Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

13/10/2020

Cánh Hẩu và "học giá": Bảo lưu ý kiến, không sửa chữa, mà sách của nhóm Nguyễn Minh Thuyết vẫn được in bán

Phải lùi lại một ít thời gian, vào tháng 1 năm 2020, để nghe lại cuộc tranh luận nảy lửa giữa các ông Hồ Ngọc Đại và Trần Đình Sử và các ý kiến khác, ở đây. Lúc đó, thiên hạ giật mình với cách nói khá "gấu" của ông Trần Đình Sử dành cho ông Hồ Ngọc Đại. 

Qua tư liệu của tháng 1 năm 2020 nói trên, chúng ta biết: sách của nhóm Hồ Ngọc Đại có quá trình thực nghiệm tới 40 năm, nhưng vừa rồi bị gạt ra, vì hội đồng thẩm định sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng nó không đạt chuẩn. Muốn được Bộ phê duyệt thì bộ sách ấy phải chỉnh sửa lại. Nhưng nhóm ông Hồ Ngọc Đại không sửa, bảo lưu ý kiến. Nên bộ sách Giáo dục Công nghệ của nhóm ông Đại không được sử dụng vào nhóm các bộ sách giáo khoa được phát hành đầu năm học 2020-2021 này (hiện có 5 bộ, mà bộ Cánh Diều của nhóm Nguyễn Minh Thuyết là một trong đó).

Bây giờ, vào tháng 10 năm 2020, qua giải trình của hội đồng thẩm định sách giáo khoa (ông Trần Đình Sử là trưởng kêu ốm, nên ông Mai Ngọc Chừ là phó mà ra trả lời thay, xem ở đâyở đây), thì thật ra bộ Cánh Diều của nhóm ông Nguyễn Minh Thuyết cũng có nhiều lỗi, hội đồng đã chỉ ra, nhưng nhóm ấy không sửa ! Tức nhóm ấy cũng bảo lưu ý kiến, hệt như nhóm ông Hồ Ngọc Đại bảo lưu ý kiến mà không sửa bộ Công nghệ Giáo dục.

Vậy là, có phải như dân chúng đang nói: sách giáo khoa mang danh Đổi Mới gì đó, thực chất thì đang bốc mùi rồi. Mùi tiền và mùi cánh hẩu. Sách thì có các bộ "Cánh Diều" hay "Cánh Buồm" gì đó, thì thực chất, dân chúng thấy rất rõ có các bộ "Cánh Hẩu". 

Có thể đưa một bức tranh tổng thể gọi là: Một nền giáo dục thu giá và học giá dựa trên các áp-phe cánh hẩu. Nói gọn là như vậy.



Bố sách Công nghệ Giáo dục của nhóm Hồ Ngọc Đại

Bộ sách Cánh Diều của nhóm Nguyễn Minh Thuyết



Lấy từ trang của công ty làm ra bộ Cánh Diều

Cần chất vất như vậy đối với Bộ Giáo dục mà hiện ông Phùng Xuân Nhạ làm Bộ trưởng và cái hội đồng mà ông Trần Đình Sử đương là chủ tịch.


Tháng 10 năm 2020,

Giao Blog






---

CẬP NHẬT 


4. Vấn đề là 3 triệu bản sách đã rồi

"

(Rất mong mọi người cùng trao đổi)

1/ Qui trình lựa chọn sách giáo khoa được qui định trong Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT, trong đó nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu cơ sở giáo dục "Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý giáo dục, học sinh, cha mẹ học sinh về quyết định lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông" những người này giờ đang ở đâu? còn làm trong ngành giáo dục không? Tôi không nghĩ là về hưu hay chuyển nghề hết tất cả!!! Sao không thấy trường, sở, phòng ban giáo dục nào tổ chức họp báo giải thích các lý do lựa chọn sách lớp Một.
2/ Cùng với người đứng đầu cơ sở giáo dục, danh sách Hội đồng hùng hậu lắm, từ tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn, đại diện phụ huynh học sinh: những người này giờ đâu rồi? Lên tiếng đi chứ!
3/ Cách đây gần nửa năm, các báo chính thống đồng loạt ca ngợi bộ sách "Cánh diều" - bộ sách xã hội hóa đầu tiên - đã gây bất ngờ khi được 20 tỉnh/thành lựa chọn (như một sự "chê bai" ngầm 4 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục): tại sao những "Tuổi trẻ", "Thanh niên", "Lao động", Vnexpress",... không giở sách ra mà đọc mà phát hiện, mà lên tiếng, mà cảnh báo,... như lúc này???
4/ Sách giáo khoa - sau khi được lựa chọn - được niêm yết tại trường học trước 4 tháng khi năm học mới bắt đầu: ơ thế không phụ huynh nào đọc ư??? Sao đến khi con mình vào năm học rồi mới phát hiện ra???
5/ Với tôi, dưới đây mới là vấn đề quan trọng cần lưu tâm:
Thứ nhất, trên cương vị một người giảng dạy, để học sinh lớp Một nắm vững, hiểu rõ âm, vần, từ, bài học cần có một số đặc trưng cơ bản: đó là dễ nhớ, dễ thuộc, đơn nghĩa và vì chúng ta đang dạy con,em học tiếng Việt nên dứt khoát yếu tố ngôn ngữ không thể tách rời với bối cảnh văn hóa.
Thứ hai, vì từng tham gia "kha khá" đề tài, dự án các loại nên kinh nghiệm "chưa nhiều" cũng cho tôi thấy, danh tiếng của cá nhân tham gia đề tài/dự án không tỉ lệ thuận với kết quả đâu. Ai cũng có 24 giờ giống nhau, đi họp cuốc hội, trả lời phỏng vấn với lị ngồi các loại hội đồng xét duyệt và thẩm định thì lấy đâu thời gian mà giảng dạy, mà đọc tài liệu, mà nghiên cứu. Mà chính vì như thế nên khi phải trả lời về thứ tưởng như đúng chuyên môn nhứt, thì lại toàn lôi nghị quyết ra đó,...
Thứ ba, "3 triệu bản sách đã được đặt hàng" là chi tiết khẳng định "cuộc chiến khốc liệt" nào đó nhá...
À, mà cuối cùng là, người ta đang thẩm định sách giáo khoa mới lớp 6 để bắt đầu sử dụng từ năm học 2021-2022 đó, phụ huynh nào có con đang học lớp 5 thì chuẩn bị đi là vừa...











"

https://www.facebook.com/anh.dieu.58/posts/3359698477449994


3. Vấn đề giáo viên đứng lớp trực tiếp không có ý kiến


Fb Nguyễn Quang Vinh (13/10/2020)

Mấy hôm trước, trên fb này, tôi đã từng viết như sau: Ngành Giáo dục đang có một ưu thế, ưu thế của sự câm nín. Tỉ lệ câm nín, cúi đầu làm theo, nghe theo, không dám phản biện của đội ngũ giáo viên, quản lý cấp dưới vì đủ lí do ràng buộc, cả những cay đắng buộc thuần phục, dần dần, biến bộ máy ngành thành những ông chảnh, cao ngạo, hợm hĩnh, cao ngạo và hợm hĩnh ngay khi sai lè lè ra.
Và nhờ câm nín, im lặng, nén phản biện, biểu quyết giơ tay, nên Bộ giáo dục luôn hả hê báo cáo chính phủ: Tất cả giáo viên đứng lớp đều đồng thuận và thích thú với sách giáo khoa cải cách. Sự dối trá nảy nòi từ việc bị thủ tiêu đấu tranh, thủ tiêu phản biện.
Và đây là ý kiến của cô Phan Tuyết in trên báo Giáo dục Việt Nam:
VÌ SAO GIÁO VIÊN IM LẶNG ?
Một người bạn của chúng tôi đã đặt câu hỏi thế này: “Giáo viên đang ở đâu trong cuộc tranh luận về sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1? Tại sao không thấy (hoặc rất ít) thầy cô giáo nào lên tiếng?
Quả thật, trong các cuộc tranh luận, phản biện về chất lượng sách giáo khoa hiện nay, ít thấy sự góp mặt của những nhà giáo đang giảng dạy trong hệ thống các trường công lập.
Thầy cô là những người đang trực tiếp giảng dạy bộ sách ấy. Chính họ phải là người am tường nhất. Thế nhưng, thầy cô chỉ luôn đóng vai trò làm người quan sát.
Đừng nói là lên tiếng, chỉ cần comment hay bấm like hoặc thả tim vào các trao đổi, các bài viết về sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 trên mạng xã hội đa phần các nhà giáo còn không dám thì lấy đâu mà dám lên tiếng?
Người ngoài đặt câu hỏi thắc mắc: Ai đã lệnh cho các cơ sở giáo dục quán triệt giáo viên im lặng? để triệt tiêu ý kiến cá nhân? Buộc giáo viên phải đứng ngoài công cuộc đổi mới của ngành mà thầy cô chính là chủ thể?
Giáo viên phải ủng hộ chủ trương lớn đổi mới của ngành
Ai ra lệnh cho giáo viên im lặng thì không biết, chỉ biết rằng trong các cuộc họp hội đồng, người thường xuyên nhắc nhở giáo viên không được chia sẻ, like, bình luận vào những bài viết về những tiêu cực của ngành giáo dục là những hiệu trưởng các trường học.
Người viết bài trước đây đã không ít lần được hiệu trưởng nhà trường “mời lên phòng uống nước” sau mỗi một bài viết phản ánh tiêu cực trong ngành giáo dục đăng trên báo.
Có hiệu trưởng đã gay gắt buộc không được viết bài, có hiệu trưởng lại khá nhẹ nhàng phân tích đừng làm gì để ảnh hưởng đến uy tín nhà trường.
Người lại tỏ ra vô cùng cảm thông và nói rằng bản thân họ không muốn thế nhưng cứ sau mỗi bài viết của mình, họ lại bị lãnh đạo bên trên gọi điện quở trách đã để giáo viên làm như vậy.
Và, đã có lần người viết bài được “mời thẳng lên phòng giáo dục uống nước” vì đã có những bài viết phân tích những hạn chế của Thông tư 30 khi triển khai rộng rãi trong toàn ngành.
Vị lãnh đạo phòng đã nói như vỗ vào mặt kiểu giáo viên chỉ nhìn qua cái cổng trường biết gì mà viết với lách? Nhiệm vụ đi dạy thì lo dạy dỗ cho tốt đi.
Vị lãnh đạo khác cũng lên tiếng, là giáo viên phải ủng hộ những chủ chương lớn của ngành chứ sao lại cứ thích vạch áo cho người xem lưng?
Vì những suy nghĩ của lãnh đạo như thế nên dù không đồng tình với một số công văn, thông tư của ngành, giáo viên đa phần luôn im lặng và nhẫn nại thực hiện
Không phản ứng nhưng chẳng nhiều người dám làm trái những nhắc nhở của cấp trên. Có giáo viên đã chia sẻ, mở màn hình trang báo đọc đầu tiên là giaoduc.net.vn vì có nhiều bài viết hay về ngành giáo dục.
Thế nhưng, chỉ đọc thôi chứ không bao giờ dám bày tỏ quan điểm vì mình còn công việc, còn cả gia đình.
Họ sợ bị để ý, bị làm khó trong giảng dạy. Người đang phấn đấu lại sợ bị lọt vào tầm ngắm thì dù có dạy tốt, công tác nhiệt tình cũng chẳng ai chú ý đến.
Vậy là gần như cả tập thể nhà giáo đều chỉ im lặng quan sát, tự xem mình là những người ngoài cuộc. Thế nhưng trong các buổi café, các cuộc họp vỉa hè những suy nghĩ thật, những bức xúc mới được dịp tuôn trào.
Và, chỉ nay mai thôi, chắc chắn ngành sẽ tổ chức lấy ý kiến góp ý của giáo viên về chương trình và sách giáo khoa lớp 1.
Chắc chắn cũng chỉ nhận được những lời góp ý chung chúng kiểu (đồng ý, nhất trí) hoặc những góp ý chủ yếu là mang tính tán dương như những lần góp ý phương pháp Bàn tay nặn bột và Trường học mới VNEN.
Cả 2 phương pháp giảng dạy bị giáo viên phê phán, chỉ ra biết bao nhiêu tồn tại (đương nhiên chỉ nói bên lề cuộc họp). Thế nhưng khi lấy ý kiến góp ý gần như là những ca tụng phương pháp tích cực, giúp học sinh tự tin chiếm lĩnh kiến thức…
Hầu như chẳng thấy hoặc rất ít dòng chữ nói đến những khó khăn, tồn tại khi triển khai 2 phương pháp dạy học đó.
Nếu có thầy cô giáo nào đó mạnh dạn nêu lên chính kiến của mình cũng khó có thể lọt qua vòng trường (hoặc có lọt qua) cũng khó qua nổi cửa ải của phòng, sở để đến được nơi cần đến.
Phan Tuyết: Báo Giáo dục Việt Nam

93
2 bình luận
10 lượt chia sẻ

https://www.facebook.com/nvNguyenQuangVinh/posts/1682455351916162



2.

Mới hôm trước phát biểu trên Dân Trí, GS Trần Đình Sử nói rằng: "Tôi đã lật dở từng trang, xem từng câu chữ trong sách...".
Nhưng nay trước sức ép của dư luận ông không thể quanh co được nữa. Trả lời Soha, GS Trần Đình Sử khẳng định, những vấn đề dư luận nêu ra đối với SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ sách Cánh Diều đều đã được Hội đồng thẩm định chỉ rõ nhưng chủ biên sách xin bảo lưu.
Giờ đến giai đoạn ông đổ lỗi cho Chủ biên Nguyễn Minh Thuyết. Mới hôm qua hai Giáo sư còn hát song ca rất ăn ý bài hát đổ cho Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê. Sao nay nỡ lòng nào giật micro hát một mình.
Giờ thì không biết GS Nguyễn Minh Thuyết sẽ phải lĩnh xướng kiểu gì nghe cho lọt tai dư luận đây?!
Vở ca kịch càng lúc càng hay!


https://www.facebook.com/hmh2904/posts/3743668038984930



1.

GS Trần Đình Sử: HĐ thẩm định có phần nể nang, không kiên quyết yêu cầu sửa chữa SGK Tiếng Việt lớp 1

Hoàng Đan | 

GS Trần Đình Sử: HĐ thẩm định có phần nể nang, không kiên quyết yêu cầu sửa chữa SGK Tiếng Việt lớp 1
GS Trần Đình Sử. Ảnh: Kim Hiền.

GS Trần Đình Sử khẳng định, những vấn đề dư luận nêu ra đối với SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ sách Cánh Diều đều đã được Hội đồng thẩm định chỉ rõ nhưng chủ biên sách xin bảo lưu.

Trao đổi với PV vào sáng 13/10, GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 cho biết, hiện Hội đồng đang tiến hành làm việc để rà soát lại nội dung SGK Tiếng Việt 1 - bộ sách Cánh Diều theo đề nghị của Bộ GD&ĐT.

GS Sử cho hay, ông hiểu sự lo lắng của dư luận xã hội, các bậc phụ huynh có con đang học lớp 1 khi tiếp nhận những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong SGK mới.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, mọi người cần nhìn nhận một cách khách quan, góp ý, phản biện có trách nhiệm, không nên đưa những thông tin thiếu kiểm chứng, gây ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên, học sinh.

Đối với quá trình thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ Cánh Diều cũng như 4 bộ SGK khác, GS Sử nhấn mạnh, Hội đồng thẩm định đã làm việc một cách rất nghiêm túc, cẩn trọng, khách quan, công tâm.

"Ở đây, không có chuyện Hội đồng không biết gì, không phát hiện các vấn đề được dư luận đặt ra. Chúng tôi khi thẩm định sách đều chỉ rõ các vấn đề và đề cập với tác giả.

Hội đồng luôn đưa ra hai mức, trong đó, mức cao nhất bắt buộc phải sửa, phải thay, đó là những nội dung không đúng quy định, không chuẩn đạo đức, có vấn đề về tri thức, tư tưởng chưa nổi bật...

Mức thứ hai khuyến nghị, tức là không bắt buộc khi văn bản, ngữ liệu không sai, nhưng chưa hay chưa tốt nên Hội đồng khuyến nghị tác giả sửa chữa, thay đổi cho hay hơn, tốt hơn", GS Sử nói.

GS Trần Đình Sử: HĐ thẩm định có phần nể nang, không kiên quyết yêu cầu sửa chữa SGK Tiếng Việt lớp 1 - Ảnh 1.

Truyện hai con ngựa trong cuốn sách.

Chủ tịch Hội đồng thẩm định khẳng định, cả 5 bộ sách, trong đó, có SGK Tiếng Việt lớp 1 - bộ sách Cánh Diều đều không có gì sai và nếu có sai, các tác giả đều đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng.

Những vấn đề mà gần đây phụ huynh bức xúc như truyện "Hai con ngựa; Cua, cò và đàn cá..., GS Sử nêu, nội dung bài đọc không có gì sai, phản cảm hay dạy trẻ khôn lỏi như một số người nêu mà đều có tính giáo dục và chỉ cần giáo viên khi giảng nói, dạy thêm thì trẻ sẽ hiểu.

Tuy nhiên, khi chia làm hai phần người đọc chưa rõ ngay được tư tưởng, do đó, Hội đồng đã yêu cầu thay.

Đối với việc sử dụng văn bản, ngữ liệu như từ "nhá" thay cho từ "nhai" hay "chả" thay cho "chẳng", "không", viết tiếng quạ kêu là "quạ" chứ không phải "quà, quà" theo GS Sử, Hội đồng cũng đã yêu cầu sửa lại.

Tuy nhiên, do tác giả giải thích sử dụng từ "nhá" chứ không sử dụng từ "nhai" là vì đến thời điểm có bài tập đọc này, học sinh chưa học đến vần "ai", nên sử dụng từ "nhá".

Hay sử dụng từ "chả" thay cho các từ "không" hoặc "chẳng" vì đến giai đoạn này, học sinh chưa được học các vần "ông", "ăng", do đó, chủ biên sách xin bảo lưu.

Về từ "quạ", chủ biên sách viện cớ rằng các nhà văn Ma Văn Kháng, Nguyễn Phan Hách khi tả về quạ đều cho quạ kêu là "quà, quà" và đưa ra nhiều dẫn chứng, nên Hội đồng chấp nhận.

"Ở đây, Văn học không phải như Toán mà 1+1=2, mà mỗi người có cách hiểu khác nhau. Với những điểm không sai Hội đồng đã chỉ ra, khuyến cáo tác giả nhưng Hội đồng cũng có phần nể nang nên không kiên quyết yêu cầu thay thế, sửa chữa và điều này chính là làm hại sách.

Khuyết điểm của Hội đồng cũng chính là ở điểm này. Tuy vậy, với những khuyến cáo của Hội đồng chỉ ra mà tác giả không sửa chữa, thay thế thì trách nhiệm thuộc về tác giả", GS Sử nêu rõ.

Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc họp vào chiều 12/10 nhấn mạnh, việc nhiều ý kiến góp ý về một cuốn SGK mới, được biên soạn theo chương trình mới, theo phương thức xã hội hóa là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu.

Ông nói, các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Bộ GDT&ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học.

Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, thì Bộ phải có sự giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục.

Mặt khác, Bộ GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo viên trong những năm tới.


https://soha.vn/bo-truong-phung-xuan-nha-diem-nao-sgk-tieng-viet-lop-1-chua-phu-hop-phai-chinh-sua-20201012205422662.htm

..




---

TƯ LIỆU HỒI CỐ


2.

FB
Thai Vo Quang
viết như thế này:
Có kẻ bảo: Sách "Cánh diều" của ông Thuyết chỉ là một trong năm bộ sgk được quyền lựa chọn đưa vào dạy và học. Không thích thì thôi, đừng dạy và học theo nó. Có gì mà phải chộn rộn ?
Cũng có phần đúng.
Nhưng hỏi: Chi phí biên soạn sách đấy lấy từ đâu? Bao nhiêu? Phải bt Nhạ duyệt không?
Nếu của ông Thuyết bỏ tiền túi ra thì đóe thèm nói nữa !
Đúng là:
"Cánh buồm" tải đạo vượt trùng khơi
"Cánh diều" nhào lộn chơi đứt lèo.
Phỏng ?
Tôi comment vào như sau:
Bác nhầm quá đấy bác Thai Vo Quang. Làm SGK bây giờ doanh nghiệp nào làm thì bỏ tiền ra thuê tác giả viết, kể cả NXBGD trực thuộc Bộ GD. Bộ sách ông Nguyễn Minh Thuyết do Công ty VEPIC bỏ tiền ra để tổ chức bản thảo, in ấn, phát hành, lời ăn lỗ chịu. Ông Nguyễn Minh Thuyết chỉ là người làm thuê (bên B) của Công ty này.


Với hiểu biết của em, xin giải thích cho bác 
Thai Vo Quang
 và thầy 
Nguyễn Văn Dân
 thế này:
Trước khi có NQ 88 của QH (2014) trong đó cho phép một chương trình nhiều bộ SGK thì cả nước chỉ được phép một bộ SGK do Bộ GD chủ trì biên soạn. Kinh phí để biên soạn là tiền ngân sách, nhưng khi biên soạn, thẩm định xong rồi thì Bộ giao bản thảo đó cho NXBGD sửa chữa cho hoàn thiện (gồm biên tập, minh họa, chế bản, in ấn,...). Việc bán sách là của NXBGD nhưng giá sách là giá duyệt của Bộ Tài chính. Tóm lại NXBGD được hưởng kiểu như "hoa hồng" do đứng ra biên tập, minh họa, in và phát hành.
Có những thời kỳ em thấy các vị lãnh đạo NXBGD kêu trời vì bán SGK bị lỗ do giá giấy, công in tăng. Bọn em hỏi lỗ thì làm sao nuôi sống hàng nghìn con người của NXB? Đáp: "Phải lấy lãi của sách tham khảo (chúng em gọi là "sách ăn theo") bù vào". Và các bác ấy cho biết phải chật vật xin Bộ TC cho tăng giá SGK. Tuy vậy, theo em biết thì từ 2002 đến nay cũng chỉ có 1 hay 2 lần tăng giá thôi.
Nhưng từ khi có NQ 88 của QH (2014) trong đó cho phép một chương trình nhiều bộ SGK thì ngay cả NXBGD cũng không được rót tiền làm SGK (Nên phân biệt với tiền làm chương trình hoàn toàn khác - tiền đó nhà nước đứng ra vay giúp Bộ GD rồi Bộ GD "giải ngân", quyết toán với Ngân hàng thế giới).
Trong phong trào làm nhiều bộ sách thì Bộ GD cũng có ý định làm riêng một bộ và tiền này hình như lấy cái tiền vay Ngân hàng thế giới làm CT mà chưa tiêu hết hay là lại đi vay tiếp thì em không rõ.
Nhưng rồi Bộ GD không tập hợp được đội ngũ tác giả, vì các tác giả đã hoặc vào bộ nọ, hoặc vào bộ kia, nhiều người đã ký HĐ rồi. Cho nên kế hoạch làm bộ SGK của riêng Bộ GD bị "thối".
Trong bài báo của FB Phuc Tran Van đưa lên, em thấy ông Nguyễn Xuân Thành giải thích loanh quanh, sai lạc, chả rõ ra làm sao. Có lẽ hồi ấy ông ấy mới nhậm chức chả hiểu mô tê gì hay là còn uẩn khúc gì đó. Nhưng em biết đợt làm SGK này không có tiền ngân sách. Nhóm tác giả làm SGK với CTy VEPIC như GS. NMT không thuộc hệ thống của Bộ GD lại càng chắc chắn không.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2429752213985219&id=100008513914016



1.


 22/03/2019 06:54 NHẬT DUY
(GDVN) - Vấn đề đặt ra là bộ sách giáo khoa mà Bộ Giáo dục chủ trì thì lấy từ nguồn vay của Ngân hàng Thế giới còn các bộ sách giáo khoa khác thì được lấy kinh từ đâu?

Chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai chỉ còn hơn một năm nữa sẽ được áp dụng giảng dạy đại trà ở lớp 1.

Phải nói rằng đây là khoảng thời gian không còn nhiều để hoàn thiện bộ sách nhưng chúng ta thấy vẫn còn rất nhiều phải làm.

Theo thông tin từ Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học thì trong tháng 3 này sẽ mời chuyên gia, giáo viên viết bộ sách giáo khoa mới.

Vấn đề đặt ra là bộ sách giáo khoa mà Bộ Giáo dục chủ trì thì được lấy kinh phí từ nguồn vay của Ngân hàng Thế giới còn các bộ sách giáo khoa khác thì được lấy kinh phí từ đâu?

Chỉ còn hơn 1 năm nữa là áp dụng sách giáo khoa mới ở lớp 1 (Ảnh minh họa: Báo Lao động)

Lâu nay, có lẽ mọi người chúng ta vẫn tưởng là những bộ sách giáo khoa không phải của Bộ chủ trì biên soạn thì kinh phí sẽ là của các tổ chức, cá nhân bỏ ra để thực hiện bộ sách của mình.

Tuy nhiên, sự thực có lẽ lại không phải là vậy.

Ngày 19/3/2019, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Giám đốc Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông đã trả lời phỏng vấn trên Báo Thanh niên giúp cho dư luận có nhìn rõ nhất về vấn đề này.

Khi phóng viên Báo Thanh niên đặt câu hỏi:

Điều khiến dư luận lo ngại trong việc không công bằng còn là việc bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục- Đào tạo tổ chức biên soạn thì lấy từ nguồn vay của Ngân hàng Thế giới còn các bộ sách giáo khoa khác phải tự trang trải kinh phí trong tất cả các khâu nên khó có thể cạnh tranh bình đẳng về giá? [1]

 Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Xuân Thành đã chia sẻ như sau:

Cơ cấu chi phí cho một bộ sách giáo khoa là có phần nhuận bút tác giả thì tất cả các bộ sách giáo khoa đều có, khác nhau chỉ là phần kinh phí này khi bộ sách giáo khoa của Bộ thì được đầu tư trước.

Còn phần in ấn tất cả các bộ sách giáo khoa đều như nhau nên không có sự khác nhau”. [1]

Như vậy, kinh phí nhà nước (nguồn tiền vay) sẽ chi trả tiền nhuận bút viết sách giáo khoa cho tất cả các bộ sách giáo khoa tới đây chứ không phải chỉ riêng bộ sách mà Bộ Giáo dục chủ trì biên soạn.

Câu chuyện chương trình, sách giáo khoa vẫn chưa ngã ngũ

Việc chi trả tiền nhuận bút viết sách giáo khoa cho tất cả các bộ sách giáo khoa cũng tạo nên sự công bằng giữa bộ sách của Bộ và những bộ sách của các tổ chức, cá nhân khác.

Nó sẽ tạo nên được sự cạnh tranh công bằng giữa các bộ sách giáo khoa với nhau khi cùng có sự đầu tư kinh phí giống nhau.

Tuy nhiên, việc chi trả này sẽ tạo nên áp lực cho ngân sách nhà nước. Bởi, chương trình, sách giáo khoa hiện hành chỉ có “một chương trình, một bộ sách giáo khoa” mà khi đưa vào giảng dạy đã gây tốn kém hàng tỉ đô la.

Bây giờ “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” cứ ngỡ là các tổ chức, cá nhân làm sách sẽ phá vỡ thế “độc quyền” sách giáo khoa.

Đồng thời sẽ giảm được chi phí cho nhà nước, dân cũng có sự lựa chọn cho riêng mình khi sử dụng các bộ sách giáo khoa mới.

Thế nhưng, từ những chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Giám đốc Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông thì ta thấy kinh phí phải chi sẽ nhiều hơn.

Bởi, theo lộ trình thì nếu chúng ta thực hiện "một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa", trong đó Bộ Giáo dục sẽ thực hiện biên soạn một bộ sách giáo khoa.

Lựa chọn một chương trình- một bộ sách giáo khoa- hay nhiều bộ sách giáo khoa đến bây giờ hình như vẫn chưa có những quyết định cuối cùng.

Bộ Giáo dục có nên làm bộ sách giáo khoa cho chương trình mới nữa không?

Trong khi nhiều cá nhân, tổ chức đã và đang thực hiện việc biên soạn bộ sách giáo khoa theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Điều này đã được giáo sư Nguyễn Minh Thuyết- Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, chia sẻ với Báo Vietnamnet như sau:

Từ khi Bộ Giáo dục- Đào tạo bắt đầu công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (ngày 12/4/2017), đặc biệt là từ khi công bố dự thảo các chương trình môn học (ngày 19/1/2018).

Nhiều nhà xuất bản đã đứng ra tổ chức, nhiều nhóm tác giả đã tập hợp nhau để viết sách và có thể nói nhiều quyển sách bây giờ đang ở giai đoạn hoàn thiện.

Do đó, các chủ trương mới cần hết sức cân nhắc bởi có thể gây sự hụt hẫng cho các tổ chức, cá nhân đang hăm hở đóng góp, tham gia vào việc viết sách giáo khoa”. [2]

Rõ ràng, những bộ sách giáo khoa cho chương trình mới đang còn rất rối bởi chúng ta vẫn thấy còn nhiều ý kiến khác nhau.

Song, điều mà chúng ta mường tượng thấy rất rõ là kinh phí để thay đổi chương trình, sách giáo khoa cho những năm tới đây sẽ rất nhiều.

Bởi, phần lớn sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông mới không được Bộ thực nghiệm trước mà đưa vào áp dụng đại trà ngay sẽ dẫn đến việc chỉnh sửa, bổ sung ở các năm tiếp theo.

Như vậy, nếu nhiều bộ sách giáo khoa cũng đồng thời nhiều kinh phí hơn!

Tài liệu tham khảo:

[1] https://thanhnien.vn/giao-duc/moi-giao-vien-gioi-truc-tiep-dung-lop-pho-thong-viet-sgk-1061856.html

[2] http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/chi-co-mot-bo-sach-giao-khoa-la-dieu-dang-tiec-509891.html

NHẬT DUY

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ai-tra-tien-viet-sach-giao-khoa-cho-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-post196745.gd?fbclid=IwAR2YPVu4Xtckg0GBybw4FwqTUE5lQr4JhhetyLrxcCpdg1TukVne7iSGkgo

..

1 nhận xét:

  1. 4. Vấn đề là 3 triệu bản sách đã rồi

    "

    Anh Dieu
    5 giờ ·

    Hỏi N.G.U về sách giáo khoa lớp Một,
    (Rất mong mọi người cùng trao đổi)

    1/ Qui trình lựa chọn sách giáo khoa được qui định trong Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT, trong đó nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu cơ sở giáo dục "Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý giáo dục, học sinh, cha mẹ học sinh về quyết định lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông" những người này giờ đang ở đâu? còn làm trong ngành giáo dục không? Tôi không nghĩ là về hưu hay chuyển nghề hết tất cả!!! Sao không thấy trường, sở, phòng ban giáo dục nào tổ chức họp báo giải thích các lý do lựa chọn sách lớp Một.
    2/ Cùng với người đứng đầu cơ sở giáo dục, danh sách Hội đồng hùng hậu lắm, từ tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn, đại diện phụ huynh học sinh: những người này giờ đâu rồi? Lên tiếng đi chứ!
    3/ Cách đây gần nửa năm, các báo chính thống đồng loạt ca ngợi bộ sách "Cánh diều" - bộ sách xã hội hóa đầu tiên - đã gây bất ngờ khi được 20 tỉnh/thành lựa chọn (như một sự "chê bai" ngầm 4 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục): tại sao những "Tuổi trẻ", "Thanh niên", "Lao động", Vnexpress",... không giở sách ra mà đọc mà phát hiện, mà lên tiếng, mà cảnh báo,... như lúc này???
    4/ Sách giáo khoa - sau khi được lựa chọn - được niêm yết tại trường học trước 4 tháng khi năm học mới bắt đầu: ơ thế không phụ huynh nào đọc ư??? Sao đến khi con mình vào năm học rồi mới phát hiện ra???

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.