Lời dẫn: Nghe câu trả lời không thông cảm của Trần Đăng Khoa, rõ là cười một cái rồi, là vì, bác đúng là thi sĩ. Bác bảo từ điển thì phải chính xác, ý là tuyệt đối ! Xin thưa là, chính xác tuyệt đối chỉ là lí tưởng không bao giờ đạt tới, tức là giấc mơ, của bất cứ cuốn từ điển nào trên thế gian này. Ở nước ta, người ta cứ sợ phạm húy, chứ các từ điển, chẳng hạn chỉ tiếng Việt và gần gũi với nó, đem ra mổ xẻ thì tất cả sẽ bị bác Khoa chụp cho cái mũ "lởm khởm" hết thôi.
Trường hợp của bản thân mình, bác Khoa cũng chưa tìm hiểu rõ, hoặc không đủ bình tĩnh cũng như cách thức để tìm hiểu rõ (chắc bác quan này bận mải quá rồi, không còn thời gian rảnh; thứ nữa, cũng đủ biết trình độ đọc sách của Trần Đăng Khoa). Thế mà, bác đã vội bảo là: “Từ một trường hợp của tôi, xin cảnh báo một cách làm việc không nghiêm túc”.
Bởi vậy, các bác biên soạn cuốn từ điển ấy, mới bức xúc. Hoàn toàn hiểu được tâm trạng.
Tuy nhiên, nói thể không phải là bênh vực các nhà biên soạn từ điển đâu. Liên quan đến nhóm này là một đề tài cấp Bộ, các hội đồng nhiều giai đoạn, và cả một hội đồng đọc duyệt nữa. Tức cả một hệ thống làm khoa học ở Việt Nam hiện nay. Vậy nên, cảnh báo của nhà thơ Trần Đăng Khoa nên được xem một cách nghiêm túc.
Dưới đây là bài vừa lên của báo Lao Động.
---
Thơ Trần Đăng Khoa bị nhầm thành...
văn học dân gian
Nhóm biên soạn cuốn “Từ điển type truyện dân gian Việt Nam” bức xúc vì ngay từ vài chục trang đầu trong công trình 2 năm trời của họ đã bị nhà thơ Trần Đăng Khoa gọi là “lởm khởm”. Nhưng nhà thơ nổi tiếng có lý do khi nặng lời như thế. Còn đằng sau đó, có lẽ cần nhìn nhận lại một thái độ thực sự nghiêm túc với khoa học.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa vừa lên tiếng vì trường ca “Đi đánh Thần Hạn” của ông bị đưa vào “Từ điển type truyện dân gian Việt Nam” (NXB Lao Động ấn hành tháng 12.2012) với tư cách truyện dân gian lưu hành ở vùng Bạc Liêu. Trong khi đó, Trần Đăng Khoa sáng tác trường ca này từ khi học lớp 4, đăng báo Văn Nghệ năm 1970 và từ đó đến nay, trường ca đã được tái bản nhiều lần.
Liên lạc với PGS-TS Nguyễn Thị Huế (Viện Văn học VN) - chủ biên bộ từ điển hơn 1.000 trang, bà Huế cho biết: Khi làm từ điển, nhóm biên soạn (gồm 5 tiến sĩ, thạc sĩ) sử dụng truyện cổ tích từ những sưu tập văn học dân gian đã được công bố. Với truyện “Đi đánh Thần Hạn”, nhóm làm từ điển đã ghi rõ trích nguồn từ cuốn “Văn học dân gian Bạc Liêu” của NXB Văn nghệ TPHCM xuất bản năm 2005.
Có 40 năm làm công tác nghiên cứu, bà Huế khẳng định, bộ từ điển được làm với thái độ khoa học, bởi những cán bộ có chuyên môn, bằng cấp và được nghiệm thu bởi một hội đồng khoa học nghiêm túc. “Tại sao mọi người không đọc cả cuốn sách của chúng tôi, mà chỉ căn cứ vào nửa trang của một mục từ mà đã coi cuốn sách là lởm khởm?” - bà Huế nói.
Toàn bộ 218 đầu sách mà nhóm làm sách sưu tầm đưa vào từ điển đều là của các tác giả đáng tin cậy, có ghi xuất xứ như một nguồn tư liệu đảm bảo. Vì vậy, khi được biết sự phản ứng của nhà thơ Trần Đăng Khoa, bà rất bất ngờ và đã gọi điện trao đổi với nhà thơ. Theo bà Huế, nhóm làm sách không vi phạm bản quyền của nhà thơ, vì không sử dụng một từ nào từ truyện thơ “Đi đánh Thần Hạn”, mà tóm lược từ bản văn xuôi được in trong cuốn “Văn học dân gian Bạc Liêu” do Chu Xuân Diên chủ biên - được công bố từ 2005 đến nay mà không có phản hồi gì, nên rất yên tâm sử dụng.
Và nhìn từ một khía cạnh tích cực, bà Huế cho rằng, đã có nhiều tác phẩm có tên tác giả, nhưng trong quá trình lưu truyền lại được coi là tác phẩm dân gian, như vậy cũng là một cách để đời sống của tác phẩm kéo dài hơn. Nếu theo góc nhìn đó, “Đi đánh Thần Hạn” của nhà thơ Trần Đăng Khoa được lưu truyền như một tác phẩm văn học dân gian ở Bạc Liêu thì cũng là một hiện tượng lý thú.
Nhưng Trần Đăng Khoa thì không thông cảm với cách giải thích của TS Nguyễn Thị Huế. Ông nói: “Nếu là sách khác thì tôi chả lên tiếng làm gì. Đây là một cuốn từ điển, là sách để người ta tra cứu thì phải có độ chính xác, tính khoa học cao, không thể thấy bất kỳ cái gì cũng vơ vào như thế. Lẽ ra chị Huế cần kiểm tra lại, chỉ cần gõ Google là ra duy nhất trường ca “Đi đánh thần Hạn” của tôi”.
Ông không cho rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa tác phẩm của ông với tác phẩm dân gian, bởi các chi tiết trích dẫn trong từ điển hoàn toàn trùng khớp với sáng tác của ông. “Từ một trường hợp của tôi, xin cảnh báo một cách làm việc không nghiêm túc” - ông nói. Nhưng nhà thơ cũng cho rằng, dù đáng tiếc, song ông cũng muốn câu chuyện khép lại ở đây.
Đem vấn đề này đi trao đổi với một nhà nghiên cứu có uy tín trong giới làm khoa học xã hội, nhà nghiên cứu này không đặt nặng vấn đề bản quyền trong trường hợp này. Nếu nhóm làm từ điển có trích dẫn tác phẩm của nhà thơ Trần Đăng Khoa thì cũng không phải là cố ý chiếm hữu, xâm phạm, mà chỉ là trích cho một cuốn từ điển và đã sai sót khi dẫn nguồn. Việc dân gian hóa một tác phẩm hữu danh cũng đã xảy ra phổ biến, thậm chí quen thuộc như những trích đoạn trong truyện Kiều, hay những câu thơ của Bút Tre cũng còn được dân gian hóa quá nhiều đến mức không ai nghĩ đó là Kiều của Nguyễn Du hay sáng tác của Bút Tre nữa.
Nhưng, vấn đề quan trọng hơn, theo nhà nghiên cứu này, đó là thái độ quyết liệt đến tận cùng trong làm khoa học - cũng như chính nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nói. Nhóm làm từ điển có thể trích dẫn từ cuốn “Văn học dân gian Bạc Liêu”, nhưng nếu lấy cuốn này coi như tư liệu gốc thì đó chưa phải là tinh thần khoa học thực sự. Nếu “Văn học dân gian Bạc Liêu” đã sai khi biên soạn, thì nhóm làm từ điển lại nối tiếp dẫn tư liệu sai đó đưa đến cho bạn đọc - đó là điều không chấp nhận được, nhất là lại với một cuốn sách đáng tin cậy mang tên từ điển.
“Về mặt khoa học, nhóm làm từ điển đã không cẩn trọng khi dẫn nguồn, phải có sự kiểm chứng và tìm về cội nguồn tác phẩm” - nhà nghiên cứu này nói. “Có những tác phẩm được coi là “dân gian”, nhưng thực sự lại là có tác giả, thậm chí tác giả từ cách đây hàng chục năm, hay hàng thế kỷ. Với trường hợp “Đi đánh Thần Hạn”, việc kiểm chứng và tìm nguồn gốc tác phẩm không phải là quá khó khi mà tác phẩm mới được công bố năm 1970 và sau này được in lại nhiều lần”.
Có 40 năm làm công tác nghiên cứu, bà Huế khẳng định, bộ từ điển được làm với thái độ khoa học, bởi những cán bộ có chuyên môn, bằng cấp và được nghiệm thu bởi một hội đồng khoa học nghiêm túc. “Tại sao mọi người không đọc cả cuốn sách của chúng tôi, mà chỉ căn cứ vào nửa trang của một mục từ mà đã coi cuốn sách là lởm khởm?” - bà Huế nói.
Toàn bộ 218 đầu sách mà nhóm làm sách sưu tầm đưa vào từ điển đều là của các tác giả đáng tin cậy, có ghi xuất xứ như một nguồn tư liệu đảm bảo. Vì vậy, khi được biết sự phản ứng của nhà thơ Trần Đăng Khoa, bà rất bất ngờ và đã gọi điện trao đổi với nhà thơ. Theo bà Huế, nhóm làm sách không vi phạm bản quyền của nhà thơ, vì không sử dụng một từ nào từ truyện thơ “Đi đánh Thần Hạn”, mà tóm lược từ bản văn xuôi được in trong cuốn “Văn học dân gian Bạc Liêu” do Chu Xuân Diên chủ biên - được công bố từ 2005 đến nay mà không có phản hồi gì, nên rất yên tâm sử dụng.
Và nhìn từ một khía cạnh tích cực, bà Huế cho rằng, đã có nhiều tác phẩm có tên tác giả, nhưng trong quá trình lưu truyền lại được coi là tác phẩm dân gian, như vậy cũng là một cách để đời sống của tác phẩm kéo dài hơn. Nếu theo góc nhìn đó, “Đi đánh Thần Hạn” của nhà thơ Trần Đăng Khoa được lưu truyền như một tác phẩm văn học dân gian ở Bạc Liêu thì cũng là một hiện tượng lý thú.
Nhưng Trần Đăng Khoa thì không thông cảm với cách giải thích của TS Nguyễn Thị Huế. Ông nói: “Nếu là sách khác thì tôi chả lên tiếng làm gì. Đây là một cuốn từ điển, là sách để người ta tra cứu thì phải có độ chính xác, tính khoa học cao, không thể thấy bất kỳ cái gì cũng vơ vào như thế. Lẽ ra chị Huế cần kiểm tra lại, chỉ cần gõ Google là ra duy nhất trường ca “Đi đánh thần Hạn” của tôi”.
Ông không cho rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa tác phẩm của ông với tác phẩm dân gian, bởi các chi tiết trích dẫn trong từ điển hoàn toàn trùng khớp với sáng tác của ông. “Từ một trường hợp của tôi, xin cảnh báo một cách làm việc không nghiêm túc” - ông nói. Nhưng nhà thơ cũng cho rằng, dù đáng tiếc, song ông cũng muốn câu chuyện khép lại ở đây.
Đem vấn đề này đi trao đổi với một nhà nghiên cứu có uy tín trong giới làm khoa học xã hội, nhà nghiên cứu này không đặt nặng vấn đề bản quyền trong trường hợp này. Nếu nhóm làm từ điển có trích dẫn tác phẩm của nhà thơ Trần Đăng Khoa thì cũng không phải là cố ý chiếm hữu, xâm phạm, mà chỉ là trích cho một cuốn từ điển và đã sai sót khi dẫn nguồn. Việc dân gian hóa một tác phẩm hữu danh cũng đã xảy ra phổ biến, thậm chí quen thuộc như những trích đoạn trong truyện Kiều, hay những câu thơ của Bút Tre cũng còn được dân gian hóa quá nhiều đến mức không ai nghĩ đó là Kiều của Nguyễn Du hay sáng tác của Bút Tre nữa.
Nhưng, vấn đề quan trọng hơn, theo nhà nghiên cứu này, đó là thái độ quyết liệt đến tận cùng trong làm khoa học - cũng như chính nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nói. Nhóm làm từ điển có thể trích dẫn từ cuốn “Văn học dân gian Bạc Liêu”, nhưng nếu lấy cuốn này coi như tư liệu gốc thì đó chưa phải là tinh thần khoa học thực sự. Nếu “Văn học dân gian Bạc Liêu” đã sai khi biên soạn, thì nhóm làm từ điển lại nối tiếp dẫn tư liệu sai đó đưa đến cho bạn đọc - đó là điều không chấp nhận được, nhất là lại với một cuốn sách đáng tin cậy mang tên từ điển.
“Về mặt khoa học, nhóm làm từ điển đã không cẩn trọng khi dẫn nguồn, phải có sự kiểm chứng và tìm về cội nguồn tác phẩm” - nhà nghiên cứu này nói. “Có những tác phẩm được coi là “dân gian”, nhưng thực sự lại là có tác giả, thậm chí tác giả từ cách đây hàng chục năm, hay hàng thế kỷ. Với trường hợp “Đi đánh Thần Hạn”, việc kiểm chứng và tìm nguồn gốc tác phẩm không phải là quá khó khi mà tác phẩm mới được công bố năm 1970 và sau này được in lại nhiều lần”.
- Trần Đăng Khoa không thông cảm với cách giải thích, vì là từ điển
- Lời thưa lại của Nguyễn Thị Huế
- Lên tiếng của Trần Đăng Khoa và dư luận
- Xem nhanh cuốn sách mà Trần Đăng Khoa vừa lên tiếng
- Trần Đăng Khoa lên tiếng
Phải là người trong cuộc mới thấy cái bức xúc của nhà thơ Trần Đăng Khoa vẫn còn nhẹ chán. Ai đời đứa con tinh thần của mình bao lâu nay đã rõ ràng như thế mà có kẻ lại bảo là con của người khác thì có tức không kia chứ! Đã thế nó lại còn chưng ra cái bằng chứng "khoa học" về "ADN" nữa mới kinh!? Kiểu làm khoa học như các vị này qua bài trả lời của chủ biên đủ thấy trình độ thật sự về học vị các trí thức ở nước ta nó như thế nào cho phát triển của đất nước... Mà đâu chỉ có mỗi Trần Đăng Khoa, nhà báo Lê Bá Dương có bài thơ "Lời gọi bên sông" cũng được các quan biến thành tác phẩm dân gian đó thôi!
Trả lờiXóaVâng, về mặt tâm trạng, thì chúng ta hiểu được bức xúc của bác Khoa.
XóaTuy nhiên, bác Khoa cũng phát ngôn có phần quá tay, quá khích. Vẫn đề sẽ thú vị đi, thuyết phục hơn, nếu bác Khoa chịu khó tìm hiểu nguồn gốc của sự việc trước khi lên tiếng. Mà gốc gác chính là như sau: bác Khoa đọc sách kém (hay cố tình đọc sách kém), rồi không bỏ ra vài phút ra đọc cuốn Văn học Dân gian Bạc Liêu trước khi lên tiếng.