Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/10/2018

Hỏa táng của người Khơ-me : văn minh phương Nam nơi quê chồng của Huyền Trân công chúa

Công chúa Huyền Trân của Đại Việt được gả cho vua Chăm. Vua Đại Việt phải đưa con gái yêu của mình đi "biệt xứ" để mong giữ yên thành trì đất Bắc, và, còn được nhận quà cưới của con rể là hai châu ở phía Nam.

Lúc vua Chăm qua đời. Lẽ ra, Huyền Trân cũng phải lên giàn hỏa thiêu để đi theo hầu nhà vua ở thế giới bên kia, theo đúng luật vương quốc Champa.

Nhưng sự bội ước Đại Việt đã có từ đó. Nàng Huyền Trân đã bội ước, bội tín. "Ước" và "tín" đó là không phải của riêng nàng, mà là của cả quốc gia Đại Việt. Nàng đã vì cha và kinh thành Thăng Long mà hi sinh để đi biệt xứ. Nhưng rồi, nàng đã bội tín, trốn khỏi giàn hỏa thiêu.

Lúc lênh đênh trên thuyền lớn để chạy khỏi xứ Chăm mà về Bắc, nghe đâu nàng còn thất tiết, thông dâm với đại tướng của Đại Việt được vua cử đi cứu nàng. Chính nhà vua Đại Việt, chứ không phải ai khác, đã bội tín. Chuyện dân gian còn kể ngàn đời.

Vẫn ở phía Nam, còn có người Khơ-me cũng có phong tục hỏa táng. Hỏa táng tựa như là văn minh ở phía Nam.

Bây giờ, đưa các tư liệu về phong tục này. Mở đầu là một mẩu ngắn do nhà dân tộc học Vương Xuân Tình vừa đưa lên - ông đang đi điền dã ở phương Nam, tiện thì đưa tư liệu trực tuyến lên Fb.

Phần mở rộng được cập nhật dần ở Bổ sung như mọi khi.

---




Đồng bào Khmer Nam Bộ theo Phật giáo Nam tông có tục khi chết thì hỏa táng. Tại huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, việc hỏa táng được thực hiện ngay trong tang sự, hoặc chôn 2-3 năm rồi bốc mộ và tiếp tục hỏa táng. Sau đó, tro cốt được để vào bình và đặt trong tháp ở chùa. Trước đây, hỏa táng thường được thực hiện trên ruộng hay trong khuôn viên nhà chùa, gây mất vệ sinh. 

Được sự trợ giúp của chính quyền, đến nay 23/24 chùa ở huyện Tịnh Biên đã có lò hỏa táng. Thiết kế của loại lò này vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tiết kiệm: mỗi lần hỏa táng chỉ hết 5 lít dầu và 1 khối củi. Bức ảnh dưới đây được chụp ở chùa Tras của sóc Tà Ngáo (ấp Phú Tâm, xã An Phú) vào chiều ngày 6/10/2018. 

Thiết nghĩ, đồng bào Kinh, trước hết ở các nơi đất chật người đông, kinh tế khó khăn cũng nên hỏa táng và làm loại lò như thế này để thực hiện tốt nếp sống mới và đảm bảo tiết kiệm trong việc tang do Nhà nước đã quy định.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1841902235926988&set=a.373355162781710&type=3&theater

---







BỔ SUNG



Trong táng tục của nhiều tộc người ở Việt Nam, cách mai táng của người Chăm Hồi giáo (Islam) tại tỉnh An Giang có nét khác biệt lớn. Đó là nghĩa địa được đặt sát với thánh đường – trung tâm tôn giáo của cộng đồng; và ở nghĩa địa đó, thi thể được mai táng nhiều tầng. Tại nghĩa địa của thánh đường Nía Mah ở ấp Phũm Soài (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu), có đến ba tầng mai táng. Ở tầng thứ nhất, huyệt được đào sâu khoảng 3 m; tầng thứ hai – khoảng hơn 2 m; còn tầng thứ 3 – khoảng hơn 1 m. Tại nghĩa địa của thánh đường Mou Barak ở ấp Châu Giang cùng xã, cũng có hai tầng mai táng.

Nghĩa địa của người Chăm không chỉ phản ánh quan niệm về tâm linh mà còn thể hiện mối quan hệ xã hội. Ở đây không phân biệt sang hèn qua những ngôi mộ to nhỏ, mà nơi mọi người nằm xuống chỉ có một cái mộ chí. Với nghĩa địa của nhóm Chăm Hồi giáo mới ở thánh đường Mohamad Diyah (ấp Phũm Soài), mỗi ngôi mộ lại chỉ được đánh dấu bằng chiếc cột bê tông không ghi chữ; và để nhớ được vị trí mộ, người ta phải lưu vào hồ sơ nghĩa địa.

Đến nay ở Việt Nam, ngoài nhóm Phật giáo Nam tông Khmer đặt tro cốt của tín đồ trong tháp của chùa, việc mai táng tại nơi thờ tự như đã kể chỉ thấy ở người Chăm Hồi giáo (Islam).




https://tinhvuongxuan.wordpress.com/2018/10/15/nghia-dia-nhieu-tang-cua-nguoi-cham-hoi-giao-islam-o-an-giang/

1 nhận xét:

  1. 1.


    NGHĨA ĐỊA NHIỀU TẦNG CỦA NGƯỜI CHĂM HỒI GIÁO (ISLAM) Ở AN GIANG

    Vương Xuân Tình

    Posted onOctober 15, 2018

    Trong táng tục của nhiều tộc người ở Việt Nam, cách mai táng của người Chăm Hồi giáo (Islam) tại tỉnh An Giang có nét khác biệt lớn. Đó là nghĩa địa được đặt sát với thánh đường – trung tâm tôn giáo của cộng đồng; và ở nghĩa địa đó, thi thể được mai táng nhiều tầng. Tại nghĩa địa của thánh đường Nía Mah ở ấp Phũm Soài (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu), có đến ba tầng mai táng. Ở tầng thứ nhất, huyệt được đào sâu khoảng 3 m; tầng thứ hai – khoảng hơn 2 m; còn tầng thứ 3 – khoảng hơn 1 m. Tại nghĩa địa của thánh đường Mou Barak ở ấp Châu Giang cùng xã, cũng có hai tầng mai táng.

    Nghĩa địa của người Chăm không chỉ phản ánh quan niệm về tâm linh mà còn thể hiện mối quan hệ xã hội. Ở đây không phân biệt sang hèn qua những ngôi mộ to nhỏ, mà nơi mọi người nằm xuống chỉ có một cái mộ chí. Với nghĩa địa của nhóm Chăm Hồi giáo mới ở thánh đường Mohamad Diyah (ấp Phũm Soài), mỗi ngôi mộ lại chỉ được đánh dấu bằng chiếc cột bê tông không ghi chữ; và để nhớ được vị trí mộ, người ta phải lưu vào hồ sơ nghĩa địa.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.