân Bân | Chủ Nhật, 05/07/2020 23:24 GMT

Trong quà tặng quý giá nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Viện nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hoá dân tộc có ấn phẩm “ Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” của PGS TS NSUT Đoàn Thị Tình, là một trong những thành viên sáng lập Viện. Sách do NXB Hồng Đức cấp phép xuất bản ngày 5/3/2020, khổ sách 16 x 24 Cm, dày gần 200 trang. Cố GS TSKH Phan Đăng Nhật đã kết luận: “Đây là một công trình khoa học có giá trị cao, cần được phát huy rộng rãi”.



PGS TS NSUT Đoàn Thị Tình, một nữ nghệ sĩ, một nhà khoa học, một chuyên gia mỹ thuật tràn đầy tâm huyết, yêu nghề, say nghề, gần cả cuộc đời nuôi dưỡng ý tưởng khoa học nghiên cứu trang phục, sắc phục Việt Nam. Từ đó dồn tụ trí, lực, học vấn, kiến thức, bản lĩnh nghề nghiệp để tiến hành công trình “ Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” gồm những nội dung: 

- Sắc phục trên tượng, tranh thờ Thánh Mẫu.

- Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam,tứ phủ.

- Sự tiếp biến của các sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam,tứ phủ.

- Một số quy ước mang tính đặc thù.

- Kết luận.

Ảnh minh hoạ sắc phục hầu giá đồng trong sách “ Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”


Trong lời giới thiệu, GS TS NGND Lê Ngọc Canh, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu văn hoá nhận xét: “Việc lựa chọn tín ngưỡng thờ Mẫu để nghiên cứu là việc làm có ý nghĩa khoa học, nhân văn, có tính lý luận và thực tiễn, hàm lượng nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, đa diện khá hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Sắc phục tín ngưỡng thờ Mẫu có những sắc phục màu sắc có tính biểu hiện tính đặc trưng mà tác giả công trình đã đề cập…. Các sắc màu, sắc phục nằm trong thuyết ngũ hành, “do đó màu sắc ở đây nó không chỉ là hình thức, sự cảm nhận về tính vật lý qua yếu tố thị giác, mà con phản ánh những nhận thức về vũ trụ quan, địa lý, nhân sinh quan từ xa xưa của ông cha”. Đây là một công trình khoa học nghiêm túc, công phu, tâm huyết, là một trong những công trình chuyên sâu về sắc phục trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, terong nghi lễ hầu đồng. Tác giả đã có nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu,, quy nạp nhiều mặt về sắc phục, trang phục trong nghi lễ hầu đồng. Sắc phục, trang phục là một thành tố quan trọng, nổi trội tính thiêng trong nghi lễ hầu đồng, một loại hình nghệ thuật thuần Việt đặc trưng độc dáo văn hoá hoá Việt.

Ảnh minh hoạ sắc phục hầu giá đồng trong sách  “ Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt”

GS TS NGND Lê Ngọc Canh còn cho rằng: Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ - Một nghi lễ tiêu biểu, đặc trưng trong sinh hoạt văn hoá tâm linh thuần Việt, có ý nghĩa văn hoá, nhân văn, đạo đức nguồn cội của cộng đồng người Việt. Nó tồn tại trong tiến trình hình thành, phát triển văn hoá Việt Nam thông qua loại hình nghệ thuật đặc trưng là nghi lễ hâu đồng, phụng thờ: Mẫu Thiên (Mẫu Liễu Hạnh – caio quản miền trời); Mẫu Địa (cai quản miền đất); Mẫu Thoải (cai quản miền sông nước); Mẫu Nhạc (cai quản miền rừng núi). Hầu đồng – loại hình nghệ thuật tổng hợp hình thành bởi nhiều thành tố văn, thơ,ca múa mhacj, hoạ. Hầu đồng là đối tượng khoa học của văn hoá học, nghệ thuật học,sử học, tiếp cận với nhiều mục đích, nhiều gó độ khác nhau, nhằm khám phá, khai thác những bản sắc, những giá trị, những đặc trưng nghi lễ hầu đồng.

Đọc “ Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” có hơn 100 ảnh màu các sắc phục hầu giá đồng mà tác giả dày công tuyển chọn để minh hoạ, giúp chúng ta tìm hiểu về lịch sử tín ngưỡng thờ Mẫu với những triết lý về Mẹ, có thêm góc nhìn về một bộ phận cấu thành giá trị thẩm mỹ riêng trong các giá đồng khi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam, tứ phủ, đó là phần trang phục. Nó hình thành từ yêu cầu thoả mãn về tinh thần của yếu tố tâm linh. Trên cở sở trang phục trong đời sống xã hội được “mỹ lệ hoá” với những quy chuẩn nhất định, đã trở thành phương tiện đặc thù tương tác với ông/bà Đồng để họ ‘hoa thân” thành những ‘bóng hình”, “nhân vật” biểu tượng cho cái đẹp cả về tâm hồn và thể chất trong nếp sống của văn hoá dân tộc.

Đạo Mẫu tứ phủ đã được UNESCO tôn vinh là di sản văn hoá phi vật hể đại diện cho nhân loại. Công trình khoa học “ Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” góp phần  tiếp tục nghiên cứu sâu và kỹ để hiểu thấu đao hơn giá trị của nó, xứng đáng với tôn vinh của UNESCO.


..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.