Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

31/08/2023

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (bài 2004)

Trần Quốc Vượng (1934-2005) là một học giả danh tiếng có nhiều gắn bó với Phủ Giầy và tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đặc biệt, ông đã góp nhiều công sức và trí tuệ trong việc khôi phục lễ hội Phủ Giầy (Nam Định) sau Đổi Mới.

Luận giải về Phủ Giầy từ góc nhìn lịch sử - văn hóa đã công bố đầu thập niên 1990 của thầy Trần Quốc Vượng, trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (có toàn văn và tóm lược ý chính).

Gần 10 năm sau, vào năm 2004, tại hội thảo Lễ hội Phủ Dày : Giá trị và phát triển du lịch - văn hóa (được tổ chức tại UBND huyện Vụ Bản), để kỉ niệm 10 năm lễ hội Phủ Giầy được chính thức mở lại, thầy có phát biểu một tham luận giá trị - sau hội thảo, toàn văn đã được đăng tải trên Tạp chí Di sản Văn hóa số 7.

1. Đại khái bài đó như sau (những dòng mở đầu và đoạn kết):




2. Trong bài, thầy Vượng có nhắc lại kết quả nghiên cứu mà ông đã công bố vào đầu thập niên 1990, về kết cấu "làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản" (thôn An Thái - xã Vân Cát - huyện Thiên Bản) thời Lê, như sau:


Có thể thấy, như nguyên văn ở trên, sau nhiều năm nghiên cứu, thầy Vượng vẫn kiên trì quan điểm về nơi sinh của Thánh Mẫu là "thôn An Thái - xã Vân Cát - huyện Thiên Bản" thời Lê.

Bài viết vào tháng 4 năm 2004 này có lẽ là một trong những tác phẩm cuối cùng của ông (ông đã từ trần vào tháng 8 năm 2005).

Với tư cách nhà sử học, thầy đã xây dựng quan điểm của mình, rất rõ ràng: thôn An Thái nằm bên trong xã Vân Cát (mà không phải là: thôn Vân Cát nằm trong xã An Thái). Thôn An Thái đã tách khỏi xã Vân Cát từ lâu để thành xã An Thái, từ thời hai ông Nghè của địa phương (khoảng cuối thế kỉ XV).

Để hiểu thực chất về mối quan hệ giữa "An Thái" và "Vân Cát" đã như thế nào trong lịch sử, chúng ta phải đi rất từ từ (mất rất nhiều công sức khảo cứu trên các tư liệu khả tín). Bây giờ mới chỉ là điểm lại quan điểm của các học giả đi trước, mà trực tiếp ở đây là của nhà sử học Trần Quốc Vượng. 

Sau nhóm đạo sĩ Thanh Hòa Tử (ở thập niên 1840-1850) và nhà sử học Trần Quốc Vượng (ở các thập niên 1990s-2004), Giao Blog sẽ điểm dần quan điểm của các học giả khác.

3. Toàn văn bài của thầy Vượng và tin tức tổng thuật về hội thảo năm 2004 được dán ở bên dưới.

Tháng 8 năm 2023,

Giao Blog


---


Tin về hội thảo






..

Toàn văn tham luận của Gs. Trần Quốc Vượng











---

Các entry liên quan đã đi trên blog này:

 Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (bài 2004)

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (cụm vấn đề Vân Cát - An Thái - Tiên Hương)

Sòng Sơn Thánh Mẫu (Liễu Hạnh công chúa) trong cuốn sách trọng yếu về thần tiên Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.