Bây giờ, để đối lại bài viết mang tính trả lời của cá nhân chủ biên Nguyễn Thị Huế (xuất hiện trên website của Viện Văn học), thì không phải là Trần Đăng Khoa, mà là VOV (xuất hiện trên VOV onlie). Trần Đăng Khoa vừa kêu trời về việc dùng tiền thuế của dân, nhưng lạ thật, chính ông, giờ nà vừa sử dụng uy thế và dùng tiền của VOV (mà không khác, chính là tiền thuế của dân đấy) vào việc riêng của mình.
Tôi thấy trả lời của Nguyễn Thị Huế rõ ràng vẫn là vòng vo tam quốc, ngay một câu xin lỗi, mà đúng là lỗi của bà và nhóm biên soạn cùng tất cả các loại hội động thẩm định/nghiệm thu/đọc duyệt, vẫn đi kèm cái gọi là "nhưng dù muốn hay không" ở trước đó. Để thành ra: "Nhưng dù muốn hay không, cũng tôi cũng xin thành thật xin lỗi vì sự bất cẩn này (mặc dù, chúng tôi không sai, không vi phạm nguyên tắc biên soạn công trình theo nguyên tắc folkloer học)". Viết thành thực xin lỗi, nhưng quả thật, không thấy thành ý ở trong đó. Và nói luôn là: rõ ràng, nguyên tắc biên soạn của công trình này có vấn đề thuộc về cốt lõi, cần phải tự xem lại.
Bời vậy, bác Khoa không phục, không thông cảm, là đúng rồi. Thế nhưng, bác không tự mình lên tiếng lại, mà dùng cái VOV của mình để ra mặt, thì tôi cũng không phục bác nữa. Riêng tư lẫn lộn. Hôm trước, còn là ở mức liên danh Trần Đăng Khoa/VOV, hôm nay thì thành ra VOV. Mà lại thêm nữa, thành VOV.VN. Giọng điệu của Trần Đăng Khoa không lẫn vào đâu được, nhưng mang danh VOV.VN.
Tựa như chính Trần Đăng Khoa, sau mấy chục năm, đang tự biến mình thành thần Hạn rồi.
Tựa như chính Trần Đăng Khoa, sau mấy chục năm, đang tự biến mình thành thần Hạn rồi.
Từ đây trở xuống là nguyên bài của VOV, lấy về từ VOV online.
---
VOV online, không phải Trần Đăng Khoa, viết bài này:
Trao đổi về phản hồi với bài viết của nhà thơ
Trần Đăng Khoa
VOV.VN - Lẽ ra các tác giả nên chân thành nhận lỗi và sửa chữa sai lầm thay vì viết một bức thư dài chỉ nhằm lấp liếm cái sai.
Trong một bài đăng trên blog tòa soạn của vov.vn xuất bản ngày 22/07/2013, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã lên tiếng về sự nhầm lẫn tệ hại của một công trình nghiên cứu đã biến tác phẩm trường ca Đi đánh Thần Hạn của ông thành truyện cổ dân gian Bạc Liêu.
Đó là Cuốn Từ điển type truyện dân gian Việt Nam. Ở trang 60, mục từ số 8 của cuốn sách đã đăng bản tóm tắt truyện dân gian Đi đánh thần hạn có nội dung và câu từ tương tự như trường ca của Trần Đăng Khoa viết từ khi ông 11 tuổi.
3 ngày sau đó, ngày 24/07/2013, đại diện nhóm tác giả cuốn từ điển - PGS.TS Nguyễn Thị Huế, người chịu trách nhiệm chủ biên đã cho đăng trên trang web của Viện Văn học - nơi bà công tác, bài viết “Trao đổi với nhà thơ Trần Đăng Khoa và bạn đọc về cuốn Từ điển type truyện dân gian Việt Nam”. Và ngày 25/07/2013, một bản tương tự đã được PGS.TS Nguyễn Thị Huế gửi đến vov.vn.
Bài viết PGT.TS Nguyễn Thị Huế gửi đến VOV online |
Nội dung trao đổi gồm 3 phần: 1. Giới thiệu về Cuốn Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam; 2. Nêu rõ nhóm tác giả đã sử dụng nguồn tư liệu của truyện dân gian Đi đánh thần hạn là cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu do PGS. Chu Xuân Diên chủ biên. NXB Văn nghệ TP HCM, năm 2005 và được NXB Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản năm 2011; 3. Viện dẫn hiện tượng dân gian hóa các tác phẩm văn học viết và viết lại các tác phẩm văn học dân gian và khẳng định nguyên tắc sử dụng truyện dân gian được sưu tầm và đã công bố chứ không hề “phù phép” hay “nhầm lẫn” như nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét.
Trong bài viết, PGS-TS Nguyễn Thị Huế bày tỏ sự bất ngờ khi có sự “trùng tên”, trùng “nội dung” giữa tác phẩm của nhà thơ Trần Đăng Khoa với mục từ Đi đánh thần hạn trong công trình của bà.
Bà khẳng định: “là những người gắn bó với công tác nghiên cứu lâu năm, ý thức nghiêm cẩn về nghề nghiệp, chúng tôi xác định mỗi kết quả đạt được phải bắt đầu từ mồ hôi và công sức của mình”.
Tuy nhiên, trên thực tế nhóm tác giả của một cuốn từ điển - là loại sách công cụ đòi hỏi sự chính xác và tính khoa học rất cao, sách tham chiếu, tra cứu hàng đầu, đã vội vã “không thẩm định nguồn của nguồn truyện kể dân gian này và không đối chiếu các nguồn tài liệu khác nhau về type truyện này” như thừa nhận trong bài viết. Thật đáng tiếc vì đây lại chính là một trong những thao tác thiết yếu của những người làm công tác nghiên cứu văn hóa dân gian.
Trong khi chỉ gần gõ cụm từ “Đi đánh Thần Hạn” trên công cụ tìm kiếm google là có thể cho ra cả nghìn kết quả cho thấy tác giả bài thơ là ai. Vì không thẩm định và đối chiếc nên nhóm tác giả đã không biết về bản kể truyện thơ Đi đánh thần hạn của nhà thơ Trần Đăng Khoa xuất bản lần đầu năm 1970 và đã từng được tái bản 30 lần.
Bìa cuốn Từ điển type truyện dân gian Việt Nam dày 1099 trang. Ảnh: Trần Thiện Khanh/Viện Văn học
|
Như vậy, nhóm tác giả không chỉ sai sót về phương pháp khoa học nghiên cứu văn hóa dân gian đơn thuần, mà điều đáng nói là thái độ của họ không thẳng thắn và sòng phẳng trước cái sai của mình. “Công trình của chúng tôi sử dụng nguồn tư liệu đã được công bố cách đây 8 năm về trước và được tái bản cách đây 2 năm chứ không hề “biến” truyện thơ thành một truyện dân gian” – PGS.TS Nguyễn Thị Huế khẳng định.
Bên cạnh việc thừa nhận thiếu sót của nhóm biên soạn, điều đáng nói là Chủ biên công trình cấp Bộ này đã dành hơn một trong 4 trang bài để lòng vòng giải thích về hiện tượng dân gian hóa các tác phẩm văn học viết chỉ để giảm nhẹ tình tiết cho sự “nhầm lẫn” và cẩu thả này.
PGS.TS Nguyễn Thị Huế cho rằng đây là việc hoàn toàn khác và “tuyệt đối” không thể cho rằng, nhóm tác giả của bà đã “phù phép” một truyện thơ có tác giả thành truyện dân gian.
Lẽ ra với tinh thần tôn trọng chân lý mà bất kỳ nhà khoa học nào cũng phải có, PGS Nguyễn Thị Huế phải nhận thức rằng, “nhầm lẫn” hay “phù phép” thì kết quả cuối cùng vẫn là sai sự thật. Cung cách làm việc rất “nghiệp dư” của nhóm tác giả đã nâng tầm và hợp thức hóa cái sai đơn lẻ trong một cuốn sách bình thường vào một cuốn từ điển khoa học chuyên ngành.
Một bộ từ điển “tầm cỡ”, được tài trợ bằng tiền đóng thuế của dân đã được biên soạn bởi một cán bộ có 40 năm thâm niên trong công tác nghiên cứu, cùng với những cán bộ có chuyên môn, bằng cấp và được nghiệm thu bởi một hội đồng khoa học nghiêm túc mà vẫn có những sai sót “đáng kinh ngạc”.
Lẽ ra các tác giả nên chân thành nhận lỗi và sửa chữa sai lầm này thay vì viết một bức thư dài chỉ nhằm lấp liếm cái sai và cách làm việc cẩu thả của mình. Đó là thái độ khó chấp nhận với những người làm khoa học chân chính./.
VOV online
- VOV là Trần Đăng Khoa, hay Trần Đăng Khoa hóa thành VOV, như thần Hạn rồi ?
- Trần Đăng Khoa không thông cảm với cách giải thích, vì là từ điển
- Lời thưa lại của Nguyễn Thị Huế
- Lên tiếng của Trần Đăng Khoa và dư luận
- Xem nhanh cuốn sách mà Trần Đăng Khoa vừa lên tiếng
- Trần Đăng Khoa lên tiếng
Bác Giao khắt khe vơi bá Trần Đăng Khoa quá. Bác Khoa viết với tư cách một cây bút của VOV online thì cũng được chứ sao, bất kỳ một tờ báo nào cũng có thể lên tiếng về những sai sót như thế này mà.
Trả lờiXóaBổ sung thêm ý này : việc phê phán sai sót của cái công trình khoa học kia, có liên quan đến tác phẩm của Trân Đăng Khoa nhưng lại không phải là việc riêng của bác Khoa đâu.
XóaBác Hòa Bình hãy thử tra lại chính trang VOV sẽ thấy có sự dịch chuyển từ "Trần Đăng Khoa/VOV" sang "VOV.VN" nhé. Trần Đăng Khoa đặt ra vấn đề đầu tiên trên hệ thống blog của VOV, tức bán công bán tư, bây giờ, sang hẳn công "VOV.VN". VOV, như cách nói của chính bác Khoa, là tiền thuế của dân VN đấy.
XóaUh.
XóaKhoằm hôm nay kiệm lời thế !
XóaEm tra loi HB nhung ma bac lai nhan "Xuat ban" truoc thanh ra khong ro y nhau, em dang gac truc trac voi bo go tieng Ta tren dt nen khong viet nhieu duoc, bac thu loi!
XóaChào anh Giao, hôm nay vô tình em vào được trang này.
Trả lờiXóaBài viết trên VOV online là của em đấy ạ. Anh nói thế oan cho anh Khoa rồi.
Trên vovonline thì em không ghi tên tác giả nhưng blog của em thì có. Em gửi anh đường link blog cá nhân của em để anh tham khảo: http://nguyenmytra.blogspot.com/2013/07/trao-oi-ve-phan-hoi-voi-bai-viet-cua.html
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn cho thêm thông tin.
XóaVấn đề là bài trên VOV online không đề tên bạn, như cách "Mỹ Trà/VOV" hay "Trần Đăng Khoa/VOV", mà chỉ là "VOV online" và "VOV.VN".
Là quan của VOV, bác Khoa hẳn nhiên hiểu rõ VOV là tiền thuế của dân. Và Mỹ Trà là người của VOV, hẳn nhiễn cũng hiểu như vậy. Mình đặt vấn đề đó trong entry trên.