Năm 2013 là ông Abe. Lúc đó là niên hiệu Bình Thành.
Đang giữ chừng, thì vừa rồi, tháng cuối tháng 8 năm 2020, ông Abe đã bất ngờ từ chức với lí do sức khỏe (không đủ sức khỏe thì xin miễn luôn chức vụ).
Người vừa lên thay ông Abe là ông Suga, từ tháng 9 năm 2020. Bây giờ, đang là niên hiệu Lệnh Hòa, và nước đầu tiên ông Suga chọn để công du nước ngoài lại chính là Việt Nam.
2013 và 2020, hai lần liên tiếp, tân thủ tướng Nhật Bản đều chọn Việt Nam. Vai trò kiến tạo của nhà vua Bình Thành lại thêm một lần nữa được chứng minh (về chuyến thăm chính thức Việt Nam của nhà vua Bình Thành, cũng là chuyến công du cuối cùng của ông, thì xem ở đây - tháng 3 năm 2017).
Một chuyện nhỏ bên lề: Nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Suga, chính phủ Nhật Bản đã quyết định trao tặng thêm nhiều học bổng cho sinh viên Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - trường đã chạy chương trình được 5 khóa thạc sĩ và năm đầu tiên của chương trình cử nhân.
Cập nhật dần tin tức.
Tháng 10 năm 2020,
Giao Blog
---
Lý do tân Thủ tướng Nhật chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên
Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho đầu tư của Nhật Bản và nằm trong số các thị trường Đông Nam Á mà Tokyo muốn nhiều công ty của mình đầu tư hơn.
Bộ Ngoại giao cho biết, nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 - 20/10.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, đây là lần thứ hai liên tiếp, một thủ tướng mới của Nhật chọn Việt Nam là điểm đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức.
Năm 2013, Thủ tướng Nhật khi đó là ông Abe Shinzo cũng chọn Việt Nam là điểm đầu tiên trong chuyến công du ngay sau khi nhậm chức. Người phát ngôn đánh giá sự lựa chọn của ông Suga là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và thực chất trên nhiều lĩnh vực của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.
Vào ngày 13/10, Thủ tướng Suga Yoshihide chính thức xác nhận ông sẽ tiến hành chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Việt Nam và Indonesia.
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng, chuyến đi này cũng là một nỗ lực mà Chính phủ Nhật Bản muốn đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN nhằm đảm bảo ổn định và hòa bình tại khu vực.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide |
Tại sao ông Suga không sang Mỹ hay châu Âu?
Với những lo ngại về kinh tế xuống dốc với đại dịch Covid-19 cùng với môi trường an ninh của khu vực trở nên căng thẳng thời gian gần đây, một số người đã dự đoán rằng ông Suga có thể chọn cách của nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản trước đó, sử dụng chuyến đi nước ngoài đầu tiên mang tính biểu tượng của mình đến Mỹ để nhấn mạnh lại tầm quan trọng của một liên minh quân sự bền chặt xuyên Thái Bình Dương, đã có từ năm 1945.
Tuy nhiên, hiện nay nước Mỹ đang ở giữa một cuộc chiến bầu cử và tiến trình này sẽ kéo dài đến tháng tới, vì vậy sẽ là không khôn ngoan nếu ông Suga chọn đến Washington lúc này. Nhật Bản sẽ lo ngại về việc bị lôi kéo vào chính trường nội bộ của Mỹ và ông Suga có khả năng bị đặt câu hỏi trước công chúng.
Ông Suga đã điện đàm với Tổng thống Trump qua điện thoại, cũng như một số nhà lãnh đạo thế giới khác, bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Nhưng Chính phủ Nhật Bản từ chối việc để ông Suga công du sớm châu Âu một phần do lo ngại về đại dịch và việc cần phải cách ly ông Suga cùng đội ngũ trợ tá khi trở về.
Việt Nam và Indonesia: Điểm đến không phức tạp?
Vốn là Chánh văn phòng nội các, ông Suga từng tập trung phần lớn vào các vấn đề đối nội dưới thời người tiền nhiệm Abe Shinzo. Vì thế, một số người cho rằng, ông Suga không có nhiều kinh nghiệm quan hệ quốc tế nên Việt Nam và Indonesia là những điểm đến "không phức tạp" cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị Thủ tướng.
Việt Nam được đánh giá là nước kiểm soát Covid-19 rất tốt |
Ông Go Ito, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Meiji ở Tokyo, cho rằng ông Suga sẽ sử dụng chuyến đi để bước ra khỏi cái bóng của Abe. Ông cho hay: “Thủ tướng Suga đang thiếu nhiều màu sắc trong các chính sách của mình nên đây sẽ là cơ hội để cho những đất nước này và những quốc gia khác thấy ông ấy như thế nào. Ông Abe rất cởi mở trong cách tiếp cận các vấn đề đối ngoại nhưng cũng rất thận trọng trong các chính sách của mình. Vì vậy Suga có thể cho thấy rằng ông đang theo đuổi một con đường khác và muốn đóng góp lớn cho Đông Nam Á”.
Còn Jeff Kingston, giám đốc nghiên cứu châu Á tại cơ sở Tokyo của Đại học Temple, cho biết: "Đây là hai quốc gia mà Nhật Bản muốn chia sẻ sự ủng hộ với tầm nhìn về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Chuyến thăm Việt Nam và Indonesia của Thủ tướng Suga cho thấy Tokyo sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên trục quan hệ đồng minh Nhật- Mỹ. Chuyến đi này cũng nhằm nhấn mạnh với bên ngoài rằng chính quyền của ông Suga sẽ tiếp nối chính sách đối ngoại dưới thời cựu Thủ tướng Abe Shinzo.
Trước đó, cựu Thủ tướng Abe Shinzo cũng đã chọn Việt Nam và Indonesia là những điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi trở lại nắm quyền vào tháng 12/2012. Đây đều là những nước lớn trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Nhật Bản đã và đang cung cấp những khoản viện trợ đáng kể cho Indonesia. Năm ngoái, quốc gia này là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba tại quốc gia này với 4,3 tỷ USD, sau Trung Quốc và Singapore.
Việt Nam cũng là điểm đến hàng đầu cho đầu tư của Nhật Bản và nằm trong số các thị trường Đông Nam Á mà Tokyo muốn nhiều công ty của mình đầu tư hơn, như một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm đa dạng hóa chuỗi sản xuất. Từ 2014 - 2018, Nhật là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam với khoảng 280 triệu USD Mỹ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực và thực hành quản trị và môi trường.
Tháng 7 năm nay, Nhật cũng công bố thỏa thuận trị giá 348 triệu USD đóng 6 tàu tuần tra mới cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với mục tiêu đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải.
Vai trò đặc biệt
Trong diễn văn nhậm chức ngày 16/9, Thủ tướng Suga cho biết sẽ tiếp tục triển khai các chính sách đối ngoại dựa trên trục quan hệ đồng minh với Mỹ, trong đó một công cụ quan trọng là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở mà Nhật Bản và Mỹ cùng đưa ra. Để thực hiện chiến lược này, sự hợp tác với ASEAN - khu vực có vị trí nằm trên tuyến đường biển nối Trung Đông với Đông Á - là không thể thiếu được.
Tháng 6/2019, ASEAN cũng đưa ra chiến lược ngoại giao với tên gọi “Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, khẳng định ASEAN có vai trò trung tâm và chiến lược tại khu vực này. Nước dẫn dắt đưa ra chiến lược này là Indonesia.
Trong khi đó, Việt Nam hiện là nước Chủ tịch ASEAN và có ảnh hưởng nhất định tới hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), dự kiến được tổ chức trong tháng 11.
Giáo sư Yuichiro Hosoya thuộc Đại học Keio cho rằng trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng thì việc Thủ tướng Suga chọn Việt Nam và Indonesia là có dụng ý tạo ra sự cân bằng trong các mối quan hệ đối ngoại của Tokyo.
Ngoài ra, một mục đích mà Tokyo nhắm tới là lợi ích về kinh tế. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Suga sẽ đề cập tới việc nối lại hoạt động đi lại giữa Nhật Bản với hai nước. Việc chọn các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19 để nối lại hoạt động đi lại sẽ có tác dụng giúp kinh tế Nhật Bản phục hồi trở lại.
Việt Nam được đánh giá là nước kiểm soát Covid-19 rất tốt. Trong khi đó, Indonesia tuy vẫn có số lượng người nhiễm cao, nhưng là nước đông dân nhất ASEAN và có tiềm năng về kinh tế lớn nhất. Giáo sư Kunihiro Yoshida thuộc Viện nghiên cứu chính sách cho rằng, trước đây Nhật chủ yếu thâm nhập thị trường ô tô tại ASEAN nhưng nay đang muốn mở rộng sang cả các lĩnh vực bán lẻ và hạ tầng.
Trong tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với mục tiêu hoàn thành trong năm nay, vai trò của Việt Nam và Indonesia cũng rất lớn. Việt Nam là nước chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh RCEP vào tháng 11, còn Indonesia là nước điều phối đàm phán ký kết RCEP.
Hoàng Việt
Vị 'quốc khách' và bức thư của Thủ tướng Abe gửi Đại sứ Việt Nam
Khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Nhật Bản (tháng 9/2015), Chính phủ và cá nhân ngài
https://www3.nhk.or.jp/news/html/20201016/k10012666411000.html
首相、10月中旬にアジア訪問 就任後初 ベトナムなど検討
- 2020/9/30 9:45 (2020/9/30 12:26更新)
菅首相は10月中旬にもベトナム、インドネシア両国を訪れる検討に入った(写真は17日、首相官邸)
菅義偉首相が10月中旬にもベトナム、インドネシア両国を訪れる検討に入った。実現すれば就任後初の海外訪問となる。新型コロナウイルスの感染状況が米欧と比べて落ち着いていることを考慮した。中国が活発に活動する南シナ海情勢への対応で連携を呼びかける。
現地の新型コロナの感染状況を見極めて最終判断する。ベトナムのフック首相やインドネシアのジョコ大統領らとの会談を調整している。
加藤勝信官房長官は30日午前の記者会見で「首脳同士が直接顔を合わせてやりとりすることは大変重要だ」と強調した。具体的な日程などに関し「国際情勢や各国の感染状況を見ながら総合的に判断したい」と述べた。
ベトナムは今年、東南アジア諸国連合(ASEAN)の議長国を務める。インドネシアはASEAN最大の人口を有し、ASEANが事務局を置く地域大国だ。
日本との経済的な結び付きは強い。一連の会談で新型コロナで停滞する人の往来の再開に向けて協議する。ベトナムとはビジネス目的に限定した往来再開を交渉中で、すでに駐在員ら長期滞在者については再開した。
南シナ海問題など地域情勢を巡っても認識を擦り合わせる。米中対立は激しくなっており、ASEANは地域情勢への飛び火を警戒する。日本も中国を念頭に、地域の安定に向けた協力をASEANに訴える。
首相は外交政策として安倍晋三前首相が掲げた「自由で開かれたインド太平洋」構想を継承する。民主主義や法の支配といった価値観の重要性を唱え、中国に対する抑止力を強める狙いがある。
ベトナムとインドネシアは安倍氏も2012年の第2次政権発足後に初めての訪問先として選んだ国で、日本は伝統的に関係を重視してきた。
首相は就任後、トランプ米大統領ら外国首脳との電話協議を重ねてきた。10月上旬には日米豪印4カ国の外相会談に出席するため来日するポンペオ米国務長官との会談も予定しており、対面での外交再開を急ぐ。
政府・与党は10月下旬にも臨時国会を開く調整を進めており、首相は国会召集前に最初の外国訪問の実現をめざす。
https://www.nikkei.com/article/DGXMZO64407450Q0A930C2MM0000/
Saturday, October 17, 2020
Thủ tướng mới của Nhật Bản, Suga Yoshihide đã chọn Việt Nam là nước đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức. Trong lịch trình làm việc tại Việt Nam vào thứ 2 tuần tới, Thủ tướng Suga sẽ có bài diễn thuyết về chính sách ngoại giao quan trọng tại Trường Đại học Việt Nhật.
Thủ tướng Nhật Bản cũng sẽ gặp và nói chuyện với sinh viên và học viên cao học của Trường. Được thành lập ngày 21/7/2014, Trường Đại học Việt Nhật là một biểu tượng của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng Việt Nam-Nhật Bản. Trường có mục tiêu trở thành trường đại học nghiên cứu tiên tiến có tầm vóc khu vực, quốc tế, nơi hội tụ những tiến bộ của giáo dục quốc tế cũng như những thế mạnh và giá trị riêng của hai nước Việt Nam-Nhật Bản.
Nhân dịp này, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA đã bổ sung vào ngân sách học bổng của Trường Đại học Việt Nhật 120 suất cho các học kỳ trong 2 năm học tới.
Như vậy, cùng với 148 suất học bổng của Quỹ Hội nhập Nhật Bản – ASEAN (JAIF) cho học viên đến từ Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, 60 suất học bổng của các doanh nghiệp và nhà tài trợ, 102 suất học bổng thực tập tại Nhật từ JICA, JAIF và doanh nghiệp, các học viên nhập học năm 2020 đứng trước cơ hội lớn được sở hữu tấm bằng Thạc sĩ của chương trình đào tạo hấp dẫn, đạt chuẩn chất lượng Nhật Bản với các ưu đãi tài chính, cơ hội làm việc và học tập và thực tập tại Nhật Bản.
Các suất học bổng từ chính phủ Nhật Bản là động lực để sinh viên học tập tốt hơn
Đây cũng là kỳ vọng của Chính phủ hai nước và các nhà tài trợ, các suất học bổng sẽ được trao đến tay các bạn học viên học tập tốt, có thể đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam trong tương lai cũng như sẽ trở thành cầu nối giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam.
Hiện nay, Trường có 8 chương trình đào tạo thạc sĩ cùng hướng tới mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững. Các chương trình đào tạo được chuyển giao từ các trường đại học danh tiếng của Nhật Bản và có sự điều chỉnh ở mức độ nhất định cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Cánh cửa tuyển sinh tại Trường Đại học Việt Nhật vẫn mở rộng tới hết ngày 19/10/2020.
Các Chương trình Thạc sĩ: Chính sách công, Lãnh đạo toàn cầu, Biến đổi khí hậu và phát triển, Khu vực học, Công nghệ nano, Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật Hạ tầng và Quản trị kinh doanh.
Để biết thêm về các Chương trình Đào tạo, xem thêm tại: www.vju.vnu.edu.vn hoặc www.vju.ac.vn hoặc liên hệ với chúng tôi:
Trường Đại học Việt Nhật, Lưu Hữu Phước, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: admission@vju.ac.vn
Hotline: 0942902658 - 0966954736 – 0969638426
00:00:00 Ngày 28/01/2015 GMT+7
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước dự Lễ động thổ xây dựng Trường ĐH Việt Nhật |
Ngày 20/12/2014, đồng chí Trương Tấn Sang - Uỷ viên BCT, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Tô Huy Rứa - Uỷ viên BCT, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản; đồng chí Vũ Đức Đam - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CNXHCN Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội và một số Bộ, Ngành đã tham dự Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Việt Nhật tại Khu Dự án xây dựng ĐHQGHN (Hoà Lạc, Thạch Thất, Hà Nội). |
Tham dự buổi lễ, về phía Nhật Bản có ngài Takebe Tsutomu - Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt; ngài Fukada Hiroshi - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; ngài Mori Mutsuya - Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam. Ngày 21/7/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trường ĐH Việt Nhật, trường đại học thành viên thứ 7 của ĐHQGHN. Ngày 30/8/2014, tại Văn bản số 354/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương giao ĐHQGHN làm chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Việt Nhật. Bộ Xây dựng đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng Trường Đại học Việt - Nhật trong khu ĐHQGHN tại Hoà Lạc. Trường ĐH Việt - Nhật sẽ được xây dựng trong khuôn viên rộng 75 héc-ta tại Hoà Lạc, với tổng vốn đầu tư xây dựng khoảng 365 triệu USD. Cơ sở vật chất của Trường dự kiến hoàn thành cơ bản vào năm 2020. Trường ĐH Việt - Nhật được tổ chức theo mô hình đại học tiên tiến của Nhật Bản với ngôn ngữ chính là tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Việt, có sự hỗ trợ và tham gia trực tiếp của các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân và người học Nhật Bản tại Việt Nam. Trường được kỳ vọng sẽ là nhân tố tạo ra sự lan tỏa, chia sẻ các giá trị văn hóa, tri thức Nhật Bản ở Việt Nam, trở thành trung tâm giao lưu văn hóa, khoa học và giáo dục giữa hai nước. Trong lĩnh vực đào tạo, Trường sẽ tập trung vào các ngành công nghệ kỹ thuật cao như Công nghệ nano, Công nghệ vật liệu mới, Cơ khí và tự động hóa... và các khoa học liên ngành như Biến đổi khí hậu, Phát triển bền vững... Đây là những ngành và chuyên ngành được tổ chức đào tạo kết hợp với nghiên cứu, thử nghiệm trên nền tảng trang thiết bị và hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại. Đồng thời, Trường sẽ chú trọng phát triển các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với lợi thế và quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Trường ĐH Việt - Nhật dự kiến tổ chức đào tạo bậc thạc sỹ từ năm 2016, đào tạo bậc đại học và tiến sỹ từ năm 2018. Trong nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Việt - Nhật sẽ tập trung nghiên cứu các công nghệ tiên tiến, có tính tích hợp cao, hướng tới các sản phẩm hoàn chỉnh, qua đó làm tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp. Trường cũng sẽ tập trung nghiên cứu các lĩnh vực khoa học liên ngành như biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai... góp phần tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững của Việt Nam. Các nghiên cứu được triển khai theo mô hình trung tâm nghiên cứu phối thuộc, các dự án nghiên cứu được thực hiện theo đặt hàng của các doanh nghiệp, chính phủ, địa phương và các tổ chức quốc tế. Phát biểu tại lễ động thổ Dự án, Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ cho biết: thời gian qua, ĐHQGHN đã rất tích cực và chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các đối tác Nhật Bản để triển khai dự án xây dựng ĐH Việt Nhật. ĐHQGHN đã thành lập Ban quản lý Trường ĐH Việt - Nhật; làm việc với các bộ, ngành hữu quan để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, giải phóng mặt bằng và bàn giao đất thực hiện Dự án và sẽ sớm gửi tới Chính phủ Nhật Bản đề nghị cấp Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Trường; tổ chức xúc tiến đầu tư, giới thiệu tới các doanh nghiệp Nhật Bản cơ hội hợp tác với Trường ĐH Việt - Nhật; làm việc với các cơ quan, tổ chức và các trường đại học của Nhật Bản để xây dựng chương trình đào tạo, nghiên cứu ... Giám đốc ĐHQGHN cũng nhấn mạnh việc thành lập Trường ĐH Việt - Nhật, với cơ sở vật chất hiện đại, có sự tham gia phối hợp của các trường đại học hàng đầu Nhật Bản và trên thế giới sẽ là cơ hội để ĐHQGHN hoàn thiện mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển các lĩnh vực công nghệ tiên tiến và khoa học liên ngành, gia tăng các chỉ số quốc tế hoá và nâng cao xếp hạng quốc tế. Đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện xây dựng Trường ĐH Việt - Nhật đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam và quan hệ hợp tác “đối tác chiến lược sâu rộng” giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Là trường ĐH đặc biệt, biểu tượng cho hợp tác hữu nghị Việt - Nhật, Trường Đại học Việt - Nhật phải là một ĐH tiên tiến, chất lượng cao, hội tụ những tiến bộ trong giáo dục đại học quốc tế cùng những thế mạnh, những giá trị riêng có của giáo dục, của văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, vươn tới trở thành một trung tâm đào tạo quy mô, có uy tín của khu vực. Để đạt được mục tiêu trên, Phó Thủ tướng đề nghị ĐHQGHN chú trọng hoàn thiện bộ máy quản trị Nhà trường theo mô hình các trường ĐH tiên tiến trên thế giới và chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các chương trình đào tạo để đảm bảo chất lượng cao, được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế ngay từ đầu. UBND TP. Hà Nội cùng các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Nhật Bản cần tiếp tục ủng hộ, phối hợp chặt chẽ để Dự án xây dựng Trường ĐH Việt - Nhật được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Ngài Nikai Toshihiro - Chủ tịch Hội đồng của Đảng Tự do dân chủ, Chủ tịch Hội liên minh nghị sỹ Hữu nghị Việt - Nhật gửi đến lễ động thổ bức thư chúc mừng với nội dung: "mong sẽ cùng các bạn Việt Nam xây dựng nên một trường đại học nổi tiếng thế giới có nguồn gốc từ Châu Á - với mục tiêu kết nối ước mơ và hy vọng của giới trẻ không chỉ ở Việt Nam mà là toàn Châu Á”. Nét đặc biệt của Trường Đại học Việt - Nhật là được thành lập với dự định tạo nên một trường đại học mới theo tiêu chuẩn quốc tế, dựa trên mối liên kết giữa các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và các cơ quan tổ chức nhà nước, nhắm tới đối tượng là giới trẻ tại Việt Nam, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Ngài Fukada Hiroshi - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã đánh giá cao sự chuẩn bị của ĐHQGHN cho việc xây dựng trường ĐH Việt - Nhật, đặc biệt là công tác chuẩn bị cho khai giảng khóa đào tạo thạc sỹ vào tháng 9/2016, xây dựng các chương trình đào tạo cũng như tiến hành tuyển chọn giảng viên, kêu gọi thu hút được vốn đầu tư của doanh nghiệp... Ngài Đại sứ cũng bày tỏ sự tin tưởng vào sự thành công của Dự án: những nỗ lực của hai bên sẽ giúp sớm xây dựng được một trường ĐH tiên tiến - chiếc cầu nối mới của hai Chính phủ trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam. Ngài Mori Mutsuya - Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam - thì cam kết: JICA sẽ nỗ lực hết mình trong việc triển khai khóa đào tạo thạc sỹ trong giai đoạn đầu tại Trường ĐH Việt - Nhật vào tháng 9/2016. Để trường Đại học Việt - Nhật có thể phát triển bền vững, là biểu tượng cho mối quan hệ giữa hai nước thì bên cạnh việc hỗ trợ của Chính phủ hai nước, rất cần sự hợp tác tích cực của các doanh nghiệp. Trước sự chứng kiến của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo ĐHQGHN đã ký các thoả thuận hợp tác chính thức với các đối tác trong khuôn khổ Dự án xây dựng ĐH Việt Nhật: Ký kết hợp tác giữa ĐHQGHN và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Hợp tác đào tạo, xúc tiến hợp tác trong quá trình triển khai dự án ĐH Việt - Nhật, nghiên cứu tư vấn và thẩm định công nghệ theo yêu cầu của doanh nghiệp, phát triển công nghệ mới và thành lập các trung tâm nghiên cứu chung giữa hai bên. Ký kết giữa ĐHQGHN và Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc: Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hai bên cùng phối hợp xây dựng trường đại học Việt - Nhật thông qua cung cấp thông tin về trường ĐH Việt - Nhật tới các doanh nghiệp thuộc khu công nghệ cao Hoà Lạc, tham gia tư vấn triển khai gắn kết các hoạt động của ĐH Việt - Nhật với nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp tại khu công nghệ cao. Ký kết giữa ĐHQGHN với ĐH Osaka (Nhật Bản): hợp tác chuẩn bị các CT đào tạo của Trường ĐH Việt Nhật. |
---
BỔ SUNG
..
6.
2020/10/19
Ngày 19 tháng 10, Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản Suga Yoshihide đã có bài thuyết trình về Chính sách khu vực tại Trường Đại học Việt Nhật.
https://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/20201019PM_vju.html
令和2年10月19日
日越大学における菅総理政策スピーチ
本日は、日本とASEAN(東南アジア諸国連合)の人造りの象徴である日越大学の学生の皆さんとお会いできることを楽しみにしてまいりました。
日越大学は日越首脳間の合意に基づいて設立されました。日・ASEAN協力、特に次世代のグローバルな人材育成の象徴です。ここで勉強されるベトナム、ASEAN、そして世界の未来を担う皆さんの前で、総理大臣就任後初の外遊としてベトナムを訪れ、今日、講演を行うことができることを、大変光栄に思います。
私は、ちょうど1か月前、健康が理由で退任された安倍前総理を引継ぎ、総理大臣に就任しました。安倍前総理は、日越大学の設立を含め、日・ASEAN関係の進展に尽力されました。私も、ASEANの皆さんとの友情と協力を深めていきたいと思っています。
この機会に、私のことを少しだけお話しさせてください。私自身が貴国とASEANに大変な親近感を持っているように、もしかしたら、皆さんにも私への親近感を少しでももっていただけるかもしれないと思い、お話させていただきます。
このベトナムでも雪が降ると聞いたことがありますが、日本の北部にある私の故郷、秋田県の雪を見たら、皆さんは驚かれることでしょう。建物の二階部分の高さまで雪が積もることもある、それぐらい雪が降る地方です。そんな雪深い秋田で、私は農家の長男としてとして高校まで育ちました。
私は高校を卒業後、東京に上京し、まずは町工場で働き始めましたが、すぐに厳しい現実に直面し、大学に行かないと自分の人生は変わらないと考え、2年遅れで大学に進学しました。
この日越大学で学び、更なる人生の飛躍の準備をされている皆さんと、同じような心境だったと思います。
アルバイトで学費を稼ぎながら大学を卒業した後、いったんは民間企業に就職しましたが、世の中が見え始めた頃、「世の中を動かしているのは政治かもしれない」との思いに至り、地縁も血縁もない政治の道に進んだのが26歳の頃でした。正にゼロからのスタート、45年前のことです。
国会議員の秘書を11年務めた後、38歳で地方議員に当選し、地方の発展のためには国を変えなければならない、との思いで国政を目指し、47歳で国会議員になりました。
その後、閣僚となり、安倍前総理の下で官房長官を8年近く務め、先般、総理大臣に就任しました。
政治の世界に飛び込んで以来、どうしたら国民の生活を少しでも良くできるかということを常に考え、多くの方々の協力を得ながら、懸命に努力してきました。その結果、総理大臣という重責を担い、「国民のために働く内閣」を自ら主導するところまで来ました。
振り返れば、私が政治家として切り開いてきた道のりは、正にゼロからスタートでした。しかし、愚直に努力を積み重ねながら成長してきた日本の歩みと似ているかもしれません。同時に、今や世界の成長センターとなるまでに目覚ましい発展を遂げてきたベトナム、そしてASEANの皆さんとも、どこか似ているものを感じるのです。私が皆さんに親近感をもつのも、そういう理由からだと思います。そういう思いから、冒頭この話をさせていただきました。
ASEANと日本は対等なパートナーであり、友人です。成長を目指して一緒に努力し、切磋琢磨(せっさたくま)し、協力しながら支え合っていく。正に「ハート・トゥ・ハート」、心と心の触れ合う関係です。
最近の新型コロナウイルス感染症への対応がその好例です。この感染症が発生してから、世界中でサプライチェーンが寸断され、多くの国では医療物資不足が発生しました。日本でも医療物資が不足し、私も官房長官として、物資の確保と現場への配布のために奔走いたしました。
そのような中、ベトナムから120万枚のマスクが日本に届けられたことに強く感銘を受けました。戦略的パートナーシップを有するからこその協力です。
また、次に訪れるインドネシアからは、両国が新型コロナウイルスと戦う厳しい状況にもかかわらず、輸出禁止措置の適用除外という形で医療用術衣の輸出が再開されました。これも困った時こそ互いに助け合う戦略的パートナーシップの強靱(きょうじん)さの一例だと思います。
日本からはASEANにおける保健医療体制の強化、公衆衛生の改善に貢献すべく、医療物資・機材の無償供与や人材育成を行っています。また、ASEANを含むインド太平洋諸国を中心に、経済活動を支えるため、2年間で最大5,000億円の緊急支援円借款をかつてないスピードで実施しています。これらの協力は、日本がASEANと一緒に進めてきたユニバーサル・ヘルス・カバレッジにも資するものです。
そして、今、日本とASEANは、感染症に対するASEANの対応能力を強化するため、ASEAN感染症対策センターの設立に向けて力を合わせています。
9年半前、東日本大震災に見舞われた日本を、ASEAN各国が友人として助けてくれたことを我々は忘れることはできません。危機の際に助け合い、新たな課題に迅速に対処することも、対等なパートナーである日本とASEANの協力関係の特徴ではないでしょうか。
ASEANは、多様性を認め合い、お互いを尊重し、コンセンサスを重視する、そうした精神の下で地域統合を進め、発展してきました。日本は、そのASEANをしっかり支えていくことが、日本自身を含む地域の平和と安定、繁栄につながると考え、数十年にわたり、様々な協力を通じてASEANの中心性と一体性を後押ししてきました。
今では国際ビジネスを語る上で欠かせないサプライチェーン、その先駆けは日本企業のASEANへの投資だと考えています。日本の自動車メーカーは、1960年代にタイに工場を設立し、それを皮切りに多くの日本企業がASEANに投資しました。
その過程において、日本企業は各国の従業員に対して研修を行って専門性を深め、地場企業の育成に貢献してきました。
この日本企業からの投資と日本政府によるODA(政府開発援助)が、いわば「車の両輪」として、ASEANの持続可能な発展に寄与してきたと考えています。
そのODA協力の代表例は、ハードの連結性、インフラ整備です。港湾、道路、鉄道、空港、工業団地といった経済成長のための社会基盤を開放的に形成し、それを国境を越えてつなぎ、経済回廊を形成していく。例えばベトナム、ラオス、カンボジア、タイ、ミャンマーを横断していく東西経済回廊と南部経済回廊。質の高いインフラ整備を通じてASEANの国々がお互いのつながりを強め、地域全体として共に発展していくことを、日本は支えていきます。日本企業にとっても極めて重要なASEAN経済の土台作りが、日本とASEANの協力の下で、正に現在進行形で進んでいることを大変うれしく思います。
このハードの連結性を基に、日本とASEANは国際経済体制の強化に向けたルール作りにも共に取り組み、ソフトの連結性の向上にも挑戦しています。
2000年代以降、グローバル化が急速に進む中で、WTO(世界貿易機関)ラウンドが停滞し、貿易や投資に関するルール作りはなかなか進みませんでした。そこで、ASEANと日本は、シンガポールとの経済連携協定を皮切りに、2国間の経済連携協定や日・ASEAN包括的経済連携協定を通じて、貿易上の障壁を下げるとともに、地域の経済活動に関するルール作りを共に進めてきました。
日本とASEANの連結性を更に向上させていくためのキーワードは、デジタルとサプライチェーンの強靱性です。
まずはデジタル。デジタル技術やデータは国境を越え、経済をつなぎ、今やあらゆる社会活動に影響を与える存在です。新型コロナウイルス感染症への対応を通じて一層重視されている経済、社会の更なるデジタル化、そして地域のデジタル連結性強化をASEAN各国と共に進めながら、DFFT、すなわち「信頼性のある自由なデータ流通」に基づくルール作りを推進します。
また、地域のサイバー空間を一緒に守り、企業が安心してビジネスできる経済を作る、それに貢献するのが、日本の協力により2年前にバンコクに設立した日・ASEAN・サイバーセキュリティ能力構築センターです。
次にサプライチェーンの強靱性。新型コロナウイルスは、国際的なサプライチェーン維持のためには、分断リスクを低減し、持続可能な供給体制を構築し、強靱性を強化する必要性を改めて明らかにしました。そのため、ASEANにサプライチェーンを多元化していくことを目指す日本企業が多いことは御案内のとおりです。日本はサプライチェーンの強靱化を進め、危機に強い経済をアジアに構築するために、ASEANと更に協力を深めていきます。
ASEANと日本で作る連結性、これを支えるのはASEANの人材です。人があってのインフラであり、人があっての制度です。
多様性や国際性が豊かな環境の中で育まれたASEANは、世界が羨む人材の宝庫です。その育成に少しでも貢献すべく、日本は、JICA(国際協力機構)専門家や海外協力隊、日本での研修、国費留学生など、人と人のふれあいを通じた人造りをASEANと共に進めてきました。今年から修士に加え学部が開設したこの日越大学も、そのような人造りの良い例です。同時に、ASEAN各国から日本に来ている、技能実習生などの若さとエネルギーあふれる人材は、いまや、日本人の生活や経済にとって必要不可欠な存在となっています。
このような状況も踏まえ、私は、2年前、官房長官として国内制度改正を主導し、14の業種について、より高度なスキルの人材を長期間、日本に受け入れることも可能にしました。この特定技能制度は既に昨年4月から実施されています。日本が外国人材に選ばれることができる国となるよう、職場、自治体、教育の総合的な対応策を講じ、皆さんに「日本で働いてみたい」と思っていただけるような受け入れ環境を作っています。
こうした関係は、ASEANと日本のパートナーシップを強固にしてきたと確信しています。人材育成を通じた人的交流は、ASEANのことが好きな日本人を数知れず生み出してきたことも事実だと思います。同様に日本のことがさらに好きになったASEANの方々が多数いらっしゃることを願ってやみません。
私は人的交流の重要性を誰よりも理解しています。官房長官として、インバウンド政策を成長戦略の柱に据え、縦割り行政でなかなか進まなかったビザ取得条件の緩和を力強く推進しました。当初、私たちが政権交代をした2012年は836万人だった年間日本訪問者数が、昨年には約4倍の約3,200万人になりました。
また、我が国は、芸術や日本語を通じた日・ASEANの文化交流を促進すべく「文化のWA」というプロジェクトを実施してきました。これを通じて日本のファンになり、日本を訪問先として目指した方も数多いでしょう。2023年の日ASEAN50周年の機会に、「文化のWA」プロジェクトの後継となる魅力ある文化交流事業を打ち出していきたいと思います。
現在は観光目的での訪問は難しい状況ですが、新型コロナウイルス感染症が収束した暁には、各国の多様な文化や豊かな自然を体験し、また、地域のおいしい料理を味わいに、日本にもASEANにも多くの人が訪問することを祈念しています。
その機会には、日本の地方への旅行なども大いに楽しんでください。
引き続き新型コロナウイルスによる影響は楽観を許しませんが、世界経済のためにも、感染拡大防止と両立する形で、国際的な人的往来を止めてはなりません。10月1日から、ベトナムを始めとする世界各国から、一定の条件の下で、短期商用目的のビジネス関係者や、留学生、企業関係者などの中長期滞在者の受入れを再開しました。今後も、ベトナムを始めとして、感染症対策において成果を出されている国から、より多くの方により簡単な手続で安心して訪日していただけるような仕組みを整えていきます。
日越大学の皆さんも、今後、就職、研究、ビジネス出張などのために是非日本にいらしてください。
これまで、ASEANと日本の多様な協力を御紹介してきましたが、そもそも、これらが実現できた背景には何があるのでしょう。
私は、法の支配、開放性、自由、透明性、包摂性といった基本的な原則をASEANと日本がしっかり共有していることが鍵になっていると思っています。これらが双方の社会に深く根付いているからこそ、ASEANと日本は障害を乗り越えて協力を進めてくることができたのです。
広大なインド太平洋のハブに位置するASEANは、自らが歩むべき道として「インド太平洋に関するASEAN・アウトルック」を2019年に発出しました。ここには、法の支配、開放性、自由、透明性、包摂性がASEANの行動原理として力強く謳(うた)われています。これは、日本が推進する「自由で開かれたインド太平洋」と多くの本質的な共通点を有しており、非常に心強く感じています。
私は、このASEANの「アウトルック」を強く支持いたします。このような基本方針を掲げるASEANと、平和で繁栄した未来を共に作ることができると強く信じます。
残念ながらこの地域では、この「ASEAN・アウトルック」に謳われている法の支配や開放性とは逆行する動きが南シナ海で起きています。日本は、南シナ海の緊張を高めるいかなる行為にも強く反対しています。日本はこれまで一貫して、海における法の支配の貫徹を支持してきました。南シナ海をめぐる問題の全ての当事国が、力や威圧によらず、国際法に基づく紛争の平和的な解決に向け努力することが重要です。改めてこのことを強調したいと思います。
海洋における「法の支配」の確立のため、日本はASEANと手を携えていきます。例えば、ベトナム、フィリピンなどに対し、巡視船や海上保安関連機材の供与を実施しており、また、インドネシア、マレーシアなども含めたシーレーン沿岸国への研修・専門家派遣等を通じた人材育成も進めています。今後ともこのような協力を惜しまず進めていきたいと思います。
最後に学生の皆様に対し、私の今日のメッセージを繰り返します。強い意志を持って、一生懸命努力し、日本とASEANのように、切磋琢磨し合うことのできる友人に恵まれれば、共に成長し、道を切り拓いていくことができる、そしてお互いの目標の実現に向けた歩みを進めることができる、ということです。
私もこれからも努力しますし、ASEANというかけがえのない友人を大切にしていきます。そしてお互い良き友人として、自由で開かれたインド太平洋の更なる繁栄のために、共に汗をかき、共に力を合わせて、前に進んでいきたいと思います。
御清聴ありがとうございました。
5.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Nhật Bản
Sáng nay (19/10), tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đang ở thăm chính thức Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao việc Thủ tướng Suga Yoshihide chọn Việt Nam là nước đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức, thể hiện sự coi trọng đặc biệt đối với Việt Nam và quan hệ hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng về quan hệ hai nước trong thời gian qua đã có những bước tiến mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả với sự tin cậy chính trị cao trên tất cả các lĩnh vực theo tinh thần của “Tuyên bố về Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chạm khuỷu tay với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide |
Hai nước đã thể hiện rõ tinh thần đối tác chiến lược sâu rộng, là người bạn tốt trong lúc khó khăn, cùng chia sẻ, tích cực hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Thủ tướng Suga Yoshihide bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam trên cương vị mới; cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Nhật Bản sự đón tiếp nồng hậu, chân thành.
Thủ tướng Suga Yoshihide bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong sự nghiệp đổi mới; bày tỏ khâm phục việc Việt Nam đã khống chế thành công đại dịch Covid-19; khẳng định Nhật Bản coi trọng vị trí của Việt Nam trong khu vực, luôn ủng hộ sự phát triển của Việt Nam; khẳng định chính quyền mới của Nhật Bản kế thừa, phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản đã được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước xây dựng trong nhiều năm qua.
Thủ tướng Nhật Bản thông báo với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về kết quả hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; khẳng định mong muốn duy trì trao đổi cấp cao và các cấp bằng nhiều hình thức thực chất, hiệu quả, từng bước khôi phục việc đi lại và các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết,Việt Nam đang kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 và tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, thúc đẩy quan hệ với các đối tác ngày càng đi vào chiều sâu, trong đó luôn xác định Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu và lâu dài với sự tin cậy cao.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao lập trường của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông, trong đó có việc giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Thủ tướng Suga Yoshihide đánh giá cao hoạt động tích cực, hiệu quả và trách nhiệm của Việt Nam trên vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Chủ tịch ASEAN 2020; khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; bày tỏ ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ tin tưởng quan hệ giữa hai đảng cầm quyền của hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa trong giai đoạn mới trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Đảng, tạo nền tảng chính trị tốt đẹp cho phát triển quan hệ hai nước trên các lĩnh vực khác. Thủ tướng Suga Yoshihide chúc Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam thành công tốt đẹp.
Thành Nam - Phạm Hải
Thủ tướng Nhật Bản thăm Nhà sàn Bác Hồ, cho cá ăn trong khu di tích
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã cùng đi dạo trong khu di tích Chủ ...
4.
Thủ tướng mới của Nhật Bản, Suga Yoshihide thăm ĐHQGHN và sẽ có bài phát biểu quan trọng |
Thủ tướng mới của Nhật Bản, Suga Yoshihide đã chọn Việt Nam là nước đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức. Trong lịch trình làm việc tại Việt Nam vào thứ 2 tuần tới, Thủ tướng Suga sẽ có bài diễn thuyết về chính sách ngoại giao quan trọng của Nhật Bản tại Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN. |
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide Thủ tướng Nhật Bản cũng sẽ gặp và nói chuyện với sinh viên và học viên cao học của Trường ĐH Việt Nhật. Được thành lập ngày 21/7/2014, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN là một biểu tượng của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng Việt Nam - Nhật Bản. Trường có mục tiêu trở thành trường đại học nghiên cứu tiên tiến có tầm vóc khu vực, quốc tế, nơi hội tụ những tiến bộ của giáo dục quốc tế cũng như những thế mạnh và giá trị riêng của hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Nhân dịp này, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA đã bổ sung vào ngân sách học bổng của Trường Đại học Việt Nhật 120 suất cho các học kỳ trong 2 năm học tới. Như vậy, cùng với 148 suất học bổng của Quỹ Hội nhập Nhật Bản – ASEAN (JAIF) cho học viên đến từ Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, 60 suất học bổng của các doanh nghiệp và nhà tài trợ, 102 suất học bổng thực tập tại Nhật từ JICA, JAIF và doanh nghiệp, các học viên nhập học năm 2020 đứng trước cơ hội lớn được sở hữu tấm bằng Thạc sĩ của chương trình đào tạo hấp dẫn, đạt chuẩn chất lượng Nhật Bản với các ưu đãi tài chính, cơ hội làm việc và học tập và thực tập tại Nhật Bản. Các suất học bổng từ chính phủ Nhật Bản là động lực để sinh viên học tập tốt hơn Đây cũng là kỳ vọng của Chính phủ hai nước và các nhà tài trợ, các suất học bổng sẽ được trao đến tay các bạn học viên học tập tốt, có thể đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam trong tương lai cũng như sẽ trở thành cầu nối giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam. Hiện nay, Trường ĐH Việt Nhật có 8 chương trình đào tạo thạc sĩ cùng hướng tới mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững. Các chương trình đào tạo được chuyển giao từ các trường đại học danh tiếng của Nhật Bản và có sự điều chỉnh ở mức độ nhất định cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trước đó, trong nhiều năm gần đây, lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều cuộc làm việc về Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN (xem thêm thông tin là các liên kết cuối bài). Thông tin liên hệ: Trường Đại học Việt Nhật, đường Lưu Hữu Phước, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Website: www.vju.vnu.edu.vn hoặc www.vju.ac.vn Email: admission@vju.ac.vn Hotline: 0942902658 - 0966954736 – 0969638426 Cánh cửa tuyển sinh tại Trường Đại học Việt Nhật vẫn mở rộng tới hết ngày 19/10/2020. Các Chương trình Thạc sĩ: Chính sách công, Lãnh đạo toàn cầu, Biến đổi khí hậu và phát triển, Khu vực học, Công nghệ nano, Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật Hạ tầng và Quản trị kinh doanh. >>> Tin bài liên quan: |
3.
Thủ tướng Nhật Bản đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam
Chiều tối nay (18/10), Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và phu nhân đã tới sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20/10 theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Đúng 18h, chuyên cơ chở Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhật Bản đã đáp xuống sân bay Nội Bài.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tháp tùng Thủ tướng Suga Yoshihide và phu nhân Suga Mariko thăm Việt Nam có Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Sakai Manabu, các Cố vấn đặc biệt Thủ tướng Nhật Bản gồm các ông Izumi Hiroto, Iljima Isao.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vẫy tay chào từ chuyên cơ. |
5 Thư ký điều hành của Thủ tướng Nhật Bản: Takaba Yo, Nitta Shobun, Masuda Kazuo, Ohsawa Genichi, Kadomatsu Takashi.
Đoàn tháp tùng cũng có sự góp mặt của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Mori Takeo, Trưởng Ban thư ký Hội đồng an ninh Quốc gia Nhật Bản Kitamura Shigeru...
Đón Thủ tướng Nhật Bản và phu nhân tại sân bay quốc tế Nội Bài có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam; đại diện cơ quan Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ... Về phía Nhật Bản có Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio và cán bộ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đón Thủ tướng Nhật Bản. |
Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide kể từ khi nhậm chức ngày 16/9/2020 và lần thứ hai liên tiếp Thủ tướng mới của Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đi thăm đầu tiên ngay sau khi nhậm chức.
Dự kiến ngày mai (19/10), Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ dự lễ đón chính thức do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì tại Phủ Chủ tịch.
Ngay sau đó, hai Thủ tướng sẽ hội đàm và dự kiến sẽ có lễ ký kết các văn kiện, họp báo giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Dự kiến Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cũng sẽ chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và tiếp xã giao Trưởng Ban Tổ chức TƯ, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt-Nhật Phạm Minh Chính.
Ông Suga sẽ có buổi gặp gỡ, nói chuyện với sinh viên Đại học Việt - Nhật ở Hà Nội vào chiều 19/10. Phu nhân của thủ tướng Nhật, bà Mariko Suga dự kiến thăm Văn Miếu và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ngày 19/10.
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973. Trong những năm gần đây, quan hệ Việt - Nhật phát triển nhanh chóng. Quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Học sinh, sinh viên Việt Nam chào đón Thủ tướng Nhật Bản. |
Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam và ngược lại Việt Nam cũng đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản. Đáng chú ý, trong hơn 10 năm qua, quan hệ Việt -Nhật đã phát triển rất mạnh mẽ, nhất là dưới thời kỳ chính quyền của Thủ tướng Abe Shinzo.
Tất cả các số liệu về sự hợp tác giữa hai nước đều tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và giao lưu nhân dân. Điều đó cho thấy quan hệ Việt-Nhật đã trở thành kiểu mẫu cho mối quan hệ hữu nghị, đôi bên cùng có lợi, tạo ra nền tảng cho sự hợp tác vì ổn định và hòa bình của khu vực Đông Nam Á và khu vực rộng lớn hơn.
Một số hình ảnh tại lễ đón ở sân bay Nội Bài:
Chuyên cơ chở đoàn đại biểu cấp cao Nhật Bản. |
Ngày mai Thủ tướng Nhật Bản sẽ có lịch trình bận rộn trong chuyến thăm 2 ngày tới Việt Nam. |
Phạm Hải - Thành Nam
2.
Thủ tướng Nhật Bản và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam |
Tiểu sử Ngài SUGA Yoshihide, Thủ tướng Nhật Bản
Ngày sinh: 06/12/1948
Quê quán: tỉnh Akita (miền Bắc)
Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Khoa Luật, Trường Đại học Hosei
Tháng 4/1975 Thư ký Hạ Nghị sỹ Okonogi Hikosaburo (11 năm)
Tháng 6/1984 Thư ký Bộ trưởng Thương mại Công nghiệp Okonogi Hikosaburo
Tháng 4/1987 Trúng cử Đại biểu Hội đồng Thành phố Yokohama (2 kỳ liên tiếp)
Tháng 10/1996 Trúng cử Hạ Nghị sĩ (đến nay 8 kỳ liên tiếp tái cử)
Tháng 5/2001 Phó Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do (LDP)
Tháng 1/2002 Thứ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch
Tháng 9/2003 Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp
Tháng 10/2004 Phó Chủ tịch Ủy ban Đối sách Quốc hội Đảng LDP
Tháng 11/2005 Quốc Vụ khanh Bộ Nội vụ Truyền thông
Tháng 9/2006 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Truyền thông (Nội các Abe nhiệm kỳ 1)
Tháng 10/2007 Phó Chủ tịch Ủy ban Đối sách Bầu cử Đảng LDP
Tháng 9/2010 Phó Chủ tịch Thường trực Ủy Ban Điều hành Hạ viện
Tháng 10/2011 Trưởng Ban Tổ chức Phong trào Đảng LDP
Tháng 9/2012 Quyền Tổng Thư ký Đảng LDP
Tháng 12/2012 Chánh Văn phòng Nội các
Tháng 9/2020 - nay Chủ tịch Đảng LDP, Thủ tướng Nội các Nhật Bản
Gia đình: Vợ và 3 con trai.
1.
首相、外国初訪問へ出発 「インド太平洋構想」に意欲
- 2020/10/18 15:21
https://www.nikkei.com/article/DGXMZO65150610Y0A011C2000000/
..
----
CẬP NHẬT
1.
昨秋、菅首相が訪問した後の日越大学で起こったこと
昨秋、菅首相が訪問した後の日越大学で起こったこと
日越大学メールマガジンより
2020年10月、菅義偉首相が訪問した際に発表した政策スピーチ「共につくるインド太平洋の未来」の内容に即して日越関係を解説する講座が開講された。題して『菅総理来学記念講座』。
なんとセンスにあふれた!!!ネーミングでしょう。
第1回は3月4日、宮家邦彦内閣官房参与によるオンラインセミナーで全15回の講座となった。
宮家邦彦と言えば、ときどきフジテレビのニュース番組に出る外務省OBで、安倍政権下ではもっぱら安倍応援団・評論家としてトンデモ発言を繰り返していた人である。菅政権で内閣官房参与に登用された。
各講義のテーマと講師・協力機関は
1回目:「地域情勢」 宮家邦彦内閣官房参与
2回目:「法の支配」 JICA 法整備支援プロジェクト 枝川充志
3回目:「日本の ODA」 清水曉 JICA ベトナム事務所長
4回目:「対日・対越の海外直接投資(FDI)の状況 直接投資」 中島丈雄 JETRO ハノイ事務所長
このほか
ODA の現場見学 タンロン工業団地
サプライチェーンの強靱化 (在ベトナム日系企業の協力)
デジタルでの日越協力 (ベトナムにおける日越両企業の協力)
技能実習制度 在ベトナム日本国大使館
日本語教育・日本文化 国際交流基金
新型コロナ感染症への対 国立衛生疫学研究所における JICA プロジェクト
などが開催されたらしい。
すでに政界からは退いたが、いまだにベトナムとのパイプにつながる武部勤氏(元日本・ベトナム友好議員連盟会長で現在の肩書は日越友好議員連盟特別顧問)は日越大学にも頻繁に訪問しており今回も講演している。現在は公益財団法人東亜総研という機関の代表理事として、技能実習生受入ビジネスの親玉的存在で多大な影響力を持っている。
同法人発行の最新のメールマガジンである「東亜通信 第17号」によれば、"今年4月、JICAの第4期「日越大学構想に係る国内事務局業務」(2021年4月~2023年3月)を受注した"とのことである。これまでも2016年8月から3期約4年半にわたり、会議・イベントの開催支援、広報支援、日越大学の幹事大学の契約監理支援などを行ってきて、継続したビジネスを行うとのこと。今後ハノイ郊外のホアラック地区での新キャンパス建設を目的とした円借款事業や2025年までに修士・学部ともに新プログラムを開設し、2026年以降は博士課程を開設する、などの目標を前提に、東亜総研は今後も日越大学支援国内本部の設置に向けての計画と準備を検討する、と言っている。まあ日越大学とはズブズブの関係と言っていいが、古田学長も納得しているのだろうか。因みに東亜総研のHPを見ると、特別顧問として二階俊博の名前もある。
改めて言うが、日越大学学長の古田元夫氏には、当、日本ベトナム友好協会の会長を長らく務めていただいてるが、協会機関紙に毎月連載のコラムの中でも、また不定期で行われる講演でも上記は聞いたことがなかった。まあ、会員に説明するようなことではないのだろう。
********************************
菅首相の「恫喝&パワハラ体質」が浮き彫り 総裁選めぐる露骨な対抗馬潰しに批判殺到
日刊ゲンダイDIGITAL 2021/08/31
全国で高止まり状態が続く新型コロナウイルス感染者数、若者にも見られ始めた自宅待機中のコロナ死亡、病床ひっ迫がなかなか解消されない病院……。政府が早急に取り組むべき課題は山積しているにもかかわらず、この国の政治家は一体、何をやっているのか。そう思っている国民は少なくないだろう。とりわけ、呆れてしまうのが自民党総裁選をめぐるドタバタ劇だ。
9月17日告示、29日投開票とされる同党総裁選の候補者をめぐっては、再選を狙う菅首相(72)や岸田文雄前政調会長(64)、下村博文政調会長(67)などの名前が取り沙汰され、連日、テレビや新聞が動向を詳しく報じている。だが、その報道から透けて見えるのは、国民生活そっちのけで私利私欲に走る卑しい政治家の本性ばかりだ。
例えば党人事権を握る現職の菅首相は、出馬の可能性が報じられた下村氏と官邸で会談した際、「政調会長が出馬するなら、経済対策の取りまとめをお願いすることにはならない」などと迫ったという。下村氏がこれに応じて、出馬を見送る意向を示したことに対し、ネット上では、<こういう言動を世間では「恫喝」「パワハラ」「脅し」というのではないのか><「お前分かってるよね」っていう意味でしょ、怖いね><同じ党の仲間でも容赦しない菅さん>などと悪評ふんぷんだ。
さらに党刷新をアピールするため、菅首相が二階幹事長(82)の交代を柱とする党役員人事を行う方向で調整に入ったと報じられたことについても、ネット上では、<これも対抗馬“潰し”の思惑が見えるね>との意見がチラホラだ。
というのも、今月3日に在職5年を迎え、歴代最長記録更新を続けている二階氏交代について、岸田氏が「党役員任期を連続3期3年に限定する」と総裁選の公約に掲げているためで、<岸田氏のアピールポイントを打ち消すため?><再選のためなら自分を担いだ恩師すら、ぶったぎる>などと受け止められているのだ。
菅首相は「コロナに打ち勝った証し」として世論の反対を押し切り、東京五輪を強行。コロナ対策にも全身全霊を掛けて取り組む、と胸を張っていたはず。それほど自身の行動、政治信念に自信があるなら、党総裁選でも堂々と戦えばいい。それなのに報じられる姿は対抗馬の足を引っ張るような行動ばかりだから、ネット世論の批判対象になるのだろう。
批判の矛先は大手メディアにも向いている。昨年9月の総裁選で菅首相が勝利した際、そろって「たたき上げの苦労人」「パンケーキ好きの気さくな政治家」などと持ち上げていたためで、<パンケーキの苦労人なんてとんでもなかった。イメージ作りに手を貸したマスコミも悪い><意味をよく理解しないまま官僚答弁を読み続ける会見を許すマスコミの罪><今度の総裁選も同じ過ちを繰り返すワケ?>などと手厳しい。
国民が今、求めているのは、自民党総裁選の行方よりも、野党が要求している臨時国会を早く開催し、実効性のあるコロナ対策を打ち出すことだろう。
http://nvkanagawa.blog.fc2.com/blog-entry-1406.html
..
1.
Trả lờiXóa昨秋、菅首相が訪問した後の日越大学で起こったこと
2021/09/02(木) 12:21:45 | ベトナム情報 | トラックバック (0) | コメント (0)