Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

28/07/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Dân tộc học với sự hưởng lợi từ "tiện dụng" của Facebook

Fb quả là cũng có rất nhiều bất tiện. Bất tiện là ngược với tiện dụng hay tiện lợi.

Bất tiện hôm nay dùng ở đây có nghĩa là "những phiền toái không đáng có", và cũng có nghĩa là "tiện quá đâm ra bất tiện". Hồi đầu những năm cuối thể kỉ XX và đầu thế kỉ XXI (khoảng 1999-2005), thì e-mail dần trở thành phương tiện viết thư nhanh nhất, tiện lợi nhất. Lúc ấy, anh Murakami (tên Nhật Bản của người đàn anh L.V.C) rất tâm đắc với câu nói buột miệng của mình, trong một lần ngồi lai rai trong quán ăn Việt Nam ở Tokyo, rằng: e-mail nhanh quá đâm ra bất tiện, tức là bất tiện hơn thư viết tay dạng truyền thống ! Cho đến lúc ấy, anh Murakami đã ở Nhật được hơn 25 năm, nên trong một bài thơ anh vừa mới "thôi xao" xong và thường tiện dịp thì đọc cho bạn hữu nghe, có một câu dùng chữ "một phần tư thế kỉ". Đại ý toàn bài: đã một phần tư thế kỉ rồi, mà vẫn đạp chân bâng khuâng giữa những lá vàng rơi nơi quê người ! Đến cuối mùa thu, lúc cả triệu triệu cây ngân hạnh cùng trút lá vàng xuống đường, thì quả thực, bỗng dưng lòng người xa xứ sẽ thê lương khôn xiết !

Khi khác chép lại toàn bài thơ của Murakami. Nhưng từ lúc anh đọc bài thơ ấy, tức đúng cái hôm mà chúng tôi cùng nhau tâm đắc về chữ bất tiện (dành cho e-mail) do tôi buột miệng ra một cách tự nhiên, đến bây giờ, lúc tôi đang gõ những dòng chữ này, thì đã tới hơn cả một con giáp (12 năm) !

12 năm đi qua nhanh quá ! Ví dụ, khoảng cách giữa 2004 với 2016, cũng là vừa đúng một con giáp, trong kỉ niệm với anh G, cũng ở Tokyo, thì đọc lại ở đây. Vị chi, anh Murakami đã ở Nhật khoảng hơn 40 năm, chắc sắp tới "một nửa thế kỉ".

12 năm qua đi, Fb ra đời rồi nhanh chóng phổ cập gần như toàn cầu (hiện đang  còn trừ ra Trung Quốc đại lục với khoảng hơn một tỉ dân, về việc này thì đã viết hồi tháng 5 năm 2018, ở đây).

Bây giờ, e-mail lại trở thành đáng tin đặc biệt, vì nó bỗng nhiên hóa ra chậm như là thư viết tay truyền thống ngày xửa xưa. Nhưng quả thật, với tôi, vẫn cảm động nhất là khi nào nhận được một lá thư viết tay gửi qua đường bưu điện. Ngay cả khi được đọc lại những lá thư tay ngày xưa, thì cũng xúc động không kém. Ví dụ, ít hôm trước, nhân trời mưa dầm dề, ở nhà xếp xếp mở mở đồ cũ mà được đọc lại thư cụ Dương Quảng Châu gửi cho từ tận hồi đầu thập niên 1990, ở đây.


1. Cá nhân tôi thì mới chỉ để ý đến Fb từ cuối năm 2013. Trước đó, thì vẫn còn không mấy để ý.

2. Chính thức gia nhập hệ thống Fb là do đòi hỏi công việc của Dân tộc học.

3. Một ví dụ

4.

....

(Do bận việc, còn đang viết tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.