Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 7 tháng 11 năm 2021 tại đất Phù Tang - nơi ông đã tới du học trước năm 1975, ở lại và xây dựng gia đình cùng một cô gái Nhật Bản. Sinh thời, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, phong trào thanh niên, thương mại, ngoại giao,...).
Thông tin ông qua đời được truyền đi vào ngày hôm kia - ngày 19 tháng 11 năm 2021 - trong nhóm "Lưu học sinh vùng Tokyo 1990s-2000s". Một bạn thân thiết với gia đình chú Huỳnh Trí Chánh loan tin kèm theo e-mail bằng tiếng Nhật của gia đình.
Cáo phó của trang Exryu thì cho biết, ông đã rời cõi tạm vào lúc 21h23 ngày 7 tháng 11 năm 2021 (Giao Blog cập nhật tin này vào tối ngày 21/11/2021). Bạn cùng thời với chú Chánh (các chú các bác Vĩnh Sĩnh, Đào Hữu Dũng,...) tự định danh thế hệ của mình là lứa "Chiêu Hòa 40/Showa 40" (lứa đến Nhật vào năm Chiêu Hòa thứ 40, tức năm 1965).
1. Ông là một đàn anh của nhiều thế hệ du học sinh Nhật Bản (thế hệ trước 1975, thế hệ sau 1986). Một phần đời của ông gắn bó với Đại học Ngoại ngữ Tokyo (gọi tắt là Togaidai hoặc Gaigodai) - ngôi trường thân yêu của chúng tôi (tôi đã kể nhanh về ngôi trường của mình ở đây hay ở đây).
2. Tôi là thuộc thế hệ con cháu, đến Nhật khi ông chuẩn bị rời khỏi môi trường đại học (đến tuổi về hưu), nhưng được đặc cách cho gọi là "anh Chánh". Tôi vẫn bị lẫn lộn giữa hai cách xưng hô là "anh Chánh" và "chú Chánh".
3. Ông là một trong những người Việt Nam kể cho tôi nghe trực tiếp chuyện về chí sĩ Trần Đông Phong (hiện không nhớ rõ lần ông kể đầu tiên với tôi là vào ngày hội trường của Đại học Ngoại ngữ Tokyo mùa thu năm 1999 - lúc ấy, tôi còn chưa nhập học - hay là sau năm 2000 khi mà tôi đã chính thức vào trường; có nhiều khả năng là sau năm 2000).
Dưới đây là một sưu tập những chia sẻ của các thế hệ du học sinh Nhật Bản khi nghe tin người đàn anh Huỳnh Trí Chánh vừa ra đi. Mở đầu là chia sẻ của chị Lâm Hồng Phương và anh Đoàn Lê Giang.
Hà Nội, tháng 11 năm 2021,
Giao Blog
ABK (quận Văn Kinh, thủ đô Tokyo), ngày 20 tháng 11 năm 2021 |
Nguyên chú: "Trong ảnh anh Huỳnh Trí Chánh là người đứng hàng thứ hai từ tay trái." |
Nguyên chú: "Anh Chánh mặc áo T shirt trắng đứng ở giữa" |
Chú Huỳnh Trí Chánh và gia đình - vợ cùng hai con gái (ảnh từ Fb ĐLG) |
Ba người đàn anh (từ trái sang phải): Huỳnh Trí Chánh, Nguyễn Thiện Nam (giữa), Đoàn Lê Giang (ảnh của Fb ĐLG) |
Khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ Tokyo (ảnh của Giao Blog, chụp năm 2015) |
---
Ngày 20/11/2021
https://www.facebook.com/lamvanphuong.lam.12/posts/1423518821376178
..
Ngày 21/11/2021
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1574844512858114&id=100009977416332
..
---
CẬP NHẬT
3. Cập nhật vào tháng 1 năm 2022
Đây là các tấm ảnh mà gia đình chú Chánh ở Nhật Bản gửi cho một người trong nhóm "LHS vùng Tokyo 1990s-2000s".
2.
https://www.facebook.com/groups/250338878461227/posts/1921600164668415
"
"
"
"
1.
Exryu Huỳnh Trí Chánh
(65, Tokyo Suisan-dai)
( ~ 7 tháng 11 năm 2021 )
Vô cùng thương tiếc báo tin
Anh Huỳnh Trí Chánh (65, Tokyo Suisan-dai)
Đã qua đời ngày 7 tháng 11 năm 2021
tại Nhật Bản. Hưởng thọ 78 tuổi.
Thành kính phân ưu cùng chị Yasuko và toàn thể tang quyến.
Nguyện cầu hương linh anh Chánh được sớm tiêu diêu miền cựa lạc
Exryu Cuối Tuần
................................
Vài hàng chia tay
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Xin chào các bạn,
Chúng tôi, Võ Thành Long và Lê Văn Tâm xin báo tin buồn với lòng thương tiếc sâu sắc là anh Huỳnh Trí Chánh, người bạn của chúng ta, đã qua đời vào 21:23 ngày 7 tháng 11 năm 2021 vì bịnh viêm phổi (tiếng Nhật là 誤嚥性肺炎).
Chị Chánh nói là chỉ làm đám tang trong gia đình xong và sẽ hỏa táng vào ngày 11 tháng 11 năm 2021. Vì điều kiện chật hẹp của nhà hỏa táng, nên gia đình chỉ tổ chức quy mô gia đình, mong anh em thông cảm.
Được sự đồng ý của chị Chánh, chúng tôi sẽ tổ chức một buổi lễ đốt nhang và tường nhớ anh Chánh như sau :
địa điểm : phòng 101, Asia Bunka Kaikan
ngày giờ : từ 15 giờ đến 16:30 ngày 20 tháng 11 năm 2021.
Chị Chánh sẽ có mặt chung với chúng ta.
Vì trong bối cảnh dịch bệnh corona, anh chị em tham dự xin vui đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.
Trân trọng
Võ Thành Long và Lê Văn Tâm
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Vô cùng thương tiếc và xin thành kính chia buồn cùng gia đình anh Huỳnh Trí Chánh.
Thế là lại vắng một sempai, một người bạn cùng thời của chúng ta.
Hẳn là anh đã sống một cuộc đời trọn vẹn theo ý mình, Xin chúc anh từ nay yên nghỉ thảnh thơi.
Quỳnh Chi
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Buồn quá!
Thương nhớ tiếc một người bạn tận tụy, nhiệt tình, tích cực.
Xin cùng với các bạn nguyện cầu anh linh anh Huỳnh Trí Chánh sớm an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
Xin chia buồn cùng gia đình anh Chánh,
Xin cảm ơn anh Tâm và anh Long đã báo tin
Huỳnh Mùi
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Tôi vô cùng đau buồn được tin Anh Huỳnh Trí Chánh đã ra đi. Nhớ ngày nào sau 75 khi trở lại Nhật, tôi có đến thăm Anh Chánh tại nhà Anh, ở gần ga Shimbashi thì phải. Một người bạn hoạt bát, lanh lợi, vui vẻ, sao Anh đã vội ra đi !
Nguyện cầu hương linh Anh Chánh sớm trở về nước Phật vui sống đời đời trên Cõi Vĩnh Hằng.
Nguyễn-Trung Chí (Exryu USA)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Tôi dự định chuyến về Nhật năm 2020 sẽ ghé thăm anh, nhưng thực tế tinh hình dịch bệnh covid-19 ngày một trầm trọng vượt qua dự tưởng. Các chuyến bay đi về Nhật –Việt Nam đều bi hạn chế, các qui chế tiêm chủng vaccine cũng quá khó khăn, cứ ngong ngóng ngày được lên máy bay, nhưng cũng chưa thực hiện được.
Dịch Covid-19 lần này xảy ra làm đảo lộn mọi trật tự thế giới trên mọi lãnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, len vào gia đình, quan hệ Người với Người, sự tàn khốc ngoài sức tưởng tượng và chẳng ai dự đoán được thân phận mình ngày mai sẽ ra sao.
Nói đến anh Chánh, bao giờ cũng nhớ đến dáng người nhỏ bé. Nhớ ngày xưa anh Vĩnh Sính ví anh Chánh như “ Người ruồi gieo máu lửa”. Nhưng trong hoạt động và công việc anh bao giờ cũng tích cực, chu đáo, đi tiên phong và không bao giờ lùi bước trước khó khăn, nghịch cảnh, cố gắng đạt được mục đích đã hoạch định.
Đối với lớp anh em trẻ, anh bao giờ cũng có tình cảm khoan dung với nụ cười dễ thương.
Về tửu lượng anh Chánh là “một cao thủ “mà tôi chưa bao giờ gặp
Thường thì người ta mượn rượu tiêu sầu :” Dục phá thành,duy hữu tửu”, nhưng với anh Chánh thì rượu là một chất xúc tác để khơi mào câu chuyện trao đổi với anh em, câu chuyện không bao giờ có hồi kết . Có những lần hẹn anh đi ăn cơm chiều thứ Bảy xong, anh lại rủ đi uống lần 2 (Ni ji kai 二次回), lần 3 (3 次回) đến 3-4 giờ sáng là chuyện bình thường
Cách đây hơn 4 năm, khi biết anh bị tai biến mạch máu não,tôi ghé đến bệnh viện ở TODA thăm anh,suốt buổi chiều anh vui vẻ cố gắng nói chuyện, nhưng phần lớn anh chỉ nhớ tiếng Việt Nam, tiếng Nhật anh quên gần hết,và nói những chuyện của 10-30 năm trước, còn những chuyện gần sau này anh hầu như không nhớ rõ được. Chị Yasuko than anh chỉ nói tiếng Việt, nên đôi khi Chị Yasuko không hiểu hết ý của anh, nên mỗi ngày làm khán hộ bệnh cho anh rất vất vả.
Sau lần đi thăm anh, tôi chạnh lòng đinh ninh không lẽ đây là lần cuối cùng nói chuyện với anh Chánh trong một tâm thái bâng khuâng khó diễn tả.
Trước khi chia tay, tôi cảm thấy anh có điều gì còn muốn nói thêm; bước đi một lúc, ngoãnh nhìn lại vẫn còn thấy anh đứng vẫy tay :
.....
........
(Có những niềm riêng;Lê tín Hương)
Sau lần gặp mặt đó, vẫn định có dịp về Nhật, rủ vài anh em đi thăm, nhưng bây giờ không còn có cơ hội nữa.!!!.
Vầng trăng xưa vẫn còn, mà người xưa giờ cách xa muôn trùng !
Anh Chánh!
Khi vào trong cuộc đời này, anh đã đóng góp và trả nợ cuộc đời như Trịnh Công Sơn viết : “Hai mươi năm xin trả nợ người “, vì vậy lần này ra đi anh đã hoàn thành” Nghiệp” mà vũ trụ đã trao cho anh, nói theo cách của Thần số học (Numerology của Pythagoras). Hiện anh đang đi vào một vùng năng lượng mới sau khi hoàn thành” Nghiệp”.
.......
(Như một lời chia tay;Trịnh Công Sơn)
Chào anh
Dương Văn Quả ( Exryu Japan )
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Tôi xin được phép chia sẻ vài cảm tưởng cá nhân của tôi về anh Huỳnh Trí Chánh. Nếu tôi có nói điều gì không chuẩn xác, xin các anh chị vui lòng tha thứ.
Hôm được tin anh Chánh qua đời, tôi hết sức bồi hồi xúc động. Đã chứng kiến việc sức khỏe của anh suy thoái từ nhiều năm nay, nhưng khi sự việc xảy ra, tôi cũng không dè vì Chánh kiên trì lắm.
Hồi tưởng lần đầu tiên đi cùng anh Vũ Thư Thanh đến Tòa Đô Chính Tôkyô để dự một party chào đón sinh viên ngoại quốc dưới thời Đô trưởng Minobe (hôm đó có một cụ bà nữ sinh viên du học từ đời Minh Trị cũng có mặt). Tôi nhờ cơ hội ấy mà quen biết anh và hơn 56 năm trời đã trôi qua. Kẻ Komaba người Kokusai, kẻ Đà Lạt người Nha Trang nhưng chúng tôi là bạn đồng khóa Shôwa 40 (1965) đấy. Hồi anh Vũ Thư Thanh - bạn của tôi và anh, lại là láng giềng anh - còn sinh tiền, mỗi lần từ Pháp qua, tôi thường có dịp gặp gỡ cả hai ở Itabashi.
Anh Chánh là người cương trực, sống sôi nổi, hành xử như một trang hảo hớn đời xưa nên đôi khi có vài cử chỉ đầy kịch tính nhưng anh không bao giờ chủ tâm làm tổn thương ai. Cũng như bản thân tôi và những người khác, Chánh không phải là người toàn hảo nhưng bạn bè dù khác chính kiến, vẫn yêu mến anh vì anh ăn ở rất có tình. Hai chúng tôi tính khí cũng khác nhau nhưng tôi hết sức yêu mến và nể trọng anh vì anh đã sống rất thành thực, thực tâm yêu nước thương nòi và biết đau lòng trước những cảnh đời cơ nhỡ. Nếu không nói lên được những điều này trong giờ anh ra đi vĩnh viễn, tôi sẽ thấy mình thực có lỗi với anh.
Dù Chánh có một người vợ hiền thảo, tháo vát và chung thủy, lo cho chồng từng ly từng tý, suốt đời anh chỉ đủ ăn. Có lần mở hãng buôn nhưng cũng phải dẹp tiệm vì mỗi lúc rủng rỉnh xu hào là anh lại phóng tay chiêu đãi bạn bè.
Tôi qua Pháp sống lêu bêu từ năm 1970 đến 1996 và bặt tin anh nên không biết rõ những gì xảy ra ở Tôkyô trong khoảng thời gian đầy biến động đó. Tôi chỉ nhớ các việc làm tốt đẹp của anh sau này như đã thẳng thắn chỉ trích những tiêu cực trong chính trị, vận động hành lang để cứu bạn bè xưa đang gặp khó khăn ở VN, miệt mài dạy học ở hai trường Gaigo (Ngoại ngữ Tokyo) và trung tâm huấn luyện của Bộ ngoại giao Nhật nhằm đào tạo các nhà Việt Nam Học và chuyên viên cần thiết cho sự hợp tác giữa hai nước trong tương lai, tham gia những cuộc biểu tình chống chủ nghĩa bành trướng để bảo vệ chủ quyền biển đảo...Trước khi bị tai biến nặng, anh còn đóng vai "ông Năm", một ông già cổ quái râu tóc lơ thơ, vác túi nylon, chuyên dẫn dắt các em trẻ Sài Gòn đi nhặt rác để bảo vệ môi trường.
Chánh ơi, thôi đã hết những ngày đi chơi với nhau đến hừng sáng ở Shinjuku, Shibuya hay Ikebukuro và đợi chuyến xe điện đầu ngày (shoden) để ra về. Bạn có nhớ không, có hôm, tôi đã từ căn gác Komagome của bạn và ra thẳng phi trường Narita về Pháp sau một đêm không ngủ. Thôi đã hết cái lần được Chánh tự mình đi chợ nấu cơm cho ăn (và rất ngon) khi tôi và anh Nguyễn Khôi Minh ghé thăm nơi bạn dạy học ở ga Nihonmatsu trên Fukushima và chúng mình đã trò chuyện vui như Tết.
Lần trước, anh đã bắt đầu quên tên tôi, còn lần gặp nhau cuối cùng, anh không còn nhận ra mặt tôi nữa. Tuy nhiên, như thế là bạn hạnh phúc đó, Chánh ơi, vì đã quên đi được tất cả câu chuyện của cõi đời đầy bụi bặm này.
Xin bạn hiền hãy ngủ yên,
Đào Hữu Dũng ( Exryu Japan )
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
お知らせ頂きありがとうございます。
突然のことに、とてもショックを受けております。
残念ながら、20日はお伺いすることができません…
彼がいなければ、今の僕はありません。彼が僕に教えてくれたのはベトナム語だけではありませんでした。ボランティアとは何か?そして、人のために尽くすことの大切さを教えてくれました。
ご冥福をお祈りいたします。そして彼の志の一部でも受け継ぎ、世の中のためにどんなことができるか、行動し続けたいと思います。
寺田
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Nhận được tin buồn anh Huỳnh Trí Chánh đã qua đời, xin thành kính chia buồn cùng tang quyến và tập thể Cựu Du học sinh ở Nhật của chúng ta.
Chắc mỗi người trong chúng ta đều có một vài kỷ niệm nầy kia với anh Chánh, nhưng trong tôi anh Chánh mãi mãi là một người ngoan cường và chịu chơi hết mình trên mọi bình diện.
Nhớ hồi mới qua Nhật gặp anh thấy nể sempai quá xá, nhưng sau nhiều lần tiếp xúc nói chuyện thì rất mến anh vì sự trực tính và luôn bao che lo lắng cho kohai.
Nhớ nhiều nhất là đôi lúc nhậu với anh, hầu như là mình anh vừa nhậu vừa nói, mình chỉ nghe và tiếp mồi là chính, nhưng rất thương anh.
Nhớ lại và tặng anh mang về bên ấy mấy câu thơ xưa vừa chợt nhớ nói về uống rượu nhé,
– Be!
Bùi Chí Trung (Exryu Japan)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Tôi đã không định viết gì thêm về anh Chánh ngoài lời kêu gọi buổi họp mặt để tưởng niệm anh vì nghĩ rằng trong lòng mỗi người đều có những tình cảm thật thân thương đối với anh. Tuy nhiên sau khi đọc bài viết của anh Trung, không hiểu tại sao tôi lại muốn xin được mạn phép viết những dòng nầy để chia sẻ với chúng ta, những người còn ở lại, một bài thơ mà không nhớ do cơ duyên nào tôi đã sưu tập được .
CÒN GẶP NHAU
Kính chúc các anh chị và gia quyến luôn vui khỏe.
Nguyễn thị Ngọc Trinh (Exryu Japan)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Cựu lưu học sinh VN ở Nhật, nói đến anh Chánh, dẫu chưa có dịp tiếp chuyện đi nữa, nhưng có lẽ ai cũng biết anh. Anh tính tình vui vẻ, cởi mở, hết lòng với đất nước, bạn bè. Mấy năm trước có dịp gặp anh, có chào hỏi anh nhưng tiếc có lẽ anh không nhận ra mình được (do di chứng của chấn thương trượt ngã?).
Nay thật bàng hoàng nghe hung tin anh đã mất.
Xin anh Tâm chuyển lời chia buồn của mình đến chị và 2 cháu.
Cầu mong hương hồn anh được an nghỉ nơi miền cực lạc.
Thành kính.
LN Thảo (Exryu Japan) và gia đình.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Kính gửi anh Tâm và anh Long
Kính nhờ các anh chuyển lời chia buồn sâu sắc tới chị Chánh và hai cháu Kim Liên, Mỹ Liên.
Vì đang ở Việt Nam nên Hoàn không thể tới viếng anh Chánh được, kính nhờ các Anh thắp giùm nén tâm nhang tiễn đưa người Anh kính mến đã rời xa cõi tạm.
Cầu mong Anh sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Nguyễn Địch Hoàn (Exryu Japan)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Cầu nguyện hương hồn anh Chánh sớm siêu thoát....
Thành thật xin chia buồn đến gia quyến họ hàng...
Huỳnh vạng Minh
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Thành kính chia buồn cùng gia đình anh Huỳnh Trí Chánh,
Nhớ tiếc một người bạn tích cực, nhiệt tình, quả cảm và tận tụy, xin cùng nguyện cầu anh linh anh Chánh an lạc nơi cõi vĩnh hằng.
Cảm ơn anh Lê Văn Tâm và anh Võ Thành Long đã báo tin,
Phạm Vũ Thịnh & Võ Ngọc Thành (Exryu Úc Châu)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Thành Thật Phân Ưu cùng chị Yasuyo và gia đình anh Chánh.
Thật đau buồn khi nhận được Hung Tín này.
Vậy là từ nay chúng ta lại mất đi thêm một người bạn rất đáng quý.
Tôi đã dự định đi thăm anh Chánh từ lâu, nhưng vì COVID-19, nên đã không thực hiện được. Buồn quá.
Tôi sẽ tham dự buổi lễ ngày 20/11/2021.
Trân Trọng.
Trương Đình Thanh (Exryu Japan)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Thanh kinh chia buoncung i Gia Dinh va ban huu cua anh Chanh . :-(
Xin thap nen huong long cau nguyen anh linh cua Anh Chanh ve an vui noi coi vinh hang .
Vinh biet anh
Kinh
Nguyen Trong Binh (Exryu USA)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Thành thật chia buồn với chị Yasuko, hai cháu gái và tang quyến.
Nguyện cầu hương linh sempai được an nghỉ cõi vĩnh hằng.
Lần đầu và cũng là lần chót được anh rủ về nhà chơi vào năm 76.
Đã 45 năm không có dịp gặp lại anh nhưng vẫn nhớ món xào hẹ với gan gà mà anh đãi khi ghé nhà anh khi Tokyo đã về khuya.
NDKhanh (Exryu USA)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Thành thật chia buồn cùng chị Yasuko và tang quyến
Cầu nguyện hương linh anh Chánh sớm tiêu diêu miền cực lạc
Trần Đình Tòng và Gia Đình (Exryu VietNam)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Vô cùng thương tiếc một Sempai cương trực, khẳng khái, rất nhiệt tình và hết lòng với kohai.
Không sao quên được những mẫu chuyện có một không hai ở Nhật của anh, chỉ có anh, một mình anh với biệt danh “Người ruồi gây máu lửa “ đã chận bắt cảnh sát Nhật và dẫn về bót cảnh sát vì bắt quả tang cảnh sát chạy xe đạp ban đêm mà không có đèn và rồi ...cảnh sát phải xin lỗi !
Những ký ức về anh cứ ập về, nhất là những buổi đi “nhậu” tăng một, tăng hai, tăng ba, rồi tăng...thâu đêm để mười lần như một, kết thúc bằng một chầu “bourbon “. Đi với anh là chấp nhận “táng sới” !
Lần cuối đến thăm anh tại nhà anh ở SG.
Lần này không phải mang rượu tới biếu anh nữa mà là một hộp.. sữa bột ensure.
Từ dạo đó không còn gặp lại anh nữa.
Giờ thì anh đã ra đi...để lại bao luyến tiếc cho bạn bè và kohai.
Thôi, chúc anh đi bình yên.
...
Xin thành kính chia buồn cùng chị Yasuko và quý tang quyến.
Nguyện cầu hương linh anh sớm siêu thoát về cõi an lành.
Thái Anh Tuấn (Exryu Úc Châu)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Rất buồn khi nghe tin anh Huỳnh Trí Chánh đã ra đi vĩnh viễn.
Chỉ biết nguyện cầu cho Hương Hồn anh sớm thong thả nơi vĩnh hằng.
Namoadidaphat
PMKha (Exryu Japan) và Gia đình
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Bàng hoàng và xúc động trước sự ra đi của anh Chánh.
Qua những lúc làm việc và vui đùa, anh Chánh luôn là người bạn tốt, nhanh nhẹn và nhiệt tình.
Nguyện cầu hương linh anh tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Duyên (Exryu Úc Châu) và gia đình,
Sao Anh nỡ vội ra đi
Tôi gặp anh Chánh lần đầu tiên năm 1967 khi tôi tham dự chuyến du ngoạn ngắn hạn do Hội Sinh Viên VN tổ chức, có lẽ tại núi Takao.
Không biết có ai đó nói gì về tầm thước nhỏ người của tôi và anh Chánh, anh nói với tôi “Chúng mình phải đoàn kết với nhau”. Là kohai chân ướt chân ráo sang Nhật, tôi trả lời với sempai : “Chúng mình phải chồng chất lên nhau”. Anh phá lên cười, và lặp lại câu trả lời của tôi cho mọi người nghe.
Anh Chánh có nụ cười rất tươi. Bây giờ vẫn như nghe bên tai, mặc dù anh đã sang bên kia thế giới.
Cho tới khi tôi sang Úc, tôi có nhiều dịp làm việc chung với anh. Anh là người cương quyết, làm việc hết mình, nhưng là người bạn tốt với mọi người, kể cả những ai không cùng chính kiến với anh. Anh có khen người này, người nọ, nhưng chưa nghe anh chê bai hay nặng lời với ai. Anh nhiều lần rũ tôi về nhà anh, uống bia, kể cả sau khi anh lập gia đình với chị Yasukoi. Anh làm món nhậu rất ngon. Chị Yasuko thì không lộ gì vẽ phiền hà.
Anh cũng có óc hài hước. Có lần lái xe trên xa lộ bên Nhật, trên con đường thẳng anh buông hai tay làm anh Hoàng Khắc Long la lớn : “Coi anh Chánh lái xe mà buông tay kìa”. Anh cười khoái trá. Đi chơi với anh, bao giờ cũng vui.
Lần cuối năm 1988, tôi gặp anh ở ABK, anh biết tôi sắp sang Úc, anh đến nói với tôi : “Con tôi tên Kim”. Con tôi bị bạn nó nói “Mầy là dân Triều Tiên phải không”. Con tôi trả lời không thì bạn nó nói “Mầy nói láo, tên mầy là Kim”. Tôi nghĩ anh đau lòng lắm khi lăp lại những câu đó cho tôi nghe, ngụ ý anh tán đồng một phần nào quyết định của tôi.
Kể từ đó tôi không còn có dịp gặp anh nhưng nghe nói anh có về VN làm việc và hoạt động tích cực cho Hội Người Việt tại Nhật Bản, bỏ tiền túi đi từ Fukushima, quê chị Yasuko, về Tokyo.
Năm nay, 2021, được tin nhiều người bạn ở cùng cư xá Inage lần lượt ra đi, tôi dự định sang Nhật một lần để gặp lại ân nhân người Nhật, anh Chánh và những người bạn cũ. Vì nghĩ rằng khi tất cả ở tuổi thất thập cổ lai hi hay cao hơn nữa, bây giờ không gặp thì còn khi nào nữa.
Không may, anh đã ra đi trước khi tôi có thể sang Nhật. Xin anh an nghĩ nơi cõi vĩnh hằng.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Kính nhờ các a/c exyu Nhật Bản chuyển lời thành kính phân ưu đến g/d anh Huỳnh trí Chánh.
Nguyện hương linh anh Chánh sớm vãng sanh về miền Tây phương cực lạc.
Đỗ Văn Điền (Exryu VietNam)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Xin chia buồn cùng chị Yasuko và tang quyến.
Cầu nguyện cho hương hồn anh Chánh sớm siêu thoát.
Trưong Hà Sanh (Exryu USA)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Quang - Nhẫn xin chân thành chia buồn cùng chị Chánh và gia đình .
Ưóc mong hương hồn anh Chánh được an vui nơi miền cực lạc .
Thành kính phân ưu,
Quang - Nhẫn (Exryu USA)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Xin chia buồn cùng chị Chánh và tang quyến,
Xin nguyện cầu vong linh của anh Chánh sớm về côi niết bàn.
Gđ N V Minh Châu, Montreal
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Xin chia buồn cùng chị Chánh và toàn thể gia đình .
Nguyện cầu cho hương linh anh sớm về miền Vĩnh cửu .
Thanh Sơn (Exryu Canada) và gia đình .
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Vo cung dau buon khi nhan duoc tin Anh Chanh da ra di,nhung ky niem hop mat o Saigon cung anh Chanh khong bao gio quen duoc
Xin chia buon cung Chi Yasuko va tang quyen
Xin nguyen cau huong hon Anh Chanh som tieu dieu noi mien cuc lac
HO LAI PHUONG (Exryu Vietnam)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Thành thật chia buồn cùng chị Yasuko và tang quyến,
Kính nguyện cầu vong linh anh Hùynh Trí Chánh mau sớm về côi niết bàn.
GĐ Nguyễn Trọng Đức (Exryu USA)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Nhận được tin buồn anh Chánh đã vĩnh viễn ra đi, kính nhờ các anh Tâm/Long chuyển đến chị Yasuko và gia đình anh Chánh lời chia buồn thành kính phân ưu.
Cầu mong cho gia đình sớm vượt qua đau thương, ổn định cuộc sống, mạnh khỏe, bình an và hương hồn anh Chánh sớm về cõi vĩnh hằng.
Quách Đình Huân và gia đình (Exryu Úc Châu)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Thành thật chia buồn cùng Chị Yasuko và Tang Quyến.
Cầu mong Chư Phật độ trì hương linh Senpai Huỳnh Trí Chánh sớm về cõi Tịnh Độ.
Gia đình Nguyễn văn Tân (Exryu Canada)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Thành thật chia buồn cùng chị Yasuko và tang quyến.
Cầu nguyện hương linh Anh Chánh sớm được yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
Gia đình Lê Quang Tấn (Exryu USA)
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Thành kính phân ưu cùng gia đình anh Chánh.
Mong hương hồn anh Chánh sớm phiêu diêu miền cực lạc.
Tôi, người có tuổi hơi xem là nhỏ nhất, cũng đã gần “thất thập cổ lai hy”.
Anh Chuyễn đã ra đi, nay đến anh Chánh.
Tôi không biết lúc nào cùng sẽ được gặp anh Chuyễn, anh Chánh.
Ôi! cũng là một đời người.
Một lần nữa, xin thành kính phân ưu.
Huỳnh công Minh (Exryu Japan)
https://www.erct.com/3-HinhAnh/Exryu-Quaco/Hoai_Niem/Huynh-Tri-Chanh.htm
"
https://www.facebook.com/groups/250338878461227/posts/1917394191755679/
"
"
"
0. Ngày 9/11/2021
https://www.facebook.com/groups/250338878461227/posts/1912928502202248/
"
"
..
---
BỔ SUNG
..
Huỳnh Trí Chánh- nhân vật góp phần làm thay đổi nước Nhật
Là 1 trong 200 nhân vật làm thay đổi nước Nhật, ở tuổi 72 tuổi, với hơn 50 năm sống và làm việc tại Nhật, đã kết hôn với vợ là người Nhật, song Việt kiều Huỳnh Trí Chánh vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Ông Huỳnh Trí Chánh (Ảnh IT) |
Có hơn 50 năm sống và làm việc tại Nhật, đã kết hôn với vợ là người Nhật, song ông Huỳnh Trí Chánh vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Ông nói: “Tại sao phải đổi quốc tịch của mình?”
Thoát chết li kỳ
Còn nhớ, sau cơn động đất và sóng thần dữ dội xảy ra tại Nhật vào tháng 3/2011, hơn một ngày sau, bạn bè trong và ngoài nước mới nhận được dòng tin nhắn gửi qua email của ông Huỳnh Trí Chánh: “Tôi đang ở trại tị nạn sau khi xảy ra động đất lớn nhất trong lịch sử động đất Nhật. Huỳnh Trí Chánh chưa chết, được phát cơm và nước uống... Tôi không thể viết nhiều hơn vì hàng trăm người đang sắp hàng chờ đến lượt sử dụng máy tính ở trại tị nạn này”.
Trường hợp thoát chết của ông khá li kỳ. Chiều 11/3/2011, trận động đất xảy ra, ông rời trường cùng với 4 đồng nghiệp là người nước ngoài để về nhà, nơi ông đang trọ để dạy ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa Việt cho đội ngũ chuyên viên làm việc cho các chương trình ODA của Nhật tại Việt Nam, gọi là Trung tâm đào tạo của Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Nhật - JICA.
Trên đường đi, vì có kế hoạch mời một số bạn bè đến nhà dùng bữa vào ngày hôm sau, ông Chánh ghé siêu thị để mua thực phẩm nên khi trận động đất xảy ra, ông đã được an toàn. Còn 4 đồng nghiệp của ông, người Scotland, Australia, New Zealand và Thái làm việc tại Nhật đều chết trên đường về nhà.
Hiện tại, có trên 50 chuyên viên người Nhật làm việc cho các dự án ODA tại Việt Nam là học trò của ông từ chương trình đào tạo nói trên.
Ông Chánh nguyên là Chủ tịch Tổng Hội người Việt Nam tại Nhật trong suốt thời gian từ năm 1982-2009. Trước đó, ông là Tổng Thư ký của Tổng hội và được coi như người anh cả trong phong trào phản chiến tại Nhật trước năm 1975.
Đón Xuân Nhâm Thìn vừa qua, Ủy Ban Nhân dân TP HCM đã thay mặt Chính phủ, trao Bằng khen của Thủ tướng cho ông vì đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết hướng về cội nguồn, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương. Trước đó, năm 2006, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã trao ông bằng khen vì đóng góp đặc biệt cho sự phát triển quan hệ 2 nước.
Ông Chánh từ chối nói những chuyện đã qua, song thực tế, Tổng hội người Việt Nam tại Nhật do ông làm Tổng Thư ký và sau đó là Chủ tịch từ năm 1975 có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển tại quê nhà. Trong Thông báo giải tán Tổng hội vào năm 2009, ông Chánh viết: “Sự ra đời của Tổng hội là do tình hình khách quan lúc bấy giờ đòi hỏi cộng đồng người Việt tại Nhật cần có một tổ chức tập hợp mọi người Việt tại Nhật để cùng chung sức đóng góp...”.
Tiền thân của Tổng hội là “Tổ chức người Việt tại Nhật đấu tranh đấu cho hòa bình thống nhất đất nước” (được thành lập năm 1969 và giải tán năm 1976). Trong thời bình, những thành viên của Tổng hội theo lời kêu gọi xây dựng đất nước đã trở về làm kinh doanh từ rất sớm. Đó là ông bà Tô Bửu Lưỡng - Đào Thị Minh, thành lập Công ty Lotus chuyên xuất khẩu nông sản Việt sang Nhật từ thời Việt Nam còn bị cấm vận. Đó là ông Hồng Lê Thọ, về nước lập Công ty Mỹ phẩm Đại Phú Sỹ từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đó là ông Nguyễn An Trung lập công ty nhập khẩu xe (từ những năm đầu của thập niên 1980) nhằm tìm đường cho Việt Nam thông thương với nước ngoài ngay trong thời gian còn bị cấm vận...
1 trong 200 nhân vật làm thay đổi nước Nhật
Trong cộng đồng Việt kiều Nhật về nước kinh doanh, ông Chánh tuy không làm kinh doanh, song vai trò ngoại giao kinh tế chính trị của ông với Nhật, đặc biệt thời kỳ trước cấm vận, là rất quan trọng. Có lẽ chính vì lẽ đó, ông Chánh, cùng với những vị Thủ tướng nổi tiếng của Nhật cũng như các nhân vật nổi tiếng khắp thế giới, đã được giới thiệu trong quyển “200 nhân vật đã làm thay đổi đất nước Nhật”, xuất bản năm 1993.
Ông Chánh cũng là một Việt kiều Nhật về nước thường xuyên từ sau 1975 để thực hiện các nhiệm vụ không tên. Ông bộc bạch: “Tôi trưởng thành trong “phong trào chống Mỹ” tại Nhật. Đó là lợi thế để tạo niềm tin và làm được việc mình mong muốn để đóng góp cho đất nước trong hoàn cảnh éo le”.
Ông Chánh được đào tạo chuyên ngành Thủy sản hàng hải học tại một đại học công lập ở Tokyo (Nhật Bản). Trước ngày về hưu (năm 2001) và dạy ngôn ngữ học cho JICA, ông có hơn 20 năm giảng dạy tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo./.
https://dangcongsan.vn/nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai/huynh-tri-chanh-nhan-vat-gop-phan-lam-thay-doi-nuoc-nhat-116430.html
..
Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu Nhà nước Việt Nam bằng nghi thức loạt 21 phát đại bác bắn chào mừng khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân bắt đầu bước xuống cầu thang máy bay.
Ngay khi về đến khách sạn, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu Nhà nước ta đã gặp mặt và nói chuyện thân mật với đại diện Việt kiều và sinh viên Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Nhật Bản, cùng những người Nhật Bản đã có nhiều năm gắn bó với Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay - mà được gọi thân mật là "những người Việt Nam mới".
Hiện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản có khoảng 17.000 người, thường xuyên có các hoạt động hướng về quê hương, quan tâm đùm bọc nhau. Nhiều doanh nghiệp Việt kiều đã về nước đầu tư và hoạt động rất thành công. Các sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nhật Bản đã thành lập được Hội liên hiệp thanh niên, sinh viên Việt Nam.
Thay mặt bà con Việt kiều, Chủ tịch Tổng hội người Việt Nam tại Nhật Bản Huỳnh Trí Chánh bày tỏ niềm phấn khởi, hân hoan của cộng đồng người Việt Nam chào đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Nhật Bản.
Ông Huỳnh Trí Chánh thổ lộ sự vui mừng và tự hào về những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước thời gian qua, đưa vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Bà con Việt kiều tin tưởng chuyến thăm của Chủ tịch nước sẽ mở ra trang sử mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Ông Kamo, đại diện "những người Việt Nam mới" nhắc lại kỷ niệm xúc động được gặp Bác Hồ năm 1948 khi ông làm việc tại Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông bày tỏ niềm tự hào về thời gian được sát cánh cùng nhân dân Việt Nam chiến đấu chống thực dân xâm lược.
Nói chuyện tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vui mừng, xúc động trước tình cảm của bà con Việt kiều đối với quê hương, tình cảm của những người dân Nhật Bản đã gắn bó với Việt Nam, có những kỷ niệm sâu sắc về Bác Hồ, xem Việt Nam là quê hương thứ hai của họ.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam có được sự phát triển ngày hôm nay là nhờ những đóng góp to lớn của người dân ở trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cả sự đóng góp từ những người bạn của Việt Nam từ thời gian khổ đấu tranh giành độc lập cũng như thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ sự ủng hộ, cổ vũ của bạn bè quốc tế.
Về chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói: "Chúng ta rất vui mừng khi tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp. Ðặc biệt, tình cảm của những người bạn trước sau như một thủy chung, hữu nghị với Việt Nam sẽ càng góp phần củng cố sự hợp tác giữa nhân dân hai nước. Chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường và củng cố mối quan hệ hữu nghị và đoàn kết Việt Nam - Nhật Bản, đưa sự hợp tác giữa hai nước đi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn".
Với các sinh viên Việt Nam học tập tại Nhật Bản, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kêu gọi: "Ðất nước đang cần những bàn tay, khối óc của lớp trẻ. Các em cần ráng sức học tập, rèn luyện để sau này đóng góp xây dựng quê hương. Nhật Bản có môi trường đào tạo đặc biệt tốt. Ðất nước Nhật Bản có nền kinh tế, trình độ quản lý hàng đầu thế giới. Nhân dân Nhật Bản đi lên cũng bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Học tập ở Nhật Bản, sinh viên sẽ không chỉ tiếp thu được trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý, mà còn tích lũy được cả về ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm".
Chủ tịch nước tin tưởng với bản lĩnh trí tuệ, noi gương những người đi trước, lớp trẻ trong tương lai sẽ thành công trong công cuộc xây dựng đất nước. Việt Nam ngày mai sẽ là một đất nước hùng cường.
Chiều tối 25-11, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu Nhà nước ta đã tới thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
https://baothainguyen.vn/trang-in-23213.html
..
Vinh danh 19 kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản
Thứ Hai, 02-07-2007, 02:37
Tham dự buổi lễ có đông đảo đại diện của Tổng hội người Việt Nam tại Nhật Bản, các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan đại diện nước ta tại Nhật Bản.
Đại sứ nước ta tại Nhật Bản Chu Tuấn Cáp đã nhiệt liệt chúc mừng 19 kiều bào được nhận bằng khen lần này, thể hiện sự đánh giá cao của quê hương, đất nước đối với những đóng góp tích cực của Tổng hội người Việt Nam ở Nhật Bản nói chung và các cá nhân được nhận bằng khen nói riêng. Đại sứ nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước đang trông đợi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và tại Nhật Bản nói riêng tiếp tục phát huy truyền thống, chung sức chung lòng cùng đồng bào cả nước đóng góp hiệu quả hơn nữa vào công cuộc xây dựng quê hương, đồng thời là nhịp cầu hợp tác, hữu nghị gắn liền hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản.
Thay mặt những người được trao tặng bằng khen, Tiến sĩ Huỳnh Trí Chánh, Chủ tịch Tổng hội người Việt Nam tại Nhật Bản, đã bày tỏ niềm vinh dự và tự hào cũng như lòng biết ơn sâu sắc đối với quê hương, đất nước. Tiến sĩ cam kết sẽ nỗ lực hết sức để củng cố sự phát triển của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản nhằm đóng góp tích cực và hiệu quả hơn nữa vào sự phát triển của quê hương, đất nước, đặc biệt là sự phát triển của quan hệ Việt - Nhật.
https://nhandan.vn/nguoi-viet-xa-xu/vinh-danh-19-kieu-bao-viet-nam-tai-nhat-ban-425771/
..
|
Dẫn nhập của người biên dịch:
Nhập đề:
Có hai điều đã thúc đẩy tôi chọn những công trình nghiên cứu của người Nhật về Việt Nam làm đề tài thuyết trình:
- Một là, những nghiên cứu có tính cách "hiện đại" về Á Châu đã ra đời tại Nhật . Lý do là vì người Nhật muốn người Tây Phương hiểu về Á Châu [1] .
- Hai là, theo lời ông Furuta Motoo, nhà sử học và chuyên viên nghiên về Việt Nam, cũng là một khuôn mặt sáng giá trong giới nghiên cứu Việt Nam hiện tại (<5> Furuta, tr. 18, <6> Furuta, tr. 227) thì Nhật Bản hiện này là một quốc gia mà ngành Việt Học phát triển mạnh nhất, tính theo số lượng, kể từ con số nhà nghiên cứu, báo cáo khoa học cho đến cơ quan nghiên cứu.
Tuy vậy, trừ vài ngoại lệ hiếm hoi, những báo cáo được dịch ra tiếng nước ngoài hãy còn quá ít; dầu chúng có được dịch ra đi nữa thì đó cũng chỉ là những bài viết ngắn chứ không phải những tác phẩm tiêu biểu trong ngành, xứng đáng được tham khảo một cách rộng rãi. Vả lại, khó lòng hiểu được bản dịch của một bài viết đơn độc khi nó bị cắt đứt khỏi bối cảnh hàn lâm và trí thức mà từ đó nó đã ra đời?
I) Cấu tưởng một khu vực địa lý. Nghiên cứu về Việt Nam theo quan điểm Đông phương học Nhật Bản: |
Trước tiên phải hiểu được sự cấu tưởng một không gian địa lý gọi là Đông phương. Xuất hiện từ thập niên 1890 ( <36> Tanaka, tr. 47-50) và đối lập với những nghiên cứu về Trung Quốc xưa kia [2] , môn Tôyôgaku hay Đông phương học (chính ra trên mặt chữ Hán, họ viết là Đông dương học 東洋学 ) đã giúp cho các sử gia Nhật Bản [3] , trong vai trò học giả Đông phương học, tạo ra một "môn học khác", hay nói đúng hơn, tự tạo cho mình một tư thế khác (<36> Tanaka, tr.11-15). Khu vực được gọi là Tôyô 東洋 (trong cái nghĩa Đông phương) chỉ có nghĩa là vùng đất không phải là Tây phương (hay Tây dương 西洋, <40> Tsuda, tr. 112) [4] . Đông phương mà những sử gia này tạo ra là một chốn có chung nguồn gốc thần bí, nhưng trước tiên nó là một nơi được tách biệt khỏi cái gọi là Á châu [5] . Việc tạo nên sự tách biệt này không có mục đích lộ rõ ý muốn nhập bọn với Tây phương mà chỉ để tự tạo cho mình một thực thể khác tương xứng với họ. Không gian ban sơ được định nghĩa như Đông phương là phần đất phía đông châu Âu, nghĩa là Trung Đông, Ấn Độ, đại lục Á châu và Nhật Bản.
Bối cảnh ra đời của Đông phương học Nhật Bản:
Những nhân vật đã xây đắp nên khoa nghiên cứu Đông phương trong buổi đầu là các sử gia chuyên môn về Trung Quốc như Shiratori Kurakichi 白鳥庫吉 (1865-1942) (<Goi, tr. 15-70>, <45>Yoshikawa, <41> Tsuda, tr. 325-387), giáo sư khoa sử rồi khoa Đông phương ở Đại học đế quốc Tôkyô <39> Tôkyô Daigaku, tr. 628-669>, Ichimura Sanjirô 市村瓚次郎 , giáo sư về Hoa ngữ ở Đại học đế quốc Tôkyô và Naitô Torajirô 内藤虎次郎 tức Naitô Kônan 内藤湖南 [6] (1866-1934), giáo sư và cũng là người đã mở ra khoa Đông Phương ở Đại học đế quốc Kyôtô (<14> Ienaga, tr.3-27). Vài nhân vật như vậy đã qui tụ thành một thế hệ học giả Đông phương học. Thế hệ này cho ra đời một kiến thức rất tổng quát, một học thuyết có tính lịch sử để làm chất liệu giúp thành hình khái niệm Đông phương mà họ thai nghén. Phải đợi đến thế hệ thứ hai, kể từ những năm của thập niên 1920, mới có việc chọn một quốc gia nào đó hay một thời kỳ nào đó để làm đề tài nghiên cứu chuyên biệt. Họ bắt đầu xây dựng nền tảng và điều khiển, ít nhất là trong buổi đầu, những cơ quan nghiên cứu chính yếu cung cấp kiến thức về Á châu cho nước Nhật. Quan trọng hơn hết là phân bộ nghiên cứu của Mantetsu [7] 満鉄研究所 hay Tổng cục đường sắt Mãn Châu (<46> Young), thư viện mang tên Tôyô Bunko 東洋文庫 của Tôa Dôbunkai 東亜同文会[8] cũng như các phân khoa nghiên cứu Đông phương của các đại học đế quốc Tôkyô và Kyôto. Trên thức tế, trước Thế chiến thứ hai, ở Nhật có rất nhiều hội đoàn hay nhóm nghiên cứu về Đông phương. Thường thường giữa họ đều có liên hệ với nhau.
Từ buổi đầu của thập niên 1910, Shiratori 白鳥 đã đặt ra những phạm trù để lồng khung các kiến thức thâu thập được. Ông còn đi đến việc phân biệt giữa loại kiến thức khoa học có tính thực dụng và loại kiến thức khoa học thuần túy. Loại kiến thức thực dụng là những thành quả nghiên cứu của nhóm Mantetsu vốn có mục đích phục vụ cho các hoạt động cụ thể có tính cách chính trị hay kinh tế. Loại kiến thức thuần túy có tính lý thuyết và văn bản đến từ những công trình nghiên cứu của các đại học, đặc biệt là hai Đại học đế quốc Tôkyô và Kyôto (<36> Tanaka, tr. 231-253). Phái theo khoa học thuần túy muốn đặt mình bên ngoài những đòi hỏi của chính quyền. Ý tưởng này tiến hóa thêm một chút trong những năm 1930 dưới ảnh hưởng của học thuyết Marx lúc đó là một hệ tư tưởng rất phổ biến trong giới trí thức, nghiên cứu và giáo chức đại học (<2> Barshays, tr. 53-59; <3> Duus, tr. 147-206; <20> Najita). Từ đó, có sự phân chia thành hai nhóm, một bên nghiên cứu khoa học, khách quan, một bên nghiên cứu phục vụ đế quốc. Phạm trù này bao gồm cả hai phạm trù do Shiratori 白鳥 đặt ra mà ta đã nhắc đến bên trên. Tuy nhiên, cho dù những nhà nghiên cứu mác-xít và những nhà nghiên cứu phục vụ đế quốc có khác nhau về quan điểm, hầu như họ đều chấp nhận việc Nhật Bản đóng vai trò lãnh đạo Á Châu để đối đầu với Tây phương. Cũng vì thế, phần đông đã hợp tác công khai kể từ năm 1938 trong nhiều trung tâm nghiên cứu khác nhau để phục vụ chính quyền đương thời (<36> Tanaka, tr. 253-262) và nghĩ rằng mình đang giúp đỡ các nước bị áp bức. Thực tình, họ không có một lựa chọn nào khác ngoài việc ngậm miệng làm thinh nếu không muốn vào tù và như thế thường là chọn cái chết (< 2> Barshays; <36> Tanaka, tr.57;<46> Young, tr. 26-32).
Liên hệ giữa Việt học và Đông phương học:
Nói đúng ra, Việt Nam không phải là một phần Đông phương của Nhật Bản nhung nó đã sớm được coi như thuộc vào trong vòng đai. Các nghiên cứu về quốc gia này trong thời kỳ gọi là cận đại đã bắt đầu cùng lúc với những nghiên cứu về Tôyôgaku 東洋学 , nghĩa là vào thời điểm thập niên 1880. Đã có một vài tác phẩm viết về lịch sử An Nam như sách của Hikita Toshiaki 引田利章 (<26> Satô), một giảng viên quân sự. Trước khi Thế chiến thứ hai kết liễu, công trình nghiên cứu về Việt Nam có thể chia thành hai loại. Trước tiên là loại nghiên cứu về quá trình thuộc địa hóa dưới bàn tay người Pháp, dựa lên nguồn tư liệu Pháp. Hai là loại nghiên cứu thời tiền thuộc địa trong mối bang giao với Trung Quốc khi người Pháp chưa đặt chân đến, dựa lên trên nguồn tư liệu Trung Quốc. Cho đến thập niên 1930, tác phẩm đã phát hành chỉ vỏn vẹn có những ký sự du hành (<32> Takada, tr.44) ví như sách của <34> Takegoshi Yosaburô 竹越與三郎 (1865-1950). Trong thập niên 1920, các công trình nghiên cứu đạt được đã phản ánh ý hướng bành trướng kinh tế mới nhú mầm của một số tập đoàn tư lợi Nhật Bản qui tụ dưới hình thức hiệp hội. Chúng ta có thể kể đến tác phẩm của Maeda Hôjirô 前田宝治郎 nhan đề Futsuryô Indo-shina 仏領印支那 (Đông Dương thuộc Pháp) do Nanpô Kenkyuukai 南方研究会 xuất bản ở Tôkyô năm 1924 như một thí dụ tiêu biểu. Nó đã được yểm trợ tài chánh bởi Nanpô Kenkyuukai, nôm na là Hiệp hội nghiên cứu về vùng biển Nam. Những hiệp hội này sau đó đã xúc tiến việc nghiên cứu về khu vực thuộc địa Đông Dương trong tinh thần gọi là Nanshinron 南進論 hay lý luận bành trướng về phương Nam. Chính là phạm trù không gian ấy là nơi đã ghi dấu những công trình nghiên cứu về sau, trước thời điểm Chiến tranh Thái Bình Dương và cũng lấy Việt Nam làm đề tài. Chúng được biết đến dưới cái tên Nanpô Kenkyuu 南方研究 hay những nghiên cứu về phương Nam. Chúng có vẻ gần gủi với loại nghiên cứu khoa học có tính "thực dụng" mà chúng ta đã trình bày. Để thỏa mãn những đòi hỏi nẩy sinh từ cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, những cơ quan nhà nước của Nhật cũng cho ra đời những công trình nghiên cứu về Việt Nam (<46> Young, tr.44 và 597-606) [9] . Thường đề tài chủ yếu liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, giao thông, khí hậu, canh nông và các nhóm dân tộc vv...
Việt học và Nam tiến luận:
Thành quả đạt được trong lãnh vực "khoa học thuần túy" có lẽ là công trình của nhóm đệ tử Shiratori 白鳥 mà người ta thường đánh giá như những nhà khoa học thực nghiệm. Chúng ta có thể nhắc đến Matsumoto Nobuhiro 松本信弘 (1897-1981) [10] , Fujiwara Riichirô 藤原利一郎 (1915- 2008 LND ) [11] , và nhất là Yamamoto Tatsurô 山本達郎 (1910-2001). Nhân vật được nhắc sau cùng xứng đáng được gọi là nhà nghiên cứu chuyên ngành tiên phong ở Nhật Bản trong lãnh vực Việt Nam Học và Đông Nam Á Học (<5> Furuta, tr. 18). Sử quan của các vị nói trên là nhìn Việt Nam qua hình ảnh Trung Quốc và liên hệ của Việt Nam đối với Trung Quốc. Do đó những nhà chuyên môn này thông thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Trung. Một phần vì vai trò của tác phẩm ngoại quốc được chuyển ngữ (họ dùng), một phần do gốc gác chuyên môn Đông phương học của các nhà nghiên cứu Nhật Bản chuyên viết về Việt Nam, việc xây dựng một kho kiến thức về vùng đất ấy chỉ nằm trong một hệ thống có tương quan trung tâm / ngoại vi, và không cho phép nó có được cá tính riêng.
Song song với việc nói trên, Đông Dương (Ấn Độ Chi Na) lại được kể vào trong khu vực gọi là Nan.yô 南洋 (Nam Dương) hay là phía Nam Thái Bình Dương. Kể từ cuối thế kỷ 19, những người chủ trương phải "tiến xuống phương Nam" đã triển khai và bình thường hóa khái niệm địa lý này.Từ Nan.yô được định nghĩa như một vùng đất không thuộc về Đông phương lẫn Tây phương (<43> Yano, tr.57). Vùng này không thuộc vào Á châu. Quyển sách của Takegoshi Yosaburô 竹越與三郎 vừa được nhắc đến bên trên là đại diện cho quan điểm cấu tạo nên một không gian tương đương với vùng Đông Nam Á của thời đại chúng ta. Sau Thế chiến thứ nhất, nó được những đoàn thể tư lợi xem như là một vùng có tiềm năng để bành trướng về mặt kinh tế (<27> Shimizu, tr.13>. Cùng một lúc , cụm từ Tônan Ajia, Đông Nam Á 東南アジア được đem vào trong giáo trình, và Nhật Bản cũng bắt đầu có mặt nột cách chính thức trong vùng đất Á châu này. Sự kiện đơn sơ này tỏ rõ cho ta thấy những tín hiệu dự báo khu vực Á Châu sẽ bành trướng về phía Nam, và với khái niệm địa lý vừa được cấu tưởng, sẽ có một sự tiếp cận về văn hóa và dân tộc trước đó vốn chưa hề có giữa Nhật Bản và vùng đất này. Những công trình nghiên cứu về khu vực ấy sẽ tạo ra gốc rễ và mối liên lạc chung cho cả hai bên như các học giả Tôyôgaku 東洋学 đã làm với Trung Quốc trước đây. Hơn nữa, hình ảnh của Việt Nam được trình bày trong những nghiên cứu trên chỉ là một xứ chậm tiến mà nói một cách khác thì nó phải cần đến Nhật Bản để được giải phóng ra khỏi bàn tay người Tây phương và sau đó là nhận sự giúp đỡ.
II) Những công trình nghiên cứu thời hậu chiến về Việt Nam: |
Đối với những nhà Việt học người Nhật , thời hậu chiến là một giai đoạn kéo dài (từ 1945) cho đến giữa thập niên 1960, cũng là thời kỳ hoàng kim của công cuộc nghiên cứu về Việt Nam.
Không thấy có những thế hệ tự phát. Hầu hết các nhà chuyên môn về châu Á thời hậu chiến đều là những kẻ đã được đào tạo bởi các môn đệ của Shiratori 白鳥. Như thế, khi môn phái Đông phương học Nhật Bản và Đông phương học Pháp đại diện bởi EFEO (Trường Viễn Đông Bác Cổ) [12] hợp lưu để khai sinh thế hệ đầu tiên của những chuyên gia về Việt học.
Thế hệ gạch nối giữa tiền chiến và hậu chiến với Yamamoto Tatsurô:
Đối với Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, Yamamoto Tatsurô đã đóng được vai trò gạch nối hai thời tiền chiến và hậu chiến. Ông đã hiển nhiên trở thành một khuôn mặt lớn trong giới nghiên cứu Nhật Bản về Đông Nam Á cho đến thập niên 1970. Môn Việt Học thời hậu chiến chịu ảnh hưởng nặng của những sử gia chuyên môn về lịch sử thời kỳ tiền thuộc địa, họ nghiên cứu lịch sử pháp chế Việt Nam như thể nó một bộ phận nối dài của luật lệ Trung Quốc. Thế nhưng cùng lúc đã bắt đầu thấy một số nghiên cứu liên quan đến các vương triều độc lập tự chủ hay về Vương Quốc Chăm (<32> Takada, tr.44). Quyển Nghiên cứu lịch sử An Nam (Annanshi Kenkyuu 安南史研究, Tôkyô, nhà xuất bản Yamakawa, 1950) của Yamamoto là một tác phẩm đáng ghi nhớ. Trong đó, Yamamoto 山本 sử dụng những công trình nghiên cứu tiền chiến và tìm hiểu về những đợt xâm lăng của hai triều Nguyên, Minh cũng như các cuộc kháng chiến của người Việt Nam. Chủ đề liên quan đến mối bang giao giữa Trung Quốc và Việt Nam rất phổ biến trong học giới hậu chiến. Những công trình nghiên cứu lấy Việt Nam làm đề tài của giai đoạn này đã được <42> Yamamoto biên tập thành một tác phẩm chung gồm nhiều tác giả vào năm 1975. Cho đến bây giờ, nó vẫn được xem như một tác phẩm lớn đáng được tham khảo và là đỉnh cao của Đông phương học Nhật Bản. Dầu vậy, thành quả về nghiên cứu một cách trực tiếp về Việt Nam sau thời chiến hãy còn tương đối hạn chế.
Mọi sự bắt đầu tiến triển thực sự từ thập niên 1950 vì những lý do có tính cách kinh tế và địa chính học. Còn đứng về phương diện hàn lâm mà nói thì mọi nghiên cứu đã dựa vào khái niệm chuyên môn gọi là area studies (<16> Kitagawa, tr. 11-29).
Thế hệ hậu chiến I (1945) và học thuyết Yoshida:
Rõ ràng lúc ấy nhà nước Nhật Bản đang mong mỏi trở lại Á châu bởi vì Nhật đang cần có một sự ổn định về mặt chính trị. Mặt khác lnhững liên hệ kinh tế có thể giúp họ thoát ra khỏi sự tùy thuộc vào kinh tế Mỹ. Đó là tinh thần của cái mà người ta gọi là "Học thuyết Yoshida", gọi theo tên của Thủ tướng Nhật Bản, Yoshida Shigeru 吉田茂[13] . Học thuyết đó đã giúp cho các area studies, chiiku kenkyuu (地域研究 nghiên cứu địa vực) phát triển bởi vì nhà nước đang cần những thông tin của họ hướng dẫn cho những quyết định chính trị. Chẳng mấy chốc mà cụm từ chiiki kenkyuu 地域研究 được theo một nghĩa đặc thù khi nói về nghiên cứu ở Á châu. Nó bàn về Á châu trong cái nghĩa một nhóm quốc gia hãy còn chưa phát triển (<10> Hashiguchi, tr. 3-5). Tuy nhiên, giữa area studies và chiiki kenkyuu hãy còn có một sự khác biệt cơ bản. Đó là ở Tây Phương, những nhà chuyên môn nghiên cứu về một một không gian nghiên cứu đặc biệt nào đó thường họp nhau để bàn về một nước dưới cái nhìn đa khoa, trong khi đó, người Nhật lại làm ngược họ bằng cách không chú trọng vào một chuyên khoa nào. Thẩm quyền của họ đến từ sự hòa mình hoàn toàn trong ngôn ngữ và văn hóa của quốc gia đối tượng quan sát.
Có hai hiệp hội đã mở đường cho hình thức nghiên cứu địa vực đó. Tháng chạp năm 1951, tổ chức tên là Ajia Kyôkai [14] (アジア協会 Á châu hiệp hội) được thành lập bởi Fujizaki Nobuyuki, một viên chức cai trị ở thuộc địa. Sau chiến tranh, ông ta đã liên hệ vói Đại học Keiô ở Tôkyô để tổ chức một nhóm nghiên cứu về Á châu. Cũng vào thời điểm đó, Kishi Nobusuke 岸信介, nguyên Tổng trưởng thương mại, vừa ra khỏi nhà tù nơi ông bị giam cầm với tu cách một chiến phạm hạng A...Ông Kishi tỏ ra thích thú với kế hoạch do Fujizaki soạn thảo nên giúp ông này, cả bằng tiền nong, để trước tiên thành lập một nhóm nghiên cứu phi chính thức vào năm 1951, và sau đó một hiệp hội có tính công cộng vào năm 1953. Ajia Kyôkai sẽ xúc tiến những công trình nghiên cứu theo đúng những hướng chính của "Hoc thuyết Yoshida" . Cụ thể là hiệp hội này chỉ đặt trọng tâm vào tình hình kinh tế Á châu cho nên họ muốn việc làm của mình là thực dụng chứ không nhuốm màu sắc ý thức hệ [15] . Người ta cũng nhận ra rằng trong nhóm nghiên cứu hồi mới bắt đầu, có một tình cảm chống Tây Phương khá rõ. Một trong những đề tài nghiên cứu của nhóm là sự tái thiết quốc gia ở Á châu sau khi chiến tranh kết thúc, cũng như liên hệ giữa chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa cộng sản. Các nhà nghiên cứu đã đến tận nơi tận chỗ để thu hoạch càng nhiều thông tin càng tốt và sau đó chuyển lại cho nhóm nghiên cứu. Năm 1957, Fujizaki được Thủ tướng Kishi đồng ý cho tổ chức một trung tâm nghiên cứu quốc gia. Đến năm 1960, dưới sự quản lý của Bộ Công Thương (MITI), Ajia Keizai Kenkyuujô アジア経済研究所[16] đã được thành lập, và kể từ ngày đó, vẫn là một trung tâm nghiên cứu chính về Á châu có ảnh hưởng rất lớn đến việc soạn thảo chính sách nhà nước (policy making) [17] . Giám đốc đầu tiên của trung tâm là Tohata Seiichi cũng đã góp viên đá đầu tiên cho tòa nhà. Nhân vì Nhật Bản cần phát triển sự nghiên cứu về từng nước một, chứ trước kia họ chỉ làm về Trung Quốc và trong những điều kiện mà chúng ta đã biết, Tohada đã nghĩ ra một phương pháp làm việc mới, gửi các chuyên gia đi đến tận nơi sống hai, ba năm, để có thể tích lũy tất cả những gì họ biết về nước đó. Khái niệm chiiki kenkyuu 地域研究 giúp cho Nhật Bản tái định nghĩa Á châu như những quốc gia thuộc thế giới thứ ba (<15> Shizawa, tr. 8-10). Dĩ nhiên là Nhật Bản cũng nhân đó tự định nghĩa lại mình trong tương quan với họ. Dẫu sao, trong khi chính phủ Nhật đang đi theo một chính sách thân Mỹ và với tất cả những gì mà Mỹ đang biểu lộ ra như là chủ nghĩa đế quốc ở Nhật, cái ý chí khu vực của các nhà nghiên cứu Nhật Bản có thể xem như một hình thức đề kháng.
Đối với những trào lưu tư tưởng ở Nhật, dù Mác-xít hay hiện đại, hậu chiến có nghĩa là dân chủ hay cuộc đấu tranh cho dân chủ, cho dù muốn định nghĩa dân chủ là thế nào đi nữa. Không riêng giới trí thức mà cả giới kinh doanh, sinh viên, đều dấn thân trên con đường này. Thế nhưng điều đó có nghĩa họ lại quay về với Tây Phương thêm một lần nữa ( <7> Gayle, tr. 152-165). Dẫu sao, cùng lúc, khi cả Á châu sôi sục, hội nghị Bandung tổ chức vào năm 1955 được coi như là một cơ hội kết hợp của những nhà nghiên cứu này và cống hiến một mô hình đầy tiềm năng cho những ai không chấp nhận Tây Phương (<29> Shiraishi, tr.101).
Cũng vào khoảng thời gian đó, một hiệp hội khác đã đi tiếp con đường. Năm 1959, Đại học Kyôto tổ chức được một nhóm nghiên cứu Á châu. Năm 1963, Tônan Ajia Kenkyuu Senta 東南アジア研究センター tức Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á được thành lập. Khác với IDE (tức Ajia Keizai Kenkyuujô), nhóm này chỉ qui tụ toàn những giáo chức đại học, những muốn đi theo một hướng có tính hàn lâm hơn. Lãnh vực nghiên cứu của họ lại rộng hơn nhiều. Ngoài ra, số đông trong nhóm không thuộc truyền thống mác-xít. Như vậy, ta thấy là khái niệm chiiki kenkyuu 地域研究 của họ có hơi khác với các đồng nghiệp ở Tôkyô (<31> Suehiro, tr.25, <18> Motooka, tr. 5-19)[18] .
III) Chiến tranh Việt Nam: |
Khi bắt đầu có sự tăng cường dội bom trên miền bắc Việt Nam từ năm 1965 thì ở Nhật, thời hậu chiến coi như đã chấm hết. Nhìn chung, cuộc chiến ở Việt Nam đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với xã hội Nhật Bản (<12> Havens), (<21> Nakajima). Ngoài nó ra, phải kể thêm cuộc "Cách mạng văn hóa" ở Trung Quốc, vốn đã đề nghị một mô hình sản xuất tri thức lôi cuốn được một số đông những nhà nghiên cứu Nhật (<35> Takeuchi tr. 316-323). Cuộc chiến Việt Nam đã gây ra một khoảng cách không hàn gắn được giữa những thế hệ [19] là điều khó lòng chối cãi. Trái ngược lại với thế hệ của hội nghị Bandung, lần này, hiện tượng này đã vượt ra ngoài phạm vi của giới trí thức và đại học. Tổ chức Beiheiren べ平連 (Hòa bình cho Việt Nam!) (<22> Oguma tr. 117-192) thành lập bởi một nhà trí thức tượng trưng cho cánh tả mới (New Left) của Nhật, Oda Makoto 小田真, đại diện được cho tư duy của thời đại.Tổ chức phản chiến này đã huy động một con số khổng lồ những người Nhật, không vì lý do ý thức hệ mà bởi nó giúp cho những người ấy một cơ hội để trình bày quan điểm (<17> Maruyama tr. 303-310). Cùng lúc đó, các đại học Nhật Bản đã trở thành những bãi chiến trường thực sự, suốt hầu hết giai đoạn chiến tranh.
Thế hệ hậu chiến II (1966) với chiến tranh Việt Nam:
Cũng trong bối cảnh đó, những khóa dạy tiếng Việt đầu tiên ở đại học đã được khai giảng. Một khóa ở Đại học Keiô do giáo sư Kawamoto Kunie 川本邦衛 (sinh năm 1929), một khóa khác ở Đại học ngoại ngữ Đông Kinh (Tôkyô Gaidai) bởi giáo sư Takeuchi Yonosuke 竹内与之助 (1922-2004) vào năm 1966. Hai ông đều từng đến miền NamViệt Nam sống trong thập niên 1950. Họ đã nghiên cứu tiếng Việt cổ điển (chữ Nôm? LND) và tiếng Việt hiện đại trong tinh thần chiiki kenkyuu. Chiến tranh đã giúp cho họ có cơ hội giảng dạy tiếng Việt ở đại học (Nhật, LND). Cơ hội này đánh dấu sự khai sinh đích thực của một đứa bé con, nó sẽ lớn lên không ngừng cho đến tận ngày hôm nay. Việc đi học tiếng Việt của họ trở thành một dấu hiệu đặc biệt của thế hệ này. Lớp người mà chúng tôi tạm mệnh danh "thế hệ chiến tranh Việt Nam" là những sinh viên đi học tiếng Nhật như một hình thức tham gia vào việc chống chiến tranh và sau đó họ đã trở thành nhà chuyên môn Việt học. Đối với họ, nghiên cứu Việt Nam là hiểu được thế giới [20] . Đại học ngoại ngữ Đông Kinh tức Tôkyô Gaidai không những chỉ giúp cho sinh viên có những lớp học tiếng Việt mà còn thêm cả một giáo trình về Việt Nam càng về những năm sau càng phong phú. Cũng nên ghi nhận sự góp mặt từ buổi đầu tiên và hầu như không hề bị gián đoạn của các giảng sư người Việt trong phân khoa này [21] (<21> Tanaka tr. 117-140).
Sức đề kháng của Việt Nam đã làm thay đổi lối nhìn của người Nhật. Họ không còn xem Việt học như một vòng đai của Trung Quốc học mà chuyển qua chủ đề nghiên cứu về sự kiến thiết đất nước của người Việt. Chúng ta có thể nhắc đến các công trình của Gotô Kimpei 後藤均平 (sinh năm 1926), Katakura Minoru 片倉穣 (sinh năm 1934) và Sakurai Yumio 桜井由躬雄 (sinh năm 1945) [22] . Tinh thần kháng chiến của người Việt Nam trở thành một đề tài thời thượng của các sử gia. Mio Tadashi 三尾忠志 và Kimura Tetsusaburô 木村哲三郎 biết sử dụng các tư liệu viết bằng tiếng Việt một cách thành thạo. Một công trình hợp soạn xuất bản vào năm 1977-78 với nhan đề "Vietnam" đã qui tụ được những thành tựu nghiên cứu trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam (<1> Ajia). Tác phẩm này đã được chào đời nhờ ở Ajia Africa Kenkyuujô アジアアフリカ研究所 tức Trung tâm nghiên cứu Á Phi, một tổ chức nghiên cứu về Á châu và Phi châu được Okakura Koshirô 岡倉古志郎 (1912-2001) thành lập vào năm 1961. Ông Okakura là một nhà lãnh đạo trong phong trào không liên minh với Mỹ và là chuyên gia về chính trị quốc tế. Nhóm tác giả này đã ấn hành một nguyệt san cùng tên, trong có có rất nhiều bài viết liên quan đến Việt Nam.
Như thế, ta thấy chiến tranh (1945-1954 và 1965-1975, LND) đã giúp cho những công trình nghiên cứu về Việt Nam hiện đại khai hoa kết trái. Hai ông Matsumoto Nobuhiro 松本信弘 với bộ thông sử nói về nước này của mình và Shimbo Jun.ichi rô 真保潤一郎 , người đặt trọng tâm nghiên cứu vào chính trị sử, đại diện cho thế hệ đầu tiên sau năm 1945. Họ đã ảnh lưởng rất lớn đến các sinh viên của thế hệ chiến tranh Việt Nam. Giai đoạn ấy cũng đánh dấu bằng sự phiên dịch rất nhiều tác phẩm học thuật của các tác giả người Pháp như Coedes, Mason, Chesneaux, Condominas vv...
IV) Từ thập niên 1960 cho đến nay: |
Ở Hoa Kỳ, việc chiến tranh chấm dứt cũng có nghĩa là sự chấm dứt của những nghiên cứu về Việt Nam. Nhật Bản thì không thế, tình thế mới ngược lại đã thúc đẩy thêm cho nghiên cứu. Thế nhưng, chiến tranh kết liễu, các nhà nghiên cứu bị lâm vào cảnh thiếu thốn tư liệu và hết còn cơ hội để đi làm việc ngay tại bản địa. Đó cũng là thời điểm mà các sinh viên của thế hệ chiến tranh Việt Nam dần dần gia nhập vào giáo ban đại học và trong các trung tâm nghiên cứu. Vào năm 1977, một phân khoa tiếng Việt đã được khai giảng tại Đại học (quốc lập) ngoại ngữ Ôsaka bởi Tomita Kenji 富田憲次, một sinh viên từng theo học Takeuchi 竹内 và Kawamoto 川本. Việc có khả năng học tiếng Việt tại một đại học quốc lập thứ hai có một tầm quan trọng rất lớn cho việc đào tạo các nhà nghiên cứu. Ở đây, họ có những giờ học về văn hóa, lịch sử chính trị, pháp luật vv...khác hẳn với giáo trình của ngôi trường đàn anh ở Tôkyô vốn chú trọng đến Đông phương học và văn bản học nhiều hơn. Lại nữa, ta nhận thấy lúc ấy có những tiến bộ trong việc nghiên cứu về ngôn ngữ qua việc soạn thảo và phát hành những bộ từ điển và giáo khoa thư dành cho người Nhật (<37> Tomita tr. 55-61). Ngoài ra, vào những năm 1970, Nhật Bản đã có được một địa vị càng ngày càng quan trọng ở châu Á. Một số nhà nghiên cứu về châu Á đã tố giác sự hiện diện nói trên của Nhật như một hình thái của chủ nghĩa đế quốc. Vài người trong đám đã từ giã những trung tâm nghiên cứu như IDE (Ajiken) để gia nhập các đại học.
Vào cuối thập niên 1970, đã có phong trào nghiên cứu về Đảng cộng sản Việt Nam cũng như về những cuộc vận động chống thực dân và đòi độc lập (như của Yoshizawa Minami 吉沢南 và Furuta Motoo 古田元夫 ). Công trình của Furuta sở dĩ thực hiện được là vì ông có cơ hội hiếm có được tiếp xúc với nguồn tư liệu. Ông đã thử giải thích với quan điểm lịch sử tình hình giữa ba nước Trung / Việt / Cam-pu-chia vào cuối thập niên 1970. Một trong những công trình sáng gia nhất của thế hệ này có lẽ là cuốn Betonamu minzoku undô to Nihon, Ajia ベトナム民族運動と日本、アジア hay Những phong trào dân tộc ở Việt Nam và liên hệ của nó với Nhật Bản, Á Châu do Gannandô 巖南堂 ở Tôkyô xuất bản vào năm 1993, chủ yếu nghiên cứu về nhà cách tân Việt Nam là Phan Bội Châu.
Thế hệ hậu chiến III (1986) sau chính sách Đổi Mới:
Tuy nhiên, sau khi Việt Nam thống nhất thì các nhà nghiên cứu hầu như không còn cách gì để có thể nghiên cứu thực địa, họ bắt buộc phải tổ chức lại để làm việc với nhau bằng cách khác. Từ đầu thập niên 1980, những thành viên thuộc thế hệ thứ ba sẽ tụ họp với nhau thường xuyên hơn để thử rút là những điều lợi ích từ những thông tin mà họ có trong tay. Một nhóm đã được thành lập do sáng kiến của Gotô Fumio 後藤文夫 với tôn chỉ là không cần hình thức và không đả động đến những vấn đề chính trị. Nhân vì những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ thứ hai đã có những sự bất đồng quan điểm cho nên sáng kiến của Gotô khi thành lập nhóm này là để làm dịu bớt những cuộc cải vã sinh ra từ tinh thần phe nhóm. Dầu sao, nhân vì nguồn thông tin qua hiếm hoi, những cuộc gặp gỡ như vậy trở thành một chỗ tranh giành ảnh hưởng trong giới nghiên cứu về Việt Nam. Một hiệp hội đã dược chính thức thành lập và trở nên bộ phận đầu não cho môn Việt học cho đến giai đoạn Đổi Mới vào năm 1986. Từ thời điểm đó, nhờ được dễ dãi hơn trước trong việc tìm kiếm tư liệu cũng như khả năng đặt chân đến thực địa mà công việc nghiên cứu có phần thuận lợi hơn. Nói như vậy chứ trong thời kỳ 1975-1968, cánh cửa cũng không phải bị đóng kín hoàn toàn.Vài người được tuyển lựa sang Việt Nam kể từ cuối thập niên 1970 với tư cách giảng dạy Nhật ngữ trong một đại học ở Hà Nội hoặc đi đường vòng theo Bộ Ngoại Giao Nhật. Họ là lực lượng lớn lao nhất trong việc nghiên cứu của Nhật Bản về Việt Nam trong giai đoạn đó. Nhật Bản đã giữ được một cánh cửa thông ra hai chiều nhờ ở mối liên hệ ưu đãi đặc biệt giữa một vài nhà nghiên cứu với những cơ quan nhà nước Việt Nam.
Kể từ năm 1986, thế hệ trẻ dưới sự dìu dắt của Sakurai Yumio 桜井由躬雄 đã có thể nghiên cứu thực địa. Sự quay về Việt Nam với hình thức nghiên cứu điền dã (fieldwork) là một chặng đường không thể thiếu được đối với những thế hệ nghiên cứu viên trẻ về Việt Nam kể từ thời kỳ này. Nó giống như một sự tìm về nguồn của chiki kenkyuu 地域研究. Điều này đã giúp cho các nhà nghiên cứu Nhật tiếp thu được một vốn liếng tiếng Việt rất chuẩn xác và tạo nên những mối liên hệ chặt chẽ và chân tình với người bản xứ. Vào năm 1990, cuộc hội thảo về Hội An ở Đà Nẵng bên Việt Nam do Việt Nam và Nhật Bản đồng tổ chức, sau đó được xem như thành quả kết tinh những cố gắng của "thế hệ chiến tranh Việt Nam" và là biểu tượng 25 năm dấn thân của họ.
Kết Luận: |
Để thay cho lời kết luận, tôi (F. Roustan) chỉ mong sao cho những công trình nghiên cứu về Việt Nam của người Nhật được chúng ta dịch ra tiếng Pháp nhiều hơn nữa. Điều này chắc chắn sẽ hữu ích cho chúng ta thôi. Xin nói thêm là ngày nay, vấn đề danh tánh nằm ngầm bên dưới những công trình nghiên cứu về Á châu đang thực hiện tại Nhật Bản vẫn không ngớt được bàn tán. Chúng tôi xin mời quí vị lên tham khảo trên mạng, vào trang của một nhóm nghiên cứu Á châu vừa mới được thành lập ở một đại học tiếng tăm Nhật bản là đủ biết. Phương châm làm việc của họ (Anh văn trong nguyên văn) chắc đủ để trả lời thay:
Cho đến hôm nay, lãnh vực gọi là Á châu học thường được phân tích theo quan điểm của các học giả Tây phương. Trong khi khó lòng phủ nhận việc quan điểm ấy là một cơ sở vững chắc để phân tích, ta thấy các nhà nghiên cứu Tây phương thường có tầm nhìn của kẻ đứng bên lề, không hiểu cặn kẽ lịch sử địa phương và con người sở tại. Ý định của chương trình chúng tôi là đưa ra những nhận xét về Á châu đến từ bên trong, để cho các học giả Á châu có một cơ hội phát triển phương pháp luận riêng của họ về phần đất Á châu đang vươn lên...".[23]
Giữa các nhà Á châu học, chắc chắn phải có những cách nhìn dị biệt nhưng chẳng lẽ lại xem điều đó đã xảy ra là vì hiểu biết hạn hẹp hay sao?
Frédéric Roustan
Thư Tịch Trích Dẫn Của Tác Giả: |
< 1> Ajia Africa Kenkyujoアジアアフリカ 研究所, Betonamu, Vietnam, shizen rekishi bunka ( ベトナム、自然、歴史、文化 ) and seji keizai 政治、経済 , Ajia Africa Kenkyujo アジアアフリカ 研究所編 , Tokyo, Suiyôsha 水曜社 , 1977 -1978.
<2> Barshays, Andrew E., The Social Science in Modern Japan, the Marxian and the Modernist Traditions, Berkeley, University of California Press, 2004.
<3> Duus, Peter, "Socialism, Liberalism and Marxism, 1901-1931" in Tadashi Bob, Modern Japanese Thought, Cambridge University Press, 1998.
<4> Ford Foundation Annual Report, 1963.
<5> Furuta Motoo, Japanese Research on Vietnam, Social Science, Japan, numéro 8, January 1987, pp. 18-19.
<6> Furuta Motoo 古田元夫, Nihon ni okeru betonamu kenkyuu 日本 におけるベトナム 研究 , in Kimura Hiroshi 木村汎, グエンズイズ、古田元夫、日本、ベトナム関係を学ぶひとのために Tokyo, Sekai Shisôsha 世界思想社 , 2001, pp. 227-240.
<7> Gayle, Curtis Anderson, Marxist Theory and Japanese Postwar Nationalism, London, Routledge, 2003.
<8> Goi, Naohiro, 五井直弘 Kindai Nohon to toyoshigaku 近代日本と東洋史学, Les études d’histoire orientale et le Japon moderne, Tokyo, Aoki shoten, 1976.
<9> Hamon, Hervé, Rotman, Patrick, Génération, Paris, Points Seuil, 1088.
<10> Hashiguchi, Tomosuke, "What are the Concepts to Define "Asia" ? " in Search of New Ground of Asian Cultures -Area Studies and Southeast Asia, Tokyo, Institute of Asian Cultures, 1985. p. 3-5.
<11> Hashikawa, Bunso, "Japanese Perspectives on Asia: From Dissociation to Coprosperity" in Iriye, Akira, The Chinese and Japanese Essays in Political and Cultural Interactions, Princeton, Princeton University Press, 1980, pp.328-355.
<12> Havens, Thomas, Fire Across the Sea, Princeton, Princeton University Press, 1987.
<13> Horii, Kenzo, "Southeast Asia, the Economy", in Yamaguchi Hiroshi, Sato Hiroshi, Understanding the Developing World, Thirty Five Years of Area Studies at the IDE, Tokyo, IDE, 1996, pp. 59-82.
<14> Ienaga, Saburo 家永三郎 , Tsuda Sokichi no shisoteki kenkyu 津田左右吉の思想史的研究 , Etudes de la pensée historique de Tsuda Sokichi, Tokyo, Iwanami Shoten 岩波書店 , 1972, p. 3-27.
<15> Shizawa Yoshiaki, "Area studies and Southeast Asia. Outline of Subjects Proposed for Studies", in In Search of New ground for Asian Cultures-Area Studies and Southeast Asia, Tokyo, Institute of Asian Studies, 1985, pp. 8-10.
<16> Kitagawa Katsuhiro, "Japanese Perspectives on Independence of African Countries in the Late 1960s and the early of 1960s: A Preliminary Investigation", in Agora: Journal of International Center for Regional Studies, numéro 1, 2003, pp. 11-29.
<17> Maruyama Shizuo, "Japanese Opinion of the Vietnam War", in Japanese Quaterly, Vol. VII, numero 3, July-September 1965, pp. 303-310.
<18> Motohoka Takeshi 本岡武 , "Chiiki Kenkyuu to wa nani ka? 地域研究とは何か "Qu’est ce que les aires culturelles?, in Tonan Ajia Kenkyu 東南アジア研究 , numero 2, 1963, pp. 5-19.
<19> Myers, Ramon h., "Japanese Imperialism in Manchuria: The South Manchuria Railways Company, 1906-1933, in Duus Peter, "The japanese Informal Empire in China, 1895-1937, Princeton, Princeton University Press, 1989, pp. 101-132.
<20> Najita, Tetsuo, Koschmann Victor J., Conflict in Modern Japanese History: the Neglected Tradition, Princeton, Princeton University Press, 1982.
<21> Nakajima, Makoto 中島誠 , Sengo shisoshi nyumon 戦後思想史入門 , Introduction à l’histoire de la pensée d’après-guerre, Tokyo, Ushio Shinsho, 1968.
<22> Oguma, Eiji 小熊英二 , Minshu to aikoku 民主と愛国, La démocratie et le nationalisme, Tokyo, Shinyôsha 新曜社 , 2003, pp. 717-792.
<23> Reynolds, Douglas R., "Training Young China Hands; Toa Dobun Shoin and its Percursors, 1886-1945", in Duus Peter eds, The Japanese Informal Empire in China, 1895-1937, Princeton, Princeton University Press, 1989.
<24> Sabot, Jean-Yves, Le syndicalisme étudiant et la guerre d’Algérie, Paris, L’Harmattan, 1995.
<25> Sakai Yoshiki 酒井良樹 , "Betonamu Bunka" ベトナム文化 , La culture vietnamienne, in Sekai no Rekishi 世界の歴史, Vol. 13, Tokyo, Chikuma Shobô 筑摩書房 , 219-234.
<26> Sato, Shigenori 佐藤茂教, Hikita Toshiaki noryakureki ni tsuite 引田利章の略歴について , A propos du curriculum vitae de Hikita Toshiaki, Tonan Ajia rekishi to bunka 東南アジア歴史と文化, numéro 2, 10/1972, pp. 203-205.
<27> Shimizu Hajime, "Southeast Asia as a Regional Concept in Modern Japan: An Analysis of Geography Textbooks" in Shiraishi Masaya, Shiraishi Takashi, The Japanese Colonial Southeast Asia, Ithaca, Cornell University Press, 1993, pp.21-61.
<28> Shimao, Minoru, Sakurai Yumio, "Vietnamese Studies in Japan, 1975-1996", Acta Asiatica, numéro 76, 1999, pp. 81-105.
<29> Shiraishi Masaya, "A Short Essay on Scientific exchanges between Japan and Southeast Asia", Journal of Asia Pacific Studies, numéro 1, pp. 97-106.
<30> Tonor Saunders, Frances, Who Paid The Piper? The CIA and the cultural Cold War, Granta Books, New York, 1999.
<31> Suheiro, Akira, "Bodies of Knowledge: How Think-tanks have affected Japan’s Postwar Research on Asia", in Social Science Japon, numéro 9, 1997, pp. 20-27.
<32> Takada Yoko 高田洋子, Nihon ni okeru Betonamushi kenkyu no sokatsu to tembo日本におけるベトナム史研究の総括と展望, Présentation des études historiques sur le Vietrnam au Japon. In Ajia Africa Kenkyuアジアアフリカ研究, vol. 29, numero 3, 1989, pp. 43-80, pp. 44.
<33> Takada Yoko, "Vietnamese Sudies in Japan", Asian Research Trends, numero 1, 1991, pp. 57-73.
<34> Takegoshi, Yosaburo 竹越與三郎, Nangokuki 南国記 , Carnet de voyages des pays du sud, Tokyo, Bunka Sosho文化叢書, 1910.
<35> Takeuchi Minoru, "The Background to Chinese Studies in Japan, Japan Quaterly, Vol. 18, numéro 3, 1971, pp. 316-323.
<36> Tanaka Stefan, Japan’s Orient, Rendering Past into History, Berkeley, University of California Press, 1993.
<37> Tanaka, Tadaharu 田中忠治 , Tokyo Gaikokugo Daigaku Indochinago Gakka Hyakunenshi 東京外国語大学インドシナ語学科百年史, Tokyo, Mekonkai メコン会 , 2002.
<38> Tomita Kenji 富田憲次 , Nihon ni okeru Betonamugo kyoiku / kenkyu 日本におけるベトナム語教育、研究. Les études et l’enseignement du vietnamien au Japon, in Yamaguchi Keishiro 山口慶四郎、我が国における外国語研究、教育の師的考察、大阪、大阪外国語大学、1989, pp. 55-61.
<39> Tokyo Daigaku Hyakunenshi: bukykyokushi 1 東京大学百年史、部局史1. Histoire des cents ans de l’Université de Tokyo. Histoires des Départements, Tokyo, Tokyo Daigaku Shuppankai 東京大学出版会, 1986.
<40> Tsuda Sokichi 津田左右吉 , Shina shiso to Nihon b支那思想と日本 . Le Japon et la pensée chinoise, Tokyo, Iwanami Shinsho 岩波新書 , 1938.
<41> Tsuda Sokichi 津田左右吉 , Shiratori Hakushi Shoden 白鳥博士小伝 , Bibliographie du Docteur Shiratori, Toyogakuho東洋学報 , numéro 29, 1944, 325-387.
<42> Yamamoto Tatsuro 山本達郎 , Betonamu Chuugoku kankeishi ベトナム中国関係史; 曲氏の台頭さら清仏戦争までKyoku-shi no taito kara Shin-Futsu senso made. Histoire des relations entre le Vietnam et la Chine, Tokyo, Yamakawa Shuppansha 山川出版社 , 1975.
<43> Yano Toru 矢野暢 , Nanshin no Keifu 南進の系譜 , Généalogie de l’avancée vers le Sud, Tokyo, Chuokoronsha 中央公論社 , 1985.
<44> Yasunaka, Akio, "Southeast Asia: Policy and Society", in Yamaguchi Hiroshi, Sato Hiroshi, Inderstanding the Developing World, Thirty Five Year of Area Studies at the IDE, Tokyo, IDE, 1996, pp. 83-98.
<45> Yoshikawa Kojiro 吉川幸次郎 , Toyogaku no Shisoshatachi 東洋学の創始者たち , Les créateurs des Toyogaku, Tokyo, Kodansha 講談社 , 1976.
http://chimviet.free.fr/vannhat/nguyennamtran/nntd082_viethoctaiNhatBan.htm
..
Mời click vào hình nhỏ ở dưới để xem thêm nhiều hình lhác
https://www.erct.com/3-HinhAnh/Exryu-Japan/04-Bonenkai/04-Bonenkai-Japan.htm
https://rosetta.vn/short/2019/07/22/tam-thu-dien-dan-forum/
..
3. Cập nhật vào tháng 1 năm 2022
Trả lờiXóaĐây là các tấm ảnh mà gia đình chú Chánh ở Nhật Bản gửi cho một người trong nhóm "LHS vùng Tokyo 1990s-2000s".