Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

31/08/2020

Sau khi Abe rút lui : chính trị gia Nhật đã quên tinh thần "ba lần hạ cố" mà thục mạng tranh quyền

"Ba lần hạ cố" là nói về tích chuyện Lưu Bị đã không quản là người bề trên (lúc ấy đang ở tuổi U50) mà đã ba lần tới thảo lư của anh chàng Gia Cát Lượng (lúc ấy mới U30) để cầu tài, mời họ Gia ra giúp mình.

Tích chuyện ấy được giáo dục trong các trường học Nhật Bản từ xưa, xem là mĩ đức (đức tính đẹp, đạo đức tốt) trong đối nhân xử thế, trở thành một đức tính của người Nhật. 

Đó là đức khiêm nhượng (luôn khiêm tốn, sẵn sàng nhường mọi thứ cho người khác). Đức ấy được giáo dục từ rất lâu. Ngay trong bầu cử, ở cấp độ nào thì người ta đều khiêm nhượng để gạch tên mình (không tự bỏ cho mình trong bầu cử).

Nhưng đức khiêm nhượng ấy đã mất rồi, ở lần bầu cử sắp tới.

Sau khi thủ tướng Abe chính thức xin rút lui khỏi chính trường với lí do bệnh nặng vào cuối tháng 8 năm 2020, thì nội bộ đảng cầm quyền đang chia rẽ mạnh, chẳng phe nào nhường phe nào, chắng cá nhân nào nêu cao tinh thần khiêm nhượng cả, chỉ ra sức tranh đoạt quyền lực.

Dĩ nhiên, đảng đối lập thì không có quyền bầu cử rồi, luôn bị bỏ ra bên ngoài !

Đó là những ý chính mà thầy Choi vừa trình bày trên Fb của thầy. Về thầy Choi thì tạm đọc trên Giao Blog ở đâyở đây.

Dưới đây, mở đầu là nguyên văn Fb của thầy Choi. Và dưới đó là cập nhật tình hình chính trường Nhật Bản hậu Abe. Làm dần dần.



Tháng 8 năm 2020,
Giao Blog




---




6 giờ
 

次の首相の選出をめぐって議論がまちまちだ。野党は首相選出から除外された状況であり、自民党派閥の権力維持のために名分を掲げ、自派に有利な方向に進めることが明らかである。謙譲を美徳とする日本の現象はほとんど見られず、闘争だけである。私は中高校の教育の一つである「三顧の礼」は、美徳だと思っている。どんな小さな会でも投票時、自分に票を投じるようなことはせず、棄権したことがある。今も人物選びは三顧の礼の精神で定めなければならないという信条を持っている。あまりにも古くさい話かも知れない。 日本も中国共産党のように党内で決めている。野党はいつも分党している。民主主義はまだまだ遠い。非常事態という前提の下で、権力を維持するための闘争である。

다음 총리 선출을 놓고 의론분분하다. 야당이라는 것은 총리 선출에 제외된 상황이다. 그래서 자민당 권력 구조를 유지하는 선에서 명분을 내세워 자기파에게 유리한 쪽으로 몰고 가는 것이 분명하다. 겸양을 미덕으로 하는 나라에서 볼 수 있는 현상은 거의 보이지 않고 투쟁뿐이다. 나는 중고등학교의 교육에서 삼고초려라는 말을 듣고 미덕으로 여기고 살아 왔다. 어떤 작은 모임에서도 선출되는 때에도 자신에게 표를 던지는 일은 하지 않고, 기권한 적이 있다. 지금도 좋은 인물은 삼고초려의 정신으로 정해야 한다는 신조를 가지고 있다. 너무나 고리타분한 말이 되었다. 일본도 중국 공산당처럼 당 안에서 정하는 것이다. 야당이란 언제나 분당되어 있다. 민주주의가 아직도 멀다. 비상이라는 전제하에 권력의 유지를 위한 보이지 않는 투쟁이다.


筑波大学文学博士・植民地研究
広島大学名誉教授・東亜大学教授
『慰安婦の真実』ハート出版、2017
(日本研究特別賞受賞2018)
『帝国日本の植民地を歩く』花乱社2019

https://www.facebook.com/profile.php?id=100000006923242



---


BỔ SUNG


2. Fb Trần Văn Thọ

"
5 giờ chiều hôm qua (28/8) Thủ tướng Nhật Abe Shinzo họp báo. Trước hết ông báo cáo tình hình và đối sách của chính phủ về hai vấn đề quan trọng để làm yên lòng dân chúng, đó là tình hình dịch bệnh Covid19 và vấn đề an ninh quốc gia trước năng lực sản xuất tên lửa tầm xa ngày càng mạnh của Bắc Triều Tiên. Phần tiếp theo là báo cáo về tình hình sức khỏe, về bệnh viêm đại tràng tái phát và quyết định từ chức (nhiệm kỳ còn đến tháng 9 năm sau).
Ông Abe có vẻ già đi nhiều, nét mặt trông mệt mỏi, kết quả của những ngày vừa chiến đấu với bệnh tật vừa làm tròn trách nhiệm của người lãnh đạo tối cao trước các vấn đề trọng đại của đất nước. Cách trình bày của ông về lý do từ chức, về tâm tình phải để dở dang nhiều kế hoạch, thái độ xin lỗi quốc dân toát ra được tinh thần trách nhiệm của một vị lãnh đạo. Đặc biệt tôi ấn tượng nhất về mấy đoạn sau: "Về chính trị, điều quan trọng nhất là phải đưa ra kết quả. Từ ngày bắt đầu chính quyền tôi đã nói như thế và trong 7 năm 8 tháng vừa qua tôi đã đem hết tinh thần và sức lực để đưa ra kết quả. Bây giờ mang bệnh và phải trị liệu, tôi không thể để xảy ra trường hợp trong lúc khổ sở vì thể lực không còn được toàn vẹn có thể bị sai lầm trong phán đoán chính trị hay không đưa ra được kết quả. Do đó tôi đã phán đoán là nếu không còn đáp ứng với sự phó thác của quốc dân, tôi không nên tiếp tục giữ địa vị của một thủ tướng".
"Trong 7 năm 8 tháng nầy tôi đã cố gắng đối phó trước nhiều thử thách. Rất tiếc còn nhiều kế hoạch phải bỏ dở, nhưng đồng thời cũng đạt được thành quả về nhiều vấn đề. Những cố gắng và thành quả đạt được là nhờ sự tin cậy, sự khích lệ của quốc dân qua các cuộc tuyển cử. Nhưng được sự ủng hộ như vậy mà tôi phải tự chấm dứt nhiệm vụ sớm 1 năm trong lúc việc thực hiện nhiều chính sách còn dang dở, và họa Covid 19 vẫn còn, tôi thành thật xin lỗi quốc dân đồng bào. Không giải quyết được vấn đề người Nhật bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên là nỗi khổ tâm cùng cực của tôi. Việc ký hiệp ước hòa bình với Nga hay việc sửa đổi hiến pháp cũng chưa thực hiện được mà tôi phải rời nhiệm vụ thì thật là một nỗi đoạn trường".
Dù không làm việc đến hết nhiệm kỳ, Abe cũng đã trở thành Thủ tướng lâu năm nhất ở Nhật từ 4 ngày trước. Ông năng động, quyết đoán, khéo dùng người, thấy được các vấn đề lớn và biết cách giải quyết dù không phải lúc nào cũng thành công hoàn toàn. Mới lên cầm quyền từ cuối năm 2012 đã đưa ra chiến lược phát triển kinh tế (Abenomics) thích đáng và phần lớn là khả thi. Vài nội dung chưa được thực hiện nhưng kinh tế Nhật đã được cải thiện nhiều. Về đối ngoại Abe đã làm tăng uy tín của Nhật trên vũ đài quốc tế nhờ chính sách ngoại giao năng động, trong gần 8 năm đã đi công du hơn 100 nước, và do cá tính dễ gần gữi với các lãnh đạo thế giới. Thủ tướng Abe Shinzo và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có quan hệ cá nhân thân thiết. TTg NXP có kể là trong dịp tham dự lễ đăng quang của Thiên hoàng Reiwa tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng Abe đã cho sắp xếp TTg Phúc ngồi bên cạnh mình trong quốc yến.
Tấm hình kèm theo đây chụp ngày 6/6/2017 trong buổi dạ yến do Thủ tướng Abe Shinzo chiêu đãi Thủ tướng NXP. Giữa bữa tiệc, một số người đến bàn khác để chào hỏi bạn bè, người quen nên tôi cũng đến trò chuyện mấy phút với hai thủ tướng.


"
https://www.facebook.com/tran.vantho.90226



1.





(Ngày Nay) - Chánh văn phòng nội các Suga Yoshihide - một cận thân lâu năm của ông Abe Shinzo, đang nổi lên như một trong những ứng viên hàng đầu để kế nhiệm vị trí Thủ tướng Nhật Bản.

Cuối tuần qua, ông Abe tuyên bố từ chức Thủ tướng Nhật Bản do sức khỏe không còn đảm bảo, tạo tiền đề cho một cuộc bầu cử lãnh đạo trong nội bộ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền.

Trong khi một số người kế nhiệm khác đã tuyên bố ý định tranh cử, ông Suga (71 tuổi) lại không tỏ ra mặn mà trước cơ hội này. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng LDP đang lên kế hoạch đưa ông Suga lên kế nhiệm Thủ tướng Abe.

Giáo sư khoa Chính trị học Nakano Koichi từ Đại học Sophia cho biết: “Truyền thông và đảng LDP đang cố gắng đưa ông Suga lên tiếp quản nội các Nhật Bản".

Vốn là một chính trị gia độc lập, ông Suga được cựu Thủ tướng Abe chọn vào năm 2012 cho vai trò Chánh văn phòng nội các, hoạt động như phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ Nhật Bản, điều phối các chính sách và thúc đẩy các quan chức.

Người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu của đảng LDP chắc chắn sẽ được quốc hội bổ nhiệm vào vị trí Thủ tướng do đảng này chiếm đa số ghế. Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản sẽ tiếp tục điều hành đất nước cho tới tháng 9 năm 2021, thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của ông Abe Shinzo.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru (63 tuổi), một chuyên gia an ninh với mục tiêu phục hồi các nền kinh tế của Nhật Bản, dự kiến sẽ tham gia tranh cử. Là một nhà phê bình chính quyền Abe lây năm, ông Ishiba được công chúng yêu thích nhưng lại ít được các thành viên quốc hội để tâm.

Cựu Ngoại trưởng Kishida Fumio (63 tuổi), từ lâu được coi là người thừa kế của ông Abe, cho biết sẽ tham gia cuộc thăm dò ý kiến của đảng LDP, nhưng nhà lập pháp ôn hòa này sẽ phải vật lộn để giành được sự ủng hộ của các cử tri.

Các ứng cử viên tiềm năng khác bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Kono Taro (56 tuổi) và Ngoại trưởng Motegi Toshimitsu (64 tuổi). Một ứng cử viên khác vốn không được đánh giá cao là Bộ trưởng Môi trường Koizumi Shinjiro (39 tuổi) do bị coi là còn quá trẻ.

Thông thường, một cuộc bỏ phiếu lãnh đạo được tổ chức bởi các nghị sĩ LDP cùng với các đảng viên.

Tuy nhiên, trong trường hợp thủ tướng từ chức đột ngột, một cuộc bỏ phiếu bất thường có thể được tiến hành với số người tham gia thu hẹp chỉ còn các nghị sĩ và đại diện của các chi bộ địa phương của đảng.

Steven Reed, giáo sư danh dự tại Đại học Chuo đánh giá cựu Bộ trưởng Ishiba sẽ giành lợi thế nếu đây là một cuộc tổng tuyển cử".

Vào năm 2012, ông Ishiba đã đánh bại Thủ tướng Abe trong một cuộc thăm dò ý kiến vòng đầu nhưng sau đó không giành được đa số phiếu của các nghị sĩ trong đảng.

Ông Ishiba cũng có thể có lợi thế nếu các nhà lập pháp LDP đặt ưu tiên cho một nhà lãnh đạo sẽ giúp đảng này giữ được đa số trong cuộc bầu cử hạ viện phải được tổ chức vào cuối tháng 10 năm 2021.

Quay trở lại với ông Suga, từ lâu đã có nhiều ý kiến cho rằng vị Chánh văn phòng nội các có khả năng kế nhiệm ông Abe Shinzo. 
Tuy nhiên, nhà lập pháp kỳ cựu này dường như đang xây dựng hình ảnh của một nhà điều hành trong hậu trường hơn là một nhà lãnh đạo ngoài tiền tuyến.
Theo Reuters

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.