Frazer, tức là James George Frazer (1854-1941), học giả người Anh, tác giả của bộ sách danh tiếng The Golden Bough xuất bản lần đầu năm 1890.
The Golden Bough thường được dịch ra Việt ngữ là Cành vàng. Tên đầy đủ của bộ sách ở ấn bản 1890 là The Golden Bough: A Study in Comparative Religion (Cành vàng: một nghiên cứu so sánh về tôn giáo). Lần xuất bản này, bộ sách chia làm 2 tập (vol 1, vol 2), toàn bộ khoảng 900 trang.
Ở các lần tái bản có sửa chữa sau này, ví dụ đầu thập niên 1910, bộ sách được tác giả đổi tên thành The Golden Bough : A study in Magic and Religion (Cành vàng: một nghiên cứu về ma thuật và tôn giáo).
1. Bây giờ, đặt một sê-ri mới với tiêu đề "Trở lại với kinh điển" trên Giao Blog, đầu tiên là để kỉ niệm thời kì Hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản (chi bộ vùng Tokyo) tổ chức chương trình Đọc lại kinh điển (hồi các năm 2004-2006).
Chương trình được duy trì trong mấy năm với ý nghĩa là nhìn lại những vấn đề lí luận cốt yếu trong chuyên ngành Nhân loại học Văn hóa ở đầu thế kỉ XXI. Thời kì đó, phong trào Hậu hiện đại (PM) và Nghiên cứu Văn hóa (CS) đang tấn công mạnh mẽ, phía chuyên ngành có một nhu cầu lớn là phải trở lại với kinh điển.
Về chương trình Đọc lại kinh điển ngày đó ở Tokyo, trên Giao Blog, đã từng viết nhanh ở đây. Đấy là một buổi làm việc ở Đại học nữ Thánh Tâm (Tokyo).
2. Cánh vàng được tái bản rất nhiều lần, và đến năm 1936 thì mới có được định bản. Cho nên, về niên đại của bộ này, học giới thường ghi là 1890-1936. Có nghĩa là, mất hơn 40 năm, bộ sách mới được xem là san định xong.
Đầu tiên sách gồm 2 tập (vol 1, vol 2), gọi là First Edition. Sau rồi được bố cục lại thành 11 quyển (năm 1911), 12 quyển (năm 1914). Năm 1936, thêm một quyển bổ di nữa, nên thành ra 13 quyển.
Định bản năm 1936 với 13 quyển (13 vols) được giữ đến ngày nay. Các bản tái bản sau đó thường in theo định bản này. Nhưng có khi, người ta lại in theo các lần xuất bản trước đó.
Đặc biệt, vào năm 1922, tác giả thấy sách khó sử dụng với người không chuyên, nên đã quyết định viết thành một quyển dạng tóm tắt rồi cho xuất bản. Gọi là Abridged Edition (ấn bản rút gọn). Bản này được ấn hành song song với định bản.
3. Bản dịch tiếng Nhật đầu tiên được xuất bản vào các năm 1951-1952. Đây là bản dịch ấn bản rút gọn năm 1922 của nguyên tác. Bản dịch in làm 5 quyển.
Sau đó, ở Nhật, có thêm nhiều bản dịch nữa.
Còn ở Trung Quốc, bản dịch đầu tiên được ấn hành vào đầu thập niên 1980.
(thật ra, gần đây, tôi tìm thấy bản dịch tiếng Nhật được ấn hành năm 1942-1943, là của cùng dịch giả bản in năm 1951-1952 - tức học giả Nagahashi; giữa tác giả Frazer và dịch giả Nagahashi có một nhân duyên đặc biệt).
4. Lúc đầu, tôi đọc bản dịch tiếng Trung trước. Sau lại đọc các bản dịch tiếng Nhật. Rồi sau này mới sưu tập dần các được nguyên bản.
Hồi ở Odai (đọc về Odai ở đây và ở đây), các năm 2000-2001, tôi bất ngờ là các bản dịch Cành vàng tiếng Nhật có sẵn trong thư viện quận Arakawa. Có nghĩa là thư viện địa phương mà cũng có đủ sách học thuật. Thư viện quận có nhiều phân sở khác nhau, và phân sở ở khu Odai thì quá tiện lợi. Tôi chỉ đi xe đạp vài phút là tới. Được mượn sách về nhà trong 1 tuần gì đó, mỗi lần được mượn 5 cuốn.
Trước đó, hồi 1999, thì tôi đọc Cành vàng trong thư viện Đại học Toyo (về Đại học Toyo, thì đọc ở đây). Có nhiều các bản dịch và nguyên bản.
Một trích đoạn trong ấn bản rút gọn (lần in năm 1925) |
Một trích đoạn trong bản dịch tiếng Pháp in năm 1923 (dịch theo ấn bản rút gọn năm 1922 của nguyên tác tiếng Anh) |
5. Đầu năm 2006, lúc lưu trú ngắn hạn ở SOAS thuộc Đại học London, tôi du lãng qua nhiều cửa hàng sách cũ xung quanh đó.
Vốn đã du lãng ở nhiều chợ sách cũ tại Nhật Bản rồi, nên tôi không thấy các phố sách cũ ở London có gì đặc biệt. Nhưng tha thẩn nhiều hôm rồi cũng lượm được một số thứ thú vị, trong đó có bộ Cành vàng đồ cổ.
Đến London mua được bộ Cành vàng ở cửa hàng sách cũ ở dưới hầm, kể cũng là một kỉ niệm. Mang bộ đó về chỗ ở, giữa lúc bóng đá đang làm các bàn bia ở đó sôi động, thì ông em cùng trường ở Tokyo tới thăm, nhìn thấy và bảo: ở chỗ nhà sách đấy có 2 bộ, thì hôm trước ông em lấy một rồi (ông em lưu học ở SOAS dạng trao đổi giữa trường tôi và SOAS) !
Ảnh dưới là nhóm chúng tôi lúc đó. Có cả đủ các nước vùng Đông Á, gồm: Nhật Bản (hai người), Trung Quốc (một người), Đài Loan (một người), Hàn Quốc (hai người), Việt Nam (tôi).
Khoảng cách giữa Tokyo và London thật xa, chúng tôi được phục vụ một bữa ăn hàng không, còn nhiều bữa sau thì là mì tôm ăn liền (đến bữa cứ tự động ra quầy tự phục vụ, bấm nước sôi vào cốc mì tôm, rồi ăn) ! Ăn rất nhiều bữa rồi mới thấy máy bay đến được London. Chúng tôi xuống ở một nhà ga tàu điện ngầm ở gần SOAS lúc trời nhá nhem, ngủ một đêm thật say, rồi sáng hôm sau tới SOAS sớm.
Nhóm chúng tôi lúc vừa từ Tokyo đến London (đứng ở cửa chính của SOAS) |
Đại khai ghi nhanh mấy chuyện nhỏ xung quanh việc đọc Cành vàng.
Còn nội dung của Cành vàng và ảnh hưởng của nó tới công việc cụ thể, thì sẽ dành cho những bài viết chuyên sâu (tôi đang thực hiện).
Ở dưới có sưu tầm dần những bài về Cành vàng của các học giả Việt Nam.
Tháng 9 năm 2021,
Giao Blog
---
The Golden Boughby Sir James George Frazer[1922] |
Chapter 1. The King of the Wood. Section 1. Diana and Virbius.
Chapter 1. The King of the Wood. Section 2. Artemis and Hippolytus.
Chapter 1. The King of the Wood. Section 3. Recapitulation.
Chapter 2. Priestly Kings.
Chapter 3. Sympathetic Magic. Section 1. The Principles of Magic.
Chapter 3. Sympathetic Magic. Section 2. Homoeopathic or Imitative Magic.
Chapter 3. Sympathetic Magic. Section 3. Contagious Magic.
Chapter 3. Sympathetic Magic. Section 4. The Magician's Progress.
Chapter 4. Magic and Religion.
Chapter 5. The Magical Control of the Weather. Section 1. The Public Magician.
Chapter 5. The Magical Control of the Weather. Section 2. The Magical Control of Rain.
Chapter 5. The Magical Control of the Weather. Section 3. The Magical Control of the Sun.
Chapter 5. The Magical Control of the Weather. Section 4. The Magical Control of the Wind.
Chapter 6. Magicians as Kings.
Chapter 7. Incarnate Human Gods.
Chapter 8. Departmental Kings of Nature.
Chapter 9. The Worship of Trees. Section 1. Tree-spirits.
Chapter 9. The Worship of Trees. Section 2. Beneficent Powers of Tree-Spirits.
Chapter 10. Relics of Tree Worship in Modern Europe.
Chapter 11. The Influence of the Sexes on Vegetation.
Chapter 12. The Sacred Marriage. Section 1. Diana as a Goddess of Fertility.
Chapter 12. The Sacred Marriage. Section 2. The Marriage of the Gods.
Chapter 13. The Kings of Rome and Alba. Section 1. Numa and Egeria.
Chapter 13. The Kings of Rome and Alba. Section 2. The King as Jupiter.
Chapter 14. The Succession to the Kingdom in Ancient Latium.
Chapter 15. The Worship of the Oak.
Chapter 16. Dianus and Diana.
Chapter 17. The Burden of Royalty. Section 1. Royal and Priestly Taboos.
Chapter 17. The Burden of Royalty. Section 2. Divorce of the Spiritual from the Temporal Power.
Chapter 18. The Perils of the Soul. Section 1. The Soul as a Mannikin.
Chapter 18. The Perils of the Soul. Section 2. Absence and Recall of the Soul.
Chapter 18. The Perils of the Soul. Section 3. The Soul as a Shadow and a Reflection.
Chapter 19. Tabooed Acts. Section 1. Taboos on Intercourse with Strangers.
Chapter 19. Tabooed Acts. Section 2. Taboos on Eating and Drinking.
Chapter 19. Tabooed Acts. Section 3. Taboos on Showing the Face.
Chapter 19. Tabooed Acts. Section 4. Taboos on Quitting the House.
Chapter 19. Tabooed Acts. Section 5. Taboos on Leaving Food over.
Chapter 20. Tabooed Persons. Section 1. Chiefs and Kings tabooed.
Chapter 20. Tabooed Persons. Section 2. Mourners tabooed.
Chapter 20. Tabooed Persons. Section 3. Women tabooed at Menstruation and Childbirth.
Chapter 20. Tabooed Persons. Section 4. Warriors tabooed.
Chapter 20. Tabooed Persons. Section 5. Manslayers tabooed.
Chapter 20. Tabooed Persons. Section 6. Hunters and Fishers tabooed.
Chapter 21. Tabooed Things. Section 1. The Meaning of Taboo.
Chapter 21. Tabooed Things. Section 2. Iron tabooed.
Chapter 21. Tabooed Things. Section 3. Sharp Weapons tabooed.
Chapter 21. Tabooed Things. Section 4. Blood tabooed.
Chapter 21. Tabooed Things. Section 5. The Head tabooed.
Chapter 21. Tabooed Things. Section 6. Hair tabooed.
Chapter 21. Tabooed Things. Section 7. Ceremonies at Hair-cutting.
Chapter 21. Tabooed Things. Section 8. Disposal of Cut Hair and Nails.
Chapter 21. Tabooed Things. Section 9. Spittle tabooed.
Chapter 21. Tabooed Things. Section 10. Foods tabooed.
Chapter 21. Tabooed Things. Section 11. Knots and Rings tabooed.
Chapter 22. Tabooed Words. Section 1. Personal Names tabooed.
Chapter 22. Tabooed Words. Section 2. Names of Relations tabooed.
Chapter 22. Tabooed Words. Section 3. Names of the Dead tabooed.
Chapter 22. Tabooed Words. Section 4. Names of Kings and other Sacred Persons tabooed.
Chapter 22. Tabooed Words. Section 5. Names of Gods tabooed.
Chapter 23. Our Debt to the Savage.
Chapter 24. The Killing of the Divine King. Section 1. The Mortality of the Gods.
Chapter 24. The Killing of the Divine King. Section 2. Kings killed when their Strength fails.
Chapter 24. The Killing of the Divine King. Section 3. Kings killed at the End of a Fixed Term.
Chapter 25. Temporary Kings.
Chapter 26. Sacrifice of the King's Son.
Chapter 27. Succession to the Soul.
Chapter 28. The Killing of the Tree-Spirit. Section 1. The Whitsuntide Mummers.
Chapter 28. The Killing of the Tree-Spirit. Section 2. Burying the Carnival.
Chapter 28. The Killing of the Tree-Spirit. Section 3. Carrying out Death.
Chapter 28. The Killing of the Tree-Spirit. Section 4. Bringing in Summer.
Chapter 28. The Killing of the Tree-Spirit. Section 5. Battle of Summer and Winter.
Chapter 28. The Killing of the Tree-Spirit. Section 6. Death and Resurrection of Kostrubonko.
Chapter 28. The Killing of the Tree-Spirit. Section 7. Death and Revival of Vegetation.
Chapter 28. The Killing of the Tree-Spirit. Section 8. Analogous Rites in India.
Chapter 28. The Killing of the Tree-Spirit. Section 9. The Magic Spring.
Chapter 29. The Myth of Adonis.
Chapter 30. Adonis in Syria.
Chapter 31. Adonis in Cyprus.
Chapter 32. The Ritual of Adonis.
Chapter 33. The Gardens of Adonis.
Chapter 34. The Myth and Ritual of Attis.
Chapter 35. Attis as a God of Vegetation.
Chapter 36. Human Representatives of Attis.
Chapter 37. Oriental Religions in the West.
Chapter 38. The Myth of Osiris.
Chapter 39. The Ritual of Osiris. Section 1. The Popular Rites.
Chapter 39. The Ritual of Osiris. Section 2. The Official Rites.
Chapter 40. The Nature of Osiris. Section 1. Osiris a Corn-god.
Chapter 40. The Nature of Osiris. Section 2. Osiris a Tree-spirit.
Chapter 40. The Nature of Osiris. Section 3. Osiris a God of Fertility.
Chapter 40. The Nature of Osiris. Section 4. Osiris a God of the Dead.
Chapter 41. Isis.
Chapter 42. Osiris and the Sun.
Chapter 43. Dionysus.
Chapter 44. Demeter and Persephone.
Chapter 45. The Corn-Mother and the Corn-Maiden in Northern Europe.
Chapter 46. The Corn-Mother in Many Lands. Section 1. The Corn-mother in America.
Chapter 46. The Corn-Mother in Many Lands. Section 2. The Rice-mother in the East Indies.
Chapter 46. The Corn-Mother in Many Lands. Section 3. The Spirit of the Corn embodied in Human Beings.
Chapter 46. The Corn-Mother in Many Lands. Section 4. The Double Personification of the Corn as Mother and Daughter.
Chapter 47. Lityerses. Section 1. Songs of the Corn Reapers.
Chapter 47. Lityerses. Section 2. Killing the Corn-spirit.
Chapter 47. Lityerses. Section 3. Human Sacrifices for the Crops.
Chapter 47. Lityerses. Section 4. The Corn-spirit slain in his Human Representatives.
Chapter 48. The Corn-Spirit as an Animal. Section 1. Animal Embodiments of the Corn-spirit.
Chapter 48. The Corn-Spirit as an Animal. Section 2. The Corn-spirit as a Wolf or a Dog.
Chapter 48. The Corn-Spirit as an Animal. Section 3. The Corn-spirit as a Cock.
Chapter 48. The Corn-Spirit as an Animal. Section 4. The Corn-spirit as a Hare.
Chapter 48. The Corn-Spirit as an Animal. Section 5. The Corn-spirit as a Cat.
Chapter 48. The Corn-Spirit as an Animal. Section 6. The Corn-spirit as a Goat.
Chapter 48. The Corn-Spirit as an Animal. Section 7. The Corn-spirit as a Bull, Cow, or Ox.
Chapter 48. The Corn-Spirit as an Animal. Section 8. The Corn-spirit as a Horse or Mare.
Chapter 48. The Corn-Spirit as an Animal. Section 9. The Corn-spirit as a Pig (Boar or Sow).
Chapter 48. The Corn-Spirit as an Animal. Section 10. On the Animal Embodiments of the Corn-spirit.
Chapter 49. Ancient Deities of Vegetation as Animals. Section 1. Dionysus, the Goat and the Bull.
Chapter 49. Ancient Deities of Vegetation as Animals. Section 2. Demeter, the Pig and the Horse.
Chapter 49. Ancient Deities of Vegetation as Animals. Section 3. Attis, Adonis, and the Pig.
Chapter 49. Ancient Deities of Vegetation as Animals. Section 4. Osiris, the Pig and the Bull.
Chapter 49. Ancient Deities of Vegetation as Animals. Section 5. Virbius and the Horse.
Chapter 50. Eating the God. Section 1. The Sacrament of First-Fruits.
Chapter 50. Eating the God. Section 2. Eating the God among the Aztecs.
Chapter 50. Eating the God. Section 3. Many Manii at Aricia.
Chapter 51. Homeopathic Magic of a Flesh Diet.
Chapter 52. Killing the Divine Animal. Section 1. Killing the Sacred Buzzard.
Chapter 52. Killing the Divine Animal. Section 2. Killing the Sacred Ram.
Chapter 52. Killing the Divine Animal. Section 3. Killing the Sacred Serpent.
Chapter 52. Killing the Divine Animal. Section 4. Killing the Sacred Turtles.
Chapter 52. Killing the Divine Animal. Section 5. Killing the Sacred Bear.
Chapter 53. The Propitiation of Wild Animals By Hunters.
Chapter 54. Types of Animal Sacrament. Section 1. The Egyptian and the Aino Types of Sacrament.
Chapter 54. Types of Animal Sacrament. Section 2. Processions with Sacred Animals.
Chapter 55. The Transference of Evil. Section 1. The Transference to Inanimate Objects.
Chapter 55. The Transference of Evil. Section 2. The Transference to Animals.
Chapter 55. The Transference of Evil. Section 3. The Transference to Men.
Chapter 55. The Transference of Evil. Section 4. The Transference of Evil in Europe.
Chapter 56. The Public Expulsion of Evils. Section 1. The Omnipresence of Demons.
Chapter 56. The Public Expulsion of Evils. Section 2. The Occasional Expulsion of Evils.
Chapter 56. The Public Expulsion of Evils. Section 3. The Periodic Expulsion of Evils.
Chapter 57. Public Scapegoats. Section 1. The Expulsion of Embodied Evils.
Chapter 57. Public Scapegoats. Section 2. The Occasional Expulsion of Evils in a Material Vehicle.
Chapter 57. Public Scapegoats. Section 3. The Periodic Expulsion of Evils in a Material Vehicle.
Chapter 57. Public Scapegoats. Section 4. On Scapegoats in General.
Chapter 58. Human Scapegoats in Classical Antiquity. Section 1. The Human Scapegoat in Ancient Rome.
Chapter 58. Human Scapegoats in Classical Antiquity. Section 2. The Human Scapegoat in Ancient Greece.
Chapter 58. Human Scapegoats in Classical Antiquity. Section 3. The Roman Saturnalia.
Chapter 59. Killing the God in Mexico.
Chapter 60. Between Heaven and Earth. Section 1. Not to touch the Earth.
Chapter 60. Between Heaven and Earth. Section 2. Not to see the Sun.
Chapter 60. Between Heaven and Earth. Section 3. The Seclusion of Girls at Puberty.
Chapter 60. Between Heaven and Earth. Section 4. Reasons for the Seclusion of Girls at Puberty.
Chapter 61. The Myth of Balder.
Chapter 62. The Fire-Festivals of Europe. Section 1. The Fire-festivals in general.
Chapter 62. The Fire-Festivals of Europe. Section 2. The Lenten Fires.
Chapter 62. The Fire-Festivals of Europe. Section 3. The Easter Fires.
Chapter 62. The Fire-Festivals of Europe. Section 4. The Beltane Fires.
Chapter 62. The Fire-Festivals of Europe. Section 5. The Midsummer Fires.
Chapter 62. The Fire-Festivals of Europe. Section 6. The Hallowe'en Fires.
Chapter 62. The Fire-Festivals of Europe. Section 7. The Midwinter Fires.
Chapter 62. The Fire-Festivals of Europe. Section 8. The Need-fire.
Chapter 63. The Interpretation of the Fire-Festivals. Section 1. On the Fire-festivals in general.
Chapter 63. The Interpretation of the Fire-Festivals. Section 2. The Solar Theory of the Fire-festivals.
Chapter 63. The Interpretation of the Fire-Festivals. Section 3. The Purificatory Theory of the Fire-festivals.
Chapter 64. The Burning of Human Beings in the Fires. Section 1. The Burning of Effigies in the Fires.
Chapter 64. The Burning of Human Beings in the Fires. Section 2. The Burning of Men and Animals in the Fires.
Chapter 65. Balder and the Mistletoe.
Chapter 66. The External Soul in Folk-Tales.
Chapter 67. The External Soul in Folk-Custom. Section 1. The External Soul in Inanimate Things.
Chapter 67. The External Soul in Folk-Custom. Section 2. The External Soul in Plants.
Chapter 67. The External Soul in Folk-Custom. Section 3. The External Soul in Animals.
Chapter 67. The External Soul in Folk-Custom. Section 4. The Ritual of Death and Resurrection.
Chapter 68. The Golden Bough.
Chapter 69. Farewell to Nemi.
https://www.sacred-texts.com/pag/frazer/index.htm
Văn hóa xuất hiện đã lâu, kể từ khi con người trở thành con người. Nhưng do đặc điểm của văn hóa là không tồn tại riêng biệt ở đâu cả, song lại có mặt ở tất cả mọi nơi mọi lúc, bởi vậy, sự nhận thức về văn hóa như một đối tượng độc lập nghiên cứu xuất hiện rất chậm. Mãi đến đầu thế kỷ XIX mới ra đời những tác phẩm chuyên nghiên cứu về văn hóa với công trình mở đầu Văn hóa nguyên thủy của E.B.Tylor. Nhưng một khi ngành nghiên cứu văn hóa đã ra đời thì những công trình của nó xuất hiện ngày càng một phong phú và đa dạng. Đặc biệt là những quan niệm lý thuyết. Người ta thấy những sự kiện văn hóa được trình bày và lý giải theo các quan điểm tiến hóa luận, tương đối luận, cấu trúc luận, phân tâm học, sinh học xã hội, xã hội học và quan điểm mác xít… Từ sự xum xuê lý thuyết trên đã dần dần hình thành bộ môn văn hóa học, như là một khoa học nghiên cứu về những nghiên cứu văn hóa.
Ngày nay, đọc Cành vàng, chúng ta có thể thấy luận điểm này hoặc khác trong các lý thuyết của ông đã lạc hậu, đã vượt qua. Điều đó chỉ càng chứng tỏ nhân học xã hội và nhân học văn hóa hiện nay, tuy chưa xa thời của J.Frazer bao nhiêu, nhưng đã có nhiều tiến bộ vượt bực. Hơn nữa, những lý thuyết ấy, trong thời của nó, đã là những lý thuyết tiên tiến, đã có những ảnh hưởng lớn lao đến giới khoa học, góp phần khẳng định nhân học như là một khoa học độc lập. Đấy là chưa kể, Cành vàng về phương diện tư liệu là cuốn Bách khoa thư về đời sống xa xưa của nhân loại. Và, thời gian càng lùi xa, nhân loại càng thay đổi thì giá trị tư liệu của Cành vàng trở nên quý giá, không chỉ đối với giới nghiên cứu, mà với bất kỳ ai muốn tìm trở về nguồn.
MỤC LỤC
Lời mở Tủ sách Văn hóa học
Lời giới thiệu (Đỗ Lai Thúy)
Lời nói đầu
Ghi chú của những người xuất bản
Chương 1: Ông vua của rừng
Chương 2: Các ông vua - tư tế
Chương 3: Ma thuật giao cảm
Chương 4: Ma thuật và tôn giáo
Chương 5: Ma thuật chế ngự bầu khí quyển
Chương 6: Các pháp sư như những ông vua
Chương 7: Những ông thánh sống
Chương 8: Những ông vua của các yếu tố tự nhiên
Chương 9: Tục thờ cúng cây cối
Chương 10: Tàn dư việc thờ cúng cây cỏ ở châu Âu hiện đại
Chương 11: Tác động của giới tính đối với cây cỏ
Chương 12: Lễ cưới thần thánh
Chương 13: Các ông vua của La Mã và Albe
Chương 14: Việc thừa kế ngai vàng ở xứ Latium cổ đại
Chương 15: Lễ thờ cúng cây sồi
Chương 16: Dianus và Diane
Chương 17: Gánh nặng của vương quyền
Chương 18: Những mối nguy hiểm của linh hồn
Chương 19: Những vấn đề bị cấm kỵ
Chương 20: Những con người bị cấm kỵ
Chương 21: Những vật bị cấm kỵ
Chương 22: Các từ ngữ bị cấm kỵ
Chương 23: Chúng ta mắc nợ gì con người hoang dã
Chương 24: Việc hạ sát ông vua thần thánh
Chương 25: Những ông vua lâm thời
Chương 26: Con trai nhà vua được hiến tế
Chương 27: Việc thừa kế linh hồn
Chương 28: Việc hạ sát thần linh của cây cối
Chương 29: Huyền thoại về Adonis
Chương 30: Adonis ở Syrie
Chương 31: Adonis ở Chypre
Chương 32: Nghi lễ thờ Adonis
Chương 33: Những mảnh vườn của Adonis
Chương 34: Huyền thoại và nghi lễ thờ Atys
Chương 35: Atys, vị thần của cây cối
Chương 36: Những con người tượng trưng thần Atys
Chương 37: Các tôn giáo phương Đông ở phương Tây
Chương 38: Huyền thoại về Osiris
Chương 39: Nghi lễ thờ Osiris
Chương 40: Tính chất của Osiris
Chương 41: Osiris và mặt trời
Chương 42: Isis
Chương 43: Dionysos
Chương 44: Déméter và Perséphone
Chương 45: Bà Mẹ lúa mì và Cô Trinh nữ lúa mì ở vùng Bắc Âu
Chương 46: Bà mẹ lúa mì ở các nước khác nhau
Chương 47: Lityersés
Chương 48: Thần linh lúa mì như là con vật
Chương 49: Thần thánh của cây cỏ thời cổ đại như là những con vật
Chương 50: Ăn thịt vị thần
Chương 51: Ma thuật vi lượng trong chế độ ăn thịt
Chương 52: Việc hạ sát con vật thần thánh
Chương 53: Các thợ săn cầu khẩn những con thú hoang
Chương 54: Các kiểu thánh hóa con vật
Chương 55: Việc chuyển dịch cái xấu
Chương 56: Việc trục xuất các ác thần
Chương 57: Những bung xung công cộng
Chương 58: Những bung xung là con người trong thời cổ đại cổ điển
Chương 59: Việc hạ sát vị thần ở Mexique
Chương 60: Lơ lửng giữa trời và đất
Chương 61: Huyền thoại về thần Balder
Chương 62: Những lễ hội về lửa ở châu Âu
Chương 63: Giải thích những lễ hội lửa
Chương 64: Những lễ hội thiêu người sống
Chương 65: Thần Balder và cây tầm gửi dẹt
Chương 66: Linh hồn bên ngoài trong các chuyện kể dân gian
Chương 67: Linh hồn bên ngoài trong các tục lệ dân gian
Chương 68: Cành vàng
Chương 69: Vĩnh biệt Némi
https://dongtay.vn/sach/canh-vang-bach-khoa-thu-ve-van-hoa-nguyen-thuy-8275
---
BỔ SUNG
5.
CÀNH VÀNG (JAMES GEORGE FRAZER)
https://dayhocchudong.com/nckh/canh-vang-james-george-frazer/2020/
4.
15-10-2020
Dẫn luận
Ma thuật, "nghệ thuật gây ảnh hưởng có chủ đích đến tiến trình và kết quả của các quá trình tự nhiên và xã hội bằng các phương thức và phương tiện huyền bí" (Barnard et al. 2003: 513), vốn có một vai trò và "danh tiếng" gây tranh cãi trong mọi nền văn hóa. Những tranh luận, thậm chí là bút chiến giữa các nhà lý thuyết phương Tây về ma thuật kéo dài từ giữa thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX trên nhiều phương diện (khái niệm, phương thức thực hành, mục đích, ý nghĩa,…); việc đặt nó trong bộ ba quyền lực ma thuật - khoa học - tôn giáo như một trong những phạm trù cơ bản để nhận diện về con người và thế giới… cho thấy một sự "trọng thị" của giới nghiên cứu dành cho ma thuật, cũng đồng thời thể hiện sự “bối rối” theo chiều lịch đại của phương Tây với đối tượng nghiên cứu này. Có thể nói, ma thuật chưa bao giờ ngưng thách thức các điểm nhìn nghiên cứu. Sự đối lập, trái chiều về đối tượng nghiên cứu này trước hết đến từ chính các thực hành gây tranh cãi và khó xác định theo bất kì tiêu chí phân loại nào của bản thân hành vi ma thuật. Sau nữa, đến từ định kiến trong điểm nhìn của các chủ thể nghiên cứu luôn muốn phân loại và "định giá" ma thuật trong các khung tham chiếu khác nhau (tiền logic/logic, giả khoa học/khoa học, phi tôn giáo/tôn giáo, mông muội/văn minh; thậm chí, thiện/bất thiện, bảo tồn/đào thải,…). Dưới cái nhìn mang tính “tiến hóa luận đơn tuyến”, ma thuật là giai đoạn tư duy đầu tiên trong ba giai đoạn thay thế nhau của tư duy nhân loại ma thuật - tôn giáo - khoa học, trong đó tư duy ma thuật được coi là đơn giản, thô phác, nguyên thủy nhất, và chắc chắn sẽ bị thay thế. Với quan điểm “tương đối văn hóa”, ma thuật được đặt trong bối cảnh nghiên cứu cụ thể (và rộng nhất có thể), trong mối tương quan với các thành tố văn hóa khác, thông qua việc sưu tầm thận trọng tư liệu điền dã và bác bỏ mọi sự so sánh, khái quát hóa mang tính chung chung và phổ quát. Ma thuật được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau: nhân học, tâm lý học, xã hội học, dân tộc học,... Dù ở điểm nhìn nào, các nghiên cứu cũng "không ngừng có những cố gắng nhìn nhận và nghiên cứu ma thuật như một lĩnh vực tinh thần và văn hóa chung của nhân loại" (Bailey 2006: 143).
Bài viết này tập trung vào cuộc tranh luận dai dẳng trong nhân học từ giữa thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX về "ma thuật, khoa học và tôn giáo". Cuộc tranh luận kéo dài trong hơn một thế kỉ, với sự tham gia của những tác giả kinh điển của ngành nhân học đặt ra vấn đề về mặt bối cảnh và đặc biệt là về sự “phiên dịch tương đồng” (giữa các nền văn hóa). Hiện tại, hướng tiếp cận của nhân học với ma thuật đã thay đổi, với đa dạng các quan điểm lý thuyết, đặc biệt trên tinh thần tôn trọng “hoàn cảnh đặc thù” (chữ dùng của Bailey 2006). Ma thuật được đặt và diễn giải trong chính hoàn cảnh hẹp, nơi nó sinh ra và tồn tại, với các vấn đề về điều kiện môi trường, yếu tố tâm lý và lịch sử liên quan, theo cách mà “tương đối văn hóa” quan niệm. Cái gọi là "phạm trù ma thuật phương Tây" (Bailey 2006) vẫn còn nhiều giá trị, nhưng không thích hợp cho mọi không gian ma thuật. Và việc phân tích về cuộc tranh luận này, về cách mà các nhà nghiên cứu phân định ranh giới giữa ma thuật với khoa học và tôn giáo càng cho thấy sự hợp lí và cần thiết của việc nghiên cứu ma thuật trong hoàn cảnh đặc thù.
Ma thuật là gì và Cái gì là ma thuật?
Khái niệm ma thuật đã được xem xét một cách nghiêm túc bởi nhiều nhà nghiên cứu ở các nền văn hóa khác nhau. Ma thuật đề cập đến nhiều hành động, thường là nghi lễ mà thông qua đó, con người buộc cái siêu nhiên phải hành xử theo những cách nhất định (Frankle&Stein 2005). Các hành động ma thuật, thông thường cấu thành từ một hoặc một số câu thần chú và động tác nhất định, sẽ tạo nên kết quả là một màn diễn xướng hướng đến các đối tượng được định trước nhằm đưa đến một tác dụng cưỡng bách nào đó trên cơ sở và nguyên tắc analog (phép tương tự). Một màn ma thuật nhất định sẽ tạo ra một kết quả nhất định (Stanley Tambiah (2017[1973]). Với James Frazer, thuật ngữ ma thuật là một niềm tin mà “những nguyên nhân tương tự sẽ luôn tạo ra kết quả tương tự, vì thế việc thực hiện nghi lễ thích hợp, kèm theo câu thần chú thích hợp sẽ chắc chắn có được kết quả như mong đợi”, và điều này liên quan đến việc không có sự cầu xin/ nài nỉ với một quyền lực cao hơn (Frazer, 1994[1890]). Howard Clark Kee (1986) nhận định ma thuật là một kĩ thuật, thông qua ngôn từ và hành động để đạt được một kết thúc như mong muốn, cho dù kết thúc mong muốn đó là để đối phó với kẻ thù đã gây ra vấn đề hoặc mang đến sự thiệt hại. Idowu (1973) thì cho rằng, ma thuật là nỗ lực từ phía một người để chạm tới, khai thác và kiểm soát các tài nguyên siêu nhiên của vũ trụ vì các lợi ích của chính mình. Với Idowu, ma thuật là “ý chí của tôi được thực hiện” (Idowu, 1973). Những ý chí ấy liên quan đến các mục đích rất cụ thể của đời sống con người. Đó có thể là mong cầu sự thay đổi về sức khỏe (chữa bệnh), sự thay đổi thời tiết theo hướng có lợi cho con người và mùa màng (mưa hoặc nắng); cầu sự sinh sôi phồn thịnh cho vạn vật; hoặc có thể là sự điên loạn, cái chết dành cho kẻ thù,… Ở Việt Nam, nhiều những thực hành ma thuật được thực hiện và phần nào đó hiện vẫn còn được duy trì. Đó có thể là thuật tránh sét, giữ bão, thuật chữa bệnh nấc, trẻ rụng răng "chuột chuột… chí chí", đeo tỏi vào người khi có dịch, trừ sâu bọ, trấn ác mộng… (Phan Kế Bính 2003[1915]: 426, 473). Ma thuật cũng là bói toán, phong thủy, xem số xem tướng, cầu đồng cốt (Đào Duy Anh 2006[1938]: 340, 341), là các nghi thức trong lễ của thầy cúng và những tín hiệu ghi trên các “tờ thỉnh cầu”; là những “biện pháp lạ lùng” được con người thực hành trong ngày tết Đoan Ngọ (làm hình nộm cho năm con giáp bằng lá ngải; nhuộm lá móng; đàn bà thắt bụng bằng dây vôi rồi cởi ra buộc vào cột nhà để tránh mọi cơn đau bụng đau lưng; nhỏ mắt bằng nước muối hòa nước mưa vào chính ngọ; đeo bùa tua bùa túi cho trẻ con; đóng dấu đỏ của các vị thần hùng mạnh trong đền vào áo cho trẻ; uống hùng hoàng hay thần sa, ăn hoa quả, rượu nếp, kê … để giết sâu bọ trong ruột…) (Nguyễn Văn Huyên 2017[1938-1944]: 47-55); hay các thực hành kiểu bói quẻ chân gà, xin thăm xin thẻ, thờ hổ thờ rắn, may miệng xác chết gây điều hiểm họa, nhét miệng đinh kim, bọc lưới (Cadiere 2006[1955]: 104) và nhiều các thực hành kiểu dạng nhằm đạt mục đích trực tiếp như thế.
Các ví dụ về ma thuật là rất phong phú ở hầu khắp các nền văn hóa. Các định nghĩa về ma thuật có thể rất đa dạng, được diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng thường đều nhấn mạnh vào tính mục đích rõ ràng của ma thuật, và phần nào đó là tính “áp đặt” của con người để buộc các hiện tượng tự nhiên hoặc siêu nhiên phản ứng theo yêu cầu của mình.
Ma thuật, khoa học và tôn giáo
Ma thuật được định danh một phần từ chính nó, và nhiều phần khác từ chính trong sự khu biệt với khoa học và tôn giáo. Có thể nói, phương pháp luận phân biệt ma thuật trong mối liên hệ và phân tách với tôn giáo và khoa học[1] trở thành một thói quen, định kiến, chỗ dựa,… gần như đầu tiên khi các nhà nhân học muốn lí giải về thực hành ma thuật của con người thuộc về các nhóm/nền văn hóa khác nhau. Sự tìm kiếm phần chồng lấp và ranh giới khu biệt giữa ba lĩnh vực/phạm vi này đã tạo nên một dòng tranh luận sôi động, kéo dài và vẫn còn dấu vết trong các nghiên cứu ma thuật đương đại[2] (cuộc tranh luận có vị trí gần như song hành cùng ý niệm về ma thuật). Riêng với ma thuật, khi được đặt trong sự đối sánh với khoa học và tôn giáo, vô hình chung đã rơi vào một thế lưỡng phân - vừa được đẩy lên về vị thế, lại vừa bị hạ thấp đến tận cùng. Và nhiều hệ lụy của ma thuật đến từ chính việc bị nâng lên thành một trong ba yếu tố chủ đạo của tư duy nhân loại thông qua tập hợp "bộ ba quyền lực"[3] ma thuật - tôn giáo - khoa học này.
Stanley Tambiah (1990) đã bình luận một cách khái quát cuộc tranh luận này với hai luận điểm: (1) Cuộc tranh luận chấp nhận ma thuật - khoa học - tôn giáo như là ba lĩnh vực quan trọng, có tính chất biểu hiện cho tất cả các xã hội, và vì vậy mà chúng trở thành các phạm trù hữu ích cho nghiên cứu so sánh. (2) Cuộc tranh luận được cấu thành từ nhiều cuộc trao đổi và bút chiến, trong đó, các nhà lý thuyết đã đứng trên những quan điểm, vị trí khác nhau có liên quan để nhìn nhận cả ba lĩnh vực ma thuật - khoa học - tôn giáo về: nội dung biểu hiện, ranh giới giữa chúng, các giai đoạn phát triển, những đặc điểm về tính hợp lí mà cả ba phạm trù đó thể hiện ra (trong quan hệ giữa chúng với nhau).
Ma thuật và ba giai đoạn tư duy
Người đầu tiên đưa ra quan điểm về tư duy ba giai đoạn là James Frazer trong Cành vàng (1890). Dựa vào các tư liệu văn hóa vô cùng phong phú có được, dưới cái nhìn khoa học đầy lý tính của một người châu Âu da trắng thuộc về thế giới hiện đại, Frazer nêu ra lý thuyết ba giai đoạn của tư duy con người: đầu tiên là tư duy ma thuật, tiếp đó là tư duy tôn giáo; rồi đến giai đoạn thứ ba, tư duy khoa học (Frazer 2007: 1119,1120). Ba giai đoạn tư duy này, theo Frazer, là thay thế cho nhau theo chiều hướng tiến hóa. Ma thuật cho thấy niềm tin vô tri của người nguyên thủy vào sức mạnh của chính mình trong thế giới tự nhiên và với cái siêu nhiên, là biểu hiện của tính thực dụng, truy cầu mục đích đến bất chấp logic nội tại của sự vật hiện tượng. Đến khi nhận ra sai lầm, rằng trật tự của thế giới tự nhiên mà anh ta đoan chắc hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng, thì niềm tin của con người vào chính mình bị sụp đổ, và quyền năng tối thượng mà anh ta tự phong cho mình lại được phó mặc cho một số nhân vật khác - đây chính là sự nhường bước của ma thuật cho tôn giáo. Tôn giáo, với Frazer, vừa là sự dựa dẫm của con người vào một quyền lực siêu nhiên và siêu nhân loại, vừa cho thấy sự thừa nhận của con người về một thứ sức mạnh khác, vượt lên trên con người rất nhiều.
Nhưng không dừng ở đó, "những đầu óc sáng suốt nhất, trên con đường tìm kiếm thường trực một lời giải đáp sâu sắc hơn về những bí ẩn của vũ trụ, đã đi tới chỗ vứt bỏ lý thuyết của tôn giáo về thế giới tự nhiên" (Frazer 2007: 1120). Khoa học, dựa trên sự quan sát kiên trì và chính xác về bản thân sự vật hiện tượng, với phương pháp tiến hành đáng tin cậy mang đến những kết quả mạnh mẽ, vững chắc và thuyết phục đã "truất ngôi" tôn giáo (Frazer 2007: 1121).
Quan điểm này của Frazer đã được khơi nguồn từ Eward Tylor trong Văn hóa nguyên thủy (1871), và cũng bắt nguồn từ việc phân tích, lí giải các hành vi ma thuật mà cả hai ông gọi là "giả khoa học". Dưới cái nhìn duy lý thực chứng, Tylor thấy ma thuật được thực hiện bằng một niềm tin thơ ngây và mù quáng vào tính hiệu quả của các hành động mà "không có một sự liên hệ nào với những hệ quả được giả định của chúng", "nhầm lẫn một quan hệ tưởng tượng với một quan hệ thực tế"[4]. Chính vì vậy, với Tylor, ma thuật như là "sự lừa dối lớn nhất từng quấy quả nhân loại" (Dẫn theo Barnard et al. 2003: 513), là "thứ nghệ thuật lừa bịp nhất trong các nghệ thuật nhưng đã thống trị thế giới trong nhiều thế kỉ" (Tylor 2000[1871]: 166). Người thực hiện ma thuật "vừa là kẻ đi lừa, vừa bị lừa" (Tylor 2000[1871]: 168). Vì thế mà ông ta cần phải đặt ra những điều kiện thật khó để làm đường lui cho mình khi ma thuật bất thành. Và đây cũng chính là lí do mà theo Tylor, khiến cho ma thuật luôn phải phức tạp, nhiều công đoạn và bí hiểm đến như vậy[5].
Quan điểm này của Tylor đã gây ra không ít tranh cãi mà câu hỏi phổ biến nhất là: Nếu ma thuật là lừa dối và quấy quả thì tại sao tất cả các dân tộc cổ sơ trên thế giới đều tin theo? Trong Văn hóa nguyên thủy, Tylor nêu một loạt lý do để các tộc người tin vào ma thuật, bao gồm quán tính xã hội, sự đổ lỗi cho không kiêng kỵ khi ma thuật thất bại, hay đơn giản là sức mạnh của các tư duy xã hội dựa trên ma thuật buộc con người phải tuân theo. Với Tylor, ma thuật và niềm tin ma thuật cho thấy một "trạng thái trí tuệ thấp kém", thậm chí "hoang tưởng" của con người (Tylor 2000[1871]: 142,146). Bằng con mắt đầy bao dung của một người thuộc về "thế giới có học hiện đại", ông tin rằng, ma thuật sẽ biến mất khi xã hội phát triển.
Ý tưởng này của Tylor đã tạo cảm hứng rất lớn cho Frazer trong việc phát triển mô hình lý thuyết ba giai đoạn đã nêu trên. Thêm vào đó, ông đã phân tích rất chi tiết và công phu về ma thuật - giai đoạn tư duy đầu tiên của con người. Theo ông, các hành vi ma thuật 'giả khoa học', 'sai lầm', 'nguyên thủy' đều gói gọn trong hai nguyên lý. Nguyên lý thứ nhất, mọi vật giống nhau sẽ mời gọi vật đồng loại, hay là một hiệu quả sẽ tương tự như nguyên nhân của nó (nhân nào quả ấy). Đây chính là quy luật của tương đồng (ma thuật vi lượng) - tính tương đồng giữa các hành vi được thực hiện và diễn biến được trông đợi. Sự tin tưởng và thực hành ma thuật kiểu phép mô phỏng hay liệu pháp tương đồng này có rất nhiều như hành động ném đồng xu xuống giếng cổ để cầu may mắn, đốt hay chọc gậy nhọn vào hình nhân, hình vẽ tượng trưng cho kẻ thù khiến chúng bị thương hoặc chết ... Nguyên lý thứ hai, những sự vật đã từng có một lần tiếp xúc với nhau sẽ tiếp tục tác động lẫn nhau, kể cả khi cuộc tiếp xúc đó đã kết thúc. Ma thuật tác động vào vật thể hoặc quá trình từ khoảng cách xa, với nguyên lý của tính tương liên, dựa trên sự tiếp xúc, lây truyền, điển hình là thuật ngắt sợi tóc, móng tay… của một người để điều khiển người đó (Frazer 2007 [1890]: 35-39).
Lý thuyết về "hai nguyên lý ma thuật" của Frazer cực kì nổi tiếng và luôn được trích dẫn trong các công trình nghiên cứu ma thuật về sau, như một chỉ dấu cho sự nhận diện ma thuật là gì và cái gì là ma thuật[6].
Quan điểm của Edward Tylor và James Frazer đã gần như "quyết định" diện mạo của ma thuật và những nghiên cứu về ma thuật trong học thuật một thời gian dài. Lý thuyết ba giai đoạn của tư duy nhận được sự đồng tình của Sigmund Freud, coi ma thuật là bộ phận khởi nguyên và có ý nghĩa nhất của kĩ thuật vạn vật hữu linh[7]. Ý tưởng phát sinh về việc coi ma thuật như là một phần của tư duy sai lầm và lây nhiễm được Edward Tylor và James Frazer gán ghép cho những điều kiện xã hội nguyên thuỷ và ít tiến hoá ở những dân tộc mà họ nghiên cứu. Những ví dụ về ma thuật trong xã hội được họ nhìn như là các tàn dư của thời nguyên thuỷ. Alfred Kroeber, một nhà nhân học Mỹ nổi tiếng, xem ma thuật theo 'đúng kiểu Frazer' - là một đặc điểm của các nền văn hoá chậm phát triển, còn nếu được thực hành ở các nền văn hoá 'phát triển' thì đó là trong các cộng đồng hoặc cá nhân không có ưu thế xã hội, có vấn đề về tâm lý hoặc tâm thần (xem Barnard et al. 2003). Còn Bronislaw Malinowski[8], tác giả của "Ma thuật, khoa học và tôn giáo" (Magic, Science and Religion and Other Essays), tiểu luận nổi tiếng viết năm 1925, với những đóng góp rất to lớn và quan trọng cho nghiên cứu ma thuật, tôn giáo nói riêng và nhân học văn hóa nói chung, cũng cho thấy một định kiến "rất Tylor và Frazer" khi tiếp tục khẳng định rằng, ma thuật chỉ tồn tại ở thời kì thô sơ, và khi khoa học phát triển thì ma thuật sẽ biến mất. Câu hỏi của Malinowski sau những quan sát tham dự tại thực địa, với những mô tả chi tiết về ma thuật của người Trobriand minh chứng rõ nhất cho định kiến ấy: "cho dù những lời tuyên bố đầy lừa dối và sai lạc của ma thuật có vẻ như vô cùng thuyết phục đối với người mông muội, làm sao mà họ lại có thể ở trong bóng tối lâu đến như vậy?" (Malinowski 2006[1948]: 205). Những luận điểm này đã hình thành nên một ấn tượng dai dẳng, sâu đậm về ma thuật và để lại hậu quả trong nghiên cứu về ma thuật một thời gian dài. Ma thuật, ở hầu khắp các không gian văn hóa, đều đã và thậm chí, vẫn đang được xem như chỉ dấu của nhóm/ cộng đồng có tư duy thô phác nguyên thủy, của sự chậm phát triển hay kém văn minh.
Nhưng không phải các nhà nhân học thời kì sau James Frazer đều ủng hộ quan điểm của ông và Edward Tylor. Nhà nhân học Mỹ Robert H. Lowie đã phản đối lý thuyết ba giai đoạn của Frazer và cả quan điểm của Tylor về sự phân biệt giữa 'tự nhiên' và 'siêu tự nhiên'. Ông lập luận rằng, điều đó là không đúng trong các xã hội cổ sơ, bởi các xã hội đó coi tất cả đều là tự nhiên (Barnard et al. 2003). Phần nào đó, quan điểm này gần gũi với học thuyết về "kinh nghiệm huyền bí" của người nguyên thủy (Lévy Bruhl 2008[1923]). Người nguyên thủy, không hề quá "trầm mặc và lí trí" như Tylor hình dung, mà họ "không hề có tâm trạng tỉnh táo", luôn trong "trạng thái tâm trí huyền bí một cách vô vọng", và vì thế, với họ "ý tưởng rõ ràng về bản chất và bản tính, nguyên nhân và kết quả, tính đồng nhất và sự mâu thuẫn không hề tồn tại" (Malinowski 2006[1948]: 154). Như vậy, mọi sự suy đoán về họ theo kiểu của Tylor và Frazer là hoàn toàn sai lầm. Còn Stanley Tambiah, trong công trình Ma thuật, khoa học, tôn giáo và phạm vi của duy lý (1990) thì cho rằng, Edward Tylor và James Frazer đã có quan điểm hời hợt và không quan tâm đến những trải nghiệm tôn giáo của con người. Hai "nhà nhân học ghế bành" đã dựa vào tư liệu của những nhà truyền giáo, nhà thám hiểm, người phục vụ cho chế độ thực dân, không nghiên cứu thực địa và cũng không tiếp xúc với người dân, chủ nhân của các thực hành tôn giáo ma thuật, nhưng lại phân tích, lí giải, suy luận, thậm chí phán xét về văn hóa của họ[9].
Ma thuật và khoa học
Về sự đối sánh của James Frazer giữa ma thuật và khoa học, theo khảo cứu của Bronislaw Malinowski, Kondrad Preuss ở Đức, Robert Marrett ở Anh, Henri Hubert và Marcel Mauss ở Pháp đã đưa ra các chủ kiến của mình, phần nào đó đồng tình, phần khác, là chỉ trích Frazer. Các học giả này tập trung vào việc khu biệt ranh giới căn bản giữa ma thuật và khoa học “Khoa học do kinh nghiệm sinh ra, ma thuật do truyền thống tạo nên. Khoa học được lí trí dẫn đường và được quan sát hiệu chỉnh, ma thuật không bị cả hai điều trên ảnh hưởng, nó sống trong môi trường của sự huyền nhiệm. Khoa học chào đón tất cả, là tài sản chung của cộng đồng, ma thuật là một điều huyền hoặc, được truyền đạt thông qua một quá trình cha truyền con nối đầy huyền bí: quá trình thụ giáo. Trong khi khoa học được dựa trên cơ sở của các khái niệm về sức mạnh thiên nhiên, ma thuật được nảy ra từ ý niệm về một sức mạnh kì bí, khách quan mà người nguyên thủy hết sức tin tưởng (Dẫn theo Malinowski 2006[1948]: 149). Chính Malinowski, khi nghiên cứu thực địa về ma thuật Trobriand và chứng kiến người bản địa, bên cạnh việc nắm rất chắc chắn các kiến thức kĩ thuật về trồng trọt hay đóng thuyền, vẫn thực hiện các hành vi ma thuật (không một mảnh vườn nào của người Trobriand mà thiếu vắng ma thuật); đã nhấn mạnh thêm về điều làm nên sự khác biệt mang tính căn bản giữa ma thuật và khoa học: "Khoa học được xây dựng trên lòng tin vững chắc rằng kinh nghiệm, nỗ lực, lí trí là có giá trị; ma thuật được thiết lập với niềm tin rằng hy vọng không thể thất bại và lòng ham muốn không thể lừa dối" (Malinowski 2006[1948]: 87). Nói cách khác, ma thuật thể hiện những khao khát và ham muốn một cách vô tri của con người mà thôi.
Đến Evans-Pritchard, dù ông không tham gia quá sâu vào cuộc tranh luận này, không có ý định khu biệt một cách rõ ràng ma thuật và khoa học; và mặc dù vai trò của điền dã và lí giải các thực hành văn hóa từ góc nhìn của người trong cuộc là không thể bàn cãi, nhưng vấn đề về sự phiên dịch tương đồng vẫn đầy thách thức trong Witchcraft, Oracle and Magic among the Azande [Phép phù thuỷ, lời sấm và ma thuật Azande] (1937). Evans-Pritchard không phủ nhận vai trò của ma thuật trong cộng đồng Azande, thậm chí còn thấy ma thuật rất quan trọng “ma thuật là một đặc ngữ (idiom) mà trong đó, phần lớn những bất hạnh được giải thích” (Layton 2007: 363). Điểm trọng yếu là, ma thuật giải thích điều mà tư tưởng phương Tây cho là ngẫu nhiên, tức là không đáng hoặc không thể giải thích được[10]. Vậy nên với Evans-Pritchard, sự kết hợp hài hoà và phức tạp giữa ma thuật, lời sấm và phép phù thủy lại dựa trên lòng tin vào những thế lực huyền bí mà trong thực tế không hề tồn tại. Cũng vẫn chính là một cách nói khác đi về niềm tin thiếu cơ sở, nỗi sợ hãi bản năng và lý thuyết nhân quả đặc thù không logic của những con người chưa thuộc về một xã hội hiện đại.
Có thể nói, sự khu biệt rất rõ ràng và thuyết phục giữa ma thuật và khoa học (hay sự lí trí, logic,…) cho thấy, việc "gò" ma thuật trong sự đối sánh với khoa học phần nào đó hé lộ mục đích của một số học giả phương Tây nhằm phủ định ma thuật và hướng đến một kết luận rằng ma thuật sẽ mất đi khi khoa học phát triển. Trên thực tế, điều này đã diễn ra và về sau, Stanley Tambiah (1979) cũng đồng tình khi cho rằng, trong những làng của người da đỏ sử dụng thuốc trừ sâu, người dân không còn tổ chức nghi lễ để đuổi sâu bọ. Người nông dân Hàn Quốc có kể về một năm hạn hán, sau khi thực hiện nghi lễ cầu mưa thì đã có mưa ngay giữa mùa hè. Nhưng khi được hỏi, "nếu gặp hạn hán, liệu họ có làm lễ cầu mưa nữa không?". Câu trả lời thật ngắn gọn: bây giờ đã có máy bơm và vì thế, không cần thầy shaman làm lễ cầu mưa nữa (Xem Kendall 2007). Những câu chuyện này minh chứng cho quan điểm của Tambiah về việc, khoa học và kĩ thuật góp phần xóa bỏ cũng như hạn chế nhu cầu tổ chức các nghi lễ: thuốc trừ sâu làm mất đi nghi lễ đuổi sâu bọ; máy bơm khiến lễ cầu mưa trở nên không còn cần thiết. Như vậy, phần nào đó, dự đoán của các nhà nghiên cứu là đúng: khi khoa học phát triển, ma thuật bị hạn chế, diện mạo của ma thuật cũng thay đổi. Nhưng khoa học có thay thế được cho ma thuật hay không? Hay ba giai đoạn tư duy này của nhân học phương Tây mang đầy định kiến và khiên cưỡng?
Thực chất, việc khu biệt để làm rõ 'thế yếu' của tư duy ma thuật so với tư duy tôn giáo và tư duy khoa học là không hợp lí về mặt phương pháp luận. Ma thuật và các thực hành ma thuật vốn không phải là một phương thức tư duy, và lại càng xa lạ khi so sánh nó với khoa học. Khi bị đặt trong sự đối sánh này, ma thuật trên thực tế đã bị giam hãm bởi quan điểm về sự hợp lý, tính thực tế, logic và các phương pháp thực nghiệm của khoa học. Stanley Tambiah, nhà nhân học gốc Ấn sống trong thế giới quan Hindu giáo và rồi tắm mình trong học thuật phương Tây, đã nhận ra nhiều ngộ nhận, duy lý và cả những bối rối của nhân học khi đứng trước ma thuật. Với Form and Meaning of Magical Acts [Hình thái và ý nghĩa của hành động ma thuật] (1973); Magic, Science, Religion, and the Scope of Rationality [Ma thuật, khoa học, tôn giáo và những phạm vi của duy lý] (1990), Tambiah đã đưa ra các luận điểm rõ ràng, nổi bật và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thay đổi hướng tiếp cận của nghiên cứu ma thuật, giúp các nhà nhân học từ bỏ hướng tiếp cận kiểu so sánh mang tính phổ quát trước đó. Ông phản đối lại các học giả đi trước về việc coi ma thuật đơn giản chỉ là một hình tượng thô sơ trong cuộc sống, và cho rằng ma thuật là một hiện tượng đặc biệt của đời sống con người. Hành động ma thuật đồng nghĩa với hành động nghi lễ, ma thuật diễn ra trong diễn xướng nghi lễ, vì vậy, ma thuật phải được đo bằng giá trị nghi lễ. Khi được đo bằng đúng phương tiện như vậy sẽ chứng minh được rằng, ma thuật không phải là giả khoa học. Và theo Tambiah, ma thuật chính là những hành động của người thực hiện nghi lễ nhằm đem đến kết quả nào đó cho thế giới khác hoặc đem mong muốn ở thế giới khác về với thế giới thực tại. Và ông khẳng định rằng, trong xã hội hiện đại, ma thuật vẫn tồn tại ở khắp những tôn giáo lớn, không những thế, nó tồn tại ở khắp nơi trong cuộc sống con người (Xem thêm Kendall 2007).
Những phân tích của Tambiah gần như chấm dứt cuộc tranh luận về ma thuật và khoa học vốn đã dai dẳng suốt bao năm. Khẳng định ma thuật là một "lãnh địa" riêng, cần phương pháp nghiên cứu riêng, tâm thế tiếp cận riêng; cũng là cho thấy một hướng đi rộng mở với các nhà nghiên cứu về ma thuật. Ma thuật có thể được tiếp cận và diễn giải từ các góc độ khác chứ không chỉ bị gò mình trong sự đối sánh với khoa học. Nghiên cứu của Tambiah cũng cho thấy những giới hạn về mặt hiểu biết của con người. Dù khoa học có phát triển đến đâu chăng nữa, dù xã hội có hiện đại đến thế nào, thì có những thứ, đặc biệt là những thứ thuộc về cái siêu nhiên, là nằm ngoài tầm với, tầm kiểm soát và lí giải của con người. Việc tìm mọi cách để truy vấn là vô tri, vì nếu giải thích được thì con người đã trở thành một phần của cái siêu nhiên.
Ma thuật và tôn giáo
Trở lại “bộ ba quyền lực” ma thuật - khoa học - tôn giáo, những lập luận về việc ma thuật là 'thô phác', 'nguyên thủy', 'lừa dối', 'giả khoa học', 'lệch lạc thần kinh', 'sẽ biến mất'… là khó đứng vững, khi trong thực tế, ngay cả châu Âu cuối thế kỉ XIX và đến thế kỉ XX, ma thuật vẫn được thực hành khá sôi động. Để những diễn giải về ma thuật trở nên thuyết phục hơn, các nhà lý thuyết còn đặt ma thuật trong một khung tham chiếu khác - với tôn giáo. Các nhà nhân học đầu thế kỉ XX, không ít thì nhiều, không trực tiếp cũng gián tiếp, đều tham gia vào cuộc tranh luận hòng phân định ranh giới và điểm chồng lấp giữa hai phạm trù này. Một cách khái quát, về cơ bản, khi đặt trong mối tương quan với tôn giáo, ma thuật bị lâm vào tình thế đầy bất lợi. Ma thuật hiện hữu trong sự đối sánh vùi dập không che giấu của các nhà nghiên cứu và trong ác cảm của chính tôn giáo với ma thuật.
Với Edward Tylor, ông không đặt ma thuật vào trong thế giới của tôn giáo vì ma thuật không có thần thánh liên quan (thần thánh, theo Tylor, là những yếu tố quan trọng cần thiết để nhận diện tôn giáo) (Tylor 2000[1871]). Đến Cành vàng, trong khi bảo vệ quan điểm về ba giai đoạn tư duy, và rằng tôn giáo sẽ thay thế ma thuật, James Frazer đã phát hiện ra sự khác nhau giữa tôn giáo và ma thuật “Ma thuật, dựa vào niềm tin của con người là họ có thể thống lĩnh thiên nhiên một cách trực tiếp nếu họ biết các quy luật ma thuật điều khiển thiên nhiên, cũng có phần tương tự như khoa học. Tôn giáo, sự thú nhận bất lực của loài người trong một số lĩnh vực nhất định, nâng con người lên trên ma thuật, và sau đó duy trì sự độc lập của nó bên cạnh khoa học, cái mà ma thuật phải nhượng bộ” (Dẫn theo Malinowski: 2006[1948]: 148).
Như vậy, theo phân biệt của James Frazer, ma thuật là sự tự tin, liều lĩnh đến vô tri của người nguyên sơ; tôn giáo cho thấy sự nâng cao về mặt nhận thức của con người, khi dám thú nhận về sự bất lực của chính mình. Điều này cho thấy một 'tinh thần Frazer' thống nhất: ma thuật như một đặc hữu của con người nguyên thủy cấp thấp. Chỉ khi lí trí hơn, khoa học hơn, con người mới không còn tin và thực hành ma thuật.
Chia sẻ với Frazer về ý tưởng cho rằng, ma thuật là thô sơ hơn tôn giáo, nhưng Emile Durkheim (2006[1912]: 55) trong Định nghĩa hiện tượng tôn giáo và về tôn giáo lại cho thấy sự giống nhau, khó khu biệt giữa tôn giáo và ma thuật, bởi cả hai đều gồm có "niềm tin và nghi thức", "thần thoại và tín điều". Durkheim đã đặt một câu hỏi rất chính xác rằng "có cần phải nói rằng ma thuật không thể phân biệt rạch ròi với tôn giáo, rằng trong ma thuật đầy rẫy tôn giáo, cũng như trong tôn giáo có đầy ma thuật, và do đó không thể tách biệt chúng với nhau và định nghĩa cái này mà không có cái kia?". Điều này cũng được Van Gennep trong Các nghi thức chuyển tiếp diễn giải rất rõ ràng qua thuật ngữ kép ma thuật-tôn giáo. Với ông, không thể tách rời hai thuật ngữ này, vì ma thuật chính là toàn bộ kĩ thuật thực hành của tôn giáo (lễ tục, nghi thức, tín ngưỡng) (Gennep 2005[1909]: 267). Về sau, Stanley Tambiah (1973) đã tái khẳng định rằng: ma thuật không thể được hiểu đúng nếu tách ra khỏi môi trường nghi lễ, nói cách khác, giá trị của ma thuật chỉ có thể được đo trong môi trường tâm linh.
Nhưng cũng chính Emile Durkheim, lại cung cấp thêm một lí giải quan trọng khiến cho lập luận về sự tương đồng giữa tôn giáo và ma thuật là không thể đứng vững, đó là "sự ghê tởm của tôn giáo đối với ma thuật, và ngược lại, sự thù địch của ma thuật đối với tôn giáo" (Durkheim 2006[1912]: 56). Sự trần tục hóa của ma thuật với các hiện vật thiêng (ví dụ của Durkheim về việc dung tục hóa bánh thánh trong các nghi lễ phù thủy); sự đối trọng của ma thuật với các nghi thức tôn giáo (người ta quay lưng vào bàn thờ hoặc đi quanh bàn thờ bắt đầu từ bên trái khi đáng lý phải từ bên phải) khiến tôn giáo luôn luôn có một cái nhìn thiếu thiện cảm, thậm chí, lên án và bài xích ma thuật. Về cơ bản, đúng như Mauss và Hurbert nhận xét, trong các phương thức của pháp sư có cái gì đó về cơ bản là chống tôn giáo (Durkheim 2006[1912]: 56).
Lằn ranh ma thuật - tôn giáo còn được vạch rõ hơn với sự khu biệt rất rõ ràng: trong khi tôn giáo thực hành cộng đồng và kết quả cũng là cộng đồng thì ma thuật lại thường được thực hiện trong phạm vi cá nhân và hướng tới những kết quả cá nhân, và chính người pháp sư cũng là một cá thể xa lánh, biệt lập, không gắn kết và không lâu bền (Durkheim 2006[1912]: 56, 57). Bronislaw Malinowski phát triển tiếp ý đó của Durkheim, cho rằng ma thuật luôn chờ đợi theo sau nghi thức là những kết quả nhanh chóng, rõ ràng và chắc chắn, trong khi ngược lại, tôn giáo thực hiện xong là kết thúc, với mục đích chủ yếu là sự dâng hiến cho đấng thánh thần, sự thăng hoa của đức tin và sự hòa mình vào thế giới mà họ gửi gắm. Thêm vào đó, Malinowski còn minh chứng thuyết phục rằng, tôn giáo là phần thiêng liêng, nâng đỡ cho con người vào những thời khắc trọng đại, an ủi và đem lại hy vọng những khi cá nhân cô đơn nhất, hoảng sợ nhất (khi đứng trước cái chết, chẳng hạn); tôn giáo xoay quanh những hoạt động sống còn của con người hay cả nhóm cộng đồng (Malinowski 2006[1948]: 180-189). Còn ma thuật là những niềm tin âm ỉ vào khả năng bí ẩn của con người, là sự tách rời thực tiễn và kiến thức; vô cùng đơn điệu và nhàm chán, hoàn toàn bị giới hạn ở các biện pháp của hành động, bị hạn chế trong những niềm tin vào nó, kinh ngạc về những giả định căn bản của nó (Malinowski 2006[1948]: 193-195). Trong thế đối sánh với tôn giáo, ma thuật trở nên thật cá nhân, tầm thường, thậm chí là dễ dãi và phi lí trí.
Marcel Mauss, người cháu và môn đồ của Durkheim, bổ sung thêm vào hệ thống phân biệt đó những đặc điểm theo ông là nổi bật: ma thuật có đặc tính cá nhân, bị che giấu, huyền ảo, và trên hết là thường cấm đoán; trong khi tôn giáo biểu hiện qua các nghi thức cộng đồng được công nhận và trọng thị. Nhưng Mauss không đồng tình với các nhà nhân học khi thấy họ quá chú trọng vào tính mục đích của ma thuật hay tôn giáo. Theo ông, nhà nghiên cứu nên khai thác ý nghĩa xã hội của của việc thực hành chúng (Dẫn theo Bailey 2006).
Đúng như Michael Bailey đã nói, không một định nghĩa hay cách phân biệt nào trên đây chứng tỏ sự đúng đắn trong mọi trường hợp hoặc hoàn cảnh. Sự chờ đợi về kết quả nhanh chóng, đặc thù cũng không hề thiếu vắng trong các hành vi và khát khao tôn giáo[11], và cũng không phải hành vi ma thuật nào cũng chỉ chăm chú vào tính mục đích tức thời. Thêm vào đó, có những nghi thức mà cả người quan sát và người thực hiện đều coi là ma thuật, nhưng về bản chất lại không hề cá nhân mà mang tính cộng đồng[12].
Có thể nói, việc đặt ma thuật trong vị thế đối lập với tôn giáo, khu biệt nó với các đặc tính, mục đích khác biệt là sai lầm về mặt phương pháp luận. Ma thuật, với các đặc tính nổi trội về tính mục đích ngắn hạn, sẽ phục vụ cho các nhu cầu có thật và thường ngày của một cá nhân hay nhóm nhỏ. Phần lớn những điều không thể giải quyết được bằng cách thức thông thường thì con người sẽ tìm đến với ma thuật (chẳng hạn như các hình thức chữa bệnh tâm linh sau khi đã đi bệnh viện mà không khỏi, hoặc làm lễ cầu mưa khi trời hạn hán,…). Những thực hành ma thuật hoàn toàn không (có ý định) hướng đến tư tưởng, thế giới quan, thậm chí là cả vấn đề về đạo đức… Ma thuật, về bản chất, không hề có những mục đích như tôn giáo và cũng không có ý định như vậy. Một mục đích rõ ràng, cụ thể, thiết thân và thường ngày là thứ đặc thù của các hành vi ma thuật.
Những điều đó nói với chúng ta vấn đề gì về tam giác quyền lực ma thuật - tôn giáo - khoa học, nguyên cớ cho các tranh luận của nhân học phương Tây trong chừng ấy thời gian, cũng là khung tham chiếu về ma thuật được áp dụng nghiên cứu trong một thời gian dài? Ba phạm vi này thực chất vừa có tính lịch sử vừa có tính chức năng. Trong thực tế, ở phương Tây chưa khi nào thiếu vắng ma thuật, khoa học hay tôn giáo. Cũng có nghĩa là con đường tiến hóa luận của ba giai đoạn tư duy trên thực tế chưa bao giờ diễn ra, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, nơi các nhà nhân học dự đoán ma thuật hoặc tôn giáo sẽ biến mất. Điều đó cho thấy, cả ba lĩnh vực này đều có các tính năng đáp ứng những nhu cầu và chức năng khác nhau trong mọi xã hội (cả theo chiều đồng đại và lịch đại). Sở dĩ ma thuật chịu sự định kiến như vậy là bởi phương Tây đã mặc định một cái nhìn rằng, ma thuật chỉ là một giai đoạn trong lịch sử phát triển của con người, tôn giáo ra đời và thay thế trong giai đoạn tiếp theo. Chính vì thế, tôn giáo đã tìm mọi cách, thậm chí tàn bạo nhất để tiêu diệt ma thuật. Dựa trên các sự kiện lịch sử, xét về mặt bản chất người phương Tây có tự nguyện rời bỏ ma thuật? Nếu Thiên chúa giáo không dùng các biện pháp tàn bạo để đàn áp ma thuật như vậy thì ngay kể cả phương Tây, liệu có tồn tại song song sự công khai và hùng mạnh của cả hai: ma thuật và tôn giáo?
Và ma thuật, luôn đã không được nhìn như bản dạng vốn có, luôn bị khuôn vào khung quy chiếu khoa học hoặc hệ định giá tôn giáo. Ma thuật được đặt trong tam giác này bởi người ta thấy, ma thuật mang những đặc trưng lịch sử về tư duy mà có thể bổ khuyết vào việc làm rõ cho khoa học, tôn giáo. Và vì được nâng lên như vậy, ma thuật đột nhiên bị tách ra khỏi nhiều thứ vốn là chính nó. Khi bị đặt vào tam giác này, đương nhiên ma thuật lâm vào thế yếu. Nếu khoa học và tôn giáo được coi là logic, hữu ích, chính thống, thậm chí là cao quý, thì ma thuật sẽ là tất cả những thứ đối lập. Trong khi thực tế, ma thuật có một đời sống riêng, một lối tư duy riêng, xuất phát từ nhu cầu và mục đích riêng. Thực tế, ma thuật mang đậm tính mục đích thường ngày. Cả về bản chất và ý định của người làm ma thuật nói chung cũng không hề có ý định đối lập tôn giáo và khoa học. Ngoài ra, ma thuật bị đặt vào thế bất lợi phần nào đó còn bởi hai vấn đề mang tính bối cảnh: 1. Chịu sự ảnh hưởng/ chi phối của mục đích săn đuổi và thảo phạt ma thuật cho sự toàn trị của Thiên Chúa giáo vào thời kì trung cổ và trung đại; 2. Nghiên cứu xã hội học và nhân học, vô thức hoặc bị ảnh hưởng bởi lịch sử hoặc do sự chủ động của các nhà nghiên cứu lớn chịu ảnh hưởng bởi lý thuyết chức năng muốn đưa ra một đại lý thuyết để mô tả thế giới. Họ tuy thừa nhận vị trí của ma thuật nhưng vẫn đặt nó trong sự đối lập với tôn giáo và khoa học. Để nổi bật sự đối lập nên tất yếu dẫn đến sự phủ nhận ma thuật từ hai góc kia - trong tôn giáo không có ma thuật, ma thuật không thể trở thành tôn giáo, và ma thuật là giả khoa học. Hệ quả đó tồn tại dai dẳng trong nghiên cứu ma thuật của phương Tây, và ảnh hưởng đến cái nhìn về ma thuật cả ở những nền văn hóa khác, trong đó có Việt Nam.
Cuộc tranh luận kéo dài còn cho thấy một vấn đề liên quan trực tiếp đến điểm nhìn của những nghiên cứu về ma thuật. Các nhà nghiên cứu phần lớn đều chịu ảnh hưởng bởi các ngôn thuyết phương Tây đến từ những người da trắng sẵn trong mình ý thức về cái tôi hiện đại, đặc biệt, còn là những người được "tắm" trong tư duy Thiên Chúa giáo. Dù không hề nhắc đến, nhưng nghiên cứu của họ về ma thuật vẫn chịu sự chi phối, thậm chí là từ hệ quy chiếu của tôn giáo này. Sự khác biệt cơ bản này đã đặt ra vấn đề sự 'phiên dịch tương đồng' về ma thuật. Khi nhà nghiên cứu diễn giải những thực hành ma thuật bằng một định kiến sẵn có, với một vị thế bên ngoài (thậm chí là đứng trên) nền văn hóa đó, không coi trọng kinh nghiệm và “bầu khí quyển” của hành vi ma thuật thì sẽ chỉ có một kết luận duy nhất được rút ra mà thôi – rằng ma thuật là nguyên thủy, là mê tín, thậm chí là kém phát triển.
Thay lời kết
Những nghiên cứu kinh điển về ma thuật của các nhà nhân học đi trước có ý nghĩa rất to lớn, nhưng chính màu sắc tiến hóa luận và xu hướng nghiên cứu mang tính phổ quát đã khiến các nhà nhân học thế hệ sau buộc phải tìm kiếm những lối đi khác, nếu không muốn phủ nhận hoặc tránh né diễn giải về sự khác biệt và đa dạng trong diện mạo ma thuật tại thực địa. Điều này cũng là để giải quyết vấn đề về sự phiên dịch tương đồng. Có thể nói, sự đổi dòng trong hướng tiếp cận ma thuật chính là ảnh xạ của những thay đổi, những bước tiến, những trải nghiệm trong phương pháp và nhận thức tiếp cận nhân học về đa dạng văn hóa của con người. Dấu ấn, vai trò của phương pháp điền dã, với sự nổi bật của quan sát tham dự, phỏng vấn và mô tả sâu, dựa trên nguyên tắc phân tích chỉnh thể trong việc tìm hiểu các thực hành văn hóa đã có một ý nghĩa xoay chuyển với các nghiên cứu ma thuật.
Thêm vào đó, nghiên cứu ma thuật còn chịu ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp từ sự tiếp cận hướng tới các trải nghiệm của con người trước, trong và sau khi thực hành nghi lễ. Hướng đi này nằm trong dòng nghiên cứu của nhân học tôn giáo - coi trọng những xúc cảm của người thực hành; tìm kiếm những nguyên cớ kéo con người đến với tôn giáo cũng như đặt ra và trả lời các câu hỏi về bối cảnh cụ thể mà con người đang phải đương đầu; luận giải các tính năng mà thực hành tôn giáo mang lại cho con người về tâm sinh lý,… trong bối cảnh xã hội đầy những biến động và trong tâm thế sinh tồn đầy những bất an.
Một cách khái quát, hầu hết các công trình về ma thuật kể từ Bronislaw Malinowski (Ma thuật, khoa học và tôn giáo, 1925) đều đi theo khuynh hướng tiếp cận từ dữ liệu thực địa và đã đạt được những kết quả đa dạng trong việc định hình phương pháp tiếp cận mới cho nghiên cứu ma thuật (hướng tiếp cận chức năng tâm lý, công năng mang tính diễn năng, công nghệ và ma lực…). Nhưng tất nhiên, sự tìm kiếm về lý thuyết, lại là trong một lĩnh vực phức tạp như ma thuật, luôn là không dễ dàng và tức thì. Và mỗi một học giả, vừa tiếp nối, kế thừa, lại vừa bổ sung, nhấn mạnh thêm những luận điểm mới. Theo thời gian và trải nghiệm của người nghiên cứu, ma thuật được soi chiếu ở nhiều chiều kích khác nhau, hướng đến một kiểu phổ quát từ trong chính các hoàn cảnh ma thuật đặc thù.
Chú thích
[1] "Ma thuật, khoa học và tôn giáo" là tiêu đề của một tiểu luận nổi tiếng của B. Malinowski năm 1925 (Magic, Science and Religion and Other Essays). Sau công trình này, đây được coi là khung tham chiếu điển hình cho sự nhận diện ma thuật của nhân học và xã hội học hiện đại.
[2] Theo thống kê của Stanley Tambiah, có sự tham gia của gần như tất cả các gương mặt tiêu biểu của ngành trong cuộc tranh luận quyết liệt này: từ Edward Tylor, James Frazer, qua xã hội học Pháp với Emile Durkheim, Marcel Mauss cùng những người chịu ảnh hưởng tư tưởng của họ như Lévy Bruhl hay Maurice Halbwachs, trở lại Anh với Bronislaw Malinowski và Radcliffe-Brown, cuối cùng, kéo dài đến thời hiện đại với Evans-Pritchard, Robin Horton, John Bartie, Ernest Gellner và nhiều người khác nữa.
Có thể bổ sung thêm trong danh sách này của Tambiah những tên tuổi lớn trong ngành khoa học xã hội nhân văn: Arnold Van Gennep, Alfred Kroeber, Victor Turner…, thậm chí cả những người mà tưởng chừng, nghiên cứu của họ không hề có liên quan đến ma thuật như Sigmund Freud, Stefan Zweig.
[3] "Bộ ba quyền lực" (a powerful triad) - chữ dùng của Michael Bailey (2006: 2).
[4] Nhiều những ví dụ được Edward Tylor đưa ra để minh chứng cho sự "nhầm lẫn", "ngớ ngẩn", "giản đơn" của thứ "giả khoa học" này: người nông dân Đức tin rằng, chó sủa mà nhìn xuống đất thì điều đó báo trước cái chết, còn nếu nhìn lên cao thì sẽ khỏi bệnh; quan niệm mê tín phổ biến khắp châu Âu: phải mở cửa và các then cửa ở ngôi nhà của người đang hấp hối để linh hồn người đó không bị giữ lại; các thủy thủ không huýt sáo giữa biển cả vì họ sợ cuồng phong nổi lên; người dân Cornishl ăn cá từ đuôi đến đầu để hướng đầu các con cá khác vào bờ, bởi nếu ăn không đúng cách, cá sẽ chỉ ở ngoài khơi… (Tylor 2000[1871]: 149).
[5] Ví dụ hài hước mà Edward Tylor đưa ra để chế giễu các ma thuật gia: nếu bạn muốn chế ra vàng, thì nhà giả kim thuật Trung Á có những phương thuật đem lại cho bạn, nhưng để sử dụng chúng, bạn không được nghĩ tới những con khỉ trong ba ngày liền (Tylor 2000[1871]: 168).
[6] Nhưng, rõ ràng ở đây, Frazer vẫn chỉ bàn về nguyên lý mang tính biểu hiện của các hành vi ma thuật. Còn bản chất ma thuật, vai trò của ma thuật, mối quan hệ của ma thuật với đời sống tinh thần của con người và hệ thống văn hóa thì ông chưa hề chạm đến.
[7] Sigmund Freud đồng thuận với quan điểm của James Frazer về ba thế giới quan vĩ đại trong suốt các thời đại: thế giới quan của vạn vật hữu linh, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan khoa học. Thế giới quan vạn vật hữu linh là thế giới quan triệt để nhất, giàu sáng tạo nhất, và cũng đậm chất ma thuật nhất (xem Freud 2010).
[8] Bronislaw Malinowski (1884-1942): Nhà nhân học người Anh gốc Ba Lan, được xem là một trong những nhà nhân học nổi tiếng nhất của thế kỉ 20, một nhà tiên phong về phương pháp tiếp cận quan sát tham dự và thực hiện nghiên cứu điền dã tại địa bàn.
[9] Cả Edward Tylor và James Frazer đều không thực hiện những cuộc nghiên cứu thực địa chi tiết, mặc dù Tylor có sống một vài năm ở Mexico và đã viết một cuốn sách ở đó. Một giai thoại nổi tiếng kể về chuyện tại một dạ tiệc, William James, triết gia theo chủ nghĩa thực dụng, hỏi Frazer liệu ông đã có bao giờ quen biết ai trong số những con người man rợ mà ông đã viết rất nhiều về họ không. Nghe nói rằng Frazer đã trả lời bằng một giọng choáng váng: "Lạy Trời đừng có chuyện đó!" (Evans-Pritchard 1962).
[10] Ví dụ nổi tiếng nhất của Evans-Pritchard về việc người Azande dùng ma thuật như một đặc ngữ để giải thích điều rủi ro là việc kho thóc bị sụp. Vào lúc nóng bức trong ngày, thỉnh thoảng người ta ngồi núp dưới bóng râm của kho thóc. Những kho thóc đó được xây trên cột gỗ để chống chuột lên ăn thóc. Mối ăn những cây trụ chống và đôi khi nó khiến kho thóc bị sụp. Nếu một người bị chết khi kho thóc sụp, người ta biết người ấy chết vì tránh ánh nắng mặt trời và cũng vì những con mối. Ma thuật sẽ giúp giải thích vì sao người đó lại trốn nắng dưới kho thóc vào đúng hôm nó bị sụp chứ không phải là vào lúc khác (Evans-Pritchard 1976[1937]).
[11] Có thể sử dụng ví dụ của Stanley Tambiah (1973) về việc làm phép trong lễ cưới tại nhà thờ để minh chứng cho luận điểm này. Sau lời tuyên bố của người chủ trì hôn lễ: "Ta tuyên bố, từ lúc này, các con sẽ trở thành vợ chồng", cuộc hôn nhân lập tức thành toàn.
[12] Ví dụ về lễ cầu mưa, đầy hành vi ma thuật nhưng rất có tính cộng đồng.
Tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh (2006[1938]), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
2. Appiah-Sekyere, Paul & George Anderson JNr (2013), “Magic and Miracles in Ghana: A Critical Examination” [Ma thuật và phép lạ ở Ghana], Research on Humanities and Social Sciences, Vol.3, No.11, pp.53-60.
3. Bailey, Michael D. (2006), “The Meaning of Magic” [Nghĩa của ma thuật], Magic, Ritual, and Witchcraft 1(2006), pp.1-23.
4. Barnard, Alan, Roy Willis and Jonathan Spencer (2003), Encyclopedia of Social and Cultural Anthropology [Bách khoa thư về nhân học xã hội và văn hóa], London: Routledge.
5. Phan Kế Bính (2003[1915]), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
6. Cadière, Léopold (2006[1955]), Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam, Đỗ Trinh Huệ biên khảo, Nxb. Thuận Hoá, Huế.
7. Durkheim, Emily (2006 [1912]), "Định nghĩa hiện tượng tôn giáo và về tôn giáo", in trong cuốn Những vấn đề nhân học tôn giáo, Tạp chí Xưa và Nay, Nxb Đà Nẵng.
8. Frankle, Rebecca L. Stein, Philip L. Stein (2005), Anthropology of Religion, Magic and Witchcraft [Nhân học về tôn giáo, ma thuật và phù thủy], Fourth edition. Abingdon, Oxon; New York, NY, Routledge.
9. Frazer, James G. (2007[1890]), Cành vàng, Ngô Bình Lâm dịch, Nxb.Văn hóa Thông tin&Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
10. Freud, Sigmund (2010), "Vạn vật hữu linh, ma thuật và quyền năng tối thượng của tư duy", in trong cuốn Những vấn đề nhân học tôn giáo, Tạp chí Xưa và Nay, Nxb. Đà Nẵng.
11. Gell, Alfred (1998a), “Technology and Magic” [Công nghệ và ma thuật], Anthropology Today, Vol 4, No 2, tháng 4, tr. 6-9.
12. Gell, Alfred (1998b), Art and Agency: An Anthropological Theory [Nghệ thuật và tác lực], Oxford: Clarendon Press.
13. Gennep, Van (2005) [1909], "Các nghi thức chuyển tiếp", in trong cuốn Folklore thế giới - Một số công trình nghiên cứu cơ bản, Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.258-280.
14. Nguyễn Văn Huyên (2017[1938-1944]), Hội hè lễ tết của người Việt, Nxb. Nhã Nam, Hà Nội.
15. Idowu, Bolaji E. (1973), African traditional religion: A definition [Tôn giáo truyền thống châu Phi], London: SCM Press.
16. Kee, Howard C. (1986), Medicine, miracle and magic in New Testament times [Dược vật, phép lạ và ma thuật trong Tân ước], Cambridge: Cambridge University Press.
17. Kendall, Laurel (2007), Các phương pháp tiếp cận nhân học về tôn giáo, nghi lễ và ma thuật, Khóa học do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức từ 17/9 đến 21/9/2007 tại Hà Nội (Quỹ Ford tài trợ).
18. Layton, Robert (2007) [1997], Nhập môn lý thuyết nhân học (Phan Ngọc Chiến dịch), Nxb ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh.
19. Lévy-Bruhl, Lucien (2008), Kinh nghiệm thần bí và biểu tượng ở người nguyên thủy, Nxb Thế giới, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
20. Malinowski, Bronislaw (2006[1925]), "Ma thuật, khoa học và tôn giáo", in trong cuốn Những vấn đề nhân học tôn giáo, tr. 147-213, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay, Nxb. Đà Nẵng.
21. Mauss, Marcel and Henri Hurbert, 1972 [1902]. A General Theory of Magic [Lý thuyết chung về ma thuật], Trans. R. Brian. New York: W.W. Norton.
22. Nhiều tác giả (2014), Một số vấn đề về lịch sử và lý thuyết nhân học, Nxb Tri thức, Hà Nội.
23. O’Connor, Kathleen Malone (1997), Magic, [Ma thuật], in An Encylcopedia of Beliefs, Customs, Tales, Music, and Art [Bách khoa thư về phong tục, tín ngưỡng, âm nhạc và nghệ thuật] (Thomas A. Green), II, California: ABC-CLIO, tr. 519-528.
24. Pritchard, Evans (1976 [1937]), Witchcraft, Oracle and Magic among the Azande [Phép phù thủy, lời sấm và ma thuật Azande], Oxford University Press, Ely House, London.
25. Styers, Randall G. (2004), Making Magic: Religion, Magic and Science in the Modern World, American Academy of Religion Reflection and Theory in the Study of Religion Series, New York and Oxford: Oxford University Press.
26. Tambiah, Stanley J. (2017[1973]), “Form and meaning of magical acts: A point of view” [Hình thức và ý nghĩa của hành động ma thuật], Journal of Ethnographic Theory 7 (3), pp.451-473.
27. Tambiah, Stanley J. (1979), A Performative Approach to Ritual, London: The British Academy and Oxford University Press.
28. Tambiah, Stanley J. (1990), Magic, Science, Religion, and the Scope of Rationality [Ma thuật, khoa học, tôn giáo và những phạm vi của duy lý]. Cambridge: Cambridge University Press.
29. Taussig, Michael (1991 [1987]), Shamanism, Colonialism, and the Wild Man: A study in Terror and Healing, University of Chicago Press.
30. Tylor, Edward B. (2000) [1871], Văn hóa nguyên thủy, Huyền Giang dịch, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
31. Wallis, Robert J. (2017), Witchcraft and Magic in the Age of Anthropology [Phù thủy và ma thuật trong kỷ nguyên nhân học], in The Oxford Illustrated History of Witchcraft and Magic (edited by Owen Davies, 2017), Oxford University Press.
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Số 3 (183) 2019 (tr.40-51)
http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u/V%C4%83n-h%C3%B3a/p/ma-thuat-khoa-hoc-ton-giao-mot-the-ki-tranh-luan-cua-nhan-hoc-phuong-tay-va-van-de-ve-su-phien-dich-tuong-dong-1290
3. Bài của Đỗ Lai Thúy
Đỗ Lai Thúy: “Các huyền thoại về nguồn gốc của lửa” là một tư liệu quý14:01 | Thứ hai, 29/07/2019 0
James George Frazer (1.1.1854 - 7.5.1941) là nhà nhân học người Scotland. Ông là một trong những người sáng lập nền nhân học hiện đại, đặc biệt là nhân học xã hội theo trường phái tiến hóa luận ở Anh, và tôn giáo học so sánh cũng như huyền thoại học.
Frazer tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành văn hóa cổ điển tại trường đại học Glasgow, Scotland. Luận án của ông sau này được xuất bản với tên gọi Sự phát triển của lý thuyết ý tưởng của Platon (The Growth of Plato’s Ideal Theory, 1930). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Cành vàng (The Golden Bough, 1890) gồm 12 tập, ghi chép và nhận diện những nét tương đồng trong niềm tin ma thuật và tôn giáo trên khắp thế giới.
Trong tác phẩm này, Frazer đã chia niềm tin của con người thành ba giai đoạn kế tiếp nhau: Ma thuật - Tôn giáo - Khoa học. Chuỗi tiến hóa đơn tuyến của tư duy này chính là quan điểm được nhân học đương thời thừa nhận. Cành vàng đã có ảnh hưởng sâu sắc tới các học giả sau này như Bronislaw Malinowski, Sigmund Freud, Carl Jung, Mircéa Eliade,… thậm chí tới nhiều tác giả văn học nổi tiếng.
Frazer là một nhà nhân học phòng giấy. Ông không hề đi khảo sát thực địa ngoài các chuyến viếng thăm Ý và Hy Lạp. Nguồn tư liệu chủ yếu của ông đến từ sự tổng hợp hệ thống đồ sộ những tác phẩm lịch sử và văn học cổ điển, những ghi chép, du khảo, hồi ký, nhật ký của các nhà du lịch, thám hiểm, các nhà truyền đạo và nhà dân tộc chí lúc bấy giờ.
Cũng theo tiến hóa luận, nhưng khác với Tylor trong Văn hóa nguyên thủy chỉ sắp xếp các văn hóa ở cạnh nhau theo sơ đồ tiến hóa, Frazer chú trọng nghiên cứu những chỗ “đứt đoạn” trong sơ đồ tiến hóa này. Chính ở chỗ “gập khuỷu” (chữ của Levi - Strauss) đó, chiều sâu thực tại và tư tưởng mới phát lộ, và nhà nghiên cứu muốn diễn giải nó phải có nhãn quan rộng, “ngó trước nhìn sau”. Với Frazer trong nghiên cứu huyền thoại, chỗ quan trọng nhất là giai đoạn chuyển từ ma thuật đến tôn giáo, mà Các huyền thoại về nguồn gốc của lửa (Myths of the Origin of Fire, 1930) là một ví dụ tiêu biểu.
James George Frazer (1.1.1854 - 7.5.1941)
Lửa là một phát minh quan trọng và vĩ đại nhất của con người. Đó chính là khởi nguyên của huyền thoại. Nghiên cứu các huyền thoại về nguồn gốc của lửa, cũng chính là lĩnh hội được cách ứng xử, cách nghĩ của người cổ sơ để giải quyết một vấn đề trước mắt, hay rộng hơn, trí tuệ con người đặt trong mối quan hệ với những hiện tượng thiên nhiên hay với hiện tượng tinh thần.
Trong công trình này, Frazer đã tổng hợp và phân tích tất cả các giai/huyền thoại về nguồn gốc của lửa rộng khắp trên các khu vực của thế giới, như châu Phi, châu Úc, châu Á, châu Mỹ, khu vực Melanesia, Polynesia và Micronesia ở Thái Bình Dương, ở Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu của mình, Frazer đã khái quát thành ba thời đại theo chuỗi tiến hóa - thời đại chưa/ không có lửa, thời đại dùng lửa, thời đại làm ra lửa. Bên cạnh đó, ông chỉ ra sự tương đồng đáng kể giữa các mô típ huyền thoại (về thần giữ lửa, đối tượng đánh cắp lửa, phương thức lấy lửa, dụng cụ tạo lửa, các loại gỗ giữ lửa) ở những khu vực hoàn toàn khác nhau. Những cứ liệu này được ông trình bày theo ý nghĩa tâm lý học và tiến hóa luận thay vì dựa trên bối cảnh địa lý và văn hóa của nó.
Có thể nói J.G. Frazer là nhà nhân học phòng giấy vĩ đại cuối cùng. Sau ông, ngoài tiến hóa luận thì nhân học đã có những lối đi khác như truyền bá luận, cấu trúc luận, thuyết tương đối văn hóa… Bởi vậy, xuất hiện hàng loạt các nhà nhân học thực địa, nhất là ở Mỹ như F. Boas, M. Mead, R. Benedict… Họ đã trình hiện những tác phẩm khác với của Frazer. Nhưng cách tư duy, cách chọn vấn đề nghiên cứu, tinh thần làm việc,… của James Frazer, thì vẫn là những bài học quý báu với thế hệ sau.
Và, cũng như vậy, Các huyền thoại về nguồn gốc của lửa, hay Cành vàng, cũng như những công trình khác của James Frazer tuy không còn giá trị chuẩn tắc trong lĩnh vực nhân học hay nhân học văn hóa nữa, nhưng giá trị tư liệu của chúng với tư cách là “bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy” vẫn còn trường tồn, và có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngày nay.
Bởi vậy, để góp phần cho sự phát triển ngành nghiên cứu văn hóa, nhân học văn hóa ở Việt Nam, tủ sách Văn hóa học trân trọng giới thiệu tới đông đảo bạn đọc Các huyền thoại về nguồn gốc của lửa, qua bản dịch từ tiếng Pháp của dịch giả Ngô Bình Lâm, với sự hiệu chỉnh theo nguyên bản tiếng Anh của Phạm Minh Quân.
Bên cạnh những công trình khác đã được giới thiệu, chúng tôi hy vọng ở trong tay bạn đọc, cuốn sách này sẽ trở thành một tư liệu quý phục vụ cho sự trích dẫn, tham khảo và những nghiên cứu liên hệ so sánh với văn hóa Việt Nam.
Đỗ Lai Thúy
https://nguoidothi.net.vn/diem-sach-19761.html
Ngày đăng : 11/06/2008
NGƯỜI GIỚI THIỆU: ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
CÀNH VÀNG
Tác giả | James George Frazer |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Dịch giả | Ngô Bình Lâm |
Năm xuất bản | 2007 |
Đơn vị xuất bản | Văn hóa thông tin |
Giá sách | 180.000 VND |
Số trang | 1126 |
Sẽ là bổ ích nếu con người ngày nay tìm thấy trong cuốn sách, nơi biểu hiện sinh động và đầy đủ bước chuyển biến thứ nhất của tư duy con người, những bài học hay một niềm hi vọng soi sáng
cho chặng đường tiếp theo mà con người đang đi. Hình như cũng sẽ có một chặng đường dài dặc như thế với những câu chuyện đáng buồn khác về sự cố thủ và nỗi ám ảnh của những bóng ma quá khứ. Có hay không một tương lai gần cho sự thắng thế của khoa học, ở cái bước chuyển thứ hai từ tôn giáo sang khoa học mà có lẽ giống như trước, triết học vẫn được xem như một thứ dung môi? Rằng màu sắc của tấm vải tư tưởng con người được dệt bằng các màu sắc đen, đỏ, trắng tương ứng với các loại hình tư duy ma thuật, tôn giáo, khoa học, theo cách liên tưởng của tác giả, sẽ thay đổi như thế nào, có mở ra một chân trời sáng láng hay đắm chìm trong màu đỏ nhức nhối? Nếu như chúng ta thử hình dung vào thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn minh Hy Lạp, Archimedes đã tự tin và vui mừng “eureka” mà rằng: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả Trái đất”; đến thời Phục Hưng, G. Galilei vẫn thật quyết đoán: “Dù gì thì trái đất vẫn quay” để bảo vệ thuyết Nhật tâm của mình; thì đến A. Einstein của ngày hôm nay, hình như thái độ ấy đã là “tương đối” khi nhận thức rằng: “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”... Chúng ta vẫn nằm trong vùng tuyệt mù của bước chuyển thứ hai, J. G. Frazer nói như vậy và hình như thực tế cũng vẫn vậy. Chỉ có niềm tin của chúng ta có thể sẽ thay đổi...
XÃ HỘI CỔ SƠ, NHÌN TỪ
DIỄN TRÌNH TƯ DUY CON NGƯỜI NGUYÊN THỦY
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Nhân học văn hóa là một ngành khoa học được hình thành ở phương Tây khoảng đầu thế kỷ XIX và phát triển rực rỡ vào khoảng đầu và giữa thế kỷ trước. Ở Việt Nam, một số nhà văn hóa học và dân tộc học đã tiếp cận với những hạt nhân tư tưởng của lý thuyết này ngay vào lúc nó có được những ảnh hưởng mạnh mẽ tới khoa học xã hội và nhân văn, tiêu biểu là Nguyễn Văn Huyên và Từ Chi (1). Nhưng phải đến đầu thế kỷ này, cùng với một số công trình dịch thuật, một số ứng dụng nhỏ, bạn đọc Việt Nam mới phần nào thấy rõ công năng và những hướng gợi của nhân học văn hóa trong việc tìm hiểu nền văn hóa dân tộc (2). Tuy nhiên, cơ sở lý luận của ngành nhân học văn hóa hầu như vẫn chưa được giới văn hóa học Việt Nam đặt ra một cách riết róng. Trong tình hình ấy, việc Tủ sách văn hóa tổ chức chuyển ngữ Cành Vàng (3) của James George Frazer, nhà nhân loại học kiệt xuất theo trường phái tiến hóa luận của nhân học xã hội cổ điển Anh, là cần thiết và bổ ích. Trước nhất ở khía cạnh giúp cho người đọc được biết đến những hệ luận uyên bác của một công trình nhân học kinh điển; sau nữa, là một khối tư liệu khổng lồ và quý giá về văn hóa nhân loại thời nguyên thủy.
Điểm phát xuất của J. G. Frazer trong hành trình tìm hiểu cảm quan về thế giới của con người nguyên thủy là những “nghi thức được tạo dựng ở Némi”, một thánh địa xứ Aricie, nước Italia. Ông muốn cắt nghĩa cái quy tắc khác thường xác định dòng kế tục của các giáo sĩ thờ nữ thần săn bắn và thiên nhiên hoang dã Diane ở nơi đây: người kế nhiệm một giáo sĩ có danh hiệu Ông Vua của Rừng phải chặt được một cành cây - Cành Vàng - của một cây đặc biệt trong khu rừng thiêng liêng trước khi hạ sát người tiền nhiệm của mình. Đó là một điều luật ở nơi này, rằng vị tư tế đồng thời là một kẻ sát nhân, anh ta giết chết vị giáo sĩ trước mình để trở thành giáo chủ và nắm giữ chức vụ đó đến một ngày trở thành nạn nhân của một kẻ tài giỏi và mạnh mẽ hơn, đến sau anh ta. Bước đường truyền giáo vì vậy sẽ là lịch sử bằng máu của những cuộc hạ sát. Nhưng với khối tư liệu đồ sộ của mình như huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích, tập tục, nghi lễ, hội hè được các nhà truyền giáo, những người đi xâm lược thuộc địa, các nhà thám hiểm, nhà khoa học, khách du lịch thu thập từ tất cả các nơi trên thế giới, J. G. Frazer đã nhận ra quy tắc về dòng kế tục ở Aricie không phải là một hiện tượng cá biệt, mà là “một trường hợp đặc biệt của một thể chế phổ biến rộng lớn”. Và một cuộc khảo sát trên quy mô toàn cầu, theo hệ luận mà ông đưa ra, đã đem đến những kết quả bất ngờ. Quá trình thực hiện mục đích trực tiếp ban đầu đã được mở rộng và đem đến những kiến giải sâu sắc về những nguồn gốc ma thuật của vương triều, về lễ hội thờ cúng cây cối, về sự cấm kỵ, lễ hội về lửa, việc hạ sát thần linh, lịch sử tôn giáo... đặc biệt là quá trình chuyển đổi từ pháp thuật giao cảm sang tín ngưỡng tôn giáo, từ tư duy ma thuật sang tư duy tôn giáo, tức sự tiến hóa của văn hóa thời nguyên thủy. Trước những vấn đề rộng lớn như vậy, bài viết nhỏ này chỉ bước đầu đề cập đến quan niệm của J. G. Frazer về bước chuyển đầu tiên của tư duy con người: từ tư duy ma thuật sang tư duy tôn giáo và ý nghĩa mở đường của lý thuyết ấy cho một sự soi rọi của khoa học vào xã hội nguyên thủy.
Ngay từ lúc tiến hành tìm hiểu nghi thức hiến tế ở Némi, J. G. Frazer đã chỉ ra rằng: khi cuộc sống đặt ra cho con người nguyên thủy yêu cầu phải tìm ra phương sách chí ít để tồn tại, sau đó là để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu, bằng trình độ văn hóa chẳng có được gì là cao lắm của mình, họ đã đưa ra những biện pháp vừa ngớ ngẩn vừa sai lầm là ma thuật. Đó là “một cách giả mạo có hệ thống quy luật của tự nhiên, đồng thời là một người dẫn đường lầm lẫn cho hành vi ứng xử, một khoa học dối trá cũng như một nghệ thuật cằn cỗi”. Tương ứng với việc nhìn nhận nó như là hệ thống các quy luật xác định bước tiếp nối của tự nhiên, là ma thuật lý thuyết; được nhìn nhận như một chuỗi giáo điều cần được áp dụng, là ma thuật thực hành. Nhưng hình như với người nguyên thủy, sự phân biệt này là giả tạm, người ta chỉ chú ý đến phương diện thực hành của ma thuật, tức coi ma thuật như một nghệ thuật, thì theo hướng tích cực (làm nảy sinh những điều mong muốn), họ thực hành phép phù thủy; còn theo hướng tiêu cực (né tránh một tác hại nào đó), họ thực hành điều cấm kỵ. Nhưng vấn đề quan trọng hơn, theo J. G. Frazer, là cần phải tìm hiểu được các nguyên lý của ma thuật và hiểu được bằng cách thức đặc biệt nào mà ma thuật đã chế ngự tâm trí con người nguyên thủy. Ông cho rằng cái tư tưởng làm nền tảng cho ma thuật dựa trên hai nguyên lý phổ quát: 1,- mọi vật giống nhau sẽ mời gọi đồng loại, hay một hiệu quả sẽ giống như nguyên nhân của nó; 2,- những sự vật đã từng có một lần tiếp xúc với nhau, tiếp tục tác động lẫn nhau, kể cả khi cuộc tiếp xúc đó đã kết thúc. Tương ứng với nguyên lý thứ nhất là quy luật tương đồng, dựa vào việc kết hợp các ý tưởng bằng các trạng thái giống nhau, làm nảy sinh ma thuật bắt chước (hay ma thuật vi lượng); với nguyên lý thứ hai, dựa vào việc kết hợp các ý tưởng bằng các trạng thái gần gũi kề cận, là quy luật tương cận, làm nảy sinh ma thuật lây truyền. Và một lần nữa, sự phân biệt này lại trở nên quá ư phức tạp với trí thông minh sơ đẳng và hạn hẹp của con người nguyên thủy. Sự giao thoa giữa hai loại ma thuật dưới những dấu hiệu của cùng một “mối giao cảm đặc biệt” làm nên sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, dẫn tới việc hầu như chúng được người nguyên thủy nhìn nhận dưới cùng một dạng là ma thuật giao cảm. Đến đây, vấn đề tư duy của người nguyên thủy được đặt ra. Vấn đề chủ chốt kéo theo là những biểu hiện và quá trình vận động của nó sẽ thế nào?
Hình như ngay từ thuở sơ khai, một sự “nhân hóa” các tạo vật là một nét phổ quát. Người nguyên thủy quan sát và chiêm nghiệm từ chính đời sống của họ rồi áp đặt cho thế giới tự nhiên. Thực hành ma thuật, con người tối cổ đã tự tin vào sức mạnh của mình để đối mặt với tất cả những khó khăn và nguy hiểm đe dọa họ từ mọi phía. Một loạt các ví dụ được J. G. Frazer nêu ra đã cho thấy mỗi cá nhân người nguyên thủy luôn có ý thức trông cậy vào sự tồn tại của tự nhiên theo một trật tự nào đó được anh ta thiết lập và tin tưởng rằng qua nó anh ta sẽ đạt được những mục đích của mình. Xã hội nguyên thủy trở thành một sân khấu rộng lớn cho các cá nhân biểu diễn nghệ thuật ma thuật của mình, tức một kiểu thực hành ma thuật cảm tính, riêng tư và đơn lẻ. Đến một lúc nào đó, khi anh ta nhận ra sự sai lầm của mình, rằng những pháp thuật nảy sinh trong trí tưởng tượng của anh ta không đem đến hiệu quả như mong muốn, rằng nó còn thua sút quá nhiều so với một vài kẻ khác trong cộng đồng. Ở phương diện cảm tính, anh ta cảm phục và dần suy tôn kẻ có tài năng và phẩm tính hơn người ấy. Sự gặp gỡ về tình cảm này ở một số đông những con người khá đồng đều bởi mặt bằng tư duy non nớt và mê tín nghiễm nhiên đem đến một vầng hào quang ảo tưởng xung quanh những nhân vật đó. Đến lúc này, một kẻ trong số những kẻ thông minh nhất, có những năng lực cao cấp nhất nhanh chóng nhận ra cơ hội đem đến những lợi ích cho riêng mình bằng cách dựa vào tư tưởng mê tín để lường gạt những người anh em giản đơn hơn. Bởi anh ta càng sáng suốt bao nhiêu thì càng dễ nhận ra vầng hào quang có được là dựa trên sự cả tin của những kẻ đồng hành đã phong cho anh ta; và nữa, càng tin chắc là mình biết cách chọc thủng ảo tưởng đang lừa phỉnh những đầu óc đần độn hơn, anh ta càng riết róng tìm ra các phương sách để bảo toàn vị thế và quyền năng đang có. Một vị “ma sư” ra đời và được tôn vinh như là đại diện của cộng đồng, ma thuật cũng thoát khỏi tình trạng riêng rẽ để hình thành ma thuật “công cộng”. Nhưng ở cương vị mới, trong những toan tính của mình, anh ta không thực hành ma thuật nữa để trở thành một “viên chức công cộng” đứng ra đảm nhận một thứ công việc gọi là nghi lễ ma thuật với hy vọng đem đến những điều tốt đẹp cho cả cộng đồng. Bởi một thực hành thất bại, mà đấy là điều phổ biến trong ma thuật, sẽ nhanh chóng đẩy anh ta đến bờ vực của sự tẩy chay, đào thải.
Hẳn nhiên, sự ra đời của một thứ “nghề nghiệp pháp sư” như vậy nằm trong toan tính của một số kẻ thông minh hơn nhằm được đảm nhiệm những vị thế có tính chất “viên chức” như thế. Bởi khi sự phồn vinh của cả bộ lạc được coi như phụ thuộc vào việc hoàn thành nghi lễ ma thuật của vị pháp sư, thì tất yếu ông ta “trở thành một nhân vật có ảnh hưởng lớn, rất nổi tiếng và dễ dàng giành được vị trí và quyền lực của thủ lĩnh và của nhà vua”. Nghĩa là nghề nghiệp này sẽ gợi mở cho những đầu óc sáng suốt “những viễn cảnh vinh quang, giàu có và thế lực mà không nghề nghiệp nào có thể mang tới”. Nhưng tuyệt nhiên với hầu hết con người ở giai đoạn cổ sơ, “ngón nghề” khôn ngoan của một số kẻ đó không bị coi là xấu xa mà còn được họ thực sự ủng hộ. J. G. Frazer cho rằng xu hướng đặt việc điều khiển công việc của cộng đồng lên vai một con người duy nhất, khôn khéo nhất trong bộ lạc, nghĩa là thể chế dân chủ sơ khai được thay thế bằng chế độ quân chủ là một bước tiến lớn trong quá trình tiến hóa của loài người. “Bởi lẽ sự xuất hiện của chế độ quân chủ, J. G. Franzer viết - hình như đã là một điều kiện cần thiết cho nhân loại bước ra khỏi trạng thái man dã. Không một con người nào lại bị kiềm giữ chặt chẽ trong gọng kìm của tập tục và truyền thống bằng con người man dã ở trạng thái dân chủ và do vậy không có giai đoạn nào của xã hội mà bước tiến bộ lại chậm chạp và khó khăn đến như vậy. Cái ý nghĩ cũ kỹ cho rằng con người thời nguyên thủy là con người tự do nhất là phản lại sự thật. Con người nguyên thủy là kẻ nô lệ, chắn chắn không phải của một ông chủ vô hình, mà là kẻ nô lệ của quá khứ, của những linh hồn tổ tiên đã chết, những người khách tới thăm, vốn bám theo những bước chân của con người đó từ lúc ra đời cho đến khi chết, và dẫn dắt con người đó như là với một cây roi sắt”. Song hành trình đến được nấc thang đó của con người cổ xưa không phải là kết quả của ngày một ngày hai, mà thời gian ở đây phải được tính bằng con số hàng ngàn, thậm chí cả vạn năm. Vậy mà, thành tựu đó xét đến cùng vẫn là giả trá và sai lầm. Bởi tự nhiên có những quy luật hoạt động riêng của nó mà con người chỉ là một bộ phận nhỏ nhoi cấu thành chứ không phải là thành tố giữ vai trò điều khiển cỗ máy vĩ đại ấy.
Chúng ta thử hình dung, đến một ngày nào đó, người nguyên thủy nhận ra rằng mặt trời và mặt trăng không phải mọc lên và lặn xuống theo phép phù thủy; gió, mưa, sấm, chớp không phải xuất hiện từ những tri hô quyền uy; những người bạn và kẻ thù ngã xuống cũng chẳng phải do những ám thuật mà họ dày công tạo tác... Cả những nghi thức ma thuật huyền bí mà vị pháp sư tối thượng thay mặt họ tiến hành cũng không đem đến một kết quả khả quan hơn. Nghĩa là con người nguyên thủy nhận ra tất cả cái trật tự được xác lập ở trong tự nhiên do họ toàn quyền quyết định trước kia, hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng, của một trí thông minh còn quá ư sơ đẳng và nghèo nàn. Người ta thức nhận rằng con người thật nhỏ nhoi, bấy yếu; rằng tự nhiên có những quy luật của nó, được điều hành bởi những thế lực lớn mạnh hơn bất cứ sức mạnh nào mà họ đã có; rằng những sinh thể hùng mạnh khác mới là kẻ điều khiển dòng chảy của thế giới chứ không phải ma thuật của chính mình. Con người buộc phải chấp nhận một thực tế khác xa với những gì họ đã hình dung và tưởng tượng. Cùng với việc thú nhận sự yếu đuối và dốt nát, lòng tin vào các hành vi ma thuật nhường chỗ cho sự sợ hãi làm nảy mầm một niềm tin khác, rằng họ có thể sống hòa đồng và cầu xin lòng thương từ những sinh thể hùng mạnh ấy. Tất cả vẫn diễn ra đầu tiên từ trong bộ phận ưu tú nhất, trong cách vị pháp sư tìm đến những giải pháp khả dĩ vừa bảo toàn được vận mệnh của mình vừa hứa hẹn những bước phát triển của cộng đồng anh ta trị nhậm. Ông ta sẽ thôi không còn huênh hoang vào năng lực của mình mà khiêm tốn thú nhận sự khuất phục trước những thế lực hùng mạnh, cung kính cầu xin họ bảo lãnh và ban phát hạnh phúc cho cộng đồng của ông ta. Nghĩa là nghi lễ ma thuật từng một thời là “ngón nghề” hiệu quả nay đã bị loại bỏ, thay thế vào đó là một ý niệm thành kính quỳ gối trước sự vĩ đại của thánh thần. Trước hiện thực đó, J. G. Frazer cho rằng khám phá về tính vô hiệu quả của ma thuật cùng sự từ bỏ hành động để manh nha ý niệm hòa giải, đã kéo theo một cuộc cách mạng cơ bản trong tư duy của con người: sự hình thành tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo. Đây mới là cái bước ngoặt vĩ đại nhất, bước ngoặt đầu tiên biến con người mông muội thành con người văn minh và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Song nếu nhận định này là minh xác thì sẽ phải giải quyết thế nào với một thực tế là đã có lúc trong lịch sử phát triển của tôn giáo (dù là mãi sau này), hình như nó đã kìm hãm sự phát triển của khoa học và tiến bộ xã hội khi nhấn chìm châu Âu văn minh trong đêm trường trung cổ? Và nữa, đặt ngay trong giai đoạn mà tôn giáo đang đấu tranh với ma thuật để khẳng định ưu thế của mình, thì hình thành một ý tưởng mang tính cải lương là “quỵ lụy các vị thần bảo hộ bằng lời cầu khấn và lễ vật hiến sinh” làm cách nào lại có được một ý nghĩa cách mạng đến vậy?
Khi cho rằng tôn giáo là “việc cầu phúc hay việc hòa giải những thế lực cao cấp hơn con người, chỉ huy và điều hành dòng chảy của tự nhiên và đời sống con người”, J. G. Frazer đã đặt theo cùng một cách lập luận trong việc hình thành khái niệm ma thuật để chỉ ra những bước tiến vượt lên của nó. Cũng như ma thuật, tôn giáo gồm hai thành tố, một mang tính lý thuyết và một mang tính thực hành. Hai thành tố này thống nhất với nhau ở quan điểm có một thế lực cao cấp hơn con người và cần gắng gỏi sao đó để nó trở thành thế lực bảo hộ cho con người, hoặc ít nhất là để làm vừa lòng những thế lực ấy (hòng tránh một tác hại nào đó nếu thế lực ấy nổi giận chẳng hạn). Vì thế, ở phương diện lý thuyết là việc hình thành một tín điều tin rằng có một sự tồn tại của thần thánh; trước khi nảy sinh phương diện thực hành là phải cố gắng để tranh thủ sự phù hộ của các thần thánh đó. Nghĩa là một tín ngưỡng sẽ có trước, nhưng nếu nó không dẫn đến những thực hành tương ứng thì sẽ không có tôn giáo mà chỉ có thể trở thành thần học. Như vậy, tôn giáo cũng hướng đến thực hành, thậm chí phải đấu tranh với phương thức thực hành ma thuật để tồn tại.
Khác với ma thuật, thậm chí cả khoa học, tôn giáo giả định một cách rõ ràng là dòng chảy của tự nhiên không phải lúc nào cũng khô cứng và bất biến nên đặt ra niềm tin có thể “dắt dẫn những thế lực hùng mạnh đang chi phối thế giới, vì lợi ích của chúng ta, làm thay đổi dòng chảy của những biến cố, khiến dòng chảy ấy thoát ra khỏi lòng sông cũ của nó”. Vì thế, nếu ma thuật coi thế giới là khách quan (nhưng lại hi vọng rằng có một ngẫu nhiên nào đó mà thần linh sẽ đáp ứng nhu cầu của con người thông qua một pháp thuật giao cảm); thì tôn giáo coi tự nhiên là chủ quan, được chi phối bởi các thế lực có ý thức, nên có thể thông qua việc thuyết phục mà kêu gọi một sự cảm thông. Để bổ khuyết vào những hạn chế của ma thuật như là một sự áp dụng giản đơn và sai lầm những ý tưởng sơ đẳng nhất của trí óc: kết hợp những ý nghĩ bằng sự tương đồng hay tương cận; tôn giáo giả định ở trong tự nhiên có những nhân tố không thấy được, tác động tới cuộc sống con người một cách có ý thức và riêng tư. J.G. Frazer rất chú trọng đến đặc điểm này của tư duy người nguyên thủy, ông cho rằng: hiển nhiên là việc nhận thức có tồn tại những tác nhân riêng tư là một phương thức phức tạp hơn; và một học thuyết giả định rằng dòng chảy của tự nhiên được xác định bởi những tác nhân có ý thức là khó hiểu và trừu tượng hơn so với học thuyết theo đó các sự vật tiếp nối với nhau chỉ bởi lý do chúng tiếp cận với nhau hay có sự tương đồng với nhau, như một dấu ấn phổ biến trong tập quán sinh sống bầy đàn còn rơi rớt lại. Quan niệm cho rằng sự khác biệt cơ bản giữa tôn giáo và ma thuật là vấn đề tư duy; rằng sự tiến hóa của con người phải qua kỷ nguyên ma thuật mới đến kỷ nguyên tôn giáo là theo hướng suy luận đó.
“Ma thuật, J. G. Frazer khẳng định - có lẽ đã được trực tiếp suy ra từ những phương thức sơ đẳng của lập luận, và thực tế là một sai lầm, ở đó, trí óc gần như rơi xuống một cách tự nhiên, trong lúc đó tôn giáo dựa trên những quan niệm mà rất khó để giả định rằng trí thông minh của loài vật đã có thể đạt tới. Như vậy, có khả năng là ma thuật đã xuất hiện trước tôn giáo, trên bước đường vận động và phát triển của loài người và rằng con người đã tìm cách khuất phục bắt buộc tự nhiên phải phục tùng những mong muốn của mình bằng sức mạnh đơn giản của những bùa chú, phù phép trước khi cố gắng tán tỉnh và làm mềm lòng một khối thần thánh kín đáo, tính khí thất thường, dễ nổi đóa bằng cách luồn lọt ngọt ngào của lời cầu khấn và lễ vật hiến sinh”. Qua việc quan sát về tập tục thờ cúng vị thần lúa mì ở châu Âu, nơi mà tập tục này bảo tồn được những đặc điểm của nghi lễ ma thuật và những biểu hiện của một tôn giáo đa thần, J. G. Frazer khái quát sự khác biệt giữa tư duy ma thuật và tư duy tôn giáo ở buổi bình minh của lịch sử loài người chủ yếu ở mấy phương diện: 1,- nghi lễ ma thuật trong xã hội nguyên thủy tuyệt nhiên không có việc chỉ định một ai đó thực hành nghi lễ trong khi nghi lễ tôn giáo bắt buộc phải có một vị tư tế (là kẻ nắm giữ đồng thời cả thần quyền và vương quyền); tức các nghi lễ ma thuật có thể được tiến hành bởi bất kỳ người nào, không nhất thiết phải là vị pháp sư, khi mà hoàn cảnh đòi hỏi; 2,- nghi lễ ma thuật không cần lựa chọn những địa điểm riêng biệt để hoàn thành các nghi lễ trong khi nghi lễ tôn giáo cần phải được tổ chức ở đền thờ; tức người ta có thể thực hiện nghi lễ ma thuật ở bất cứ nơi nào, khi hoàn cảnh yêu cầu; 3,- nghi lễ ma thuật thừa nhận thần linh trong khi nghi lễ tôn giáo chỉ thừa nhận thần thánh. Nếu thần linh có một số lượng vô hạn, không được định danh cụ thể, hạn chế phép thuật trong một số lĩnh vực, không là khởi nguồn của các truyền thuyết vì thiếu tính cá thể và tính độc đáo thì thần thánh có số lượng hạn hẹp hơn, có những cái tên riêng để gọi, không bị hạn chế phép thuật trong bất cứ lĩnh vực nào dù vẫn có những lãnh địa riêng, tính chất cá thể, lịch sử và những đặc điểm riêng biệt được ghi nhớ trong những huyền thoại và các bức tranh nghệ thuật; 4,- các nghi lễ ma thuật hiển nhiên mang tính ma thuật và mê tín bởi ý niệm dùng giao cảm về vật chất hoặc một thực tế tương đồng hòng kêu gọi những hiệu quả muốn nảy sinh thì nghi lễ tôn giáo lại hướng tới việc cầu phúc bằng cách tranh thủ sự ủng hộ của thần thánh nhờ các lễ vật hiến tế, lời khẩn cầu và lời ngợi ca, tán tụng mang tính chất chủ yếu tinh thần. Rõ ràng, tư tưởng tôn giáo là phức tạp hơn và là bước phát triển tiếp theo của ma thuật trên diễn trình của loài người là một nhận định hợp lý. Dù có nền tảng là ma thuật cổ đại, nhưng bước chuyển từ tư tưởng mê tín dị đoan của ma thuật lên nấc thang tư tưởng duy tâm của triết học, đã ghi một dấu mốc đáng kể trên hành trình hướng tới văn minh của con người.
Tuy nhiên, cũng như quá trình vượt lên của nghi lễ với thực hành ở giai đoạn ma thuật, bước chuyển từ ma thuật sang tôn giáo là một hành trình dài lâu. Thức nhận về sự cằn cỗi của nghệ thuật ma thuật đã dẫn dắt những bộ phận thông minh nhất của giống người tự tạo cho mình một học thuyết chính xác hơn về tự nhiên để có thể lợi dụng được nhiều nhất cho cuộc sống của mình. Tất cả khát vọng ấy bắt nguồn từ biết bao những ngờ vực, ám ảnh khi anh ta dấn thân trên những nẻo đường khác nhau của vũ trụ rộng lớn. Những bài học thất bại dần thức tỉnh anh ta khi học thuyết mà anh ta từng lấy làm điểm tựa dần tan rã từng mảng lớn. Cái ý tưởng mới mẻ là dám công nhận sự thất bại của mình đã dần đưa anh ta đến việc cảm nhận rồi từng bước thừa nhận có những quyền lực siêu nhiên, sau rốt, thừa nhận sự phụ thuộc vào sự vận hành của nó. Tín ngưỡng nảy sinh đã biến một “anh hùng” kiêu ngạo và kiêu hãnh trước kia thành một tín đồ yếu mềm và quỵ lụy trước thần thánh. Con đường hình thành tôn giáo là vậy, nhưng ban đầu nó chỉ nảy nở ở những cá nhân ưu tú nhất có ý thức tương đối rõ rệt về sự mênh mông của vũ trụ và sự nhỏ mọn của con người. Còn với số đông những người nguyên thủy, ý niệm cao siêu ấy chưa một lần thoảng qua trong ý nghĩ. Với niềm tin mơ hồ, họ đón nhận tất cả những giáo lý cao vời từ những vị giáo chủ, thậm chí phát biểu nó thường ngày nhưng thâm căn cố đế của họ vẫn là tư tưởng mê tín cổ xưa của ma thuật. Sự song hành tôn giáo và ma thuật đã trở thành đặc trưng của nền văn hóa nguyên thủy. Dù bản chất của chúng là trái ngược và bản thân tôn giáo cũng không công nhận và cố gắng quét sạch những mầm mống mê tín này nhưng hiệu quả dường như chưa bao giờ như mong đợi.
Các dấu vết của sự giao thoa giữa hai hành động này thậm chí còn là biểu hiện sinh động của nghi lễ tôn giáo mãi về sau này. Bởi trong quá trình phát triển, bằng cách này hay cách khác, một lý thuyết tôn giáo đã ít nhiều buộc phải kết hợp với một thực hành ma thuật. Thậm chí sự phối hợp này trở thành một kinh điển bởi tôn giáo hình như chưa bao giờ trút bỏ được hoàn toàn những trở ngại cũ của ma thuật. Bằng những phân tích của mình, J. G. Frazer cho rằng lễ Noel không có gì khác hơn là chuyển sự tôn thờ thần mặt trời của người nguyên thủy cho sự Giáng sinh một người được coi là vầng mặt trời mới của Công lý: chúa Joshua; rằng lễ Phục sinh chẳng có gì khác biệt so với lễ tưởng niệm bước tái sinh của thần Atys trong tín ngưỡng của người Phrygie; ngày lễ thánh Jean chẳng có gì khác hơn là tàn dư của việc thờ cúng cây cỏ và lễ hội nước của người nguyên thủy; ngày lễ các thánh là bước kế tục lễ hội cổ của đa thần giáo dành cho những người chết; rằng lễ hội Quy Thiên của Thánh Đồng Trinh đã truất quyền lễ hội thần Diane, mà dấu vết thờ phụng vẫn còn ở Némi... Ông viết: “Được xem xét trong tổng thể, những sự trùng khớp của những lễ hội Công giáo với các lễ hội đa thần giáo quá ư rõ ràng và có số lượng quá nhiều để không thể là những trùng khớp ngẫu nhiên. Đó là dấu hiệu của sự thỏa hiệp mà nhà thờ Công giáo, vào giờ phút thắng lợi của mình đã bắt buộc phải thực hiện đối với các đối thủ bị đánh bại, nhưng vẫn còn nguy hiểm”. Ở điểm này, Thiên chúa giáo đã gặp gỡ với Phật giáo ở phương Đông, những lý tưởng cao vời ấy lúc khởi thủy đều là “những cuộc cải cách về đạo đức, nảy sinh từ lòng khao khát độ lượng, từ những khát vọng cao cả, từ lòng trắc ẩn dịu dàng của những nhà sáng lập cao quý” để dìu dắt con người thoát khỏi sai lầm. Đấy là một bước tiến bộ đáng kể. Nhưng những tư tưởng ấy hầu như đã đối nghịch một cách sâu sắc với tính cách yếu đuối và bản năng tự nhiên của loài người, dẫn đến việc không được tuân thủ trong thực hành ngoại từ một số lượng hạn hẹp các môn đồ. Việc “trần tục hóa” như một hình thức “lại giống” là một tất yếu, và là bắt buộc nếu muốn phổ biến niềm tin mới ấy. Việc Thiên chúa giáo “mượn lại” cái vỏ vật chất của đa thần giáo hoàn toàn là một “nước cờ” hợp lẽ để thuyết phục những con người cổ xưa có đặc tính chỉ chăm chú duy nhất vào hành động. Nó cho thấy: “ma thuật cổ đại đã tạo nên những nền tảng đích thực của tôn giáo”; và rằng: “lịch sử tôn giáo là một nỗ lực lâu dài để hòa giải một tập tục cũ với một lý do mới, để tìm ra một lý thuyết hợp lẽ cắt nghĩa một thực hành mơ hồ”.
Sự “lại giống” nếu được coi là nguyên nhân mang tính quy luật thì sự chú tâm vào hành động như một đặc trưng của con người cổ xưa đã trở thành nguyên nhân tiếp theo khiến số đông dân chúng chẳng mấy bận tâm vào việc ta quen gọi là “phân tích các động cơ hành động”. Nghĩa là họ chỉ biết hành động, kiểu như quán tính của tập tục hay vô thức cộng đồng, mà quên đi việc nhận thức bản chất của hành động mà họ đang thực hiện, thậm chí không hề ý thức về điều đó. Vì thế, trên thực tế thì một sự phân biệt rạch ròi giữa một hành vi ma thuật và một hành vi tôn giáo có lẽ chỉ được tiến hành ở những hành vi cụ thể, rằng hành động khi nào hướng tới mục đích tế lễ cho các thế lực tâm linh, cùng với nó là lời cầu khấn thì hành động đó là hành vi tôn giáo, còn khác đi là hành vi ma thuật. Nếu vậy, thì đây lại là một nguyên nhân nữa làm nên sức ỳ của lịch sử, khiến cho hành trình đến với văn minh của con người nguyên thủy càng thêm phần dài dặc. Lý thuyết về bước chuyển từ tư duy ma thuật sang tư duy tôn giáo nhìn chung được J. G. Frazer chỉ ra với những nét đặc trưng như vậy. Rõ ràng, trên cơ sở một lập luận sáng rõ như thế, lý thuyết này thực sự sẽ gợi mở nhiều vấn đề phương pháp luận cho các nhà nghiên cứu Việt Nam trong việc tìm hiểu nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Đồng thời, khối tư liệu đồ sộ được J. G. Frazer hệ thống trong tác phẩm sẽ rất ích dụng cho việc tiến hành các so sánh văn hóa để định hình bản sắc văn hóa Việt Nam. Với đông đảo bạn đọc, cuốn sách sẽ là một nguồn kiến thức hữu ích, phong phú và đa dạng, đặc biệt mới mẻ. Tác phẩm không những hé mở cánh của vào quá khứ mà còn giúp chúng ta giải mã được nhiều hiện tượng quanh ta như là tàn dư của cuộc sống xa xưa trong đời sống hiện tại.
Tóm lại, nếu như quá trình tiến hóa của tư tưởng con người là như vậy, từ tư duy ma thuật đến tư duy khoa học thông qua tôn giáo, thì bước chuyển thứ nhất có một ý nghĩa vĩ đại, biến con người man dã thành con người văn minh. Đó là cả một hành trình dài dặc gồm thật nhiều những câu chuyện đáng buồn về sự ngớ ngẩn và sai lầm của con người. Tập đại thành đời sống con người cổ xưa trong Cành Vàng, J. G. Frazer đã cung cấp cho chúng ta một “bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy”. Sẽ là bổ ích nếu con người ngày nay tìm thấy trong cuốn sách, nơi biểu hiện sinh động và đầy đủ bước chuyển biến thứ nhất của tư duy con người, những bài học hay một niềm hi vọng soi sáng cho chặng đường tiếp theo mà con người đang đi. Hình như cũng sẽ có một chặng đường dài dặc như thế với những câu chuyện đáng buồn khác về sự cố thủ và nỗi ám ảnh của những bóng ma quá khứ. Có hay không một tương lai gần cho sự thắng thế của khoa học, ở cái bước chuyển thứ hai từ tôn giáo sang khoa học mà có lẽ giống như trước, triết học vẫn được xem như một thứ dung môi? Rằng màu sắc của tấm vải tư tưởng con người được dệt bằng các màu sắc đen, đỏ, trắng tương ứng với các loại hình tư duy ma thuật, tôn giáo, khoa học, theo cách liên tưởng của tác giả, sẽ thay đổi như thế nào, có mở ra một chân trời sáng láng hay đắm chìm trong màu đỏ nhức nhối? Nếu như chúng ta thử hình dung vào thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn minh Hy Lạp, Archimedes đã tự tin và vui mừng “eureka” mà rằng: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả Trái đất”; đến thời Phục Hưng, G. Galilei vẫn thật quyết đoán: “Dù gì thì trái đất vẫn quay” để bảo vệ thuyết Nhật tâm của mình; thì đến A. Einstein của ngày hôm nay, hình như thái độ ấy đã là “tương đối” khi nhận thức rằng: “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”... Chúng ta vẫn nằm trong vùng tuyệt mù của bước chuyển thứ hai, J. G. Frazer nói như vậy và hình như thực tế cũng vẫn vậy. Chỉ có niềm tin của chúng ta có thể sẽ thay đổi. Đề cập đến những vấn đề này để thấy rằng, bên cạnh một nhà bác học uyên thâm, J. G. Frazer còn là một nhà văn bậc thầy, Cành Vàng của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn của cả hai thiên tài ấy. Với cả một chân trời tri thức rộng mở, Cành Vàng thực sự sẽ đem đến cho người đọc niềm hứng khởi bởi những tư tưởng mới lạ, uyên bác của tác giả được diễn đạt bằng một văn phong trong sáng, uyển chuyển, giàu hình ảnh và liên tưởng. Bản dịch sang Việt ngữ của Ngô Bình Lâm đều giữ được những phẩm chất đáng quý ấy ở trong nguyên tác.
Hà Nội, tháng 8 năm 2007
Đ. A. D
---------------------
(1) Xin xem:
- Nguyễn Văn Huyên, Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, (Công trình được giải thưởng Hồ Chí Minh), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.
- Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa dân tộc & Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội, 2006.
(2) Xin xem:
- Đỗ Lai Thúy, Đinh Hùng, người kiến trúc chiêm bao. Trong sách Con mắt thơ, Nxb Lao động, Hà Nội, 1992.
- Léopold Cadiére, Về văn hóa và tín ngưỡng người Việt, (Đỗ Trinh Huệ dịch), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1997.
- Trần Ngọc Vương, Mẫu hình hoàng đế và con đường tìm kiếm sự thể hiện bản ngã trong triết học và văn học khu vực Đông Á. Trong sách Văn học Việt Nam, dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 (tái bản lần thứ nhất).
- Đỗ Trinh Huệ, Văn hóa, tín ngưỡng, gia đình Việt Nam qua nhãn quan học giả L. Cadière, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2000.
- Emily A. Schultz, Robert H. Lavebda, Nhân học, một quan điểm về tình trạng nhân sinh, (Phan Ngọc Chiến, Hồ Liên Biện dịch), Nxb Chính trị quốc gia, 2001.
- V. Ia. Propp, Hình thái học truyện cổ tích; Những gốc rễ lịch sử truyện cổ tích thần kỳ; Lễ hội nông nghiệp Nga... Trong sách Tuyển tập V. Ia. Propp (Nhiều người dịch), Nxb Văn hóa dân tộc & Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội, tập I, 2003; tập II, 2004.
- A. A. Belik - L. P. Voronkova, Nhân học là gì? (Từ Thị Loan dịch), Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật số 3 (237)/2004.
- Đỗ Lai Thúy, Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin & Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội, 2005.
- Nicolas Journet, Nhân học văn hóa, một và nhiều (Trần Minh Tân dịch), Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật số 10 (256)/2005.
- Đỗ Lai Thúy, Tiếp cận mẫu người văn hóa từ ba làn sóng văn minh, Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật số 02 (260)/2006.
- Phan Ngọc Chiến, Những quan điểm lý thuyết trong nhân học về vấn đề dân tộc, Tạp chí khoa học Đại học mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh, số 03 (9)/ 2006.
- Nhiều tác giả, Các vấn đề của nhân học tôn giáo (Sách dịch), Nxb Đà Nẵng & Tạp chí Xưa - Nay xuất bản, 2006.
- Ngô Đức Thịnh, Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
- Ngô Đức Thịnh, Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa & Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.
- Charles Hogue, Côn trùng và văn hóa tộc người (Hương Xuân lược dịch), Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật số 08 (278)/2007.
(3) Nhân đọc James George Frazer, Cành Vàng, bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy, (Ngô Bình Lâm dịch), Nxb Văn hóa thông tin & Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội, 2007.
(Đã in Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số tháng 10 năm 2007)
http://www.sachhay.org/sach/ChiTiet/918/canh-vang
1.
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.