Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

30/06/2019

Đốt lò và đạo văn : diễn tiến sau khi dâng thư lên tận Ban Bí thư


Nhưng đạo văn là đạo văn, và tạm thời đốt lò là đốt lò đã.

Sau khi bên hội đồng hương đệ đơn lên bàn làm việc của Ban Bí thư, thì bên kia vẫn tiếp tục cho cháy bùng trên các mặt báo.

Bổ sung diễn biến mới. Từ ngày 30/6/2019.



---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:



---


18.

"

Nguyễn Đức Tồn
6 tháng 12 lúc 04:55 


14g30 ngày 04/12/2019, tại Trụ sở 26 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ trao Quyết định điều động và bổ nhiệm TS. Vũ Thị Sao Chi-Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Ngôn ngữ, giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.Thời hạn giữ chức vụ Phó Tổng biên tập là 5 năm. Nhiệm vụ điều hành tạp chí Ngôn ngữ được giao cho PGS.TS Nguyễn Hữu Hoành cho đến khi có Tổng biên tập mới.
Sau đây là bản tin chính thống được đăng trên Website của Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn!

LỄ TRAO QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU ĐỘNG VÀ BỔ NHIỆM PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
05/12/2019

Chiều ngày 04/12/2019, tại trụ sở 26 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã tổ chức Lễ trao Quyết định điều động và bổ nhiệm TS. Vũ Thị Sao Chi giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.

Tham dự lễ công bố có TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; TS. Phùng Ngọc Tấn, Phó trưởng ban Phụ trách Ban Tổ chức – Cán bộ; ThS. Đỗ Tuấn Thành, chuyên viên Phòng Tổ chức bộ máy, Ban Tổ chức – Cán bộ, cùng tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.
Thay mặt Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm, TS. Đặng Xuân Thanh đã trao Quyết định số 1868/QĐ-KHXH ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, điều động và bổ nhiệm TS. Vũ Thị Sao Chi, Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Ngôn ngữ, giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Thời hạn giữ chức vụ Phó Tổng biên tập là 5 năm.
Phát biểu tại buổi lễ, TS. Đặng Xuân Thanh đã nhiệt liệt chúc mừng TS. Vũ Thị Sao Chi đã nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm cao của Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm và tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Phó Chủ tịch Đặng Xuân Thanh mong muốn, trong thời gian sắp tới đồng chí Vũ Thị Sao Chi sẽ có nhiều đóng góp tích cực cùng Ban lãnh đạo Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam gặt hái được nhiều thành công hơn trong nhiệm kì công tác của mình, nhất là trong vấn đề phát triển Tạp chí điện tử, nhằm từng bước đưa Tạp chí lên một tầm cao mới, xứng đáng trở thành một trong những cơ quan cơ quan ngôn luận quan trọng của Viện Hàn lâm nói riêng và cả nước nói chung về các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Phó Chủ tịch tin rằng, với sự nhất trí, đồng lòng và bề dầy kinh nghiệm có được của TS. Vũ Thị Sao Chi, Tạp chí sẽ có được những bước phát triển đột phá mới, gặt hái được nhiều thành tựu to lớn hơn trong thời gian tới.
TS. Đặng Xuân Thanh cũng đề nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi nhất để đồng chí Vũ Thị Sao Chi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần đưa Tạp chí ngày càng phát triển vững chắc, đáp ứng được tất cả yêu cầu mới đặt ra trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế.

Phát biểu nhận nhiệm vụ tại buổi lễ, TS. Vũ Thị Sao Chi đã trân trọng cảm ơn Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Hàn lâm; Lãnh đạo, Chi ủy và tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam đã tin tưởng, tín nhiệm ủng hộ đồng chí trên cương vị công tác mới. Đồng chí khẳng định, vị trí mới sẽ vừa là trách nhiệm song cũng là vinh dự mà bản thân đồng chí luôn tự hào; Bằng kinh nghiệm sẵn có, đồng chí hứa sẽ luôn nỗ lực cao nhất nhằm góp phần vào sự phát triển chung của Tạp chí. Đồng thời Tiến sĩ cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ, chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Hàn lâm và sự hợp tác, hỗ trợ của toàn thể cán bộ Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam để đồng chí hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Phát biểu chúc mừng TS. Vũ Thị Sao Chi, TS. Ngô Văn Vũ, Quyền Tổng biên tập Tạp chí cũng bày tỏ sự tin tưởng, với bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý đã có, TS. Vũ Thị Sao Chi sẽ tiếp tục có thêm nhiều thành công mới, đóng góp hiệu quả vào thành tích chung của Tạp chí.
Nhân dịp này, TS. Vũ Thị Sao Chi cũng nhận được nhiều lời chúc mừng và những bó hoa tươi thắm từ Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Ban Tổ chức - Cán bộ và tập thể cán bộ, công chức, viên chức của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Phạm Vĩnh Hà
Các bạn có thể xem bài viết và các hình ảnh trong buổi Lễ qua đường link sau: https://vass.gov.vn/…/HoatDongThuVienTapC…/View_Detail.aspx…
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=180879989703614&id=100033448432699




17.




05/12/2019
Chiều ngày 04/12/2019, tại trụ sở 26 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã tổ chức Lễ trao Quyết định điều động và bổ nhiệm TS. Vũ Thị Sao Chi giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.
TS. Đặng Xuân Thanh trao Quyết định và tặng hoa tân Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - TS. Vũ Thị Sao Chi
Tham dự lễ công bố có TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; TS. Phùng Ngọc Tấn, Phó trưởng ban Phụ trách Ban Tổ chức – Cán bộ; ThS. Đỗ Tuấn Thành, chuyên viên Phòng Tổ chức bộ máy, Ban Tổ chức – Cán bộ, cùng tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.
Thay mặt Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm, TS. Đặng Xuân Thanh đã trao Quyết định số 1868/QĐ-KHXH ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, điều động và bổ nhiệm TS. Vũ Thị Sao Chi, Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Ngôn ngữ, giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Thời hạn giữ chức vụ Phó Tổng biên tập là 5 năm. 
TS. Đặng Xuân Thanh phát biểu giao nhiệm vụ cho tân Phó Tổng biên tập Tạp chí - TS. Vũ Thị Sao Chi
Phát biểu tại buổi lễ, TS. Đặng Xuân Thanh đã nhiệt liệt chúc mừng TS. Vũ Thị Sao Chi đã nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm cao của Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm và tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Phó Chủ tịch Đặng Xuân Thanh mong muốn, trong thời gian sắp tới đồng chí Vũ Thị Sao Chi sẽ có nhiều đóng góp tích cực cùng Ban lãnh đạo Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam gặt hái được nhiều thành công hơn trong nhiệm kì công tác của mình, nhất là trong vấn đề phát triển Tạp chí điện tử, nhằm từng bước đưa Tạp chí lên một tầm cao mới, xứng đáng trở thành một trong những cơ quan cơ quan ngôn luận quan trọng của Viện Hàn lâm nói riêng và cả nước nói chung về các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Phó Chủ tịch tin rằng, với sự nhất trí, đồng lòng và bề dầy kinh nghiệm có được của TS. Vũ Thị Sao Chi, Tạp chí sẽ có được những bước phát triển đột phá mới, gặt hái được nhiều thành tựu to lớn hơn trong thời gian tới.
TS. Đặng Xuân Thanh cũng đề nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi nhất để đồng chí Vũ Thị Sao Chi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần đưa Tạp chí ngày càng phát triển vững chắc, đáp ứng được tất cả yêu cầu mới đặt ra trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế.
TS. Vũ Thị Sao Chi phát biểu nhận nhiệm vụ tại buổi lễ
Phát biểu nhận nhiệm vụ tại buổi lễ, TS. Vũ Thị Sao Chi đã trân trọng cảm ơn Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Hàn lâm; Lãnh đạo, Chi ủy và tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam đã tin tưởng, tín nhiệm ủng hộ đồng chí trên cương vị công tác mới. Đồng chí khẳng định, vị trí mới sẽ vừa là trách nhiệm song cũng là vinh dự mà bản thân đồng chí luôn tự hào; Bằng kinh nghiệm sẵn có, đồng chí hứa sẽ luôn nỗ lực cao nhất nhằm góp phần vào sự phát triển chung của Tạp chí. Đồng thời Tiến sĩ cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ, chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Hàn lâm và sự hợp tác, hỗ trợ của toàn thể cán bộ Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam để đồng chí hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Phó Chủ tịch Đặng Xuân Thanh chụp ảnh lưu niệm cùng Ban lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Tạp chí và đại diện Ban Tổ chức - Cán bộ
Phát biểu chúc mừng TS. Vũ Thị Sao Chi, TS. Ngô Văn Vũ, Quyền Tổng biên tập Tạp chí cũng bày tỏ sự tin tưởng, với bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý đã có, TS. Vũ Thị Sao Chi sẽ tiếp tục có thêm nhiều thành công mới, đóng góp hiệu quả vào thành tích chung của Tạp chí.
Nhân dịp này, TS. Vũ Thị Sao Chi cũng nhận được nhiều lời chúc mừng và những bó hoa tươi thắm từ Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Ban Tổ chức - Cán bộ và tập thể cán bộ, công chức, viên chức của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.
Lãnh đạo Viện Hàn lâm chụp ảnh lưu niệm cùng với Tập thể cán bộ Tạp chí KHXH Việt Nam
Phạm Vĩnh Hà
https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/HoatDongThuVienTapChi/View_Detail.aspx?ItemID=746




16.

"




Ông Nguyễn Văn Hiệp vốn là Phó trưởng khoa Ngôn ngữ học Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG HN, được Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN Nguyễn Xuân Thắng tiếp nhận và bổ nhiệm vượt cấp (bỏ qua cấp Trưởng phòng và cũng bỏ qua các quy trình bổ nhiệm cán bộ) lên chức Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học (NNH) từ 1/2/2012 với nhiệm kì 5 năm. 

Đáng chú ý là theo Quy chế bổ nhiệm cán bộ của Viện Hàn lâm KHXH VN và của Bộ Nội vụ, người được bổ nhiệm giữ chức vụ cấp Vụ - Viện ngoài tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng chính trị... bắt buộc phải có đủ các tiêu chuẩn sau: Bằng cao cấp lí luận chính trị Mác-Lênin, Chứng chỉ Quản lí nhà nước chương trình chuyên viên chính và còn phải công tác trong lĩnh vực chuyên môn được bổ nhiệm ít nhất 5 năm. 
Song ông Nguyễn Văn Hiệp có lẽ là người may mắn nhất hành tinh - được bổ nhiệm mà không cần phải có tiêu chuẩn nào theo quy định! Thế mà, chữ kí trong Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng chưa kịp ráo mực, chỉ sau 9-10 tháng, ông Nguyễn Văn Hiệp đã được ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Viện HL tiếp tục bổ nhiệm siêu thần tốc lên giữ chức vụ Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, trong khi ông Hiệp chưa trả nợ được bất cứ tiêu chuẩn nào theo quy định!? Khi được bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng, ông Nguyễn Văn Hiệp cũng chưa phải là đảng viên. 
Điều đáng chú ý nữa là trong quá trình quản lí và lãnh đạo Viện NNH, ông Nguyễn Văn Hiệp mắc hết sai phạm này đến sai phạm khác đã được Chủ tịch Viện HL KHXH VN tiền nhiệm Nguyễn Xuân Thắng khẳng định mà vẫn được ông đương kim Chủ tịch Viện HL Nguyễn Quang Thuấn kí Quyết định tái bổ nhiệm nhiệm kì thứ hai giữ chức vụ Viện trưởng Viện NNH từ 26 tháng 1 năm 2018!? 
Sau đây là những sai phạm của ông Nguyễn Văn Hiệp dù là rất nghiêm trọng, song điều đó không hề hấn gì đối với ông ta!
Mở đầu là mặc dù đã về quê nghỉ Tết Quý Tỵ (2013) từ 25 tháng Chạp nhưng Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp vẫn công khai đăng tên mình trên lịch công tác của Viện trực chỉ huy ngày mồng 2 và 3 Tết chỉ để... lấy mấy đồng tiền bồi dưỡng! Bất chấp đã có sự đấu tranh công khai trước Viện, thế nhưng Tết Giáp Ngọ (2014) ông Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học vẫn ngang nhiên tái diễn hành động như năm trước - nghĩa là trực tết cơ quan tại quê nhà cách xa hàng nghìn cây số! Chỉ đến năm 2015 thì hành động này mới chấm dứt?
Trong quá trình lãnh đạo Viện, ông Hiệp đã mắc rất nhiều sai phạm như: độc đoán chuyên quyền, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo; lôi bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết nội bộ cơ quan, đồng thời trù dập cán bộ mà ông coi là không thuộc phe cánh của mình, v.v... Chính Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN đã có kết luận do Trưởng ban Tổ chức cán bộ được thừa lệnh kí ngày 28/5/2013 gửi cho cấp uỷ và lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học khẳng định như sau:
"1. Để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, gây bức xúc trong cơ quan gần đây tại Viện Ngôn ngữ học là sự việc có thực ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của một số cán bộ cũng như sự phát triển của Viện, trách nhiệm trước hết thuộc về tập thể lãnh đạo đơn vị, trong đó có cá nhân đồng chí Viện trưởng.
2. Yêu cầu đồng chí Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học báo cáo bằng văn bản giải trình nghiêm túc, trung thực và cần làm rõ bản chất, nguyên nhân những sự việc liên quan đến mất đoàn kết nội bộ, gây bức xúc trong cơ quan, như về phát ngôn; phân công, phối hợp công tác; tổ chức, quản lí điều hành; về văn hóa ứng xử trong cơ quan, đồng thời có phương hướng, giải pháp cụ thể xử lí dứt điểm tình trạng nêu trên tại đơn vị. Báo cáo giải trình gửi đến Chủ tịch Viện Hàn lâm chậm nhất đến ngày 31 tháng 5 năm 2013”. (Hết trích dẫn)
Chính bản thân ông Nguyễn Văn Hiệp cũng đã tự thừa nhận các sai phạm của mình và hứa sửa chữa. Sau đây là đoạn trích nguyên văn lời hứa của ông Hiệp đã được ghi trong Biên bản cuộc họp liên tịch giữa Chi ủy và lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học vào 14g ngày 19/6/2013:
“Qua các ý kiến góp ý của cấp uỷ tôi đã nhận ra vấn đề tôi có bị một vài người lợi dụng, tôi xin tiếp thu và sẽ nghĩ biện pháp giải quyết dần dần. Tôi xin cảm ơn các anh, chị đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình hình hiện nay, tôi xin hứa, lãnh đạo Viện sẽ phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ hơn nữa để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao phó”.(Hết trích dẫn) 
Mặc dù đã hứa và thậm chí thề thốt như vậy, song ông Nguyễn Văn Hiệp không những không hề sửa chữa bất cứ khuyết điểm nào mà còn vẫn tiếp tục gây mất đoàn kết trong Viện và trả thù cá nhân ngày càng tàn nhẫn hơn đối với tôi cùng các cán bộ khác bị ông coi là không cùng hội...với ông. 
Trước tình hình đó, tôi phải viết bản Báo cáo kí ngày 20 tháng 8 năm 2016 gửi Bí thư Đảng ủy Nguyễn Quang Thuấn và Ban Thường vụ Đảng ủy qua Ủy ban Kiểm tra của Đảng ủy Viện HL KHXH VN. Song sau một thời gian điều tra, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH VN đã ra Kết luận số 46 khẳng định các điều tôi đã tố cáo trong Báo cáo đều là "thiếu cơ sở hoặc không có cơ sở". Ông Phạm Văn Đức, Phó chủ tịch Viện kiêm Phó bí thư Đảng ủy Viện Hàn lâm tuyên bố sau khi công bố bản Kết luận số 46: "Với quyền công dân và quyền của đảng viên, đồng chí (tức là tôi-Nguyễn Đức Tồn) muốn đi đâu kiện thì đi!"
Đặc biệt là, từ cuối năm 2012, Viện Ngôn ngữ học bắt đầu xây dựng hệ đề tài cấp cơ sở để giúp cán bộ trẻ có điều kiện kinh phí vừa nghiên cứu, vừa học sau đại học. Từ năm 2013 kinh phí mỗi đề tài bắt đầu được cấp từ 15 đến 35 triệu đồng tùy theo học vị, song vì là khoản thu nhập ít ỏi nên Viện không có quy định và cũng chưa bao giờ đề nghị cán bộ trích nộp lại % vào quỹ phúc lợi. Tuy nhiên, khi lên làm Viện trưởng, vào các năm 2013, 2015, ông Nguyễn Văn Hiệp đã yêu cầu mỗi chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở phải nộp lại 5 triệu đồng cho tài vụ của Viện (bất kể đề tài cơ sở có mức kinh phí nhiều ít như thế nào, dù có đề tài chỉ được cấp 15 triệu đồng và mức thu lại 5 triệu đồng chiếm tới 30%). Tổng số đề tài cấp cơ sở trong 2 năm là 46. Có một cá nhân bị thai sản không hoàn thành phải nộp trả lại 10 triệu đồng. Như vậy số tiền do chủ nhiệm các đề tài cấp cơ sở phải nộp lại cho ông Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp trong 2 năm 2013, 2015 là trên 200.000.000đ (hai trăm triệu đồng). Song số tiền này không được nhập vào quỹ phúc lợi chung của cơ quan (xem báo Công Lý, 08/12/2016) mà được Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp sử dụng để lập quỹ đen, chi tiêu trái phép. 
Điều đáng nói nữa là số tiền 10 triệu đồng của cán bộ nghiên cứu không thực hiện được đề tài khoa học do gặp điều không may trong quá trình thai sản, ông Hiệp yêu cầu thu hồi lại, nhưng cũng không nộp vào công quỹ mà chi tiêu riêng với nhau! 
Ông Hiệp còn chi tiêu không công khai minh bạch, dân chủ kinh phí tổ chức hai Hội thảo khoa học quốc tế do Viện NNH tổ chức vào các năm 2013 và 2015.
Ngoài ra, còn có khoản tiền 80 triệu đồng do các tổ chức và cá nhân ủng hộ cán bộ Viện Ngôn ngữ học nhân Lễ kỉ niệm 45 năm thành lập (1968-2013), ông Hiệp cũng không cho nhập vào quỹ phúc lợi của cơ quan và chi tiêu cũng không công khai, minh bạch, trong khi cán bộ trong Viện NNH không hề được hưởng một đồng nào từ số tiền là quà tặng nói trên. 
Khi bị phát giác, ngày 9 tháng 11 năm 2016, Viện trưởng Hiệp đã mở cuộc họp kín gồm: lãnh đạo Viện (trừ Phó Viện trưởng Mai Xuân Huy không được biết việc thu chi các khoản tiền này và cũng không được triệu tập họp kín), Chi ủy, BCH công đoàn, Thanh tra nhân dân, Tài vụ, Trưởng phòng tổ chức - hành chính để cùng nhau nghĩ ra các lí do giải trình số tiền thu chi bất minh, "cốt chỉ để giải trình với cấp trên sao cho hợp lí trên giấy tờ chứ không cần đúng với chi tiêu trên thực tế. Nếu công an kinh tế vào điều tra thì mới khó và phải giải trình khác." (Trích nguyên văn lời "tham mưu" của ông Nguyễn Tài Thái, Phó bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban thanh tra nhân dân Viện Ngôn ngữ học vào thời điểm xảy ra vụ việc). Không những thế, toàn bộ hệ thống tổ chức chính trị Viện NNH còn đồng thanh vu khống người tố cáo là "gây mất đoàn kết nội bộ"(!). (Xin các Quý vị xem các kiểu lí do được ghi âm trong cuộc họp kín đã nêu và đã được công bố trong bài viết của Thiếu tướng Hoàng Kiền - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đăng trên facebook của Ông: KIEN HOANG, có nhan đề: "Đôi điều về bài viết chống tiêu cực tại Viện Ngôn ngữ học nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng 3/2". 
Sau đây là lời thú nhận được trích dẫn nguyên văn của ông Nguyễn Văn Hiệp trong "Hội nghị bí mật" này: 
"Trong số các khoản chi này, có cái không hiển thị trên văn bản nào, ví dụ như đối ngoại. Giờ bị tố cáo. Sai thì sai rồi, tôi xin nhận khuyết điểm." Và:
" Viện gửi thêm 5 triệu đồng vào mỗi đề tài cơ sở coi như đầu tư cho tương lai. Giờ bị tố cáo mà các khoản chi thì đều không có chứng từ, chỉ tự hiểu với nhau, không có cam kết."
Ông Hiệp cũng đã viết Bản tự kiểm điểm thừa nhận sai phạm của mình nộp cho Chủ tịch Viện và Đảng ủy Viện HL KHXH VN.
Chủ tịch Công đoàn Viện Ngôn ngữ học thì phát biểu:
"Công đoàn không kí bất cứ cái gì liên quan đến cái quỹ 5 triệu đồng này vì nếu kí thì là thừa nhận là lập quỹ đen..." Và ông Chủ tịch Công đoàn Viện nói tiếp:
"Phải thẳng thắn nói thật với nhau là: phần trích 10% đề tài cấp Bộ thì đưa vào quỹ phúc lợi, mọi thứ chi tiêu đều công khai minh bạch nên không có ai thắc mắc, còn khoản thu 5 triệu đồng thì lại để riêng không đưa vào quỹ phúc lợi. Cái khác là khác ở chỗ đấy." 
Ông Nguyễn Tài Thái - Phó bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban thanh tra nhân dân Viện NNH phát biểu: 
"Cần phân biệt hai cái - một cái mình phải đối phó chẳng hạn với bên công an kinh tế họ vào kiểm tra thì vấn đề này giải trình mới khó; một bên cần giải trình với Viện Hàn lâm. GS Hiệp là chủ tài khoản thì phải chịu trách nhiệm. Mọi người sẽ làm chứng (ý ông Thái nói là ông Hiệp không tư túi)". Ông Thái nói tiếp:
"Tôi đề nghị tiền 2 Hội thảo 2013 và 2015 và tiền 80 triệu đồng ủng hộ Viện nếu công khai được thì nên công khai cho mọi người biết. Khoản 100 triệu đồng do trên gửi để đi đối ngoại nên chia ra thành các khoản nhỏ. Việc giải trình với Viện Hàn lâm trên giấy trắng mực đen chỉ cho hợp lí, còn chi thực tế là khác... Sự giải trình khác với chi thực tế."(Hết trích dẫn).
Trước sự bảo kê, bao che, dung túng của ông Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Viện Hàn lâm Nguyễn Quang Thuấn đối với các sai phạm nghiêm trọng của Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp, tôi buộc phải rất nhiều lần viết đơn thư tố cáo kèm theo các bằng chứng gửi tới các cơ quan chức năng cấp trên:
Ngày 23/1/2018, tôi đã gửi đơn thư tố cáo tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước. Ngày 31 tháng 1 năm 2018 tôi đã nhận được Thông báo nhận đơn của tôi từ Thanh tra Bộ Nội vụ số 67/TTBNV-PBN và từ Thông báo 449/BTCDTW – XLĐ của Ban tiếp công dân Trung ương thuộc Thanh tra Chính phủ; ngày 05 tháng 3 năm 2018 tôi cũng đã nhận được Thông báo số 2065/ VPCP-V-I do Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Nguyễn Duy Hưng ký truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ: “ Viện Hàn lâm KHXH VN chủ trì, phối hợp cùng Bộ Nội vụ kiểm tra xem xét phản ánh, tố cáo của một số công dân đối với ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học để có biện pháp giải quyết theo đúng quy định pháp luật, trả lời các công dân có đơn tố cáo; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ. 
Văn phòng Chính phủ thông báo để Viện Hàn lâm KHXH VN và Bộ Nội vụ biết, thực hiện”. 
Song Viện Hàn Lâm KHXH VN và cơ quan hữu quan vẫn không hề có thông báo gì về việc giải quyết các đơn thư tố cáo của chúng tôi theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Trái lại, kể từ khi gửi đơn tố cáo lên các cấp, tôi đã bị trả thù tàn bạo. Kịch bản cũ “Thầy đạo văn của trò” do tôi hướng dẫn tiếp tục được ông Nguyễn Văn Hiệp tái dàn dựng để vu cáo tôi liên tiếp trên báo chí sau khi ông ta gửi những bức thư điện tử đe dọa tôi. 
Trước tình hình đó, tôi làm đơn tố cáo với Ủy ban Kiểm tra Trung ương về các sai phạm nghiêm trọng tại Viện NNH và Viện HL KHXH VN. Ủy ban kiểm tra Trung ương đã lập Đoàn thanh tra để điều tra, giải quyết Đơn tố cáo của tôi và đã có Kết luận khẳng định những sai phạm tại Viện NNH và Viện HLKHXH VN mà tôi đã tố cáo là đúng, trong đó có những sai phạm liên quan đến ông Nguyễn Văn Hiệp như sau: 
- Ông Nguyễn Văn Hiệp đã kê khai không đầy đủ, không đúng, không trung thực hồ sơ đảng viên. Việc kết nạp đảng và công nhận đảng viên chính thức đối với ông Nguyễn Văn Hiệp là vi phạm Điều lệ Đảng và Hướng dẫn 01 của Ban Bí thư; Việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiệp giữ chức Viện trưởng là vi phạm nghiêm trọng Quy định 57-QĐ/TW ngày 03-5/2007 của Bộ Chính trị Khóa X.”
- Ông Nguyễn Văn Hiệp chi tiêu không công khai, dân chủ kinh phí hai Hội thảo khoa học quốc tế do Viện NNH tổ chức năm 2013 và 2015;
- Ông Nguyễn Văn Hiệp phải công khai, minh bạch nộp trả lại số tiền thu từ các đề tài khoa học cấp cơ sở để ngoài công quỹ.
- Ông Nguyễn Văn Hiệp đã tuyển dụng, tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ 7/11 trường hợp thiếu tiêu chuẩn và sai quy định, không đúng quy trình. 
Cuối cùng Ủy ban KTTW yêu cầu phải xem xét kỉ luật Đảng đối với ông Nguyễn Văn Hiệp.
Thế nhưng, đã trải qua hơn 8 tháng (từ 8/1/2019 cho đến hôm nay 13/8/2019) Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp chỉ bị đưa ra hình thức kỉ luật đảng là KHIỂN TRÁCH, ông ta vẫn tại vị, thậm chí trước đó còn được tái bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng nhiệm kì 2. Và hiện tại ông Nguyễn Văn Hiệp vẫn điềm nhiên "ngồi ghế quan tòa" ngang nhiên "xử" những người tố cáo để trả thù cá nhân đối với chúng tôi một cách tàn khốc.
Ngoài ra, theo ý kiến của GS.TS Nguyễn Văn Khang nói với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hiệp còn biểu hiện sự tham nhũng quyền lực. Cụ thể là ông ta lạm dụng chức vụ, quyền hạn Trưởng khoa Khoa Ngôn ngữ học, Học viện KHXH, hầu như Hội đồng nào của Nghiên cứu sinh - kể cả chấm chuyên đề TS lẫn bảo vệ luận án ở hai cấp - ông Hiệp cũng đều làm Trưởng Tiểu ban hoặc Chủ tịch Hội đồng, mặc dù ông "ngồi nhầm" chuyên ngành. Rồi ông ta chỉ ban phát cho cánh hẩu của mình tham gia các loại hội đồng - từ chấm chuyên đề và luận án cho nghiên cứu sinh ở Học viện KHXH đến xét duyệt và nghiệm thu các loại đề tài khoa học tại Viện Ngôn ngữ học; loại trừ tất cả các chuyên gia mà ông đang thù địch, muốn trả thù cá nhân. 
Vậy ai là người đã bỏ ngoài tai tất cả mọi lời tố cáo, dù là có đầy đủ mọi bằng chứng, thậm chí đã được Ủy ban KT TƯ kết luận và yêu cầu phải xử lí kỉ luật đảng, để bảo kê, bao che, dung túng cho Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp lộng hành, tác oai tác quái ở Viện Ngôn ngữ học? 
Anh hùng LLVTND Thiếu tướng Hoàng Kiền đã đặt câu hỏi: 
"Cứ như vậy thì đợt sinh hoạt Đảng nhằm sàng lọc đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thoái hóa, biến chất, hay những đảng viên được kết nạp không đủ tiêu chuẩn, không đúng quy trình, làm sao có kết quả như Đảng mong đợi?
Cả một Ban thường vụ Đảng ủy của một cơ quan khoa học XH hàng đầu của đất nước, vốn có nhiệm vụ tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước, vậy mà thấy sai nhưng không chịu thành khẩn sửa chữa, vẫn lấp liếm, lại còn vi phạm nghiêm trọng chỉ thị 27 của Bộ Chính trị và Nghị định 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ khi bảo kê cho cấp dưới trả thù, đàn áp những người nghe theo Đảng đứng lên đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, thì các tổ chức cơ sở Đảng ở đây làm sao có thể trong sạch, vững mạnh được! 
Phải chăng Viện Hàn lâm KHXH VN là vùng cấm bất khả xâm phạm?
Bàn tay nào dám che cả mặt trời như vậy?" Bất chấp các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; các văn bản pháp quy của Chính phủ mới ban hành; bất chấp cả uy tín của Đảng và lòng tin của dân đối với Đảng???

"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=158438328614447&id=100033448432699





15.

Vụ ông Tồn đạo văn- đừng đánh bùn sang ao!


Sự liêm chính khoa học là đạo đức, là phẩm giá của trí thức. Đừng đánh bùn sang ao từ đạo văn sang một vụ kiện bản quyền.




Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn, vụ việc lên tới bàn Thủ tướng đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Thanh tra Bộ Giáo dục Đào tạo, chịu trách nhiệm thụ lí vụ thẩm tra vụ đạo văn đến nay chưa có câu trả lời. Một việc rõ rành rành như vậy nhưng vì lý do gì để tồn kho lâu như vậy.
Ngụy khoa học, bất chính khoa học tràn lan thì chuyện đạo văn quá bình thường. Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn với nhiều chứng cứ rành rành, các nhà khoa  học chỉ ra, người bị đạo văn chứng minh cụ thể. Nhưng cho đến này cũng cứ bưng bít, không đưa ra kết luận. 
Mới đây, báo chí phanh phui những lò ấp thạc sĩ ở TPHCM. Người ta bán cái luận văn thạc sĩ như bán mớ thịt mớ cá. Luận văn cắt dán thoải mái, ăn cắp, sao chép vô tư. Hội đồng cứ nhắm mắt cho qua, lý do gì cho qua không cần nói thì ai cũng biết. Lò ấp tiến sĩ cũng tương tự, cho nên giáo sư đạo văn có chi lạ.
Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn, cứ làm rõ, có chứng cứ là đủ để xử lý. Ở đây là sự liêm chính khoa học, là đạo đức, là phẩm giá của trí thức. Đừng đánh bùn sang ao từ đạo văn sang một vụ kiện bản quyền.
Những trí thức bị đạo văn coi thường những người ăn cắp công trình của họ, nhưng họ không muốn thưa kiện. Họ có lòng tự trọng và tôn trọng vào việc xử lý của các cơ quan khoa học. Họ không muốn "vô phúc đáo tụng đình", mất thì giờ và xấu mặt trí thức. 
Vì vậy, việc chuyển hồ sơ vụ đạo văn thế kỷ này thành vụ kiện bản quyền là cách để dập vụ đạo văn. Vì nếu những người bị đạo văn không có đơn kiện coi như chìm xuồng. "Để lâu cứt trâu hóa bùn". Mưu ma chước quỷ này có gì đâu mà không thấy. 
Đạo đức khoa học, liêm chính học thuật không thể đánh đồng thành chuyện tranh chấp bản quyền, chia nhuận bút, lợi nhuận.
Vụ đạo văn này cứ bùng nhùng vậy nhưng thực chất giải quyết quá dễ. Công bố tất cả chứng cứ đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn, báo cáo thật khách quan và minh bạch cho Thủ tướng. Sau đó tước chức danh khoa học là xong.
Đất nước này không cần nhiều giáo sư mà cần người mang lại giá trị học thuật. Đất nước này cần sự thật, không cần sự dối trá.
LÊ THANH PHONG
https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/vu-ong-ton-dao-van-dung-danh-bun-sang-ao-748293.ldo?fbclid=IwAR0JRj1FOzdWKNGIKCq2EnyyjGxXqkD2DT8KBh4Enj1Oy0-10pSmmBMjEbI




14. Fb NĐT ngày 8/8/2019

"
Kính thưa các Quý vị!
PGS.TS Phạm Hùng Việt - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học (đến 31 tháng 7 năm 2008), từ ngày 01 tháng 8 năm 2008 khi chia tách Viện Ngôn ngữ học (NNH) để lập Viện Từ điển học và Bách khoa thư, ông Phạm Hùng Việt được điều động sang làm Viện trưởng Viện mới này. Trong quá trình quản lí Viện Ngôn ngữ học, ông Việt luôn giữ cương vị Phó Viện trưởng phụ trách hành chính và công tác đào tạo sau đại học. Tuy nhiên, là nhà khoa học nên ông cũng đã tham gia rất tích cực hoạt động nghiên cứu khoa học, đã làm chủ nhiệm nhiều đề tài cấp bộ và phó chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước, trong khi các cán bộ khác không ai được phép!
Trong thời gian vừa qua, ông Phạm Hùng Việt cũng là một trong những người rất tích cực phát biểu ý kiến trên báo chí quy kết, lên án tôi, đặc biệt là học trò của tôi - TS Vũ Thị Sao Chi, vi phạm liêm chính, cậy quyền phụ trách tạp chí Ngôn ngữ mà tước đoạt thành quả nghiên cứu của học trò và đồng nghiệp bằng cách đứng tên chung cùng với họ trong các bài tạp chí viết chung.
Vì nỗi oan khuất của học trò bởi những người có mưu đồ bất chính, nên tôi buộc lên tiếng xin thưa chuyện cùng quý vị để giúp giải nỗi oan này cho học trò của mình!
Trước hết, ông Việt, cũng như các chiến hữu của mình, luôn luôn tự thể hiện mình là người lịch sự, ngay thẳng, trung thực, cao đạo bảo vệ sự liêm chính của nền khoa học và đào tạo nước nhà, nhất là các vị ấy lại là những giáo sư, phó giáo sư, những nhà khoa học, những người thầy đức cao vọng trọng của đất nước. Bởi vậy hễ ai vi phạm sự liêm chính trong khoa học, các vị đều nổi cơn thịnh nộ lôi đình, và quyết không tha thứ, phải ra tay trừng phạt. 
Đúng! Quá đúng! và Tuyệt đối đúng! Ai mà chẳng căm ghét kẻ vi phạm liêm chính trong khoa học và giáo dục đào tạo, không thể không bài trừ, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay. Thế nhưng thực tế hành xử của PGS Phạm Hùng Việt cùng các chiến hữu của ông ta có đúng như thế không? Xin thưa: giữa lời nói và việc làm của các vị ấy còn khoảng cách... hơi bị xa lắm ạ!
Trước hết là trong lĩnh vực đào tạo sau đại học do PGS Phạm Hùng Việt phụ trách. Tôi không đi sâu vào việc tuyển nghiên cứu sinh vi phạm quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hay sai phạm giữ lại kinh phí của nghiên cứu sinh đã đi học ở nước ngoài trong suốt nhiều năm mà không báo cho Bộ Giáo dục biết để cắt quân số, dành chỉ tiêu cho người khác, số tiền ấy chi tiêu ra sao; v.v.. vì đã được báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh khá cụ thể và chi tiết trong số báo ra ngày 22/1/2007. 
Tôi chỉ tập trung vào những điều ông Việt vi phạm liêm chính trong khoa học và vu khống người khác, nhất là người đó lại đã tích cực hướng dẫn, giúp đỡ cho NCS của ông đang bị bế tắc có nguy cơ không viết được luận án TS, dù rằng hơn ai hết, ông Phạm Hùng Việt là người đã biết quá rõ!
Thời kì PGS Phạm Hùng Việt làm Viện phó phụ trách hành chính và đào tạo của Viện Ngôn ngữ học, chỉ có ông và các lãnh đạo Viện khác mới được phép làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ. Mà cũng như hai lãnh đạo Viện khác, ông Việt không chỉ làm chủ nhiệm 1 mà là những 3 đề tài cấp Bộ và còn thêm phó chủ nhiệm 1 đề tài cấp Nhà nước!? 
Tại sao tôi lại nói "được phép" làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ? Xin thưa để các Quý vị hiểu.
Trong thời kì này, ba vị lãnh đạo của Viện NNH giành quyền làm chủ nhiệm hết tất cả đề tài các cấp, còn các cán bộ khác thì không được, hoàn toàn không! Do vậy, tất cả các cán bộ nghiên cứu của Viện NNH đều không có được tiêu chuẩn làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ để thi chuyển ngạch và làm hồ sơ xin xét phong chức danh GS và PGS. Chỉ một số cán bộ nghiên cứu nhất định được chủ nhiệm cho đặc ân mời tham gia đề tài thì mới có thu nhập. Chính vì các đề tài khoa học đều bị lãnh đạo Viện" ôm hết kinh phí" bằng cách giành quyền làm chủ nhiệm nên "khiến cho các cán bộ khoa học trong Viện phải kêu lên "Kẻ ăn không hết người lần không ra" (Báo Tuổi trẻ Thủ đô, 24/1/2007 tr.5).
Từ 1/8/2008 tách Viện. Trước đó, tôi được GS.TS Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện KHXH VN (nay là Viện HL KHXH VN) gọi lên Trụ sở số 1 Liễu Giai giao nhiệm vụ phải làm Viện trưởng Viện NNH, mặc dù tôi kiên quyết từ chối. 
Tôi nói: 
-Thưa Anh! Em đấu tranh vì sự phát triển của Viện NNH chứ không phải vì chức Viện trưởng như người ta vẫn rêu rao và báo cáo với Anh! Nếu Anh đưa bất cứ ai ở trong hoặc ở ngoài Viện NNH về làm Viện trưởng em vẫn sẵn sàng hợp tác! Nếu Anh đưa người ở trong Viện lên, em chỉ xin Anh không đưa những người đã mắc các sai phạm trong thời gian vừa qua làm nát Viện.
GS Đỗ Hoài Nam nói:
- Em phải ở lại, xốc lại đội hình, xây dựng lại Viện NNH. Bây giờ cả ở trong và ngoài Viện không ai có thể làm được Viện trưởng Viện NNH! (Trích nguyên văn).
Mặc dù tôi vẫn từ chối, song GS Đỗ Hoài Nam vẫn kiên quyết yêu cầu tôi phải đảm nhiệm trọng trách này.
Tôi đáp:
- Thưa Anh! Nếu Anh đã tin cậy em như vậy, em sẽ cố gắng không phụ lòng tin của Anh!
Để lập lại sự công bằng, bình đẳng trong Viện NNH, nâng cao đời sống cho anh em, tôi đã chia nhỏ kinh phí của chương trình khoa học hàng năm do cấp trên cấp (trước đây chỉ do một trong ba lãnh đạo Viện nắm) ra thành 7 đề tài cấp bộ (2009-2010) và 8 đề tài cấp bộ (2011-2012)- mỗi đề tài cấp bộ hoàn thành trong 2 năm, giao cho mỗi lãnh đạo Viện cũng như mỗi trưởng phòng làm chủ nhiệm chỉ 1 đề tài. Tất cả các chủ nhiệm đề tài cùng lãnh đạo Viện họp bàn bạc chung để thống nhất về sự phân bổ kinh phí. Dựa vào khối lượng công việc mỗi đề tài, song nói chung kinh phí của các đề tài chênh nhau không nhiều lắm, chỉ khoảng 5 triệu đồng, nếu đề tài nào đưa ra quá nhiều việc thì rút bớt, sau khi cắt riêng một khoản dành cho các chủ nhiệm đi nước ngoài trao đổi khoa học phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài. Tất cả các cán bộ nghiên cứu, kể cả cán bộ phục vụ nghiên cứu, trong Viện đều được tham gia vào các đề tài của phòng mình và tham gia thêm vào cả đề tài do các lãnh đạo Viện làm chủ nhiệm nếu có sức, tùy theo sở trường và nguyên vọng mỗi người. Do vậy, mỗi cán nghiên cứu có thu nhập tăng lên, cải thiện được đời sống. Còn lãnh đạo Viện và các trưởng phòng không chỉ có thêm thu nhập mà điều quan trọng hơn là có được tiêu chuẩn làm chủ nhiệm đề tài cấp bộ để phục vụ cho việc thi chuyển ngạch hoặc xét phong học hàm GS, PGS. Lại còn có cơ hội kết hợp công tác được đi thăm quan nước ngoài!
Thưa các quý vị! Sau khi chia tách,Viện NNH hoang tàn như một làng sau nhiều trận oanh tạc của B52. Rất nhiều đơn vị phòng chỉ còn phiên hiệu mà không có quân. Sau 3 năm, tôi cùng các cộng sự đã đưa Viện NNH từ trạng thái đổ nát hoang tàn trở thành đơn vị dẫn đầu được nhận Cờ thi đua Chính phủ (2011). Chi bộ từ đơn vị yếu kém nhất Viện HL KHXH VN nhờ đà này mà được công nhận 5 năm liền trong sạch vững mạnh (2008 - 2013). Tạp chí Ngôn ngữ vẫn được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2014) vì trước đó đã được nhận Huân chương Lao động hạng nhất.
Các thế hệ lãnh đạo trước tôi đều làm Viện trưởng từ mươi mười lăm năm trở lên, còn tôi chỉ làm Viện trưởng có 4 năm - chưa trọn 1 nhiệm kì (2008-2012) là hết tuổi quản lí, chứ không phải làm "lâu đời" và cũng " ăn " như có người tưởng! 
Chính vì e có sự suy nghĩ theo lối mòn "lòng vả cũng như lòng sung" khi tôi đấu tranh chống tiêu cực nên tôi xin lỗi làm mất chút thời gian của Quý vị nói chuyện trên để các quý vị hiểu cho!
Bây giờ tôi xin quay lại chủ đề chính!
Báo "Tuổi trẻ Thủ đô" (TTTĐ) ngày 22 tháng 1 năm 2007 tại trang 5 đã đăng phóng sự điều tra về sự đầu tư và sử dụng kinh phí ở Viện Ngôn ngữ học như sau. Thời điểm Nhà nước đầu tư kinh phí cho Viện NNH được nêu trong bài báo này là vào những năm từ 2007 trở về trước nên đồng tiền rất có giá trị, nhất là so với bậc lương của cán bộ lúc bấy giờ.
Trong thời gian 10 năm (1996-2005), "Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ mà phóng viên TTTĐ thu thập được, Nhà nước đã đầu tư chỉ riêng cho kinh phí nghiên cứu khoa học của Viện Ngôn ngữ học là hơn chục tỉ đồng". 
Riêng cá nhân ông Phạm Hùng Việt - Viện phó, được giao làm chủ nhiệm 3 đề tài cấp Bộ với tổng kinh phí 1 tỉ 280 triệu đồng, trong đó có công trình biên soạn từ điển tiếng Việt loại mới đầy tai tiếng, gồm quyển cỡ vừa: 500 triệu đồng; quyển cỡ trung: 690 triệu đồng và Sửa chữa Từ điển Việt - Nga: 90 triệu đồng. 
Báo TTTĐ số ra ngày 17/1/2007 đăng phóng sự điều tra ông Phạm Hùng Việt đã vi phạm luật bản quyền khi đứng đầu một nhóm tổ chức rút lõi một công trình được giải thưởng Nhà nước. Cụ thể là năm 2002, một nhóm cán bộ thuộc Phòng Từ điển học của Viện Ngôn ngữ học gồm 5 người do ông Phạm Hùng Việt là chủ sự, đã “rút lõi” 23.420 mục từ của cuốn Từ điển tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên (đã được Giải thưởng Nhà nước năm 2005). Ông Việt đã cùng các cộng sự sửa chữa theo kiểu giản đơn hoá việc tách và giải thích ý nghĩa của 23.420 mục từ này để thành cuốn Từ điển tiếng Việt phổ thông in tại Nxb. TP Hồ Chí Minh năm 2002. 
Nhóm tác giả này không hề xin phép 12 tác giả còn lại của cuốn Từ điển tiếng Việt theo luật bản quyền, không những thế còn mạo danh sự đồng ý của tập thể các tác giả cuốn Từ điển trên. 
Báo TTTĐ còn cho biết phát hiện thấy sự vi phạm bản quyền và sao chép gian dối tại bản thảo công trình khoa học cấp bộ này, "Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Khang cùng một số nhà khoa học ở Viện Ngôn ngữ học đã lên tiếng không chỉ là thẳng thắn góp ý trong các cuộc họp mà còn bằng văn bản gửi tới Chủ tịch Viện, Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch Công đoàn Viện Khoa học xã hội Việt Nam đề nghị xem xét chấn chỉnh. Các ý kiến đều chỉ rõ: Việc ông Phạm Hùng Việt cùng nhóm cộng sự "rút lõi" cuốn Từ điển tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên là một hành vi vi phạm pháp luật. Việc sử dụng này là bất hợp pháp, vì việc đăng kí bản quyền đã được ghi rõ trên bìa cuốn Từ điển này và nhất là khi công trình đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ năm 2005."
Báo TTTĐ còn nêu:" Ngoài ra, ông Việt còn được giao nhiệm vụ phó chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp nhà nước “Xây dựng luận cứ khoa học cho việc biên soạn bộ Từ điển tiếng Việt cỡ lớn” (thực hiện từ tháng 4/2000 đến tháng 4/2002) với tổng kinh phí là 800 triệu đồng để nghiên cứu lý luận và 100 triệu đồng cho đoàn đi khảo sát tại Cộng hoà Pháp. Đáng chú ý là sản phẩm có giá trị nhất của công trình lý luận này là ba phần mềm phục vụ cho việc biên soạn từ điển tiếng Việt (đã được ông Phạm Hùng Việt giới thiệu trên tạp chí Ngôn ngữ, số 15 năm 2002) thì lại gần như trùng hoàn toàn đến mức kì lạ với ba phần mềm do ông Vũ Xuân Lương là tác giả. Ba phần mềm này cũng đã được ông Lương công bố trước trên tạp chí Ngôn ngữ, số 7 năm 2002. Sự trùng nhau của các phần mềm này rất cần được làm rõ vì có liên quan đến việc sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước". (Báo TTTĐ, ngày 17/1/2007 )
Như vậy thử hỏi ông Phạm Hùng Việt có thực sự đúng là một con người liêm chính trong khoa học hay không?? Tất nhiên là không!
Điều đáng buồn hơn nữa là với tư cách người thầy, ông Phạm Hùng Việt còn là một con người đầu cuối bất nhất. Mặc dù biết rõ sự thật mười mươi là không phải như thế, nhưng vì lợi ích nhóm ông vẫn sẵn sàng "bán linh hồn cho quỷ dữ", sẵn sàng uốn cong sự thật để a tòng vu khống TS Vũ Thị Sao Chi cướp đoạt thành quả khoa học của NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ do ông hướng dẫn khi đứng tên chung với NCS này trong một bài đăng trên tạp chí Ngôn ngữ. 
Sự thật như thế nào, TS Vũ Thị Sao Chi đã công bố tư liệu sau đây trên trang Fb của mình. Được sự đồng ý và cũng theo nguyện vọng của TS Vũ Thị Sao Chi, tôi xin đăng toàn văn hai bức thư trao đổi giữa TS Vũ Thị Sao Chi và PGS.TS Phạm Hùng Việt để quý vị am tường, và cũng là cách để tôi giúp giải nỗi oan khuất, bảo toàn được đạo đức và danh dự cho học trò của tôi. Đồng thời các quý vị cũng thấy được ai mới là người hướng dẫn khoa học đích thực cho NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ để có được luận án TS!
Sau đây là toàn văn hai bức thư trao đổi qua e.mail:
"Kính gửi PGS Phạm Hùng Việt!
Em viết những dòng này sau những giờ phút tê dại vì buồn khổ nên có chỗ nào không ý nhị, phạm phép, mong Thầy thể tất.
Đã nhiều lần em muốn bộc bạch để Thầy hiểu rõ những điều em làm trước đây liên quan đến NCS Huệ do Thầy hướng dẫn mà Viện trưởng - Trưởng Khoa Ngôn ngữ học (tức anh Nguyễn Văn Hiệp - N Đ T chú thêm cho rõ) cứ hay nhắc đến và cố tình bóp méo sự việc để gây sự phản cảm đối với em.
Em với NCS Huệ không họ hàng hay bạn bè thân thiết, chỉ vô tình gặp khi em chấm chuyên đề của bạn ấy ở Học viện. Biết em cũng nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong văn bản hành chính, sau đó một tối mưa rét bạn ấy xanh xao đến nhà nhờ em giúp đỡ. Em có nói với Huệ, thầy hướng dẫn chỉ giúp định hướng nghiên cứu, NCS phải tự chủ động và chịu trách nhiệm về luận án của mình không nên đòi hỏi, ỉ lại quá nhiều ở thầy. Song Huệ quá bối rối vì thời gian nộp luận án đã gấp mà bản thân thì bế tắc không biết triển khai và viết thế nào, cũng không biết xử lí thế nào với đống ngữ liệu hỗn độn và nhập nhằng giữa nịnh với khen. Em đã trải qua và thấu hiểu nỗi vất vả của người phụ nữ tập làm nghiên cứu, lại thêm khó khăn là giáo viên ngoại ngữ và khi biết hoàn cảnh của Huệ nên đã rất thương và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn từng li từng tí, thậm chí viết hộ cho cả phần lí thuyết về hành vi nịnh, các luận điểm đánh giá kết luận và hầu hết những phân tích các phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành vi nịnh ở chương 2. Em làm việc này vô tư, không công không danh, đặc biệt càng không có ý nghĩ muốn thay thế vị trí Thầy hướng dẫn, chỉ đơn giản xem mình như người chị, người cô đồng hành, người phụ nữ dễ chia sẻ để em ấy hoàn thành công việc học tập ở Học viện mà thôi. Sản phẩm chung duy nhất, kỉ niệm của những tháng ngày cô trò vất vả cùng nhau là bài viết đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ mà em đã chắp bút toàn bộ phần lí thuyết, phân tích, đánh giá với sự cung cấp ngữ liệu của Huệ. Em cũng là học trò được Thầy đào tạo ở Viện Ngôn ngữ học, nên đã nghĩ Thầy sẽ hiểu và mừng cho các học trò của mình đã biết chia sẻ, giúp đỡ nhau để cùng nhau trưởng thành. Song vì độc tâm và lời lẽ phũ phàng của Viện trưởng - Trưởng khoa mà tính chất sự việc lẽ ra rất giản dị này lại được nhìn nhận hết sức kì quái, hoàn toàn mất đi tinh thần khoa học khách quan và tình tương thân tương ái giữa các thế hệ nghiên cứu.
Em chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé, mong một cuộc sống yên bình. Kể từ khi chồng mất đi lúc em 29 tuổi cho đến nay đã 18 năm, ý nghĩa và cũng là động lực sống của em chỉ còn cô con gái nhỏ và công việc, vì thế những ai tìm đến em vì công việc em rất chân thành. Khi miệt mài, chuyên tâm với công việc, sống ngay thẳng, trung thực và nhân ái, em nghĩ mình sẽ có thêm những người thầy, người bạn và đồng nghiệp tốt. Mấy năm nay, vì cơn khát quyền lực của Viện trưởng muốn thao túng Tạp chí Ngôn ngữ và uy thế khoa học ở Viện mà em trở thành nạn nhân, một trong những đối tượng Viện trưởng quyết vùi dập, thanh trừng cho bằng được, mặc cho em có cố gắng né tránh, cố gắng bình lặng.
Đã mấy năm em định đăng kí xét học hàm, song vì tránh sóng gió nên lại thôi. Lần này, em lấy hết dũng cảm, quyết định ứng thí vì mong muốn của gia đình, tổ chức cơ quan và nguyện vọng phấn đấu của bản thân. Em đã hi vọng ở sự cố gắng chuẩn bị hồ sơ chu đáo, ôn tập ngoại ngữ cẩn thận từ phía bản thân và sự công tâm, khách quan cũng như tình người từ phía các Thầy trong Hội đồng, đặc biệt là hi vọng có phần lương tri, thể diện của Viện trưởng - Thư kí Hội đồng sẽ không làm điều gì phũ phàng, tàn ác. Trước khi ra Hội đồng, mặc dù em rất mong muốn được gặp gỡ, chia sẻ và nhận sự chỉ dạy của các Thầy, nhưng vì tình thế riêng, tránh sự điều tiếng nên em đã không thể. Ngoài sự khách quan khoa học là hàng đầu, em rất mong được các Thầy nhìn nhận, cảm thông như đối với một người trò, người em, người con, người cháu.
Em nghĩ để đánh giá, quyết định cuộc đời của một con người không nên tùy tiện, giản đơn. Các thầy bỏ xong lá phiếu rồi đi về, nhưng có biết đâu cả cuộc đời phía sau của chúng em...
Dù hôm nay thật đau đớn, nhưng em sẽ cố gắng sống tích cực hơn nữa và mong có ngày được các Thầy ghi nhận và hiểu với một tinh thần giản dị nhất công việc em đã làm.
Đã sang năm mới 2018, em xin kính chúc Thầy cùng gia đình một năm an lành, tốt đẹp!
Kính thư!
Em Sao Chi"(hết thư)
Còn đây là những lời đầy tình nhân ái, thương yêu của PGS Phạm Hùng Việt:
Vào 12:25 2 tháng 1, 2018, Pham Hung Viet <phamhungviet52@yahoo.com> 
đã viết:
"Chi Thân mến.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ và có lời chúc mừng năm mới 
Về chuyện liên quan đến NCS Huệ, mình không có gì phải nặng nề đâu. Bạn ấy xong luận án và bảo vệ thành công là mừng rồi.
Trong quá trình làm luận án, bạn ấy cũng phải học thầy, học bạn nhiều chứ. Ai giúp được gì đều là đáng quý. Bạn giúp được bạn ấy như vậy, là quá tốt cho bạn ấy, sao mình có thể nghĩ khác được.
Về phía mình, đã thành một nguyên tắc sống rồi: luôn ủng hộ, động viên mọi người. Giúp được ai việc gì, mình đều sẵn lòng.
Ngay ở viện, mình cũng vậy. Thôi quản lí rồi, mình luôn ủng hộ và tạo điều kiện để người kế nhiệm làm tốt công việc, dù có lúc, có việc, không được như mình mong muốn.
Mình cũng rất chia sẻ với bạn về kết quả ở HĐ vừa rồi. 
Mong bạn luôn giữ vững niềm tin, như bạn nói : "... cố gắng sống tích cực hơn nữa và mong có ngày được các Thầy ghi nhận ...".
Mình tin là bạn sẽ làm được như vậy.
Nhân dịp đầu năm mới, chúc bạn sức khỏe và công việc tốt, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Thân mến
Phạm Hùng Việt."(hết thư)
Các quý vị có thấy không? 
Trong E.mail ngày 02/01/2018 được đưa nguyên văn, nguyên bản ở trên đây, ông Phạm Hùng Việt nói với TS Vũ Thị Sao Chi những lời ân nghĩa thế ! Đạo đức thế! Thế mà mới đây, khi trả lời phỏng vấn trên báo chí, ông lại có lời nói khác - ngược hẳn 180 độ:
"... khi thấy tên của TS. Vũ Thị Sao Chi (Phó tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ) là tác giả thứ nhất, tôi rất bất ngờ và bất bình. Bởi lẽ, công việc biên tập là trách nhiệm của người biên tập. Không thể vì biên tập có sửa chữa ít hay nhiều mà người biên tập có quyền, bằng cách này cách khác, đưa tên của mình thành đồng tác giả, thậm chí là tác giả chính của bài báo."; " Đây rõ ràng là hành vi không liêm chính trong học thuật, cần phải phê phán."
Tuy nhiên, tệp văn bản lưu các file mà TS Vũ Thị Sao Chi hướng dẫn NCS Huệ viết luận án và quá trình làm việc, trao đổi giữa hai cô trò họ qua thư điện tử (xem tư liệu trên Fb của Vũ Thị Sao Chi) đã cho thấy ông Phạm Hùng Việt đã vu oan giá họa cho người từng là học trò của ông ta - TS Vũ Thị Sao Chi. Ông Việt đã có những lời y chang lời kết án của ông Hiệp - Viện trưởng Viện NNH, Trưởng khoa NNH, Học viện KHXH. Vậy đâu mới là lời nói thật lòng của ông Phạm Hùng Việt? Và các ông có xứng đáng làm Thầy??? 
Ông Phạm Hùng Việt có phải đích thị là người lá mặt lá trái , đổi trắng thay đen hay không? 
Thưa các Quý vị !
Trong dàn đồng ca vu khống thầy trò tôi là "cặp đôi hoàn hảo" đạo văn, vi phạm liêm chính....còn có một số nhân vật khác. Chẳng hạn, PGS.TS Phạm Văn Tình luôn luôn xưng chức danh Tổng thư kí để tiếng nói của ông có thêm sức nặng của tổ chức Hội Ngôn ngữ học Việt Nam khi cất tiếng vu cáo chúng tôi! Mặc dù tôi đã có đơn chính thức phản đối gửi đến ông Chủ tịch Hội. Ông Tình có thể vu cáo chúng tôi thoải mái theo ý thích của riêng cá nhân ông, nhưng ông không được phép nhân danh tiếng nói của Hội NNH VN khi Hội không có chủ trương này - Ông Chủ tịch Hội đã trả lời cho tôi biết như vậy. Song PGS Phạm Văn Tình không chịu, vẫn xưng danh Tổng thư kí Hội mỗi khi phát biểu với báo chí!? 
Vì vậy, tôi kính đề nghị các Quý vị trong Ban Thường vụ Hội NNH VN chính thức trả lời cho tôi biết về cách xử lí vụ việc này, bởi vì Đơn tôi gửi Chủ tịch Hội NNH VN tính đến nay đã quá 1 năm rồi! Các vị không nên im lặng mãi như thế!

Vậy ông Tình nói có đi đôi với làm hay không? Ông có quả thực là con người liêm chính như khi nhân danh Tổng thư kí Hội NNH VN lên án chúng tôi đạo văn hay không, xin Quý vị theo dõi tiếp:
Sau khi nêu cụ thể chi tiết các vụ việc tiêu cực xảy ra tại Viện NNH, Báo Tuổi trẻ Thủ đô số ra ngày 24/1/2007 đã viết:
" Đấy là chưa kể đến những việc làm gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng như: Trường hợp Trưởng ban Thanh tra nhân dân Viện Ngôn ngữ học Phạm Văn Tình sao chép nguyên xi nội dung cuốn sách của chính mình làm đề tài khoa học mới để nhận kinh phí nhiều triệu đồng..." (!?)
Kính thưa các quý vị! 
Sẽ có dịp tôi còn được khắc họa những gương mặt khác trong dàn đồng ca vu cáo chúng tôi! 
Xin trân trọng cảm ơn các Quý vị đã dành sự quan tâm!
(Mời Quý vị xem Bản gốc các bài phóng sự điều tra "Về loạt bài những sai phạm nghiêm trọng ở Viện Ngôn ngữ học" trên Báo "Tuổi trẻ Thủ đô" và hồ sơ khoa học của tôi đã được công bố trên Fb của tôi - phía bên dưới bài viết này; Hồ sơ khoa học của TS Vũ Thị Sao Chi đăng trên Fb: VŨ THỊ SAO CHI

"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=157479515376995&id=100033448432699




13. Fb NĐT ngày 7/8/2019

"
Nguyên Viện phó Viện Ngôn ngữ học
Nguyên Thư kí Hội đồng chức danh GS ngành Ngôn ngữ học
Kính thưa các Quý vị!
Tôi xin giới thiệu đôi lời về GS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Viện phó Viện Ngôn ngữ học (đến tháng 6 năm 2005 hết nhiệm kì), từ ngày 01 tháng 8 năm 2008 khi chia tách Viện Ngôn ngữ học (NNH) để lập Viện Từ điển học và Bách khoa thư, ông Lợi phải xin chuyển sang Viện mới này, mặc dù chuyên ngành mà ông được đào tạo và phong chức danh giáo sư là "Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số". Cần phải giới thiệu GS Nguyễn Văn Lợi là vì ông được mệnh danh là "Chuyên gia đầu ngành ngữ âm" của Việt Nam, và đặc biệt trong những tháng ngày qua, ông "nổi lên như cồn" bởi rất nhiều lần ông xuất hiện trên các phương tiện truyền thông lớn tiếng là người vô cùng liêm chính, mạnh mẽ chống sự vi phạm liêm chính trong khoa học! Thậm chí ông còn hạ nhục, gọi những người mà ông vu cho vi phạm liêm chính trong khoa học là "kẻ ăn cắp"!
Thưa các Quý vị!
Thời kì GS Nguyễn Văn Lợi làm Viện phó phụ trách khoa học của Viện Ngôn ngữ học, ông là người thứ hai - chỉ sau ông Viện trưởng, tính về số lượng công trình khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước mà ông làm chủ nhiệm. Theo Phóng sự điều tra, Báo "Tuổi trẻ Thủ đô" (TTTĐ) ngày 22 tháng 1 năm 2007 tại trang 5 phản ánh sự đầu tư kinh phí cho Viện Ngôn ngữ học như sau. Xin được lưu ý thời điểm Nhà nước đầu tư kinh phí cho Viện NNH được nêu trong các bài báo này của TTTĐ là vào những năm từ 2007 trở về trước nên đồng tiền có giá trị rất lớn.
Trong thời gian 10 năm (1996-2005), "Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ mà phóng viên TTTĐ thu thập được, Nhà nước đã đầu tư chỉ riêng cho kinh phí nghiên cứu khoa học của Viện Ngôn ngữ học là hơn chục tỉ đồng". 
"Mặc dù được Nhà nước đầu tư cho kinh phí nghiên cứu khoa học trên chục tỉ đồng như vậy, nhưng tuyệt đại đa số cán bộ trong Viện Ngôn ngữ học đều kêu ca họ chẳng được là bao, mà chỉ tập trung vào một số người. Chẳng hạn, trong số các đề tài này, riêng ông Nguyễn Văn Lợi - Viện phó phụ trách khoa học, thì làm chủ nhiệm 3 đề tài cấp Bộ và điều tra cơ bản với tổng kinh phí hơn 2 tỉ 5 trăm triệu đồng. Điển hình là hai đề tài điều tra cơ bản nhiều kinh phí nhất, kéo dài hàng năm trời vẫn chưa hoàn thành. Đó là: Điều tra tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số:1 tỉ 920 triệu đồng. Đề tài sưu tầm, bảo quản, mã hóa chữ viết cổ truyền: 580 triệu đồng. 
Ông Phạm Hùng Việt - Viện phó phụ trách công tác hành chính, làm chủ nhiệm 3 đề tài cấp Bộ với tổng kinh phí 1 tỉ 280 triệu đồng, trong đó có công trình biên soạn từ điển tiếng Việt loại mới đầy tai tiếng, gồm quyển cỡ vừa: 500 triệu đồng; quyển cỡ trung: 690 triệu đồng và Sửa chữa Từ điển Việt - Nga: 90 triệu đồng. (Đến nay (2019) vẫn chưa có bản thảo Từ điển tiếng Việt loại mới nào-dù là cỡ vừa hay cỡ trung được xuất bản - Chúng tôi chú thích).
Vậy hiệu quả kinh phí Nhà nước đầu tư cho Viện Ngôn ngữ học như thế nào?
Báo TTTĐ cho biết: "Vậy mà không có một công trình lí luận nào được xuất bản cho "đáng đồng tiền bát gạo" Nhà nước đã đầu tư. Thậm chí, các bản thảo công trình khoa học đã được nghiệm thu cũng thất lạc đâu hết?" 
Một câu hỏi đặt ra, tất cả các đề tài từ cấp Bộ đến cấp Nhà nước đều do ba ông lãnh đạo Viện NNH làm chủ nhiệm, trong đó ông Lợi làm chủ nhiệm số đề tài cũng khá, vậy khi Viện không có bản thảo đã được nghiệm thu nào mà các ông cũng không có bản lưu để photo nộp bù cho Viện sao? Hay các bản thảo này đã bị giấu đi vì lí do nào đó? Hay chẳng lẽ các ông không có sản phẩm, nhất là cả hai công trình của ông Lợi về Điều tra tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số có kinh phí nhiều nhất là 1 tỉ 920 triệu đồng, kéo dài quá hạn hàng năm không xong mà báo TTTĐ đã nêu?
Báo TTTĐ kết luận: "Sự quản lí yếu kém của lãnh đạo Viện NNH (về khoa học là do ông Lợi phụ trách - chúng tôi chú) dẫn đến lãng phí rất nhiều tiền bạc của Nhà nước mà kết quả nghiên cứu khoa học thì không có gì đáng kể. Chính điều này đã gây ra sự bức xúc cho cán bộ Viện Ngôn ngữ học. Trong Đại hội cán bộ viên chức Viện NNH cuối năm 2005 đã có cán bộ phải thốt lên rằng: "Cứ đà này thì Viện Ngôn ngữ học 20 năm sau vẫn chưa ngóc đầu lên được."(Hết trích số báo 22/1/2007).
Báo TTTĐ số ra ngày 24 tháng 1 năm 2007 cũng tại trang 5 còn cho biết: "Đấy là chưa kể đến những vụ việc có dấu hiệu vi phạm an ninh quốc gia và thống nhất dân tộc do nhạy cảm chính trị mà TTTĐ không tiện nêu. Những vấn đề này TTTĐ sẽ chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng có trách nhiệm điều tra xét xử theo pháp luật." (Hết trích).
Chịu trách nhiệm về thảm trạng trên trong lĩnh vực khoa học ở Viện Ngôn ngữ học, tất nhiên phải là ông Nguyễn Văn Lợi cùng ông Viện trưởng với trách nhiệm là người đứng đầu. Kể cả các vấn đề "nhạy cảm chính trị có dấu hiệu vi phạm an ninh quốc gia và thống nhất dân tộc" mà Báo TTTĐ đã phản ánh cũng thuộc lĩnh vực khoa học do ông Lợi phụ trách và là đề tài do chính ông trực tiếp thực hiện. 
Thực tế đã chứng minh ai mới là kẻ vi phạm liêm chính trong khoa học, nhất là những người như ông Lợi - có chức có quyền, vừa chịu trách nhiệm quản lí, vừa lấy nhiều tiền của Nhà nước để làm đề tài mà Viện lại không có sản phẩm???
Hay chiến hữu của ông Nguyễn Văn Lợi là Viện phó Phạm Hùng Việt không những vi phạm luật bản quyền mà còn mạo danh tập thể các tác giả đích thực để rút ruột, rút lõi 23.420 mục từ của cuốn "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên) đã được Giải thưởng Nhà nước (2005) để in thành cuốn "Từ điển tiếng Việt phổ thông" của riêng một nhóm 5 người do ông Việt là chủ sự (theo Báo TTTĐ 17/1/2007, tr.5)? 
Hay Viện trưởng cùng trong Ban lãnh đạo với ông Lợi, làm chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước có 3 sản phẩm phần mềm để biên soạn từ điển tiếng Việt với chi phí 800 triệu đồng thì lại trùng "đến kì lạ" so với 3 phần mềm của người khác đã công bố trước đó. Báo "Tuổi trẻ Thủ đô" đã phản ánh những sai phạm nêu trên của chính bản thân ông Lợi cùng các chiến hữu của ông ta.
Vậy xin thưa GS Nguyễn Văn Lợi, những hành vi nêu trên đây có phải là đạo chích trong khoa học hay không??? Tại sao ông lại im như thóc không có một lời lên án các chiến hữu của ông và tự kiểm điểm bản thân ông đã vi phạm liêm chính trong khoa học??? Nếu dùng lời của ông đã thóa mạ chúng tôi là "kẻ ăn cắp" thì cũng có thể gọi các ông là những "kẻ ăn cắp" không chỉ tri thức khoa học mà còn là những "kẻ ăn cắp" tiền của Nhà nước trong khoa học hay không?!
Vẫn chưa hết!
Ngày 30 tháng 6 năm 2019, ông Nguyễn Văn Lợi còn viết bài "Tạp chí Ngôn ngữ và nỗi tủi hổ của người trong nghề" được công bố trên báo điện tử Tầm nhìn. Ông đã hạ những lời sau: "Hiện tại bẽ bàng, bi đát"; "TC Ngôn ngữ không còn giữ được truyền thống như xưa. (...) Vắng bóng các bài của các nhà khoa học quốc tế. Chất lượng bài vở sút kém. (...) TC Ngôn ngữ hầu như không còn được các nhà khoa học nghiêm túc, nhất là các nhà khoa học quốc tế biết đến...". (Hết trích) 
Chúng tôi đã thống kê các số tạp chí Ngôn ngữ được xuất bản trong 5 năm gần đây (1/2014-7/2019) thì hầu như tất cả các giáo sư, phó giáo sư mà đã viết bài đăng trên tạp chí Ngôn ngữ từ khi có Tạp chí đến nay thì vẫn có bài công bố đều đặn hằng năm trên tạp chí Ngôn ngữ. Đặc biệt là mỗi năm đều có trên chục GS và cũng trên chục PGS (có năm tới gần 30 PGS), một số nhà khoa học nước ngoài đăng bài trên tạp chí Ngôn ngữ. Chẳng hạn, năm 2017 có: 11GS, 28 PGS, 2 nhà khoa học nước ngoài. Chúng tôi đã công bố văn bản thống kê này trên Fb của mình mời Quý vị xem (Fb: NGUYỄN ĐỨC TỒN; Fb: VŨ THỊ SAO CHI) và cũng đã gửi tới các cơ quan chức năng...
Đáng chú ý là trong suốt 20 năm qua, ông Lợi quay lưng lại với tạp chí Ngôn ngữ, không hề có bài đăng trên tạp chí Ngôn ngữ. Vậy làm sao ông biết tạp chí "hiện tại bẽ bàng, bi đát" và đánh giá: "Chất lượng bài vở sút kém"? Căn cứ vào đâu và bằng chứng nào để ông Lợi viết những lời "như thánh phán" như vậy? Ai có thể tin được lời ông? Nhất là động cơ gì mà ông Lợi hạ nhục, phủ nhận tất cả các nhà khoa học đã có bài đăng trên tạp chí Ngôn ngữ vì các nhà khoa học này không được ông coi là "các nhà khoa học nghiêm túc", đồng thời ông cũng phủ nhận luôn cả toàn bộ thành quả của Tạp chí Ngôn ngữ đúng dịp Tạp chí kỉ niệm 50 năm ngày thành lập (9/1969-9/2019)???
Rồi ông Lợi còn cùng với những người trong phe cánh của mình rất nhiều lần xuất hiện trên báo chí, cố tình "nhắm mắt làm ngơ" các bằng chứng sự thật chúng tôi đã đưa ra để vu khống, chỉ trích hai thầy trò tôi và TS Vũ Thị Sao Chi vi phạm liêm chính học thuật, rằng cậy chức quyền của mình cướp công của học trò và đồng nghiệp trong các bài tạp chí viết chung. Các bằng chứng thật, "sờ tận tay" này đã bác bỏ hoàn toàn những lời vu khống, bịa đặt của ông Nguyễn Văn Lợi cùng phe nhóm. Các tài liệu này chúng tôi đã công bố công khai trên các Fb của mình và nộp cho các cơ quan chức năng, trong đó có Bộ GD và ĐT.
Không chỉ có những sự vu khống nói trên, thậm chí ông Lợi cùng phe cánh còn vu khống cả đối với tôi và cả đối với Hội đồng CDGS ngành NNH và Hội đồng CDGS Nhà nước khi tôi được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS vào năm 2009. Cụ thể như sau: 
Trong những ngày tháng 5 năm 2018, dưới sự chỉ huy của anh Nguyễn Văn Hiệp- Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, ông Lợi đi tiên phong cùng đồng minh mở chiến dịch "bão táp trên sa mạc" trên chiến trường là Báo Phụ nữ Thủ đô do bà Trần Thị Thu Hằng - bạn học đại học cùng K37 của anh Hiệp làm Tổng biên tập. Báo này đã đăng liên tiếp hầu như mỗi ngày một bài đưa thông tin theo một chiều để vu khống tôi đã đưa công trình đạo văn học trò do tôi hướng dẫn vào hồ sơ để đoạt chức danh GS- mặc dù ông Lợi và phe nhóm không hề được tiếp xúc với hồ sơ của tôi. Họ yêu cầu Hội đồng chức danh GS NN tước bỏ chức danh GS của tôi. Đồng thời ông Lợi cùng bè cánh còn chỉ trích Hội đồng CD GS ngành NNH công nhận tôi đạt chức danh GS vì lí do nhân văn, nhân đạo theo truyền thống văn hóa Việt Nam, v.v...
Trước sức ép của báo chí, HĐCDGS Nhà nước đã yêu cầu Hội đồng chức danh GS ngành NNH họp ngày 13 tháng 6 năm 2018 để xem xét giải quyết vụ việc báo cáo kết quả lên Hội đồng CDGS NN. Hội đồng CDGS ngành NNH đã ra kết luận:"Hồ sơ xét phong GS năm 2009 của ông Nguyễn Đức Tồn đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chức danh GS theo quy định" và sự công nhận ông Nguyễn Đức Tồn đạt tiêu chuẩn chức danh GS không hề dựa trên tính nhân văn, nhân đạo ...như những lời ông Lợi cùng phe cánh đã đưa ra.
Mặc dù sau khi Hội đồng CDGS ngành NNH họp, ông Trần Ngọc Thêm - Chủ tịch HĐ, khi trả lời phỏng vấn báo chí đã công bố kết luận nói trên của Hội đồng CDGS ngành NNH. Thế nhưng, cho đến tận bây giờ ông Lợi vẫn còn rất cay cú, không chịu thừa nhận, vẫn khư khư giữ ý kiến của mình mặc dù đã bị bác bỏ để tiếp tục vu khống, nhục mạ, mạt sát tôi trên báo chí, vẫn đòi tước chức danh GS của tôi!.
Vậy có ai còn có thể tin được những lời giả đạo đức của ông Nguyễn Văn Lợi nữa???

Cuối cùng, tôi cũng xin thưa thêm, ông Nguyễn Văn Lợi được phong GS vào năm 1996 khi Nhà nước chưa đòi hỏi ứng viên phải có sách chuyên khảo và giáo trình như bây giờ. Sau đó ông Lợi được làm Thư kí Hội đồng chức danh GS ngành Ngôn ngữ học mà ông vẫn luôn luôn ghi kèm theo cùng với tên ông để tăng thêm sức nặng khi ông lên báo chí vu cáo tôi "đạo văn của học trò" do tôi hướng dẫn nhằm đòi tước chức danh GS của tôi. Song đáng tiếc, nếu như ở địa vị người có tự trọng, thì cảm thấy rất xấu hổ, rằng cho đến tận bây giờ (8/2019) GS.TS Nguyễn Văn Lợi vẫn không hề có bất cứ cuốn sách viết riêng nào - kể cả sách chuyên khảo và giáo trình như các ứng viên chức danh GS hiện nay bắt buộc phải có. GS Lợi chỉ có duy nhất cuốn sách in riêng công bố tư liệu Tiếng Rục (NXB KHXH, 1993).
Được biết có thông tin trao đổi trên mạng, giới ngôn ngữ học đang xầm xì rằng ông Nguyễn Văn Lợi Lợi đã ăn cắp tư liệu của ông Võ Xuân Trang để in cuốn sách này. Rất mong mọi người có ai biết rõ sự việc thì giúp "chiêu tuyết" cho GS Nguyễn Văn Lợi. 
(Mời Quý vị xem Bản gốc các bài phóng sự điều tra "Về loạt bài những sai phạm nghiêm trọng ở Viện Ngôn ngữ học" trên Báo "Tuổi trẻ Thủ đô" và hồ sơ khoa học của tôi đã được công bố trên Fb của tôi - phía bên dưới bài viết này; Hồ sơ khoa học của TS Vũ Thị Sao Chi đăng trên Fb: VŨ THỊ SAO CHI)
Xin trân trọng cảm ơn các Quý vị đã dành sự quan tâm!

"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=157314542060159&id=100033448432699






12. Fb Nguyễn Đức Tồn, 6/8/2019

Sau khi tôi công bố một số tài liệu về những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng tại Viện Ngôn ngữ học và Viện HL KHXH VN, anh Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học đã viết Stt "phủ nhận toàn bộ những vu khống, mạ lỵ, thông tin bóp méo, dối trá kinh tởm có liên quan đến tôi (tức Nguyễn Văn Hiệp)" và "đề nghị admin của face HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU VIỆN NGÔN NGỮ HỌC đóng face này” (trích nguyên văn). 
Kính thưa anh Hiệp! Một con người đã biết kinh tởm sự dối trá như anh vừa viết thì không bao giờ kê khai gian dối, kê khai không đúng, không đầy đủ, không trung thực hồ sơ đảng viên như anh! Đấy là kết luận của Ủy ban Kiểm tra TW về anh đấy nhé! Một kẻ đã có gan gian dối, không trung thực cả với Đảng mà anh giơ tay thề trung thành trong buổi lễ kết nạp, một người đã không trực tết mà vẫn tham nhũng từ mấy đồng trực tết của anh em, không phải chỉ một lần, đã bị tố cáo mà vẫn cố làm thêm một lần nữa như anh, thì còn những điều gian trá gì nữa kín mật mà anh không dám làm? Thế nên anh mới thu tiền bất chính 5 triệu đồng từ mỗi đề tài khoa học của anh em trong Viện, mặc dù là rất còm cõi, để lập quỹ đen cho dễ chi tiêu, bây giờ anh Hiệp phải trả lại công khai minh bạch cho anh em - theo yêu cầu của Ủy ban KT TƯ. Thế mà anh bảo kinh tởm khi tôi nêu những điều tham nhũng đúng sự thật của anh và đồng minh của anh!
Bây giờ tôi xin nêu về thành tích khoa học của anh Hiệp nhé! 
Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN Nguyễn Xuân Thắng tặng cho anh (tôi nói là "tặng" là vì việc xét duyệt đề tài cho mọi người đã làm xong từ năm trước, anh Hiệp về nhận công tác ở Viện NNH - từ 1/2/2012, sau thời gian xét duyệt, cho nên tôi với tư cách Viện trưởng khi đó phải hoàn thiện mọi thủ tục đặc cách cho anh!) để anh thực hiện một đề tài khoa học cấp bộ với số tiền là 370 triệu đồng (trong khi đó, tất cả những cán bộ khác chỉ được 250 triệu đồng, không quá 300 triệu đồng). Anh Hiệp đăng kí nghiên cứu về ngôn ngữ của giới trẻ mà anh gọi là ngôn ngữ "phi chuẩn". Ơ hơ! đã có ai đã dám quy kết ngôn ngữ của giới trẻ là ngôn ngữ "phi chuẩn" đâu? Nói thế là coi thường giới trẻ và cả những người cao tuổi thấy ngôn ngữ giới trẻ cũng có nhiều cái hay nên ủng hộ. Người ta chỉ không đặt ra vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ của giới trẻ thôi chứ! Còn việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ tuy đặc biệt song không phải lúc nào cũng đều "phi chuẩn" so với tiếng Việt văn hóa, được gọt giũa. Vả lại, nếu theo đúng nghĩa của "chuẩn", ngôn ngữ giới trẻ nó cũng có cái "chuẩn" của riêng nó, nên nếu anh Nguyễn Văn Hiệp tham gia vào hoạt động giao tiếp này của giới trẻ thì anh cũng phải sử dụng tiếng Việt theo cách của họ chứ! Chỉ có điều "chuẩn" của họ khác "chuẩn" của ngôn ngữ văn hóa! 
Đề tài của anh Hiệp đã được nghiệm thu đạt loại xuất sắc từ năm 2014. Theo quy định của Viện HL KHXH VN, tất cả các đề tài khoa học từ cấp Bộ được nghiệm thu đạt loại khá trở lên thì được cấp kinh phí và phải (tôi nhấn mạnh) xuất bản để xã hội hóa, phục vụ đất nước. Tất cả chúng tôi đều đã in sách các công trình của mình. Thậm chí tôi còn bị anh trả thù không cho làm thủ tục để in sách mặc dù đã có bản thảo 1000 trang!
Thế còn anh Hiệp? Đã qua 5 năm rồi, sách của anh thì vẫn "biệt vô âm tín"? Theo lời của ông Phạm Văn Đức, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm đã phát biểu công khai trước toàn thể cán bộ khoa học của Viện: Nếu công trình cấp bộ đã nghiệm thu đạt loại khá trở lên mà chủ nhiệm công trình không chịu xuất bản thì thuộc một trong hai loại: Hoặc là chất lượng kém thực sự; Hai là, "đạo văn" nên không dám in!
Vậy công trình khoa học của anh Nguyễn Văn Hiệp thuộc loại nào trong hai loại trên? Hay là thuộc cả hai loại?
Điều đáng nói là, khi Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Viện HL KHXH VN Nguyễn Xuân Thắng chuẩn bị tài liệu để Thủ tướng Chính phủ báo cáo giải trình trước Quốc hội về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có liên quan đến hiện tượng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay (năm 2013) - vấn đề mà anh Hiệp đang nghiên cứu đề tài cấp Bộ chuẩn bị nghiệm thu (2014), chủ tịch Nguyễn Xuân Thắng đã gọi điện yêu cầu anh Nguyễn Văn Hiệp chuẩn bị thì anh lại trả lời là "Em có biết gì đâu!" (trích nguyên văn lời chủ tịch Viện Nguyễn Xuân Thắng nói với tôi khi yêu cầu tôi phải chuẩn bị thay cho anh Hiệp!). Ơ! là Viện trưởng chuyên ngành khi Chính phủ cần tư vấn theo đúng chức năng mà chúng ta vẫn tự hào, "vẫn khoe", mà anh lại trả lời hồn nhiên như vậy! Anh không biết thì phải hỏi ý kiến chuyên gia ở trong và ngoài Viện ngôn ngữ học để chuẩn bị báo cáo cho Chủ tịch Viện HL chứ! Huống hồ đây là vấn đề mà anh đã được Chủ tịch Viện hàn lâm KHXH VN cấp 370 triệu đồng theo yêu cầu và nguyện vọng của anh để anh nghiên cứu! Thế là thế nào???
Đấy là tôi chưa nói tới việc anh Hiệp lợi dụng chức vụ, quyền hạn Trưởng Khoa Ngôn ngữ học, hầu như Hội đồng nào của Nghiên cứu sinh - kể cả chấm chuyên đề TS lẫn bảo vệ luận án ở hai cấp- anh cũng đều ngồi làm chủ tịch, mặc dù không đúng chuyên ngành. Rồi anh chỉ ban phát cho cánh hẩu của anh tham gia các hội đồng, loại trừ tất cả các chuyên gia mà anh đang thù địch. Theo lời của GS Nguyễn Văn Khang nói với tôi và PGS Mai Xuân Huy thì đó cũng là sự tham nhũng quyền lực đấy anh Hiệp ạ!
Giờ quay lại chuyện anh Hiệp yêu cầu admin đóng Face " Hội những người yêu Viện NNH". Anh có quyền gì mà ra lệnh thế dù là anh chỉ dùng từ "đề nghị"? Anh Hiệp có biết như thế là vi phạm quyền tự do ngôn luận - thứ mà bọn các anh đang lợi dụng để vu khống và bôi nhọ tôi không??
Khi tôi đọc Stt trên của anh Hiệp, tôi đã phản hồi: "Bao nhiêu tháng ngày đăng bài vu khống người khác sao không đề nghị đóng? Có phản chứng thì cứ đưa ra ? Sợ sự thật bị phơi bày à?" thì anh chặn, không cho tôi đọc để phản hồi nữa, trong khi những người khác trong Group HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU VIỆN NGÔN NGỮ HỌC vẫn đọc được bình thường. Như vậy là anh Hiệp chỉ quen thói thông tin một chiều cho dễ xuyên tạc như từ trước tới giờ anh vẫn vu khống tôi. Là “cây ngay” sao anh Hiệp phải sợ? 
Mạng xã hội là tiếng nói của công luận, để mọi người lên tiếng một cách công tâm khách quan bảo vệ lẽ phải vì sự tiến bộ của xã hội, chứ đâu chỉ phục vụ cho riêng một nhóm lợi ích sai trái nào đúng không!? Có gì phản chứng thì anh Hiệp cứ nêu để mọi người cùng cho ý kiến, cớ sao lại quen thói hống hách như ở Viện Ngôn ngữ học học, muốn làm gì thì làm ra lệnh chặn họng công luận như vậy?!




https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=157124332079180&id=100033448432699






11. Ngày 5/8/2019, Fb Nguyễn Đức Tồn

"
Ngày 26 tháng 4 năm 2019, tôi đã gửi Bản đối chiếu này tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Tổ xác minh của Bộ. Nay tôi xin công bố toàn văn Bản đối chiếu này tới Quý vị!
Mời mọi người hãy vào FB của tôi: NGUYỄN ĐỨC TỒN đọc toàn bộ hồ sơ khoa học của tôi đã nộp cho Bộ GD&DT và công bố trên FB để thấy bộ mặt thật của những người đã vu khống tôi để trả thù cá nhân khi tôi đấu tranh chống tham nhũng theo lời kêu gọi của ĐẢNG.
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=156956018762678&id=100033448432699




10.

‘Cặp đôi hoàn hảo’ và nền học thuật bị thao túng

 - “Cặp đôi hoàn hảo” tôi muốn nói ở đây là cặp đôi hai “nhà khoa học” lừng danh: Giáo sư Nguyễn Đức Tồn và Tiến sĩ Vũ Thị Sao Chi.

Nhắc đến họ, hầu như giới học thuật và độc giả trên đất nước này đều biết. Nhiều khi dù không muốn biết thì cũng phải biết bởi với truyền thông số, thông tin nó cứ chình ình trên mạng Internet. 
Vào Google, gõ cụm từ “GS Tồn đạo văn” lập tức cho khoảng 2.840.000 kết quả chỉ trong 0,26 giây. 
Con số đó chưa khủng bằng người học trò của ông, bà Vũ Thị Sao Chi, đương kim Phó Tổng biên tập phụ trách tạp chí Ngôn ngữ. Vào Google, gõ cụm từ “Vũ Thị Sao Chi đạo văn” có ngay 83.800.000 kết quả sau 0,38 giây. 
Vẫn biết thống kê trên chỉ để tham khảo nhưng những con số kể trên cũng đủ để nói lên rằng: Chuyện đến nước này thì… nghiêm trọng lắm rồi! 
‘Cặp đôi hoàn hảo’ và nền học thuật bị thao túng
Có nhiều bài báo về vị GS Tồn.
Với GS Tồn, chuyện “ly kỳ” xảy ra cho đến nay đã gần 20 năm kể từ ngày ông nộp hồ sơ (2002) ở Hội đồng chức danh giáo sư cấp cơ sở Viện Ngôn ngữ học nhưng không được thông qua do nghi án đạo văn.
 Nhưng đến ngày 16/10/2009, Hội đồng Chức danh giáo sư Ngành năm 2009 “Với tinh thần nhân đạo và nhân văn của truyền thống văn hóa Việt Nam, vì sự đoàn kết và phát triển chung của ngành”, các thành viên Hội đồng đã đồng ý 100% bằng cách bỏ phiếu kín để ông được “thăng hàm” Giáo sư.[1] 
Đó là kết quả của sự “nghiêm túc và khách quan”(!) mà một vị GS đầu ngành đã khẳng định: “ông Tồn đã có lỗi và đã trả giá trong 7 năm qua, 2 lần hồ sơ không được thông qua; không nên bắt một người phải trả giá cho một sai lầm cũ suốt đời.[2] 
Không biết trên thế giới này, có nơi nào phong học hàm theo kiểu “tình thương mến thương” như thế không? 
Vài năm lại đây, chuyện đạo văn của GS Tồn bị báo chí và dư luận xới lại. Theo thống kê, cho đến nay đã có hơn 150 bài báo đăng trên mấy chục tờ báo điện tử và báo giấy về vụ ông Tồn lấy những kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên đưa vào các sách – các công trình nghiên cứu khoa học của ông để đoạt chức danh giáo sư (thậm chí còn đòi đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh). 
Không chịu thua kém thầy, học trò cưng của GS Tồn là TS Vũ Thị Sao Chi – người được ông cất nhắc, kế nhiệm vị trí của mình tại Tạp chí Ngôn ngữ  – cũng được báo chí và dư luận đặc biệt quan tâm. 
Chỉ cần điểm tên một số bài báo sau đây cũng đủ hiểu “tầm vóc” đạo văn của học trò thầy Tồn như thế nào, thật đúng với câu tục ngữ, “con hơn cha là nhà có phúc” (*).
Tại sao chuyện đạo văn của ông Tồn, bà Chi lùm xùm kéo dài? 
Có thể nói, chưa một vụ vi phạm liêm chính học thuật nào lại gây sự chú ý của truyền thông và dư luận cũng như kéo dài về mặt thời gian như đối với trường hợp của ông Tồn, bà Chi. 
Với ông Tồn thì đã gần 20 năm. Với bà Chi cũng đã ngót nghét 10 năm. Thời gian quá dư thừa để trả lại sự trong sáng, sự liêm chính cho nền học thuật nước nhà. 
Vậy mà, dù báo chí và dư luận lên tiếng mạnh mẽ, chỉ ra sai phạm của họ bằng những luận cứ, luận chứng rất cụ thể; dù Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kí văn bản của Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu Bộ Giáo dục & Đào tạo làm rõ vụ án “đạo văn” này nhưng ông Tồn vẫn bình yên vô sự. Ông Tồn vẫn ngồi ghế Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học và Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ cho đến khi hạ cánh an toàn; ông còn là ủy viên Hội đồng giáo sư ngành cho đến đầu tháng 6 năm nay mới thôi chức khi có quyết định thành lập Hội đồng mới; thậm chí ông Tồn còn được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì (tháng 7 năm 2010). Còn bà Chi vẫn đương nhiệm vai trò Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Ngôn ngữ. 
Trong một bài viết đăng trên báo điện tử Tầm nhìn, GS.TS Nguyễn Văn Lợi (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nguyên Thư ký Hội đồng chức danh GS ngành Ngôn ngữ) nhận xét: “Đương sự tìm mọi kẽ hở trong các luật, quy định, quy trình để lẩn tránh, lấp liếm, chống trả. Ông Tồn cũng có nghề trong việc lợi dụng những sai lầm của một số người trong các Hội đồng Chức danh, người có trách nhiệm cao nhất để gây sức ép, kể cả cách mặc cả theo kiểu: “Trạng chết chúa cũng băng hà; Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn”.[3] 
Nhận xét của GS.TS Nguyễn Văn Lợi đã đánh trúng “tim đen” của vụ việc. Ông Tồn, bà Chi và những ai đó đã biết lợi dụng, luồn lách các kẽ hở trong các luật, quy định, quy trình để lẩn tránh, lấp liếm, chống trả. Cao tay hơn, ông Tồn biết cách nắm “gót chân Asin”, khai thác những sai lầm (tương tự như bản thân mình) của một số người trong các Hội đồng Chức danh, kể cả người có trách nhiệm cao nhất để gây sức ép, mặc cả. Kết quả đúng như GS.TS Lợi nói, “trạng chết chúa cũng băng hà”, những người lộ “gót chân Asin” chả dại gì làm cái việc “rút dây động rừng” cả. Vụ việc vì thế, không hy vọng đi đến hồi kết. 
Nhưng trách ông Tồn, bà Chi một thì trách “ai” mười. “Ai” đang thao túng nền học thuật nước nhà? 
“Đội ngũ GS, PGS lẫn lộn vàng thau, không thực chất, vốn được tích tụ trong nhiều năm qua, nay lại được bổ sung một lượng khủng những GS, PGS hữu danh vô thực”, GS.TS Nguyễn Đức Dân thẳng thắn chỉ ra sự bất cập trong việc phong tặng học hàm hiện nay. 
“Cứ theo cách làm hiện nay, đội ngũ GS, PGS sẽ ngày càng phình ra, còn chất lượng thì teo lại, mãi mãi không đuổi kịp ai”, GS.TS Nguyễn Đức Dân khẳng định.[4] 
Năm 2018, dư luận sửng sốt trước việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS theo kiểu “trăm hóa đua nở”, 94 người bị phản ánh không đủ chuẩn giáo sư, phó giáo sư. 
Bàn về sự kiện này, TS Lê Viết Khuyến (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GDĐT) cho rằng, “mấu chốt của vấn đề là quy trình bổ nhiệm chức danh GS, PGS hiện nay đã có vấn đề. Nhiều cấp xét duyệt, tưởng chặt chẽ nhưng lại rất lỏng lẻo”. Và ông “điểm huyệt”: “Chưa kể có hội đồng liên ngành, GS rởm ngồi chấm GS thật, ngành này chấm cho ngành kia, thử hỏi có chính xác được không? Ở đây tôi chưa muốn nói đến những tin đồn có tiêu cực phía sau”. [5] 
Trở lại vụ ông Tồn, bà Chi, rất nhiều bài báo đã lên tiếng về việc xử lý kéo dài và truy người phải chịu trách nhiệm (**). 
Công luận và giới học thuật chân chính đã lên tiếng mạnh mẽ đòi “trả lại tên cho em”. Địa chỉ người chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc cũng đã rõ ràng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo. Nhưng tất cả vẫn chỉ đàn như đá ném ao bèo. 
Liệu đây có phải là minh chứng rõ ràng nhất cho câu tục ngữ “thượng bất chính hạ tác loạn” được vận hành bằng “quy trình” xét duyệt bổ nhiệm theo kiểu “Giáo sư rởm ngồi chấm… giáo sư rởm” để rồi những người cầm chịch sợ “rút dây động rừng”? 
Ai trả lại sự trong sáng và liêm chính cho học thuật nước nhà? Ai trả lại danh dự cho những nhà khoa học chân chính khi rất nhiều “con sâu” đang “làm rầu nồi canh”? 
Họ không dám lấy đá ghè chân mình thì có lẽ đã đến lúc “Lò thiêu tham nhũng” cũng phải đốt cả những kẻ “tham nhũng học thuật”. 
Nguyễn Nguyễn 
(*) 
- Bà Vũ Thị Sao Chi - Phó Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ: Từ vi phạm liêm chính đến 'tham nhũng' học thuật (https://tamnhin.net.vn/ba-vu- thi-sao-chi-pho-tong-bien-tap- tap-chi-ngon-ngu-tu-vi-pham- liem-chinh-den-tham-nhung-hoc- thuat-71648.html?fbclid= IwAR37OlXDmw4pzPpSdf6uuni9wGT7 mWjwX_ EAGQHWgNnAzDO59FkG0cvqb3Y) 
- Khi thầy đạo văn lại đẻ ra trò đạo văn (http://baophunuthudo.vn/ article/28071/165/khi-thay- dao-van-lai-de-ra-tro-dao-van) 
- Phát hiện nữ tiến sĩ đạo văn ngay trong luận án tiến sĩ (http://baophunuthudo.vn/ article/28197/165/phat-hien- nu-tien-si-dao-van-ngay-trong- luan-an-tien-si) 
- Sang tên đổi chủ như mớ rau, con cá (https://tamnhin.net.vn/sang- ten-doi-chu-nhu-mo-rau-con-ca- 73023.html?fbclid= IwAR2BIhRh3UKESygr3xRfvrPx- EfejSgXJv5KGaxYwfBnEr29x_ 1xPSCu6BA) 
- Bị phát giác thêm một vụ 'ăn chặn' học thuật! (https://tamnhin.net.vn/bi- phat-giac-them-mot-vu-an-chan- hoc-thuat-72671.html?fbclid= IwAR01Ijp1Yzemx1v- ICKvDS8V9ZCsuD1OT- 2sZTkMgpWDEcKssDH9wvwFnxY) 
- PGS.TS Phạm Hùng Việt: “Tôi rất bất bình!” (https://tamnhin.net.vn/pgsts- pham-hung-viet-toi-rat-bat- binh-73090.html?fbclid= IwAR2GhMmzuvu09BAi6b_ RQeNdFlLyd4LJWPi3DHPAU9- tsubzx6qAyxvd9ac) 
- Bà Lê Thị Hồng Hạnh đã từng tuyên bố sẽ kiện bà Vũ Thị Sao Chi (https://tamnhin.net.vn/ba-le- thi-hong-hanh-da-tung-tuyen- bo-se-kien-ba-vu-thi-sao-chi- den-cung-72947.html) 
- Báo động tình trang liêm chính học thuật theo kiểu không hướng dẫn vẫn có quyền đứng tên chung (http://baophunuthudo.vn/ article/29304/176/bao-dong- tinh-trang-liem-chinh-hoc- thuat-theo-kieu-khong-huong- dan-van-co-quyen-dung-ten- chung) 
- Lùm xùm đạo văn - Kỳ 1: “Tôi khẳng định chỉ hướng dẫn mình chị Huệ Yên, không có tên Sao Chi nào hết” (https://www.nguoiduatin.vn/ lum-xum-dao-van-ky-1-toi- khang-dinh-chi-huong-dan-minh- chi-hue-yen-khong-co-ten-sao- chi-nao-het-a439926.html? fbclid=IwAR1At47- dErimjcV92Qfl2- H2o3OgXaSkTHkyuuswEBgD9DRMLcWN nKA-bo) 
- Lùm xùm đạo văn - Kỳ 2: “Đây là hành vi không liêm chính trong học thuật” (https://www.nguoiduatin.vn/ lum-xum-dao-van-ky-2-day-la- hanh-vi-khong-liem-chinh- trong-hoc-thuat-a439928.html) 
(**) 
- Không xử lý triệt để, vi phạm liêm chính học thuật còn kéo dài (https://tamnhin.net.vn/khong- xu-ly-triet-de-vi-pham-liem- chinh-hoc-thuat-con-keo-dai- 71778.html?fbclid= IwAR0rKLjqnkhIvUhDM_ GebN41j6qIrA9oyrC9BiVa_ MhaELiLNlP2seljKCw) 
- Vấn nạn tham nhũng trong học thuật cần được xử lý nghiêm (http://baophunuthudo.vn/ article/29318/176/van-nan- tham-nhung-trong-hoc-thuat- can-duoc-xu-ly-nghiem?fbclid= IwAR2HFnE0Blj7tJ6SR0kImXHpul9V gCn2biAKTyEBmwRssomp5FB0z9FDJV A) 
- Có dám nhìn thẳng 'khuyết tật' trong quy định chức danh giáo sư? (https://tuoitre.vn/co-dam- nhin-thang-khuyet-tat-trong- quy-dinh-chuc-danh-giao-su- 20180308091433699.htm) 
- Đến bao giờ thì Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo mới cảm nhận nỗi đau đớn và tủi hổ của các vị giáo sư chân chính? (https://tamnhin.net.vn/den- bao-gio-thi-vien-han-lam-khoa- hoc-xa-hoi-viet-nam-va-bo- giao-duc-va-dao-tao-moi-cam- nhan-noi-dau-don-va-tui-ho- cua-cac-vi-giao-su-chan-chinh- 73100.html?fbclid= IwAR274M22m6xaC49q_ 2ryOy9B7l23gDRNhXa-KTb77hI_T_ d2TFMc9r50RP8)
[1, 2]. http://vietnamnet.vn/vn/giao- duc/nguoi-thay/ong-nguyen-duc- ton-dao-van-nhung-duoc-phong- giao-su-vi-tinh-than-nhan-van- vi-tha-451233.html 
[3]. https://tamnhin.net.vn/tap- chi-ngon-ngu-va-noi-tui-ho- cua-nguoi-trong-nghe-73067. html?fbclid=IwAR13-qECjPk-_4U- OnW9rNx8TO0h45OJbFqTiWeMfHwJpk kSDa0vHrPFMWI 
[4]. https://tuoitre.vn/giao-su- ong-la-ai-dang-lam-gi- 20180303091157831.htm 
[5]. https://laodong.vn/giao-duc/ quy-trinh-bo-nhiem-giao-su- dang-tao-dieu-kien-cho-su- gian-doi-lan-lon-vang-thau- 599653.ldo 

https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/cap-doi-hoan-hao-va-nen-hoc-thuat-bi-thao-tung-555885.html?fbclid=IwAR0LZ58Mq0Wpiwj8J-2r58NvhIUI2dVcEOO3OiXbaTWRyFtxU0LI31dMyV4




9. Ngày 5/8/2019, Hoàng Tuấn Công viết trên Fb

"


Sự già mồm và gian trá của bà Vũ Thị Sao Chi thể hiện ngay trong cách khiếu kiện:
1. Bà Sao Chi là Tiến sĩ Ngôn ngữ học, hiện là Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Ngôn ngữ. Nếu cho rằng, Báo điện tử "Tầm Nhìn" đăng bài "có thông tin không đúng sự thật, vu khống và phản ánh không đúng về một số nghiên cứu khoa học của bà", thì với tư cách là "nhà khoa học", bà Vũ Thị Sao Chi hoàn toàn có thể tự bảo vệ thanh danh của mình bằng cách viết bài phản biện, tranh luận một cách sòng phẳng. Thế nhưng bà Sao Chi đã học theo ông thầy mình là Giáo sư đạo văn Nguyễn Đức Tồn đâm đơn kiện tụng, một mực kêu oan, hòng tung hoả mù, lừa dối cấp trên, né tránh sự thật.
2.Trong đơn gửi Cục Báo chí, bà Chi chỉ kể tên ba bài báo: 
-"Bà Vũ Thị Sao Chi - Phó Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ: 
Từ vi phạm liêm chính đến 'tham nhũng' học thuật"
-"Không xử lý triệt để, vi phạm liêm chính học thuật còn kéo dài"
-TS. Vũ Thị Sao Chi, Phó Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ
Bị phát giác thêm một vụ 'ăn chặn' học thuật!

Tuy nhiên, trong khi bà đi kiện, thì đã có thêm 2 bài báo phản biện:
+ "Khi bà Vũ Thị Sao Chi kêu oan!" (Hoàng Dũng - Dũng Hoàng)
+ VỀ NHỮNG TỜ GIẤY “XÁC NHẬN” CỦA BÀ VŨ THỊ SAO CHI VÀ ÔNG NGUYỄN ĐỨC TỒN (Hoàng Tuấn Công)
Trong 2 bài phản biện trên đây, chúng tôi chỉ rõ bà Vũ Thị Sao Chi đã đạo văn, vi phạm liêm chính học thuật một cách nghiêm trọng như thế nào. Vậy, bà Vũ Thị Sao Chi có dám kể tên và tiếp tục gửi hai bài viết này lên Cục Báo chí?

Bà Chi đã ăn gian khi cố tình lờ đi hàng trăm bài báo khác cáo buộc bà và ông thầy Nguyễn Đức Tồn đạo văn trắng trợn như thế nào đăng trên hàng chục báo khác nhau, trong đó điển hình là Báo Phụ Nữ Thủ Đô, Báo Tầm Nhìn. Và mới đây nhất là bài "‘Cặp đôi hoàn hảo’ và nền học thuật bị thao túng"
Theo đây, tác giả bài báo chỉ đích danh “Cặp đôi hoàn hảo” ở đây là "cặp đôi hai “nhà khoa học” lừng danh: Giáo sư Nguyễn Đức Tồn và Tiến sĩ Vũ Thị Sao Chi" đã trộm cắp trong học thuật bỉ ổi như thể nào.
Vậy, bà Vũ Thị Sao Chi có dám tiếp tục kể tên và kiện Báo Vietnamnet lên Cục Báo chí?

Cách đây một năm, ông Nguyễn Đức Tồn từng ra tay trước bằng cách gửi đơn khiếu nại, kêu oan lên Thủ tướng, rồi sau đó liên tục kiện tụng, chửi bới tùm lum. 
Bà Vũ Thị Sao Chi học được ngay bài kiện này của ông thầy Tồn. Bà chạy trực tiếp lên gặp Phó Thủ tướng, một mực kêu oan, xin bảo vệ người cùng họ Vũ, lại nhờ cả một vị lãnh đạo chủ quản của Báo Tầm Nhìn can thiệp, để xử phần thắng cho bà. Và sau cùng là bà đâm đơn khiếu kiện lên Cục báo chí. Quả là "Gái đĩ già mồm, kẻ trộm lắm gan"!(*)

Nhưng giấy trắng mực đen, chuyện đâu còn đó. Chúng tôi tin rằng, không ai có thể đổi trắng thay đen, bênh vực, che giấu cho hành vi trộm cắp trắng trợn trong khoa học của bà và ông Nguyễn Đức Tồn.
(*) Từ điển Vietlex : "gái đĩ già mồm • [thgt] ví kẻ đã làm điều sai trái còn lớn tiếng để lấp liếm một cách không biết ngượng".



"
https://www.facebook.com/TuancongThuphong/posts/2457958361101535?__tn__=K-R





8. Phản luận đầu tiên của nhóm ông Nguyễn Đức Tồn trên Fb

"
Trong bài viết "Tạp chí ngôn ngữ và nỗi tủi hổ của người trong nghề" đăng trên báo Tầm nhìn ngày 30/06/2019, ông Nguyễn Văn Lợi có đánh giá: "Hiện tại bẽ bàng, bi đát"; "TC Ngôn ngữ không còn giữ được truyền thống như xưa. (...) Vắng bóng các bài của các nhà khoa học quốc tế. Chất lượng bài vở sút kém. (...) TC Ngôn ngữ hầu như không còn được các nhà khoa học nghiêm túc, nhất là các nhà khoa học quốc tế biết đến...". (Hết trích)
Để cung cấp thêm thông tin giúp độc giả có cái nhìn khách quan về TC Ngôn ngữ hiện nay, chúng tôi đã thống kê sơ bộ các nhà khoa học tiêu biểu đầu ngành ngôn ngữ học ở Việt Nam và một số nhà ngôn ngữ học ở nước ngoài đã có bài đăng trên tạp chí Ngôn ngữ trong 5 năm trở lại đây (2014-2019). Kết quả như sau:
- 6 tháng đầu năm 2019 có: 6 GS, 8 PGS, 2 người nước ngoài: GS.TSKH Nguyễn Lai, GS.TS Nguyễn Đức Dân, GS.TS Trần Trí Dõi, GS.TS Diệp Quang Ban, GS.TS Nguyễn Đức Tồn, GS.TS Vũ Đức Nghiệu, PGS.TS Lê Xuân Thại, PGS.TS Trịnh Sâm, PGS.TS Nguyễn Văn Lộc, PGS.TS Vương Toàn, PGS.TS Đoàn Thị Tâm, PGS.TS Nguyễn Hữu Hoành, PGS.TS Nguyễn Tất Thắng, PGS.TS. Musiichuk Victoria, Viện Nghiên cứu Phương Đông mang tên A. Krymskyi - Viện Hàn lâm Khoa học Ukraina.
- Năm 2018 có: 11 GS, 17 PGS, 3 người nước ngoài: GS.TSKH Nguyễn Lai, GS.TS Diệp Quang Ban, GS.TS Nguyễn Đức Tồn, GS.TS Trần Trí Dõi, GS.TS Nguyễn Văn Khang, GS.TS Vũ Đức Nghiệu, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, GS.TS Mark J. Alves (Montgomery College, Mỹ, Journal of the Southeast Asian Linguistics Society- JSEALS), GS Sharynne Mcleod (Đại học Charles Sturt, Úc),...
- Năm 2017 có: 11GS, 28 PGS, 2 người nước ngoài: GS.TSKH Nguyễn Lai, GS.TS Nguyễn Đức Dân, GS.TS Đinh Văn Đức, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Đức Tồn, GS.TS Trần Trí Dõi, GS.TS Hoàng Văn Vân, GS.TS Bùi Minh Toán, GS.TS Vũ Đức Nghiệu, GS. Bea Yang Soo (Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Tổng hợp Busan, Hàn Quốc),...
- Năm 2016 có: 8 GS, 24 PGS, 2 người ở nước ngoài; Năm 2015 có: 16 GS, 19 PGS, 2 người ở nước ngoài; Năm 2014 có: 15 GS, 24 PGS, 2 người ở nước ngoài: GS.TS. N.V. Stankevich, GS.TSKH Nguyễn Lai, GS.TS Hoàng Thị Châu, GS.TS Hoàng Trọng Phiến, GS.TS Nguyễn Đức Dân, GS.TS Diệp Quang Ban, GS.TS Bùi Khánh Thế, GS.TS Đỗ Thị Kim Liên, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Quang Hồng, GS.TS Nguyễn Đức Tồn, GS.TS Trần Trí Dõi, GS.TS Hoàng Văn Vân, GS.TS Bùi Minh Toán, GS.TS Vũ Đức Nghiệu, GS.TS Đỗ Việt Hùng, GS.TS Vũ Văn Đại, Andrea Hòa Phạm (Department of Languages, Literatures & Cultures University of Florida),...
Tạp chí Ngôn ngữ trân trọng cảm ơn tất cả các tác giả trong nhiều năm qua đã tin tưởng, cộng tác, viết bài cho tạp chí Ngôn ngữ. Những bài báo khoa học được chọc lọc, công bố trên tạp chí Ngôn ngữ đã phản ánh kịp thời các kết quả, thành tựu nghiên cứu của ngành, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành ngôn ngữ học nước nhà. Nhờ những thành tích đã đạt được, năm 2000, TC Ngôn ngữ đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; nhiều năm liền (từ năm 1998 đến năm 2013) TC Ngôn ngữ luôn được Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam công nhận là Tập thể lao động xuất sắc; năm 2014, TC Ngôn ngữ vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
(Ghi chú: Trong danh sách các Giáo sư ngành ngôn ngữ học ở Việt Nam, chỉ có GS.TS Nguyễn Văn Lợi 20 năm gần đây không có bài trên TC Ngôn ngữ).
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=150814299376850&id=100033448432699



7.

Bà Lê Thị Hồng Hạnh đã từng tuyên bố sẽ kiện bà Vũ Thị Sao Chi đến cùng

Cập nhật: 06:22 | 29/06/2019
 "Cô Lê Thị Hồng Hạnh đã đến gặp tôi và đưa ra những bằng chứng, những tư liệu trong đó có những đoạn, những nội dung rất giống nhau giữa luận văn thạc sỹ của cô Hạnh (2004) với công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2008 của tác giả Vũ Thị Sao Chi và Luận Án tiến sĩ của bà Vũ Thị Sao Chi (2009). Cô Hạnh tuyên bố cô đã nộp đơn lên Viện nghiên cứu ngôn ngữ và sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng", PGS.TS Hà Quang Năng chia sẻ.
PGS Hà Quang Năng tỏ ra rất buồn “Tôi nhớ cách đây đã khá lâu, PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Hoa, khi đó là TS. Nguyễn Thị Ngân Hoa, nguyên là Phó phòng Khoa học& Công nghệ, trường ĐHSP Hà Nội, có trao đổi với tôi là cô ấy có một người vừa là học trò, vừa là đồng nghiệp, năng lực chuyên môn rất tốt, đã bảo vệ xong luận văn thạc sĩ và rất muốn được tôi hướng dẫn tiếp để làm nghiên cứu sinh tại Học viện KHXH. Tôi đã chấp nhận.
“Nhưng ít lâu sau cô Hạnh đến gặp tôi và tỏ ra rất bức xúc. Cô Hạnh cho tôi biết trong quá trình làm hồ sơ nghiên cứu sinh, cô phát hiện luận văn của cô đã bị người khác sử dụng mà không ghi tên tác giả. Người đó nếu tôi nhớ không nhầm là Vũ Thị Sao Chi. Lúc đó tôi không biết cô Sao Chi là ai. Nhưng việc cô ấy làm đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm hồ sơ nghiên cứu sinh của cô Hạnh. Cô Hạnh khẳng định với tôi là sẽ theo đuổi kiện đến cùng để đòi lại công bằng.
ba le thi hong hanh da tung tuyen bo se kien ba vu thi sao chi den cung
Luận văn thạc sỹ của bà Lê Thị Hồng Hạnh
ba le thi hong hanh da tung tuyen bo se kien ba vu thi sao chi den cung
Luận án tiến sỹ của bà Vũ Thị Sao Chi công bố sau đó 5 năm nhưng có nhiều nội dung và đề mục giống nhau đến kỳ lạ
“Một thời gian sau đó, chính TS. Ngân Hoa lại gọi lại cho tôi và thông báo việc kiện tụng của cô Hạnh đã kéo dài mà không đạt được kết quả. Cô Hạnh vì thế không thế làm nghiên cứu sinh ở trong nước được nữa. Cả cô Hạnh và cô Ngân Hoa đều rất buồn và tỏ ra nản lòng vì không đòi được công bằng. Cô Ngân Hoa cũng cảm thấy bức xúc vì một cơ chế nào đó ngăn cản đã khiến cô ấy không thể bảo vệ được học trò của mình.
​​​​“Nhưng sau đó, cô Hạnh đã xin được học bổng và đi Pháp làm nghiên cứu sinh. Cô Hạnh là một người rất có năng lực nên cô đã được giữ lại Pháp làm việc từ đó cho đến nay. Đến bây giờ cô Hạnh vẫn đang ở Pháp”
Như vậy, có thể nói, việc sử dụng tư liệu của công trình nghiên cứu của người khác để làm luận án và các bài báo công bố công trình khoa học của mình mà không được sự cho phép của tác giả như đã nêu trên là hành vi không thể chấp nhận được, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai công việc của người khác, đẩy họ vào khốn cảnh khó khăn.
Sự việc không được giải quyết kịp thời khiến nạn nhân đã phải từ bỏ con đường học vấn và tương lai rộng mở và công việc yêu thích của mình. Cũng rất may, nạn nhân là người có năng lực nên không những chị đã vượt qua được khó khăn và còn tìm được con đường phát triển tốt hơn trước. Nhưng không vì thế mà hành vi của người gây ra sự việc trên được bào chữa. Thiết nghĩ, các nhà khoa học và các nhà quản lý cần phải xử lý triệt để và thấu đáo vấn đề này để trả lại công bằng cho các nạn nhân và làm trong sạch môi trường học thuật.

https://tamnhin.net.vn/ba-le-thi-hong-hanh-da-tung-tuyen-bo-se-kien-ba-vu-thi-sao-chi-den-cung-72947.html



6.


'Là rõ ràng, có hệ thống'

Cập nhật: 12:29 | 01/07/2019
 Kính gửi Báo Tầm nhìn. Tôi công tác lâu năm trong ngành (từ 1971 ra trường đến nay) nên hiểu rõ về nội tình của cơ quan và các tờ tạp chí của ngành, trong đó có tạp chí Ngôn ngữ. Tôi xin có ý kiến luôn vào việc có liên quan đến TS Vũ Thị Sao Chi như sau:
- Làm tạp chí khoa học thì cần phẩm chất trung thực, công tâm và cầu thị. Đó là các yêu cầu cơ bản để tạp chí là nơi thu hút phản biện và công bố các công trình khoa học của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong ngành. Từ vài năm nay, lãnh đạo Tạp chí Ngôn ngữ, do có dính líu đến chuyện "đạo văn" nên quan hệ với cộng tác viên và với ngành không còn bình thường như trước.
Đây là điều vô cùng đáng tiếc! - Việc các công trình của ông Nguyễn Đức Tồn (nguyên TBT) và bà Vũ Thị Sao Chi (phó TBT phụ trách) có liên quan đến những công trình của các tác giả khác nhau, bị đánh giá là "đạo văn" tôi thấy là rõ ràng, có hệ thống. Rất nhiều ý kiến đã nói kĩ về chuyện này. - Tôi đề nghị các cơ quan có trách nhiệm và có thẩm quyền nên có thẩm định và có kết luận kịp thời. Đây là điểm rất cần thiết, để trả lại môi trường hoạt động khoa học bình thường cho Viện và cho ngành, như một sự hồi sinh cần thiết như nó phải có.
Kính thư!
PGS.TS Phạm Văn Hảo (Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống)




5.

GS.TS Phạm Hùng Việt: “Tôi rất bất bình!”
Cập nhật: 12:30 | 01/07/2019
 Không chỉ đứng tên chung trong bài báo của cô Huệ Yên, mà bà Vũ Thị Sao Chi còn đứng tên đầu tiên trong bài báo của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huệ, điều này khiến PGS.TS Phạm Hùng Việt, người hướng dẫn NCS Huệ, rất bất bình.
Lập lờ đánh lận con đen
Việc “tham nhũng học thuật”, nói trắng ra là “ăn cắp”, của bà Vũ Thị Sao Chi, thông qua việc lấy quyền lãnh đạo Tạp chí Ngôn ngữ để đứng tên chung với những học viên cao học, nghiên cứu sinh mà bà Sao Chi không phải là người hướng dẫn, đã diễn ra có hệ thống, kéo dài gây “âm ỉ” trong giới học thuật.
Trong đó, có những vụ việc đã được phanh phui như: đạo văn của học viên cao học Lê Thị Hồng Hạnh, do PGS.TS. Nguyễn Thái Hòa hướng dẫn (trong bài viết trên Tạp chí Ngôn ngữ 2008, bà Sao Chi đạo nội dung từ luận văn của Hồng Hạnh đã bảo vệ 2004, trường hợp này cô Hạnh đã viết đơn tố cáo đến Viện trưởng kiêm TBT lúc bấy giờ là ông Nguyễn Đức Tồn, nhưng vụ việc bị chìm xuồng.
Tiếp đó là việc đạo văn của Phạm Thị Thu Thùy; đạo văn từ luận án đã bảo vệ cấp cơ sở của Nguyễn Thị Thanh Huệ (“Hành vi nịnh trong tiếng Việt”), mà người hướng dẫn là PGS.TS. Phạm Hùng Việt; tham nhũng học thuật đối với luận văn của Nguyễn Thị Thanh Tâm,("Một số nét độc đáo của ngôn ngữ thơ Lê Đạt"), do PGS.TS. Nguyễn Thái Hòa hướng dẫn (lần này TS. Sao Chi lấy bút danh là Hiền Nhi). Vụ việc này được báo điện tử Tầm nhìn phát hiện…
Một trong những vụ việc trên, có việc bà Sao Chi đạo văn từ luận án đã bảo vệ cấp cơ sở của Nguyễn Thị Thanh Huệ mà PGS.TS. Phạm Hùng Việt, nguyên Viện trưởng viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là người hướng dẫn.
Trong cuộc trò chuyện với PV báo điện tử Người Đưa Tin, PGS.TS. Phạm Hùng Việt đã làm rõ thêm một số vấn đề.
Thưa PGS.TS. Phạm Hùng Việt, ông có thể chia sẻ rõ hơn về luận án đã bảo vệ cấp cơ sở của Nguyễn Thị Thanh Huệ, bản luận án này có tên của bà Sao Chi hay không?
Tháng 1/2011, tôi được Giám đốc Học viện Khoa học xã hội giao hướng dẫn Nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Thị Thanh Huệ với trách nhiệm là người hướng dẫn 1, TS. Cầm Tú Tài là người hướng dẫn 2. Đề tài luận án của NCS (sau khi điều chỉnh) là “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”. Đây là một đề tài thuộc lĩnh vực ngữ dụng học, theo hướng lý thuyết về hành vi ngôn ngữ của nhà triết học ngôn ngữ nổi tiếng J.L. Austin.
Sau quãng thời gian làm việc nỗ lực, bản thảo luận án đã được được hoàn thành. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huệ đã bảo vệ luận án cấp cơ sở tại Học viện Khoa học xã hội vào ngày 20/12/2014 và đã được Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở thông qua với 100% số phiếu.
Có thể nói, để có được kết quả đó, NCS Huệ đã phải rất nỗ lực trong một thời gian dài, tìm đọc tài liệu lý thuyết, thu thập ngữ liệu, làm việc với người hướng dẫn, viết và bảo vệ các chuyên đề, hoàn thành các chương của luận án, viết và công bố các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành. Tới thời điểm bảo vệ luận án cấp cơ sở, NCS Huệ đã công bố được 5 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.
Có thể khẳng định cả 5 bài báo đã được công bố và luận án bảo vệ cấp cơ sở của NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ không hề có tên của TS. Vũ Thị Sao Chi.
Với mong muốn tăng thêm số lượng công trình đã được công bố, cùng với việc hoàn thành bản thảo luận án, NCS Huệ đã sử dụng một phần nội dung của luận án để viết bài báo thứ 6, gửi đăng ở tạp chí Ngôn ngữ. Bài báo được tạp chí Ngôn ngữ đăng vào số 1 năm 2015, nhưng tên của người viết thứ nhất (chính) lại là TS. Vũ Thị Sao Chi, người viết thứ hai (phụ) là Ths. Nguyễn Thị Thanh Huệ.
pgsts pham hung viet toi rat bat binh

Bài báo được đăng trên tạp chí ngôn ngữ có tên tác giả thứ nhất là TS. Vũ Thị Sao Chi.

Gian nan "xin lại đứa con" của mình
Khi thấy bài báo trên Tạp chí Ngôn ngữ có bà Sao Chi đứng đầu tiên, sau mới là Thanh Huệ ông đã phản ứng như thế nào? Ông có trao đổi lại với Thanh Huệ?
Là người hướng dẫn, đã cùng làm việc với NCS Huệ sửa chữa không dưới 10 lần bản thảo luận án (đến bản bảo vệ chính thức là bản thứ 19), tôi nắm rất rõ từng bước triển khai và hoàn chỉnh luận án của NCS. Nội dung của bài báo trên tạp chí Ngôn ngữ chính là một phần của luận án.
Do vậy, khi thấy tên của TS. Vũ Thị Sao Chi (Phó tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ) là tác giả thứ nhất, tôi rất bất ngờ và bất bình.
Bởi lẽ, công việc biên tập là trách nhiệm của người biên tập. Không thể vì biên tập có sửa chữa ít hay nhiều mà người biên tập có quyền, bằng cách này cách khác, đưa tên của mình thành đồng tác giả, thậm chí là tác giả chính của bài báo.
Tôi cũng lo ngại cho việc bảo vệ luận án của NCS Huệ ở cấp học viện, bởi thành ra kết quả nghiên cứu của luận án, sau khi bài báo được công bố, đã không còn là của riêng NCS Huệ nữa, mà trên lý thuyết, đã có một phần thuộc về TS. Vũ Thị Sao Chi.
Để đảm bảo cho việc bảo vệ luận án của NCS đúng trường quy, tôi đành phải là một việc rất ngược đời, kỳ lạ, xưa nay chưa từng có tiền lệ là bảo NCS đến xin ý kiến xác nhận của TS. Vũ Thị Sao Chi đồng ý cho NCS sử dụng nội dung bài báo (của chính mình) đó trong luận án của mình.
pgsts pham hung viet toi rat bat binh

khi thấy tên của TS. Vũ Thị Sao Chi (Phó tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ) là tác giả thứ nhất, PGS.TS Phạm Hùng Việt rất bất ngờ và bất bình.

Ông đánh giá như thế nào về sự việc này?
Sự việc trên không chỉ xảy ra đối với bài báo của NCS Huệ; theo thông tin tôi được biết, còn có một số bài báo của một số học viên cao học, NCS khi gửi đăng trên tạp chí Ngôn ngữ đã được (bị) TS. Vũ Thị Sao Chi đứng tên đồng tác giả.
Đây rõ ràng là hành vi không liêm chính trong học thuật, cần phải phê phán.
Rõ ràng, câu chuyện về liêm chính trong học thuật đã được bàn nhiều, nhưng từ sự việc cụ thể này, mong muốn của ông là gì trong vấn đề học thuật?
Nhắc lại sự việc trên, tôi mong muốn điều tương tự không tiếp tục xảy ra ở một tạp chí chuyên ngành như tạp chí Ngôn ngữ nữa. Tôi cũng mong các bạn học viên cao học, nghiên cứu sinh, đừng vì nhu cầu cần phải đăng bài mà chấp nhận để người khác đứng tên vào bài báo do mình viết. Còn việc xử lý sự việc như thế nào là tùy thuộc vào cơ quan quản lý.

https://tamnhin.net.vn/pgsts-pham-hung-viet-toi-rat-bat-binh-73090.html





4.

Sang tên đổi chủ như mớ rau, con cá
Cập nhật: 15:10 | 01/07/2019

 Vụ việc TS Vũ Thị Sao Chi đạo văn, vi phạm liêm chính, học thuật đã kéo dài nhiều năm, gây bức xúc không chỉ cho giới khoa học ngành Ngôn ngữ. Nhiều học giả đã lần lượt lên tiếng từ nhiều phía, bằng nhiều phương tiện khác nhau, đặc biệt là mạng xã hội, bày tỏ thái độ phẫn nộ, ngạc nhiên và chán nản. Báo Tầm nhìn sau đây đăng ý kiến của học giả, nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công.
1.Giấy của Bà Vũ Thị Sao Chi: Khoa học không phải là chơi hụi
Sau gần một năm làm thinh giả điếc trước những chứng cứ đạo văn mà báo chí phanh phui, TS. Vũ Thị Sao Chi– Đương kim Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Ngôn Ngữ - Viện Ngôn ngữ học (tục gọi “Truyền nhân của GS. Đạo văn Nguyễn Đức Tồn”) – bỗng lên tiếng kêu oan. Bà trưng ra một tờ giấy có tên “Giấy xác nhận đồng tác giả”, với chữ ký của Phạm Thị Thu Thuỳ. Nội dung như sau:
“GIẤY XÁC NHẬN ĐỒNG TÁC GIẢ Tôi tên là: Phạm Thị Thu Thuỳ Ngày sinh 24/6/1988 Nơi sinh Hải Phòng Số Chứng minh nhân dân 031188001559. Nơi cấp: Công an Hải Phòng. Là học viên Lớp Cao học Khoá 2011-2013 Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam, Trường Đại học Hải Phòng. Xác nhận: Bài báo khoa học: “Hai ý niệm tương phản – nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (qua các tập Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa)” đăng trên Tạp chí “Ngôn ngữ” số 7 & 8/2013 do Tiến sĩ Vũ Thị Sao Chi và tôi là đồng tác giả. Tiến sĩ Vũ Thị Sao Chicó quyền sử dụng bài báo này trong các sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình. Hải Phòng, ngày 18 tháng 11 năm 2013. Người viết xác nhận Phạm Thị Thu Thuỳ”.
Vậy thực chất vấn đề thế nào? Bài báo “Hai ý niệm tương phản – nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (qua các tập Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa)” chính là kết quả Luận văn bà Phạm Thị Thu Thuỳ bảo vệ vào tháng 6 năm 2013, mà theo thông lệ, bà Thuỳ đã viết cam đoan là công trình của riêng bà.
Ấy vậy mà chỉ một tháng sau đó, khi công bố trên Tạp chí Ngôn ngữ, người ta lại thấy có thêm tên của TS.Vũ Thị Sao Chi bên cạnh Phạm Thị Thu Thuỳ. Đồng thời, bà Phạm Thị Thu Thuỳ viết “giấy xác nhận” TS. Vũ Thị Sao Chi là “đồng tác giả”, và ban cho Vũ Thị Sao Chi “quyền sử dụng bài báo này trong các sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình”.
Vậy câu hỏi đặt ra là bà Phạm Thị Thu Thuỳ có quyền cho bà Vũ Thị Sao Chi kết quả nghiên cứu khoa học, mà một tháng trước đó bà từng “cam đoan” là công trình của riêng bà không?
Câu trả lời là KHÔNG! Vì sao? Vì nghiên cứu khoa học khác với chơi hụi!
KHOA HỌC LÀ SỰ TÌM TÒI, SÁNG TẠO. Khoa học cần 2 Thạc sĩ hay 2 Tiến sĩ với đóng góp, tìm tòi trong 2 công trình khác nhau, chứ không chấp nhận sự sao chép, chung đụng, dấm dúi cho nhau, để cùng một công trình khoa học mà đẻ ra nhiều vị Tiến sĩ, Giáo sư khác nhau, tạo thêm gánh nặng cho xã hội.
Nghĩa là sau khi công trình khoa học đã được công bố và ghi nhận, bà Phạm Thị Thu Thuỳ không có quyền đem cho bà Vũ Thị Sao Chi, hay bất cứ ai đứng tên chung, với vai trò đồng sáng tạo, để họ lấy đó làm thành tích giảng dạy, nghiên cứu khoa học, rồi lại tiếp tục nhân bản Thạc sĩ, Tiến sĩ, hay xin phong Phó Giaos sư hay Giáo sư.
Thậm chí nếu bà Phạm Thị Thu Thuỳ sao chép lại kết quả nghiên cứu của chính bà, rồi xào xáo thành một công trình mới, hòng tìm kiếm học hàm, học vị cao hơn, bà Thuỳ sẽ bị quy vào tội “tự đạo văn”, gian lận trong khoa học.
Xin lấy ví dụ thế này:
Luận văn Thạc sĩ của bà Phạm Thị Thu Thuỳ giống như một tấm vé để bước lên “con tàu khoa học”. Sau khi bảo vệ Thạc sĩ thành công, xem như bà Thuỳ đã đi đến ga cuối của chặng đường đầu tiên. Nếu muốn đi xa hơn, bà Thuỳ phải có trong tay tấm vé khác, một tấm vé hoàn toàn mới, có giá trị đóng góp cho hành trình khoa học tiếp theo, chứ không phải tấm vé cũ đã sử dụng, và chỉ được phép sử dụng một lần. Lẽ dĩ nhiên, con “tàu khoa học” ấy cũng không chấp nhận việc bà Phạm Thị Thu Thuỳ cho tặng, chia sẻ, ghi thêm tên bà Vũ Thị Sao Chihoặc bất cứ ai đó vào tấm vé đã sử dụng, để họ tiếp tục cuộc hành trình gian dối trong khoa học.
sang ten doi chu nhu mo rau con ca
Một tờ giấy xác nhận có thể dễ dàng cho đi lao động chất xám lao lực hàng mấy năm trời của một trí thức hay sao?
Như vậy, bà Vũ Thị Sao Chi chỉ có thể sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học của bà Phạm Thị Thu Thuỳ dưới dạng trích dẫn, hay minh hoạ cho luận điểm của mình trong một công trình khoa học khác, với chú thích rõ ràng, đầy đủ, chứ không được phép ghé tên của bà vào bài viết để nghiễm nghiên trở thành “đồng tác giả”.
2.“GIẤY XÁC NHẬN” của ông Nguyễn Đức Tồn: Từ "mượn" đến cướp trắng
Trước thời điểm bà Vũ Thị Sao Chi - học trò cưng và là người kế nhiệm vị trí Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ của ông Nguyễn Đức Tồn - trưng ra “Giấy xác nhận đồng tác giả” (6/2019), thì đầu năm 2019 ông Nguyễn Đức Tồn - Nguyên Viện trưởng Viện ngôn ngữ - thông qua FB của ông Hoàng Kiền (Kien Hoang) cũng đã đắc ý bày ra hai tờ giấy “xác nhận” của hai cô học trò, mục đích “minh oan” cho hành vi đạo văn nghiêm trọng của ông, mà báo chí đã tốn quá nhiều giấy mực trong suốt hơn 10 năm qua:
-“GIẤY XÁC NHẬN” thứ nhất: Tạp chí Ngôn ngữ Số 3/1994 đăng bài “Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa nhóm từ ngữ chỉ “Sự kết thúc cuộc đời của con người” của đồng tác giả Nguyễn Đức Tồn-Huỳnh Thanh Trà. Tuy nhiên sau đó, ông Nguyễn Đức Tồn đã bê nguyên xi bài báo này vào trong cuốn "Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)" (Nxb Đại học QG Hà Nội, 2002), thành Chương 6 (21 trang): "Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ "sự kết thúc của cuộc đời", mà không hề nhắc đến Huỳnh Thanh Trà.
sang ten doi chu nhu mo rau con ca
Cách ép người trí thức phải chia sẻ "đứa con đẻ" của mình cho người khác "nhận nuôi" trên danh nghĩa không phải ai cũng "nghĩ" được như GS Tồn
Sau khi bị báo chí phanh phui, ông Tồn đã trưng ra tờ “GIẤY XÁC NHẬN” có nội dung như sau:
“Tôi là Huỳnh Thanh Trà công tác tại Ban từ điển Viện ngôn ngữ từ 1979 đến 1994, xác nhận: Ông Nguyễn Đức Tồn là đồng tác giả với tôi trong bài viết Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa nhóm từ ngữ chỉ “Sự kết thúc cuộc đời của con người” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ Số 3/1994 nhưng thực tế là tác giả chính của bài viết. Tôi tham gia với vai trò là người thu thập, sắp xếp, xử lý tư liệu. Sau khi bài viết được in tôi đã đồng ý để ông Nguyễn Đức Tồn toàn quyền sử dụng. Ký tên Huỳnh Thanh Trà”.
Theo đây, ở đầu câu, bà Trà khẳng định “Ông Nguyễn Đức Tồn là đồng tác giả với tôi trong bài viết”, nhưng ngay sau đó, lại thừa nhận “thực tế” ông Tồn “là tác giả chính của bài viết”, bà Trà chỉ “tham gia với vai trò là người thu thập, sắp xếp, xử lý tư liệu”.

Như vậy, bà Huỳnh Thanh Trà đã công khai thừa nhận sự lưu manh trong học thuật của chính bà và ông Nguyễn Đức Tồn: khi cần thành tích khoa học để làm luận án, thì bà Trà cùng ông Tồn đứng tên “đồng tác giả”; khi đã “qua cầu”, thì bà Trà nhường lại toàn bộ kết quả nghiên cứu, để ông Tồn đem in sách, làm hồ sơ xin xét phong Giáo sư.

-“GIẤY XÁC NHẬN” thứ 2: Tạp chí Ngôn Ngữ số 2 năm 2001 đăng bài “Dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở” của Nguyễn Thị Thanh Hà. Ba tháng sau, ông Nguyễn Đức Tồn đánh cắp bài viết này của Nguyễn Thị Thanh Hà để đưa vào sách "Những vấn đề dạy và học trong nhà trường, phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc THCS" (Nguyễn Đức Tồn - NXB ĐHQG Hà Nội-5/2001) mà không một dòng chú thích tên tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà. Thay vào đó, ông Tồn đẩy bà Nguyễn Thị Thanh Hà từ tư cách tác giả duy nhất, xuống người "cộng tác".
Sau hơn 10 năm bị báo chí lên tiếng cáo buộc đạo văn, ông Nguyễn Đức Tồn trưng ra tờ “GIẤY XÁC NHẬN” như sau:
“Tên tôi là Nguyễn Thị Thanh Hà, nghiên cứu sinh của Viện ngôn ngữ từ năm 1998 đến năm 2002, xác nhận: Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn – Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ cùng nghiên cứu, viết chung với tôi bài viết: Dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở được đăng trên tạp chí Ngôn Ngữ số 2 năm 2001. Tác giả hoàn toàn có quyền sử dụng bài viết này. Người xác nhận Nguyễn Thị Thanh Hà”.
sang ten doi chu nhu mo rau con ca
"Mượn" lao động chất xám của người khác không chỉ một lần
Câu hỏi đặt ra cho bà Nguyễn Thị Thanh Hà: Tại sao ông Tồn “cùng nghiên cứu, viết chung”, nhưng khi công bố, bà lại đứng tên một mình, để rồi sau đó lại viết “giấy xác nhận” ông Tồn là đồng tác giả?
Như vậy, bằng giấy trắng mực đen, bà Nguyễn Thị Thanh Hà đã công khai thừa nhận cùng với ông Nguyễn Đức Tồn làm điều gian dối trong khoa học: khi cần tiêu chuẩn để làm Nghiên cứu sinh, thì bà Hà công bố bài viết với tư cách là tác giả duy nhất. Sau khi đã xong việc, thì bà sang tên cho ông Nguyễn Đức Tồn. Ngược lại, khi ông Tồn chủ động công bố tờ “Giấy xác nhận” trên, cũng chính là ông công khai thừa nhận đã từng lừa đảo Hội đồng xét phong giáo sư, bằng cách sao chép, sử dụng lại công trình khoa học của bà Nguyễn Thị Thanh Hà để đem in sách, kịp đưa vào hồ sơ xét phong Giáo sư.
KẾT LUẬN:
Trong nghiên cứu khoa học cũng như thi cử, một khi hành vi sao chép, quay cóp bài của người khác bị nghiêm cấm, thì bất kể hành vi đó có được chủ nhân đồng ý hay không, đều vi phạm liêm chính học thuật cũng như quy chế thi cử. Thậm chí, nếu thí sinh A đồng ý, hoặc chủ động để thí sinh B quay cóp bài, thì cả hai sẽ bị xác định là phạm quy.
Với trường hợp của Thạc sĩ Phạm Thị Thu Thuỳ và Tiến sĩ Vũ Thị Sao Chi; bà Huỳnh Thanh Trà, Nguyễn Thị Thanh Hà và ông Nguyễn Đức Tồn cũng vậy. Cái gọi là “Giấy xác nhận đồng tác giả”, hay “Giấy xác nhận” cùng nghiên cứu viết chung, chẳng những không thể “minh oan” cho bà Vũ Thị Sao Chi và ông Nguyễn Đức Tồn, mà ngược lại còn cho thấy đây chính là những “bản tường trình”, sự công khai thừa nhận các vị đã gian dối, vi phạm nghiêm trọng sự liêm chính, trung thực trong học thuật một thời gian dài như thế nào.
sang ten doi chu nhu mo rau con ca
Cuối cùng, bà Chi bị tố cáo đạo văn của 6 người, nhưng bà chỉ mới xin được một “giấy xác nhận” cho điều đó; ông Tồn ăn cắp, cưỡng gian kết quả nghiên cứu khoa học của hàng chục người, nhưng mới công khai thừa nhận bởi “giấy xác nhận”, “bản tường trình” của hai cô học trò.
Vậy còn các trường hợp khác, bà Chi và ông Tồn tính sao?





3. Hoàng Tuấn Công, 30/6/2019, từ Fb

"




1.Giấy của Bà Vũ Thị Sao Chi:
Sau gần một năm làm thinh giả điếc trước những chứng cứ đạo văn mà báo chí phanh phui, TS. Vũ Thị Sao Chi – Đương kim Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Ngôn Ngữ - Viện Ngôn ngữ học (tục gọi “Truyền nhân của GS. Đạo văn Nguyễn Đức Tồn”) – bỗng lên tiếng kêu oan. Bà trưng ra một tờ giấy có tên “Giấy xác nhận đồng tác giả”, với chữ ký của Phạm Thị Thu Thuỳ. Nội dung như sau:

“GIẤY XÁC NHẬN ĐỒNG TÁC GIẢ
Tôi tên là: Phạm Thị Thu Thuỳ
Ngày sinh 24/6/1988 Nơi sinh Hải Phòng
Số Chứng minh nhân dân 031188001559. Nơi cấp: Công an Hải Phòng.
Là học viên Lớp Cao học Khoá 2011-2013 Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam, Trường Đại học Hải Phòng.
Xác nhận: Bài báo khoa học: “Hai ý niệm tương phản – nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (qua các tập Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa)” đăng trên Tạp chí “Ngôn ngữ” số 7 & 8/2013 do Tiến sĩ Vũ Thị Sao Chi và tôi là đồng tác giả. Tiến sĩ Vũ Thị Sao Chi có quyền sử dụng bài báo này trong các sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình.
Hải Phòng, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Người viết xác nhận
Phạm Thị Thu Thuỳ”.

Vậy thực chất vấn đề thế nào?
Bài báo “Hai ý niệm tương phản – nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (qua các tập Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa)” chính là kết quả Luận văn bà Phạm Thị Thu Thuỳ bảo vệ vào tháng 6 năm 2013, mà theo thông lệ, bà Thuỳ đã viết cam đoan là công trình của riêng bà.

Ấy vậy mà chỉ một tháng sau đó, khi công bố trên Tạp chí Ngôn ngữ, người ta lại thấy có thêm tên của TS. Vũ Thị Sao Chi bên cạnh Phạm Thị Thu Thuỳ. Đồng thời, bà Phạm Thị Thu Thuỳ viết “giấy xác nhận” TS. Vũ Thị Sao Chi là “đồng tác giả”, và ban cho Vũ Thị Sao Chi “quyền sử dụng bài báo này trong các sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình”.
Vậy câu hỏi đặt ra là bà Phạm Thị Thu Thuỳ có quyền cho bà Vũ Thị Sao Chi kết quả nghiên cứu khoa học, mà một tháng trước đó bà từng “cam đoan” là công trình của riêng bà không?
Câu trả lời là KHÔNG! 
Vì sao? 
Vì nghiên cứu khoa học khác với “chơi hụi”!

KHOA HỌC LÀ SỰ TÌM TÒI, SÁNG TẠO.
Xã hội cần 2 Thạc sĩ hay Tiến sĩ với đóng góp, tìm tòi trong 2 công trình khác nhau, chứ không chấp nhận sự sao chép, chung đụng, dấm dúi cho nhau, để cùng một công trình khoa học mà đẻ ra nhiều vị Tiến sĩ, Giáo sư khác nhau, tạo thêm gánh nặng cho xã hội.

Nghĩa là sau khi công trình khoa học đã được công bố và ghi nhận, bà Phạm Thị Thu Thuỳ không có quyền đem cho bà Vũ Thị Sao Chi, hay bất cứ ai đứng tên chung, với vai trò đồng sáng tạo, để họ lấy đó làm thành tích giảng dạy, nghiên cứu khoa học, rồi lại tiếp tục nhân bản Thạc sĩ, Tiến sĩ, hay xin phong PGS, GS.
Thậm chí nếu bà Vũ Thị Thu Thuỳ sao chép lại kết quả nghiên cứu của chính bà, rồi xào xáo thành một công trình mới, hòng tìm kiếm học hàm, học vị cao hơn, bà Thuỳ sẽ bị quy vào tội “tự đạo văn”, gian lận trong khoa học.
Xin lấy ví dụ thế này:
Luận văn Thạc sĩ của bà Phạm Thị Thu Thuỳ giống như một tấm vé để bước lên “con tàu khoa học”. Sau khi bảo vệ Thạc sĩ thành công, xem như bà Thuỳ đã đi đến ga cuối của chặng đường đầu tiên. Nếu muốn đi xa hơn, bà Thuỳ phải có trong tay tấm vé khác, một tấm vé hoàn toàn mới, có giá trị đóng góp cho hành trình khoa học tiếp theo, chứ không phải tấm vé cũ đã sử dụng, và chỉ được phép sử dụng một lần. Lẽ dĩ nhiên, con “tàu khoa học” ấy cũng không chấp nhận việc bà Phạm Thị Thu Thuỳ cho tặng, chia sẻ, ghi thêm tên bà Vũ Thị Sao Chi hoặc bất cứ ai đó vào tấm vé đã sử dụng, để họ tiếp tục cuộc hành trình gian dối trong khoa học.

Như vậy, bà Vũ Thị Sao Chi chỉ có thể sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học của bà Phạm Thị Thu Thuỳ dưới dạng trích dẫn, hay minh hoạ cho luận điểm của mình trong một công trình khoa học khác, với chú thích rõ ràng, đầy đủ, chứ không được phép ghé tên của bà vào bài viết để nghiễm nghiên trở thành “đồng tác giả”.
2.“GIẤY XÁC NHẬN” của ông Nguyễn Đức Tồn:
Trước thời điểm bà Vũ Thị Sao Chi - học trò cưng và là người kế nhiệm vị trí Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ của ông Nguyễn Đức Tồn - trưng ra “Giấy xác nhận đồng tác giả” (6/2019), thì đầu năm 2019 ông Nguyễn Đức Tồn - Nguyên Viện trưởng Viện ngôn ngữ - thông qua FB của ông Thiếu tướng Hoàng Kiền (Kien Hoang) cũng đã đắc ý bày ra hai tờ giấy “xác nhận” của hai cô học trò, mục đích “minh oan” cho hành vi đạo văn nghiêm trọng của ông, mà báo chí đã tốn quá nhiều giấy mực trong suốt hơn 10 năm qua:

-“GIẤY XÁC NHẬN” thứ nhất:
Tạp chí Ngôn ngữ Số 3/1994 đăng bài “Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa nhóm từ ngữ chỉ “Sự kết thúc cuộc đời của con người” của đồng tác giả Nguyễn Đức Tồn-Huỳnh Thanh Trà. Tuy nhiên sau đó, ông Nguyễn Đức Tồn đã bê nguyên xi bài báo này vào trong cuốn "Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)" (Nxb Đại học QG Hà Nội, 2002), thành Chương 6 (21 trang): "Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ "sự kết thúc của cuộc đời", mà không hề nhắc đến Huỳnh Thanh Trà.

Sau khi bị báo chí phanh phui, ông Tồn đã trưng ra tờ “GIẤY XÁC NHẬN” có nội dung như sau:
“Tôi là Huỳnh Thanh Trà công tác tại Ban từ điển Viện ngôn ngữ từ 1979 đến 1994, xác nhận: 
Ông Nguyễn Đức Tồn là đồng tác giả với tôi trong bài viết Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa nhóm từ ngữ chỉ “Sự kết thúc cuộc đời của con người” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ Số 3/1994 nhưng thực tế là tác giả chính của bài viết. Tôi tham gia với vai trò là người thu thập, sắp xếp, xử lý tư liệu.
Sau khi bài viết được in tôi đã đồng ý để ông Nguyễn Đức Tồn toàn quyền sử dụng.
Ký tên Huỳnh Thanh Trà”.

Theo đây, ở đầu câu, bà Trà khẳng định “Ông Nguyễn Đức Tồn là đồng tác giả với tôi trong bài viết”, nhưng ngay sau đó, lại thừa nhận “thực tế” ông Tồn “là tác giả chính của bài viết”, bà Trà chỉ “tham gia với vai trò là người thu thập, sắp xếp, xử lý tư liệu”.
Như vậy, bà Huỳnh Thanh Trà đã công khai thừa nhận sự lưu manh trong học thuật của chính bà và ông Nguyễn Đức Tồn: khi cần thành tích khoa học để làm luận án, thì bà Trà cùng ông Tồn đứng tên “đồng tác giả”; khi đã “qua cầu”, thì bà Trà nhường lại toàn bộ kết quả nghiên cứu, để ông Tồn đem in sách, làm hồ sơ xin xét phong Giáo sư.
-“GIẤY XÁC NHẬN” thứ 2:
Tạp chí Ngôn Ngữ số 2 năm 2001 đăng bài “Dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở” của Nguyễn Thị Thanh Hà. Ba tháng sau, ông Nguyễn Đức Tồn đánh cắp bài viết này của Nguyễn Thị Thanh Hà để đưa vào sách "Những vấn đề dạy và học trong nhà trường, phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc THCS" (Nguyễn Đức Tồn - NXB ĐHQG Hà Nội-5/2001) mà không một dòng chú thích tên tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà. Thay vào đó, ông Tồn đẩy bà Nguyễn Thị Thanh Hà từ tư cách tác giả duy nhất, xuống người "cộng tác".

Sau hơn 10 năm bị báo chí lên tiếng cáo buộc đạo văn, ông Nguyễn Đức Tồn trưng ra tờ “GIẤY XÁC NHẬN” như sau:
“Tên tôi là Nguyễn Thị Thanh Hà, nghiên cứu sinh của Viện ngôn ngữ từ năm 1998 đến năm 2002, xác nhận:
Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn – Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ cùng nghiên cứu, viết chung với tôi bài viết: Dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở được đăng trên tạp chí Ngôn Ngữ số 2 năm 2001.
Tác giả hoàn toàn có quyền sử dụng bài viết này.
Người xác nhận Nguyễn Thị Thanh Hà”.

Câu hỏi đặt ra cho bà Nguyễn Thị Thanh Hà: tại sao ông Tồn “cùng nghiên cứu, viết chung”, nhưng khi công bố, bà lại đứng tên một mình, để rồi sau đó lại viết “giấy xác nhận” ông Tồn là đồng tác giả?
Như vậy, bằng giấy trắng mực đen, bà Nguyễn Thị Thanh Hà đã công khai thừa nhận cùng với ông Nguyễn Đức Tồn làm điều gian dối trong khoa học: khi cần tiêu chuẩn để làm Nghiên cứu sinh, thì bà Hà công bố bài viết với tư cách là tác giả duy nhất. Sau khi đã xong việc, thì bà sang tên cho ông Nguyễn Đức Tồn. Ngược lại, khi ông Tồn chủ động công bố “Giấy xác nhận”, cũng chính là ông đã công khai thừa nhận từng lừa đảo Hội đồng xét phong giáo sư, bằng cách sao chép, sử dụng lại công trình khoa học của người khác để đem in sách, kịp đưa vào hồ sơ xét phong Giáo sư.
KẾT LUẬN:
Trong nghiên cứu khoa học cũng như thi cử, một khi hành vi sao chép, quay cóp bài của người khác bị nghiêm cấm, thì bất kể hành vi đó có được chủ nhân đồng ý hay không, đều vi phạm liêm chính học thuật cũng như quy chế thi cử. Ví dụ: Nếu thí sinh A đồng ý, hoặc chủ động để thí sinh B quay cóp bài, thì cả hai sẽ bị xác định là phạm quy.

Với trường hợp của Thạc sĩ Phạm Thị Thu Thuỳ và Tiến sĩ Vũ Thị Sao Chi; bà Huỳnh Thanh Trà, Nguyễn Thị Thanh Hà và ông Nguyễn Đức Tồn cũng vậy. Cái gọi là “Giấy xác nhận đồng tác giả”, hay “Giấy xác nhận” cùng nghiên cứu viết chung, chẳng những không thể “minh oan” cho bà Vũ Thị Sao Chi và ông Nguyễn Đức Tồn, mà ngược lại còn cho thấy đây chính là những “bản tường trình”, sự công khai thừa nhận các vị đã gian dối, vi phạm nghiêm trọng sự liêm chính, trung thực trong học thuật trong một thời gian dài như thế nào.
Cuối cùng, bà Chi bị tố cáo đạo văn của 6 người, nhưng bà chỉ mới xin được một “giấy xác nhận” cho điều đó; ông Tồn ăn cắp, cưỡng gian kết quả nghiên cứu khoa học của hàng chục người, nhưng mới công khai thừa nhận bởi “giấy xác nhận”, “bản tường trình” của hai cô học trò.
Vậy còn các trường hợp khác, bà Chi và ông Tồn tính sao?

"
https://www.facebook.com/TuancongThuphong/posts/2432648573632514







2. Tầm nhìn 30/6/2019



Cập nhật: 17:05 | 30/06/2019

Cần nói ngay rằng, việc một số báo trong đó có Tầm Nhìn, điều tra phanh phui tội trạng đạo văn là để bảo vệ sự trong sạch của học thuật, lấy lại uy tín cho Tạp chí Ngôn ngữ (nhất là năm 2019 này Tạp chí vừa tròn 50 tuổi). Là người trong nghề, nặng lòng với Viện Ngôn ngữ học và với Tạp chí này, tôi tỏ lòng biết ơn Tầm Nhìn”.  
Quá khứ huy hoàng
Tạp chí Ngôn ngữ là tạp chí chuyên ngành, cơ quan ngôn luận và là diễn đàn để các nhà ngôn ngữ học công bố, trao đổi những kết quả nghiên cứu, những vấn đề lí luận và thực tế về các ngôn ngữ ở Việt Nam. Tạp chí Ngôn ngữ thuộc hệ thống các tạp chí chuyên ngành Khoa học xã hội và Nhân văn do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (HLKHXHVN) quản lí; cơ quan quản lí hành chính trực tiếp của Tạp chí (TC) là Viện Ngôn ngữ học, thuộc Viện HLKHXHVN.
TC ra số đầu tiên vào tháng 9 năm 1969, đến nay đã tròn 50 năm. Đã một thời gian rất dài TC Ngôn ngữ (giai đoạn 1969-2000) là TC chuyên ngành có uy tín cao. Đây thực sự là diễn đàn khoa học của các nhà khoa học nổi tiếng trong nước như GS Hoàng Tuệ, GS Nguyễn Tài Cẩn, GS Hoàng Phê, PGS Nguyễn Kim Thản, GS Đỗ Hữu Châu, PGS Cao Xuân Hạo, GS Hoàng Văn Hành, GS Lưu Vân Lăng và nhiều nhà khoa học khác, của các GS ngôn ngữ học quốc tế như A.G. Haudricourt, V. M. Sonltsev, S.E. Jakhontov, G. Diffloth, J. Edmondson… Các bài trong TC được giới nghiên cứu trong nước và quốc tế trích dẫn. Trên Tạp Chí Mon Khmer studies (Tạp chí quốc tế về các ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á) thường có bài điểm sách, giới thiệu Tạp chí Ngôn ngữ.
Nhiều năm TC Ngôn ngữ được chỉ đạo bởi các Tổng biên tập uy tín cao, như PGS Nguyễn Kim Thản, GS Hoàng Tuệ, PGS Lê Xuân Thại. Bài đầu tiên của tôi đăng trên TC Ngôn ngữ số 1 năm 1973, đến nay đã 46 năm. Tôi cũng có hơn 10 năm tham gia Ban biên tập Tạp chí. Dưới sự chỉ đạo của Tổng biên tập, GS Hoàng Tuệ, Ban biên tập làm việc khoa học, có trách nhiệm. Bài vở luôn được biên tập một cách kĩ càng. Ban biên tập phân công nhau phụ trách từng mảng chuyên môn, có trách nhiệm khai thác nguồn bài và biên tập. Có những năm, từng số giao cho 1 biên tập viên phụ trách với quyền quyết định in ấn của Tổng biên tập.
tap chi ngon ngu va noi tui ho cua nguoi trong nghe
Minh họa về công trình "tham nhũng học thuật" của bà Sao Chi
Hiện tại bẽ bàng, bi đát
Trong gần hai chục năm gần đây, TC Ngôn ngữ không còn giữ được truyền thống như xưa. Trước hết là chất lượng bài vở. TC không còn đề cập đến những vấn đề quan trọng về lí luận và thực tế các ngôn ngữ ở Việt Nam. Vắng bóng các bài của các nhà khoa học quốc tế. Chất lượng bài vở sút kém. TC dường như chỉ để đăng các bài của nghiên cứu sinh, học viên cao học, tác giả của các đề tài KH các cấp. Theo quy chế đào tạo cũng như quy trình bảo vệ thông qua các đề tài các cấp (với kinh phí từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, có khi lên đến hàng tỷ tiền thuế của dân) của Viện HLKHXHVN, cần phải có 2 bài đăng trên TC Ngôn ngữ. Được đăng bài như lá bùa để có được bằng cấp và thanh toán hết tiền kinh phí khoa học, các tác giả phải tìm mọi cách “chạy”, và người phụ trách TC có quyền uy tuyệt đối. Chất lượng các bài này thường rất kém, sai về cơ sở lí thuyết, phương pháp nghiên cứu, tư liệu, kết quả nghiên cứu. Do vậy, TC Ngôn ngữ hầu như không còn được các nhà khoa học nghiêm túc, nhất là các nhà khoa học quốc tế biết đến, trích dẫn trong nghiên cứu của họ.
Đó là sự xuống cấp về chất lượng học thuật. Tệ hại hơn là sự xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp, học thuật. Gần đây, trên một số báo, trong đó có Tầm Nhìn, xuất hiện các bài báo vạch trần các bài viết được gọi là công trình nghiên cứu khoa học, nhưng thực chất là “đạo văn” của người khác đăng trên TC Ngôn ngữ. Tác giả của các công trình khoa học này là Vũ Thị Sao Chi - chính là phó Tổng biên tập phụ trách TC Ngôn ngữ. Theo chứng cứ trưng ra trên các báo, việc đạo văn là rõ ràng. Đây là hành động phi đạo lí nghề nghiệp, phi học thuật.
Thật ra, sự kiện bà Sao Chi, phó TBT TC Ngôn ngữ đạo văn là sự tiếp nối “truyền thống đạo văn” của người từng phụ trách TC này và là người thầy kèm cặp để rồi “truyền ghế” Phụ trách TC cho bà Sao Chi, là ông Nguyễn Đức Tồn. Công luận đã từng sục sôi khi đọc hơn 150 bài báo đăng trên mấy chục tờ báo điện tử và báo giấy về vụ ông Tồn lấy những kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên đưa vào các sách – các công trình nghiên cứu khoa học của ông ta; sau đó ông Tồn đưa các công trình đó vào hồ sơ để đoạt chức danh giáo sư (thậm chí còn đòi đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh).
Hôm nay là đúng 365 ngày Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kí quyết định của Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu Bộ Giáo dục & Đào tạo làm rõ vụ án “đạo văn” này. Tuy nhiên, vụ việc vẫn không được giải quyết, bất chấp quyết định của Chính Phủ. Đương sự tìm mọi kẽ hở trong các luật, quy định, quy trình để lẩn tránh, lấp liếm, chống trả. Ông Tồn cũng có nghề trong việc lợi dụng những sai lầm của một số người trong các HĐ Chức danh, người có trách nhiệm cao nhất để gây sức ép, kể cả cách mặc cả theo kiểu: “Trạng chết chúa cũng băng hà; Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn”, hòng trốn tội.
tap chi ngon ngu va noi tui ho cua nguoi trong nghe
Xin lưu ý 2 điều khi so sánh vụ đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn và của Vũ Thị Sao Chi. Thứ nhất, 2 vụ giống nhau về mục đích (đạo văn để mưu đoạt quyền cao, danh trọng), về cách thức đạo văn (chiếm đoạt của những người yếu thế là học trò/học viên/nghiên cứu sinh hoặc người cần được đăng bài). Thứ hai, cách thức 2 đương sự lẩn trốn tội trạng. Như đã nói ở trên, ông Tồn có nghề trong việc lấp liếm, trốn tránh tội đạo văn. Ngón nghề này cũng được bà Chi học lại. Cần nói ngay rằng, việc một số báo trong đó có Tầm Nhìn, điều tra phanh phui tội trạng đạo văn là để bảo vệ sự trong sạch của học thuật, lấy lại uy tín cho TC Ngôn ngữ. Là người trong nghề, nặng lòng với Viện Ngôn ngữ học và với TC này, tôi tỏ lòng biết ơn Tầm Nhìn. Được biết, bà Chi đang tìm mọi cách lấp liếm, trốn tội. Vẫn các con bài cũ của ông thầy của bà được dùng lại như lu loa, khiếu kiện kéo dài, chạy các giấy chứng thực mình vô tội.
Nếu vụ đạo văn của bà Chi không được giải quyết sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường. Trước hết là uy tín của TC Ngôn ngữ, sau nữa là hiệu ứng đomino kéo theo sự xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp, chất lượng trong đào tạo và nghiên cứu khoa học Ngôn ngữ học ở Học Viện KHXH và Viện Ngôn ngữ học. Như tôi đã nói, nhiều người sẽ lợi dụng sự xuống cấp về đạo đức và học thuật của TC để đăng bài nhằm bảo vệ hoặc thông qua các đề tài luận văn, luận án không có chất lượng. Hôm nay trên trang Facebook của một số người đăng lại bài báo của Tầm Nhìn về vụ đạo văn, một bạn viết Comment: “Mấy cơ quan khoa học với cả trăm nhà khoa học mà không làm nổi một cái việc làm mất dạy, có chứng cớ rõ ràng thì các nhà khoa học bị mất niềm tin đầu tiên chứ không phải là ai khác. Kẻ cắp đương nhiên bị khinh bỉ nhưng những người được gọi là chân chính thì cũng bớt đi rất nhiều uy tín”.
Là người trong nghề tôi thấy đau đớn và tủi hổ khi nghĩ về TC Ngôn ngữ trước kia và hôm nay, và càng tủi hổ hơn, khi đọc những dòng còm trên của bạn đọc. Tôi xin gửi lời nhắn nhủ của bạn đến nhiều người nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam, trước hết gửi đến ban lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXHVN là những cơ quan quản lí nhân sự và học thuật của TC Ngôn ngữ và gửi đến lãnh đạo Học viện KHXH, trước hết là Khoa Ngôn ngữ học, nơi có các nghiên cứu sinh, học viên cao học đã đang và sẽ bị bà Sao Chi tiếp tục tước đoạt các thành quả nghiên cứu!
GS.TS Nguyễn Văn Lợi
(Nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nguyên Thư ký Hội đồng chức danh GS ngành Ngôn ngữ)


https://tamnhin.net.vn/tap-chi-ngon-ngu-va-noi-tui-ho-cua-nguoi-trong-nghe-73067.html?fbclid=IwAR2Vx2nSrxkX99M7eMGR6hP5eRk2bDD6dSjkmqYQhl0Hdw6suUrI6rRKHVU




1.



Cập nhật: 17:03 | 30/06/2019
 “Tôi khẳng định chỉ hướng dẫn chị Nguyễn Huệ Yên, luận văn là do chị Nguyễn Huệ Yên, học trò của tôi, thực hiện một mình, không có tên Sao Chi nào hết”. Đó là lời khẳng định của PGS.TS Hà Quang Năng khi nhắc về luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của học viên cao học Nguyễn Huệ Yên có tiêu đề “Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu”.
LTS: Thời gian qua, những lùm xùm quanh sự việc của ông Nguyễn Đức Tồn, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ vướng chuyện đạo văn đã khiến các nhà khoa học trong giới bày tỏ sự bức xúc về việc “ăn cắp bản quyền”. Trong khi vụ “đạo văn thế kỷ” này vẫn chưa có kết luận rõ ràng thì mới đây bà Vũ Thị Sao Chi, Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Ngôn ngữ có “kêu oan”, nói rằng không có chuyện bà đạo văn. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia, giảng viên chuyên hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh thấy tên sinh viên của mình đứng chung bài với bà Vũ Thị Sao Chi trong các bài báo đăng trên tạp chí thì đã đồng loạt phản pháo. Và để rộng đường dư luận, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã lắng nghe ý kiến nhiều chiều thông qua loạt bài viết với nội dung “Đâu là lời giải cho bài toán “đạo văn” trong giới học thuật?”
Có thể nói, câu chuyện TS. Vũ Thị Sao Chi bị tố “đạo văn”, đứng tên chung trong nhiều bài báo khoa học thời gian qua đã gây xôn xao giới khoa học trong nước. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng việc "cộng tác" viết bài thì có lẽ TS. Vũ Thị Sao Chi, Phó tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ thuộc diện... "kỷ lục gia". Theo thống kê trên trang web của Viện Ngôn ngữ học thì có đến một tá bài viết của TS. Chi "cộng tác" với nhiều người khác, từ thầy hướng dẫn, cho đến các học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc đủ mọi lĩnh vực, đặc biệt với những nghiên cứu sinh và học viên cao học mà bà Chi hoàn toàn không phải là người hướng dẫn…
Thế nhưng, khi vụ việc được đưa ra công luận thì TS. Vũ Thị Sao Chi lại “kêu oan” và đưa ra bằng chứng là tờ giấy xác nhận “đồng tác giả”, thế nhưng tờ giấy này cũng được chính những người theo dõi vụ việc chỉ ra điểm bất hợp lý.
Trong số những bài báo đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ ấy, có thể nêu một vài ví dụ, cụ thể bài báo có tên của nghiên cứu sinh Nguyễn Huệ Yên nhưng xuất hiện thêm tên của một người nữa không ai khác chính là TS.Vũ Thị Sao Chi. Điều này, khiến chính người thầy hướng dẫn học viên Nguyễn Huệ Yên tỏ rõ sự bức xúc.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS Hà Quang Năng, Nghiên cứu viên cao cấp hạng 1, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam vẫn chưa hết bức xúc, đồng thời bày tỏ thái độ không hài lòng với việc vi phạm liêm chính học thuật.



















lum xum dao van ky 1 toi khang dinh chi huong dan minh chi hue yen khong co ten sao chi nao het
PGS.TS Hà Quang Năng trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về vụ việc "đạo văn" lùm xùm thời gian qua.

Thưa ông, khi bài báo đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ 10/2008 có tiêu đề trùng với luận văn của học viên cao học Nguyễn Huệ Yên bỗng nhiên xuất hiện tên đồng tác giả Vũ Thị Sao Chi, thời điểm đó ông đã phản ứng như thế nào?
Trước hết, tôi phải nói rằng luận văn cao học “Ẩn dụ trong thơ Tố Hữu” của Nguyễn Huệ Yên là do tôi là người trực tiếp hướng dẫn. Luận văn này đã bảo vệ thành công năm 2008 tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Thời gian đó, trong quá trình học cao học và làm luận văn thạc sĩ tại khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cô Huệ Yên là giáo viên giỏi của trường THPT chuyên Thái Nguyên.



















lum xum dao van ky 1 toi khang dinh chi huong dan minh chi hue yen khong co ten sao chi nao het
PGS.TS. Hà Quang Năng đưa ra bản luận văn của học viên cao học Nguyễn Huệ Yên do chính ông là người hướng dẫn.
lum xum dao van ky 1 toi khang dinh chi huong dan minh chi hue yen khong co ten sao chi nao het
lum xum dao van ky 1 toi khang dinh chi huong dan minh chi hue yen khong co ten sao chi nao het
Trong bản luận văn này, tác giả cũng đã cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình.



Toàn bộ những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là công sức của một mình cô Huệ Yên, và luận văn này đã bảo vệ thành công và được Hội đồng đánh giá rất cao, cho điểm tuyệt đối (điểm 10). Chị Huệ Yên là người rất giỏi giang, rất tử tế và hết sức trung thực. Trước đây cũng như bây giờ tôi vẫn khẳng định như vậy. Là người có năng lực, cô ấy có thể tự mình thực hiện những công trình nghiên cứu khoa học của mình.

Khi viết xong luận văn này, tôi nói với Huệ Yên nên lấy một phần ở trong luận văn viết thành một bài báo gửi in trong tạp chí chuyên ngành thì khi bảo vệ, với chất lượng tốt của luận văn cộng thêm có bài đăng trên tạp chí, thì luận văn có thể được Hội đồng đánh giá cao và cho điểm tuyệt đối. Khi bảo vệ luận văn trong hồ sơ của học viên có bài báo đăng trên tạp chí Ngôn ngữ năm 2008, trình ra Hội đồng lại có tên của cô Sao Chi. Nói thật, thời ấy tôi không biết cô Sao Chi là ai.
Lúc đó, tôi có hỏi Huệ Yên: “Tại sao em lại đưa tên của một người lạ vào trong bài báo của mình mà không hỏi ý kiến của thầy?”, cô Yên nói rằng cô Sao Chi làm ở Tạp chí Ngôn ngữ và hai người có quen biết nhau khi cả hai còn đang dạy học trên Thái Nguyên.
Tôi có nó với cô Yên rằng về nguyên tắc làm như thế là không được: “Vì đây là công sức của em và thầy chỉ muốn em có bài báo để em được điểm tuyệt đối mà em lại ghi tên người khác mà không hỏi ý kiến của thầy thì không được”.
Tôi khẳng định rằng, luận văn này của của riêng một mình cô Huệ Yên và dưới sự hướng dẫn của tôi từ A đến Z.
Còn bài báo có ghi tên của cả 2 người là Vũ Thị Sao Chi và Nguyễn Huệ Yên giữa hai người họ thỏa thuận gì với nhau không thì tôi không biết.
Cá nhân ông có biết việc cô Sao Chi có rất nhiều bài báo khoa học có tên chung với các học viên cao học, nghiên cứu sinh khác trên Tạp chí Ngôn ngữ ngoài cô Huệ Yên?
Nếu hỏi việc cô Sao Chi có “đạo văn” của cô Huệ Yên hay không, tôi không biết gì để nói, vì chuyện này chỉ có cô Huệ Yên và cô Sao Chi biết.
Tôi chỉ biết qua dư luận chứ tôi không quan tâm tới việc này, những năm qua, thấy người ta ca ngợi cô Sao Chi nổi tiếng vì trong khoảng thời gian ngắn mà có nhiều bài hơn cả các giáo sư, viện sĩ nổi tiếng trên thế giới.
Người ta nói rằng, rất nhiều nghiên cứu sinh, học viên đăng bài trên Tạp chí Ngôn ngữ thường có tên của cô Sao Chi. Cá nhân tôi cũng không biết nội tình.
Câu chuyện về “đạo văn” đã lùm xùm một thời gian dài, bản thân ông cũng là người nghiên cứu khoa học, chuyên hướng dẫn sinh viên làm các luận văn, luận án thì vấn đề “tham nhũng chất xám” này có thể chấp nhận được không? Cần phải xử lý như thế nào?
Về phương diện đạo đức, chuyện sử dụng thành quả nghiên cứu khoa học của người khác một cách tự tiện, vô lối là điều rất không nên làm, vi phạm rất nặng về đạo đức. Các nhà khoa học là những người có trình độ học vấn cao, đây là điều tối kỵ, không thể tha thứ.
Còn chuyện đạo văn đã được thế giới lên tiếng, rất nhiều nhân vật cao cấp vì lý do “đạo văn” của người khác đã phải chịu những hình thức kỷ luật rất nặng nề.
Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có chế tài để xử lý việc này. Nhưng, tôi cho rằng đã đến lúc cần phải xử lý dù cho rất đau, rất xấu hổ nhưng dứt khoát phải làm để cảnh báo, răn đe, có nghĩa là công của ai thì trả lại cho người đó, không loại trừ bất kỳ ai vì trước pháp luật mọi người đều bình đẳng như nhau.

Có như vậy, khoa học Việt Nam mới có thể tốt lên được và giáo dục Việt Nam mới đi vào nề nếp.
Xin cảm ơn ông!
Xem chi tiết bài báo đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ có TS. Vũ Thị Sao Chi đứng tên chung với Nguyễn Huệ Yên:



















lum xum dao van ky 1 toi khang dinh chi huong dan minh chi hue yen khong co ten sao chi nao het
lum xum dao van ky 1 toi khang dinh chi huong dan minh chi hue yen khong co ten sao chi nao het
lum xum dao van ky 1 toi khang dinh chi huong dan minh chi hue yen khong co ten sao chi nao het
lum xum dao van ky 1 toi khang dinh chi huong dan minh chi hue yen khong co ten sao chi nao het
lum xum dao van ky 1 toi khang dinh chi huong dan minh chi hue yen khong co ten sao chi nao het
lum xum dao van ky 1 toi khang dinh chi huong dan minh chi hue yen khong co ten sao chi nao het
lum xum dao van ky 1 toi khang dinh chi huong dan minh chi hue yen khong co ten sao chi nao het

Trong diễn biến liên quan, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã liên hệ qua điện thoại hẹn gặp bà Nguyễn Huệ Yên, người bảo vệ luận văn thạc sĩ năm 2008 có bài báo đồng tác giả với bà Vũ Thị Sao Chi. Tuy nhiên, bà Huệ Yên cho hay bà không muốn bàn thêm về vấn đề này.
“Tôi bận lắm, mà tôi không muốn trao đổi thêm gì nữa vì giờ tôi đã nghỉ hưu rồi. Còn tại hội đồng bảo vệ luận văn, tôi đã có ghi rõ cam kết trong tài liệu là “đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi”, nên tôi không có chia sẻ gì thêm. Về bài báo có tên chung của Sao Chi, tôi có gửi đăng trên báo, Sao Chi là người đọc bài, gửi bài in và muốn đứng tên trong bài báo thì tôi để cho cô ấy đứng tên, vì nghĩ là chị em, Sao Chi cũng giúp chỉnh sửa nên đứng tên cùng cũng không vấn đề gì cả”, bà Huệ Yên cho biết.

Theo Người đưa tin

https://tamnhin.net.vn/lum-xum-dao-van-ky-1-toi-khang-dinh-chi-huong-dan-minh-chi-hue-yen-khong-co-ten-sao-chi-nao-het-73070.html
..

3 nhận xét:

  1. 8. Phản luận đầu tiên của nhóm ông Nguyễn Đức Tồn trên Fb

    "


    Nguyễn Đức Tồn
    5 phút ·
    Trong bài viết "Tạp chí ngôn ngữ và nỗi tủi hổ của người trong nghề" đăng trên báo Tầm nhìn ngày 30/06/2019, ông Nguyễn Văn Lợi có đánh giá: "Hiện tại bẽ bàng, bi đát"; "TC Ngôn ngữ không còn giữ được truyền thống như xưa. (...) Vắng bóng các bài của các nhà khoa học quốc tế. Chất lượng bài vở sút kém. (...) TC Ngôn ngữ hầu như không còn được các nhà khoa học nghiêm túc, nhất là các nhà khoa học quốc tế biết đến...". (Hết trích)
    Để cung cấp thêm thông tin giúp độc giả có cái nhìn khách quan về TC Ngôn ngữ hiện nay, chúng tôi đã thống kê sơ bộ các nhà khoa học tiêu biểu đầu ngành ngôn ngữ học ở Việt Nam và một số nhà ngôn ngữ học ở nước ngoài đã có bài đăng trên tạp chí Ngôn ngữ trong 5 năm trở lại đây (2014-2019). Kết quả như sau:

    Trả lờiXóa
  2. 9. Ngày 5/8/2019, Hoàng Tuấn Công viết trên Fb

    "
    Hoàng Tuấn Công
    1 giờ ·


    "GÁI ĐĨ GIÀ MỒM"
    Sự già mồm và gian trá của bà Vũ Thị Sao Chi thể hiện ngay trong cách khiếu kiện:
    1. Bà Sao Chi là Tiến sĩ Ngôn ngữ học, hiện là Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Ngôn ngữ. Nếu cho rằng, Báo điện tử "Tầm Nhìn" đăng bài "có thông tin không đúng sự thật, vu khống và phản ánh không đúng về một số nghiên cứu khoa học của bà", thì với tư cách là "nhà khoa học", bà Vũ Thị Sao Chi hoàn toàn có thể tự bảo vệ thanh danh của mình bằng cách viết bài phản biện, tranh luận một cách sòng phẳng. Thế nhưng bà Sao Chi đã học theo ông thầy mình là Giáo sư đạo văn Nguyễn Đức Tồn đâm đơn kiện tụng, một mực kêu oan, hòng tung hoả mù, lừa dối cấp trên, né tránh sự thật.

    Trả lờiXóa
  3. 12. Fb Nguyễn Đức Tồn, 6/8/2019

    Nguyễn Đức Tồn
    3 giờ ·
    Kính thưa Quý vị!
    Sau khi tôi công bố một số tài liệu về những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng tại Viện Ngôn ngữ học và Viện HL KHXH VN, anh Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học đã viết Stt "phủ nhận toàn bộ những vu khống, mạ lỵ, thông tin bóp méo, dối trá kinh tởm có liên quan đến tôi (tức Nguyễn Văn Hiệp)" và "đề nghị admin của face HỘI NHỮNG NGƯỜI YÊU VIỆN NGÔN NGỮ HỌC đóng face này” (trích nguyên văn).
    Kính thưa anh Hiệp! Một con người đã biết kinh tởm sự dối trá như anh vừa viết thì không bao giờ kê khai gian dối, kê khai không đúng, không đầy đủ, không trung thực hồ sơ đảng viên như anh! Đấy là kết luận của Ủy ban Kiểm tra TW về anh đấy nhé! Một kẻ đã có gan gian dối, không trung thực cả với Đảng mà anh giơ tay thề trung thành trong buổi lễ kết nạp, một người đã không trực tết mà vẫn tham nhũng từ mấy đồng trực tết của anh em, không phải chỉ một lần, đã bị tố cáo mà vẫn cố làm thêm một lần nữa như anh, thì còn những điều gian trá gì nữa kín mật mà anh không dám làm? Thế nên anh mới thu tiền bất chính 5 triệu đồng từ mỗi đề tài khoa học của anh em trong Viện, mặc dù là rất còm cõi, để lập quỹ đen cho dễ chi tiêu, bây giờ anh Hiệp phải trả lại công khai minh bạch cho anh em - theo yêu cầu của Ủy ban KT TƯ. Thế mà anh bảo kinh tởm khi tôi nêu những điều tham nhũng đúng sự thật của anh và đồng minh của anh!
    Bây giờ tôi xin nêu về thành tích khoa học của anh Hiệp nhé!

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.