Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/11/2014

Làng văn hóa, bản văn hóa, ấp văn hóa (2001 - 2011)

Thuần túy tư liệu. Từ năm 2001.

Phải đi ngược chiều, mới thấy thú vị.
---


“Ma trận” tiêu chí làng văn hóa 
(04/11/2009)
Từ nhiều năm nay, trên cả nước, cán bộ và nhân dân đã có nhiều kiến nghị xung quanh việc đề ra quá nhiều tiêu chí để các mô hình văn hóa đạt danh hiệu. Một số cán bộ làm công tác phong trào cũng không thể nhớ nổi những tiêu chí khi tiến hành đánh giá một làng văn hóa, gia đình văn hóa. Tại hội nghị tổng kết 20 năm phong trào xây dựng làng văn hóa thành phố Hà Nội, ban chỉ đạo còn phải viết vào báo cáo như sau: “Qua thời gian dài, các tiêu chí xây dựng làng văn hóa hiện nay phần nào chưa thích ứng với tiến trình đổi mới chung nên thời gian tới cần thu lại ngắn gọn cho dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện...”.

Làng văn hóa cần được xem xét, đánh giá trên cơ sở
những nét đẹp lớn có tác dụng giáo dục, hướng thiện
 Ảnh: TL
Dù đã rút gọn đi nhiều nhưng tiêu chí để một làng đạt danh hiệu “làng văn hóa” trong năm 2010 được ban chỉ đạo thành phố Hà Nội đưa ra vẫn còn rườm rà, lủng củng và khó hiểu. Bảng chấm làng văn hóa ở khu vực đồng bằng có tới 100 điểm với 24 tiêu chí lớn, trong mỗi tiêu chí lớn lại có vài tiêu chí nhỏ nữa. Xin đơn cử: Tại điểm k thuộc phần 2 có ghi: “Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người...”. Một ông trưởng thôn hỏi tôi: “Làng tôi vừa rồi có mấy chục người bị ngộ độc thực phẩm vì đi dự đám cưới, toàn bộ số thịt bị nhiễm bệnh đó họ mua ở chợ huyện thì liệu có được công nhận làng văn hóa không”? Đọc lại điều khoản này, tôi nhất quyết rằng, bất luận lý do gì mà để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người thì không được công nhận làng văn hóa. Ông trưởng thôn thở dài, thế thì oan cho bà con quá”.

Đặc biệt tiêu chí “có kiếu kiện  tập thể vượt cấp kéo dài” thì lỗi không thuộc về bà con nhân dân, thậm chí không thuộc về chính quyền cấp thôn làng. Đã có không ít làng, người dân khiếu kiện xung quanh thu hồi đền bù đất mà cơ quan chức năng cố tình không giải quyết thì bà con buộc phải kiện vượt cấp lên trên.

Mỗi khi chấm điểm làng văn hóa, ban chỉ đạo lại phải mở tiêu chí ra, ngồi xem xét mấy ngày mới chấm xong một làng, chẳng có thời gian đi kiểm tra giám sát. Chính vì thế mà ban chấm điểm phụ thuộc hoàn toàn vào báo cáo của cấp dưới.

Trong lịch sử nước nhà, thời nhà Nguyễn, các vua chúa đã ban phong danh hiệu “Mỹ tục khả phong” cho nhiều làng văn hóa trong cả nước. Tiêu chí đối với làng được phong danh hiệu “phong tục đẹp” này là người dân ở đó có ý thức cộng đồng làng, có ý thức tự quản và tính đặc thù độc đáo riêng có tác dụng tích cực tới cộng đồng. Thậm chí trong làng đó có nghề truyền thống nổi tiếng làm rạng danh địa phương hoặc quốc gia, cũng có thể là làng đó đã sinh ra một người anh hùng dân tộc...

Làng văn hóa là một khái niệm xã hội thì cần được xem xét đánh giá trên cơ sở những nét đẹp lớn có tác dụng giáo dục, hướng thiện, giữ gìn đạo đức lối sống có văn hóa là chính chứ không nên “chẻ sợi tóc ra làm tư” như bảng chấm với quá nhiều tiêu chí như vậy. Thực tế nhiều làng văn hóa được công nhận không chính xác. Hầu hết đại biểu dự hội nghị tổng kết 20 năm phong trào làng văn hóa Hà Nội đều cho rằng rất hiếm tìm được một làng không có người đẻ con thứ 3 trở lên, không có người cờ bạc, đề đóm, không có người nghiện hút, không có tội phạm, không có người trốn thuế...

Lê Tự

---
Xây dựng Gia đình văn hóa, Làng văn hóa là những phong trào cụ thể và nhiệm vụ chủ yếu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được Trung ương phát động trên phạm vi toàn quốc nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ khi phát động, đặc biệt từ sau Hội nghị rút kinh nghiệm năm 2002 đến nay, phong trào được phát triển sâu rộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, thực sự trở thành một cuộc vận động văn hóa lớn và đạt được nhiều kết quả quan trọng, có tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Từ năm 2001, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Trung ương phát động, tỉnh Lào Cai đã thành lập Ban chỉ đạo phong trào trên cơ sở hợp nhất 2 Ban chỉ đạo của phong trào Xây dựng nếp sống văn hóa và Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Đồng thời ban hành kế hoạch chung thực hiện phong trào trong đó tập trung xây dựng Gia đình văn hóa, Làng bản văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm và giao cho ngành văn hóa trực tiếp chỉ đạo. Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và sự phối hợp triển khai thực hiện của các cơ quan ban ngành trong tỉnh, sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân đã thúc đẩy phong trào phát triển thêm một bước. Số lượng gia đình, làng bản (tổ dân phố) văn hóa được tăng lên. Năm 2002, toàn tỉnh (tính cả Than Uyên) mới có 64.560 hộ gia đình văn hoá, thì đến hết năm 2006 toàn tỉnh đã có 78.177 hộ gia đình văn hoá, đạt 65,3%/ tổng số hộ gia đình toàn tỉnh. Việc bình xét gia đình văn hoá đã được chỉ đạo chặt chẽ hơn trước, bám sát tiêu chí, tránh công nhận tràn lan, thậm chí tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa chỉ đạt 93-95% kế hoạch giao song các huyện vẫn quyết tâm thực hiện nhằm nâng cao giá trị danh hiệu Gia đình văn hoá, điển hình như huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai.

Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu như: gia đình sản xuất kinh doanh giỏi (gia đình ông Trịnh Xuân Lâm tổ 35 phường Cốc Lếu - thành phố Lào Cai, ông  Đào A Son, thôn Bản Dền - xã Bản Hồ - huyện Sa Pa…), gia đình hiếu học (ông Tráng A Vu, thôn Tả Van Chư - xã Tả Van Chư - huyện Bắc Hà…), gia đình ấm no - hoà thuận - tiến bộ (ông Đặng Văn Minh, thôn Ba Soi- xã Tân An-huyện Văn Bàn), gia đình thực hiện tốt nếp sống văn minh (ông Lò A Và thôn Séo Phìn Than, xã Cốc Mỳ, Bát Xát..
 


Phong trào xây dựng gia đình văn hóa phát triển đã huy động sức người, sức của, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân các dân tộc Lào Cai trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của tỉnh, nhất là công tác xoá đói giảm nghèo, xây dựng các thiết chế văn hóa, giữ vững ổn định trật tự xã hội và vận động nhân dân đóng góp xây dựng các quỹ xã hội. Từ năm 2000 - 2006, toàn tỉnh đã đóng góp 6,5 tỷ đồng xây dựng “Quỹ vì người nghèo”; 1,7  tỷ đồng xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”; 1,4 tỷ đồng cứu trợ đồng bào bị thiên tai; trong vòng 4 năm (2003-2006) đóng góp xây dựng Quỹ khuyến học bằng cả tiền mặt và hiện vật trị giá 26.653 triệu đồng.
Những kết quả đạt được cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong phong trào xây dựng Gia đình văn hóa tỉnh Lào Cai đã làm chuyển biến về nhận thức, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội thiết thực. Bên cạnh đó việc các Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, ngành Y tế, Thể dục - Thể thao tích cực triển khai xây dựng gia đình văn hóa gắn với thực hiện các tiêu chí chuyên ngành đã góp phần làm phong phú thêm nội dung xây dựng Gia đình văn hóa.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã góp phần xây dựng và đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn tỉnh phát triển. 5 năm qua số làng, bản, tổ dân phố văn hoá tăng đáng kể về số lượng và bước đầu đảm bảo về chất lượng. Năm 2002, toàn tỉnh có 375/2.223 làng bản, tổ dân phố văn hoá (đạt 16,8%) thì đến năm 2006 có 784/2.033, tăng 409 làng bản, tổ dân phố văn hoá (đạt 38,5%). Điển hình cho các phong trào này là thành phố Lào Cai, huyện Bảo Yên, huyện Bảo Thắng. Riêng huyện Bát Xát, năm 2001 trở về trước còn là “điểm trắng” về xây dựng làng văn hoá; từ năm 2002 đã xây dựng và phát triển phong trào, đến nay Bát Xát đã có 35% số thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu Làng văn hóa. Tuy có chậm so với những địa phương khác nhưng bền vững, có chất lượng và hiệu quả.
Trong giai đoạn vừa qua phong trào đã khắc phục một bước tình trạng công nhận tràn lan chạy theo thành tích, đã xây dựng được nhiều mô hình Làng văn hóa tiêu biểu ở vùng du lịch, vùng đặc biệt khó khăn. Một số hạn chế trước đây như: tình trạng thả rông gia súc, vệ sinh môi trường, các hủ tục lạc hậu trong việc cưới xin, tang lễ... đã dần được khắc phục; điển hình như xã Sín Chéng (Si Ma Cai), xã Phú Nhuận (Bảo Thắng), xã Long Phúc (Bảo Yên)…Đặc biệt ở 11 xã có người Dao Đỏ của huyện Sa Pa và các xã Ngải Thầu, Ý Tý, Cốc Mỳ, Trịnh Tường huyện Bát Xát đã tổ chức các hội nghị cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, ký cam kết xoá bỏ các hủ tục lạc hậu trên. Cụ thể năm 2006, huyện Bát Xát có 214 đám tang thì hầu hết đã thực hiện tốt quy định về nếp sống văn minh, văn hóa.
Ngoài việc duy trì hoạt động của các tổ chức, đoàn thể vận động nhân dân thực hiện quy ước nếp sống văn hóa, các huyện còn chỉ đạo tổ chức thành lập các nhóm tự quản (tổ liên gia) ở các khu dân cư; thành phố Lào Cai đã xây dựng 400 tổ liên gia tự quản (trong đó riêng phường Kim Tân đã có 216 tổ), hoạt động  hiệu quả trong việc đôn đốc, nhắc nhở thực hiện tốt các nội dung tự quản ở khu dân cư, củng cố tinh thần đoàn kết của các thành viên trong thôn, tổ.
Đặc biệt, nhờ việc tăng cường cán bộ của các cơ quan, ban, ngành các cấp xuống tuyên truyền vận động, tâp huấn, tư vấn giúp đỡ, tỉnh Lào Cai đã xây dựng được nhiều mô hình làng văn hóa đặc thù. Tiêu biểu như mô hình Làng văn hóa du lịch ở các huyện Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai. Các làng bản đồng bào ở các tuyến du lịch đã thực hiện tốt các tiêu chí làng văn hóa, đồng thời khai thác phát huy nguồn lực văn hóa dân gian như: xây dựng đội văn nghệ, mở dịch vụ nhà nghỉ, văn hóa ẩm thực, tạo sản phẩm hàng hoá mỹ nghệ (chế tác đồ trang sức, thêu dệt áo váy thổ cẩm) không chỉ phục vụ thu hút khách du lịch, tăng thu nhập gia đình mà còn góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tiêu biểu như làng văn hóa Bản Dền, xã Bản Hồ đã xây dựng được 4 đội văn nghệ dân gian, mở các nhà nghỉ cộng đồng phục vụ du lịch, bình quân nỗi gia đình thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Làng văn hóa Sả Séng - xã Tả Phìn phát triển nghề thổ cẩm, dịch vụ tắm lá thuốc và văn nghệ phục vụ du lịch đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
 

Thực hiện chương tình phối hợp với Sở Y tế và Sở Văn hóa Thông tin về xây dựng Làng văn hóa sức khoẻ, các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Thắng và Thành phố Lào Cai đã xây dựng được 104 Làng văn hóa sức khoẻ trong năm 2006.
Nét nổi bật nhất là trong 5 năm qua, nhân dân các dân tộc ở các làng văn hóa đã thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá xây dựng thiết chế văn hóa, quyên góp được trên 3 tỷ đồng cùng với sự hỗ trợ của nhà nước xây dựng trên 277 nhà văn hóa cộng đồng. Nhà văn hoá đã được các cấo chính quyền địa phương khai thác và sử dụng có hiệu quả, ngoài việc họp thôn, tổ, phổ biến đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mỗi năm tổ chức được từ 5 -7 buổi văn nghệ trong các dịp lễ tết, nhất là trong Ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) hàng năm, trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa bản làng.
Có thể nói trong 5 năm 2002-2006, phong trào xây dựng gia đình, làng văn hóa tỉnh Lào Cai đã có nhiều bước phát triển đáng kể, tuy vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, rút kinh nghiệm song đã được nâng cao về chất lượng, hiệu quả và độ bền vững của phong trào. Phong trào đã tạo sự chuyển biến nhận thức về vị trí vai trò của công tác xây dựng Gia đình văn hóa; Làng văn hóa trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Tạo ra bước chuyển biến mới trong đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc, tăng cường ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hóa thông tin cơ sở.  Đặc biệt, thông qua việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, giao lưu văn nghệ, thể thao đã củng cố và tăng cường tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc, các vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh.


---

Tổng kết 5 năm (2001-2005) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”


Cập nhật lúc 22:56, Thứ Tư, 25/10/2006 (GMT+7)
* TX Cẩm Phả được nhận cờ của UBND tỉnhHôm qua, 25-10, tại TP Hạ Long, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm (2001-2005) thực hiện phong trào ‘’Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’’ và triển khai phong trào giai đoạn 2006-2010.
Đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tặng cờ và bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện phong trào.
Đến dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Quynh, Uỷ viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Quang Ngữ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin; Nguyễn Hồng Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; lãnh đạo các ban, ngành; đại diện các làng, khu phố văn hóa tiểu biểu.
5 năm qua, phong trào được đông đảo nhân dân hưởng ứng, phát huy được sức sáng tạo và nguồn lực to lớn; hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, hình thành tiêu chí văn hóa mới, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Đến nay toàn tỉnh có 971 nhà văn hóa thôn, khu; 204.600 gia đình văn hóa. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 10,22% năm 2000, xuống còn 3,7% năm 2005... Nhiều làng, khu phố văn hoá, khu dân cư tiên tiến thực sự là hình ảnh của nông thôn mới, của đô thị văn minh hiện đại như làng văn hoá Mễ Sơn (Đông Triều), Yên Hải (Yên Hưng), Hội Phố (Tiên Yên)... Phong trào đã khơi dậy và phát huy những giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và thực sự là một giải pháp hữu hiệu để đưa Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo đã khẳng định kết quả to lớn của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, ghi nhận, biểu dương thành tích của các tập thể, cá nhân đạt được trong 5 năm qua. Tiếp tục triển khai phong trào trong giai đoạn 2006-2010, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu phải chú trọng mục tiêu xây dựng gia đình văn hoá theo hướng đi vào chiều sâu, có chất lượng, tạo nên môi trường văn hoá lành mạnh từ mỗi gia đình; gắn kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội... 5 năm tới (2006-2010), Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể sau: Đến năm 2010 có trên 95% số thôn, bản, làng, khu phố đạt chuẩn văn hoá, trên 90% số gia đình đạt chuẩn văn hoá, 100% số cán bộ văn hoá thông tin cấp xã, phường có trình độ trung cấp nghiệp vụ văn hoá, 50% số xã, phường có trung tâm văn hoá thể thao... Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Hồng Quân đã trao cờ của UBND tỉnh cho TX Cẩm Phả, bằng khen cho 40 tập thể và 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2001-2005.

---
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=21908


BỘ TÀI CHÍNH - UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Số: 02/2002/TTLT/BTC-MTTW
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2002                          
THÔNGTƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫncông tác quản lý tài chính thực hiện "Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và các cuộc vận động quyên góp do yban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
Thi hành Chỉthị số 23/1998/CT-TTg ngày 20/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sựphối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam đẩy mạnh cuộc vậnđộng "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khudân cư"; thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họpliên tịch với Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam (Công văn số 57/TB-VPCP ngày 03 tháng 7 năm 2001 của Văn phòng Chínhphủ); căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 6100/VPCP-QHQH ngày13/12/2001 của Văn phòng Chính phủ) thống nhất tên gọi cuộc vận động "Toàndân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ởkhu dân cư" thành tên gọi cuộcvận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư" do Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường, thị trấn quản lý, chủ trì,nối tiếp cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dâncư" trước đây; liên tịch Bộ Tài chính - Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn công tác quản lý tàichính thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóaở khu dân cư và các cuộc vận động quyên góp do Đoàn Chủ tịch Uỷban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động như sau:

I.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Thông tư nàyáp dụng đối với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóaở khu dân cư do Uỷ ban Mặt trận Tổquốc các cấp tổ chức thực hiện;"các chương trình dự án Quốc gia" và cuộc "vận động quyên gópđột xuất" ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai, trợ giúp quốc tếtheo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam phát động.

II.NGUYÊN TẮC CẤP KINH PHÍ
1. Kinh phíbảo đảm cho cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư" do ngân sách nhà nước bảo đảm theo nguyên tắc cấp nào tổ chức thựchiện do ngân sách cấp đó bảo đảm kinh phí hoạt động. Riêng đối với khu dân cưdo ngân sách tỉnh cân đối.
2. Kinh phíđể vận động nhân dân thực hiện một số đề án trong các chương trình, dự án quốcgia được bảo đảm bằng nguồn kinh phí của chương trình, dự án quốc gia theo quyđịnh về sử dụng kinh phí đối với từng chương trình, dự án quốc gia.
3. Kinh phíbảo đảm cho cuộc vận động quyên góp đột xuất ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quảthiên tai, trợ giúp quốc tế theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ do Đoàn Chủ tịchUỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phát động do ngân sáchTrung ương bảo đảm.

III.NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI
1. Đốivới cuộc vận động: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư
1.1. Nộidung chi:
a) Các nộidung chi do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam thực hiện Chi tổ chứccuộc vận động: Chi phí cho công tác thông tin tuyên truyền để phát động nhândân tham gia cuộc vận động;
Chi phục vụcông tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc;
Chi sơ kếthàng năm và tổng kết định kỳ 5 năm 1 lần;
Chi khen thưởngcho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các cuộc vận động; Chivăn phòng phẩm và chi khác phục vụ cuộc vận động (nếu có).
b) Các nộidung chi do y ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấphuyện thực hiện:
Chi tổ chứccho cuộc vận động Chi phí cho công tác thông tin tuyên truyền để phát động nhândân trong tỉnh, huyện hưởng ứng tham gia cuộc vận động do Uỷ ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam phát động;
Chi phục vụcông tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc;
Chi sơ kếthàng năm; tổng kết định kỳ 5 năm 1 lần đối với cấp tỉnh, 2 lần đối với cấphuyện;
Chi khen thưởngcho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các cuộc vận động;
Chi vănphòng phẩm, chi khác phục vụ cuộc vận động (nếu có).
c) Các nộidung chi do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện:
Chi tổ chứccuộc vận động: Chi làm khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền cho cuộc vậnđộng;
Chi họptriển khai thực hiện ở khu dân cư (tiền chè, nước uống);
Chi làm giấychứng nhận công nhận gia đình văn hóa, người tốt việc tốt;
Chi sơ kếthàng năm;
Chi cho côngtác khen thưởng hàng năm;
Chi vănphòng phẩm, chi khác (nếu có).
d) Đối vớikhu dân cư:
Chi tiềnchè, nước uống, dầu đèn, điện ánh sáng cho ban công tác Mặt trận ở khudân cư họp bàn biện pháp triển khai vận động nhân dân;
Chi tổ chứcngày Hội đoàn kết toàn dân hàng năm (18 - 11);
Chi thôngtin, tuyên truyền của Ban công tác Mặt trận tái cộng đồng dân cư;
Chi tiềnxăng, xe đi công tác vận động của Ban công tác Mặt trận ở khudân cư và xã, phường; Chi biểu dương thành tích cá nhân, tổ dân cư thực hiệntốt các phong trào, các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc phátđộng hàng năm và đột xuất;
Chi vănphòng phẩm, chi khác (nếu có).
1.2. Mứcchi:
Mức chi tiềnăn, nghỉ cho đại biểu dự hội ngộ thực hiện theo quy định hiện hành về chế độcông tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị.
Mức chi tiềnthưởng áp dụng theo mức chi quy định tại Thông tư số 25/2001/TT-BTC ngày16/4/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chínhthực hiện chế độ khen thưởng thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội và bảo vệ Tổ quốc; đối với các trường hợp được khen thưởngngoài đối tượng quy định tại Thông tư số 25/2001/TT-BTC ngày 16/4/2001 của Bộ Tàichính thì tùy theo khả năng ngân sách dành cho cuộc vận động ở địaphương để thực hiện khen thưởng, nhưng mức thưởng tối đa không vượt quá mứctiền thưởng quy định tại Thông tư số 25/2001/TT-BTC ngày 16/4/2001 của Bộ Tàichính.
Đối với khudân cư: Để tạo điều kiện cho cuộc vận động ở khu dân cư đạt kếtquả, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí dự toán ngânsách đảm bảo thực hiện các nội dung chi cho cuộc vận động "Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư quy định tại tiết d điểm 1.1 củaThông tư này theo mức 1.000.000 đồng/năm/khu dân cư (Một triệu đồng/năm/khu dâncư).
2. Đốivới cuộc vận động nhân dân thực hiện một số đề án trong các chương trình, dự ánquốc gia:
Hàng năm,căn cứ vào nhiệm vụ của Uỷ ban Mặt trận Tổquốc các cấp trong việc thực hiệncác chương trình quốc gia như xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội,phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, bảo đảm an toàngiao thông; trên cơ sở đề nghị và dự toán của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trậnTổ quốc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp xem xét bố trí kinh phí cầnthiết theo quy định hiện hành để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện đốivới từng chương trình quốc gia.
3. Đốivới cuộc vận động quyên góp đột xuất
3.1. Nộidung chi:
Chi tổ chứccuộc vận động: Chi phí cho công tác thông tin tuyên truyền để phát động nhândân tham gia cuộc vận động;
Chi cho côngtác kiểm tra, đôn đốc;
Chi sơ kết,tổng kết cuộc vận động;
Chi khen thưởngcho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các cuộc vận động;
Các khoảnchi khác phục vụ cuộc vận động: Chi vận chuyển hàng hóa, chi bồi dưỡng cho cánbộ trực tiếp thu gom tiền, hàng hóa do các tổ chức và cá nhân ủng hộ.
3.2. Mứcchi:
Mức chi tiềnăn, nghỉ cho đại biểu dự hội nghị quán triệt và phổ biến chủ trương, sơ kết,tổng kết cuộc vận động theo quy định hiện hành về chi hội nghị;
Mức chi tiềnthưởng áp dụng theo mức chi quy định tại Thông tư số 25/2001/TT-BTC ngày16/4/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chínhthực hiện chế độ khen thưởng thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội và bảo vệ Tổ quốc; đối với các trường hợp được khen thưởngngoài đối tượng quy định tại Thông tư số 25/2001/TT-BTC ngày 16/4/2001 của Bộ Tàichính thì tùy theo khả năng ngân sách dành cho cuộc vận động ở địaphương để thực hiện khen thưởng, nhưng mức thưởng tối đa không vượt quá mứctiền thưởng quy định tại Thông tư số 25/2001/TT-BTC ngày 16/4/2001 của Bộ Tàichính;
Chi bồi dưỡngcho cán bộ công chức nhà nước trực tiếp thu gom tiền, hàng hóa ủng hộ, chi làmđêm, thêm giờ mức chi áp dụng theo quy định về chế độ làm thêm giờ theo quyđịnh tại Thông tư số 18/LĐTBXH-TT ngày 02/6/1993 của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương thêm giờ vàphụ cấp làm đêm;
Chi bồi dưỡnglao động thuê ngoài, mức tối đa không quá 20.000 đồng/ngày/người;
Chi vậnchuyển hàng hóa: Căn cứ theo hóa đơn, chứng từ thu tiền hợp lệ của các tổ chứckinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

IV.LẬPCHẤP HÀNH, QUYẾT TOÁNKINH PHÍ
Việc lập dựtoán, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước được thực hiện theo hướngdẫn tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của BộTàichính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nướcvà các quy định hiện hành về quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí đối với cácchương trình, dự án quốc gia. Thông tư này hướng dẫn thêm một số nội dung sau:
1. Đốivới cuộc vận động "Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư":
Hàng năm,cùng với việc Xây dựng dự toán kinh phí cho năm sau, Ban Thường trực Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc các cấp xây dựng dự toán kinh phí bảo đảmcho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức thực hiện cuộc vận động"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư" theo nội dung chi, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và mức chicụ thể theo quy định tại điểm III-1 Thông tư này gửi cơ quan tài chính cùng cấpxem xét tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí vào dự toán ngânsách hàng năm của Uỷ ban Mặt trận Tổquốc.
Ban Thườngtrực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp có trách nhiệm quyết toán kinh phíđã sử dụng với cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định hiện hành.
Riêng kinhphí để thực hiện các nội dung công việc của cuộc vận động "Toàn dân đoànkết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư", Ban Thường trực Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lậpdự toán gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí, cânđối đủ kinh phí đến xã, phường đảm bảo mức chi theo quy định tại điểm III-1.2của Thông tư này (triệu đồng/năm khu dân cư). Uỷ ban nhân dân xã, trường cótrách nhiệm cấp phát và quyết toán kinh phí này theo quy định hiện hành.
2. Đối với việc thực hiện các chương trình, dự ánquốc gia: Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp căn cứvào các quy định hiện hành về nội dung chi, định mức chi và hướng dẫn lập dựtoán kinh phí đối với từng chương trình, dự án quốc gia lập dự toán kinh phígửi Ban chủ nhiệm chương trình, dự án quốc gia thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương(đối với cấp Trung ương) và Ban chỉ đạo chương trình, dự án quốc gia ở tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (đối với cấp địa phương). Khi phân bổ kinh phíchương trình, dự án quốc gia, Ban chủ nhiệm chương trình và Uỷ ban nhân dân cáccấp địa phương có trách nhiệm xem xét đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốcđể bố trí kinh phí phù hợp với nội dung của chương trình, dự án đồng thời hướngdẫn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, thực hiện đúng các quy định về sử dụngkinh phí của từng chương trình, dự án quốc gia.
3. Đốivới các cuộc vận động quyên góp đột xuất:
Khi phátđộng cuộc vận động quyên góp đột xuất, căn cứ vào nội dung chi, mức chi quyđịnh tại điểm III nêu trên. Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lập dự toán kinh phí cho từng cuộcvận động trong đó có chi tiết cho các địa phương gửi BộTàichính xem xét trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí để triển khai thựchiện cuộc vận động. Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam có trách nhiệm phân bổ và hướng dẫn các địa phương sử dụng số kinh phíđược cấp bảo đảm đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.
Căn cứ vàosố phân bổ kinh phí cho các địa phương của Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài chính thực hiệncấp kinh phí ủy quyền cho các địa phương để tổ chức thực hiện. Kết thúc cuộcvận động quyên góp, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốccác cấp có trách nhiệm quyết toán kinh phí đã sử dụng với cơ quan tài chínhcùng cấp theo quy định hiện hành.
Trên cơ sởkhối lượng công việc cần thiết phải triển khai thực hiện và số kinh phí do BanThường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam phân bổ cho địa phương, văn bản hướng dẫn sử dụng kinh phí của Ban Thườngtrực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thườngtrực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đềxuất phương án phân bổ kinh phí cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốccác quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương phê duyệt làm căn cứ phân bổ và cấp phát kinh phí choUỷ ban Mặt trận Tổ quốc các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thịtrấn thực hiện.
Kết thúccuộc vận động quyên góp Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốccác cấp có trách nhiệm quyết toán kinh phí đã sử dụng với cơ quan tài chínhcùng cấp theo quy định hiện hành. Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp toàn bộchi phí tổ chức cuộc vận động quyên góp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng gửiBộ Tài chính để theo dõi.

V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Cơ quan tàichính các cấp định kỳ và đột xuất tiến hành kiểm tra việc cấp, quản lý, sử dụngkinh phí, nhằm đảm bảo việc sử dụng kinh phí cho các cuộc vận động đúng mụcđích, có hiệu quả thiết thực.
Uỷ ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chịu trách nhiệm phối hợp với cơquan tài chính các cấp để kiểm tra hướng dẫn việc sử dụng kinh phí cho các cuộcvận động đúng nội dung và chế độ quy định.
Thông tư nàycó hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số71/1999/TTLT-BTC-MTTQTW ngày 11/6/1999 của liên tịch Bộ Tàichính - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam. Trong quá trình thựchiện, nếu có vướng mắc, đề nghị gửi về BộTài chính và ban Thường trực ĐoànChủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam để xem xét giảiquyết./.
UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG THƯ KÝ
BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
(Đã ký)
Trần Văn Đăng
Nguyễn Sinh Hùng
--


http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27229


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Số: 12/2011/TT-BVHTTDL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2011                          
THÔNG TƯ
Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”,
“Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương
_______________________

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Chỉ thị số 1869/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương, như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Hộ gia đình công dân Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Việt Nam;
b) Các thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương (dưới đây gọi chung là khu dân cư);
c) Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến trình tự và thủ tục công nhận “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương (dưới đây gọi là “Gia đình văn hóa”; khu dân cư văn hóa).
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Công nhận “Gia đình văn hóa”; khu dân cư văn hóa được áp dụng với những trường hợp có đăng ký thi đua.
2. Tuyên truyền, vận động nhân dân nắm vững và tự giác thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Gia đình văn hóa”; khu dân cư văn hóa.
3. Việc bình xét công nhận “Gia đình văn hóa”; khu dân cư văn hóa phải đảm bảo theo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và có kỳ hạn.
4. Thống nhất thực hiện nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Gia đình văn hóa”; khu dân cư văn hóa, cụ thể:
a) Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh;
b) Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình;
c) Đoàn kết xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp;
d) Đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh;
đ) Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy truyền thống “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân, tương ái”.
Điều 3. Thẩm quyền, thời hạn công nhận
1. “Gia đình văn hóa” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) công nhận mỗi năm một (01) lần; công nhận và kèm theo Giấy công nhận ba (03) năm một (01) lần.
2. Khu dân cư văn hóa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh/thành phố (gọi chung là cấp huyện) công nhận ba (03) năm một (01) lần.
Chương II
TIÊU CHUẨN DANH HIỆU “GIA ĐÌNH VĂN HÓA”; “THÔN VĂN HÓA”, “LÀNG VĂN HÓA”, “ẤP VĂN HÓA”, “BẢN VĂN HÓA”, “TỔ DÂN PHỐ VĂN HÓA” VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Điều 4. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Gia đình văn hóa”
1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:
a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;
b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm;
d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;
b) Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới về gia đình;
c) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh-sạch-đẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
d) Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác ở cộng đồng.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả:
a) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”, năng động làm giàu chính đáng;
c) Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.
Điều 5. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” và tương đương
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
c) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế;
d) Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội ở cộng đồng.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương) từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định;
b) Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;
c) Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng từng bước theo quy hoạch;
d) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.
4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
Điều 6. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;
c) Đạt tỷ lệ trên 80% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định; thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung;
d) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế.
2. Có đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú:
a) Xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của Tổ dân phố; có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em; thu hút trên 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Có 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nếp sống văn minh đô thị; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 60% gia đình văn hóa được công nhân 3 năm liên tục trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; không có trẻ em bị suy dinh dưỡng; 100% trẻ em được tiêm chủng mở rộng và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố; không gây cản trở giao thông, không đặt biển quảng cáo sai quy định, không làm mái che, cơi nới gây mất mỹ quan đô thị;
b) Nhà ở khu dân cư và các công trình công cộng được xây dựng theo quy hoạch, đúng quy định pháp luật về xây dựng, kiến trúc hài hòa cảnh quan đô thị;
c) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; không tháo nước thải và vứt rác ra đường; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường; bảo vệ hệ thống thoát nước; các điểm thu gom và xử lý rác thải.
4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) Có 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả, hầu hết những mâu thuẫn bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ CÔNG NHẬN DANH HIỆU “GIA ĐÌNH VĂN HÓA”; “THÔN VĂN HÓA”, “LÀNG VĂN HÓA”, “ẤP VĂN HÓA”, “BẢN VĂN HÓA”, “TỔ DÂN PHỐ VĂN HÓA” VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Điều 7. Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”
1. Trình tự, thủ tục:
a) Hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư;
b) Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họp khu dân cư, bình bầu gia đình văn hóa;
c) Căn cứ vào biên bản họp bình xét ở khu dân cư, Trưởng Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm;
Thời gian giải quyết là năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
d) Căn cứ quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm, Trưởng Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm.
Thời gian giải quyết là năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Hồ sơ:
a) Bản đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa” của các hộ gia đình;
b) Biên bản họp bình xét ở khu dân cư, kèm theo danh sách những gia đình được đề nghị công nhận “Gia đình văn hóa” (có từ 60% trở lên số người tham gia dự họp nhất trí đề nghị).
Số bộ hồ sơ cần nộp là một (01) bộ, nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Giấy công nhận “Gia đình văn hóa” thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
c) Điều kiện công nhận:
- Đạt 3 tiêu chuẩn, quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
- Thời gian xây dựng “Gia đình văn hóa” là một (01) năm (công nhận lần đầu); ba (03) năm (cấp Giấy công nhận).
d) Biểu dương, khen thưởng:
- Danh sách “Gia đình văn hóa” được công bố trên loa truyền thanh ở khu dân cư; được biểu dương tại “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” (Ngày 18 tháng 11 hàng năm) ở khu dân cư;
- “Gia đình văn hóa” 3 năm, được ghi vào “Sổ truyền thống gia đình văn hóa” ở khu dân cư; được cấp Giấy công nhận “Gia đình văn hóa”;
- “Gia đình văn hóa” được cấp Giấy công nhận, được bình bầu là gia đình văn hóa tiêu biểu, được tặng thưởng theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 71 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
Điều 8. Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương
1. Trình tự, thủ tục:
a) Khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
b) Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) họp khu dân cư đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa;
d) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư văn hóa, Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);
đ) Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại và cấp Giấy công nhận cho các khu dân cư văn hóa;
Thời gian giải quyết năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Hồ sơ:
a) Báo cáo thành tích xây dựng khu dân cư văn hóa của Trưởng Ban vận động cấp xã, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Biên bản kiểm tra kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận khu dân cư văn hóa của Ban vận động cấp xã hàng năm, 3 năm;
c) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Hồ sơ đề nghị công nhận một (01) bộ, nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Giấy công nhận khu dân cư văn hóa thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
d) Điều kiện công nhận:
- Đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này và các tiêu chí bổ sung theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có);
- Thời gian đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); ba (03) năm trở lên (công nhận lại).
đ) Khen thưởng:
- Khu dân cư văn hóa được thưởng theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 71 Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;
- Khuyến khích các địa phương căn cứ vào khả năng ngân sách Nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa, tăng kinh phí hỗ trợ cho các khu dân cư văn hóa xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động cho Nhà Văn hóa-Khu thể thao ở khu dân cư.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm thực hiện
1. Trên cơ sở tiêu chuẩn công nhận “Gia đình văn hóa”; khu dân cư văn hóa quy định tại Thông tư này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tiêu chí, mức đạt của các tiêu chí cho phù hợp.
2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến chỉ đạo thực hiện, kiểm tra thực hiện Thông tư này.
3. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp chỉ đạo việc bình xét, công nhận “Gia đình văn hóa”; kiểm tra việc công nhận khu dân cư văn hóa vào Quý IV hàng năm.
4. Căn cứ kết quả bình xét, kiểm tra đánh giá hàng năm, các gia đình văn hóa; khu dân cư văn hóa vi phạm những quy định của Thông tư này, sẽ không được công nhận lại; những trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị thu hồi danh hiệu. Cấp ra quyết định công nhận danh hiệu, có trách nhiệm ra quyết định thu hồi danh hiệu.
Điều 10. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Thông tư này thay thế Thông tư Liên tịch số 01/2006/TTLT/MTTW-BVHTT ngày 23 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn phối hợp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Văn hóa-Thông tin. Bãi bỏ Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa. Bãi bỏ khoản V, Điều 2 Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các địa phương phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung./.
BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
Hoàng Tuấn Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.