Tôi vốn là cựu học sinh của hệ thống trường chuyên trong thập niên 1980 (từ cấp 1, cấp 2, cấp 3). Ví dụ hình ảnh của một nhóm Chuyên Toán và Chuyên Văn của trường tôi ở cuối thập niên 1980, thời cấp 3 chuyên tỉnh, thì có thể xem ở đây.
Bây giờ, các nơi đang bàn luận rôm rả về đề tài hệ thống trường chuyên. Đại khái tâm điểm là câu hỏi: trường chuyên hiện nay còn cần thiết hay không ? Có nên duy trì hệ thống trường chuyên nữa không ?
Để trả lời, không dễ một chút nào. Đầu tiên, là đưa các góc nhìn khác nhau.
Tạm phân thành: góc nhìn của người từng là học sinh chuyên, góc nhìn của người chưa từng học trường chuyên, góc nhìn mang tính tổng quan.
Đầu tiên, sẽ đưa một bài viết của chị Võ Hồng Thu - vốn là học sinh trường chuyên Am ở Hà Nội (đọc nhanh cập nhật ở đây). Chị Thu sau đã vào học Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, là tiền bối ở trước tôi một khóa.
Khoa Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội là nơi đón nhận nhiều học sinh trường chuyên (Am, chuyên Nam Định, chuyên Thái Bình, chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An, chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa,...).
Sau bài chị Thu là các sưu tập như mọi khi, xếp theo chủ đề và theo thứ tự ngược.
Tháng 7 năm 2020,
Giao Blog
Học sinh chuyên cấp 3 tỉnh Thải Bình (cuối thập niên 1980), nguồn ở đây |
Hội Tao cười của học sinh chuyên Văn cấp 3 tỉnh Thái Bình, cuối thập niên 1980 (nguồn ở đây) |
----
Bài của nhà văn, nhà báo Võ Hồng Thu (cựu học sinh trường chuyên Am - Hà Nội, cựu sinh viên Tổng hợp Văn)
Thu không viết truyện in THV nữa, đơn giản vì chả có ai đặt hàng nữa. Nhưng vẫn góp mặt đều đặn ở ấn phẩm này, mỗi tháng 2 lần, theo đề nghị của Cẩm Thúy, cô Cẩm. Ở mục gì thì các bạn mua báo sẽ biết.
Số mới toanh này thì còn tham gia diễn đàn đang chiếm được sự quan tâm.
Up text cho các bạn đỡ phải banh hình ra đọc. Và cũng vì nếu chỉ đọc cái title thì có vẻ như Thu ... hung hăng phết.
"Tôi là học sinh khóa 2 của trường PTTH chuyên Hà Nội- Amsterdam, chuyên văn 1986-1989 nhưng là khóa đầu tiên được học trọn vẹn ở ngôi trường đẹp đẽ đó. Thời chúng tôi, việc thi chuyên không thành một cuộc chạy đua, có định hướng từ cả mấy năm trước của gia đình như các bạn học sinh bây giờ. Thậm chí là chúng tôi “thấy bạn đăng ký thi chuyên thì mình cũng … bắt chước”.
Theo tôi, việc học sinh ngày nay phải chịu nhiều áp lực hơn hẳn so với các thế hệ trước không hoàn toàn do sự xuất hiện của các trường chuyên. Một học sinh ở ngôi trường bình thường nhất cũng dễ dàng phải đối mặt với những núi bài vở và các lịch học thêm dày đặc. Vậy thì áp lực đó khởi phát từ chính những mong muốn của phụ huynh, được kích thích trong sự so sánh với các phụ huynh khác. Tôi từng đưa con trai đầu đi thi Am cách đây vài năm và đứng giữa các phụ huynh cũng đang chờ đón con, tôi hiểu ngay rằng con mình không thể đỗ được. Để thi được vào trường chuyên, các cô cậu học trò ngoài việc đều là những đứa trẻ sáng láng, còn phải luyện trong các “lò” với cường độ và kinh phí không nhỏ. Nhưng trên thực tế, việc thi vào PTTH, nhất là với các trường top đầu cũng cam go không kém. Ai đã từng có con học năm cuối cấp II đều hiểu rằng, vào cấp III trường công còn gian khó hơn cả thi ĐH, vào trường có tiếng thì nỗ lực lại càng phải nhân lên vài lần.
Mặc dù không cho rằng trường chuyên là nguyên nhân duy nhất tạo áp lực cho học sinh, tôi cũng không ủng hộ việc xây dựng các trường chuyên. Mô hình học chuyên sâu về văn hóa có vẻ như không còn phù hợp với thời bây giờ, khi mà con người ý thức rằng việc được đào tạo nhiều về phong cách sống mới là điều cần cho cuộc sống. Còn mỗi cá nhân, hãy cứ hoàn thành tốt chương trình phổ thông bình thường, tự khám phá bản thân phù hợp với lĩnh vực nào, hãy chọn cho mình một lối để vào đời, thông qua việc chọn trường ĐH, khi đó mới thực sự là định hình nghề nghiệp tương lai. Học văn hóa vừa đủ, có thời gian để tập thể thao/ đọc sách/ du lịch/ nghe nhạc … , học thêm một vài bộ môn nghệ thuật cùng trong quá trình học phổ thông, để tâm đến những hoạt động cộng đồng đặc biệt là các hoạt động khơi gợi thiện tâm/ lòng trắc ẩn trong mỗi con người … Đó mới chính là chân dung của một học sinh phổ thông mà tôi nghĩ chúng ta nên nỗ lực xây dựng".
---
TƯ LIỆU CẬP NHẬT
1. Cái nhìn tổng quan
2. Những người là cựu học sinh trường chuyên
3. Những người chưa từng học trường chuyên
---
1. Cái nhìn tổng quan
27/06/2020 11:49
(Tổ Quốc) - “Vinh danh học sinh giỏi cũng là điều tốt, nhưng nên nhớ rằng, vinh quang bao giờ cũng đồng thời là một gánh nặng, nhất là đối với tuổi trẻ", GS Hà Duy Khoái cho hay.
Những ngày vừa qua, đông đảo phụ huynh và những người quan tâm đến giáo dục bàn luận sôi nổi về việc có nên tồn tại trường chuyên hay không. Người thì đồng tình vì cho rằng các trường đã và đang đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Có người thì bày tỏ không nên có trường chuyên vì tạo áp lực cho học sinh hoặc thay vì chỉ biết học thì trường nên dạy thêm kỹ năng sống cho các em...
Chúng tôi xin chia sẻ quan điểm của GS Hà Huy Khoái (Nguyên Viện trưởng Viện Toán học) về việc có nên bồi dưỡng học sinh giỏi và hệ thống các trường THPT chuyên hay không, dạy gì ở trường chuyên và sau trường chuyên thì làm gì. Quan điểm này được GS Hà Huy Khoái chia sẻ tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Việt Nam tham gia thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) 1974-2014.
Bài thầy viết tuy đã lâu nhưng quan điểm vẫn còn giá trị với thời điểm hiện tại, chúng tôi xin trích đăng để bạn đọc có thêm góc nhìn về vấn đề đang gây tranh cãi trong những ngày qua.
Nội dung bài chia sẻ như sau:
"Tôi không nghĩ là sẽ đưa ra được câu trả lời. Cũng không chờ đợi một câu trả lời của các bạn theo kiểu toán học “1 hay 0”. Tôi bắt đầu với những câu hỏi, và hy vọng sẽ nhận được nhiều câu hỏi lớn hơn.
Thường thì xã hội đi lên khi tìm cách đối diện với những câu hỏi, có thể ngày càng khó khăn và phức tạp hơn, chứ không bằng con đường tuân thủ một đáp án có sẵn.
Bồi dưỡng học sinh giỏi và hệ thống các trường THPT Chuyên, cần hay không?
Chắc không ai “nói không” với bồi dưỡng học sinh giỏi. Đơn giản vì “phát hiện và bồi dưỡng nhân tài” là một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Nhưng, bồi dưỡng như thế nào, đầu tư vào việc đó như thế nào xét trong khung cảnh đầu tư cho giáo dục “đại trà”, lại là một câu hỏi lớn.
Chúng ta không thể chỉ tập trung vào học sinh giỏi, mà mục tiêu là phải nâng cao mặt bằng dân trí chung, và cuối cùng, cung cấp nhân lực chất lượng cao cho toàn xã hội. Trong khi cần có nền giáo dục thích hợp cho mọi người, thì cái khó mà ngành giáo dục gặp phải lại, có thể tạm gọi, là tính cá thể của mỗi con người.
Không thể đối xử với một tập hợp học sinh như với một tập hợp công cụ thuần nhất nào đó. Cứ nhìn vào một số lĩnh vực khá đặc thù thì rõ. Để trở thành một “cao thủ võ lâm”, người ta phải lên núi theo thầy nhiều năm, chứ không thể học trong một lớp “đại trà”, nơi chỉ thích hợp với những người định theo nghề “mãi võ bán thuốc”.
Cũng như vậy, một nghệ sĩ dương cầm tài ba chỉ đào tạo cùng một lúc 5-10 học trò là cùng. Mà đào tạo trong nhiều năm. Như vậy mới có thể có Đặng Thái Sơn hay Tôn Nữ Nguyệt Minh. Không chỉ với “người tài” mà với mỗi người bình thường, nếu xét một cách “lý tưởng”, thì cũng cần có phương pháp giảng dạy riêng thích hợp cho họ. Nhưng hiển nhiên là không thể cung cấp cho mỗi người một chương trình riêng, một hệ thống giáo viên riêng, như các vị thái tử ngày xưa với các quan thái phó! Vì thế, tất yếu phải làm giáo dục “đại trà”! Tuy nhiên, trong khi chưa thể có đủ trường, đủ lớp, đủ thầy giỏi cho một số đông, thì việc tập trung vào đào tạo một số ít nhằm “bồi dưỡng nhân tài” là một điều không thể tránh khỏi.
Cũng cần nói thêm một điều. Ở Việt Nam hiện nay, con em những gia đình khá giả có thể theo học những loại hình trường “quốc tế”, trường “chất lượng cao” với học phí cũng cao ngất ngưởng (vượt quá tầm mà một người bình thường có thể hình dung, chưa nói là lo liệu được). Việc tạo điều kiện học tập tốt tương tự cho những học sinh tài năng xuất thân từ những gia đình nghèo hơn chỉ có thể nhờ vào Nhà nước. Trên thực tế, đã có rất nhiều em học sinh nghèo, nhờ được học ở các trường chuyên mà trở thành những người xuất chúng trong nhiều lĩnh vực. Như vậy, việc đầu tư vào hệ thống THPT chuyên đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Những điều nói trên có lẽ là lý do tồn tại hệ thống các trường THPT chuyên.
Ở những nước phát triển, hệ thống “giáo dục đại trà” đã đạt đến chất lượng nào đó. Hơn nữa, đối với những học sinh có năng khiếu hoặc ham thích môn học nào đó, những điều kiện để tiếp cận với tài liệu, sách báo, thầy giáo giỏi cũng hết sức dễ dàng. Những điều kiện như vậy có thể còn tốt hơn nếu so với những gì các học sinh THPT chuyên của chúng ta có được. Có lẽ đó là lý do mà ở các nước phát triển, nhu cầu về một hệ thống trường chuyên không được đặt ra. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ở các nước Phương tây không tồn tại những trường THPT rất đặc biệt, mà thực chất, việc tuyển chọn học sinh, những điều kiện học tập ở đó cũng không khác gì “trường chuyên”.
Lấy ví dụ ở nước Pháp. Không ai nói rằng ở Pháp tồn tại một hệ thống trường chuyên, nhưng ai cũng biết ở Pháp có một số trường Lycée nổi tiếng như: Louis le Grand, Henri IV, mà chỉ riêng việc là học sinh cũ của các trường đó đã là niềm tự hào suốt đời của nhiều người (xem: hồi ký André Weil). Không chỉ ở Paris, mà hầu như mỗi tỉnh của nước Pháp đều có một trường Lycée có thể xem là trường chuyên (Pierre de Fermat ở Toulouse là một ví dụ). Ở Mỹ, nếu nhìn vào danh sách những học sinh Mỹ đã từng được giải trong các kỳ IMO, ta thấy họ chỉ thuộc một số rất ít trường.
Như vậy, có thể nói rằng, hình thức tương tự THPT chuyên tồn tại ở hầu hết các nước, kể cả những nước có nền khoa học phát triển cao.
Tuy nhiên, điều cần bàn lại là: trong những trường đó, người ta dạy cái gì?
Dạy gì ở trường THPT chuyên?
Là một người nhiều năm quan tâm đến việc giảng dạy trong các lớp chuyên Toán, tôi chỉ xin được đề cập đến việc dạy toán. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề có lẽ là chung cho việc giảng dạy, không chỉ với những môn “chuyên”, không chỉ với môn Toán.
Mục tiêu của việc giảng dạy ở những lớp chuyên toán trước tiên là để phát triển năng khiếu toán học ở học sinh. Nhưng không chỉ có vậy, chúng ta cần những con người toàn diện. “Con người toàn diện”, nói một cách cụ thể hơn, là người có khả năng đối diện với mọi thách thức của cuộc sống.
Nhiều ý kiến cho rằng, để có thể đạt mục tiêu đó, cần giảng dạy những gì “sát với thực tế của cuộc sống”. Đúng là như vậy. Nhưng có điều quan trọng: hiểu thế nào là “sát thực tế”? Nếu như thực tế bây giờ đang cần cái gì, ta dạy học sinh cái đó thì e rằng sẽ không “sát thực tế” khi học sinh bước vào đời. Dạy họ làm cái ô tô chạy xăng thì khi ra đời, mọi ô tô có thể đã chạy bằng pin mặt trời! “Thực tế” thay đổi rất nhanh, nhất là trong thời đại công nghệ cao của hôm nay.
Nhưng có một “thực tế” không bao giờ thay đổi: để có thể thích ứng với mọi công nghệ mới, mọi lý thuyết mới, mọi thay đổi của xã hội, con người cần một kiến thức cơ bản thật vững chắc. Về cả tự nhiên và xã hội. Nhiều công ty, cơ quan phàn nàn về việc sinh viên ra trường chưa làm việc được ngay, mà phải “đào tạo lại”. Nguyên nhân hoàn toàn không phải vì nhà trường không dạy những cái công ty đang cần (và hiển nhiên cũng không thể dạy tất cả những gì mà các công ty khác nhau đang cần), mà chính vì đã dạy chưa cơ bản.
Nếu sinh viên ra trường có kiến thức cơ bản vững chắc thì việc thích ứng với mọi công ty không phải là điều khó khăn. Không phải ngẫu nhiên mà ở nhiều nước châu Âu, các ngân hàng thường tuyển dụng sinh viên Toán, những người chưa hề có kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng. Với số sinh viên này, “đào tạo lại” hoàn toàn không khó khăn, và họ sẽ thích ứng nhanh và làm việc hiệu quả.
Trang bị những kiến thức cơ bản chính là nhiệm vụ của các nhà trường. “Kiến thức” ở đây không phải là những gì mà ta có thể tìm thấy trên ‘google” với một cái nhấp chuột. Đã qua cái thời con người cần nhớ thuộc lòng mọi thứ. Học sinh bây giờ cần những cái mà họ không thể “gúc” mà có được. Đó chính là phương pháp tư duy, khả năng tìm tòi những cái mới, khả năng thể hiện tường minh những ý nghĩ mơ hồ và bất chợt, khả năng làm việc và tìm tòi tập thể.
Toán học chính là một bộ môn tuyệt với để rèn luyện những kỹ năng đó.
Tuy nhiên, chữ “rèn luyện” có thể được hiểu là “luyện thi, rèn bài tập”. Nếu như thế thì chỉ cần “học” hết hàng loạt sách đang bày bán, chẳng hạn sách “10.000 bài tập về….” là được. Một học sinh giỏi, làm hết các bài thi đại học trong nhiều năm, thì khi đi thi đại học dễ được điểm cao, thậm chí là thủ khoa.
Một học sinh rất giỏi và thường xuyên “luyện” bài tập khó “cỡ IMO” thì, nếu may mắn, có thể lọt đội tuyển IMO. Nhưng nếu chỉ như thế, nếu không được đào tạo cơ bản, những học sinh như vậy rất khó tiến xa. Điều này hoàn toàn tương tự như khi ta cho trẻ em tập gánh từ bé. Nếu từ năm 8, 9 tuổi, em bé đã được tập gánh, thì khi 15 tuổi, có thể sẽ gánh nặng hơn hẳn một em ở tuổi đó mà chưa hề tập gánh. Nhưng em bé được tập gánh sớm chắc chắn sẽ bị còi, không lớn lên được.
Và khi 18 tuổi, kết quả thế nào đã có thể nhìn thấy trước. Nếu chỉ chăm chú luyện bài tập khó, luyện”mẹo” mà ít rèn luyện kiến thức cơ bản nâng cao, chúng ta dễ làm các học sinh giỏi của mình đạt thành tích sớm, và cũng “còi” sớm về trí tuệ.
Để tránh tình trạng đó, ở nhiều nước người ta chú trọng bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê khoa học, thông qua việc giới thiệu những thành tựu cao nhất của khoa học một cách dễ hiểu. Tìm đến với những thành tựu cao nhất cũng tức là tìm đến với cái cơ bản. Tất nhiên, để làm được điều này, người thầy phải cố gắng hơn rất nhiều, phải học hỏi thêm rất nhiều, chứ không như việc tìm bài tập “hóc búa, mẹo mực” về giảng cho học sinh. Nói cho cùng, người thầy cũng phải được đào tạo cơ bản!
Sau trường THPT chuyên, làm gì?
Sau những buổi “Vinh danh học sinh giỏi quốc tế”, bao giờ cũng là cuộc bàn luận khá sôi nổi về người tài và việc sử dụng người tài. Vậy thì, những học sinh giỏi quốc tế có thể xem là “người tài” không, và cần bồi dưỡng, sử dụng họ thế nào?
Nhìn vào Uỷ ban danh dự các kỳ thi Olympic Toán học quốc tế, có thể thấy là tất cả các nước đều rất coi trọng kỳ thi này. Trong thành phần Uỷ ban, thường có sự tham gia của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội, và tất nhiên là Bộ trưởng giáo dục. Nhiều Hoàng tử, Công chúa đã tham gia các buổi trao giải. Có thể nói, không chỉ ở nước ta người ta mới quan tâm đến kỳ thi Olympic.
Nói cho cùng, sự quan tâm của xã hội đối với các kỳ thi Oyimpic Toán quốc tế là hoàn toàn có cơ sở. Rất nhiều nhà toán học, vật lý nổi tiếng của thế giới đã trưởng thành từ “phong trào Olympic”. Nếu nhìn lại nền toán học Việt nam hiện nay thì điều đó càng rõ ràng hơn: có thể nói tuyệt đại đa số các nhà toán học giỏi của nước ta đều đã từng được giải ở các kỳ thi Olympic quốc gia và quốc tế. Riêng việc lọt được vào đội tuyển 6 người của một đất nước 90 triệu dân như nước Việt Nam, thì việc gọi họ là “người tài” cũng không có gì quá đáng.
Tuy nhiên, nhìn kỹ lại thì thấy những người trong số đó mà về sau trở thành những tài năng thực sự trong khoa học thì thường là do được đào tạo lâu dài ở nước ngoài (đại học và sau đại học). Khi chúng ta chọn một đội tuyển 6 người, thì không thể nói những người còn lại là kém hơn hẳn. Đây là một cuộc thi đấu “thể thao”, và có thể khẳng định ngoài 6 người đó ra, còn không ít người khác nữa cũng xứng đáng được gọi là “người tài”. Những những “người còn lại” đó sẽ khó có được cơ hội tốt để phát triển tài năng như các bạn may mắn của mình.
Nguyên nhân là ở đâu?
Thành tích của học sinh phổ thông nước ta tại các kỳ thi Olympic quốc tế cho thấy rất rõ rằng, chúng ta có thể đào tạo được những học sinh phổ thông đạt trình độ đỉnh cao quốc tế ở hầu hết các môn học. Đó là một thành tích rất đáng tự hào. Nhưng nếu có cuộc thi “sinh viên giỏi quốc tế”, tôi chắc thành tích của sinh viên ta sẽ không thể cao như vậy, và sẽ còn thấp hơn nếu có cuộc thi “cao học quốc tế”, “nghiên cứu sinh quốc tế”, và đặc biệt kết quả sẽ rất thấp nếu thi “giáo sư quốc tế”!
Dĩ nhiên không có các kỳ thi giả tưởng đó, vì không cần thi, người ta đã biết ai thắng, ai thua: chỉ cần nhìn vào sự phát triển của nền khoa học công nghệ mỗi nước là biết ngay. Vậy thì tại sao chúng ta càng ngày càng đuối sức trong cuộc chạy maratông đến mục tiêu cuối cùng là phát triển khoa học, kinh tế và xã hội? Nói cho cùng, tất cả đều do sự đầu tư công sức, tiền bạc của xã hội cho từng giai đoạn.
Thành tích cao của học sinh phổ thông của chúng ta phần nhiều do hệ thống trường chuyên mang lại. Các trường chuyên được sự quan tâm lớn của Nhà nước, và đặc biệt là các gia đình học sinh. Như vậy, sự đầu tư của xã hội cho một bộ phận học sinh giỏi của chúng ta ở bậc phổ thông có lẽ cũng không thua kém các nước khác. Tuy nhiên, sang đến bậc đại học và cao hơn nữa thì rất khác.
Chúng ta chưa đầu tư đúng mức đến việc xây dựng những trường đại học có thể ngang tầm quốc tế. Vậy mà đối với xã hội thì lớp người tốt nghiệp đại học mới thực sự là hạt nhân của sự phát triển, chứ đâu phải là học sinh tốt nghiệp phổ thông. Xem ra, người ta biết đầu tư đúng chỗ hơn ta. Bởi thế nên càng lên, họ càng vượt hẳn chúng ta. Trong khi mỗi tỉnh thành của chúng ta đều có một trường chuyên, không kể 4 trường chuyên phổ thông đặt ở các đại học (Đại học Khoa học tự nhiên hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM), thì chúng ta chưa có lấy một cơ sở đào tào sau đại học nào được đầu tư lớn để có thể hy vọng ngang tầm quốc tế .
Cũng như vậy, không nhiều giáo sư của chúng ta có được điều kiện làm việc “ngang tầm quốc tế”, nên cũng khó hy vọng trong một thời gian gần, nền khoa học chúng ta có thể đạt được tầm cao mong muốn. Nói cho cùng, cần xem lại chính sách đầu tư trong giáo dục, và cần mạnh dạn có những đột phá trong đầu tư vào đào tạo đại học và sau đại học, như chúng ta từng đột phá trong việc xây dựng các lớp chuyên phổ thông để có kết quả như ngày hôm nay.
Tôi vẫn thường khuyên một số học sinh của mình sau khi các em được huy chương vàng: hãy quên ngay thành tích đó, và nếu có nhớ thì cũng chỉ nên nhớ về nó như một kỷ niệm đẹp của thời học sinh, chứ không phải như một thành công trong cuộc đời. “Vinh danh” học sinh giỏi cũng là điều tốt, nhưng nên nhớ rằng, vinh quang bao giờ cũng đồng thời là một gánh nặng, nhất là đối với tuổi trẻ.
Nếu như các bạn trẻ cần quên ngay tấm huy chương vừa nhận được, thì các nhà quản lý lại đừng bao giờ quên tấm huy chương đó, vì nếu biết đầu tư đúng lúc, từ những tấm huy chương Olimpic, xã hội có thể có những tài năng thực sự, những người mang lại lợi ích lớn lao cho nước nhà".
Xem thêm bài viết: Giáo sư trẻ nhất Việt Nam gây bão mạng với quan điểm về trường chuyên, phụ huynh rầm rầm bình luận: Quá tuyệt vời!
Minh Hà
2. Những người là cựu học sinh trường chuyên
Thứ hai, 6/7/2020, 19:00 (GMT+7)
Để vào lớp chuyên, học sinh Mỹ phải đạt ít nhất 2 trên 4 tiêu chí gồm: khả năng trí tuệ, thành tích học tập, sự sáng tạo và tính cách cá nhân (tự giác, kiên định...).
Tiến sĩ Ellie Phương D. Nguyễn làm việc tại Khoa Sinh hóa & Sinh học phân tử, Đại học bang Oklahoma, chia sẻ góc nhìn về trường chuyên ở Mỹ.
Mục đích của chương trình chuyên ở Mỹ
Khi con tôi được cô giáo lớp 1 đề nghị cho thi vào chương trình Gifted Program, tức chương trình chuyên của Mỹ, tôi cũng bắt đầu tìm hiểu xem mục tiêu của các chương trình chuyên ở Mỹ là gì. Tôi đã trải qua 12 năm phổ thông ở Việt Nam học trường chuyên, lớp chọn, muốn xem ở Mỹ có giống Việt Nam không.
Khi trao đổi với cô giáo và tìm hiểu thêm, tôi nhận thấy mục đích của các chương trình bồi dưỡng năng khiếu này rất khác so với Việt Nam. Thực tế có thể còn nhiều điểm khác, nhưng ở đây tôi kể ra ba điểm nổi bật theo quan sát của cá nhân và tại thành phố tôi sống:
Một là điểm khác biệt dễ thấy nhất là các lớp chuyên ở Mỹ đa phần không phải để luyện gà chọi đi thi đấu các giải quốc gia, quốc tế hay để lập thành tích và thứ hạng cho trường. Vì việc đi thi đấu ở phần lớn trường bên Mỹ là do học sinh tự nguyện đăng ký, sau đó thầy cô sẽ đưa tài liệu cho các em tự học thêm và hỗ trợ nếu có câu hỏi.
Nếu sau đó đoạt giải thì thông thường thầy cô sẽ gọi riêng ra thông báo kết quả chứ không tuyên dương công trạng trước lớp nên nhiều khi các bạn học cùng lớp cũng chẳng biết. Cuối học kỳ trường có thể tổ chức lễ trao giải mời phụ huynh đến tham dự nên con ai giỏi người ấy biết, còn phụ huynh khác cũng không biết để mà so sánh con mình với con nhà người ta.
Mà thật ra các bố mẹ ở Mỹ tôi nói chuyện thì thấy họ không có thói quen đó. Họ không mấy khi chê con mình hay khen con với người khác, nếu ai hỏi thì thường sẽ nói các điểm mạnh hay năng khiếu của con là gì và thường làm gì để hỗ trợ con phát huy nó, chứ ít khi khoe thành tích học tập của con.
Hai là việc chọn lọc học sinh cho chương trình chuyên chủ yếu nhắm vào lợi ích của chính học sinh và hỗ trợ các em phát huy năng khiếu hay thế mạnh của mình trong môi trường học với các bạn trình độ tiếp thu tương đồng. Do vậy các em có thể học nhanh hơn, sâu hơn và khó hơn thay vì học cùng nội dung đó với các bạn khác học chậm hơn và dễ hơn.
Điều này sẽ giúp học sinh có năng khiếu và khả năng học hiểu nhanh không bị nhàm chán. Vì thử tưởng tượng nếu bạn phải học đi học lại một bài học suốt mấy ngày trên lớp mà bạn đã hiểu hết rồi thì có còn hứng thú không? Vì vậy các em lớp năng khiếu sẽ được thử thách phù hợp với khả năng để kích thích sự tò mò, khám phá, không bị nhàm chán vì luôn có cái mới để chinh phục.
Ba là cách tổ chức Gifted Program ở đa số trường công bên Mỹ là các em sẽ có khoảng 30 phút/ngày để học theo nhóm riêng của chương trình chuyên với giáo viên dạy nâng cao cho môn năng khiếu của mình để phát triển sâu hơn các kỹ năng phản biện, tranh luận, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Sau đó các em sẽ được trả về lớp để học các môn khác với bạn cùng lớp.
Do vậy dù được chọn vào chương trình tài năng của trường, các em vẫn được đào tạo một cách toàn diện không học lệch và cũng học nhẹ nhàng chứ không áp lực. Các em có thể nhiều bài tập hơn, nhưng không có xếp hạng trong lớp và một năm chỉ khoảng 3 lần thi để thống kê điểm trung bình, quá trình phát triển của từng em để gửi về cho phụ huynh, đồng thời thống kê luôn điểm cho các môn chính của từng cấp, lớp hàng năm về cho trường từ lớp 3 trở đi.
Nhận diện học sinh có năng khiếu vào chương trình chuyên ở Mỹ
Tiêu chí tuyển chọn học sinh vào chương trình chuyên cấp phổ thông của Mỹ không chỉ dựa vào điểm số mà còn được theo dõi qua giáo viên đứng lớp trong suốt năm học. Họ đề xuất học sinh năng khiếu trong khoảng 1-3% tổng số học sinh của lớp và trường. Có 4 tiêu chí chọn lựa:
- Khả năng trí tuệ như học nhanh và dễ dàng, nhớ lâu và hay hỏi, phát triển ngôn ngữ vượt trội.
- Thành tích, tức điểm thi cao hơn nhiều so với trung bình của độ tuổi, thích hoạt động có nội dung thử thách.
- Sự sáng tạo thể hiện qua trí tưởng tượng vô cùng phong phú, thích thử nghiệm mới và có ý tưởng độc đáo, khác biệt, hay đề xuất giải pháp sáng tạo không theo khuôn mẫu.
- Tính cách cá nhân thể hiện qua sự tự giác, kiên định theo đuổi mục tiêu, có khả năng tập trung cao trong thời gian dài, độc lập trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, hay quan tâm đến những vấn đề của người trưởng thành.
Học sinh cần thỏa mãn ít nhất 2-3 tiêu chí trên sẽ được giáo viên đứng lớp đề cử lên trường, cũng có khi do bố mẹ đề nghị để con mình tham gia làm bài kiểm tra chọn học sinh vào chương trình chuyên của trường. Như ở trường con tôi là bài thi CogAT (Cognitive Abilities Test) và có hội đồng xét duyệt riêng cho các tiêu chí này để chọn ra các em năng khiếu.
Ở nhiều nơi, nhất là các thành phố lớn đông dân ở Mỹ thì có hẳn các trường chuyên chứ không chỉ lớp chuyên, và cũng học miễn phí nếu là trường công. Nhưng các trường này không phân theo tuyến mà tuyển chọn học sinh có khả năng học tốt và tiếp thu nhanh từ rất sớm, tầm 4-5 tuổi để kiểm tra khả năng trí tuệ qua các bài kiểm tra phù hợp với độ tuổi của các em.
Hay các trường chuyên về khoa học, nghệ thuật cho khối cấp 3 thi vào như Magnet School, và đặc biệt các trường ở Mỹ không khuyến khích phụ huynh cho con luyện thi trước để kết quả phản ánh trung thực năng lực của bé.
Kết quả và ảnh hưởng lâu dài của chương trình chuyên ở Mỹ
Việc ra đời các chương trình đào tạo năng khiếu của Mỹ bắt đầu nở rộ từ thập niên 50 sau thế chiến thứ hai khi Chính phủ Mỹ tài trợ cho giáo dục tài năng nhằm bồi dưỡng năng khiếu về khoa học kỹ thuật, với sự thành lập tổ chức Hiệp hội quốc gia cho trẻ tài năng NAGC (National Association for Gifted Children) vào năm 1954, trụ sở tại Washington DC, để cho ra các tiêu chí của chương trình đào tạo tài năng. Theo thống kê của NAGC, các chương trình chuyên để nhận diện trẻ em có năng khiếu có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển sáng tạo và phát triển nghề nghiệp tương lai của các em tài năng này.
Như trong một nghiên cứu nghiên cứu kéo dài hơn 25 năm (Park et al., 2007) cho nhóm 2409 trẻ em học lớp tài năng (top 1%) được nhận diện qua bài thi SAT trước tuổi 13 thì nhóm này đặc biệt có nhiều phát minh khoa học và bằng sáng chế khi đến tuổi trung niên (middle age). Thống kê nhóm này có 817 bằng sáng chế và 93 sách xuất bản, một người được giải Fields Medal và một người được John Bates Clark Medal trong lĩnh vực kinh tế ở độ tuổi dưới 40.
Một nghiên cứu khác (Lubinski et al., 2001) cho nhóm 320 học sinh tham gia Gifted Program thì ở độ tuổi trưởng thành, số người theo đuổi chương trình tiến sĩ cao gấp hơn 50 lần so với mặt bằng chung và 203 người tương ứng 63% có bằng thạc sĩ trở lên ở độ tuổi 38, 142 người tương ứng 44% có bằng tiến sĩ, so với mức trung bình khoảng 2% dân số Mỹ có bằng tiến sĩ theo thống kê năm 2010 (Kell et al., 2013).
Một nghiên cứu khác cho 345 học sinh năng khiếu tham dự chương trình phát triển tài năng thông qua các cuộc thi cạnh tranh thì 52% trong tổng số sau này có bằng tiến sĩ khi trưởng thành (Campbell et al., 2011).
Các nghiên cứu trên còn cho thấy lợi ích lâu dài khác là ngoài việc đạt học vị cao, học sinh tham gia chương trình năng khiếu ở Mỹ duy trì được thế mạnh và niềm đam mê cho đến bậc đại học và cao học, đồng thời cũng duy trì phong cách làm việc hiệu quả, sáng tạo trong thời gian dài. Vì vậy việc được học chương trình chuyên ở Mỹ được chọn lọc kỹ dựa trên 4 tiêu chí kể trên bao gồm cả tố chất về học thuật và sáng tạo của học sinh chứ không chí điểm số thi cử. Lợi ích tập trung vào sự phát triển lâu dài và toàn diện của chính người học.
TS Ellie Phương D. Nguyễn
https://vnexpress.net/khac-biet-giua-truong-chuyen-o-my-va-viet-nam-4126177.html?fbclid=IwAR2qj8oMNtvj-i2FxkgStVJ29Rn6NYbeV9Sd_vnxkSl3XXXBpZMTsBA9RWg
3. Những người chưa từng học trường chuyên
Chuyện trường chuyên:):):) Hôm trước báo đăng những cuốn học bạ toàn điểm 10 của học sinh dự tuyển vào lớp 6 trường chuyên Amsterdam làm nhiều phụ huynh choáng, rồi một cựu học sinh đưa ra ý kiến nên đóng cửa trường Ams hoặc bán cho tư nhân, và cho tất cả mọi trường chuyên chứ không riêng gì trường Ams:):):) Đề xuất này kéo theo nhiều ý kiến trái chiều tranh luận rất sôi nổi:):):) Bạn bè mình có nhiều bạn học trường chuyên, học trò mình cũng vậy, thật sự trong đó có nhiều bạn rất giỏi, mình không bằng được họ:):):) Tuy nhiên, nhiều bạn bè hay học trò của mình cũng khá thành công, nhưng không xuất thân từ trường chuyên nào cả:):):) Có lẽ ngày xưa, khi lập ra trường chuyên, người ta muốn tạo ra một tầng lớp tinh hoa để đưa Việt Nam ra biển lớn:):):)
Mình chưa bao giờ có cơ hội học trường chuyên cả, nên chỉ đứng xa xa nhìn thôi chứ không tham gia tranh luận:):):) Có nhiều bài tập Hóa của trường chuyên, ngày xưa mình không giải được, giờ này mình cũng không giải được luôn:):):) Thật ra mình không muốn mất thời gian với những kiểu bài tập như vậy, vì không thực tế với ngành nghề của mình là chemical engineering:):):) Đã từng là học sinh, sinh viên, được đi đây đi đó, và cũng mười mấy năm tiếp xúc với sinh viên đến từ nhiều nơi khác nhau, mình có một ước muốn nhỏ bé, là nên bỏ hết tất cả các bài tập khó ở chương trình phổ thông đại trà ở tất cả các môn, chỉ giữ lại những phần cơ bản nhất, để dành thời gian làm chuyện khác:):):) Thời gian còn lại, xin hãy thiết kế chương trình học để có thể làm những chuyện có ích hơn:
1. Dạy thêm cho các em thật nhiều môn thể dục, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, điền kinh … Các em ấy biết càng nhiều môn thể dục thì càng tốt, không phải chỉ dạy cho biết, mà phải luyện tập thường xuyên:):):) Sống nửa đời người, mình đã thấm thía sức khỏe phải là số một, không có sức khỏe tốt thì công danh sự nghiệp tiếng tăm danh vọng đều trở thành vô nghĩa hết:):):)
2. Dạy thêm cho các em biết cách sử dụng tiếng Anh thật thành thạo:):):) Hiện tại, nhiều gia đình khá giả ở Saigon cho con mình học thêm tiếng Anh ở các trung tâm đắt tiền, tuy nhiên, đâu phải ai cũng có điều kiện đó:):):) Cũng cần xem lại chuyện dạy và học tiếng Anh ở bậc phổ thông đi:):):) Mình đã quá thấm thía chuyện trong 3 tháng đầu tiên ở England, nghe thầy giảng bài mà chẳng hiểu gì cả:):):)
3. Dạy thêm cho các em biết thương những phận đời dưới đáy xã hội, để rồi các em có thể sống nhân hậu hơn, và không còn vô cảm trước những hoàn cảnh kém may mắn:):):) Những chuyến đi đến nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, trung tâm nuôi dưỡng người tàn tật sẽ giúp thêm các em thấy được bản thân mình còn quá may mắn:):):) Điều này thì môn giáo dục công dân không thể giúp được các em:):):)
4. Dạy thêm cho các em kỹ năng làm việc nhóm, để các em hiểu rằng không thể thành công nếu chỉ làm việc thui thủi một mình:):):) Làm việc nhóm cũng sẽ giúp cho các em nhận ra rằng có những con người thật đáng ghét nhưng mình vẫn phải học cách làm việc chung với người ta, và giúp các em có thêm kỹ năng đối phó với những người nói thật hay nhưng suốt ngày đùn đẩy công việc cho mình:):):)
5. Dạy thêm cho các em một số kỹ năng sống tối thiểu, để lỡ một mai không có ba mẹ đi bên cạnh, các em ấy vẫn đủ bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc đời, mà cuộc đời thì đâu ai biết được ngày mai rồi sẽ ra sao:):):) Nhồi nhét thật nhiều kiến thức chuyên môn, nhưng cuối cùng thì các em vẫn không thể tự lo được cho bản thân mình, thì có phải là quá bi kịch hay không:):):)
Mình nghĩ rằng ở bậc phổ thông, hãy cho các em một chương trình học nhẹ nhàng nhất và cơ bản nhất có thể được, để còn thời gian mà làm 5 cái mục nói trên cho các em:):):) Hiện tại, một thảm họa của việc bắt học trò học quá nhiều và làm quá nhiều những bài tập khó ở bậc phổ thông là học trò không còn kỹ năng tự học nữa:):):) Muốn có kỹ năng tự học, thì cần thời gian và cần được dạy đúng cách, mà khổ cái là quá nhiều bài tập khó cần phải hoàn thành, nên cứ nhồi nhét cho xong:):):) Hậu quả, lên đại học sẽ lãnh đủ:):):) Đáng ra, học xong phổ thông, vào đại học thì tâm hồn và sức khỏe phải phơi phới, nhưng thực tế là học xong phổ thông, có những bạn đã bắt đầu mệt mỏi với chuyện học hành, đành phải lê lết cho qua ngày đoạn tháng để lấy được tấm bằng đại học:):):)
Mô hình trường chuyên có tốt hay không, chỉ có những người trong cuộc mới có câu trả lời chính xác:):):) Mình không rõ những người ngày xưa dành quá nhiều thời gian vào những bài tập quá khó ở các lớp chuyên, bây giờ nhìn lại, có thấy việc đó thật sự có ý nghĩa cho thành công của họ khi bước ra đời hay không:):):) Ngay cả bản thân mình, nếu như ngày xưa có điều kiện hơn, nếu mình có cơ hội được học trường chuyên như nhiều bạn bè cùng trang lứa, thì cũng không biết mình có thành công hơn mình của hiện tại chút nào không nữa:):):) Sống nửa đời người, mình chỉ tiếc nuối một điều thôi, nếu ngày xưa có điều kiện hơn, chắc chắn mình sẽ giỏi tiếng Anh hơn, chắc chắn sức khỏe mình sẽ tốt hơn, chỉ cần vậy thôi là mình sẽ làm được nhiều việc hơn nữa:):):)
P/S. Về chuyện trường chuyên, cá nhân mình không thích mô hình trường chuyên hiện tại, mà mình thích mô hình một số trường chuyên kiểu gifted của Mỹ. Trong đó, học sinh gifted hay không gifted học chung chương trình phổ thông hết (để tất cả học sinh có thể phát triển toàn diện). Còn em nào chọn học gifted thì mỗi tuần học thêm chừng 2 buổi riêng, tha hồ sáng tạo với các bài toán nâng cao. Phần gifted đó có thể học ngay tại trường mình, hoặc học sinh từ nhiều trường đến học ở một trung tâm nào đó. Nói chung cần tách riêng cái chương trình phổ thông (dành cho tất cả học sinh) ra khỏi cái phần nâng cao, tốt hơn hiện tại rất nhiều, không còn cảnh chạy trường, bớt áp lực, đời sẽ đẹp hơn:):):) Ai quan tâm, xin mời sang group của bạn Thành, người đề xuất “bán” trường chuyên để thảo luận:):):) Bên đó đang sôi nổi lắm:):):)
https://www.facebook.com/phanthanhsonnam/posts/3020708814715236
---
TƯ LIỆU MỘT SỐ TRƯỜNG CHUYÊN
1. Trường Chuyên Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội)
http://flss.vnu.edu.vn/node/52
..
TƯ LIỆU MỘT SỐ TRƯỜNG CHUYÊN
1. Trường Chuyên Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: +84 43754 9958
Email: info@flss.edu.vn
CƠ CẤU TỔ CHỨC
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ
BAN GIÁM HIỆU
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ
Hiệu trưởng
PGS. TS. Nguyễn Thành Văn
PGS. TS. Nguyễn Thành Văn
Phó Hiệu trưởng
TS. Lại Thị Phương Thảo
TS. Lại Thị Phương Thảo
PGS.TS.Nguyễn Thành Văn: Phụ trách chung và trực tiếp phụ trách các lĩnh vực nhân sự, tài chính, hợp tác phát triển.
TS. Lại Thị Phương Thảo: Phụ trách lĩnh vực chuyên môn, công tác học sinh, đội tuyển HSG, truyền thông.
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN
Tham gia giảng dạy tại Trường là gần 110 giáo viên giỏi bậc phổ thông và các giảng viên đại học. Đội ngũ giáo viên có phẩm chất tốt, tâm huyết với sự nghiệp phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngoại ngữ cho đất nước.
Các giáo viên của trường thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn tay nghề trong và ngoài nước. Trường tổ chức nhiều hình thức để giáo viên tự đào tạo cũng như giúp nhau nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
Đa số giáo viên cơ hữu hiện nay của trường có trình độ sau đại học, trong đó có 9 giáo viên có học vị Tiến sĩ. Trường có 4 nhà giáo được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, 5 nhà giáo được nhận Huân chương Lao động hạng Ba và 12 nhà giáo được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Danh sách giáo viên Tổ tiếng Anh
1. ThS. Trần Hải Dung
2. ThS. Tống Hoàng Giang
3. ThS. Nguyễn Thu Hằng
4. ThS. Phạm Thị Mai Hương
5. ThS. Trần Thanh Hương
6. ThS. Nguyễn Thị Lan
7. ThS. Vũ Quỳnh Nhung
8. TS. GVC. Lại Thị Phương Thảo, Phó Hiệu trưởng, Trưởng ban Truyền thông
9. ThS. GVTrHCC. Nguyễn Thị Lệ Thi
10. CN. Nguyễn Hồng Trang
11. ThS. Phạm Thị Thu Trang
12. ThS. Kiều Thị Hồng Vân, Tổ phó
13. ThS. Nguyễn Thu Hiền
14. ThS. Hán Thu Phương
15. ThS. Trần Thị Ngọc Dung
16. CN. Nguyễn Ngọc Anh
17. CN. Lê Thu Trang
Danh sách giáo viên Tổ Nga - Pháp - Trung - Đức - Nhật - Hàn
GIÁO VIÊN MÔN TIẾNG NGA
1. ThS. Nguyễn Ngọc Lan
2. ThS. Nguyễn Thị Yến
GIÁO VIÊN MÔN TIẾNG PHÁP
1. ThS. GVTrHCC. Phan Quỳnh Hương, Tổ trưởng
2. ThS. Đào Thị Lê Na
3. ThS. Nguyễn Thanh Vân
4. ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân
GIÁO VIÊN MÔN TIẾNG TRUNG
1. ThS. Lê Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch Công đoàn
2. ThS. Đỗ Thủy Hạnh
3. ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
4. ThS. GVTrHCC. Bùi Thị Lan
5. ThS. Chu Minh Ngọc
GIÁO VIÊN MÔN TIẾNG ĐỨC
1. CN. Nguyễn Ngọc Lan
2. ThS. Phạm Thanh Tú
3. ThS. Đỗ Cẩm Vân
4. ThS. Đào Hải Hà
5. ThS. Đào Hương Thủy
6. Thomas Dippe, GV người Đức
7. Jorg Helmke , GV người Đức
GIÁO VIÊN MÔN TIẾNG NHẬT
1. ThS. Trần Kiều Hưng
2. ThS. Nguyễn Thị Thu Trâm
3. ThS. Vũ Thanh Thảo
4. CN. Vũ Thị Giang
GIÁO VIÊN MÔN TIẾNG HÀN QUỐC
1. ThS. Nguyễn Hương Giang
2. CN. Dương Thị Trúc
Danh sách giáo viên Tổ Tự nhiên
GIÁO VIÊN MÔN TOÁN
1. TS. GVTrHCC. Nguyễn Phú Chiến
2. ThS. Nguyễn Phi Điệp
3. ThS. Chu Thu Hoàn
4. ThS. Quách Thị Thanh Huyền, Phó Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng
5. ThS. Hoàng Quốc Khánh
6. ThS. Nguyễn Thị Mỳ
7. ThS. Lê Thị Thanh Tâm
8. ThS. Nguyễn Văn Thành
9. TS. GVTrHCC. Phạm Văn Thạo
10. ThS. GVTrHCC. Lê Mạnh Thực
11. ThS. Nguyễn Hoàng Trang
12. PGS.TS. Nguyễn Thành Văn, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng
13. ThS. Lê Thị Bạch Yến
14. CN. Hoàng Thị Phương Thảo
15. ThS. Vũ Mạnh Hùng
16. CN. Nguyễn Thị Xuân Trang
17. CN. Phạm Thị Ngọc Linh, GV Toán tiếng Anh
GIÁO VIÊN MÔN VẬT LÝ
1. CN. Hàn Thu Hà
2. ThS. Phạm Hoài Thu
3. ThS. Đinh Thị Kim Oanh
4. ThS. Phạm Thị Hải Yến
5. ThS. Phạm Văn Thành
GIÁO VIÊN MÔN HÓA HỌC
1. ThS. Nguyễn Đức Thủy Chung
2. ThS. Lê Thị Hồng Liên
3. ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
4. ThS. Đinh Văn Tĩnh, Tổ phó
GIÁO VIÊN MÔN SINH HỌC
1. ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh, Chủ tịch Công đoàn
2. ThS. Trần Thị Thu Hường
3. ThS. Hà Thị Dung
GIÁO VIÊN MÔN CÔNG NGHỆ
1. ThS. Vũ Thị Huệ
2. CN. Nguyễn Thị Hồng Thúy
GIÁO VIÊN MÔN TIN HỌC
1. ThS. Phạm Thị Hiền
2. ThS. Hoàng Thị Châm
3. ThS. Dương Thị Hồng Nhung
Danh sách giáo viên Tổ Xã hội
GIÁO VIÊN MÔN VĂN
1. TS. Đỗ Thị Ngọc Chi, Cố vấn Đoàn
2. TS. Hồ Thị Giang
3. ThS. Lê Thị Thanh Hà, Tổ trưởng
4. ThS. Lê Thị Tâm Hảo
5. ThS. Nguyễn Thị Hải Hậu
6. ThS. Trần Thanh Hiền
7. ThS. Cao Thị Thúy Hòa, Tổ phó
8. ThS. Nguyễn Thị Hoa
9. ThS. Nguyễn Thị Thu Hương
10. CN. Nguyễn Thị Phong Lan
11. CN. Phạm Thị Tình
12. CN. Vũ Văn Long
13. ThS. Phạm Văn Khương
GIÁO VIÊN MÔN LỊCH SỬ
1. ThS. Lê Thị Loan
2. TS. GVTrHCC. Vũ Ánh Tuyết
GIÁO VIÊN MÔN ĐỊA LÝ
1. ThS. Trần Thị Hồng Hà
2. CN. Phạm Văn Sinh
GIÁO VIÊN MÔN GDCD
1. ThS. Ngô Bích Đào
2. ThS. Lê Thị Nga
3. CN. Lê Thị Xuân Hoa
GIÁO VIÊN MÔN THỂ DỤC
1. ThS. Tô Hùng Huy
2. CN. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
3. CN. Nguyễn Thị Lệ
Danh sách Tổ Văn phòng
1. Nguyễn Thanh Bình, chuyên viên, giám thị
2. Trần Văn Khanh, giám thị
3. ThS. Phạm Thị Nguyệt, chuyên viên, giáo vụ
4. CN. Nguyễn Văn Quang, chuyên viên, giáo vụ
5. CN. Ngô Thị Thủy, chuyên viên, Tổ trưởng
6. ThS. Trần Hoàng Hải, chuyên viên
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.