Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

31/03/2019

Công cuộc Đông Du thế kỉ XXI : Nam Anh viết blog bằng tiếng Việt và tiếng Nhật

Nam Anh là một thanh niên Việt Nam, cựu lưu học sinh Nhật Bản, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Gần 20 năm trước, tức đầu thế kỉ XXI, Nam Anh theo gia đình tới Tokyo, và gia đình em gồm năm người (bà nội, cha mẹ, hai anh em) đã tới thăm viếng mộ phần của chí sĩ phong trào Đông Du thời đầu thế kỉ XX là cụ Trần Đông Phong. Đã kể chi tiết việc này ở đây (tháng 9/2018).

Thời đó, chúng tôi cũng mới trở lại Tokyo, ở khu Odai - nơi mà những đàn anh đàn chị, trong đó có cha mẹ của Nam Anh hay gia đình anh Nhuận đã từng ở trong một năm. Lứa chúng tôi, được gia hạn thêm sáu tháng (là nhờ vào lá đơn tôi viết gửi khoa lưu học sinh và xác nhận của thầy Daniel).

Gần đây, nhân một sự kiện của Đại học Việt - Nhật, thì Nam Anh xuất hiện ở đây.









Bây giờ là lướt nhanh blog của Nam Anh.

---




BLOG CỦA NAM ANH
(chép nguyên về từ bên đó, chỉ thêm các số thứ tự đầu mục)

Tạm thời đưa 3 mục. Có bổ sung gì, hoặc có bài gì hay từ Nam Anh Blog thì sẽ đưa về đây cập nhật.


"

About me

   Hi, mình là Nam Anh, hay còn được gọi là Kira.
   Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng có một khoảng thời gian được sang Nhật theo gia đình, từ đó thích Nhật Bản và quyết tâm đi du học Nhật.
   Sau 4 năm du học, mình đã về Việt Nam và hiện đang làm tự do cũng như tranh thủ viết blog hàng ngày. 

About “thehanoichamomile”

   Nói về cái tên “thehanoichamomile” thì chamomile là một loại trà thảo dược (còn gọi là trà hoa cúc), hanoi là Hà Nội (of course). Nhìn qua thì nó chẳng liên quan gì đến nhau nhưng thực ra đằng sau đó là cả một câu chuyện dài. 
   Vào đợt năm cuối ở Nhật, mình thường xuyên đến một tiệm Starbucks để viết luận văn. Vì mình không uống được cà phê hay đồ ngọt nên chỉ gọi trà, đặc biệt là trà chamomile. Các bạn nhân viên ở đấy cũng gọi mình là chamomile-san (Mr Chamomile). Mình cũng hay đem theo một cốc Starbucks Hà Nội, và trong một lần nói chuyện với bạn nhân viên, khi được hỏi tên là gì, mình tự dưng nghĩ ra cái tên “Chamomile Hanoi”. Thêm “the” vào rồi đổi vế thì ra cái cụm thehanoichamomile (trà hoa cúc hà nội). Thế là mình dùng cái tên này để tạo luôn blog.

About the blog

   Tuy đã dùng các phương tiện truyền thông như mạng xã hội được một thời gian, nhưng mình chưa bao giờ dùng blog. Cho đến một ngày đầu tháng 07, khi mình cảm thấy muốn viết về cuộc sống hàng ngày, mình quyết định tạo blog ở trên wordpress, đặt là chamomilehanoi.wordpress.com, rồi bây giờ là thehanoichamomile.com.
   Blog này bao gồm nhiều bài viết với những chủ đề khác nhau như cuộc sống hàng ngày, chuyện du học, đi khám phá, hay là những bài viết liên quan đến lối sống tối giản (minimalism), nấu ăn hay đọc sách. Nói chung là cái gì mình cũng viết. Mình muốn được viết và được chia sẻ với mọi người về những gì mình đã và đang trải nghiệm, với mong muốn các bạn đọc có thể tìm kiếm được những thông tin hữu ích từ bài viết của mình. 
"
https://thehanoichamomile.com/about/



2. Bắt đầu từ 2018

"
"

3. Một bài viết (tiếng Việt)

"








NGƯỜI NHẬT CHIA SẺ LỐI SỐNG TỐI GIẢN TRÊN MẠNG XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?


Nếu bạn đã từng đọc cuốn “Lối sống tối giản của người Nhật”, bạn sẽ thấy có vài bức ảnh chụp căn phòng của tác giả Sasaki Fumio, một căn phòng mà nhìn thoáng qua thì bạn sẽ thấy nó gần như… trống trơn. Và không chỉ Sasaki mà còn có rất nhiều người Nhật sống như anh ta. Hồi bắt đầu thực hành sống tối giản, mình có tìm và follow một số tài khoản instagram của người Nhật, rồi nhận ra rằng, cách mà họ sử dụng mạng xã hội khá là đặc biệt.
Bài viết này mình đưa ra một số ví dụ về những tài khoản instagram mình đã và đang follow, để từ đó tìm ra một số điểm đặc biệt cũng như điểm chung của những người này. Mình chọn ra những tài khoản có trên 10k followers, đại khái là có sức ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng instagramer.








gettyimages-546353264-1024x1024.jpg
Đây là Sasaki Fumio, tác giả của cuốn sách “Lối sống tối giản của người Nhật”, và bức ảnh chụp từ căn phòng của anh. Nguồn ảnh: gettyimage

1. @minimamist_58

minimamist 58
Thông tin cơ bản: Mami, nữ, hiện đang sống một mình, 33k followers.
Đây là một trong những tài khoản đầu tiên mình follow và vẫn theo dõi cho đến bây giờ. Bạn này khá nổi tiếng trên instagram, và cũng có một số bài báo đã phỏng vấn về lối sống tối giản của bạn ý. Thông thường, những người Nhật độc thân thường sống trong một căn phòng có diện tích khoảng 6-7 Jou (6-7畳), tương đương với 11 – 13 mét vuông (đây là chỉ tính phòng sinh hoạt, đã trừ khu bếp, vệ sinh,…). Tuy nhiên, bạn Mami đã chọn ở một căn phòng có diện tích nhỏ hơn, cụ thể là 5,2 Jou, tương đương với 9,5 mét vuông.








31ddc05ad24271b588a007a78868e1f3-6.jpg
Căn phòng tuy nhỏ nhắn nhưng rất gọn gàng và ít đồ. Nguồn: – Chintai
minimamist 58 2
Căn phòng khi có 4 khách. Nhìn mới thấy là phòng riêng người Nhật tương đối nhỏ

Nói qua về cách bạn ý sử dụng mạng xã hội, dưới đây là 9 bức ảnh được nhiều like nhất trên instagram và bạn ý đã sử dụng hashtag #bestnine để share với mọi người. Gần như 90% các bức ảnh đều là ảnh chụp bên trong căn phòng của bạn ý.








minimamist 58 1
Best 9 pictures by minimamist_58

Ngoài các bức ảnh tổng thể về căn phòng thì Mami cũng hay up các bức ảnh chụp một góc cụ thể, ví dụ như tủ quần áo, hay là đồ vật riêng, ví dụ như những món đồ phù hợp với người sống tối giản, kèm theo đó là dòng caption chia sẻ về món đồ đó.
Bạn Mami còn là người rất chăm live stream và trả lời câu hỏi của followers. Thi thoảng mình cũng có ghé vào xem tí xem những người khác hỏi gì. Cách đây 2 tháng bạn này cũng bắt đầu làm vlog ở youtube, mình share 1 đoạn ở đây để các bạn có thể xem:

2. @nekokoko___

Thông tin cơ bản: Shoko, nữ, hiện đang sống một mình, 36k followers.
Mình biết đến bạn này sau khi đọc được cuốn sách bạn ý viết. Cuốn sách đó nằm trong top 10 những cuốn bán chạy về chủ đề lifestyle đợt đó. Bìa sách đẹp (mà thực ra sách Nhật nào cũng đẹp cả) và tiêu đề là 「ていねいな一人暮らし」 (Cuộc sống một mình gọn gàng, chỉn chu)








o1000100014225298796.jpg
Sách của bạn Shoko (nekokoko___)

Cũng giống như minimamist_58, đa số các bức ảnh của bạn Shoko đều chụp tại nhà. Bạn ý cũng up một bức ảnh có hashtag #bestnine và có 7 bức ảnh là được chụp bên trong phòng.
nekokoko 2
Không chỉ vậy, bạn Shoko còn chia sẻ nhiều bức ảnh về đồ ăn và khu bếp, có lẽ vì bạn ý thích nấu ăn. Ở dưới có một bức ảnh bạn Shoko đăng lên chia sẻ với mọi người cách mà bạn ý sắp xếp dụng cụ nấu ăn, bát đĩa ở phần tủ phía dưới bếp. Mình còn để ý là trong một số bức ảnh bạn Shoko còn ghi chi tiết tên đồ dùng, sản phẩm, mua ở đâu và giá như thế nào, giúp người xem có thể memo lại những món đồ mà họ cảm thấy muốn mua sau khi xem bức ảnh.

3. @minimalist._.ph

Thông tin cơ bản: Kaneko Toshihiro, nam, hiện đang sống một mình, 1792 followers.
So với 2 tài khoản phía trên thì rõ ràng tài khoản này có rất ít người follow, nhưng điều làm mình chú ý chính là tần suất sử dụng 1 bức ảnh của ông bạn này. Gọi là ông đi, vì mình kém tuổi.

Nếu như lúc nào ông ý cũng up cùng một bức ảnh, cụ thể là bức ảnh về căn phòng, thế thì nội dung, caption đi theo mỗi bức ảnh ra sao? Có giống nhau không? Sau khi tìm hiểu thì mình thấy mỗi bức ảnh đều có nội dung khác nhau. Tuy đều xoay quanh chủ nghĩa tối giản, nhưng có bức ảnh thì viết về giá trị vật chất như đồ đạc, có bức ảnh thì lại nói về giá trị phi vật chất như tinh thần, cụ thể ở đây là stress, suy nghĩ tiêu cực. Mỗi đoạn caption đều rất dài, thực ra là bởi ông ý hay cách dòng sau một câu. Điều đó giúp người đọc cảm thấy dễ “xơi” hơn khi phải đọc một đoạn dài mà ảnh nào cũng như ảnh nào.

4. @minimalist_sibu

Thông tin cơ bản: Sibu, nam, 23 tuổi, hiện đang sống một mình, 22k followers.
DwyK7WZUwAEnd3w.jpg
Bức hình phía trên chụp ở ngay tại căn phòng Sibu đang ở, kèm theo đó là toàn bộ những món đồ bạn ý đang sở hữu. Nhìn qua thì có thể thấy ngay là Sibu có sử dụng 4 đôi giày y hệt nhau, quần áo đều có gam màu trung tính, các món đồ lặt vặt cũng rất ít. Đặc biệt, Sibu sống trong căn phòng có diện tích rất khiêm tốn: 4,5 Jou, tương đương 8 mét vuông. Giá thuê nhà chỉ là gần 4 triệu VNĐ, một mức giá rất rẻ so với tiền thuê nhà trung bình ở Nhật (8 – 12 triệu VNĐ).
Mình muốn kể thêm về bạn Sibu này. Mình biết Sibu sau khi đọc được một cuốn sách có tên là “手ぶらで生きる”, dịch sang tiếng Việt là “Tay không mà sống”. Đây là một trong những cuốn sách về lối sống tối giản được bán chạy nhất trên Amazon Nhật, bên cạnh cuốn “Lối sống tối giản của người Nhật” của Sasaki Fumio. Gia đình Sibu vốn từng rất giàu có, và bạn ý đã có quãng thời gian thích mua gì thì được nấy. Tuy nhiên, biến cố gia đình (hình như là công ty bố phá sản) đã khiến Sibu thay đổi cách sống và trở thành một người tối giản. Sibu hiện giờ đang làm tự do, viết blog, làm chuyên gia tư vấn sống tối giản và kiếm đủ tiền trang trải cho sinh hoạt phí, cụ thể ở đây là 7 man/tháng (14 triệu). Đây là một khoản sinh hoạt phí khá tiết kiệm, vì thông thường sinh hoạt phí trung bình ở Nhật rơi vào khoảng 10 – 15 man (20 – 30 triệu).
Thanh niên này có hoàn cảnh tương đối đặc biệt nên mình viết cụ thể hơn để các bạn có thể hiểu rõ hơn. Quay lại với chủ đề chính, đó là, Sibu sử dụng instagram như thế nào?
sibu 1
Thì đây là kết quả.
Khác hẳn so với 3 tài khoản mình đã chia sẻ ở bên trên, Sibu thường đăng các bức ảnh đầy chữ, chỉ toàn là chữ. Mỗi post thưởng có 3 đến 4 bức ảnh, tùy vào độ dài của caption, nội dung bài viết. Ảnh đầu thường là để tóm tắt ý chính trong một câu, và các bức ảnh sau là để giải thích cụ thể hơn.
Nói về nội dung thì Sibu đều đăng những nội dung liên quan đến sống tối giản. Cơ mà từ góc độ của mình thì mình thấy những gì Sibu viết khá là một chiều, đôi khi sẽ khiến người đọc cảm thấy hơi khó chịu, nếu họ là người không theo chủ nghĩa tối giản. Ví dụ như “người giàu ít đồ, người nghèo nhiều đồ”, “người giàu tay không, người nghèo cặp lúc nào cũng đầy ự”. Có lẽ đối với Sibu, biến cố gia đình chính là cơ sở để bạn ý ghét bỏ cuộc sống nhiều đồ và trở thành một người, có thể gọi là “siêu tối giản”.
Trước đó thì Sibu cũng thường xuyên up các bức ảnh chụp trong nhà, và có một bức ảnh chụp về bữa ăn của Sibu, mà như Sibu nói là bữa nào cũng gần như y hệt nhau. Tối giản ăn uống theo kiểu triệt để là như vậy đấy.

5. @anna_minimalist

Thông tin cơ bản: Anna, nữ, hiện đang sống một mình, 27k followers.
anna minimalist
Cũng giống với Sibu, Anna cũng sử dụng instagram để up các bức ảnh chỉ toàn chữ, xoay quanh chủ đề sống tối giản. Bạn này 3 năm trước từ bỏ việc, từ bỏ đồ đạc và các mối quan hệ, để trở thành một minimalist freelancer. Tuy không hay so sánh giữa chủ nghĩa tối giản với lối sống khác như Sibu, nhưng những bài viết của Anna đều đề cao những gì tối giản mang lại, đặc biệt là ở mặt tinh thần.
Hơn nữa, Anna còn có một tài khoản instagram tiếng anh, gọi là @japan_minimalist. Bạn có thể ghé thăm hoặc follow tài khoản tiếng anh của bạn ý để theo dõi các bài viết bằng tiếng anh về lối sống tối giản.

Kết luận

Sau khi đã tìm hiểu qua một số tài khoản instagram của người Nhật sống tối giản (mình sẽ gọi là “Japanese Minimalist”), mình đưa ra một số kết luận như sau:
1. Japanese Minimalist đều sử dụng instagram như một công cụ để chia sẻ với người theo dõi về cuộc sống tối giản của họ.
2. Đa số các minimalist Nhật đều sử dụng bức ảnh bên trong căn phòng của họ làm chủ đề cho instagram và lối sống tối giản. Họ thường coi căn phòng như một “chốn linh thiêng” để có thể thực hành lối sống tối giản hàng ngày. Có thể nói, những minimalist Nhật này đều có chung một đặc điểm, đó chính là việc họ ưu tiên sống ít đồ đạc, và việc sử dụng instagram và các bức ảnh chụp phòng, đồ vật là một cách đơn giản và hiệu quả nhất để có thể giúp người theo dõi hiểu thế nào là sống tối giản.








minimalist.jpg
Nếu gõ hashtag “minimalist” bằng tiếng Nhật thì 90% các bức ảnh đều là ảnh chụp phòng

3. Một số minimalist Nhật sử dụng instagram để đăng tải các bức ảnh chỉ toàn chữ, và nói về nhiều thứ khác nhau xoay quanh chủ đề tối giản. Mình cũng không rõ lí do vì sao họ quyết định chỉ up ảnh toàn chữ, có thể là nó giúp người theo dõi dễ đọc hơn, hoặc cũng có thể… họ lười chụp ảnh (chắc không phải đâu). Mục tiêu của họ có lẽ là mong muốn được truyền tải về chủ nghĩa tối giản một cách sâu hơn, liên quan đến giá trị phi vật chất, chứ không chỉ nằm ở mặt vật chất.
4. Số lượng người follow Instagram của các minimalist Nhật thường là khoảng 20 – 40 nghìn. Theo ý kiến của mình, lối sống tối giản tuy bắt đầu từ Nhật (hình như thế?), nhưng không phải người Nhật nào cũng biết đến từ “minimalism, minimalist”, vì thế, mức độ ảnh hưởng (influence) của các minimalist instagramer thường không quá lớn, nếu so với những tài khoản instagram của các bà mẹ chuyên nấu cơm up ảnh hay các instagramer có chung chủ đề về lifestyle nhưng thiên về việc dọn dẹp không (organizing).
Ngoài ra, mình cũng có phát hiện ra một nhóm minimalist Nhật, mà mình gọi họ là những người tối giản về mặt tiền nong. Lấy ví dụ cụ thể là tài khoản @limbear_

Bác Limbear này là một minimalist đồng thời là chuyên gia tư vấn tài chính và cuộc sống gia đình. Những bức ảnh của Limbear đều có cả ảnh lẫn chữ, cụ thể là chữ ở trên và dưới, còn ảnh chen vào giữa. Nội dung của các bức ảnh chủ yếu xoay quanh cách đơn giản hóa cuộc sống, cụ thể là ở mặt vật chất và tài chính.
Tóm lại, Minimalist Nhật sử dụng instagram như thế nào?
Họ lấy căn phòng của chính họ làm chủ đề cho lối sống tối giản và share trên instagram. Một số thì chia sẻ bằng chữ, với mong muốn truyền tải đến người đọc một cách sâu sắc hơn.
"
https://thehanoichamomile.com/2019/03/20/nguoi-nhat-chia-se-loi-song-toi-gian-tren-mang-xa-hoi-nhu-the-nao/


---


BỔ SUNG


1.

HOÀN THÀNH MỤC TIÊU SỐ 2 (MIT 2) CỦA NĂM 2019
Ở bài Ba mục tiêu quan trọng nhất trong năm 2019, mình có liệt kê ra 3 MITs (Most Important Things) mà mình cần phải làm trong năm 2019 này. Sáng hôm nay mình nhận được email thông báo đỗ chương trình MBA của trường đại học VJU (Vietnam Japan University). Vậy là mình đã hoàn thành mục tiêu số 2 trong list 3 MITs đã đề ra trước đó.
Mình muốn kể với mọi người về chuyện apply chương trình thạc sĩ này, lí do vì sao mình apply cũng như quá trình diễn ra từ việc chuẩn bị hồ sơ đến khi nhận được kết quả.

Lần đầu biết đến Vietnam Japan University

Nói sơ qua một chút, VJU, hay tiếng Việt có tên là trường đại học Việt Nhật, được thành lập dưới sự đồng thuận của trường ĐHQG Hà Nội và chính phủ Nhật Bản. Tháng 09 năm 2016, VJU tổ chức lễ khai giảng và có khóa đầu tiên vào trường. Ngay từ hồi đó mình đã biết tới trường này vì có một cô giáo bên trường ĐH Ngoại Ngữ ĐHQG đã liên lạc nhờ mình làm phiên dịch viên cho buổi khai giảng, nhưng vì hơi gấp gáp nên mình đã từ chối (đợt đó mình đang về Việt Nam nghỉ hè).
VNU-VJU (1)
Đại học Việt Nhật chuyên đào tạo chương trình thạc sĩ, và mỗi chương trình đều có partner university, tức là đại học Nhật liên kết. Ví dụ như chương trình Khu vực học liên kết với trường ĐH Tokyo, chương trình quản trị kinh doanh MBA có liên kết với Đại học Quốc lập Yokohama,…
Hơn nữa, đây là chương trình đào tạo 100% bằng tiếng Anh. Có thể coi VJU là một sự giao thoa giữa 3 thứ tiếng, Nhật, Anh và Việt: học ở Việt Nam, chương trình học bằng tiếng Anh, trong một môi trường rất Nhật Bản.
Cá nhân mình lúc đó thực sự không để ý lắm đến trường, vì hồi đó trong đầu mình vẫn ấp ủ ý định xin việc ở Nhật sau tốt nghiệp.

Ý định apply VJU

Tuy vậy, sau một khoảng thời gian, mình quyết định từ bỏ giấc mơ “Japanese Big Company” (làm việc ở cty lớn của Nhật) và về Việt Nam. Tháng 03 năm 2018, mình về nghỉ xuân và có tham dự một buổi hội thảo tuyển sinh của trường VJU, và mình được khuyên nên apply luôn. Nhưng lúc đó mình vẫn còn nửa năm ở Nhật và cũng muốn có một thời gian nghỉ ngơi sau tốt nghiệp nên đã quyết định đợi đến đợt tuyển sinh năm 2019.
Mình xin phép gia đình được nghỉ 1 năm không đi làm, chỉ tập trung chuyện cải thiện vấn đề sức khỏe, và có dự án hay công việc thời vụ gì hay ho thì làm. Mình cũng tận dụng khoảng thời gian quý báu này để tự phát triển bản thân. Mình đọc nhiều sách hơn, chăm viết blog hơn và tìm tòi nhiều điều hay ho và mới mẻ. Nhờ thế mà mình dần định hướng được cho bản thân một hướng đi thực sự thích hợp với mình.
Mình đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến lifestyle (nhà cửa, đời sống, lối sống) và muốn nghiên cứu nhiều hơn về mảng này, nên đã quyết định đi học tiếp. Và mình chọn VJU là điểm dừng chân tiếp theo.
Đọc đến đoạn này sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao mình không quay lại Nhật học cao học ở đó luôn, vì bên kia chắc chắn sẽ tốt hơn. Trình độ của mình hoàn toàn đủ để có thể apply một chương trình cao học nào đó ở bên Nhật, nhưng mình quyết định apply VJU vì 2 lí do.
1. Sau 4 năm du học Nhật, mình cảm thấy có lẽ nên có một khoảng thời gian ở nhà, tận hưởng không khí “sặc bụi” nhưng có phần vui tươi của Hà Nội, và quan trọng là được ở gần bên gia đình và bạn bè.
2. Học bằng tiếng Anh bên trong một môi trường rất Nhật, hơn 50% giáo viên là người Nhật, mà lại học ở Việt Nam, đây chắc chắn là một môi trường học lí tưởng đối với mình, vậy thì cần gì phải qua Nhật để học. (ý kiến cá nhân của mình thôi)

Quá trình apply VJU

Như mình đã viết ở trên thì mình apply chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) của trường đại học Việt Nhật. Đây là một sự lựa chọn hợp lí với những gì mình mong muốn nghiên cứu và theo đuổi, nhưng lại hơi lệch với ngành tốt nghiệp đại học của mình.
Mình tốt nghiệp đại học Nhật với tấm bằng Bachelor of Liberal Arts, chuyên ngành quản trị xã hội và đô thị. Đây là một chương trình rất mới, nhưng bạn có thể nghĩ nó như là một chương trình liên ngành. Mình học rất nhiều môn liên quan lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, và kinh doanh cũng có. Nhưng học phần các môn liên quan đến quản trị kinh doanh không đủ để đáp ứng điều kiện ngành phù hợp và ngành gần của chương trình MBA của VJU. Trong trường hợp apply trái ngành, mình cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm đi làm, nhưng rõ ràng là đến thời điểm apply thì mình vẫn chỉ là một… blogger không có một chút kinh nghiệm gì về công việc văn phòng.
Nhưng mình vẫn quyết định apply, vì mình tin rằng nếu có quyết tâm thực sự muốn theo học MBA, nếu có một ý tưởng cụ thể cho đề tài nghiên cứu, và nếu ôn tập, chuẩn bị hồ sơ kĩ càng thì khả năng đỗ là hoàn toàn có thể. Nói về điểm mạnh thì mình có vốn ngoại ngữ tốt, IELTS 8.0, tiếng Nhật tương đương N1, cũng như có một background khá hoành tráng (đi du học Nhật, sống ở Nhật từ bé), nhưng cái quan trọng nhất là kĩ năng và kiến thức về quản trị kinh doanh thì gần như không có mấy.
Những ai apply chương trình MBA này đều phải trải qua 2 vòng thi viết và phỏng vấn. Và mình lo phần thi viết nhất, vì sợ vào phải mấy câu tính toán hay kiến thức thì sợ là tạch. Thế là từ đầu tháng 3 mình tập trung cày 2 cuốn là “The Personal MBA” của Josh Kaufman và “The Ten Day MBA” của Steven Silbiger, với mong muốn là lĩnh hội được một chút kiến thức cơ bản của quản trị kinh doanh. Nhưng vì đợt đó mình cũng bận đi đi lại lại suốt nên rốt cuộc cũng chỉ đọc lướt qua chứ không đọc được kĩ cho lắm.

Ngày thi viết và phỏng vấn ở VJU

Mình thi viết vào sáng ngày 30 và phỏng vấn vào chiều cùng ngày. Trước hôm đi thi mình bị đau bụng nặng mà nó cứ kéo dài, âm ỉ mãi đến sau ngày thi 1 ngày mới hết. Cũng may mà lúc thi thì bụng lại yên ổn không quậy phá nữa. Nhớ lại hồi thi IELTS tháng 12 năm ngoái lúc thi nghe tự dưng bụng nhói lên 1 cái, may mà vẫn tập trung nghe và làm được. Chắc cũng một phần do tâm lý hơi căng thẳng. Mà đúng là mình căng thẳng thật… Nhưng trước khi thi môn viết thì mình có lấy 1 tờ giấy trắng ra, viết hết những gì bản thân đang suy nghĩ, đại loại là “darn it I’m so nervous, and stomach please stay calm”. Cũng có thể là nhờ việc viết ra những suy nghĩ linh tinh đó mà lúc vào thi mình lại khá tập trung và bụng cũng yên ổn.
Nói về phần thi viết thì mình không dám spoil ra nhiều vì còn 1 đợt tuyển sinh nữa, có thể là câu hỏi sẽ khác nhưng cấu trúc sẽ giống nhau. Nói chung là mình được chọn 2 trong 7 câu hỏi về lĩnh vực quản trị kinh doanh và trả lời ra giấy. Đọc qua 7 câu thì mình biết mỗi 3 câu, và chọn 2 câu khả thi nhất để làm.
Buổi chiều mình quay lại trường, ngồi đợi đến lượt phỏng vấn. Xem qua danh sách phỏng vấn của buổi chiều hôm đó thì mình là thằng con trai duy nhất. Đến lượt, mình bước vào phòng, và trước mặt mình là hội đồng phỏng vấn tuyển sinh gồm 6 hay 7 người (mình cũng không nhớ rõ), trong đó có 2 thầy của trường YNU bay sang đây, gồm thầy Matsui và thầy Yokozawa. Mình đã từng học môn Japanese Production Management của thầy Matsui hồi còn học ở trường Yokohama. Khi mình kể lại chuyện mình đã từng học ở YNU, thầy Yokozawa hỏi rất nhiều về những gì mình đã học, đặc biệt là về luận văn của mình. Luận văn của mình viết về một tổ chức thương mại Nhật, gần chuyên gành kinh tế hơn nên nó thật sự không liên quan đến cái chủ đề mình muốn nghiên cứu ở MBA, nên mình cũng hơi lo lắng liệu nó có ảnh hưởng nhiều đến sự quyết định của các thầy không…

Nhận email thông báo kết quả từ VJU

Theo như trong tờ thông báo tuyển sinh ghi thì ngày 04/04 mình sẽ biết kết quả trúng tuyển. Tuy nhiên, sau cả một buổi sáng không thấy động tĩnh gì, mình bắt đầu cảm thấy bất an. Buổi chiều hôm đó mình ngồi học Kanji, mà trong đầu cứ nghĩ đến chuyện kết quả, tay thì viết được một chữ lại cầm chuột lên để refresh lại inbox email Ngồi không yên, mình quyết định rời khỏi bàn và nằm lên giường đọc sách. Không hiểu sao lúc đọc thì mình đỡ bị lo hơn, tâm lý cũng ổn hơn. Trượt thì thôi.
Tuy vậy, sáng hôm sau, 05/04, mình nhận được email từ phòng đào tạo của VJU thông báo mình đã đỗ, yayyy
6887406195_ff05a643de_b.jpg
Từ tháng 9 năm 2019 mình sẽ bắt đầu đi học cao học ở VJU. Tháng 10 năm sau mình có cơ hội được đi trao đổi sang Nhật, và mình sẽ được quay lại chính YNU, ngôi trường cũ. Nghĩ tới chuyện quay lại Nhật mà thấy háo hức quá.
Còn từ giờ tới lúc đó thì mình vẫn cứ là Kira thehanoichamomile, vẫn cứ viết blog đều đều, uống trà hoa cúc đều đều, và luôn tìm kiếm những điều hay ho và mới mẻ. Bật mí là hiện tại mình đang làm trợ lý dự án quay phim nào đó của một ai đó, và nó rất là thú vị.
Hết. 
P/S: Sáng sớm nhận tin vui cũng thích lắm. Đây lại còn là một trong 3 MITs quan trọng nhất của năm 2019. Nhưng mình cần phải tập trung để tiếp tục bước tới MIT số 3, là thi N1, và có thể là tạo ra một số mục tiêu khác.
Bài viết tới mình sẽ chia sẻ với mọi người dự định về lộ trình ôn thi N1 của mình. Stay tune! Bye!
https://thehanoichamomile.com/2019/04/05/hoan-thanh-muc-tieu-so-2-mit-2-cua-nam-2019/?fbclid=IwAR1KpuuvE14dgVSp83qQUWHonRo2vnDneOVlSMc3q7b5hIFE9NKXV7_8C3g
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.