Liên quan đến tuổi 30 và tuổi 39 như cách thổ lộ vừa rồi của Trần Đăng Tuấn (đọc lại ở đây).
Bản đang thấy trên mạng là thế này (cư dân mạng thì đang kháo nhau là văn bản đã vừa bị xóa bỏ):
Bản đang thấy trên mạng là thế này (cư dân mạng thì đang kháo nhau là văn bản đã vừa bị xóa bỏ):
1. Thử xem thực hư ra sao, thì quả là đúng có văn bản thế thật. Và quả thật, nó cũng vừa bị xóa bỏ.
2. Chi tiết hơn, tìm vào bản lưu của Google thì vẫn thấy văn bản đó, như sau (link của bản lưu thì ở đây):
"
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 2613 /QĐ-UBND Quảng Nam, ngày 22 tháng 8 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
Cử sinh viên tốt nghiệp đại học đi học sau đại học ở nước ngoài
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND & UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 27/10/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định về cơ chế, chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh tại Tờ trình số 617/TTr-SNV ngày 18 tháng 8 năm 2011 và Đơn xin đi học sau đại học ở nước ngoài của ông Lê Phước Hoài Bảo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cử ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh ngày 01/01/1985, sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, chuyên ngành Tài chính tín dụng xếp loại giỏi đi học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Tài chính và Chiến lược tại trường Claremont Graduate University - Hoa Kỳ.
Thời gian đào tạo 02 năm, kể từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2012.
Điều 2. Chế độ trợ cấp đi học của ông Lê Phước Hoài Bảo thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 27/10/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam kể từ ngày 01/8/2010.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Ngoại vụ, Tài chính tỉnh, ông Lê Phước Hoài Bảo và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH
- Như Điều 3; PHÓ CHỦ TỊCH
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ĐÃ KÝ
- Lưu: VT, NC, SNV. Nguyễn Ngọc Quang
"
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:-PnK14fO2nEJ:qppl.vpubnd.quangnam.vn/vbpq_quangnam.nsf/9e6a1e4b64680bd247256801000a8614/E9C0C62E23DEF70B472578F5002C590B/%24file/qd2613.doc+&cd=12&hl=ja&ct=clnk
3. Bản lưu thì tìm ra. Nhưng vào thử lại bằng đường link hiện tại thì thấy đã bay rồi. Chỉ còn dòng chữ thế này:
"Error 404
HTTP Web Server: Lotus Notes Exception - Document has been deleted"
http://qppl.vpubnd.quangnam.vn/vbpq_quangnam.nsf/9e6a1e4b64680bd247256801000a8614/E9C0C62E23DEF70B472578F5002C590B/$file/qd2613.doc
4. Tại sao, thì cần phải hỏi chính nơi đã đăng lên, rồi lại âm thầm xóa đi.
---
Bổ sung 1 (26/9/2015):
VIỆT HÙNG - LÊ TRUNG
---
Bổ sung 1 (26/9/2015):
26/09/2015 09:00 GMT+7
TT - Ông Đinh Văn Thu - chủ tịch tỉnh Quảng Nam thừa nhận giám đốc sở 30 tuổi Lê Phước Hoài Bảo đã đi học ở Mỹ 1 năm sau đó tỉnh mới ra quyết định cử đi học bằng kinh phí nhà nước.
Ông Đinh Văn Thu - Ảnh: V.Hùng |
Liên quan việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo (30 tuổi) làm giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam, chiều 25-9, ông Đinh Văn Thu - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - nói:
- Ông Bảo là một trong những trường hợp cán bộ trẻ được đào tạo theo một số đề án của tỉnh. Cụ thể, như ở cấp xã có đề án 500 đào tạo được hơn 500 cán bộ xã tuổi từ 23-25, nay là cấp ủy, thường vụ xã, có người là phó chủ tịch, chủ tịch UBND rồi.
Trong y tế, giáo dục có đề án thu hút nhân tài, trong đào tạo cán bộ trẻ thì có đề án 42 đưa cán bộ trẻ đi đào tạo, học hành ở nước ngoài, ông Bảo nằm trong số này.
“Khi ký quyết định bổ nhiệm ông Bảo, tôi không bị áp lực từ ai cả, bởi vấn đề cán bộ rất hệ trọng, khi mà quy trình đánh giá, xem xét, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện rất chặt chẽ, công khai, khách quan, đúng quy định từ cấp cơ sở đến cấp thường vụ, từ chính quyền đến cấp ủy |
* Theo tài liệu chúng tôi có được, ông Bảo đi học ở Mỹ từ tháng 8-2010 nhưng sau một năm - tháng 8-2011 - UBND tỉnh Quảng Nam mới ký quyết định cử ông Bảo đi học thạc sĩ và cấp học phí cả tỉ đồng. Dư luận cho rằng có sự hợp thức hóa về chi trả học phí ở Mỹ cho ông Bảo. Ông lý giải thế nào vấn đề này?
- Tôi có kiểm tra thì đúng là năm 2010 ông Bảo đã đi học nước ngoài. Trước đó có quyết định 42 của UBND tỉnh quy định về cơ chế, chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.
Cá nhân ông Bảo lúc bấy giờ đã đi học và biết có quyết định này nên đăng ký học, xin hưởng các chính sách, chế độ theo quyết định 42 của tỉnh.
Đơn xin theo quyết định 42 của ông Bảo được hội đồng gồm 15 người xét duyệt. Xem xét mất gần một năm trời tỉnh mới cho ông Bảo được hưởng chế độ theo quyết định 42 (tức vào năm 2011), còn trước đó ông Bảo tự bỏ tiền ra học.
Như vậy việc ra quyết định cho ông Bảo đi học chậm hơn một năm so với thời gian ông Bảo học thạc sĩ ở Mỹ. Ông Bảo được tỉnh lo cho đi học nhưng phải làm một hợp đồng, cam kết về phục vụ cho địa phương.
* Ở Quảng Nam, trường hợp tương tự như ông Bảo (đi học rồi mới có quyết định cử đi học) có nhiều không, thưa ông?
- Đến nay chỉ có một mình ông Bảo là đi học thạc sĩ nước ngoài theo quyết định 42.
* Có ý kiến cho rằng để bổ nhiệm giám đốc sở, theo quy định của Bộ Nội vụ thì phải là chuyên viên chính nhưng ông Bảo chưa vào ngạch chuyên viên chính, liệu việc bổ nhiệm có đúng quy định hay không?
- Qua xem xét, ông Bảo đều đạt các tiêu chuẩn theo nghị quyết 04 về công tác cán bộ và quyết định 2148 về quy định bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ của Tỉnh ủy Quảng Nam. Anh ta cũng đã đi cơ sở rồi.
Còn tiêu chuẩn lãnh đạo phải là chuyên viên chính thì nghị quyết của tỉnh ủy về cán bộ không quy định.
Tôi nhớ năm 2004 Bộ Nội vụ có hướng dẫn tiêu chuẩn này nhưng sau đó có nhiều ý kiến khác nhau từ các địa phương. Chẳng hạn như sau 10 năm từ khi ra trường anh mới được thi chuyên viên chính thì làm sao anh phát triển được.
Theo quyết định 2148 về công tác cán bộ của Tỉnh ủy Quảng Nam có tất cả 7 tiêu chuẩn thì không có dòng nào đề cập tiêu chuẩn chuyên viên chính.
Các quy trình đều làm công khai, minh bạch từ cấp cơ sở đến cấp thường vụ tỉnh ủy, rồi việc bỏ phiếu tín nhiệm từ cơ sở đến thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng bỏ phiếu kín, mọi cái rất chặt chẽ, khách quan.
* Từ khi đi học nước ngoài về, chỉ trong vòng ba năm ông Bảo đã được bổ nhiệm làm giám đốc sở, dư luận cho là quá nhanh...
- Không, ông Bảo khi ra trường đã làm ở một số đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh, sau đó mới đi học thạc sĩ ở nước ngoài.
Tức là ông Bảo cũng kinh qua một số vị trí, công việc trong thực tế. Khi đi học về anh ta luôn hoàn thành công tác, có năng lực, được sự tín nhiệm của tập thể nên được bố trí, bổ nhiệm.
Trong bổ nhiệm cán bộ chúng tôi rất quan tâm đến học vấn, năng lực, đạo đức, quá trình công tác, còn tuổi đời thì có thể xem xét chứ không mang tính quyết định.
Đối với ông Bảo, đánh giá của mọi người là anh ta còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm nhưng phải quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng qua thực tiễn công tác thì mới trưởng thành, không ai vừa học xong rồi mà ra làm ngon lành được cả.
Trước đây ở tỉnh cũng có cán bộ trẻ chưa đến 30 tuổi về làm chủ tịch rồi bí thư Huyện ủy Thăng Bình, có vấn đề gì đâu.
Ông Lê Phước Hoài Bảo (sinh năm 1985, quê huyện Đại Lộc, Quảng Nam) từng học Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
Năm 2010-2012 học thạc sĩ chuyên ngành quản trị tài chính và chiến lược tại Trường Claremont Graduate University (Hoa Kỳ). Từ 2012-2014, ông Bảo giữ chức phó rồi trưởng phòng xúc tiến đầu tư ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai.
Tháng 2-2014, ông Bảo được bổ nhiệm làm phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình. Tháng 4-2015, ông Bảo được điều động về làm phó giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư, đến tháng 9-2015 được bổ nhiệm làm giám đốc sở này.
Ông Bảo là con trai của ông Lê Phước Thanh - bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Tháng 7-2015, ông Thanh có đơn xin về hưu trước tuổi và được Bộ Chính trị đồng ý cho thôi giữ chức bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khi đại hội Đảng bộ Quảng Nam đang đến gần (tháng 10-2015).
|
Chuyện thật như đùa , tự bỏ tiền đi học một năm rồi tỉnh mới ra quyết định cử đi học mà chỉ riêng ông Bảo thôi , thà như có thêm vài người nữa thì còn chấp nhận được
Trả lờiXóaCử đi học nước ngoài khác gì học Đại Học tại chức ở mình . Nếu như săn được học bổng hay thi tuyển trực tuyến vào được các trường Đại Học danh tiếng của nước ngoài thì dân tình sẽ tâm phục . Vì chúng ta đều biết săn được học bổng hay thi trực tuyến là rất khó ngàn người chỉ được một , anh / chị phải cực giỏi mới được
Nếu như có tài năng thực sự thì không sao , vì tuổi 30 là đã chín chắn rồi . Thực ra quy định , quy chế cũng do con người soạn ra mà thôi , nếu thấy không hợp không hợp với sự phát triển với thời cuộc thì có thể bãi bỏ , cũng không nên vin vào đó để kìm hãm sự cống hiến của những tài năng trẻ thực sự
Salam biết rất nhiều người tuổi đời chỉ từ 26 - 30 thôi nhưng đã làm CEO trong các tập đoàn danh tiếng nước ngoài hay tự mở công ty là ăn rất tiến triển