Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

25/03/2020

Tiếng nói luật sư giữa đại dịch Cô Vy : tung tin đồn và án tù, người khai báo y tế gian dối và mức xử phạt

Sưu tập một ít bài đã lên trang của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Mở đầu là hai bài trước ngày 15/3/2020.

Các bổ sung thì cập nhật dần và dán ở phía dưới như mọi khi.

Tháng 3 năm 2020,
Giao Blog

---

Các entry liên quan đã đi trên blog này:
Tiếng nói luật sư giữa đại dịch Cô Vy : tung tin đồn và án tù, người khai báo y tế gian dối và mức xử phạt
Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : bùng phát toàn cầu, dần lộ những âm mưu khủng (2)
Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : bùng phát toàn cầu, dần lộ những âm mưu khủng
Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : chủng mới của tin đồn
Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Virus SARS-CoV-2 đã biến chủng
Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Nhật Bản bắt đầu tranh cướp cả khẩu trang và giấy vệ sinh


---




TIẾNG NÓI LUẬT SƯ


(1).

Người tung tin bệnh nhân số 21 có “bồ nhí, con riêng” có thể đối mặt án tù

 08:17 15/03/2020
LSVNO – Các đối tượng sử dụng facebook đăng tải, chia sẻ thông tin suy diễn, thất thiệt về bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 21 có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vu khống.
Theo thông tin từ Cổng TTĐT Bộ Công an, trên mạng xã hội vừa qua lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 21 (tên N. Q. T., trú tại Ba Đình, Hà Nội).
Các thông tin bịa đặt, xuyên tạc bệnh nhân này có “bồ nhí, con riêng”, khai báo y tế không trung thực…, thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận.
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã phối hợp Công an TP. Hà Nội và các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc, xác minh, đấu tranh xử lý các đối tượng đã đăng tải, chia sẻ những thông tin thất thiệt về bệnh nhân thứ 21.
Điển hình như Võ Thị Thanh T. (SN 1986, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Doãn Thị Kim P. (SN 1958, trú tại quận Hoàn Kiếm) và Nguyễn Thị V. (SN 1994, trú tại Đông Anh)…
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ những thông tin suy diễn, thất thiệt nêu trên, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông N. Q. T.
Các đối tượng trên đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, xin gỡ bỏ bài viết trên facebook cá nhân và cam kết không tái phạm.
Luật sư Nguyễn Trung Tiệp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng: Các đối tượng tung tin đồn, xuyên tạc, tung các tin giả, tin độc hại trên mạng xã hội có thể làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.



Luật sư Nguyễn Trung Tiệp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội.

Điều 8, Luật An ninh mạng cũng nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Còn nếu xác định tin đồn sai sự thật nhưng chưa đến mức nguy hiểm cho xã hội, không xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác và chưa ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì người tung tin sẽ bị xử phạt hành chính.
Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện quy định, trường hợp phao tin đồn sai sự thật nhằm xuyên tạc, câu like hoặc phục vụ cho mục đích kinh doanh qua mạng,… thì người đăng tin sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền 20 – 30 triệu đồng đối với tổ chức, 10 – 15 triệu đồng đối với cá nhân.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra xác minh, nếu cơ quan chức năng có căn cứ xác định người tung tin thất thiệt nhằm gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân, thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người đó về hành vi vu khống, quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù cao nhất 7 năm.
Người có hành vi thông tin sai sự thật gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1, Điều 288 Bộ luật Hình sự về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” với mức phạt tù lên đến 3 năm.
Luật sư Tiệp nhấn mạnh, cơ quan chức năng cần phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đặc biệt là áp dụng nghiêm minh các chế tài hành chính và hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành để ngăn chặn việc tung tin thất thiệt về dịch bệnh Covid-19.
Tư Nguyễn
https://lsvn.vn/nguoi-tung-tin-benh-nhan-so-21-co-bo-nhi-con-rieng-co-the-doi-mat-an-tu.html?fbclid=IwAR2vnBy5lLQHBUEG4e3nZRtDI9s6Hxs_Sl8FaBQ4lXHuBv7jFyMP7LCIZjA



(2).

Khai báo y tế gian dối: Liệu có xử lý trách nhiệm hình sự?

 19:30 11/03/2020
LSVNO – Đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 19 trường hợp nhiễm nCoV kể từ ngày 06/3. Trong đó có 16 trường hợp có liên quan đến bệnh nhân thứ 17 – nữ bệnh nhân N. H. N. – 26 tuổi, phát hiện nhiễm Covid-19 ngày 06/3 tại Hà Nội.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng TP. Hà Nội, ngày 15/02/2020, bệnh nhân N. H. N. từ Nội Bài bay đi Anh thăm người thân. Đến ngày 18/02, sang Milan (Ý) du lịch 2 ngày, đến ngày 20/02 quay lại London (Anh). Ngày 25/02, chị N. đi tàu sang Paris (Pháp), sau đó quay trở lại Anh.
Trong thời gian này, chị N. đã tiếp xúc với nhiều người và có biểu hiện ho, hắt hơi, đau mỏi, nhưng không đi thăm khám ở đâu.
Đến ngày 01/3, chị N. H. N. lên máy bay trở về nước qua cửa khẩu Nội Bài. Với các biểu hiện sốt, mệt mỏi, và đã tới Bệnh viện Hồng Ngọc (cơ sở 55 Yên Ninh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) thăm khám vào ngày 05/3 và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để điều trị, bởi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19).



Khai báo y tế không trung thực sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Việc bệnh nhân N.H.N. nhập cảnh vào Việt Nam khi đã đi qua vùng dịch tại Ý đã không được phát hiện. Dù trước đó (từ ngày 29/02), Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương áp dụng biện pháp người nhập cảnh từ Ý và Iran phải khai báo y tế.
Ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết, bệnh nhân N. H. N. đã được yêu cầu khai báo y tế ngay khi xuống sân bay Nội Bài vào rạng sáng 02/3. Tuy nhiên, nữ hành khách đã khai báo không trung thực, dẫn đến việc bỏ lọt 1 ca bệnh nguy hiểm.
“Đến lúc chúng tôi có phỏng vấn, điều tra thêm, người này vẫn khẳng định chỉ đi từ Anh chứ không qua các nước khác”, ông Tuấn cho biết thêm.
Việc trốn tránh khai báo, hoặc khai báo không trung thực dẫn tới dịch bệnh lây lan trong cộng đồng theo quy định của pháp luật hiện hành xử lý như thế nào?
Theo Luật sư Hoàng Tùng – Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết, đối với hành vi cố ý trốn tránh, khai báo gian dối hoặc chống đối để không thực hiện các biện pháp để cách ly và phòng chống dịch Corona sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS).


Về xử phạt vi phạm hành chính: Hiện nay, mức phạt đối với các hành vi trốn tránh, khai báo gian dối hoặc chống đối để không thực hiện các biện pháp để cách ly và phòng chống dịch Corona sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Bên cạnh đó, có thể phải chịu TNHS nếu người nào có hành vi trốn khỏi nơi cách ly, cố tình khai báo gian dối, trốn tránh các biện pháp cách ly y tế mà mang mầm bệnh, lây nhiễm cho người khác còn có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 240 Bộ luật Hình sự về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”:




1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
… c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
Trường hợp gây ra các hậu quả nặng nề hơn như chết người, chết nhiều người hoặc phải tiến hành công bố dịch theo các cấp thì mức xử phạt có thể lên tới 12 năm tù. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp luật đã có những quy định và chế tài cho các hành vi vi phạm nêu trên. Do vậy, người dân cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Luật sư Tùng nói.




Theo Luật sư Tùng, công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh cần phải tiến hành chặt chẽ hơn nữa.

Luật sư Tùng cũng nêu quan điểm, công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh cần phải tiến hành chặt chẽ hơn nữa. Đặc biệt là đối với các cá nhân, du khách nhập cảnh vào Việt Nam từ tất cả các con đường. Đã xảy ra 2 trường hợp lọt qua phần kiểm tra an ninh và dương tính với Corona, ngoài ra còn một số trường hợp trốn khỏi kiểm tra, livestream trên mạng xã hội chia sẻ cách trốn cách ly, trốn kiểm tra,… Điều này chứng tỏ rằng các cơ quan chức năng cần phải thắt chặt hơn nữa công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ của mình. Phải cẩn thận để tránh và xử lý các trường hợp trốn tránh, khai báo gian dối,… Không những vậy, cũng cần phải tiến hành xử lý nghiêm khắc các hành vi chống đối, trốn tránh kiểm tra, cách ly của những người vi phạm để răn đe, cảnh tỉnh cho người dân.
Trường hợp có hành vi lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, rà soát dẫn đến bỏ sót các đối tượng có mầm bệnh, nguy cơ lây nhiễm, trờ về từ dùng có dịch hoặc cố tình đồng ý cho qua cần phải xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật (trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể truy cứu TNHS về hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng).
Người dân Việt Nam, đặc biệt là những người nhập cảnh về Việt Nam trong thời gian này và du khách nước ngoài cần phải nâng cao ý thức chấp hành các quy định về phòng và chống dịch bệnh. Tuân thủ các khuyến cáo của Bộ Y tế, các quá trình kiểm tra, trung thực cung cấp lộ trình và tình trạng sức khỏe của bản thân để chung tay góp sức vào cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.




Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (virus SARS-CoV-2, dịch bệnh Covid-19) ngày 11/3/2020, các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất phải kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh vào Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp người nhập cảnh vào Việt Nam (kể cả người Việt Nam và người nước ngoài) đều phải khai báo y tế bắt buộc. Nếu khai báo gian dối sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nếu người nước ngoài vào Việt Nam mà khai báo y tế bắt buộc không đúng, theo quy định của Việt Nam về kiểm soát dịch bệnh thì sẽ phải chịu các hình thức xử phạt hành chính, thậm chí trường hợp gây hậu quả lây nhiễm trong cộng đồng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Lê Hoàng

LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Luật sư Việt Nam Online
Giấy phép số: 164/GP-BTTTT, cấp ngày 20/4/2017
Tòa soạn: Tầng 1, toà nhà CT13B, KĐT Nam Thăng Long, đường Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.5574888 / 7765686 / Fax: 0243.7765689
Email: banbientaplsvno@gmail.com
Địa chỉ cơ quan đại diện: 299/2/11 Lý Thường Kiệt , phường 15, Quận 11.
Điện thoại: 094 263 6789
Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Luật Sư Việt Nam
Ghi rõ nguồn "lsvn.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

logo lsvn.vn
Tổng Biên tập: Ths.LS Nguyễn Minh Tâm
Phó Tổng Biên tập: Ths. Đặng Ngọc Luyến (Phụ trách nội dung)
Phó Tổng Biên tập: Ths.LS Liêu Chí Trung
Hotline: 0971366811


---


BỔ SUNG


1.

Xử lý hành vi khai báo gian dối dịch Covid-19: Có nên “cấm bay vĩnh viễn”?

 15:26 16/03/2020
LSVNO – Đến nay, Việt Nam ghi nhận 57 trường hợp mắc Covid-19, trong đó số ca liên quan đến hai bệnh nhân thứ 17 là 16 người; bệnh nhân thứ 34 là 9 người.
Theo cơ quan chức năng, hai bệnh nhân thứ 17 và 34 trong quá trình nhập cảnh cũng như khai báo y tế sau đó đã không khai báo trung thực, né tránh và khai báo “nhỏ giọt” khiến công tác phòng chống dịch Covid-19 gặp rất nhiều khó khăn.
Cần xử lý nghiêm khắc hành vi khai báo gian dối
Vậy, quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này như thế nào? Luật sư Phan Kế Hiền – Giám đốc Công ty luật Bảo Tín, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: Tại Hội nghị trực tuyến của Bộ Công an về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng Tô Lâm đã yêu cầu công an toàn quốc phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp không khai báo, khai báo gian dối và không chấp hành cách ly y tế.
Đặc biệt, trong cuộc họp ngày 08/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cũng đã phát động toàn dân khai báo y tế để sàng lọc các trường hợp có tiền sử dịch bệnh.
Đối với người khai báo gian dối, đặc biệt cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị khởi tố theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 (nhóm A) và những quy định khác của pháp luật.

Luật sư Phan Kế Hiền – Giám đốc Công ty luật Bảo Tín.
Hơn nữa, pháp luật hiện hành đã có những quy định và chế tài đối với các hành vi vi phạm nêu trên. Do đó, cần xử lý nghiêm khắc các hành vi khai báo gian dối, trốn tránh kiểm tra, cách ly y tế của những người vi phạm để răn đe.
Theo Luật sư Hiền, hành vi cố ý trốn tránh, khai báo gian dối hoặc chống đối để không thực hiện các biện pháp để cách ly và phòng chống dịch thì cần thiết xem xét áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.
Theo đó, các hành vi trên có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01-12 năm tùy vào hậu quả từ hành vi của người đã, đang và sẽ gây ra như hiện nay. Cụ thể:
– Nếu việc phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; làm chết người thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;
– Phạt tù từ 10 năm đến 12 năm đối với trường hợp phạm tội đẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; làm chết 02 người trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với hai trường hợp bệnh nhân thứ 17 và 34, theo quan điểm cá nhân của Luật sư Hiền thì khả năng bệnh nhân thứ 17 và 34 cố tình lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác là rất thấp (coi như không có). Vì không một người bình thường nào lại chủ ý đi lây lan dịch bệnh cho chính người thân và gia đình, đồng nghiệp của mình.
Bởi vậy, để xử lý bệnh nhân thứ 17 và 34 một cách đúng pháp luật và phù hợp với thực tiễn thì cơ quan chức năng cần xem xét đến nhiều yếu tố để tránh việc oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm như: tại thời điểm xảy ra hành vi của bệnh nhân 17 và 34, cơ quan có thẩm quyền đã công bố những nơi này có dịch và bắt buộc phải khai báo y tế hay chưa? Thực tế, từ ngày 07/3 Việt Nam bắt đầu có quy định mọi hành khách nhập cảnh đều phải khai báo y tế bắt buộc. Hành vi của bệnh nhân số 17 xảy ra trước khi quy định này được ban hành; còn hành vi của bệnh nhân số 34 xảy ra sau khi quy định này được ban hành. Chủ ý của bệnh nhân thứ 17 và 34 này như thế nào, tại sao không khai báo trung thực? Bệnh nhân 17 và 34 có nhận thức được mình có thể nhiễm bệnh nhưng cố tình trốn tránh việc khai báo y tế, kiểm tra xử lý y tế dẫn đến việc gây bệnh cho người khác hay không?.
Việc kiểm tra y tế chưa đầy đủ
Theo Luật sư Nguyễn Duy Bình – Trưởng Văn phòng luật sư Duy Trinh, Đoàn luật sư TP. HCM cho biết: Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội là đơn vị chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; khám, phát hiện, điều trị dự phòng và cung cấp các dịch vụ y tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Căn cứ Điều 5, Nghị định 101/2010NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về “Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu” thì tổ chức kiểm dịch y tế khi phát hiện đối tượng phải cách ly sẽ lập danh sách và báo người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu xem xét, phê duyệt. Sau khi được duyệt, người đứng đầu tổ chức y tế thông báo về việc cách ly đến và tiến hành cách ly theo quy định. Lực lượng an ninh sân bay (thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) có trách nhiệm phối hợp giám sát việc cách ly.

Luật sư Nguyễn Duy Bình – Trưởng Văn phòng luật sư Duy Trinh.
Căn cứ khoản 4, Điều 30, Nghị định 92/2015NĐ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quy định: “Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm”.
Như vậy, Trung tâm kiểm soát bệnh tật là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc phát hiện người và tổ chức cách ly theo quy định.
Tuy nhiên, thực tế việc xác định người nhập cảnh xuất phát hoặc đi qua vùng dịch về sân bay Nội Bài chủ yếu do hành khách tự khai báo (theo tờ khai y tế của Trung tâm). Trường hợp Công an cửa khẩu sân bay kiểm tra hộ chiếu nhưng không thể phát hiện người đó xuất phát từ vùng dịch hoặc đi qua vùng dịch; hoặc không được tổ chức kiểm tra y tế yêu cầu phối hợp áp dụng biện pháp cách ly thì họ không phải chịu trách nhiệm (một số quốc gia không đóng dấu xuất nhập cảnh hoặc Ý và Anh là các quốc gia được tự do đi lại).
Trường hợp nữ bệnh nhân ca bệnh thứ 17 đã lọt qua kiểm tra tại sân bay nguyên nhân chính là do sự thiếu trung thực của bệnh nhân này và việc kiểm tra y tế chưa đầy đủ.
Có nên “cấm bay vĩnh viễn”?
Mới đây, Hãng hàng không giá rẻ của Mỹ – JetBlue đã cấm bay vĩnh viễn đối với một hành khách nam vì sau khi máy bay hạ cánh ông ta mới cho phi hành đoàn biết mình bị dương tính với SARS-CoV-2.
Đối với Việt Nam, có nên áp dụng biện pháp mạnh như cấm bay vĩnh viễn hay không? Luật sư Hiền cho biết: Việc cấm bay vĩnh viễn đối với người có hành vi không khai báo trung thực hoặc trốn khai báo… thì hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể nên chưa có căn cứ để xử lý đối với hai bệnh nhân 17 và 34.
Bên cạnh đó, Luật sư Hiền đưa ra quan điểm cho rằng trước tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay thì việc “cấm bay vĩnh viễn” có thể lựa chọn là một khuyến cáo cần được áp dụng để xử lý đối với những người có hành vi không khai báo trung thực hoặc trốn khai báo.
Đồng thời, Chính phủ cần thiết phải có những văn bản hướng dẫn kịp thời về việc áp dụng biện pháp, khuyến cáo này để khi xảy ra trên thực tế sẽ có hành lang pháp lý chặt chẽ, xử lý triệt để vấn đề nêu trên. Việc đưa ra khuyến cáo này góp phần cảnh báo hành khách khai báo lịch sử sức khoẻ trung thực, tránh xảy ra tình huống không mong muốn và cũng là giải pháp để nâng cao tinh thần tự giác của mỗi người, ngăn ngừa, hạn chế tới mức thấp nhất việc lây lan dịch Covid-19.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng TP. Hà Nội, ngày 15/02/2020, bệnh nhân N. H. N. từ Nội Bài bay đi Anh thăm người thân. Đến ngày 18/02, sang Milan (Ý) du lịch 2 ngày, đến ngày 20/02 quay lại London (Anh). Ngày 25/02, chị N. đi tàu sang Paris (Pháp), sau đó quay trở lại Anh.
Trong thời gian này, chị N. đã tiếp xúc với nhiều người và có biểu hiện ho, hắt hơi, đau mỏi, nhưng không đi thăm khám ở đâu.
Đến ngày 01/3, chị N. H. N. lên máy bay trở về nước qua cửa khẩu Nội Bài. Với các biểu hiện sốt, mệt mỏi, và đã tới Bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám vào ngày 05/3, và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để điều trị, bởi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an cho biết N. có 2 hộ chiếu. Khi du lịch châu Âu, N. dùng hộ chiếu của Anh để đi lại các nước, trong đó có Italy, nơi dịch Covid-19 đang hoành hành. Khi về nước ngày 02/3, N. trình hộ chiếu Việt Nam để tránh kiểm dịch.
Đối với bệnh nhân thứ 34, đến nay số người tiếp xúc gần (F1) ở Bình Thuận lên tới 203 người, còn số tiếp xúc gần với F1 là 761 người. Số ca F1 tăng lên là do bệnh nhân thứ 34 khai báo nhỏ giọt về số người từng tiếp xúc với mình.
Cũng vì hành vi này, các cơ quan chức năng rất bị động, vất vả trong việc tìm ra và giám sát, cách ly những người nguy cơ cao.
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận cho biết, vì bệnh nhân này khai báo một cách không rõ ràng và đầy đủ, công tác giám sát, xác minh của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn, dẫn tới việc cách ly các trường hợp có liên quan để tránh dịch lây lan cũng bị ảnh hưởng.

Tư Nguyễn – Thanh Hà
https://lsvn.vn/xu-ly-hanh-vi-khai-bao-gian-doi-dich-covid-19-co-nen-cam-bay-vinh-vien.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.