Một câu hỏi tưởng nhỏ, nhưng không dễ trả lời.
Một trả lời từ phía các tăng ni Phật giáo vừa được đăng trên website của Tạp chí Khuông Việt - một tạp chí của Học viên Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (gắn với tên tuổi của thượng tọa Thích Thanh Quyết, ví dụ xem trên Giao Blog ở đây và ở đây).
Sẽ có những trả lời khác nữa, thì được cập nhật dán ở dưới.
Tháng 10 năm 2021,
Giao Blog
---
Độc giả Huệ Tâm (Phủ Lí, Hà Nam) và một số độc giả gửi thư về Tòa soạn hỏi: Người ta vẫn nói, đạo Phật tuy là một tôn giáo nhưng có tính vô thần, đề cao trí tuệ, cốt ở tâm… vậy tại sao hiện nay ở các chùa viện cũng như tại gia các Phật tử, trong các dịp lễ, hội Phật giáo, việc tổ chức nghi lễ lại rất được chú trọng? Như vậy có đúng chính pháp hay không?
Xin trả lời
Có thể nói ngay rằng, cũng như bất cứ một tôn giáo nào khác, nghi lễ là bộ phận không thể thiếu của Phật giáo. Tuy nhiên, Phật giáo là một tôn giáo không thừa nhận lực lượng sáng thế, hơn nữa, nó lại được phát sinh, phát triển trong môi trường xã hội – văn hóa – tâm linh đặc biệt, cho nên sắc thái và ý nghĩa của nghi lễ Phật giáo cũng có nét rất riêng của nó.
Theo cách hiểu chung nhất, “Nghi lễ tôn giáo” là những hành vi, ngôn ngữ, thái độ được nghi thức, chuẩn tắc, khuôn mẫu hóa, mang tính lễ giáo thiêng liêng, cung kính.
Trong xã hội Ấn Độ thời Đức Bản Sư thuyết pháp, nghi lễ tế tự được đạo Bàlamôn đặc biệt coi trọng, là độc quyền của giới tu sĩ, thông qua tế tự, họ nắm độc quyền giao tiếp với Thượng đế – thần linh, và cũng có nghĩa là, tự cho mình độc quyền thưởng phạt. Đức Phật là người đã đả phá mạnh mẽ mục đích và nội dung thứ nghi lễ nô dịch bất công đó chứ không phủ nhận nghi lễ nói chung. Ngay thời Đức Phật tại thế, nghi lễ rất được chú trọng trong sinh hoạt của Tăng đoàn, 3000 uy nghi (đi, đứng, nằm, ngồi, thưa thỉnh .. đều phải có uy đức, đúng phép tắc), 6 vạn tế hạnh cũng thuộc về nghi lễ. Nghi lễ một mặt có tác dụng khiến cho tâm được định tĩnh chuyên chú trước tác động của ngoại cảnh, tăng thiện tâm củng cố thiện pháp, giảm thiểu ác pháp … đồng thời cũng là sự biểu lộ tâm thành kính trong sạch, niềm thành tín với Tam bảo, đạt được những thành tựu tâm linh quan trọng. Trong kinh Trung bộ, Đức Phật có nói: người độn căn ở vào giai vị kiến đạo, nhờ nghe giáo pháp của Phật do người khác chỉ bảo mà sinh tín ngưỡng, do tín ngưỡng mà tu hành sẽ đạt quả vị “Tùy tín hành”, một trong bảy quả vị tu chứng.
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Phật giáo được truyền bá tới Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa (trong đó có Việt Nam). Với tinh thần “Tùy thời tùy quốc độ” (Tùy hoàn cảnh, phong tục và thời đại mà có phương tiện hoằng pháp độ sinh khác nhau), vấn đề nghi lễ tất yếu được đặt ra với Phật giáo.
Có thể nói không quá, xã hội Á Đông thời cổ – trung đại là xã hội sống trong bầu không khí tâm linh – chính trị của Lễ – Nhạc. Đức Khổng Tử coi lễ, nhạc là gốc của đạo trị nước an dân: Hưng ư thi, lập ư lễ, thành ư nhạc (Hứng khởi là ở thi, kỉ cương là ở lễ, bền chặt là ở nhạc). Ông cho rằng, lễ có tác dụng ước thúc, kiểm soát suy nghĩ, hành vi bất thiện thường nảy sinh trong tâm con người, còn nhạc có tác dụng điều hòa, cảm thông lòng người, cộng cảm tâm linh với nhau.
Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần, phần lễ và phần nhạc, tùy theo truyền thống văn hóa của từng vùng miền mà lễ nhạc Phật giáo cũng mang dấu ấn địa phương rõ nét (nhất là phần âm nhạc). Mặc dù tính địa phương của nghi lễ Phật giáo là vô cùng phong phú, nhưng với tư cách là một bộ phận không thể thiếu của Phật giáo, nghi lễ Phật giáo phải phản ảnh được ý nghĩa chân chính đích thực của nó:
Thứ nhất, thông qua nghi lễ, tín đồ thể hiện lòng tôn kính trong sạch đối với bậc Đạo sư, với chính pháp, với Tăng. Điều quan trọng là, trong mỗi việc làm, lời nói, suy nghĩ (thân, khẩu, ý), khi thực hành nghi lễ, phải luôn ý thức ngăn ngừa bất thiện, thành tín Tam bảo để tăng trưởng nghiệp lành, thành tựu trong tu tập.
Thứ hai, Nghi lễ có tác dụng làm trang nghiêm thân tâm, trang nghiêm đạo tràng. Bậc Cổ đức từng nói, bởi tác động của ngoại cảnh, tâm ý của chúng sinh là “Tâm viên, ý mã” (tâm, ý luôn xao động bất an, như con vượn chuyền cành, con ngựa dập gót). Không khí nghi lễ trang nghiêm qui củ theo lễ nghĩa, âm nhạc hài hòa thăng hoa sâu lắng… tất cả tạo nên một môi trường thuận lợi để mỗi người chú tâm hướng thiện, gạt bỏ mọi tham sân si phiền não, mọi người cùng một hướng cảm thông chia sẻ: cộng đồng – cộng cảm – cộng thiêng! Chính trong môi trường trang nghiêm tâm linh đó, lễ và nhạc, bằng con đường của tình cảm và trái tim, là phương tiện hữu hiệu để chuyển tải giáo lý thâm diệu cao siêu, vốn không dễ gì truyền đạt thông qua ngôn ngữ và khái niệm. Một khóa lễ chân chính đúng mức có tác dụng chuyển tải giáo lý Phật đà không kém một thời pháp hay. Đó cũng là một pháp môn tu tập và phương pháp hành đạo của người Phật tử.
Thứ ba, nghi lễ chỉ là phương tiện độ sinh, đưa quần chúng đến với Phật pháp để qua đó cảm hóa họ bỏ ác làm lành, xoa dịu khổ đau hận thù, sống an lạc… chứ không phải là cứu cánh. Như vậy, nội dung nghi lễ phải đúng với đạo lí chính pháp, tức là phải thuận hợp với đạo lý nhân quả, nghiệp báo, duyên sinh… phải tuyệt đối không được chấp theo hình thức khoa trương mà coi nhẹ đạo lí. Thời thế nhiễu nhương, thấy lễ nhạc hư hỏng, Khổng Tử đã từng than: “Ôi! Ta đi tìm lễ nhạc mà chỉ thấy ngọc lụa và chiêng trống!” (Tử viết: Lễ vân Lễ vân, ngọc bạch vân hồ tai! Nhạc vân Nhạc vân, chung cổ vân hồ tai!)
Giác Quần
https://khuongviet.vn/trao-doi/phat-hoc-van-dap/phat-giao-de-cao-vo-than-sao-van-nhieu-nghi-le-cung-8866/43/
Tạp chí điện tử Khuông Việt, Cơ quan ngôn luận của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.Tổng biên tập - Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh
Phó tổng biên tập - TT Thích Đạo Hiển
Giấy phép số: 522/GP-BTTTT do Bộ Thông Tin Và Truyền Thông cấp ngày 13/08/2021
Địa chỉ : Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội - Xã Phù Linh - Sóc Sơn - Hà Nội.
Văn phòng Hà Nội: 382 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội.
Email: khuongviet.vn@gmail.com
Năm học 2020 – 2021 đã trôi qua – Một năm học với nhiều khó khăn, xong nhìn lại chúng ta tự hào bởi với sự chỉ đạo trực tiếp, kịp thời của Hòa thượng Viện trưởng cùng Chư tôn đức lãnh đạo và bằng tinh thần đoàn kết của tất cả Tăng Ni sinh, Thầy và trò Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã vượt qua và hoàn thành công tác giáo dục đào tạo đề ra. Mùa khai trường năm nay thật đặc biệt, do dịch bệnh Covid – 19 vẫn đang diễn biến phức tạp; nhiều tỉnh, thành trên cả nước phải tiến hành làm lễ Khai giảng trực tuyến. Trong hoàn cảnh đó, Học viện vẫn mong muốn mang đến cho Tăng Ni sinh một ngày khai trường không kém phần ý nghĩa
Với mục đích đó, được sự chỉ đạo của Chư tôn Đức lãnh đạo, hôm nay, ngày 21/9/2021 nhằm ngày 15/8 năm Tân Sửu, Thầy và trò HVPGVN tại Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2021 – 2022 và ra mắt Tạp chí Khuông Việt online.
Về chứng minh, chỉ đạo Lễ khai giảng hôm nay chúng con xin được thành kính giới thiệu:
– Hòa thượng, Tiến sĩ Thích Thanh Đạt – Ủy viên Thư ký HĐTS TW GHPGVN, Chủ tịch HĐKH HVPGVN tại Hà Nội.
– Hòa thượng, Tiến sĩ Thích Thanh Quyết – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban giáo dục Phật giáo TW GHPGVN – Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
– Thượng tọa Thích Đạo Hiển – Ủy viên HĐTS TW GHPGVN, Phó Viện trưởng HVPGVN tại Hà Nội.
– Giáo sư Lương Gia Tĩnh – Phó Viện trưởng – Trưởng phòng Đào tạo HVPGVN tại Hà Nội – Tổng biên tập Tạp chí Khuông Việt.
– Quý thầy cô các phòng ban HVPGVN tại Hà Nội. – Cùng toàn thể Tăng Ni học chúng các khối lớp HVPGVN tại Hà Nội.
-Đại tá, PGS-TS, Thầy thuốc ưu tú Đỗ Đức Cường- Giám đốc Trung tâm Chuẩn đoán hình ảnh Bệnh viện TW Quân đội 108
-Nhà giáo ưu tú Nguyễn Trọng Vĩnh- Chủ Tịch HĐQT Trường tiểu học- THCS-THPT Nguyễn Siêu.
-Ông Vũ Đình Kiên – Giám đốc Công ty Cổ phần thiên Nam
-Ông Ngô Minh Phúc- Giám đốc Công ty Ngô Minh
-Ông Trương Xuân Hoàng- Giám đốc Cty CP khí công nghiệp Bắc Hà
-Trung tá Nguyễn Đình Đô- Tiểu đoàn tường Trung đoàn CSCĐ-CATP Hà Nội
-Ông Đoàn Văn Nhiên- Công ty Truyền thông Di sản Văn Hóa Việt Nam.
-Ông Hà Văn Dũng- công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghệ Arega.
Tại buổi khai giảng Giáo sư Lương Gia Tĩnh – Phó Viện trưởng – Trưởng phòng Đào tạo HVPGVN tại Hà Nội – Tổng biên tập Tạp chí Khuông Việt đã Báo cáo công tác Giáo dục năm học 2020 – 2021, Phương hướng hoạt động năm 2021 – 2022 và xuất bản Tạp chí Khuông Việt online mặc dù dịch bệnh đang diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi chương trình, kế hoạch công tác, nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hòa thượng Viện trưởng, sự lỗ lực vượt khó của các bộ phận phòng ban chức năng và toàn thể Tăng ni sinh, Học viện PGVN tại Hà Nội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra. cùng nghiêm túc thực hiện chủ trương của Nhà nước và Giáo hội, Học viện đã có những biện pháp cụ thể, phù hợp, thiết thực và hiệu quả trong công tác phòng chống Đại dịch Covid-19, đồng thời hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản của chương trình đào tạo đã vạch ra từ đầu khóa học, theo đúng tiến độ thời gian và triển khai một số công việc mới phát sinh. Về kết quả học tập, khối sau đại học khóa I đã có 5 Học viên cao học hoàn thành các thủ tực nhưng do dịch bệnh nên chưa hoàn thành được Hội đồng Bảo vệ Luận văn Thạc sĩ, số còn lại đang hoàn tất các thủ tục để bảo vệ tiến độ, khối cử nhân xuất sắc 32 vị (10,7%) giỏi 204 (68%) khá 58 (19,3%) còn lại là đạt, rèn luyện tốt 78,5%, khá 18,9%, chưa đạt yêu cầu 1,6%. Giáo sư cũng cho biết ở bất cứ cơ sở Giáo Dục-Đào Tạo nào, công tác Giáo dục-Đào tao bậc Đại học và sau Đại học phải được gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học, HVPGVN tại Hà Nội là cơ sở dào tạo nghiên cứu có mối liên kết trao dồi học thuật với nhiều trường Đại học, cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế, Chỉ tính từ năm 2012 đến nay Học viện đã tổ chức và chủ trì 6 cuộc Hội thảo, Tọa đàm khoa học cấp quốc tế và quốc gia. Nhận thấy nhiều tiềm năng nghiên cứu khoa học của Họ viện, tháng 10 năm 2007 Bộ Thông Tinh và Truyền Thông đã cấp phép cho xuất bản Tạp chí Khuông Việt, với tôn chỉ, mục đích và nghiên cứu, giới thiệu tri thức Phật học và những giá trị văn hóa Phật giáo, theo phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Đạo Pháp- Dân Tộc-Xã Hội- Chủ Nghĩa Xã Hội. việc Cục Thông tin Khoa Học Và Công Nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ sớm cấp mã số ISSN đã khẳng định uy tín và ảnh hưởng tích cực của Tạp chí Khuông Việt in. Trong thời đại công nghệ 4.0 với mong muốn tiếp cận được nhiều độc giả hơn, Tạp Chí Khuông Việt điện tử ra đời với nền tảng của Tạp Chí Khuông Việt in được Bộ Thông Tin Truyền Thông cấp phép hoạt động đồng thời 02 loại hình Tạp chí in và điện tử, giấy phép số 522/GP-BTTT, ngày 13/08/2021 với tên miền Khuongvien,vn. Khuông Việt phấn đấu xứng đáng là nhịp cầu kết nối truyền thống đến hiện đại, góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp hoằng dương Phật pháp và phát triển đất nước.
Tiếp theo chương trình Thượng tọa Thích Đạo Hiển – Phó Viện trưởng HVPGVN tại Hà Nội lên đọc Quyết định khen thưởng các cá nhân, tập thể đã đạt thành tích xuất sắc trong học tập và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2020 – 2021. và được HT chủ tịch HĐKH và HT Viện trưởng trao bằng khen.
Trong không khí trang nghiêm và lằng đọng bao Tăng ni sinh đồng hướng về ngày khai giang Hòa thượng, Tiến sĩ Thích Thanh Quyết – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban giáo dục Phật giáo TW GHPGVN – Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội lên đánh Hồi trống Khai giảng. Hồi trống khai trường giòn giã, rộn ràng hứa hẹn một năm học mới 2021 – 2022 với nhiều kết quả tốt đẹp sẽ đến với thầy trò HVPGVN tại Hà Nội.
Tiếp tục chương trình Thượng tọa Thích Đạo Hiển lên công bố giấy phép hoạt động Tạp chí in và tạp chí điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tiếp theo HT chủ tịch, HT viện trưởng, TT Thích Đạo Hiển phó viện trưởng , GS Lương Gia Tĩnh đồng bấm nút chính thức ra mắt tạp chí Khuông Việt Online
Tại buổi lễ Hòa thượng, Tiến sĩ Thích Thanh Quyết – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban giáo dục Phật giáo TW GHPGVN – Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội lên phát biểu chỉ đạo cho công tác GD – ĐT năm học 2021 – 2022 cũng như công tác truyền thông trong thời gian tới. Hòa thượng nói tuy năm nay khai giảng trong không khí của cả nước là giãn cách xã hội nhưng HV vẫn duy trì và không khác biệt vì toàn bộ Tăng ni sinh đã ở trong HV đã gần 6 tháng nay và hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra bên cạnh đó Hòa thượng nhấn mạnh về giá trị của việc theo học Phật học ở cấp Cử nhân tại HVPGVN tại Hà Nội. Đó là giúp Tăng Ni sinh hoàn thiện về 3 phương diện: Pháp học, Pháp hành và Pháp thành, thông qua chương trình tu học, cơ sở vật chất
dưới đây là những hình ảnh ghi nhận được:
Sáng này ngày 21/09/2021 nhằm ngày 15/08/Tân Sử- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức lễ khai giảng và ra mắt Tạp trí Khuông Việt sau đây là những hình ảnh ghi nhận được tại buổi lễ:
http://hvpgvn.edu.vn/chum-anh-le-khai-giang-va-le-ra-mat-tap-tri-khuong-viet-online-tai-hoc-vien-phat-giao-viet-vam-tai-ha-noi/
..
CẬP NHẬT
1.
Vì sao Phật giáo chú trọng nghi lễ
Độc giả Huệ Tâm (Phủ Lí, Hà Nam) và một số độc giả gửi thư về Tòa soạn hỏi: Người ta vẫn nói, đạo Phật tuy là một tôn giáo nhưng có tính vô thần, đề cao trí tuệ, cốt ở tâm… vậy tại sao hiện nay ở các chùa viện cũng như tại gia các Phật tử, trong các dịp lễ, hội Phật giáo, việc tổ chức nghi lễ lại rất được chú trọng? Như vậy có đúng chính pháp hay không?
Xin trả lời
Có thể nói ngay rằng, cũng như bất cứ một tôn giáo nào khác, nghi lễ là bộ phận không thể thiếu của Phật giáo. Tuy nhiên, Phật giáo là một tôn giáo không thừa nhận lực lượng sáng thế, hơn nữa, nó lại được phát sinh, phát triển trong môi trường xã hội – văn hóa – tâm linh đặc biệt, cho nên sắc thái và ý nghĩa của nghi lễ Phật giáo cũng có nét rất riêng của nó.
Theo cách hiểu chung nhất, “Nghi lễ tôn giáo” là những hành vi, ngôn ngữ, thái độ được nghi thức, chuẩn tắc, khuôn mẫu hóa, mang tính lễ giáo thiêng liêng, cung kính.
Trong xã hội Ấn Độ thời Đức Bản Sư thuyết pháp, nghi lễ tế tự được đạo Bàlamôn đặc biệt coi trọng, là độc quyền của giới tu sĩ, thông qua tế tự, họ nắm độc quyền giao tiếp với Thượng đế – thần linh, và cũng có nghĩa là, tự cho mình độc quyền thưởng phạt. Đức Phật là người đã phê phán mạnh mẽ mục đích và nội dung thứ nghi lễ nô dịch bất công đó chứ không phủ nhận nghi lễ nói chung. Ngay thời Đức Phật tại thế, nghi lễ rất được chú trọng trong sinh hoạt của Tăng đoàn, 3000 uy nghi (đi, đứng, nằm, ngồi, thưa thỉnh .. đều phải có uy đức, đúng phép tắc), 6 vạn tế hạnh cũng thuộc về nghi lễ. Nghi lễ một mặt có tác dụng khiến cho tâm được định tĩnh chuyên chú trước tác động của ngoại cảnh, tăng thiện tâm củng cố thiện pháp, giảm thiểu ác pháp … đồng thời cũng là sự biểu lộ tâm thành kính trong sạch, niềm thành tín với Tam bảo, đạt được những thành tựu tâm linh quan trọng. Trong kinh Trung bộ, Đức Phật có nói: người độn căn ở vào giai vị kiến đạo, nhờ nghe giáo pháp của Phật do người khác chỉ bảo mà sinh tín ngưỡng, do tín ngưỡng mà tu hành sẽ đạt quả vị “Tùy tín hành”, một trong bảy quả vị tu chứng.
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Phật giáo được truyền bá tới Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa (trong đó có Việt Nam). Với tinh thần “Tùy thời tùy quốc độ” (Tùy hoàn cảnh, phong tục và thời đại mà có phương tiện hoằng pháp độ sinh khác nhau), vấn đề nghi lễ tất yếu được đặt ra với Phật giáo.
Có thể nói không quá, xã hội Á Đông thời Cổ – trung đại là xã hội sống trong bầu không khí tâm linh – chính trị của Lễ – Nhạc. Đức Khổng Tử coi lễ, nhạc là gốc của đạo trị nước an dân: Hưng ư thi, lập ư lễ, thành ư nhạc (Hứng khởi là ở thi, kỉ cương là ở lễ, bền chặt là ở nhạc). Ông cho rằng, lễ có tác dụng ước thúc, kiểm soát suy nghĩ, hành vi bất thiện thường nảy sinh trong tâm con người, còn nhạc có tác dụng điều hòa, cảm thông lòng người, cộng cảm tâm linh với nhau.
Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần, phần lễ và phần nhạc, tùy theo truyền thống văn hóa của từng vùng miền mà lễ nhạc Phật giáo cũng mang dấu ấn địa phương rõ nét (nhất là phần âm nhạc). Mặc dù tính địa phương của nghi lễ Phật giáo là vô cùng phong phú, nhưng với tư cách là một bộ phận không thể thiếu của Phật giáo, nghi lễ Phật giáo phải phản ảnh được ý nghĩa chân chính đích thực của nó:
Thứ nhất, thông qua nghi lễ, tín đồ thể hiện lòng tôn kính trong sạch đối với bậc Đạo sư, với chính pháp, với Tăng. Điều quan trọng là, trong mỗi việc làm, lời nói, suy nghĩ (thân, khẩu, ý), khi thực hành nghi lễ, phải luôn ý thức ngăn ngừa bất thiện, thành tín Tam bảo để tăng trưởng nghiệp lành, thành tựu trong tu tập.
Thứ hai, Nghi lễ có tác dụng làm trang nghiêm thân tâm, trang nghiêm đạo tràng. Bậc Cổ đức từng nói, bởi tác động của ngoại cảnh, tâm ý của chúng sinh là “Tâm viên, ý mã” (tâm, ý luôn xao động bất an, như con vượn chuyền cành, con ngựa dập gót). Không khí nghi lễ trang nghiêm qui củ theo lễ nghĩa, âm nhạc hài hòa thăng hoa sâu lắng … tất cả tạo nên một môi trường thuận lợi để mỗi người chú tâm hướng thiện, gạt bỏ mọi tham sân si phiền não, mọi người cùng một hướng cảm thông chia sẻ: cộng đồng – cộng cảm – cộng thiêng! Chính trong môi trường trang nghiêm tâm linh đó, lễ và nhạc, bằng con đường của tình cảm và trái tim, là phương tiện hữu hiệu để chuyển tải giáo lý thâm diệu cao siêu, vốn không dễ gì truyền đạt thông qua ngôn ngữ và khái niệm. Một khóa lễ chân chính đúng mức, có tác dụng chuyển tải giáo lý Phật đà không kém một thời pháp hay. Đó cũng là một pháp môn tu tập và phương pháp hành đạo của người Phật tử.
Thứ ba, nghi lễ chỉ là phương tiện độ sinh, đưa quần chúng đến với Phật pháp để qua đó cảm hóa họ bỏ ác làm lành, xoa dịu khổ đau hận thù, sống an lạc… chứ không phải là cứu cánh. Như vậy, nội dung nghi lễ phải đúng với đạo lí chính pháp, tức là phải thuận hợp với đạo lý nhân quả, nghiệp báo, duyên sinh … phải tuyệt đối không được chấp theo hình thức khoa trương mà coi nhẹ đạo lí. Thời thế nhiễu nhương, thấy lễ nhạc hư hỏng, Khổng Tử đã từng than: Ôi! Ta đi tìm lễ nhạc mà chỉ thấy ngọc lụa và chiêng trống! (Tử viết: Lễ vân Lễ vân, ngọc bạch vân hồ tai! Nhạc vân Nhạc vân, chung cổ vân hồ tai!)
Quảng Tuệ
https://khuongviet.com.vn/trao-doi/vi-sao-phat-giao-chu-trong-nghi-le-12715/08/?fbclid=IwAR2OCHr1eO1ssGltpMLWJZ3OUyO5b71v9fF57ickWFyuHpiVi9Q0mtHX-Yg
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.