Vào tháng 3 năm 2016, võ sư Lương Ngọc Huỳnh đã lập đàn cầu mưa cứu hạn cho đồng bằng sông Cửu Long (xem lại ở đây).
Tháng 3 năm 2020, hạn hán ở đó đang ở mức khốc liệt.
Thông tin từ các nơi.
Cập nhật dần.
Tháng 3 năm 2020,
Giao Blog
Tháng 3 năm 2016:
Nhiệm vụ của Ủy hội sông Mê Công
Nhằm thúc đẩy, phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và an sinh của cộng đồng bằng cách triển khai thực hiện những hoạt động và chương trình chiến lược, cung cấp thông tin khoa học và cố vấn chính sách.
Ủy hội sông Mê Công ra đời với tên gọi Ủy ban Mê Công vào năm 1957, và trở thành Ủy ban Lâm thời về điều phối nghiên cứu Hạ lưu Lưu vực sông Mê Công vào năm 1978. Năm 1995, bốn quốc gia có chung hạ lưu lưu vực sông Mê Công ký Hiệp định Hợp tác Phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công, và từ đó lập ra Ủy hội sông Mê Công – MRC. Ủy hội sông Mê Công gồm: Hội đồng, Ủy ban Liên hợp và Ban Thư ký. Các nước thành viên đã thành lập các Ủy ban sông Mê Công Quốc gia để hỗ trợ thêm cho Ủy hội thực hiện nhiệm vụ của mình.
gồm mỗi nước một thành viên ở cấp Bộ hoặc thành viên Chính phủ. Hội đồng đề ra chính sách, ra quyết định và đưa ra những hướng dẫn khác liên quan tới việc thúc đẩy, hỗ trợ, hợp tác và phối hợp các hoạt động và chương trình chung nhằm thực hiện Hiệp định 1995.
Gồm mỗi nước một thành viên ở cấp từ Vụ trưởng trở lên. Ủy ban thực hiện các chính sách và quyết định của Hội đồng và giám sát các hoạt động của Ban Thư ký của Ủy hội sông Mê Công.
Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công hỗ trợ cho Hội đồng và Ủy ban Liên hợp về kỹ thuật và hành chính. Dưới sự giám sát của Ủy ban Liên hợp, Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của hơn 100 nhân viên chuyên môn và hành chính chung. Đối tác chính trong các hoạt động của MRC tại bốn nước thành viên là các Ủy ban sông Mê Công Quốc gia (NMC).
Các Ủy ban sông Mê Công Quốc gia phục vụ nhu cầu của Hội đồng trong từng quốc gia và các thành viên của quốc gia đó nằm trong Ủy ban Liên hợp. Mục đích chung của các Ủy ban này là nhằm tăng cường hợp tác bằng cách tạo ra mối quan hệ giữa MRC và chính phủ các nước, và phối hợp các hoạt động liên quan tới MRC ở cấp quốc gia. Cơ cấu và thành phần của các Ủy ban sông Mê Công Quốc gia khác biệt tùy từng nước. Mỗi Ủy ban Quốc gia lại có Ban Thư ký phục vụ cho mình.
Các Ban Thư ký hỗ trợ cho các Ủy ban sông Mê Công Quốc gia bằng cách giúp xác định và phối hợp các chương trình của MRC, trợ giúp các cơ quan ngành trong nước trong các hoạt động liên quan tới MRC, và tạo điều kiện tổ chức phục vụ những sự kiện quốc tế như các cuộc họp của Ủy ban Liên hợp và Hội đồng.
http://www.mrcmekong.org/vietnamese
http://vnmc.gov.vn/
Tin mới nhất trên trang Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là tin đưa lên vào ngày 7/12/2019 (chép nguyên bài về Giao Blog vào ngày 18/3/2020):
"
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương với sự tham dự của Bộ trưởng Tài nguyên nước của các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành làm Trưởng đoàn, cùng đại diện của các Bộ Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã thảo luận, đánh giá các kết quả đạt được trong hợp tác Tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương; thông qua Tuyên bố chung và danh sách các đề xuất dự án Hợp tác Mê Công-Lan Thương và chứng kiến Lễ ký bản Ghi nhớ Hợp tác giữa Trung tâm Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công- Lan Thương và Ban Thư ký Uỷ hội sông Mê Công quốc tế.
Hợp tác Mê Công – Lan Thương đã được bắt đầu từ năm 2016, trong đó hợp tác về tài nguyên nước đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu như thiết lập cơ chế hợp tác về tài nguyên nước trong lưu vực, thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm hợp tác Tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương, tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương lần thứ nhất, tăng cường hoạt động chia sẻ thông tin số liệu trên phạm vi toàn lưu vực, đặc biệt là các số liệu thủy văn trong mùa lũ, nhiều dự án hợp tác chung giữa các nước đã được xây dựng và triển khai có hiệu quả...
Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các quốc gia thành viên chủ động và tích cực tham gia ngay từ quá trình thành lập Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương và có nhiều đóng góp về nội dung và lĩnh vực hợp tác. Các đoàn đại biểu Việt Nam tham gia đầy đủ các cuộc họp Nhóm công tác, theo dõi quá trình triển khai các chương trình, dự án hợp tác trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng này. Việt Nam cũng tích cực, chủ động đề xuất các lĩnh vực hợp tác về tài nguyên nước và hiện đang đẩy mạnh thực hiện các đề xuất này.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng tiếp tục khẳng định Hợp tác Tài nguyên Nước Mê Công-Lan Thương thời gian tới sẽ tiếp tục gắn chặt với chủ đề "Cùng chia sẻ dòng sông, cùng chia sẻ tương lai"; phối hợp chặt chẽ trong các hành động chung nhằm thực hiện các quyết định của lãnh đạo cấp cao; nỗ lực hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động 5 năm của hợp tác tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương (2018-2022); tăng cường và mở rộng hợp tác về chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa các quốc gia thành viên nhằm hướng tới đạt được một cơ chế chia sẻ thông tin và dữ liệu toàn diện cho Hợp tác Mê Công-Lan Thương; tăng cường năng lực trong phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của các thiên tai liên quan đến nước và thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường đối thoại và phối hợp giữa các quốc gia thành viên về các vấn đề liên quan đến nước; thúc đẩy tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững liên quan đến nước, duy trì cân bằng giữa phát triển và bảo vệ tài nguyên nước; khuyến khích phát triển đồng hành cơ chế Hợp tác Tài nguyên Nước Mê Công-Lan Thương với các cơ chế hợp tác tiểu vùng khác.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Công Thành đánh giá cao các thành tựu của Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương và khẳng định sự tham gia tích cực và đóng góp có hiệu quả của Việt Nam trong cơ chế hợp tác này. Nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Hợp tác Mê Công-Lan Thương vì lợi ích chung của tất cả các quốc gia ven sông trong lưu vực, Việt Nam đề nghị trong thời gian tới hợp tác tài nguyên nước cần ưu tiên thúc đẩy các hoạt động sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch hành động hợp tác nguồn nước 5 năm 2018-2022 thông qua thực hiện các chương trình, dự án chung đã được phê duyệt và tiếp tục xác định các dự án và hoạt động chung.
Thứ hai, tăng cường và mở rộng các lĩnh vực hợp tác, bao gồm cả chia sẻ thông tin số liệu, kinh nghiệm quản lý và trao đổi khoa học-kỹ thuật, đặc biệt hướng tới đạt được một cơ chế chia sẻ thông tin dữ liệu toàn diện cho toàn lưu vực sông Mê Công.
Thứ ba, tăng cường tham vấn, đối thoại trong xây dựng chính sách, kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý vì lợi ích chung của tất cả các nước trong lưu vực, tiến tới xây dựng một Chiến lược chung về quản lý tài nguyên nước cho lưu vực sông Mê Công-Lan Thương, trên cơ sở thiết lập mạng lưới giám sát diễn biến trong lưu vực; các nghiên cứu tác động của các hoạt động phát triển và biến đổi khí hậu và các giải pháp phòng chống giảm nhẹ và thích ứng của tứng quốc gia ven sông.
Thứ tư, nghiên cứu, trao đổi thông tin và kinh nghiệm, xây dựng các quy định chung nhằm tăng cường ứng dụng và phát triển công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; an toàn công trình.
Thứ năm, thúc đẩy sự phối hợp giữa cơ chế hợp tác Mê Công-Lan Thương với các cơ chế hợp tác Mê Công khác, đặc biệt là Ủy hội sông Mê Công quốc tế, nhằm phát huy tối đa các cơ sở kiến thức sẵn có của các cơ chế này đã được xây dựng trong nhiều năm qua.
Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Tài nguyên Nước Mê Công-Lan Thương và thống nhất tổ chức định kỳ và luân phiên Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Tài nguyên Nước Mê Công-Lan Thương.
"http://vnmc.gov.vn/newsdetail/471/hoi-nghi-bo-truong-hop-tac-tai-nguyen-nuoc-me-cong-lan-thuong.aspx
---
Cập nhật tháng 3 năm 2020
https://tuoitre.vn/song-chung-voi-han-man-o-mekong-20200316085131287.htm
---
BỔ SUNG
2.
https://tuoitre.vn/nam-2021-se-co-giong-lua-chiu-man-trong-duoc-tren-bien-20200320134743442.htm
1.
Hồ nước duy nhất còn lại của xã Gia Thuận, Gò Công Đông được bà con tới lấy nước phục vụ sinh hoạt. Ảnh: ĐÀO TRANG
..
..
Cập nhật tháng 3 năm 2020
Sống chung với hạn, mặn ở Mekong
16/03/2020 09:17 GMT+7
TTO - Các nước ở hạ lưu sông Mekong giờ đây đối mặt tình trạng hạn, xâm nhập mặn đe dọa mưu sinh thường xuyên hơn. Khẩn cấp xây dựng những kịch bản mới là điều cần thiết.
Theo Ủy hội sông Mekong (MRC), không một lưu vực sông nào trên thế giới hưởng lợi từ lũ nhiều như khu vực hạ lưu của sông Mekong (LMB). Trong khi lũ lụt hằng năm có khả năng gây thiệt hại cho các cộng đồng chưa chuẩn bị, làm hỏng mùa màng và gây nguy hiểm cho an ninh lương thực, chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp.
Ngược lại, hạn hán lại không đem lại bất kỳ lợi ích rõ ràng và khi kết hợp với xâm nhập mặn, hậu quả chỉ có tồi tệ hơn.
Quản lý hạn hán như lũ lụt?
Thống kê của MRC cho thấy thiệt hại trung bình do lũ ở khu vực LMB dao động từ 60 đến 70 triệu USD mỗi năm nhưng lợi ích kinh tế mà nó mang lại có thể lên tới 8-10 tỉ USD. Không chỉ đem theo lượng cá tôm chưa từng thấy trong năm, lũ còn "nạp lại" nguồn nước mới cho nước ngầm.
Nước trong mùa lũ có thể được trữ lại để sử dụng trong mùa khô, các trầm tích lắng đọng giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất. Quản lý lũ và hạn chế tối thiểu thiệt hại từ nó là thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với nhiều nước trong LMB.
Không giống như lũ lụt, hạn hán có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và nước, mất thu nhập trong khi nguy cơ mắc các loại bệnh cao hơn. Hạn hán gây thiệt hại cho nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo và có thể dẫn đến mất toàn bộ mùa màng, chăn nuôi và thủy sản. Với tần suất hạn hán ngày càng cao ở LMB, thiệt hại của nó đã bắt đầu vượt qua lũ lụt.
Nhật Bản, một quốc gia có hợp tác chặt chẽ với các nước LMB, trong nhiều năm qua đã có các bước đi hỗ trợ. Mới đây nhất, ngày 13-3 tại Lào, đại diện Chính phủ Nhật đã trao khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 3,9 triệu USD cho MRC để giúp tổ chức này tăng cường năng lực giám sát, dự báo về hạn hán và lũ lụt tại LMB.
Số tiền kể trên sẽ được phân bổ trong bốn năm từ năm 2020 đến 2023 nhằm chuyển đổi Trung tâm Quản lý lũ lụt và hạn hán khu vực của MRC - có trụ sở tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia - thành một trung tâm có thể cung cấp nhanh hơn, chính xác hơn các dự báo về hạn hán, lũ lụt và đưa ra các cảnh báo sớm cho các nước hạ lưu sông Mekong gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Mặc dù vậy, mỗi nước cần phải có một trung tâm cảnh báo dự báo và cảnh báo hạn hán riêng để chủ động đối phó hơn trong tương lai.
Cần chuyển đổi sinh kế để sống với hạn?
Để đối phó với mối đe dọa của hạn hán, các nỗ lực liên quốc gia không nên chỉ tập trung vào việc giảm thiểu tổn thương của người dân trong lưu vực, đặc biệt là trong các cộng đồng nông nghiệp.
Những nỗ lực này nên được mở rộng sang cả công tác dự báo chính xác. Để sống chung được với hạn hán như sống chung với lũ, cần có những tính toán lâu dài giúp người dân chuyển đổi sinh kế trong mùa hạn.
Lấy ví dụ như hồ Songkhla nằm gần biển ở Thái Lan. Phụ nữ ở đây được chỉ cách làm các sản phẩm thủ công như xà bông và các sản phẩm từ cọ khi việc đánh bắt cá trở nên khó khăn hơn trong mùa hạn. Trung tâm nơi đã đào tạo họ cũng là trung tâm thu mua, đảm bảo thu nhập của mỗi người có thể lên tới 440 USD/tháng (hơn 10 triệu đồng), theo một báo cáo năm 2019 của MRC.
"Hồi sinh" những ao, hồ lớn ở LMB để trữ nước vào mùa lũ và dùng trong mùa hạn cũng là một ý tưởng tích cực nhưng cần tính toán kỹ, bởi có thể dẫn tới những cuộc tranh cãi giữa các địa phương giống như các quốc gia đã và đang làm với nhau vì những con đập.
---
BỔ SUNG
2.
Năm 2021 sẽ có giống lúa chịu mặn trồng được trên biển
20/03/2020 13:44 GMT+7
Trồng lúa trên biển nghe có vẻ vô lý song trên thực tế, nông nghiệp đại dương đang dần trở thành hình thức sản xuất lương thực, thực phẩm đầy tiềm năng.
Theo tạp chí Forbes, chỉ còn chưa đầy 1% nước ngọt trên thế giới phục vụ cho con người, và 70% trong số đó sử dụng trong nông nghiệp. Nhu cầu tăng cao về lương thực nhằm đáp ứng sự gia tăng dân số thế giới đã thúc đẩy các nhà sáng tạo tìm tòi, khám phá những khu vực mà nông nghiệp trước đây chưa từng phát triển. Một trong những sáng kiến đó là trồng lúa trên biển.
Theo đó, công ty Agrisea ở New Zealand do hai nhà khoa học trẻ 24 tuổi sáng lập đã bắt tay nghiên cứu và thực hiện mô hình. Công ty cho biết muốn sản xuất giống lúa chịu mặn và xây dựng các nông trại nổi trên mặt biển vào năm 2021 với mô hình thí điểm xuất hiện vào cuối năm 2020.
Với 7,7 tỉ người đang sinh sống trên Trái Đất, và dự báo có thêm 2 tỉ người nữa đến năm 2050, việc cung cấp đủ lương thực là rất quan trọng trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với loạt vấn đề môi trường như mực nước biển dâng cao, khí hậu nóng lên toàn cầu…
Nông nghiệp truyền thống cần nhiều đầu tư, bao gồm: phân bón, hóa chất, lao động thủ công và nước. Hầu hết nước được sử dụng trong nông nghiệp là dành cho tưới tiêu. Một số cây trồng đòi hỏi nhiều nước hơn để phát triển hơn những loại khác. Lúa là một trong những cây trồng cần nhiều nước nhất và là một trong những cây lương thực được tiêu thụ rộng rãi nhất trên toàn thế giới.
Được trồng ở hơn 100 quốc gia, lúa có sức ảnh hưởng lớn tới nguồn lương thực trên thế giới. Hơn 700 triệu tấn gạo được sản xuất mỗi năm, trong đó châu Á sản xuất hơn 90%. 3,5 tỉ người ăn gạo mỗi ngày.
Chỉnh sửa gen lúa không phải là ý tưởng hoàn toàn mới. Năm 1999, các nhà khoa học đã phát triển Dự án Golden Rice để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin A dẫn đến mù lòa ở nhiều quốc gia có gạo là lương thực chính. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tăng hiệu quả quang hợp, khả năng chịu hạn và giảm khí mê-tan của lúa cũng được thực hiện.
Agrisea tìm phương thức tiếp cận khác đối với khoa học lương thực. Qua phương pháp chỉnh sửa gen tăng cường khả năng chịu mặn của lúa, họ muốn trồng loại cây này trên đại dương. Lúa chịu mặn có thể sống trong nước biển mà không cần đất, phân bón hoặc nước ngọt. Thay vì cấy ghép gen từ các loài khác, các nhà khoa học tại Agrisea đã xác định phần gen kiểm soát mức độ chịu mặn, phần gen bảo vệ ADN và tăng cường khả năng của các gen đó.
'Những gen này hoạt động cùng nhau trong một mạng lưới. Chúng tôi tăng khả năng chịu đựng của chúng để cây trồng có thể phát triển trong môi trường nhiễm mặn', Luke Young – Giám đốc Điều hành kiêm người đồng sáng lập Agrisea – cho hay. Anh giải thích họ cũng có thể lựa chọn giải pháp nhân giống chọn lọc trên cây lúa để có kết quả tương tự, nhưng chỉnh sửa gen sẽ đẩy nhanh quá trình.
Bước đầu tiên trong quy trình này là lập danh mục bao gồm các loại cây trồng chịu mặn sẽ phát triển trong các trang trại nổi trên biển. Agrisea đã thảo luận với các nước sản xuất và tiêu thụ gạo lớn như Nigeria, Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh, cũng như New Zealand, Mỹ, Nhật Bản và Chile, để thành lập các nông trại nổi.
Trong khi Agrisea lên kế hoạch thiết lập mô hình nông trại thí điểm trên nước biển vào cuối năm nay, họ hy vọng đến năm 2021 sẽ nhân rộng quy mô và có các nông trại lớn hơn.
Mô hình này thích hợp để đối phó với các vùng đất chết hoặc tảo sinh sôi tại Mỹ và New Zealand. Không chỉ vậy, mô hình có thể được áp dụng trực tiếp trên các vùng đất nhiễm mặn. Tại những khu vực chịu hạn hán hay có sóng thần như Nhật Bản – khi nước biển tràn vào nhiễm mặn đất, lợi ích từ mô hình này có thể làm giảm nhu cầu vận chuyển đất không nhiễm mặn từ vùng khác vốn tốn kém và mất nhiều công sức.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
1.
Người Tiền Giang khổ sở vì hạn mặn
(PLO)- "Có nguồn nước nào cứu bà con không em?" - một anh phó chủ tịch xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang đã phải thốt lên khi nhìn bà con nông dân đối mặt với cảnh thiếu nước.
Anh Phạm Võ Minh Đăng, Phó Chủ tịch trẻ đầy nhiệt huyết của xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, vẫn đang tìm mọi nguồn tài trợ cho bà con nông dân ở địa phương mình.
Hồ nước duy nhất còn lại của xã Gia Thuận, Gò Công Đông được bà con tới lấy nước phục vụ sinh hoạt. Ảnh: ĐÀO TRANG
Thấy PV PLO, anh Đăng hồ hởi tiếp chuyện. Anh nói hơn một tháng trời bà con được nhận tình cảm từ các tỉnh anh em, có những nơi mang cả xe nước ngọt xuống cứu giúp; có anh chị nghệ sĩ mang bình chứa nước tặng; có anh Đại Nghĩa tặng nhiều bình lọc nước mặn cho bà con xài..., tất cả cũng hỗ trợ phần nào trong cảnh khát nước ngọt hiện nay.
"Chúng tôi trân quý tình cảm, tấm lòng thiện nguyện của người dân, từ nhà hảo tâm lắm. Song bà con hiện nay vẫn còn thiếu khá nhiều nước ngọt, nhìn cảnh bà con mang từng can nước tới lấy mà buồn. Tôi chỉ mong địa phương mình có thật nhiều nước cho bà con xài" - anh Đăng chia sẻ.
Theo anh Đăng, tình hình hạn mặn gay gắt diễn biến tại huyện Gò Công Đông nói chung và xã Tân Phước nói riêng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hạn hán kéo dài cùng với việc xâm nhập mặn đã làm cạn kiệt nguồn nước trên các kênh mương nội đồng. Một phần không nhỏ diện tích lúa đông-xuân của xã đang thời kỳ làm đòng đã không còn nước tưới, năng suất giảm nghiêm trọng.
Đặc biệt, hạn mặn đã ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân trong xã Tân Phước. Các trạm cấp nước cho 2 xã Tân Phước, Gia Thuận đã không đủ nước cung cấp cho nhân dân. Để giải quyết tình thế cấp bách, địa phương đã phối hợp với Xí nghiệp cấp nước mở các trạm cấp nước công cộng phục vụ nhân dân. Điều đáng trân trọng là trong thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm qua sự vận động của UBND xã đã dùng các phương tiện sẵn có để chuyên chở nước sạch đến tận các ấp phục vụ miễn phí cho bà con. Tấm lòng thiện nguyện của các nhà hảo tâm đã làm lay động lòng người, có sức lan tỏa rộng trong cộng đồng.
"Mùa hạn mặn năm nay sẽ còn kéo dài và ngày càng phức tạp hơn. Nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân sẽ còn thiếu hụt trầm trọng. Hơn lúc nào hết trong lúc này, bà con cần ý thức sử dụng nước triệt để tiết kiệm. Địa phương rất cần có thêm nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ về tài lực và vật lực, những tấm lòng thiện nguyện mang nước sạch đến với bà con. Cả cộng đồng cùng chung tay, nhân dân Gò Công Đông nói chung, Tân Phước nói riêng nhất định sẽ vượt qua khó khăn này" - anh Đăng nhấn mạnh.
Lúc phóng viên ra về, anh Đăng có nhắn: "Có nguồn nước nào cứu bà con không em, bà con nơi đây đang rất cần nước ngọt". Chỉ một câu nói đó thôi cũng đủ để chúng tôi lo lắng, bởi thực sự chúng tôi không giúp được gì cho chính địa phương này.
Cũng từ sự thiếu hụt này, người dân xã Tân Phước và một số xã ở Gò Công Đông đã phải ra ao hồ lấy nước về dùng tạm. Nhóm phóng viên đã chứng kiến cảnh người dân ra một ao hồ lớn ở xã Gia Thuận để mang nước về xài. Nhiều người dân không kịp lấy nước sạch từ huyện, mạnh thường quân đưa về nên cũng đành phải lấy nước từ trong hồ này về để phục vụ sinh hoạt.
Ông Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ: "Tôi lấy nước này để phục vụ tắm giặt, sinh hoạt hàng ngày, còn xếp hàng để lấy nước thì lâu quá. Nay tôi chỉ ước trời sớm mưa để đẩy lùi tình cảnh hạn mặn này. Chứ người nông dân như chúng tôi chịu hết nổi rồi".
Theo ghi nhận của PV, hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông lúa đã được thu hoạch hết, tuy nhiên sản lượng bị giảm khoảng 50%-80% so với những năm trước. Tuy nhiên, hiện bà con đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng, tất cả đều phụ thuộc vào nguồn nước cấp phát của các mạnh thường quân và địa phương.
Ra về, chúng tôi vẫn đau đáu với hình ảnh bà con nông dân xuống hồ lấy nước từ ao hồ về xài.
Đào Trang - Minh Tâm
..
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.