Tư liệu từ các nơi.
Cập nhật ngược như mọi khi.
Tháng 6 năm 2020,
Giao Blog
TƯ LIỆU
3.
13:05 - 31/07/2020
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng:
Lê Hiệp
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, Đại hội XIII của Đảng là đại hội thể hiện ý chí toàn dân tộc với khát vọng: đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đồng cảm, đồng hành với dân tộc là lương tâm, trách nhiệm
Phát biểu tại hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, chúng ta tự hào và khẳng định rằng, dù trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà luôn yêu nước nồng nàn, tự tôn, gắn bó và đồng hành với dân tộc.
“Từ khi có Đảng đến nay, gần một thế kỷ qua, truyền thống quý báu đó được tiếp nối, phát huy, phát triển, tạo nên sự gắn bó vững chắc giữa Đảng với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ - giữa đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ với Đảng”, ông Vượng khẳng định.
Theo Thường trực Ban Bí thư, bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trên các lĩnh vực đã góp phần quan trọng đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, kém phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đồng thời, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đã tạo thêm nhiều điều kiện, cơ hội để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ thể hiện tài năng.
“Đồng cảm, đồng hành với dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong sự nghiệp đổi mới, là lương tâm, trách nhiệm và phẩm giá cao đẹp của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nước nhà”, ông Vượng nói và nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta 90 năm qua.
Trọng dụng nhân tài, nâng cao chất lượng nhân lực
Nhấn mạnh, những năm tới, đất nước ta đang đứng trước nhiều thuận lợi, đan xen với những khó khăn, thách thức, cùng nhiều vấn đề mới đặt ra cần phải giải quyết.
"Ngay trong những ngày tháng này, cả nước đang nỗ lực phòng, chống, ngăn chặn đại dịch Covid-19, tìm mọi phương sách để khôi phục nền kinh tế. Đồng thời, tập trung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng - Đại hội thể hiện ý chí toàn dân tộc với khát vọng cháy bỏng: đến giữa thế kỷ XXI này, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa", ông Vượng nhấn mạnh.
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, theo ông Vượng, cần phải tiếp tục khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và khát vọng vươn lên, sức mạnh tổng hợp của nền văn hóa, con người Việt Nam, trọng dụng nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.
“Tôi cảm nhận rằng, tất cả công việc lớn lao đó đều liên quan trực tiếp tới trách nhiệm, tâm huyết, trí lực của tầng lớp trí thức, nhà khoa học và đội ngũ sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật nước nhà”, ông Vượng nói.
Thường trực Ban Bí thư khẳng định, Đảng, Nhà nước mong muốn đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiếp tục thủy chung, đồng hành với dân tộc, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân, đem tài năng của mình sáng tạo nhiều hơn những công trình, tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn, tư tưởng và nghệ thuật, phục vụ cao nhất cho công cuộc đổi mới, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tháo gỡ vướng mắc kéo dài, tạo động lực sáng tạo
Cũng theo Thường trực Ban Bí thư, 90 năm qua, ngành tuyên giáo đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, nhất là giúp Đảng tập hợp, chăm lo xây dựng, tạo điều kiện để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ cống hiến nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước, cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, chính đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã là lực lượng nòng cốt, rất quan trọng, trực tiếp tham gia và góp phần làm nên những thành tựu đáng tự hào của ngành tuyên giáo.
Ông Vượng cũng khẳng định, qua các ý kiến phát biểu cho thấy, còn rất nhiều việc mà Đảng, Nhà nước phải tiếp tục thực hiện để phát huy cao nhất vai trò của trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trong thời gian tới. Từ đó, ông đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, nhất là ngành tuyên giáo kịp thời nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước chủ trương, chính sách phù hợp, tháo gỡ bằng được những vướng mắc kéo dài lâu nay, tạo động lực sáng tạo cho trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ.
2.
12:17 - 10/06/2020
Lê Hiệp
Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư Phùng Hữu Phú cho biết, lộ trình phát triển đất nước ta thời kỳ quá độ là thế nào "là vấn đề rất vướng, chưa rõ, lâu nay chưa làm được" và cần tiếp tục nghiên cứu.
Sáng 10.6, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức hội nghị báo cáo viên T.Ư, nghe Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư Phùng Hữu Phú báo cáo về những điểm mới trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Không có Đảng mạnh mà nhà nước yếu
Nói về những điểm mới của Văn kiện Đại hội XIII, trung tâm là báo cáo chính trị, GS Phùng Hữu Phú cho biết, văn kiện đại hội lần này có nhiều điểm mới, từ cách tiếp cận, tầm bao quát, chủ đề đại hội, các nội dung dự báo, cho tới mục tiêu phát triển đất nước…
Tuy nhiên, ông Phú nhấn mạnh, đổi mới không có nghĩa là bỏ qua cái cũ mà là kế thừa và phát triển. “Cái gì còn tốt thì giữ lấy, cái gì chưa hoàn thiện thì bổ sung, cái gì chưa có mà giờ cần thiết thì thêm vào đó là đổi mới, chứ không phải đổi mới là phủ nhận sạch trơn”, ông Phú nói.
Về chủ đề đại hội, theo ông Phú, một trong những điểm mới lần này là bổ sung “xây dựng chỉnh đốn hệ thống chính trị” gắn liền với xây dựng chỉnh đốn Đảng.
“Sự nghiệp này Đảng là linh hồn, nhưng sức mạnh để đất nước phát triển phải là sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Khi Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo thông qua nhà nước. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà không chỉnh đốn nhà nước thì không được. Không có Đảng mạnh mà nhà nước yếu, cũng không có nhà nước mạnh mà Đảng không mạnh được”, ông Phú phân tích và cho biết đây là lý do văn kiện lần này cùng xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đặt ra yêu cầu xây dựng chỉnh đốn nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội.
Giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa
Một điểm mới khác trong chủ đề đại hội mà văn kiện Đại hội XIII đưa ra, ông Phú cho hay, là “phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Ông Phú giải thích, đây là đổi mới về nhận thức vì trước đây ta đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn lần này mục tiêu là nước phát triển. “Một nước công nghiệp hiện đại và phát triển có mối quan hệ với nhau nhưng không phải là một”, ông Phú nói.
Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư cũng cho biết, trong quá trình soạn thảo văn kiện, có người phản biện nếu là nước phát triển thì trình độ phát triển rất cao, lúc đó ta không còn là “định hướng xã hội chủ nghĩa” nữa mà thực chất đã bước vào thời kỳ xã hội chủ nghĩa.
“Đây là phản biện sắc sảo, liên quan tới vấn đề lâu nay rất vướng và cũng chưa làm được. Đó là lộ trình phát triển đất nước ta thời kỳ quá độ là thế nào? Trước đây ta dùng khái niệm "bước đi bước đầu", "chặng đường đầu", "giai đoạn đầu". Có lần nào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri, có người hỏi: bao giờ chúng ta có chủ nghĩa xã hội? Tổng bí thư nói chúng ta chưa nghiên cứu tường minh vấn đề này, có khi trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội. Thế thì thời kỳ quá độ (lên chủ nghĩa xã hội) là bao lâu, có mấy chặng đường thì chưa rõ”, ông Phú nói và cho biết, đây là vấn đề sẽ cố gắng tập trung làm rõ trong thời gian tới.
Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thao túng Biển Đông
Một điểm mới khác, theo ông Phú, là dự báo các vấn đề lớn trong giai đoạn tới. Trong đó, vấn đề Biển Đông vẫn là một thách thức rất lớn.
“Sau Covid-19, chúng ta đã thấy thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này khẳng định chắc chắn Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thao túng Biển Đông. Cao nhất là độc chiếm theo hình lưỡi bò. Không làm được thì ít nhất là kiểm soát, thao túng, khai thác. Vậy, phải ứng phó thế nào?”, ông Phú nêu quan điểm.
Từ đó, ông Phú cho rằng, Biển Đông không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai mà là vấn đề lâu dài. “Bảo vệ cho được độc lập chủ quyền nhưng không để xảy ra chiến tranh là bài toán hóc búa, thử thách nghiêm trọng của thế hệ chúng ta và cả con em chúng ta”, ông Phú nói.
Ông Phú nhấn mạnh, dự báo tình hình trong văn kiện đại hội lần này có nhiều điểm mới và phải tiếp tục được làm rõ để toàn Đảng, toàn dân thấy hết được thời cơ đang rất lớn ở phía trước nhưng khó khăn, thử thách cũng ngày càng gay gắt hơn.
“Đại hội lần này và những năm sắp tới có vấn đề rất lớn về mặt tư duy, định hướng phát triển. Đó là làm sao chớp được thời cơ, khắc phục nguy cơ và cao hơn là chuyển hóa nguy cơ thành thời cơ. Không làm được cái này thì không đột phá được”, GS Phú phân tích.
Giữ vững nền tảng tư tưởng có ý nghĩa sống còn
Một trong những điểm mới nữa, theo ông Phú, là báo cáo chính trị tại Đại hội XIII sẽ có thêm phần “quan điểm chỉ đạo” do đặc thù về tầm bao quát, độ sâu và dài của Đại hội lần này.
Trong đó, quan điểm được nhấn mạnh là khẳng định tầm quan trọng có ý nghĩa sống còn của việc giữ vững nền tảng tư tưởng và mục tiêu phát triển. Theo ông Phú, đây là vấn đề phức tạp vì hiện nay thậm chí đã có ý kiến đề nghị bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội vì “đã lạc hậu lắm rồi”.
Tuy nhiên, ông Phú cho rằng, bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu cho thấy, nguồn cơn của quá trình sụp đổ là sự chuệch choạc, dao động trong tư tưởng, mà dao động trong tư tưởng thì sẽ dao động trong lãnh đạo.
“Không còn thừa nhận chủ nghĩa Mác - Lênin tức là không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng. Các đảng phái sẽ mọc lên như nấm và quốc gia sẽ bước vào thời kỳ thập nhị sứ quân, rối loạn. Đó là lý do quan điểm chỉ đạo của báo cáo chính trị nhấn mạnh số 1 việc vững vàng tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, ông Phú giải thích.
1.
(ĐCSVN) - Ngày 17/2, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức Lễ công bố Quyết định Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và triển khai kế hoạch công tác năm 2017.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Dự buổi lễ có các đồng chí: Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Ban Tổ chức Trung ương; Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí lãnh đạo và Ủy viên Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 - 2021; các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, cơ quan Đảng Trung ương, Chủ tịch hội đồng khoa học cơ sở; đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Các đồng chí: Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương gửi lẵng hoa chúc mừng.
Tại buổi lễ, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, thay mặt Ban Bí thư trao các Quyết định nhân sự Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Theo đó, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021 gồm 24 thành viên. GS.TS Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương tiếp tục được Ban Bí thư tin tưởng, giao trọng trách Chủ tịch Hội đồng. Các Phó Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS Phạm Văn Linh - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Thường trực; PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch chuyên trách. Ủy viên Hội đồng là các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, cơ quan Đảng Trung ương.
Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương;
đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021.
đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Võ Văn Thưởng chúc mừng các đồng chí được bổ nhiệm lãnh đạo và Ủy viên Hội đồng trong nhiệm kỳ mới; gửi lời cảm ơn sự đóng góp của các đồng chí thành viên Hội đồng nhiệm kỳ 2011 - 2016 không tham gia nhiệm kỳ 2016 - 2021. Đồng chí Võ Văn Thưởng khẳng định: Trải qua 20 năm hoạt động, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương đã có nhiều cố gắng, đưa nghiên cứu khoa học trở thành hoạt động thường xuyên, nền nếp, phục vụ nhiệm vụ chính trị của các cơ quan Đảng Trung ương. Thông qua đó, cán bộ làm công tác tham mưu đã có bước trưởng thành, chất lượng công tác tham mưu từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021 cần quan tâm, coi trọng các nội dung sau:
Thứ nhất, Hội đồng cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động. Trước hết là đổi mới việc định hướng nghiên cứu khoa học, hướng nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp hơn nữa, thiết thực hơn nữa nhiệm vụ chính trị của các cơ quan Đảng Trung ương, cụ thể là phục vụ thiết thực các đề án Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Chú trọng đổi mới quy trình đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào ứng dụng trong thực tiễn, lấy giá trị ứng dụng là tiêu chí, thước đo cơ bản để đánh giá chất lượng các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học.
Lễ công bố Quyết định Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
và triển khai kế hoạch công tác năm 2017
và triển khai kế hoạch công tác năm 2017
Thứ hai, các cơ quan Đảng Trung ương cần quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng về khoa học và công nghệ nói chung, trách nhiệm chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của cơ quan nói riêng. Cần hình thành cơ chế lãnh đạo, định hướng, đặt hàng nghiên cứu khoa học, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát chất lượng các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng công tác tham mưu. Xác định nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị; kết quả nghiên cứu khoa học là tiêu chí đánh giá, xem xét năng lực, sử dụng cán bộ tham mưu chiến lược.
Thứ ba, từng cán bộ trong các cơ quan Đảng Trung ương cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn nữa tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học; tích cực, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, xem đây là phương thức tự đào tạo, rèn luyện, là động lực phấn đấu để trở thành chuyên gia giỏi, có phẩm chất, đạo đức của người cán bộ Đảng. Để nghiên cứu khoa học ngày càng có chất lượng, đòi hỏi cán bộ phải chịu khó, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận; nắm vững quan điểm của Đảng; nắm bắt, cập nhật tình hình thực tiễn; nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học để thông qua đó nâng cao trình độ, kỹ năng tham mưu.
Ngay sau Lễ công bố quyết định, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương đã tổ chức phiên họp đầu tiên, thảo luận, thông qua chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 và trọng tâm công tác năm 2017./.
Tin, ảnh: K.T
3.
Trả lờiXóa13:05 - 31/07/2020
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng:
'Đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa'
Lê Hiệp
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, Đại hội XIII của Đảng là đại hội thể hiện ý chí toàn dân tộc với khát vọng: đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.