Giao Blog đã sưu tầm những câu chuyện thực tế về việc học tập và lấy bằng tiến sĩ (hay phó tiến sĩ) ở các nước Đông Âu trước đây, mà tiêu biểu nhất là Liên Xô, có thể đọc lại ở đây hay ở đây. Đại khái là trước khi Việt Nam bước vào con đường Đổi Mới (tạm lấy mốc 1990 trở về trước)
Bây giờ, bắt đầu sưu tập những câu chuyện tương tự nhưng là từ sau Đổi Mới (tạm tính từ 1990 đến nay). Học sinh Việt Nam đi học ở khắp nơi, từ Á sang Âu hay Mĩ rồi Phi. Kinh nghiệm được kể qua những câu chuyện thực tế từ nhiều hoàn cảnh khác nhau với những nền giáo dục khác nhau, theo tôi, là hữu ích trên nhiều phương diện. Tôi xem các kinh nghiệm đang được tích lũy này là một tài nguyên chung của người Việt Nam và nên được chia sẻ.
Mở đầu là những ghi chép của bác Van Ngo trên Fb.
Các câu chuyện khác sẽ được cập nhật sưu tầm và đưa về dần như mọi khi.
Bản thân chủ nhân Giao Blog vốn lưu học sau đại học lâu dài tại Nhật Bản, nên đã và đang kể dần những mẩu chuyện của mình. Ví dụ có thể đọc những mẩu đã viết, ví dụ ở đây, ở đây hay ở đây.
Tháng 9 năm 2021,
Giao Blog
---
Những mẩu chuyện của Van Ngo trên Fb
"
Ngày 27/9/2021
(Phần 2, viết trước khi đi ngủ, mai dọn dẹp chuyển sang ORNL làm staff scientist)
Tôi còn nhớ rõ như in khoảng thời gian quyết định dời nhóm khi chuẩn bị bước sang năm thứ 5 làm PhD. Có bốn lý do chính dẫn tới quyết định đó:
1. Thầy quá tệ, làm việc thiếu hiệu quả. Hệ quả của việc này là mình nhìn rõ cái tương lai mù mịt khi sắp năm thứ 5 rồi mà chưa có paper nào, nên nghĩ không xin được việc, và phải về nước là điều dễ xảy ra nhất. Việc này đưa tới một quyết định tiếp theo là “cố cho con cái quốc tịch Mỹ” trước khi về. Nhớ thằng bạn hồi học đại học hay nhắc tới chuyện cố xin cho con cái hộ khẩu Hà Nội, nên hai vợ chổng “thả” để sinh con. Hê hê hê.
2. Ngày Bảo Lan sinh, thì công trình đầu tiên của tôi, đứng riêng một mình, không thầy, không giáo sư, được công bố online trên PRE, đây: https://journals.aps.org/.../10.1103/PhysRevE.85.036702. Khi viết công trình này, lúc đầu lý thuyết cũng ngu ngơ lắm, nên gửi cho ông thầy hướng dẫn đọc. Ông chơi câu “It’s your call” (tạm dịch: Tuỳ mày). Lúc đầu mình tưởng là ông ủng hộ, vì paper của mình thì ông ấy để cho đăng thôi, chứ có khó khăn gì. Nhưng không, ông ta nói với đồng nghiệp để gián tiếp nói với mình. Một hôm ba ông gọi mình vào phòng, đóng cửa lại, rồi nói: Nếu giáo sư của mình bảo sai thì không được đăng. Lúc đó mình biết cả ba người này không ai ngồi đọc paper mình viết hết, không ai ngồi đặt bút tính toán hết. Nên mình nuốt nước mắt hỏi “Cái paper đó có thể sai, nhưng tôi chỉ muốn biết nó sai ở chỗ nào?”. Họ không trả lời nó sai ở chỗ nào, mà chỉ lặp lại “Your professor says it’s wrong. You cannot publish it” (Giáo của mày bảo sai thì mày không được công bố). Mình không trả lời gì. Cuộc họp kết thúc. Thật sự là khi bế con trên tay, nhìn vào email biết paper đã được đăng, mình thấy có ánh sáng cuối con đường. Mình bảo vợ, anh chẳng cần nhiều paper, với paper này anh đủ sức bảo vệ Tiến Sĩ rồi. Vì mình biết rất ít sinh viên PhD có thể tự đăng được một công trình trên Physical Reviews. Mình tự viết, tự trả lời phản biện, trong khi tiếng Anh còn bặp bẹ. Công bố được là thấy tự tin hẳn lên.
Đây là lý do thứ hai: tự công bố được.
3. Trong khoảng thời gian sau khi Bảo Lan sinh, mình nói chuyện rất nhiều với Stephan, giáo sư phụ trách, tư vấn sinh viên của khoa. Stephan giới thiệu cho mình rất nhiều người. Mình cố đến nói chuyện với một ông. Lúc đó mình cũng ngu, bức xúc quá, giãi bày hết; ông kia, mới làm Assistant Professor, nghe xong, lắc đầu và nói “sorry”. Trong khi đó Stephan nói ông sẵn sàng nhận mình vào làm. Lúc đầu mình cũng không muốn lợi dùng lòng tốt của ông, vì ông tốt quá. Nhưng không tìm được ai làm mình an tâm, nên chọn Stephan làm thầy hướng dẫn cho hai năm tiếp theo. Đây là lý do thứ ba: Có thầy hướng dẫn mới rồi.
4. Nuôi nấng Bảo Lan. Bảo Lan sinh tháng 2, trong khi đó mình bảo với ông thầy là mình làm ở nhà, trông con, cho đỡ phải gặp mặt ông là chính. Mình trốn biệt từ lúc sinh con cho tới tháng 5. Khi đó, thằng Postdoc trong nhóm viết thư hỏi mình quyết định thế nào, vì mình có lên trường gặp và nói chuyện với hắn. Hắn cũng từng là học trò của lão, nên hiểu chuyện, và ủng hộ.
Nuôi Bảo Lan thấy cuộc đời có ý nghĩa lắm. Lúc đó nhìn thấy con là thấy happy rồi. Ngồi vừa viết paper, vừa trông con cũng có cái hay. Quên luôn ông thầy.
Giờ nghĩ lại thành ra bốn lý do, viết cho mọi người dễ hiểu, chứ hồi đó thì bức xúc quá thì bỏ đi thôi. Nhưng bỏ đi mà không chuẩn bị gì, không có gì dắt lưng thì “chết” là chắc.
Đầu tháng năm mình viết lá thư xin bỏ nhóm. Lá thư đó vẫn nằm đâu đó trong cái laptop mà mình phải mua sau khi ông trả lời là nếu dời nhóm thì phải trả lại laptop (Không thằng nào trong nhóm tốt nghiệp, hay bỏ nhóm đi mà bị “đòi” cả). Hê hê hê. Mình nghĩ bụng bảo “được thôi”. Xong.
Vài tháng sau, tháng 7-8 gì đó, mình viết xong hai công trình nữa, dựa trên hai cái dự án mình làm với ông ấy trước và trong thời gian sinh con. Vì là dự án của ông, nên mình viết thư hỏi xem ông có muốn có tên trên hai công trình đó không. Mình còn nhớ mãi thư trả lời của ông đại ý là “Đây là dự án của tao” mà không hề trả lời có hay không. Rồi ông ta gửi một email khác gọi lên phòng nói chuyện.
Lúc đó nghĩ cũng run, cũng sợ, không biết làm thế nào. Không biết làm thế nào thì đếch trả lời gì hết, cũng chẳng lên gặp. Khi gửi hai công trình đó đi mình quyết định cho tên ông vào cùng, vì nghĩ bụng đúng là dự án của ông ấy thật: giả sử nó được công bố thì chẳng nhẽ lại đi kiện bảo không phải? Rút cục cả hai công trình đều được chấp nhận cho đăng, đây:
(Mấy năm sau mình kiểm tra CV của ông này thấy có điền cả hai công trình này vào hồ sơ. Hê hê hê. Mỹ mãn!)
Hai công trình này thì cũng làng nhàng thôi. Nhưng hồi làm PhD mà tự viết và tự đăng 3 công trình thì cái sự tự tin, tự cao, tự đại nó phất cái vù.
Thế là trong năm 2012 mình sinh con, đổi thầy, đổi lab, mà đăng được 4 công trình, làm mình vẫn còn tự hào tới bây giờ. Năm còn lại công bố thêm 2 công trình nữa, tổng là 6, thừa viết luận văn.
Chuyện giờ kể lại chủ yếu là để mua vui. Ai biết rồi thì bảo nói dai. Ai chưa biết thì bảo sao không kể tiếp đi. Ai bức xúc với thầy, bỏ nhóm mà sinh con thì không phải lỗi của tôi.
Sang tháng đi làm staff scientist ở ORNL, tương đương với assistant professor, nhưng không phải đi dạy, thì âu cũng một sự may mắn.
Giờ thì thấy “may hơn khôn”.
https://www.facebook.com/van.ngo1/posts/10158514707384503
"
"
Ngày 25/9/2021
Từ hồi làm PhD tới giờ vẫn còn nhớ câu “Tiếng vỗ tay cần hai bàn tay” của một ông thầy hướng dẫn.
Sự thể là thế này. Hồi đó làm PhD bức xúc lắm. Ông thầy hướng dẫn mình và hai thằng khác, một thằng Iran một thằng TQ, còn ông thầy là người Ấn. Mình phải nói là hai thằng kia không thua kém gì, thậm chí là giỏi hơn mình về khoản làm nghiên cứu. Sau năm đầu làm việc ông đuổi thằng TQ, còn thằng Iran sau 4 năm quyết định bỏ nhóm; nó cũng quá bức xúc. Mình năm thứ 4 thì bức xúc như nó, lại còn hay “cãi” ổng.
Ông đi khoe với ông đồng nghiệp, rồi ông đồng nghiệp sang bảo mình là mày có biết là “Tiếng vỗ tay cần hai bàn tay” không? Vì ông này nghĩ mình cũng bướng chớ chẳng vừa với ông kia. Ý là tình cảm thầy trò có tốt hay không thì là do hai phía (hai bàn tay), còn cãi lộn hay không cũng là do hai phía (hai bàn tay), chứ không thể một phía được.
Cũng vì câu nói này mà mình bỏ ông thầy hướng dẫn. Một phần nó giúp mình nhận ra là mình chẳng phải quá tệ trong việc nghiên cứu. Lỗi tình cảm thầy trò bị sứt mẻ không phải lo do lỗi của một mình mình. Trong khi đó, tính ra mấy thằng kia cũng không chịu được ổng. Mà biết chắc là ông sẽ viết giấy giới thiệu không tốt, thì làm tiếp để làm gì? Bỏ thầy trong năm thứ 5 của PhD là một việc không dễ dàng, nhưng mình vẫn “dứt áo” ra đi. Sau gần chục năm nhìn lại thì đó vẫn là một trong những quyết định đúng đắn nhất của cuộc đời mình.
Mình nhớ mãi cái câu này, và áp dụng, đánh giá nó cho hầu hết các mối quan hệ công việc hay bạn bè.
Phần lớn mọi người nghĩ “ôi vì người kia thế này, nên mới vậy”. Cái tâm lý đổ lỗi cho người khác là một trong nhưng tâm lý căn bản nhất của con người. Ít người nhận ra mình phải thay đổi, chấp nhận thay đổi, nhìn nhận đánh giá tốt hơn cho mối quan hệ mình có; hay bỏ qua những cái nhỏ nhặt để nhìn ra, rồi vun đắp cho mối quan hệ tốt hơn.
Mối quan hệ đó có là tình cảm hoan hỉ đáng vỗ tay hay không, hoàn toàn do mình (một bàn tay) và người kia (bàn tay còn lại). Một người vun xới, còn người kia chỉ quấy rối thì không bao giờ có mối quan hệ tốt được.
Tóm lại là phải nhớ cái câu này “Tiếng vỗ tay cần hai bàn tay”.
https://www.facebook.com/van.ngo1/posts/10158510716864503
"
"
Ngày 16/7/2021
Để hiểu được văn hoá “chuẩn” áp dụng cho “chuẩn Tiến Sĩ” ở Việt Nam, chúng ta có lẽ nên hỏi là ở Mỹ hay phương Tây có “chuẩn Tiến Sĩ” không?
Câu trả lời là vừa có, vừa không.
Chúng ta phải hiểu là Mỹ không có chuẩn quốc gia cho việc công nhận Tiến Sĩ. Tức là không có một ông Nhà nước nào dám đưa ra qui định nói ông này đủ “chuẩn Tiến Sĩ”, bà kia chưa. Nhưng các trường đại học đều có “chuẩn” na ná nhau. Ví dụ: nghiên cứu sinh phải học hết các môn này, thi qua kỳ thi giám định (Qualification exam), rồi mới bước vào “vòng” nghiên cứu thực sự. Ai trượt kỳ thi này thì nhận bằng Cao Học (Master), rồi ra trường. Nhưng cũng có trường hợp nghiên cứu sinh trượt luôn kỳ thi giám định mà vẫn được đặc cách cho thi thêm năm nữa, nhiều khi cho đến khi đủ tiêu chuẩn thì thôi. Cả kể khi vượt qua được kì thi giám định cũng không có nghĩa nghiên cứu sinh đó sẽ thành công làm xong Tiến Sĩ. Một số nghiên cứu sinh làm nghiên cứu 5 năm mà không ra được bài báo nào, trong khi giáo sư hướng dẫn hết tiền nghiên cứu, nên phải bắt sinh viên viết luận văn bảo vệ. Có khi luận văn dài tới 400 trang nhưng chẳng phải là nghiên cứu có tính mới (original research) nên có thể bị đánh trượt, và buộc phải ra trường với bằng thạc sĩ.
Nhưng cũng có khi, như một số sinh viên hiếm có ở Caltech hay Harvard hay MIT, trong suốt 5-7 năm làm Tiến Sĩ, không công bố được một bài báo nào, lại tốt nghiệp được Tiến Sĩ hạng xuất sắc. Một số sinh viên này làm những nghiên cứu hay thí nghiệm mang tính đột phá. Dù không công bố sớm được, thì họ đạt được những thành tựu cực kỳ đáng kể như thiết kế thí nghiệm với độ chính xác cao với vô số các bước phức tạp (nhiều khi giáo sư của họ cũng khó có thể làm được). Thiết kế của họ đặt nền móng cho một loạt các đo đạc hay các nghiên cứu khác liên quan. Nên dù chưa không bố được thì giáo sư của họ và ban “chấm” luận văn vẫn cho rằng nghiên cứu của đó là xứng đáng tốt nghiệp Tiến Sĩ. Đôi khi họ còn cho rằng những nghiên cứu như vậy vẫn hay hơn nhiều các nghiên cứu làng nhàng khác, công bố dễ dàng.
Phần lớn trình độ tiến sĩ đều có “chuẩn” nào đó. Mấu chốt vẫn là ở tính mới mẻ của nghiên cứu. Nhưng không thể bưng nguyên “chuẩn” của trường Harvard áp dụng cho USC hay ngược lại được. Cũng phải lưu ý là các trường cũng copy “chuẩn” của nhau, áp dụng sao cho phù hợp với trường của mình. Đánh giá đầu tiên của một Tiến Sĩ là ở khả năng họ thuyết phục được người “chấm” luận văn. Đánh giá cuối cùng của một Tiến Sĩ là ở khả năng họ thuyết phục được cộng đồng nghiên cứu trong lĩnh vực của họ là những nghiên cứu của họ có giá trị. Có giá trị tức là được trích dẫn. Càng nhiều càng tốt.
Nhưng không phải Tiến Sĩ nào cũng thành công trong lĩnh vực học thuật. Ví dụ như khoá của tôi, có 13 nghiên cứu sinh, thì phần lớn (~10 người) tốt nghiệp xong đi làm cho các công ty ở Mỹ. Trong số đó có người làm lĩnh vực không liên quan gì tới cái họ nghiên cứu trong lúc làm Tiến Sĩ cả. Số còn lại, như tôi, “vất vưởng” khắp nơi ( ) làm khoa học. Trong học thuật, tốt nghiệp Tiến Sĩ xong, chỉ là sự khởi đầu. Phần lớn phải trải qua 3-7 năm làm sau tiến sĩ mới có khả năng xin một vị trí lâu dài như giáo sư. Phần lớn số này “trượt” giáo sư vì để xin được vị trí giáo sư ở Mỹ là vô cùng khó (tôi sẽ viết bài riêng về chuyện “cá nhân” này): 200-300 hồ sơ, họ chỉ chọn ~ 10 người phỏng vấn 30’ vòng 1, rồi chọn tiếp 5 người vào vòng hai để họ “nướng” tiếp trong 2 ngày để rồi “phong” giáo sư (loại I, assistant professor) cho 1 người. Có nghĩa sau khi thuyết phục cả một ban 5 người “chấm” luận văn Tiến Sĩ 5-6 năm trước, nay ông/bà Tiến Sĩ này phải thuyết phục cả một Khoa (~20-30 người) rằng nghiên cứu của họ không những xuất sắc mà sẽ còn kiếm bạc triệu cho Khoa và Trường. Vì sự cạnh tranh này mà Tiến Sĩ tốt nghiệp ở Harvard hay Yale chưa chắc tốt hơn Tiến Sĩ ở USC. Có người tôi biết tốt nghiệp Tiến Sĩ ở USC đi làm giáo sư ở Yale. Nhưng tốt nghiệp Tiến Sĩ ở Yale chưa chắc xin được giáo sư ở Yale hay USC.
Tại sao tôi nói Việt Nam có văn hoá “chuẩn”?
Theo ý kiến cá nhân, tôi cho rằng cái nếp suy nghĩ “chuẩn” có từ lâu ở Việt Nam. Hồi trước mở cửa, phần lớn Tiến Sĩ Việt Nam được đào tạo ở Liên Xô, nay là Nga. Lúc đó, Việt Nam chỉ công nhận một loại Tiến Sĩ, là những người bảo vệ thành công luận văn. Vài năm sau đó Nhà Nước chia làm hai loại: Phó Tiến Sĩ và Tiến Sĩ, rồi cộng thêm Tiến Sĩ Khoa Học (?). Tiến Sĩ Khoa Học là những người bảo vệ thành công luận án sau khi làm Tiến Sĩ (?? ai làm ở Nga thì xác minh dùm nhé); còn Phó Tiến Sĩ thì có học mà chưa có bảo vệ thành công. Lý do nào mà họ phải đưa thêm học vị Phó Tiến Sĩ thì tôi không rõ, nhưng tôi cho rằng họ muốn hạ “chuẩn” Tiến Sĩ cho một số ông bà nào đó muốn được gọi là Tiến Sĩ.
Chúng ta phải hiểu cái tâm lý này ở Việt Nam. Tôi cho rằng mọi người ở Việt Nam nghĩ làm Tiến Sĩ là để làm quan. Bằng Tiến Sĩ giúp người ta tiến thân ở quan trường. Mà “Một Người Làm Quan thì Cả Họ Được Nhờ”, “Vinh Qui Bái Tổ”. Có cái gì “oai” hơn cái tư thế của một ông quan, không chỉ tốt nghiệp đại học, mà còn là Tiến Sĩ?
Theo ý kiến cá nhân của tôi, có phần phiến diện, thì tôi cho rằng việc “hạ chuẩn” giống như để phong Phó Tiến Sĩ.
Tôi không cho rằng “Chuẩn Tiến Sĩ” quốc gia giúp ích gì cho nghiên cứu nước nhà, dù việc đào tạo Tiến Sĩ còn đầy thiếu sót, không có tính cạnh tranh, chưa được đầu tư đầy đủ, dài hạn, có chất lượng.
Vậy tại sao phải “hạ chuẩn”?
https://www.facebook.com/van.ngo1/posts/10158397327914503
"
..
Câu chuyện của hai đàn em thời Đại học Tổng hợp là Đặng Thiếu Ngân và Vũ Duy Hưng - bộ môn Văn hóa và Ngôn ngữ Hàn Quốc mở tại Khoa Ngữ văn đầu thập niên 1990. Đây là bộ môn Hàn Quốc học (gọi tắt) được mở đầu tiên ở Hà Nội sau Đổi Mới. Trong một bài về chữ Nôm công bố mấy năm trước, tôi đã nhắc đến sự kiện mở bộ môn mới này (đọc lại ở đây).
Hai em học sau chủ nhân Giao Blog đúng một khóa (tôi là K35, hai em là K36). Về Vũ Duy Hưng thì đã nói nhanh ở đây.
Hai em không lấy bằng tiến sĩ từ đại học Hàn Quốc, nhưng có một thời gian lưu học - với riêng Vũ Duy Hưng thì tôi đã trực tiếp xem luận văn thạc sĩ viết về Phan Bội Châu bằng tiếng Hàn của em ấy.
Lấy dần các mẩu chuyện do em Đặng Thiếu Ngân đang kể từ từ trên Fb
"
Ngày 25/9/2021
hiiii Dài lắm... Những ký ức tuyệt vời
Thày Song thông báo tin động trời, là có 3 suất, ấn định rõ tên Hưng, Ngân lớn, Lâm sẽ đi Hàn Quốc theo lời mời của Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, khiến con dân đứa xì xầm, đứa bấn loạn.
Tôi và thằng Hưng bấn loạn đầu tiên, vì gần như 1 tuần nghe chuyện đi Hàn do Thày nói không dưới 5 lần
Nhiều lúc, hai đứa nháy nhau, hỏi lại Thày cho chắc thì Thày lại ờ hờ, nói nọ nói kia, lờ đi như chưa từng thông báo có cái vụ sẽ được đi Hàn cơ í.
Giấy mời không thấy đâu.. “ Các em chờ nhé.. Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc đang chuẩn bị gửi cho các em “. Từ hôm Thày nói câu này, đến đoạn Thày báo, có giấy rồi nó dàiiiiii như 1 Thế kỷ luôn.
Giấy chưa về đến Việt Nam, thì đến kỳ thi Học kỳ 2. Đương nhiên vụ đi Hàn vẫn ở trong tim trong não, còn cụ thể hiện thực cuộc sống là phải đối diện với thi cử đã. Lơ mơ thày cho ăn mứt luôn, hết hỏi điều muốn hỏi
Chúng tôi vẫn theo lịch cũ, vừa đi học, vừa lo giúp Thày chuẩn bị, phụ tá cho công tác nghiên cứu của Thày.
Việc này, ở Việt Nam hồi ý không biết có vô lý không? Còn ở Hàn, thì các Giáo sư, Giáo viên khiển trợ lý, sinh viên làm các việc liên quan giấy tờ, tài liệu, đại khái là chân sai vặt thì vô cùng phổ biến.
Một tuần mấy tối, có khi cả các ngày cuối tuần, tôi với thằng Hưng phải đến nhà Thày để ôm đống sách khó kinh dị của Thày mà soi rồi đợi Thày khiển việc.
Từ sau học kỳ 1 năm 4, thì team kết nạp thêm thằng Tuấn Anh. Tổ tam tam, 3 chiến sĩ Hưng, Ngân, Tuấn Anh phụ tá, làm việc ở nhà Thày miệt mài, không chăm không được.
Trở lại vụ chờ tin kỳ nghỉ hè, học nâng cao ở Hàn, thấy khi ấy đúng kiểu thời gian ngừng lại. Thật sự rón rén, hóng từ ánh mắt đến tâm trạng của Thày để thẽ thọt hỏi cái Giấy mời.
Những năm đầu thập niên 90, việc đi nước ngoài của Sinh viên nó là vô biên khó. Nhưng cũng như bây giờ, trước khi tính các loại thủ tục này kia, thì cái Giấy mời vẫn là quan trọng nhất.
Giấy mời còn chưa về đến nơi, thì thành viên thứ 3 trong Danh sách được đi Hàn gặp chút sự cố nhỏ trong kỳ thi học kỳ.
Số nó đen. Thật sự là đen khi trong 1 buổi thi, chẳng biết do hiểu lầm thế nào, hay cụ thể bàn thi của nó có vấn đề gì nhưng chỉ biết nó bị thày Thắng Đỗ phản ánh thái độ thi cử lên Khoa.
Tôi cũng không nhớ rõ, Lâm có bị lập Biên bản hay không nhưng cơ khổ, câu chuyện đến tai thày Song và thế là, sóng gió nổi lên ầm ĩ. Thày đơn phương, đột ngột tuyên bố, thái độ không tốt, không thể được đi Hàn Quốc chuyến này.
Tâm trạng của Lâm thế nào, bọn tôi không biết. Tính nó thật sự thẳng và nó là đứa không có nhu cầu xin xỏ, ăn nói khéo hay bày tỏ thái độ ăn năn hối cải gì gì.
Nói thật, nếu là tôi, chắc tôi cũng bò ra đi giải trình, giải thích nhưng hình như nó chỉ làm đến đoạn nó cảm thấy chấp nhận được. Còn bắt nó phải xin xỏ quá thì nó không làm nữa.
Tôi không nhớ có cùng thằng Hưng thuyết phục con Lâm đến xin Thày theo cách nào không, nhưng lập tức, suốt cả 1 tháng, bọn tôi lỳ mặt, thiếu nước quỳ xuống xin để thày Song đừng có hiểu lầm và bỏ Lâm ra khỏi Danh sách.
Những ngày mặt dầy, đến nhà Thày học và làm việc vặt cho Thày, thì kiểu gì sau cùng cũng vẫn là thẽ thọt, khẽ khàng xin Thày ơi Thày hỡi...
Tôi biết Thày không tin tôi bằng tin thằng Hưng, nên chia 2 mũi tấn công. Thằng Hưng xin Thày, tôi xin vợ Thày giúp để cả 3 đứa vẫn được đi Hàn.
Con Lâm nó không hề nhờ bọn tôi xin xỏ, nó còn bảo chả cần. Độ ngang của nó, cũng chả kém thày Song nên tôi với thằng Hưng kẹt giữa, ăn không ngon, ngủ không yên để xin Thày đừng giận nữa. Mong vô cùng, là Thày qua cơn cáu, vẫn giữ danh sách cho cả 3 đứa được đi cùng nhau.
Trời thì tối, đèn đường trong cái ngõ từ mặt phố Kim Mã đi vào nó vàng vọt, yếu ớt, nhìn oải như cảnh tôi và thằng Hưng, mỗi đứa 1 cái xe máy đứng chầu hẫu ở cửa nhà Thày vì cũng sợ, chả dám bỏ về luôn sau những lần Thày đuổi.
Hai đứa bàn nhau, kệ, hay là lại xin tiếp. Sau cùng, chốt vẫn là xin tiếp, bất chấp lại ăn chửi, lại bị đuổi.
Bọn tôi đỉa quá, Thày không đuổi nhiều nữa, chỉ nói nếu 2 em còn nói việc này, thì không còn là học sinh của tôi nhá..
Chúng tôi biết, Thày nhất định không bỏ qua vụ con Lâm bị lỗi thi cử, nên bẻ lái, xin Thày nếu Lâm không thể được đi, thì Thày thay danh sách, cho Tuấn Anh, là người đứng thứ 4 được không ?
Khồng...nhất mực là khồng. Nói nữa sẽ lại đuổi nên tôi và thằng Hưng, sau 1 lần bị Thày tự nhiên cáu tiết, chửi như lên đồng về thái độ, đạo đức, tác phong thì thôi, tạnh luôn..
Từ đó, không còn dám nhắc đến việc xin cho ai nữa vì nếu nói thêm, ngay cả thân mình cũng bị sút nên hai đứa thống nhất, thôi, im lặng đã.
Vụ này, vợ Thày cũng khuyên bọn tôi “các em đừng nói nữa. Thày Song sẽ tức nhiều lắm đấy, dù tôi rất thương em Lâm...” Tay trong đã mật báo thế, bố ai còn dám thở than ?
Giấy mời hạ cánh.. Tức là chuyện được đi Hàn có thật. Tôi và thằng Hưng bắt đầu lo thủ tục giấy tờ vì từ đoạn này, là thuộc phần trách nhiệm của khoa Văn, của trường Tổng hợp chứ không còn gì cần thày Song xử lý.
Nếu bây giờ, đứa trẻ con 6 tháng cũng thoải mái theo Bố mẹ lên máy bay bay ra nước ngoài... Hoặc các bạn từ 10 tuổi, làm thủ tục thuê dịch vụ của Hàng không là có thể 1 mình bay sang tịn Anh như thằng Chấy con tôi sẽ không thể hiểu nổi, vào năm 1994, thủ tục để Sinh viên có thể đi nước ngoài nó kinh khủng, phức tạp dã man đến tịn cỡ nào.
Hồ sơ chắc đến cả cân. Các loại đơn trình bày từ cơ sở, lý lịch cá nhân này kia...Trình lên Khoa, Khoa lên Trường.. Riêng đoạn này, tưởng là nhanh mà rất không nhanh nhá.
Đơn giản, vì còn phải xác minh tại địa phương đã. Tức là lấy Xác nhận, dấu má từ khu phố đến Phường. Cảnh xin Xác nhận ở địa phương, lại còn tịn hồi xưa thì biết rồi đấy. Vãi hồn lần 1.
Qua cái Phường, thì còn cái Quận nữa người ơi...Chả còn nhớ tại sao phải Xác nhận gì từ Quận, hình như kiểu Phường phải gửi lên Quận xin Xác nhận gì gì đó thì coi như đủ Lý lịch cá nhân để nộp về Trường.
Mà chả nhớ, có phải lấy cả Xác nhận Lý lịch cơ quan Bố mẹ không nữa í
Chắc có hay sao đó, vì gì chứ đi ra nước ngoài kiểu gì chả xét từ nhân thân Bố mẹ nhở ?
Năm 1994, Giáo sư Đặng Ứng Vận - Hiệu phó Trường Tổng hợp, là cháu họ, gọi Bố tôi bằng chú..
Việc thủ tục ở khoa Văn, không phải các Thày không nhiệt tình nhưng nó không phải việc cấp bách, nên muốn nhanh thì phải từ từ.
Thằng Hưng – Ngôi sao sáng của K36, kiểu Cán bộ tích cực, ngoan hiền giỏi nên phải lo quy trình xúc tiến Hồ sơ tại khoa Văn chứ tôi chả giao lưu gì ở Văn phòng Khoa lên xin xỏ thấy ngài ngại.
Sau khi ngon phần Khoa, khoa Văn trình lên Trường, thì Bố tôi đến gặp người anh họ của Đặng gia để làm sao thày Vận ký tá nhanh nhanh giúp cho còn trình lên Bộ giáo dục.
Trước đó, phần dịch thuật công chứng giấy mời và các hồ sơ khác, cũng đủ để thốt lên, vãi hồn lần 2.
Cái màn chờ ở Bộ, nó dài như thiên niên kỷ..Bắt đầu, lại vô vàn giấy má nọ kia mà đến giờ không thể nhớ gồm những bản khai gì.. Đoạn này, là phần việc của Bác Thông, bố thằng Hưng.
Các loại giấy Khám sức khỏe, chứng nhận gì đó, chắc kiểu chứng nhận không tâm thần í nhở, cũng thuộc trách nhiệm Bố của Hưng lo cho. Đi khám đàng hoàng nhá, không có chuyện mua giấy khám sức khỏe đâu.
Sau 1 đoạn dài chờ đợi, Quyết định cử đi – hay cho phép đi nước ngoài từ Bộ giáo dục cũng đã xong, hai gia đình ôm Hồ sơ sang mục Công an Hà Nội để triển khai tiếp. Hết hồn lần 3.
Ngày ấy, ra nước ngoài vẫn còn Thị thực xuất cảnh chứ không phải chỉ cần cái Visa nhập cảnh của nước mình cần đến như bây giờ.
Để có được cái Thị thực xuất cảnh, thì nó cũng vật vã, vất vả thiên thu, phức tạp chả kém gì cái đoạn từ Phường lên đến Bộ giáo dục.
Bố tôi – cựu Cán bộ ngành Công an Hà Nội – vì là Diễn viên Đoàn kịch Công an nên may quá, vẫn còn đầy bạn bè đương nhiệm trong ngành.
Phần Công an, sau đó là Công an Xuất nhập cảnh do Bố tôi phụ trách..Khó khăn, hết hồn lần 4.
Khoảng gần 6 tháng, với sự thi triển công phu nhịp nhàng, thần tốc, quyết liệt của Nhà báo Vũ Duy Thông cùng Đạo diễn Tất Bình, với vô số mối quan hệ, cộng thêm sự nhạy bén, hiểu biết về Luật pháp, Quy định, Thủ tục.., 2 đứa nhãi ranh, Vũ Duy Hưng và Đặng Thiếu Ngân cầm trên tay cuốn Hộ chiếu đầu tiên trong đời, có Thị thực xuất cảnh, cho phép đi Hàn Quốc.
Sau đó, qua mục đến Đại sứ quán Hàn Quốc ở Nguyễn Đình Chiểu xin Visa nhập cảnh. Mục này không vật vã lắm, do phía trường Ngoại ngữ Hàn Quốc đã chuẩn bị trước Giấy tờ này kia chuẩn chỉnh sẵn rồi.
Tất nhiên, tôi và thằng Hưng vẫn phải có mặt, hình như có phải gặp ông Hàn nào đấy, quên là tự đến hay Thày nào đưa đến để xin rồi.
Trong quá trình hai ông Bố chạy ngược chạy xuôi lo thủ tục cho con, bọn tôi vẫn ngày đêm nín thở, vì thày Song vẫn hai sôi ba lạnh, lúc bảo đi, lúc lại bảo các em chưa đi lần này nhá...
Nản, sợ, chán, cú...có tất, nhưng vẫn kiên nhẫn chờ.. Vé máy bay chưa có.. Hồi này, vé là phải từ phía Hàn gửi về nhá, không phải kiểu cho tiền xong ở Việt Nam tự mua vé mà vọt dễ dàng đâu.
Thày vẫn hàng ngày thản nhiên thế, kiểu cái vụ đi Hàn của 2 đứa tôi nó ở tịn phương nào trong kho tàng truyện kể.
Cảm giác, Thày trêu và muốn hai đứa phải thể hiện sự nỗ lực, chăm chỉ hơn mỗi ngày.
Đùng phát, Thày về nước...nghỉ hè...Xong phin...Từ nay, không biết làm sao để có thể kết nối mà hỏi han này nọ.
Nhà 2 đứa đều đã có điện thoại bàn rồi, ngồi chờ cú phone từ Hàn, hy vọng thày Song gọi để thống nhất vụ bay sang, nó dài cũng thiên niên kỷ luôn.
Vé máy bay đã về.. Tức là có Hộ chiếu, có thị thực xuất cảnh, nhập cảnh, có vé máy bay nhưng té ghế, khi kết nối điện thoại được với thày Song, Thày bảo, thôi không đi nữa.
Tôi và thằng Hưng, cộng thêm cả 2 gia đình đờ đẫn là sự thật. Vất vả quá, suốt gần 6 tháng lo được hết giấy tờ, sắp tới ngày bay rồi mà Thày lại nói thôi không đi.
Chẳng biết Thày nói thật hay nói đùa.Gọi lại, thì bảo “ tùy các em nhá “... Hoang mang xờ tai...Thật sự quá hoang mang...
Hội ý ở tổ, hai ông Bố lại gọi nhau hỏi thế giờ như nào, như nào.. Tôi và thằng Hưng ngày nào cũng ôm điện thoại để bóng bàn..Mày ơi, thế mình đi hay không đi ?
Tính thày Song bọn tôi biết rõ, Thày đã bảo kệ là kệ luôn nên đúng là sợ mất mật, không biết phải làm sao trong tình cảnh này. Đi cũng dở, ở không xong. Đi thì sợ bị bơ vơ, vì Thày bảo Thày không ở Seoul nhá. Ở lại thì đau lòng vì tiếc và thèm khát cái vụ đi này...
So với hồi trước covid, chỉ 10 củ là bay sang Hàn chơi tĩ tã, ăn ngập mồm 4 ngày 3 đêm, chắc chắn không ai có thể hiểu nổi vào thủa 1994, sinh viên năm 3 Đại học Tổng hợp đứng trước lựa chọn, bỏ cuốn hộ chiếu có thị thực xuất nhập cảnh kia đi, hay là bất chấp, cứ bay sang nó khó khăn, vật vã như nào.
Đi Hàn, khi đấy không phải 1 trời mơ ước vì thật sự, đến hai ông Bố còn chả biết Hàn Quốc nó ngang dọc ra sao, nói gì đến 2 đứa nhãi ranh này.
Chỉ là không nói ra thì thôi...Tự nhiên bảo cho đi...Xong lại không cho đi, thấy nó cứ bừng bực và tiếc.. Đau lòng lắm.
Cả tuần vẫn điện qua điện lại như thế... Dù tôi không coi trọng bọn nam sinh, nhưng phải công nhận, những lúc chốt hạ, vẫn phải do thằng đàn ông nó quyết
Nhà thằng Hưng chắc chắn bàn bạc kỹ, rồi Bố nó gọi lại cho Bố tôi...
Chốt hạ, cho hai đứa lên đường.
Hành trang đi Hàn Quốc của chúng tôi hồi ấy, ngoài quần áo rất vớ vỉn, vì thày Song trước đó dặn đi dặn lại là sang Hàn không ai mặc quần jean. Sinh viên ăn mặc đơn giản, nghiêm chỉnh, không đeo kính đen còn có thêm cả màn tuyn và mấy cục cơm nắm, ít muối vừng Bố tôi chuẩn bị.
Nghĩ đến cảnh hai đứa ngậm ngùi vác theo màn tuyn và cơm nắm, chảy nước mắt thật í chả đùa.
Vì khát khao phải bay sang Seoul bằng được, thằng Hưng nói chắc như đinh đóng cột, là chấp nhận mắc màn ngủ ở sân bay và ăn cơm nắm để đợi người ra đón.
Tôi theo nó.. Phải theo nó..vì không thể hèn hạ bỏ cuộc, phí công sức mình học nỗ lực, cộng thêm Bố mình quá vất vả để có thể lo hết thủ tục cho mình.
Ngày 10.8.1994 ( ngày là do hôm qua hỏi lại thằng Hưng mới nhớ cụ thể chứ tôi chỉ nhớ tháng 8 thôi ), từ sáng tinh mơ, người yêu chở tôi trên chiếc xe cúp 81 và thêm 2 thằng bạn của nam chính chở 1 valy + đi tiễn tôi ra Sân bay Nội Bài, đáp chuyến bay từ Nội Bài sang Hồng Công..
Thái độ của nam chính..Đương nhiên, cũng không thấy vui lắm khi tôi 1 thân 1 mình lao sang Hàn như thế.
Vì đã bay Sài Gòn mấy lần rồi, lên máy bay là chuyện nhỏ.
Ôi giồi, nhưng khổ, chuyến bay của Cathay Pacific qua Hồng Công thì vì bồi hồi, bấn loạn, nên là phải đi wc lúc máy bay đã ổn định
Mấy lần đi Sài Gòn, chưa giải quyết nỗi buồn trên máy bay. Lần này, vào trong wc, thấy cái chốt ngang, kéo phát đèn bật sáng.
Èo, nhưng ngu, lúc muốn ra lại cứ chỉ biết kéo cái chốt cửa chứ không biết hành động phải kéo cửa vào trong thì mới có thể bước ra ngoài.
Đã sợ mất mật vì tiếng giật nước cái ùmmmm ở máy bay, giờ còn không thể ra nổi bên ngoài, tôi sợ gần mếu..
May quá, đang loay hoay nghĩ cách gọi ứng cứu, thì có người khác cần vào wc. Họ ẩn cửa nên tôi vô tình được giải thoát ra ngoài. Thở phào, nhưng vẫn vô cùng sợ hãi.
Thật sự, tôi vẫn chưa biết làm sao để có thể mở cái cửa wc trên máy bay vì sĩ diện, cũng không biết tả như nào để hỏi Tiếp viên cơ í
Năm 94, chưa có đường bay thẳng Hà Nội – Seoul nên phải quá cảnh ở Hồng Công.
Đi từ Hà Nội tinh mơ mờ tỉ, sang đến Hồng Công là tầm trưa chiều gì đó xong vật vờ ở sân bay Hồng Công đợi nối chuyến bay Seoul.
Bữa ăn ban đầu từ Hà Nội qua Hồng Công cũng ngon, đơn giản nên hai đứa chén không cần lăn tăn lắm.
Thắt dây an toàn thì loay hoay xong cũng giúp nhau cài được, không đến nỗi ngu lắm hiii
Hạ cánh Hồng Công, 1 Thế giới choáng ngợp hiện ra trước mắt.
Tôi không biết tiếng Anh, nên tin tưởng thằng Hưng vô cùng. Chí ít nó bảo nó biết đọc hết các loại biển báo ở Sân bay, hiểu được, yên tâm để có thể tìm máy bay nối chuyến.
Vali gửi theo hành lý ký gửi.. Màn tuyn và cơm nắm muối vừng thì chia ra, tôi xách đồ ăn, thằng Hưng xách màn. Cái túi đựng đồ xách tay nó thật tàn bạo, đi lại ở sân bay Hồng Công nó lại đứt phựt, đồ bên trong rơi ra...
Khổ tâm vcd, hai đứa lao đi sốp ping ở sân bay Hồng Công. Choáng hết cả là ngợp, èo ôi, toàn thứ đẹp... Gấu bông, vòng nhẫn, thắt lưng..cơ man đủ thứ khiến nghĩ mình đang ở Thế giới mua sắm bố của thần tiên
Mới ra nước ngoài, biết gì giá trị tiền đô đâu mà biết đắt hay rẻ
Mua linh tinh này nọ, thi thoảng lại động viên nhau vì dù gì cũng đang ở Hồng Công rồi..
Đang lượn ngắm đồ, đeo túi cơm nắm muối vừng với quà tặng này kia kiểu mỹ nghệ gì gì nặng lòi mắt, tự nhiên thằng Hưng hét lên hốt hoảng, Ngân ơi, muộn giờ lên máy bay rồi..
Ôi, ngơ ngác, cái gì, hả hả ? Tại sao...Nó kéo tôi chạy..
Chạy như điên, không hiểu chạy đi đâu chỉ biết là chạy theo 1 nhóm người cầm cái thẻ lên máy bay màu như bọn tôi đang cầm..
Chạy không kịp thở.. Hóa ra, thằng Hưng nó nghe thấy người nói tiếng Việt..
Giời ạ, ở Sân bay Hồng Công có hẳn Nhân viên nói tiếng Việt Nam luôn... Họ hướng dẫn, gọi những ai nối chuyến đi Seoul nhanh nhanh ra cửa, lên tàu...
Tôi với thằng Hưng ngơ ngác, sao lại thế nhỉ ? Hay là nhầm máy bay ? Sao mà sớm thế được.. Ở nhà tính là cần vật vờ ở Hồng Công mấy tiếng cơ mà ?
Tôi gần như chết rúm ró vì sợ bị nhầm chuyến bay, giờ không về lại Việt Nam được, cũng không biết tìm máy bay nào sang Hàn Quốc.
Thằng Hưng tuy hay bị tôi quát này kia, nhưng đấy, lại phải nói, lúc cần, nó cũng oách phết. Nó phi ra hỏi, thì được biết do bọn tôi không chỉnh lại đồng hồ.. Hai đứa ngố vẫn canh và nhìn giờ theo giờ ở Việt Nam mà không hề biết, Hồng Công sớm hơn giờ Việt Nam 1 tiếng...
Hú vía, phi được lên máy bay.. Hỏi thằng Hưng, mày ra hỏi họ như nào.. Nó tự tin gật gù, thú nhận, nó hỏi người ta bằng tiếng Việt
Eck...thế mà cứ tin tưởng vốn tiếng Anh giỏi giang gì của nó.. Không có đám khách người Việt í ới gọi nhau, chắc hai đứa lỡ chuyến bay rồi heeeee
Chuyến bay từ Hồng Công sang Seoul máy bay to cực, của hãng Asiana... Èo ôi, loại tàu gì mà 4 nhà wc lại ở tịn cuối máy bay cơ, kiểu vòm vòm xếp hàng ngang.
Lần này, không thể sĩ diện được, vì bay lâu lắm, nên 1 lần đi wc trên máy bay, tôi phải năn nỉ thằng Hưng rời khỏi chỗ, đi cùng để đứng ngoài, tao gọi thì mày ẩn cửa cho tao ra nhá
Tôi và thằng Hưng ngồi cạnh 1 chú..Chú này cũng đi Seoul lần đầu thôi nên chả giúp được bọn tôi thông tin gì hết.
Đồ ăn trên máy bay ngon cực...Nhưng nhiều thứ lặt vặt kiểu viên bơ, hộp nhỏ đựng nước sốt salat, sữa để uống cafe.
Thằng Hưng thì thào, mình ăn sao để không bị quê nhé..Tôi gật ! Nhưng lắm thứ quá, cả dao dĩa thìa, khăn ăn..từ bánh mỳ, thịt, cơm..nói chung không biết chén như nào cho khỏi quê nữa...
Thằng Hưng tỏ vẻ hiểu biết, liếc trộm xung quanh xong nó xui tôi rưới các loại sốt có thể lên tất cả khay thức ăn...
Nhưng món cơm trộn các sốt đấy, chưa oách bằng món sữa cafe – nhìn như viên sô cô la bé màu nâu sẫm..Rõ mình thấy là nhựa, mà thằng ôn Hưng lại bảo cái này là kẹo, ngon lắm xong nó đưa lên mồm cắn haaaaaaaaa
Mấy tiếng trên máy bay, đứa nào dám ngủ đâu ? Còn đang mải ngắm cái máy bay, ngắm người, ngắm Tiếp viên hàng không đi đi lại lại...
Tôi sợ, không dám đi wc nữa vì không thể bắt thằng Hưng đi cùng
Tiếng loa thông báo gì đó.. Tiếng Anh ì xèo, tiếng Hàn Quốc nói nhanh như hát.. Coi như điếc...Chỉ biết, sắp hạ cánh đấy do nghe tiếng hành khách cùng chuyến nói chứ có nghe được tiếng tây đâu
Mấy pha trồi lên hạ xuống, nhìn phía ngoài, cả 1 trời ánh sáng rực rỡ....
Ù..uôi..... đúng là như trong phim Tây....ánh sáng lộng lẫy và rộng lớn vô cùng...
Máy bay từ từ đáp xuống đường băng..Sân bay Kimpo...Seoul chào đón quý khách...trong khung cảnh vô cùng hoành tráng.
Tôi..19 tuổi, cao mét 57 nặng 38kg..thằng Hưng..20 tuổi, cao chắc cũng tầm í và nặng 40kg là cùng... líu ríu theo dòng người, đi cùng cái chú ngồi cạnh ở máy bay để chờ lấy đủ hành lí, nhập cảnh 1 cách an toàn, trót lọt
.
Nhân viên sân bay Kimpo lịch sự, mỉm cười với chúng tôi...vì hai đứa biết chào Ăn nhiêng ha xây ô hii
Hai đứa bước ra ngoài, không thấy thày Song, cũng không có 1 người nào giơ biển tên mình đợi đón...
Hàn Quốc 9h tối...Sân bay Kimpo đẹp cực, sáng choang như khung cảnh trong phim sang trọng.
Tốp lính an ninh sân bay mặc quân phục dây rợ xích xiếc hoành tráng luôn...
Hai đứa nhỏ quê mùa...Thật sự rất quê vì tin thày Song dặn, nên chọn set thời trang sân bay bố của lịch sự luôn
ôm đồ đạc, vali, đứng thẫn thờ nhìn hết người này người nọ vào ra đi vội vã...Cuốn sổ nhỏ, ghi các mẫu câu giới thiệu bản thân, trình bày vì sao chúng em sang đây cầm chặt trong tay.
Không ai cả...nhất định không 1 ai cả...Sân bay muộn lắm rồi...
Đã hơn 10h tối...hai đứa chưa dám khóc, vẫn nhìn nhau, đứng yên chưa biết phải làm gì vì không có tiền Hàn Quốc, không biết gọi điện công cộng thế nào...
Ngày mưa gió, nhớ những ngày thu đẹp đẽ năm xưa, biết ơn ông Thông bố thằng Hưng ( thân mật bọn tôi vẫn gọi Bố của nhau là Ông ) và Đại ca Bình nhà tôi vô cùng.
Thật sự, nếu hai đứa không có 2 người cha vĩ đại, hiểu biết, bình tĩnh, tự tin,quan hệ rộng thế, chắc chắn thất bại trong việc làm kịp Giấy tờ và cũng không thể dám thả con đi nước ngoài, xác định cho mắc màn ở sân bay chờ người tới đón...
Đặc biệt, bố thằng Hưng làm ở Thông tấn xã, nên hồi ý coi như thằng Hưng tin có chỗ chống lưng, là 2 chú thường trú ở Seoul...
Gần 22h30, vẫn chưa có ai đón chúng tôi...dù đã xuống máy bay mấy tiếng...
Cám ơn Vũ Duy Hưng nhiều vì công tác lưu trữ, bảo tồn tư liệu quá đỉnh
Vé Hongkong - Seoul
Chiếc túi vải đỏ giá 16 đô tôi mua để nhét cơm nắm muối vừng
Mặt xấu nhưng là hiện trạng 2 đứa nhãi ranh ngất vào khu sốp ping bá đạo ở sân bay Hongkonghttps://www.facebook.com/dangthieungan/posts/10219107454668018
"
"
Ngày 23/9/2021
Học tiếng Hàn được gần 1 năm, căn bản thì giao tiếp cũng ở mức trung bình thôi. Hàng ngày, bọn tôi vẫn học tiếng Hàn kiểu ngoại ngữ tăng cường, không có phim ảnh hay sách báo gì để có thể luyện nghe, luyện nói. Học đúng các nội dung trong sách.
Ngữ pháp thì tự luận ra mà hiểu, mỗi đứa tự ghi chép theo cách suy diễn và trình hiểu biết của mình.
Sách dầy hự nhà thày Song đầy ra, nhưng bố ai mà đọc được hiiii. Tôi thi thoảng mượn ít truyện tranh của con Thày về đọc. Chủ yếu đọc to lên để tự nói cho trôi chảy, chứ cũng không chăm đến mức ngâm cứu mẫu câu.
Mấy loại truyện tranh, thì cũng làm gì có mẫu câu tử tế. Toàn nói kiểu văn củ chuối, giật cục mà học ở lớp, thì Thày chỉ nhấn mạnh kiểu văn phong kính ngữ nên gần như trong 2 năm học chuyên ngành, thứ tài liệu gắn bó nhất của tất cả chỉ là mấy tập Sách giáo khoa foto rồi đóng bìa hoa hoét xanh, đỏ truyền thống
Năm 1,2, Văn K36 có chuyến đi tham quan ở Ao Vua, Tây Thiên, chuẩn trào lưu Sinh viên, học sinh những năm đầu 90.
Đến năm 3, lớp Hàn làm quả đi Yên Tử thì vui tưng bừng, náo nhiệt. Còn 1 vụ đi Cúc Phương cũng hớn hết cả hở, mà hiện tạm ngu, quên chưa nhớ ra đi hồi năm nào
Nhớ những chuyến đi tham quan với lớp. Người Bố nhân dân của tôi chuyên nắm cơm, rim chả đãi các bạn của con. Tôi thường nhận lo 1 số đồ ăn, xong về nhà, yên tâm Bố sẽ làm cho, mang đi góp cỗ.
Thủa í, giò chả không còn hiếm như hồi những năm 80 nhưng hình như không phải gia đình nào cũng ăn ngập mồm kiểu trẻ con thời bây giờ.. Giò chả, vẫn là món ngon, hấp dẫn.
Lần nào đi tham quan cũng vui, nhưng lần đi Yên Tử hình như vui nhất vì lớp Hàn cũng thân nhau hơn. Đi lại có cả Thày cô người Hàn nên đồ ăn thức uống cũng xông xênh hơn tí.
Đây cũng là chuyến đi bọn tôi cười hô hố, ghi nhận ngầm là có 1 thằng rất hay để ý đến 1 con Hoa khôi của lớp. Tất nhiên, người nam sinh này không bao giờ công nhận, nhưng tôi vẫn nghĩ có quan tâm đến con kia hơn tí tẹo.
À, nhưng mà duyên vòng tròn. Nam sinh ấy nhất mực khẳng định không để tâm đến Hoa khôi ấy..Sau này, thì lại thành nam chính trong 1 giai đoạn của đời tôi
Sinh viên Đại học, nói chung là cũng vênh vang. Học, ăn chơi, lượn lờ suốt ngày. Dù chăm học hơn hồi Đại cương, nhưng thực tế sau giờ đến trường tôi lượn phố, ăn quà tĩ tã với người yêu, hẹn tụ tập cùng mấy thằng bạn K36 xong tối về mới cày như bổ củi.
Nhưng mà, cày gì thì cày, việc cày phim bộ Hongkong cũng không thể trì hoãn hay lơ là được
Các kiểu phim hay của TVB kiểu Bến Thượng Hải, Lộc đỉnh ký.. cày cho bằng hết, không thiếu bộ nào.
Nhà có con bé giúp việc dễ thương. Nhắt 1 cái, là lại phải chạy lên đầu dốc Tam Đa để đổi băng và về dùng cái tua băng bằng nhựa quay điên cuồng.
Nhà tôi xài 1 con màu xanh lá cây huyền thoại, xong đến con màu đỏ xỉn lờ nhờ trong suốt những tháng năm cày băng Video VHS này, từ thủa đầu 90 đến suốt những năm 95-97 với loạt phim Hồ sơ trinh sát, Bằng chứng thép, Thâm cung nội chiến, Đại thời đại, Thần điêu đại hiệp...
Năm thứ 3 Đại học, nói chung đúng kiểu đi học vui như đi đại hội mỗi ngày.
Áp lực không nhiều, dù thày Song, thày Park nói nặng nhẹ, chửi thẳng, chửi mát như hát hay nhưng bọn tôi đều vượt qua, không thấy đứa nào quá bị căng thẳng kiểu như lo thi vượt rào nữa.
Hồi í, tôi và thằng Hưng thường xuyên bị Thày giao cho việc nọ việc kia, lo nội dung bài vở cùng Thày, gặp người này người khác..
Có người là đàn anh của Thày, có người là đàn em của Thày. Rồi còn cả cháu của vợ Thày sang, bọn tôi cũng được điều động đến học thêm về giao tiếp.
Suốt 2 năm học, thằng Hưng thể hiện sự nghiêm túc tốt hơn tôi rất nhiều.
Vì thế, Thày tin tưởng thằng Hưng hơn. Tôi thì vẫn thế, y như hồi cấp 3, là cũng bị lườm nguýt vì có bạn trai.
Đi học hay đến nhà Thày làm việc vặt giúp Thày, thì khi mở cổng cho bọn tôi về, Thày thấy ngay quả xe ôm chờ đón tôi nên nếu hôm nào hơi mất tập trung, hoặc Thày hỏi mà giải thích không chuẩn thì đảm bảo lại “ Em Ngân à..Việc của em là phải chăm chỉ học nhé. Em có người yêu thế thì học làm sao được “.
Hồi này, chưa có phong trào Sinh viên đi dịch đánh quả. Các doanh nghiệp vẫn trọng dụng những Cô, chú học ở Bắc Hàn về vì 1 là chưa biết đến thế hệ Sinh viên khóa 1 này.. 2 là, chưa có gì chứng minh lũ nhóc con này đủ trình để dịch dọt.
Mà thật sự, sau khi ra trường tầm 5 năm, đi làm cọ sát trày vảy thì nói ngắn cho vuông, là trình của các cháu vẫn xách dép cho các đại Trưởng lão.
Kể cả bây giờ, khắp trong Nam ngoài Bắc, đếm xông xênh chắc được gần tầm chục anh tài sáng giá chứ lũ còn lại, cũng chỉ đông về số lượng.
Xét trình độ, 1 lũ vỗ ngực khoe giỏi thì cũng xách dép cho số Cực phẩm học ở Bình Nhưỡng từ đời ơ kỉa ơ kìa. Nghe ông này bà nọ, cũng là ảo tưởng sức mạnh chứ xét về giỏi dốt, nhiều đứa dốt lòi cũng vẫn nghĩ mình rất giỏi
Tôi được cái tinh tướng, nhưng cũng biết thân biết phận
Lấy chồng hơn 20 năm, nhưng cũng chưa bao giờ hoành tráng, tự tin dám nói tiếng Hàn thoải mái trước mặt anh đồ
Muốn chém gió với nhà chồng, thì đồ tấm yên tâm bị điều đi chỗ khác.. heeee
Tiếng Hàn khó lắm..10 năm nói tiếng Anh thì là đỉnh chứ 10 năm biết tiếng Hàn chưa chắc đã đỉnh như nhiều người vẫn tưởng.
Nói vớ vỉn linh tinh thì được còn ở tầm cao, mà nói vẫn linh tinh kiểu người nước ngoài nói tiếng nước ngoài thì là không chấp nhé.
Năm thứ 3 kết thúc trong vẻ vang, vì điểm thi các môn đều tốt.
Sang kỳ học chuyên ngành, thì quán triệt hơn nữa tinh thần, đã giỏi thì không xinh, đã xinh thì không giỏi nên ngậm ngùi học thi tử tế. Ơn giời, bước qua lời nguyền, không còn mỗi kỳ thi lại 1 môn dở hơi như hai năm học trước
Người yêu lúc này vẫn sáng giá thế. Quan viên hai họ cũng mừng vui vì thấy mâu thuẫn không liên tục xảy ra. Người nhà này đi chơi tá lả họ hàng nhà người kia.. Nói chung, giống như 1 bộ phim hay, đương nhiên mang ra rạp chiếu, chả có gì cản trở.
Học chuyên ngành bận rộn, việc tụ tập, sang trường Sư phạm chơi với bọn lớp Văn cũng giảm đi nhiều. Từ khi lên năm 3, lúc chuyển sang ngành Hàn, tôi cũng thuyết phục con Hà kinh lắm, để dụ dỗ nó sang học cùng.
Tất nhiên, nó tinh thần bất khuất, nhất định không nghe xúi giục, cứ trụ ở ngành Văn...
Team hậu cung ra Hà Nội tổng 3 thằng. Minh phở học khoa Kinh tế Tổng hợp, Trung móm học khoa Sử. Thi thoảng vẫn gặp nhau chứ không gặp thường xuyên như hồi ở Thanh Hóa được. Tình bạn, đương nhiên vẫn vô cùng tốt đẹp.
Thời này, gần như chẳng biết thông tin về bọn bạn 8891 nữa. Chắc tất cả đều chúi mũi vào học, lo lắng cho tương lai hoặc bận yêu đương sấp mặt
Tôi tịnh không biết 1 tẹo nào về cuộc sống của nhân vật Cờ rút đời đầu.. Mọi ký ức đẹp thủa học trò, vẫn lung linh 1 màu lấp lánh giữ nguyên trong góc sâu thẳm, chả động chạm đến ai.
Tất nhiên, cũng không ảnh hưởng đến chính niềm vui, sự ổn định mà mình đang có.
Học ngành Hàn Quốc, đến nhà thày Song được ăn nhiều món ngon hơn, nghe giáo dục nhiều hơn nhưng cũng không có ước mơ tương lai gì cụ thể.
Trước khi thi học kỳ 2 năm 3, thày Song thông báo 1 tin động trời..
Nói thật, nghe xong mà tim đập, chân run, nghĩ mình đang mơ.. Tôi và thằng Hưng còn hỏi nhau mấy lần, này, hay Thày diễn đạt tiếng Việt bị nhầm nhở, làm gì có chuyện đó...
Tin choáng váng...Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, cho 3 suất đi nghỉ hè, học hỏi nâng cao ở Hàn Quốc trong 1 tháng.
Chiếu điểm từ trên xuống dưới, Hưng, Thiếu Ngân, Lâm có tên trong Danh sách được chọn để đi Hàn vào mùa hè 1994.
Thật sự, người như bay lượn, oánh võng để có thể về được đến nhà...Thày nói sơ bộ thế, là các em chuẩn bị nhá...Lập tức, cả list việc cần chuẩn bị được đưa ra sau câu nói tưởng như quá đơn giản của Thày.. “ Các em có hộ chiếu chưa “?
Để có thể hạ cánh xuống sân bay Kimpo vào 1 đêm mùa hè năm 1994, tôi và thằng Hưng trải qua muôn trùng vất vả, vật vã...Chuyện này, tà tà hôm sau kể tiếp...
Một ngày Hà Nội báo sẽ ảnh hưởng cơn bão số 6, nghĩ về ngày đi làm Hướng dẫn viên du lịch rất đặc biệt. Những tối muộn 2 đứa, sau này thêm thằng Tuấn Anh là 3 đứa ngồi soi tài liệu giúp Thày, thấy biết ơn cơ hội sai vặt mà thày Song luôn dành cho chúng tôi thủa ấy... Thày tạo cho tôi tinh thần trách nhiệm cao hơn.. Đấy là, nói được thì phải làm được...” Em đừng nói dối..Đừng nói lung tung nhá “...
Ảnh chuyến đi "ăn thực tế tại nhà thày Song " và chuyến đi Yên Tử.
Khiếp, từ thủa nào thì tôi cũng vòng nhẫn, bông tai màu sắc choé luôn nhờ
Chuyến đi Yên Tử cùng vợ chồng thày Song, thày Park béo.
Áo vàng là nàng công túa Ăn chùa ở nhà Thày heeee
Tôi hồi học kỳ 2 năm 3
Đi Yên Tử
Heee thằng bạn khỉ khô
Lũ cà tẩm ăn như phá đảo ở nhà Thày. Vợ thày tổ chức tiệc buffet cho bọn học sinh đến ăn
Đang xếp hàng đợi ăn.. Còn nghe hướng dẫn cách ăn.https://www.facebook.com/dangthieungan/posts/10219099829597396
"
"
Ngày 12/9/2021
Tôi khó ở, nhưng đương nhiên vượt qua kỳ thi chuyển Giai đoạn mà không phải ăn mứt cầu may
Vì đã có 2 năm học tiếng Pháp, nên tôi ngấp nghé chọn ngành Văn để học sâu về Văn học Pháp. Vẫn là tưởng tượng giồi ôi tóc dài ngang lưng này, kẻ mắt đen sì sành điệu này, nói tiếng Pháp như gió này, chậc chậc...Xong thì...viễn cảnh học tiếng Pháp tuột xích dù đã lên Trung tâm to tướng tịn trường cấp 2 Trưng Vương ở Lý Thường Kiệt để đăng ký, nộp tiền
Giấc mộng tốt nghiệp Đại học kèm tốt nghiệp bằng Ngoại ngữ tan tành mây khói
Có kết quả thi Giai đoạn, vênh vang lắm. Ngon rồi, lại tiếp tục đi ăn đi chơi..Yêu đương thì là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa, không xáo trộn. Đưa đón, đón đưa vẫn tưng bừng...
Mùa hè, nhóm Cửu huynh đệ gần như không gặp nhau. Tôi cũng hở tí thời gian nào, là tót về Thanh Hóa chứ cũng không ở Hà Nội mấy.
Suốt 2 năm đầu tiên, địa điểm tổ buôn, tổ nhậu là nhà 1 thằng ở tít trong ngõ Thái Hà. Hồi í đi vào từ đường Tây Sơn vào lắt léo cực chứ phố Thái Hà đã to đẹp như giờ đâu. Địa điểm thứ 2, là nhà thằng khác trong khu Tập thể Giáo viên trường Tổng hợp quy tụ đông vui nhộn nhịp tịn Cây đa nhà bò.
Hồi này, đã bắt đầu có món Đậu rán sẵn bán ở hàng đậu phụ rồi. Hồi xưa là không có sự tiện lợi này đâu nha
Bọn tôi thường xuyên hạ cánh 2 nơi này, để ăn nhậu, buôn dưa lê. Bọn con giai đánh bài còn tôi ngồi ăn ô mai, bò khô hóng chúng nó chứ tôi không biết chơi.
Thời này, nhà bọn nó vẫn đi wc chung ở khu tập thể. Gớm, được cái thân nhau.. Đến nhà nhau chơi mà cứ nửa tiếng, 1 tiếng là lại gào lên bắt 1 thằng nào phải đứng lên để đưa ra khu đi wc chứ không dám đi 1 mình
Đầy hôm tụi nó mải đánh tá lả, mình giục ầm ĩ mà vẫn đùn đẩy nhau, không thằng nào chịu đứng lên.. Nhưng chốt hạ, thì tôi vẫn được bọn nó chiều. Lại chả chiều, cả mấy thằng mà có 1 một con hiện diện..Ơ nhưng thi thoảng có thằng khoa khác, củ chuối hơn, nó cũng hay đai mồm ra kiểu không ưa sự xuất hiện của tôi nhưng kệ nó.. Nó kiểu khách mời chứ tôi thuộc nhóm chính cơ mà..Ờ...Tao cứ thế đấy !
Chuẩn bị thi Giai đoạn, nhóm anh em cũng bàn tán, ủ mưu, phân tích ghê phết.
Thế nào mà đùng 1 cái, cũng không biết thông tin nhận từ đâu trước, nhưng tôi được biết năm nay khoa Văn sẽ mở 2 chuyên ngành mới, là Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc/ Nhật Bản, bên cạnh những chuyên ngành cũ.
Mục tiêu mở 2 ngành mới, theo các Thày là thêm cơ hội xin việc khi ra trường cho Sinh viên khoa Văn. Từ trước đến giờ, học Văn Tổng hợp ra mặc nhiên chỉ làm Nhà văn, Nhà báo, vào Truyền hình hay vào các Viện ngâm cứu.
Thủa ý, Phân viện Báo chí tuyên truyền hay Trường viết văn Nguyễn Du đều quy mô hẹp hơn, không oách như Tổng hợp nên dân Tổng hợp ra làm cả Văn lẫn Báo tưng bừng.
Ngành Nhật vẻ như bọn đăng ký đông hơn. Ngành Hàn, tịnh là chả có ma nào thì phải.
Năm 1993, thực tế người Việt Nam còn chả biết đến cái tên Hàn Quốc. Tháng 12.1992 hai nước Việt – Hàn mới chính thức ký quan hệ Ngoại giao thì loại Sinh viên Văn khoa như bọn tôi, tháng 8,9 năm 1993 để tâm quái gì Hàn Quốc là nước như nào.
Ơ, nói Hàn Quốc không biết nhưng nói Nam Triều Tiên thì biết nhá
Tin hành lang, Khoa vận động để đăng ký, mà chỉ có 4 đứa đăng ký vào ngành Hàn thôi. Tôi lại lỡ đăng ký ngành Văn mất rồi vì vốn đi học tôi không quan tâm đến Văn phòng Khoa, chả bao giờ để ý thông tin nọ kia nên có ngành mới còn chả biết
... Chậc chậc...làm sao được nhở ?
Việc học, lại tâm hự với Đại tỷ..Người mẹ vĩ đại của tôi cân nhắc, rồi nghĩ hay thôi cứ học ngành Văn, ra trường còn về các Báo hay cơ quan Bộ mà Bố mẹ quen chứ học cái ngành mới, không ai biết thì biết tốt hay không ?
Mơ ước từ trước khi vào Tổng hợp Văn, là đi làm Nhà báo. Sau đấy, thì mở mang thêm, bắt đầu nghĩ đến Trung tâm Báo chí Bộ ngoại giao hoặc Trung tâm Hợp tác báo chí truyền thông Bộ Văn hóa nên việc hấp háy cái ngành Hàn Quốc, nghe chừng Bố mẹ không hảo lắm.
Lăn tăn phết, âm ỉ việc ơ áo Nam Triều Tiên đẹp..Giày Nam Triều Tiên tuyệt đỉnh luôn.. Hội ý ở Tổ, tổ này là tổ mấy thằng con K36 chơi với nhau í, rủ rê nhau thôi học ngành mới cho vui đi chúng mày..
Và thế là, nói lại với Mẹ.. Mẹ cũng hóng tin nọ kia ở đâu đó rồi chốt hạ.. Mẹ đưa xuống nhà Thày Long – lúc ý là Chủ nhiệm Khoa hay Phó chủ nhiệm quên rồi để trình bày, xin cho được chuyển từ ngành Văn sang ngành Hàn.
Chả nhớ ai giới thiệu, rồi Mẹ hùng dũng đi cùng để xin Thày cho cháu được chuyển sang ngành học mới.
Ồi giồi, tốt quá, ngành đang chiêu mộ các em vào học Chị ạ... Hụ hụ..Điểm của Ngân cũng tốt, em chuyển sang học ngành mới cũng nhiều cơ hội hơn...Mừng quá, Thày hiền, tốt bụng và là một trong những Thày giáo đáng kính tôi hâm mộ, trân trọng suốt mấy chục năm qua có khác.. Thày nói nghe yên tâm và hớn hở luôn
Rồi, xong nhá...Đặng Thiếu Ngân, đứng thứ 5 danh sách Sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc của khoa Văn khóa K36 – khóa đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đào tạo chính quy về nội dung liên quan đến Hàn Quốc.
Thời này, khoa Đông phương còn chưa ra đời nên cũng chả gọi được bọn tôi là tiền thân của Sinh viên khoa Đông phương cơ..
Gọi là “cây đa cây đề” ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam may ra còn gần tẹo vì không kể các Đại tiền bối học ở Bắc Hàn về, thì ngồi trên K36 Văn Tổng hợp là không có khóa nào học cái gì dính đến Đại Hàn Dân Quốc nhá
Oai nhề hiiii
Rì rầm, xì xào, tin qua tin lại... Ngày đi học đến rồii anh em êiiiiiiii. Sinh viên năm 3, lên chuyên ngành, ù uôi oai vãi chưởng
Tíu tít vui vô cùng. Nếu nhớ không nhầm, cả lũ K36 lượn lờ ở Văn phòng khoa Văn để rà soát tên Sinh viên các chuyên ngành : Văn, Ngôn ngữ, Hán nôm, Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc. Tổng 5 ngành.
Nhóm Cửu huynh đệ chia quân về các ngành theo lựa chọn của từng đứa.
Lớp Hàn, bọn tôi gọi tắt như thế từ đầu đến cuối, chả hiểu sao từ tôi mới là 5, mà gần 1 tháng sau đi học, lớp đã có tịn 15 mống rồi..K36 chính quy có : Hưng, Ngân lớn – là tôi, Ngân bé, Lâm, Vân lớn, Vân bé, Thọ Anh, Hảo, Tuấn Anh, Dũng, Thắng + K36B, bây giờ lên chuyên ngành mới học chung với tôi có Liên, Thảo, Lan, Thái.
Ngày đầu vào lớp chuyên ngành... tất cả lần đầu tiên trong đời gặp 1 người Nam Triều Tiên – thày Song Jung Nam. Chưa kịp nhận xét gì, chưa nghĩ gì, khi Thày cất tiếng chào bằng tiếng Hàn Quốc, đồng loạt, chắc 12/15 đứa cười phì ra hoặc cười í nhị..
Một thứ tiếng quái lạ...Nghe như cắn nhau í chúng mày ạ haaaaaaa
Chuyện học năm 3, hôm sau kể tiếp
Học được 1 chập ngắn, thì chính thức có Lễ khai giảng đàng hoàng. Chữ cắt dán kia, là đương kim người yêu cắt cho.. Nghề gia truyền nên chả biết chữ Hàn, tự kẻ vẽ theo mẫu rồi dùng dao trổ gì gì chế ra chuẩn đẹp phết Lớp Hàn của tôi
Đây là hôm khai giảng ngành Nhật, anh em K36 đi ủng hộ
Vinh dự và trách nhiệm giao cho tôi lên tặng hoa Cụ này - là người quyết định xuống tiền tài trợ cho lớp Hàn chúng tôi đấy
https://www.facebook.com/dangthieungan/posts/10219054900714202
"
..
Bạn Van Ngo nói về bằng cấp ở Nga không chuẩn. Phó tiến sĩ ở Nga là phải bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ trước Hội đồng chấm. Sau học vị PTS, người nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ. Làm luận án PTS thì có Người hướng dẫn khoa học. Còn làm Luận án TS thì chỉ có GS.TS. làm cố vấn. Bảo vệ luận án TS thành công sẽ được công nhận học vị Tiến sĩ. Việt Nam công nhận học vị TS cho Phó tiến sĩ đào tạo ở Nga. Và công nhận TS khoa học cho những ai bảo vệ thành công Luận án TS ở Nga.
Trả lờiXóaBài này Van Ngo viết sai hoàn toàn. Tôi cho rằng học vị Kandidat nauk và Doctor nauk là hai cấp học vị của Liên Xô, không có chữ tương đương của tiếng Việt. Khi làm Từ điển Nga-Việt, ông Nguyễn Năng An thấy chữ "Doctor" thì biết ngay đó là "TIẾN SỸ" nên khi gặp chữ Kandidat nauk thì không biết nó là gì, nhưng biết rõ là nó thaas hơn Doctor nauk nên bịa ta từ "PHÓ TIẾN SỸ". Cái sự liều lĩnh này gây ra hậu quả khôn lường vì ngay trước 1998 (là khi ban hành luật giáo dục mới) thì bằng cấp của Việt Nam vẫn ghi "PHÓ TIẾN SỸ" là "Ph.D." (tiến sỹ). Khi thi hành luật Giáo dục 1998 liền đẻ ra cái chuyện khôi hài là kandidat nauk gọi là TIẾN SỸ, còn Doctor nauk thì lại gọi là TIẾN SỸ KHOA HỌC???!!!!
Trả lờiXóaVâng, đúng như phản hồi của thầy giáo Vũ Nho và bác "Nặc danh", về hệ thống học vị của Liên Xô cũ, bác Van Ngo chưa nắm rõ. Có thể bác Van Ngo chỉ hiểu hệ thống học vị của Tây Âu và Mĩ mà thôi.
Trả lờiXóaĐây là một vấn đề thuộc về lịch sử của giáo dục Việt Nam, nên nhiều người trẻ tuổi hiện nay không nắm được thực chất.
Cháu cũng vốn là dân học tiếng Nga, nên hiểu được "kandidat" trong "kandidat nauk" có nghĩa là "dự bị" hay "chờ", "chuẩn bị", "hậu bổ". Còn "nauk" có nghĩa là "khoa học".
Bởi vậy, " kandidat nauk", nếu dịch nghĩa đen là "dự bị học thuật/dự bị khoa học". Nhưng bên ta, như diễn giải ở trên, đem chuyển cái "dự bị khoa học" ấy thành ra "Phó Tiến Sĩ". Thực chất là vậy.
Không chỉ "Phó Tiến Sĩ" học ở Nga và các nước Đông Âu được tự động đổi thành "Tiến Sĩ". Mà ngay cả những vị làm "Phó Tiến Sĩ" trong nước (tại Việt Nam) thời đó cũng được hưởng lợi, tức cũng tự động thành "Tiến Sĩ". Bởi vậy, hiện có nhiều vị ghi là "Tiến Sĩ" nhưng thực chất chỉ là "Phó Tiến Sĩ" học trong nước. Nếu các vị ấy cẩn thận cho một cái mở ngoặc rằng "vốn là Phó Tiến Sĩ" thì dễ hiểu hơn. Nhưng ít người làm thế, mà thường ghi luôn "Tiến Sĩ".
Đại khái, các học vị của nước mình mang dấu ấn thời đại. Nhưng việc tự động cho "Phó Tiến Sĩ" (thực chất là "dự bị khoa học") học ở Đông Âu và "Phó Tiến Sĩ" học trong nước thành hết "Tiến Sĩ" là một điều kì cục. Việc tự động chuyển đổi này mang đến kết quả là góp phần làm rối hệ thống bằng cấp của Việt Nam, người trẻ tuổi hiện nay không làm sao hiểu được.
Nói đi đã vậy, cũng phải nói lại cho rõ. Liên xô có học vị kandidat và Doctor như bạn Giao đã giải thích thêm. Nhưng tôi biết cũng nghiên cứu sinh Việt Nam, cùng đi thi 1 năm, cùng đi học 4 năm, nhưng qua Liên xô thì thành kandidat "Phó Tiến sĩ", nhưng qua Đức thì thành Doctor (Tiến sĩ. Trình độ chuyên môn tương đương. Vì thế nên có chuyện PTS thành TS và TS thành TS Khoa học. Còn nhớ cả học hàm cũng gặp "lúng túng". Ban đầu chia ra GS1 và GS2. Nhưng Việt Nam thì Một lại là Nhất, lại oách hơn 2! Thành ra GS1 nghe oai hơn, cao hơn GS2. Vì thế mới đẻ ra học hàm GS1 = Phó Giáo Sư, còn GS2 = GS!
Trả lờiXóaThầy Vũ Nho sử dụng từ "lúng túng" rất hay ạ !
XóaĐúng là có lúc là "Giáo sư I" và "Giáo sư II", rồi sau này đổi đi, thể hiện một sự lúng túng.
Về học vị phó tiến sỹ/tiến sỹ xin xem thêm bài "Một đêm thành tiến sỹ trên trang Của Nhà văn Trần Nhương thei link Một đêm thành tiến sỹ
Trả lờiXóahttp://trannhuong.net/tin-tuc.../mot-dem-thanh-tien-sy.vhtm
Theo chỉ dẫn của bác, là bài ở địa chỉ sau: http://trannhuong.net/tin-tuc-16467/mot-dem-thanh-tien-sy.vhtm
XóaToàn văn bài đó như sau:
"
Một đêm thành tiến sỹ
Hoài MinhChủ nhật ngày 22 tháng 9 năm 2013 6:28 PM
Tôi không muốn trở lại vấn đề này phần vì sự việc đã quá lâu rồi, cho dù đâu đó vẫn có người âm ỉ sướng với điệp khúc “một đêm thành tiến sỹ”, phần vì cũng đã đôi lần viết ra rồi (xem ở đây https://www.facebook.com/notes/dzung-nguy%E1%BB%85n/sao-l%E1%BA%A1i-th%E1%BA%BF-n%C3%A0y-c%C6%A1-ch%E1%BB%A9/500357863318756), song nhân chuyện của ông Trần Trương với ông Trần Đình Sử khi tranh luận về sự sang trọng của nghề văn mới đây, tôi thấy vẫn phải lên tiếng về chủ đề này.
1. Học vị tiến sỹ của Việt Nam
Theo Wikiphedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFn_s%C4%A9) thì “Danh xưng "Tiến sĩ" tại Việt Nam chịu ảnh hưởng từ truyền thống Nho học phong kiến, bắt nguồn từ gốc Hán 進士.
Trong giai đoạn phong kiến, tại các cuộc thi Nho học của Việt Nam, học vị tiến sĩ được trao cho những người đỗ tất cả ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình, được ghi danh trong khoa bảng (trừ thời nhà Nguyễn, có thêm học vị Phó bảng không phải là tiến sĩ, nhưng cũng được chấm đỗ ba kỳ thi trên). Thời nhà Trần những người đỗ tiến sĩ được gọi là Thái học sinh.
Thời Hậu Lê, nhà Mạc và nhà Nguyễn, tiến sĩ được dùng để phong cho những người thi đậu trong các kỳ thi Đình và thi Hội tùy theo từng thời. Danh sách các tiến sĩ thời hậu Lê và Mạc được khắc trên các bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long. Vào thời nhà Nguyễn, kinh đô được chuyển vào Phú Xuân - Huế, Văn Miếu Thăng Long không còn là văn miếu quốc gia nữa nên các bia tiến sĩ không còn được dựng tại đây. Nhà Nguyễn bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu Huế từ khoa thi năm 1822. Tổng số các tiến sĩ, phó bảngvà tương đương (trúng tuyển thi Hội) kể từ khoa thi đầu tiên 1075 đến khoa thi cuối cùng 1919 là 2.848 người.[1]
Bắt đầu từ thế kỷ 20, học vị Tiến sĩ của Việt Nam bắt đầu áp dụng chính thức theo hệ thống giáo dục hiện đại của châu Âu. Thời Pháp thuộc, mặc dù nền giáo dục bị giới hạn nhiều bởi tình trạng thuộc địa, lịch sử vẫn ghi nhận một số người bản xứ lấy được học vị Tiến sĩ như Phan Văn Trường, Tiến sĩ Luật đầu tiên của Việt Nam...
Một khoảng thời gian từ 1954-1975 tại miền Bắc Việt Nam và từ 1975-1998 trên cả nước Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục của Liên Xô, tồn tại 2 bậc học vị là Phó tiến sĩ (Кандидат наук) và Tiến sĩ (Доктор наук).
Kể từ thời điểm có hiệu lực của Luật Giáo dục năm 1998, học vị Phó tiến sĩ được đổi thành học vị Tiến sĩ, và các bậc học vị Tiến sĩ cũ theo hệ thống giáo dục Đông Âu và Liên Xô được đổi thành học vị Tiến sĩ khoa học. Ở Việt Nam, học vị Tiến sĩ do trường đại học hoặc viện nghiên cứu thuộc nhà nước có thẩm quyền cấp cho các nghiên cứu sinh chuyên ngành sau khi công nhận luận án của họ. Dù hệ thống Đông Âu và Liên Xô đã tan rã, hiện nay Việt Nam vẫn cấp học vị Tiến sĩ khoa học cho những Tiến sĩ chuyên về nghiên cứu khoa học.”
Vấn đề là ở chỗ việc đổi danh xưng học vị này khi Luật Giáo dục năm 1998 có hiệu lực được làm theo kiểu mờ mờ, tỏ tỏ nên đã tạo ra rất nhiều hiểu lầm và bức xúc không đáng có trong xã hội mà hệ lụy của nó nhiều khi không hề nhỏ chút nào.
"
(tiếp ở dưới, vì dung lượng bình luận bị hạn chế nên không đăng 1 lần được)
(tiếp theo)
Xóa"
2. Lỗi tại tiếng Việt
Cái sự bắt chước trong bất cứ tình huống nào cũng khó đem lại kết quả tốt đẹp một cách toàn diện. Trong trường hợp này cũng vậy. Khi chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Liên xô thì người ta sử dụng danh từ “Phó tiến sỹ” để gọi bậc học vị “Кандидат наук” mà chẳng cần biết nội hàm của nó là gì. Khi Việt Nam trưởng thành, đào tạo trên đại học trong nước được mở rộng, người ta cũng vẫn sử dụng danh xưng học vị “Phó tiến sỹ” để cấp cho những người bảo vệ thành công luận án nghiên cứu sinh. Chắc hẳn những người có học thời đó cũng đã cảm thấy sự bất ổn của việc này nên trong các bằng phó tiến sỹ cấp cho các nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ luận án thành công giai đoạn trước 1998 tại Việt Nam thể hiện một sự tréo ngoe giữa tiếng Việt và tiếng Anh (vốn được dùng trong văn bằng song song với tiếng Việt). Trong phần tiếng Việt tại trang 3 văn bằng ghi “Công nhận học vị PHÓ TIẾN SỸ…”, nhưng ở trang 4 của văn bằng (phần tiếng Anh) lại ghi rõ “Recognition of Degree DOCTOR OF PHILOSOPHY in…” (xem ảnh). Rõ ràng là có sự quá khấp khểnh trong việc gọi tên này. Gọi Doctor of Philosophy là phó tiến sỹ thì có lẽ chỉ có mỗi mình Việt Nam thôi. Và như vậy thì cái việc gọi trở lại các phó tiến sỹ (cũ) là tiến sỹ chỉ là việc sửa sai của cấp quản lý về giáo dục mà thôi. Hay nói rộng hơn là việc các cơ quan quản lý đã phải trả lại tên cho những người đã bị gọi nhầm không hơn, không kém. Tuy nhiên, điều đáng nói là từ bấy đến nay, chẳng ai đứng ra nhận cái lỗi lầm này khiến cho ai cũng cứ u u, minh minh, chẳng biết đằng nào mà rờ cả.
3. Lỗi tại truyền thông
Lâu nay có một số người làm báo rất lạ kỳ. Họ cứ lấy tin, cứ trương lên báo mà không hề tìm hiểu tin đó xuất xứ từ đâu, đúng hay sai khiến cho tin tức càng ngày càng loạn xạ. Người đọc không biết đâu là đúng là sai nữa. Còn nhớ cuối năm 1998, khi mới bắt đầu gọi lại tên của học vị tiến sỹ theo Luật Giáo dục 1998, Báo Lao Động (số ra khoảng giữa tháng 12 âm lịch-lâu ngày tôi không nhớ chính xác) có đăng một bài thơ châm về việc này. Trong đó có câu “Người ta (ý nói các vị được cấp hoặc vị tiến sỹ mới theo Luật Giáo dục 1998) phải học, phải thi/ Còn ông (ý nói các vị đã có bằng phó tiến sỹ) bế bụng ngồi chờ vinh quy”. Đọc thấy bài đó tôi liền viết thư, gọi điện ngay cho Báo đề nghị gỡ bài đó đại ý như sau:"
(tiếp theo và hết):
Xóa"
1. Người viết chưa hề được ngó qua tấm bằng phó tiến sỹ và tiến sỹ của Việt Nam (như tôi đã trình bày ở phần trên) nên viết ẩu, viết loạn lên, chắc là kiếm ít tiến nhuận bút. Và tôi đề nghị người viết phải trưng ra được các bằng chứng về các bằng cấp này. Ngược lại báo phải gỡ bài, phải đính chính cho phù hợp.
2. Người viết cũng chưa hề biết thực hư của chuyện đào tạo và cấp bằng tiến sỹ, phó tiến sỹ ở Việt Nam trong giai đoạn đó như thế nào nhưng cứ viết, cứ gửi báo đăng bài mà không hề xấu hổ. Chính vì vậy, trong thư gửi báo tôi đã đề nghị người viết bài thơ đó rằng “hầu hết các tiến sỹ (mới) của ta đều có thầy là các phó tiến sỹ” nên “ô hay, thầy nó (phó tiến sỹ) lại không bằng nó (tiến sỹ (mới)) hay sao? và “Tôi thách ông từ nay cho đến tết Kỷ Mão (còn khoảng 15-20 ngày nữa-HM) tìm cho tôi một tiến sỹ (mới) mà hội đồng bảo vệ luận án (những người chấm cho họ đạt được tiêu chuẩn là tiến sỹ -HM) của họ không có một người nào là phó tiến sỹ. Nếu hết thời hạn đó ông (bà) không tìm được thì ông (bà) đừng bao giờ cầm bút viết báo nữa”
Chính vì những người làm báo như vậy nên các phương tiện thông tin cứ ầm ầm loan tải thông tin không đúng đắn dẫn đến cái sự sai lầm càng ngày càng lớn. Khủng khiếp đến nỗi ngay bây giờ gõ từ “một đem thanh tiến sỹ” trên thanh tìm kiếm của google thì có 1.640 kết quả chỉ sau 0,35 giây tìm kiếm.
Sẽ chẳng có cháy nhà, chết người xảy ra từ chuyện “một đêm thành tiến sỹ” này, nhưng không thể nói chuyện này vô hại. Việc tranh luận giữa Trần Trương và Trần Đình Sử mới đây là một ví dụ. Cũng đã có người trên danh thiếp của mình phải ghi rõ “Tiến sỹ (từ năm 1997)” để khẳng định mình là phó tiến sỹ, là thầy của những tiến sỹ mới được đào tạo theo Luật Giáo dục 1998,…
Hy vọng rằng từ nay trở đi đừng ai nói “một đêm thành tiến sỹ” nữa!
20/9/2-13
"
"