Huỳnh Ngu Công (tức Huỳnh Uy Dũng, hay Dũng lò vôi) là một doanh nhân, mà từ nhiều năm trước, từ góc nhìn văn hóa sử, tôi đã thấy thú vị. Quan sát anh một cách lặng lẽ, và đôi khi đi vào những chỗ cụ thể ở anh. Ví dụ ở đây hay ở đây. Ở Huỳnh Uy Dũng, nổi bật là mong muốn "Đại Nam văn hiến", với rất nhiều sử thi tràng thiên viết tay. Nhưng chỉ dừng lại ở mức một kho tàng Đại Nam văn hiến như vậy mà thôi.
Còn bây giờ Vũ qua qua, tức vua Vũ với tên đời thường là Đặng Lê Nguyên Vũ (đang quan sát ở đây và ở đây) thì đã vượt lên ngưỡng "Đại Nam", mà vươn ra tầm muốn dẫn dắt toàn thế giới bằng "đạo cà-phê". Tức tôn giáo lấy cà-phê làm giáo chủ. Mà cà-phê thì xoay cái, sẽ là hình ảnh của chính ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Có nghĩa là, chúng ta có thể hiểu rằng, đó là đạo cà-phê mà giáo chủ thì không ai khác chính là vua Vũ.
Ông đã tự xưng là qua. Tức cũng đã tự xem mình chính là trẫm, hay quả nhân. "Các khanh hãy nghe qua nói" có thể hiểu như là "Các khanh hãy nghe trẫm nói" (hay "quả nhân nói").
Với tôi, Huỳnh Uy Dũng vẫn là sự thú vị tiếp tục, còn Đặng Lê Nguyên Vũ thì là chưa kịp thấy thú vị tự nó đã thấy vào phần qua-qua. Mà cả hai, đều bắt đầu là từ các b-sách. Đọc lại b-sách ở đây (năm 2008, tức đúng 10 năm trước) hay ở đây. Đại Nam ta có nhiều thứ b, nào b-danh tước, b-phát ngôn, b-phôn,....
Dưới là tâm sự của một CEO từng có thời gian ngắn làm việc bên cạnh Vũ qua qua. Có những lúc vị CEO này đã được vua Vũ giao cho việc viết văn bản tựa như là "kinh cà-phê", và phải lạy trước bàn thờ "đạo cà-phê".
Ảnh lấy về từ Fb Đỗ Hòa |
cựu CEO Đỗ Hòa, gia nhập Trung Nguyên hồi năm 2008 |
Chép nguyên về từ các nguồn. Bài đầu tiên của Soha. Dưới đó là bổ sung như mọi khí.
Ghi nhanh tại nước Đại Nam,
Tháng 8 năm 2018,
Giao Blog
B-sách đã xuất bản năm 2008. "ông Đặng Lê Nguyên Vũ được ưu ái dành cho 41 trang, lớn hơn nhiều lần số trang nói về các nhân tài khác được trình bày trong cuốn sách (Trần Quốc Tuấn: 14 trang, Nguyễn Trãi: 9 trang, Hồ Chí Minh: 25 trang, Bill Gates: 19 trang…)." |
Các năm gần đây, 2013-2018, Đọc thêm ở đây |
---
Bài của Soha
Cựu CEO Trung Nguyên: "Tôi được yêu cầu phải làm thủ tục lạy trước bàn thờ đạo”
L.T |
"Khi tôi vào Trung Nguyên, 3 tháng không ai bàn giao công việc. Gửi email cho nhân viên để thông tin về công việc của CEO trong 100 ngày đầu tiên thì cũng không được phép, thế là tôi xin nghỉ".
Trong bài chia sẻ mới đây trên facebook của mình, ông Đỗ Hòa, nguyên Giám đốc Chiến lược và Marketing khu vực Châu Á Thái Bình Dương của tập đoàn Shell, từng giữ chức CEO cho Trung Nguyên trong 100 ngày, lần đầu tiên chia sẻ về những câu chuyện riêng của mình khi còn đương nhiệm tại Trung Nguyên.
Chia sẻ một cách rất thận trọng, ông Đỗ Hòa cho hay, bản thân không có ý định góp thêm tiếng nói hay bày tỏ quan điểm về câu chuyện riêng giữa vợ chồng ông Vũ, bà Thảo. Những chia sẻ của ông chỉ muốn giúp đỡ một thương hiệu Việt vốn nổi danh và một doanh nhân có những đóng góp lớn cho Trung Nguyên đang trong cơn khủng hoảng.
Ông khẳng định rằng mình là người trong cuộc (với việc hoạt động của Trung Nguyên trong một thời gian), có những kiến giải và cái nhìn riêng của bản thân về các sự việc này. Ông cũng nói, ông đang giữ bản nhật ký 100 ngày làm việc ở Trung Nguyên dù đã rời công ty này khá lâu.
"Khi quyết định chuyển từ giai đoạn làm việc cho các tập đoàn nước ngoài sang làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Nguyên là chọn lựa đầu tiên của tôi. Dù lúc ấy tôi cũng nhận được một số chào mời từ một số công ty khác với những sự hứa hẹn tốt hơn Trung Nguyên.
Tôi nhận lời về Trung Nguyên mà không mặc cả gì về thu nhập hay quyền lợi, tôi chỉ thương lượng về quyền hạn của mình mà tôi nghĩ là cần thiết để tôi có thể phát huy, đóng góp nhiều nhất cho Trung Nguyên.
So với mức thu nhập cao nhất mà tôi đã từng nhận ở công ty cũ, thì mức của Trung Nguyên chào mời tôi chỉ chưa bằng 1/2.
Khi từ bỏ những thứ trên, để chuyển hướng sự nghiệp thì tôi đã xác định rằng yếu tố chính để tôi chọn nơi đến, thì phải là nơi mà tôi tin tôi có thể phát huy, đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp, còn thu nhập hay quyền lợi là chuyện thứ yếu.
Nhưng rất tiếc là mọi thứ đã không xảy ra như tôi nghĩ. Vào Trung Nguyên, ngoài việc bị hạn chế quyền hạn, tôi còn được giao những việc không dính dáng gì đến quản lý kinh doanh.
Tôi nhận ra rằng nơi đây không chỉ là một doanh nghiệp thuần túy, mà nó là sự tổng hợp của 3 hoạt động: tôn giáo, chính trị và kinh doanh, mà không được phân định rõ ràng.
Rồi chủ doanh nghiệp ở đây quyết định giao cho tôi làm Trưởng ban biên soạn giáo lý đạo cà phê, kiêm trưởng ban truyền bá đạo. Và tôi được yêu cầu phải làm thủ tục lạy trước bàn thờ đạo đặt ở một số điểm kinh doanh.
Lúc ấy khi Trung Nguyên đi tham dự hội chợ thì bên cạnh gian hàng trưng bày sản phẩm, còn có thêm gian bàn thờ. Tôi quan sát thấy khách nước ngoài tò mò dòm ngó cái gian bàn thờ nhưng không dám bước vào mà chỉ đứng ngoài nhìn vào.
Nhìn cách trưng bày cái bàn thờ, tôi cũng dễ dàng đoán ra ý định của a Vũ là đến thời điểm thích hợp thì anh ta sẽ thay hình hạt cà phê bằng hình mình, để mọi người sẽ lạy mình.
Tôi nghĩ người bên ngoài hẳn cũng ngạc nhiên khi a Vũ ra sách về danh nhân văn hóa Việt trong đó gồm các vị danh nhân văn hóa Việt Nam, và có cả Đặng Lê Nguyên Vũ. Rồi sau đó lại nghe về "thánh địa cà phê toàn cầu"...
Nhưng với tôi và những người đã từng tham gia Trung Nguyên thì câu chuyện tâm linh của a Vũ là một chuỗi sự kiện, đi từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài... (sách lược Tôn Tử, mà anh Vũ vẫn lấy làm chiến lược dẫn dắt Trung Nguyên), và tham vọng ấy ngày càng được đẩy lên cao dần.
Nó đi từ thương hiệu cà phê số 1 của Việt Nam, đến cà phê đạo của người Việt, đến tự phong vua cà phê, rồi đến doanh nhân văn hóa Việt Nam, và sau đó thì mở ra cả thế giới với thánh địa cà phê toàn cầu, và gần đây là câu chuyện thiền và sự kiện "thông linh", được bề trên tối cao giao trọng trách chăn dắt nhân loại, trở thành một tôn giáo duy nhất là trung tâm của tất cả các tôn giáo khác với sứ mệnh "cứu nhân loại".
Rõ ràng đây không còn là một doanh nghiệp hoạt động đúng nghĩa như một doanh nghiệp kinh doanh, mà nó là một tôn giáo. Việc kinh doanh chỉ nhằm để kiếm tiền phục vụ cho sự phát triển tôn giáo, nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra quyền lực cá nhân. Ai cũng có thể nhìn rõ điều này ở thông điệp tầm nhìn của Trung Nguyên, mục tiêu bao nhiêu tỉ đô la doanh thu thì cũng không bao giờ cao bằng "cứu loài người".
Vậy xin đừng nhìn Trung Nguyên như là một doanh nghiệp, cũng đừng dùng các tiêu chuẩn, thước đo của doanh nghiệp thường thấy để đánh giá về Trung Nguyên. Và do vậy cũng không nên xem xét a Vũ dưới góc độ một doanh nhân.
Vậy nếu không là doanh nghiệp mà là một tôn giáo, thì cái ý đồ cà phê đạo này có gì hay để mà có thể trở thành hiện thực? Lý luận của cà phê đạo có gì hay hơn đạo giáo khác để có thể thu hút được người đi theo? Còn bản thân người "được thượng đế tối cao trao quyền" này có tài năng gì đặc biệt, có tư duy gì nổi bật để mà có thể dẫn dắt cả nhân loại?
Tôi theo dõi diễn biến của Trung Nguyên từ hơn 10 năm qua và thú thật là tôi chưa thấy câu trả lời cho những câu trên.
Một hai năm thì còn nói phải chờ vì cần có thời gian, chứ hơn 10 năm rồi mà trong khi mục tiêu nhỏ (cà phê đạo Việt Nam) còn chưa làm được, vị trí số vua cà phê Việt Nam thì đang lung lay (đi từ số 1 của toàn thị trường giảm dần xuống còn số 1 của một vài phân khúc), sự đoàn kết trong nội bộ thì cũng đã suy yếu đi nhiều, trong khi mục tiêu thì đẩy lên cao hơn, cao đến tột đỉnh là thống lĩnh toàn nhân loại, thì rõ ràng là có sự vênh rất lớn giữa những gì muốn đạt được với năng lực thực tế, giữa nói được và làm được là cả một khoảng cách quá xa.
Với tôi thì kết quả phản ảnh năng lực của người đứng đầu. Không thể có lí do gì khác để biện minh ngoài sự hạn chế về năng lực.
Bản thân tôi đã từng xem qua một số tài liệu mà anh Vũ viết ra, đã từng trực tiếp nói chuyện, tranh luận với a Vũ, và tôi thấy khi đi vào những vấn đề cụ thể thì anh Vũ không có gì đặc biệt.
Hơn nữa, dù rất muốn có quyền lực mang tính thống trị như là giáo chủ một tôn giáo, nhưng bản thân ảnh lại dường như cũng không biết nên dùng lý luận nào để thu hút và dẫn dắt tín đồ. Chính vì vậy nên anh mới yêu cầu người khác viết giúp (tôi đã từng được giao việc này) mà không đưa một định hướng hay gợi ý gì.
Vậy một người chỉ toàn nói những điều to lớn, những điều siêu phàm nằm ngoài khả năng của mình, một người mà không ai dám chắc có thể hiểu được (kể cả người nhà), thì là người như thế nào?...".
http://soha.vn/cuu-ceo-trung-nguyen-do-khong-con-la-mot-cong-ty-thuan-tuy-20180809181840644.htm
BỔ SUNG NĂM 2018
2.
Lùm xùm ly hôn vợ, Đặng Lê Nguyên Vũ bí ẩn, Trung Nguyên sóng gió
11/08/2018 05:00 GMT+7
Hành trình siêu xe xuyên Việt tặng sách cho giới trẻ do Đặng Lê Nguyên Vũ khởi xướng đang đi vào giai đoạn cuối nhưng chuyện ly hôn giữa ông và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo dường như chưa có dấu hiêụ kết thúc.
Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, vừa bất ngờ xuất hiện trong phiên hòa giải vụ ly hôn cùng nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo vào ngày 3/8 vừa qua.
Đây là thứ hai ông Vũ bất ngờ xuất hiện trước công chúng, sau khi “ẩn cư” từ năm 2015, lần trước đó là vào dịp Trung Nguyên tổ chức sự kiện kỷ niệm 22 năm thành lập công ty vào giữa tháng 6 vừa qua.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội đồng thời xuất hiện một đoạn video ngắn, ghi lại hình ảnh “Chủ tịch” Vũ với “thần thái” không còn như lần ra mắt trước đó. Trong đó, vị chủ tịch tập đoàn cà phê nổi tiếng của Việt Nam chỉ ngồi lắc đầu, tỏ vẻ mệt mỏi.
Vào giữa tháng 6, ông Vũ bất ngờ xuất hiện trong lễ kỉ niệm 22 năm thành lập Trung Nguyên và giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới, sản phẩm mới của tập đoàn. |
Rất nhiều người khi xem đều tự hỏi, điều gì đang xảy ra với ông Vũ?. Hình ảnh này hoàn toàn khác với hình ảnh “Qua” của trước đó hơn 1 tháng, người được cho là đã dành 5 năm ẩn cư để thiền định.
Trong sự kiện mới cách đây gần 2 tháng, Vũ xuất hiện trong vai trò là Chủ tịch của Trung Nguyên Legend. Vị Chủ tịch được nhân viên gọi là “ngài” với thái độ cung kính. Ông tự xưng là “Qua” và gọi họ là các “anh chị em”.
Vũ xuất hiện không chỉ để tổ chức sinh nhật 22 tuổi của Trung Nguyên. Ở góc độ kinh doanh, đây là thời điểm mà Trung Nguyên có nhiều thay đổi. Ông Vũ giới thiệu đến thị trường 3 dòng sản phẩm mới, kèm theo việc ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới. Thêm nữa, các chuỗi không gian cà phê Trung Nguyên cũng sẽ thay đổi, trong đó có Trung Nguyên Legend Cafévà tiếp tục kế hoạch với chuỗi E-coffee.
Trong bối cảnh “Cuộc chiến” tranh quyền ở Trung Nguyên đang có những diễn biến mới, ông Vũ tiếp tục dồn sức vào hệ thống chuỗi cà phê, thì bà Thảo mới đây cũng khai trương quán cà phê King Coffee ở TP.HCM, sau quán đầu tiên ở Gia Lai, tiếp tục bước đi phát triển chuỗi cà phê.
Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện trong phiên hòa giải cùng vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Cả hai vẫn chưa thống nhất chuyện phân chia tài sản |
Thực tế, chuyện ly hôn là cuộc sống riêng tư của Đặng Lê Nguyên Vũ, cho dù nhận được nhiều sự chú ý, nhưng viễn cảnh của doanh nghiệp Trung Nguyên mới là điều khiến cho nhiều người tò mò, đặc biệt là khi “Vua cà phê Việt” có dấu hiệu hụt hơi trong quãng thời gian qua.
Có thể hiểu Tập đoàn Trung Nguyên có nhiều mảng kinh doanh, gồm cà phê rang xay, cà phê hòa tan và mảng nhượng quyền cửa hiệu.
Ở mảng kinh doanh cà phê, Trung Nguyên được biết đến là “vua” xuất khẩu cà phê, đặc biệt là thị trường Trung Quốc và Mỹ, nhưng cho đến nay vẫn có con số chính xác để kiểm chứng. Số liệu của CTCP Nghiên cứu và tư vấn ngành Việt Nam (VIRAC) cho thấy trong 7 tháng (từ tháng 7/2017 - tháng 3/2018) Việt Nam xuất khẩu khoảng 100 triệu USD cà phê hòa tan, tương ứng với con số doanh thu khoảng gần 2.300 tỷ đồng. Còn nếu tính chung cả xuất khẩu cà phê nhân, giá trị khoảng 1,6 tỷ USD.
Trung Nguyên liệu sở hữu được bao nhiêu trong con số đó? Ông Vũ trong lần xuất hiện gần đây đã nhấn mạnh tầm nhìn đầu tiên của tập đoàn Trung Nguyên, đó là xây dựng chuỗi cà phê trị giá 20 tỷ USD cho Việt Nam trong tương lai.
Hình cắt từ clip ngắn trên mạng xã hội, ông Vũ ngồi nghe tại tòa với vẻ mệt mỏi. |
Ở mảng cà phê hòa tan, số liệu của VIRAC cho biết doanh thu năm 2016 của Công ty Cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên đạt 413 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận trước thuế là 59 tỷ đồng.
Cũng có nguồn tin cho rằng Trung nguyên áp đảo về mảng cà phê rang xay với thị phần khoảng 60%, kiếm tiền nhiều từ xuất khẩu cà phê hòa tan ở thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, báo cáo của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên cho thấy doanh thu thuần trong giai đoạn ông Vũ vắng bóng (2014-2017) hầu như không tăng nhiều, còn lợi nhuận đi xuống. Doanh thu của Trung Nguyên ước khoảng 4.000 tỷ đồng vào năm 2017.
Dàn siêu xe khởi động chạy xuyên Việt tặng hàng triệu cuốn sách với kì vọng giúp thanh niên đổi đời (ảnh Autopro) |
Với các mảng hoạt động khác như chuỗi cà phê hay nhượng quyền thương hiệu, con số doanh thu trên có thể đạt được nhờ sự sôi động của thị trường cà phê. Tuy nhiên, sự bứt phá của nhiều đối thủ cả nội lẫn ngoại trong từng nhóm sản phẩm trong những năm qua có thể thấy rằng vị thế của Trung Nguyên trên sân nhà đang bị lấn át ít nhiều.
Đi đầu trong lĩnh vực cà phê hòa tan loại 3 in 1 ở thị trường Việt Nam, nhưng Trung Nguyên cũng dần rơi rớt thị phần sau nhiều năm. Số liệu Euromonitor cho thấy thị phần Trung Nguyên năm 2011 là 38%, nhưng đến năm 2015 thì chỉ còn 15%, bị Nescafe và Vinacafe bỏ xa. Không quá khó hiểu khi công ty cà phê hòa tan là đối tượng tranh chấp pháp lý trong nhiều năm qua.
Sự xuất hiện của Vũ luôn được mọi người kì vọng sẽ thay đổi hiện trạng của Trung Nguyên. Vũ khẳng định sau 5 năm thiền định, ông đã có lời giải cho tất cả mọi câu hỏi trên thế giới. Nhưng ở Trung Nguyên, vấn đề hiện nay là sự tranh chấp quyền điều hành.
Tại phiên hòa giải, dường như cả hai thuận tình ly hôn, nhưng việc phân chia tài sản vẫn chưa đến hồi kết.
Trong khi đó, “xuống núi” lần này, Vũ cũng chi cả núi tiền cho hàng loạt “siêu xe” chạy xuyên Việt, phát sách tri thức tặng cho giới trẻ. Hành trình siêu xe tặng sách sắp kết thúc, nhưng chuyện Trung Nguyên thêm tuổi mới sẽ như thế nào cho đến nay vẫn còn là bí ẩn, cho dù ông Vũ đã bắt đầu xuất hiện.
Dũng Nguyễn
Bà Diệp Thảo lại tố 4 thành viên điều hành thao túng Trung Nguyên
Vợ "vua" cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết tại Trung Nguyên đang có nghịch lý lớn và nhóm người điều hành qua mặt mình để thao túng doanh nghiệp một cách trắng trợn.
Trung Nguyên phản pháo, kiện bà Lê Hoàng Diệp Thảo, đòi bồi thường 1.709 tỷ
Trung Nguyên IC đã khởi kiện bà Lê Hoàng Diệp Thảo, buộc bà Thảo chấm dứt hành vi sử dụng trái phép chi nhánh Trung Nguyên IC tại Bắc Giang để sản xuất sản phẩm King's Coffee và đòi bà Thảo bồi thường 1.709 tỷ...
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã chịu xuất hiện sau 5 năm 'ẩn cư'
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện tại 1 sự kiện của Tập đoàn Trung Nguyên. Đây là diễn biến gây bất ngờ sau 5 năm ở ẩn và giữa những lùm xùm kiện cáo và lời tố cáo từ bà Diệp Thảo.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Đặng Lê Nguyên Vũ không phải là người đại diện hợp pháp để kiện
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo, vợ vua cafe cho rằng, có bốn cơ sở pháp lý cho thấy nội dung đơn khởi kiện của Trung Nguyên IC không có cơ sở pháp lý, chứng cứ và vi phạm Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Đặng Lê Nguyên Vũ: 22 năm xây dựng Trung Nguyên và “đổ vỡ” hôn nhân
Kết hôn, khởi nghiệp và xây dựng một thương hiệu cà phê được người Việt ưa thích, nhưng vợ chồng “vua cà phê” đổ vỡ, liên miên trong những tranh chấp.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/dang-le-nguyen-vu-on-ao-ly-hon-voi-vo-trung-nguyen-gio-ra-sao-468870.html
1. Từ Fb của bác Đỗ Hòa
"
Tôi xin chia sẻ hiểu biết và quan điểm của mình như sau:
Tôi quan tâm vụ này bởi vì một số lí do:
Khi quyết định chuyển từ giai đoạn làm việc cho các tập đoàn nước ngoài sang làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Nguyên là chọn lựa đầu tiên của tôi. Dù lúc ấy tôi cũng nhận được một số chào mời từ một số công ty khác với những sự hứa hẹn tốt hơn TN.
Tôi nhận lời về TN mà không mặc cả gì về thu nhập hay quyền lợi, tôi chỉ thương lượng về quyền hạn của mình mà tôi nghĩ là cần thiết để tôi có thể phát huy, đóng góp nhiều nhất cho TN.
So với mức thu nhập cao nhất mà tôi đã từng nhận ở công ty cũ, thì mức của TN chào mời tôi chỉ chưa bằng 1/2.
Ngoài ra các quyền lợi khác như tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe, nghỉ phép, phương tiện đi lại, tiếp khách... thì cũng không tốt bằng nơi cũ tôi làm.
Nơi cũ tôi được tiêu chuẩn ở khách sạn 5 sao khi đi công tác, và nếu bay từ 2g trở lên thì tôi được bay hạng thương gia.
Chi tiêu tiếp khách của tôi thì có thể nói là thoải mái, vì dù cũng có định mức ngân sách nhưng tôi chưa bao giờ dùng hết ngân sách công ty cấp.
Còn chăm sóc sức khỏe thì cả gia đình tôi được chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện hay trung tâm khám tốt nhất có sẵn (bệnh viện 5 sao, phòng khám SOS).
Còn phương tiện đi lại thì không chỉ là taxi, mà cấp như tôi đi đến đâu là công ty nơi đến phân công nhân sự take care, đưa đi đón về, tối đi ăn uống, xem ca nhạc... Nếu tôi đưa người nhà đi theo thì họ cũng take care người nhà của tôi.
Khi từ bỏ những thứ trên, để chuyển hướng sự nghiệp thì tôi đã xác định rằng yếu tố chính để tôi chọn nơi đến, thì phải là nơi mà tôi tin tôi có thể phát huy, đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp, còn thu nhập hay quyền lợi là chuyện thứ yếu.
Nhưng rât tiếc là mọi thứ đã không xảy ra như tôi nghĩ. Vào TN ngoài việc bị hạn chế quyền hạn, tôi còn được giao những việc không dính dáng gì đến quản lý kinh doanh.
Tôi nhận ra rằng nơi đây không chỉ là một doanh nghiệp thuần túy, mà nó là sự tổng hợp của 3 hoạt động: tôn giáo, chính trị và kinh doanh, mà không được phân định rõ ràng.
Rồi chủ doanh nghiệp ở đây quyết định giao cho tôi làm Trưởng ban biên soạn giáo lý đạo cà phê, kiêm trưởng ban truyền bá đạo. Và tôi được yêu cầu phải làm thủ tục lạy trước bàn thờ đạo đặt ở một số điểm kinh doanh.
Lúc ấy khi TN đi tham dự hội chợ thì bên cạnh gian hàng trưng bày sản phẩm, còn có thêm gian bàn thờ. Tôi quan sát thấy khách nước ngoài tò mò dòm ngó cái gian bàn thờ nhưng không dám bước vào mà chỉ đứng ngoài nhìn vào.
Nhìn cách trưng bày cái bàn thờ, tôi cũng dễ dàng đoán ra ý định của a Vũ là đến thời điểm thích hợp thì anh ta sẽ thay hình hạt cà phê bằng hình mình, để mọi người sẽ lạy mình.
Tôi nghĩ người bên ngoài hẳn cũng ngạc nhiên khi a Vũ ra sách về danh nhân văn hóa Việt trong đó gồm các vị danh nhân văn hóa Việt Nam, như Nguyễn Trãi, Hồ chí Minh và có cả ĐLNV. Rồi sau đó lại nghe về "thánh địa cà phê toàn cầu"...
Nhưng với tôi và những người đã từng tham gia TN thì câu chuyện tâm linh của a Vũ là một chuỗi sự kiện, đi từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài... (sách lược Tôn Tử, mà anh Vũ vẫn lấy làm chiến lược dẫn dắt TN), và tham vọng ấy ngày càng được đẩy lên cao dần. Nó đi từ thương hiệu cà phê số 1 của VN, đến cà phê đạo của người Việt, đến tự phong vua cà phê, rồi đến doanh nhân văn hóa VN, và sau đó thì mở ra cả thế giới với thánh địa cà phê toàn cầu, và gần đây là câu chuyện thiền và sự kiện "thông linh", được bề trên tối cao giao trọng trách chăn dắt nhân loại, trở thành một tôn giáo duy nhất là trung tâm của tất cả các tôn giáo khác với sứ mệnh "cứu nhân loại".
Rõ ràng đây không còn là một doanh nghiệp hoạt động đúng nghĩa như một doanh nghiệp kinh doanh, mà nó là một tôn giáo. Việc kinh doanh chỉ nhằm để kiếm tiền phục vụ cho sự phát triển tôn giáo, nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra quyền lực cá nhân. Ai cũng có thể nhìn rõ điều này ở thông điệp Vision của TN, mục tiêu bao nhiêu tỉ đô la doanh thu thì cũng không bao giờ cao bằng "cứu loài người".
Vậy xin đừng nhìn TN như là một doanh nghiệp, cũng đừng dùng các tiêu chuẩn, thước đo của doanh nghiệp thường thấy để đánh giá về TN. Và do vậy cũng không nên xem xét a Vũ dưới góc độ một doanh nhân.
Vậy nếu không là doanh nghiệp mà là một tôn giáo, thì cái ý đồ cà phê đạo này có gì hay để mà có thể trở thành hiện thực? lý luận của cà phê đạo có gì hay hơn đạo Phật, Thiên Chúa, Hồi giáo, Hindu... để có thể thu hút được follower? Còn bản thân người "được thượng đế tối cao trao quyền" này có tài năng gì đặc biệt, có tư duy gì nổi bật để mà có thể dẫn dắt cả nhân loại?
Tôi theo dõi diến biến của TN từ hơn 10 năm qua và thú thật là tôi chưa thấy câu trả lời cho những câu trên.
Một hai năm thì còn nói phải chờ vì cần có thời gian, chứ hơn 10 năm rồi mà trong khi mục tiêu nhỏ (cà phê đạo VN) còn chưa làm được, vị trí số vua cà phê VN thì đang lung lay ( đi từ số 1 của toàn thị trường giảm dần xuống còn số 1 của một vài phân khúc), sự đoàn kết trong nội bộ thì cũng đã suy yếu đi nhiều, mà trong khi đó mục tiêu thì đẩy lên cao hơn, cao đến tột đỉnh là thống lĩnh toàn nhân loại. Thì rõ ràng là có sự vênh rất lớn giữa những gì muốn đạt được với năng lực thực tế, giữa nói được và làm được là cả một khoảng cách quá xa.
Với tôi thì kết quả phản ảnh năng lực của người đứng đầu. Không thể có lí do gì khác để biện minh ngoài sự hạn chế về năng lực.
Bản thân tôi đã từng xem qua một số tài liệu mà a Vũ viết ra, đã từng trực tiếp nói chuyện, tranh luận với a Vũ, và tôi thấy khi đi vào những vấn đề cụ thể thì anh Vũ không có gì đặc biệt.
Hơn nữa, dù rất muốn có quyền lực mang tính thống trị như là giáo chủ một tôn giáo, nhưng bản thân ảnh lại dường như cũng không biết nên dùng lý luận nào để thu hút và dẫn dắt tín đồ. Chính vì vậy nên ảnh mới yêu cầu người khác viết giúp (tôi đã từng được giao việc này) mà không đưa một định hướng hay gợi ý gì.
Vậy một người chỉ toàn nói những điều to lớn, những điều siêu phàm nằm ngoài khả năng của mình, một người mà không ai dám chắc có thể hiểu được (kể cả người nhà), thì là người như thế nào? (tại buổi xuất hiện gần đây nhất, khi phát biểu, a Vũ cũng nói rằng những người gần ảnh không hiểu được ảnh)
Theo tôi thì anh Vũ bị bệnh hoang tưởng về quyền lực (một dạng tâm thần phân liệt), và diễn biến bệnh càng ngày càng nặng.
Anh ấy cần được giúp đở! Công ty TN cần được giúp đở để có thể thoát ra khỏi crisis này!
https://www.facebook.com/dohoa.tinhhoaquantri/posts/10159829738503504
"
https://www.facebook.com/dohoa.tinhhoaquantri/posts/10159823048903504
"
- Đạt doanh số 20 tỉ USD.
- Kiến tạo 1 dân tộc vĩ đại, là mô hình mẫu dẫn dắt thế giới.
- Cứu thế giới.
Mọi người nghĩ đây là chuyện nghiêm túc hay là hoang tưởng?
Và tôi nghĩ có lẽ cũng không nên dấu giếm làm gì nữa.
11 năm trước 2007, TN đã đặt ra mục tiêu chinh phục thế giới.
Và khi tôi vào TN với vai trò TGĐ năm 2008, thì tôi được CT TN giao nhiệm vụ "Trưởng ban biên soạn giáo lý", kiêm nhiệm "Trưởng ban truyền bá cà phê đạo".
10 năm qua tôi giữ kín những chuyện trên và cứ tưởng chuyện này rồi sẽ qua. Người ta sẽ ngộ ra cái nào là thực và cái nào là ảo.. Vậy mà bây giờ nó ra vầy.
Tôi nghĩ có lẽ đã đến lúc mọi người phải giúp cô Thảo một tay để cứu một doanh nghiệp, cứu một gia đình.
"
LĐO | 24/02/2019 | 16:00
https://laodong.vn/van-hoa/dao-dien-luu-trong-ninh-ke-ve-nhung-ngay-thien-cung-dang-le-nguyen-vu-658937.ldo
7.
Là người từng có những ngày thiền cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ, đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã có những tiết lộ đặc biệt về “Vua cà phê Trung Nguyên”.
7.
Thứ ba, 05/03/2019 17:08 (GMT 7)
Dàn người đẹp tiếp tục hành trình tặng sách tỷ đô của "vua cafe" Đặng Lê Nguyên Vũ
Hành trình tặng sách tỷ đô của vua cafe Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể Thao TP.Hồ Chí Minh.
Ngày 4/3, chương trình "Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 Triệu Thanh Niên Việt" do vua cafe Trung Nguyên tổ chức đã diễn ra tại Đại học Sư phạm Thể Dục thể thao TP.HCM. Á hậu Mâu Thủy, lực sĩ Phạm Văn Mách, ca sĩ Hải Yến đã giao lưu, trao tặng sách cho các bạn trẻ.
"Quốc gia khởi nghiệp", "Khuyến học", "Nghĩ giàu làm giàu", "Đắc nhân tâm", "Không bao giờ thất bại, tất cả là thử thách" được trao tặng là 5 cuốn sách quý đúc kết các bài học thành công của nhiều quốc gia, nhân vật ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực do Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đăng Lê Nguyên Vũ tuyển chọn. Các thầy, cô giáo Đại học Sư phạm Thể Dục Thể Thao TP.HCM cho biết rất vui mừng và vinh dự khi các sinh viên được nhận những cuốn sách ý nghĩa này.
Á hậu Mâu Thủy, ca sĩ Hải Yến trong hành trình tặng sách tại Đại học Sư phạm Thể Dục Thể Thao TP.HCM.
Á hậu Hoa Hậu Hoàn Vũ 2017 Mâu Thuỷ là người đồng hành cùng chương trình nhiều lần và lần nào cô cũng rất tự hào mang đến một tinh thần lạc quan để chia sẻ với các bạn sinh viên về những thất bại của mình. Mâu Thuỷ có một hành trình khá gian nan trên con đường chinh phục các cuộc thi nhan sắc. Dù đã không ít lần thất bại nhưng cô gái đầy bản lĩnh này chưa bao giờ nhụt chí. Mâu Thuỷ chia sẻ, chỉ có nhan sắc thôi chưa đủ mà mỗi cô gái đều cần làm phong phú tâm hồn mình bằng những cuốn sách hay. Mâu Thuỷ rất tâm đắc cuốn “Nghĩ giàu làm giàu” bởi cuốn sách này giúp cô dám nghĩ, dám làm, sách đã lấp đầy những “ổ gà” trên con đường gập ghềnh tiến tới thành công mà Thuỷ đã chọn.
Mâu Thủy trên sân khấu giao lưu cùng các bạn sinh viên.
Hội trường như nóng lên nhờ tinh thần “thép” của ca sĩ Hải Yến. Sức “lửa” dường như chưa bao giờ tắt đi ở cô ca sĩ luôn tràn đầy năng lượng này. Hải Yến được khán giả biết đến khi tham gia cuộc thi Vietnam Idol 2007 và đã trải qua nhiều thăng trầm trong 10 năm ca hát. Xuất thân là một vận động viên Taekwondo và sở hữu một thân hình thừa cân nhưng với ý chí mạnh mẽ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ mà Hải Yến đã được khán giả đón chào ở lĩnh vực âm nhạc. Để có một tinh thần thép vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống là nhờ vào những cuốn sách mà ở đó Hải Yến tâm đắc nhất cuốn “Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách”.
"Không bao giờ thất bại, tất cả là thử thách" là cuốn sách gối đầu giường của Hải Yến Idol.
Đến với chương trình còn có lực sĩ Phạm Văn Mách, anh đã giành Huy chương Vàng thế giới khi tham dự giải vô địch Thể hình và Fitness thế giới hạng 55 kg, 7 lần liên tiếp vô địch châu Á. Lần đầu tham gia hành trình, Phạm Văn Mách chia sẻ, anh cảm thấy rất hồi hộp và xúc động. Chia sẻ với các bạn sinh viên về những thành tựu nhất định nhờ kiên trì theo đuổi đam mê, anh cho rằng để thành công như ngày hôm nay anh không chỉ nỗ lực tập luyện, vượt qua mọi thử thách, rào cản mà còn phải cần đến những cuốn sách. Sách là nguời bạn lớn mà bất kỳ ai muốn thành công trong cuộc sống đều phải giữ bên mình.
Phạm Văn Mách còn gây chú ý với các bạn trẻ bởi ngoại hình. Đây được xem là lần hiếm hoi chàng “kiến càng” mặc sơ mi trắng xuất hiện nơi đông người.
Phạm Văn Mách diện áo sơ mi trắng bảnh bao giao lưu trong chương trình
Trong chương trình, những băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều bạn sinh viên cũng được các khách mời nhiệt tình giải đáp. Trước câu hỏi của sinh viên Trương Quách Triệu rằng tại sao Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ dành tâm huyết cho cho thanh niên, sinh viên và quan tâm vấn đề khởi nghiệp. Tiến sĩ Trần Hữu Đức, người dẫn dắt buổi giao lưu đúc kết: “Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ dành rất nhiều tâm huyết, tình cảm đặc biệt dành cho thế hệ trẻ. Đối với Chủ tịch, thế hệ thanh niên Việt Nam là tương lai, là rường cột; muốn xây dựng một quốc gia minh triết và có tri thức thì cần có lòng tin và tâm huyết vào thế hệ trẻ. Việc trao tặng sách cho các bạn trẻ là khởi động tâm thế và tinh thần khởi nghiệp kiến quốc cho lớp trẻ – đối tượng quyết định sự phát triển của đất nước. Chủ tịch có niềm tin vào người trẻ, các bạn có đầy đủ điều kiện, phẩm chất, nếu cùng nhau nuôi dưỡng khát vọng và có hướng đi đúng, người trẻ là những người hùng mạnh, làm nên quốc gia hùng mạnh.”
Nhiều câu hỏi trong buổi giao lưu được các bạn sinh viên đặt ra với các khách mời.
"Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 Triệu Thanh Niên Việt" do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng từ năm 2012 đến nay nhằm kiến tạo Khát vọng lớn, Chí cả vĩ đại cho thế hệ Thanh niên Việt Nam; xây dựng Trí huệ và sự Minh triết cho 30 triệu Thanh niên Việt thông qua việc trao tặng hàng chục triệu cuốn sách đổi đời tới Thanh niên Việt để có sức mạnh tri thức, từ đó chuyển hóa thành sức mạnh vật chất và thể chất, tạo nên sức mạnh của Quốc gia.
Trong một bài phỏng vấn gần đây liên quan đến vụ ly hôn nghìn tỷ, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói: "Tiền đâu cần phải có nhiều làm gì? Có nhiều tiền thì nên đầu tư làm từ thiện cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Năm vừa rồi, Qua đã giúp cho những người anh em tri thức 200 tỷ đồng và 5 tỷ đô la đến cho từng hộ gia đình. Với Qua, 5 tỷ đô để khai sáng 1 dân tộc thì đâu có mắc".
https://www.tinmoi.vn/dan-nguoi-dep-tiep-tuc-hanh-trinh-tang-sach-ty-do-cua-vua-cafe-dang-le-nguyen-vu-011512357.html
6. Ngày 4/3/2019, LHDT đưa tư liệu và trần tình trên Fb
"
* “Thượng đế không bao giờ lựa chọn một người tầm thường để uỷ giao cho thiên mệnh cứu thế! Đừng bao giờ nghĩ những gì như người chồng của mình bệnh gì đó, hãy nghĩ đến những gì chưa từng có trong lịch sử nhân loại… Những suy luận và của những logic thông thường không bao giờ chạm và thấu những gì vĩ đại.. Em hãy biết một điều này rồi tĩnh lặng để sau này ngộ thấu! Thượng đế là hiện hữu và Người là hằng sống! Những thử thách mà tôi đã vượt qua không gì hơn là để kiểm tra những gì thiện lành thao thức trước đó và hiện tại. Hãy hiểu rồi rèn luyện, chỉnh sửa thân – tâm để xứng đáng là một người vợ của người có thiên mệnh!” (Bút lục số 64, Toà án Nhân dân quận 3, TPHCM)
* “…Hãy tham khảo cuộc đời của Người anh em Thích Ca, Người anh em Giê su và đặc biệt là Người anh em Mohamad… để hiểu thêm về những sắp đặt tới của Đức Tối cao Thượng đế với thế gian!!!” (Bút lục số 56, Toà án Nhân dân quận 3, TPHCM)
Những ngày qua, anh Vũ liên tục mạt sát tôi tại toà. Tôi rất đau lòng. Nhưng tôi không trách anh, vì khởi nguồn những điều anh nói đều giống như loạt tin nhắn anh từng gửi cho tôi khi kết thúc 49 ngày thiền. Anh muốn tôi “sám hối” vì đã chống lại “thiên mệnh” của anh, trong khi những nỗ lực tôi làm nhằm cứu anh đã bị bơm thổi đến mức lệch lạc. Gia đình tôi rơi vào thảm cảnh hôm nay chỉ bởi vì anh không được cứu chữa kịp thời. Tinh thần anh đã bị “đầu độc” suốt bao năm qua bởi một nhóm người. Nhưng chắc chắn từ giờ, mọi chiêu trò đó sẽ được phơi bày trước công lý và dư luận.
Tôi sẽ mạnh mẽ nhất để là trụ cột vững chắc cho anh và các con lúc này. Gia đình chúng tôi sẽ cùng nhau vượt qua!
Tôi từng nói điều này cách đây ít lâu, và nay tôi viết lại, vì đó là 1 sự thật duy nhất.
Cuối năm 2013, anh nghe lời một nhóm người đi thiền tại M’drăk. Khi trở về, anh đưa tôi 1 tấm hình ghép, trong đó anh đứng ở vị trí trung tâm, xung quanh là Đức Chúa, Đức Phật và các vĩ nhân khác. Anh bảo đó là điều anh nhìn thấy sau 49 ngày thiền định. Tôi gắng giải thích rằng đó chỉ là ảo giác do nhịn ăn quá lâu, đồng thời tìm cách đưa anh đi chữa bệnh. Nhưng anh rất giận dữ vì nghĩ rằng tôi là vật cản trên con đường thống ngự thế giới của anh.
Ít lâu sau, anh bỏ lên núi, không cho gia đình gặp gỡ, nhưng thỉnh thoảng gửi tin nhắn yêu cầu tôi phải sám hối và sống sao cho xứng đáng là vợ của người duy nhất được Thượng đế lựa chọn để cứu nhân loại.
Ban đầu, tôi khẩn thiết tìm cầu sự giúp đỡ xung quanh. Nhưng lạ lùng thay, rất nhiều người, trong đó có cả người nhà và người có uy tín trong xã hội, bắt đầu tung hô rằng anh đã đạt thông linh, rồi chấp nhận quỳ lạy anh, viết cho anh những điều kỳ dị, “giam giữ” anh trong mớ ảo giác kinh khủng này. Sau đó, họ đổ tội tôi muốn đưa anh vào bệnh viện tâm thần nhằm chiếm đoạt công ty do chính 2 vợ chồng tôi gầy dựng. Các kịch bản bôi nhọ, kiện cáo, vu khống… tôi bắt đầu từ đó.
Cực chẳng đã, tôi tiếp tục cầu xin sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng, chỉ mong đưa được anh đi chữa bệnh. Nhưng mọi nỗ lực đều bất thành.
Rất nhiều cơ quan ban ngành biết rõ việc này: sự việc 1 doanh nhân và 1 tập đoàn lớn đang lâm vào tình trạng nguy hiểm. Nhưng ai, cơ quan nào sẽ có đủ thẩm quyền để giúp anh, trong khi người thân nhất là vợ anh đã tìm đủ mọi cách mà vẫn phải bất lực. Tại sao? Ước gì tôi được biết.
Ước gì anh giải đáp giúp tôi câu hỏi của chính mình: tiền nhiều để làm gì? Có phải tiền nhiều để người ta đặt Trung Nguyên và tiền bạc lên trên số phận 1 con người, khiến họ quên mất rằng anh chỉ là 1 bệnh nhân tội nghiệp cần được chữa trị kịp thời? Không lẽ lòng tham khiến người ta có thể liên kết nhau lại, sẵn sàng bỏ mặc anh sống triền miên trong hoảng tưởng ảo giác, tiếp sức cho những thủ đoạn kinh khủng nhằm đầu độc tinh thần anh rồi từ đó bòn rút chia chác tài sản, phá nát gia đình chúng tôi? Nhưng chẳng lẽ tiền còn có thể làm đảo lộn những giá trị đơn giản nhất của cuộc sống, đến mức một người bỏ gia đình đi suốt 5 năm giờ bỗng được tung hô thành người cha có trách nhiệm biết dạy con 3 điều tuyệt vời, một người buông lời xúc phạm vợ hàng chục lần trước toà lại được khen nói những lời sâu sắc, mấy phút lộng ngôn “Trời đã trao cho Qua mọi kiến thức để giúp nhân loại”, “Qua có mọi câu trả lời cho thế gian” bỗng trở thành lời uyên bác lỗi lạc…?
ĐẾN BÂY GIỜ, TÔI VẪN TIN CHẮC RẰNG ANH BỊ BỆNH. VÌ THẾ, TÔI SẼ ĐẤU TRANH ĐẾN CÙNG ĐỂ CỨU ANH, CỨU CHA CỦA CÁC CON TÔI.
TÔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HOÀN TOÀN TRƯỚC NHỮNG THÔNG TIN NÀY. TÔI TIN TƯỞNG CÁC ANH CHỊ NHÀ BÁO, TOÀ ÁN, NHỮNG BÁC SĨ CÓ LƯƠNG TÂM CÙNG DƯ LUẬN XÃ HỘI SẼ GIÚP TÔI SỚM SÁNG TỎ SỰ THẬT!
Xin được bắt đầu từ những tin nhắn anh gửi tôi trước đây. Những tin nhắn này trích từ bút lục số 56, 57, 64 - Toà án Nhân dân quận 3, TPHCM.
* “Em hãy hứa là luôn lắng nghe và luôn sửa mình để là một người vợ của một người có thiên mệnh được Đức Cha Thượng đế qua thử thách và giao phó! Tất cả là những sự mà em phải biết sau mấy ngàn năm Người để mặc thế gian không can thiệp! Em hãy hiểu điều chồng em muốn nói, còn tất cả những chuyện còn lại em đừng bao giờ bận tâm hay lo lắng nữa! Hãy gắng sửa mình và xứng đáng nghe em!”
* “Tôi được Đức Cha Thượng đế trao cho những khả năng siêu phàm mà trước đến nay không có ai có được, các công thức cứu thế gian bằng chữa lành, trường xuân, trường sinh, trường thọ… và mọi khả năng siêu phàm khác…! Em hãy luôn dốc tâm thiện lành và luôn xứng đáng nghe..!”
* “Hãy chấm dứt mọi chức vụ và cả những cổ phần mang tính biểu quyết hay dành quyền chi phối. Hãy quyết định gì gì đó như một biểu hiện dứt khoát của một người vợ lo chuyện hậu sự của một người chồng được chính Thượng đế giao cho thiên mệnh! Chỉ có vậy em mói có ánh sáng và phúc lành sẽ đến! Còn tiền bạc hay những vật chất bất kỳ, em cần bất cứ gì và để dùng vào việc thiện lành thì hãy cứ dùng và cứ lấy, em nên biết chồng em chỉ cần những gì thiện lành nhất. Chức vụ, tiền bạc, danh vọng, quyền lực… nếu nó không phụng sự cho việc thiện lành thì em nên nhớ chồng em luôn khinh bỉ và xem như cỏ rác, độc hại…!”
* “Tôi vì tiền và danh vọng sao?? Sự ngộ thấu đời sống hữu hạn và những loại quyền tiền trên những con người băng hoại này đã đến với người chồng của cô rất sớm! Làm gì có tìm gì cho riêng mình Mà phải vào cảnh giới lọc xác thân sống chết?! Làm gì có sống vì mình mà vượt qua được những thử thách khốc liệt nhất mà Đức Cha tối cao thượng đế thử thách để trước khi trao cho thiên mệnh?!... Hãy biết và nhớ lời cảnh báo nhân quả là luật của Thượng đế! Và nếu cần để cảnh báo cô một lần nữa là từ sắc đẹp đến những số tiền mà cô có trong tài khoản sẽ tự nhiên biến mất với những lý do mà mọi hệ thống ở thế gian này đều không bao giờ biết. Phải làm gì để cô hiểu Thượng đế là hiện hữu, là hằng sống và Người rất công bằng!”
TÔI SẼ CÒN TIẾP TỤC!
https://www.facebook.com/thaonguyen.le.1614/posts/1168738549952688
5.
Tài khoản bà Diệp Thảo: 9 triệu Euro, 29 triệu USD, 650 tỷ và 10.000 lượng vàng
01/03/2019 11:17 GMT+7
Số tiền ở các ngân hàng vào năm 2016 đứng tên bà Thảo gồm 654,2 tỷ VNĐ; 9,3 triệu Euro; 2,3 triệu GBP (bảng Anh); 28,9 triệu USD; 5,1 triệu AUD và 10.000 lượng vàng.
Chiều nay (1/3), TAND TP.HCM đưa ra phán quyết đối với vụ ly hôn của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Tại phiên tòa chiều 25/2, VKS đưa quan điểm giải quyết vụ án, theo đó, đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của bà Thảo, việc nuôi con giao cho bà, ông Vũ cấp dưỡng 10 tỷ đồng/năm cho 4 trẻ đến khi chúng học xong đại học. Đồng thời giải quyết vấn đề tài sản đảm bảo tỷ lệ các bên.
Tiền đã xài hết sau thời điểm xác minh?
Trước đó, HĐXX công bố số dư tài khoản của bà Lê Thảo tại 3 ngân hàng theo yêu cầu của ông Vũ.
Trước đó, HĐXX công bố số dư tài khoản của bà Lê Thảo tại 3 ngân hàng theo yêu cầu của ông Vũ.
Theo xác minh, vào thời điểm 2015-2016, số tiền còn tại các ngân hàng đừng tên bà Thảo như sau: 654,2 tỷ VNĐ; 9,3 triệu Euro; 2,3 triệu GBP (bảng Anh); 28,9 triệu USD; 5,1 triệu AUD (đô la Australia) và 10.000 lượng vàng.
Tuy nhiên, đại diện pháp luật của bà Thảo cho biết số tiền đó được xác minh vào năm 2016, sau thời điểm đó thì số tiền hiện không còn.
"Xác định số tiền còn hay không để chia thì phải xác định hiện tại còn hay không chứ không thể chọn thời điểm trong quá khứ. Ví dụ con anh đi học bao nhiêu tiền một năm, chị Thảo chuyển tiền cho bà nội gần 1.000 tỷ. Xem dòng tiền như thế, dòng tiền đi đâu? Tiền từ cổ tức hay tiền riêng? Không thể giải quyết trong vụ án này được", người này nói.
Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi đại diện ông Vũ và Trung Nguyên rằng từ năm 2015 đến nay, bà Thảo có đóng góp vào tài sản chung bất động sản cùng ông Vũ hay có mua cổ phần hoặc cổ phiếu gì đối với tất cả công ty của Tập đoàn Trung Nguyên không? Câu trả lời nhận được là không.
Phía ông Vũ cũng cho biết trước khi vợ chồng góp vốn, không có thỏa thuận tài sản chung hay tài sản riêng.
Cũng tại phiên tòa chiều 25/2, khi hỏi bà Thảo: "Ông Vũ có nói tại tòa là những đóng góp của bà đối với Trung Nguyên đều được ghi nhận cả; tuy nhiên, ông cũng nói bà không nên nhận những gì không thuộc về mình. Bà có ý kiến gì?"
"Theo tôi, 'của chồng, công vợ' và điều đặc biệt là khi ra tòa phải có chứng cứ. Trong suốt 3 năm 3 tháng vừa qua, họ có đủ thời gian để thu thập chứng cứ cần thiết để làm rõ. Tuy nhiên, cũng đặc biệt lưu ý là tòa chỉ chia tài sản ở thời điểm hiện tại. Ví dụ, trước khi lấy nhau, 2 vợ chồng có 1.000 tỷ nhưng đến ngày ly hôn chỉ còn 1 tỷ thì chia 1 tỷ, chứ không chia 1.000 tỷ được", bà Thảo trả lời.
Phân chia tài sản thế nào?
Trong vụ ly hôn này, các bên đề nghị tòa án giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng có trong 8 công ty gồm: Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment), Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty CP Cà phê Trung Nguyên, Công ty CP Hòa tan Trung Nguyên, Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty TNHH Đầu tư du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Vũ Nguyên Đắk Nông, Công ty Trung Nguyên Singapore.
Trong vụ ly hôn này, các bên đề nghị tòa án giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng có trong 8 công ty gồm: Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment), Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty CP Cà phê Trung Nguyên, Công ty CP Hòa tan Trung Nguyên, Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty TNHH Đầu tư du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Vũ Nguyên Đắk Nông, Công ty Trung Nguyên Singapore.
Tuy nhiên, với Công ty Trung Nguyên Singapore, VKS cho rằng tòa án đã có quyết định tách vụ án năm 2017. Hiện chưa có quyết định nhập vụ án, do đó, không có cơ sở giải quyết.
Ông Vũ và bà Thảo thỏa thuận mức cấp dưỡng cho các con 10 tỷ đồng/năm tính từ 2013 cho đến khi bọn trẻ xong đại học. Ảnh: Lê Quân. |
Về cổ phần, đại diện bà Thảo đề nghị cho bà sở hữu 51%, Vũ 39% trong Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên; 15% tại Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên và mỗi người 7,5% cổ phần trong Công ty CP Cà phê Hòa tan Trung Nguyên.
Đối với số cổ phần tại 4 công ty còn lại, nguyên đơn đồng ý cho ông Vũ sở hữu toàn bộ. Tuy nhiên, bị đơn không đồng ý với đề nghị này, đề nghị chia cho ông Vũ 70% tổng số cổ phần tại 7 công ty, bà Thảo 30%.
Với số tiền 2.109 tỷ đồng, VKS nhận thấy hiện chưa đảm bảo về tố tụng, việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ nên chưa có đủ cơ sở vững chắc để giải quyết.
Về bất động sản, nguyên đơn và bị đơn đồng ý chia theo tỷ lệ 5:5. Theo đó, bà Thảo sẽ nhận 7 nhà đất đang quản lý có giá trị hơn 375 tỷ đồng. Còn ông Vũ nhận 6 bất động sản do ông quản lý với tổng giá trị hơn 350 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch 25 tỷ đồng, luật sư đề nghị bà thanh toán lại cho ông Vũ 12,5 tỷ. Ngoài ra, bà Thảo sẽ được sở hữu căn nhà trên đường Tú Xương (quận 3).
"Bà Thảo không chứng minh được có góp tiền cho ông Vũ"
Xét công sức đóng góp của ông Vũ, VKS thấy rằng ông Vũ khởi nghiệp từ năm 1996, khi đó giấy kinh doanh ngày 15/8/1996 cấp cho ông Vũ với hình thức cá nhân kinh doanh, tên cơ sở kinh doanh là Trung Nguyên Cà phê. Bà Thảo cho rằng bà có đóng góp tiền cho ông Vũ lúc khởi nghiệp nhưng không có chứng cứ chứng minh.
Xét công sức đóng góp của ông Vũ, VKS thấy rằng ông Vũ khởi nghiệp từ năm 1996, khi đó giấy kinh doanh ngày 15/8/1996 cấp cho ông Vũ với hình thức cá nhân kinh doanh, tên cơ sở kinh doanh là Trung Nguyên Cà phê. Bà Thảo cho rằng bà có đóng góp tiền cho ông Vũ lúc khởi nghiệp nhưng không có chứng cứ chứng minh.
Năm 1998, ông Vũ và bà Thảo kết hôn. Năm 1999 đến 2014, ông Vũ lần lượt thành lập hợp các công ty còn lại.
Kể từ khi Trung Nguyên thành lập đến nay, ông Vũ là người nắm giữ vai trò quản lý điều hành ở hầu hết công ty trong Tập đoàn Trung Nguyên trên cương vị là Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc, hiện tại là người điều hành theo pháp luật của 7 công ty.
Nhãn hiệu Trung Nguyên được đăng ký từ năm 2003 và khởi nguồn từ tên gọi Trung Nguyên Cà phê do ông Vũ khởi nghiệp, sáng lập từ năm 1999.
Viện kiểm sát cho rằng bà Thảo nói đóng góp tiền cho ông Vũ lúc khởi nghiệp nhưng không có chứng cứ chứng minh. Ảnh: Lê Quân. |
Xét công sức đóng góp của bà Thảo, sau khi kết hôn, sinh con, bà Thảo cũng vừa chăm sóc con cái, vừa tham gia hoạt động kinh doanh. Bà là cổ đông của công ty từ năm 2006 đến nay. Ngoài ra, còn được bổ nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc từ 2006-2015.
Trên cơ sở phân tích, VKS đề nghị HĐXX xem xét, phân chia tỷ lệ phù hợp nhằm đảm bảo tỷ lệ các bên và đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các công ty.
Ông chủ cà phê Trung Nguyên: 'Có giành cũng không giữ được' Chiều nay, vợ chồng "vua" cà phê Trung Nguyên có mặt tại TAND TP.HCM tiếp tục buổi xét xử. Rất đông báo chí và người dân quan tâm đến sớm để theo dõi vụ việc.
(Theo Zing)
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/so-du-tai-khoan-cua-ba-le-hoang-diep-thao-khung-den-muc-nao-510907.html
4.
Mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói gì về con dâu?
28/02/2019 09:36 GMT+7
Mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho hay bà cảm thấy đau lòng khi đã hơn 70 tuổi mà vẫn phải hầu kiện mấy năm nay.
Có mặt cùng con trai trong suốt phiên xử ly hôn, bà Lê Thị Ước (mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ) luôn giữ khuôn mặt buồn bã.
Khi báo chí phỏng vấn bà Ước cảm thấy thế nào khi vợ chồng con trai đưa nhau ra tòa ly hôn, bà Ước nghẹn giọng nói: “Đau, tại vì một người mẹ đã hy sinh hết cho con cái để nó lập nghiệp, làm nên sự nghiệp ngày hôm nay mà bây giờ con dâu đưa tới đây. Tôi bảy mươi mấy tuổi mà vẫn phải hầu kiện gần 4 năm nay, rất đau lòng”.
Bà Lê Thị Ước (mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ) |
Khi được hỏi về 4 cháu, con của ông Vũ có hay gặp bà nội không? Bà Ước nói, mấy năm trước các cháu thường xuyên qua lại, nhưng sau này thì không.
“Cô Thảo không cho gặp. Khi tôi gửi quà xuống cho mấy cháu, vài lần đầu cô ấy cho nhận nhưng những lần sau thì không cho nữa. Cô ấy đưa cho bảo vệ hoặc cho vào sọt rác rồi nhắn tin nói bà nội đừng có gửi quà xuống vì các cháu không ăn quà của bà nội”, bà Ước trầm giọng kể.
Bà Ước cho hay, gần nhất bà được gặp các cháu nội vào tháng 12/2018; trong lần gặp này bà cháu không nhắc gì tới chuyện của bố mẹ chúng.
“Tôi không muốn nói tới chuyện đau buồn đó, để cho các cháu nó học. Nên khi Thảo dẫn tới tòa đợt trong Tết, tôi rất ngạc nhiên. Thằng nhỏ thứ 2 nói, tại sao hồi giờ không ai cho con biết hết, câu chuyện nó xảy ra như thế này mà ông bà nội không cho con biết? Rồi nó nói sẽ gọi điện hoặc nhắn tin cho bà nhưng từ đó đến nay không thấy nó gọi tại vì mẹ nó quản lý chặt quá...”, lời bà Ước.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ |
Mẹ ông Vũ cho hay, ông Vũ rất thương con, lo cho con cái. Bà Ước nói: “Cô Thảo sinh ra rồi bỏ cho mấy người giúp việc thôi chứ không ngó ngàng gì tới con, anh Vũ là người lo cho con. Sau này cô giúp việc xin cho qua thăm ba nhưng cô Thảo không cho. Khi các cháu chọn theo mẹ, tôi thấy rất đau lòng, Vũ tôn trọng mấy đứa nhỏ, nếu chúng muốn ở với mẹ thì phải chấp nhận thôi”.
Về việc góp vốn vào Trung Nguyên, bà Ước cho hay, khi bắt đầu khởi nghiệp, ông Vũ đã nói với cha mẹ. Vợ chồng bà đã bán 2 căn nhà, mượn của một người cháu 25 triệu đồng và mượn của một người bạn chiếc xe để Vũ lập nghiệp.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo |
"Lúc đó là năm 1996, con tôi thuê căn nhà 170 Nguyễn Chí Thanh, giờ là 268 Nguyễn Tất Thành cũng là trụ sở Trung Nguyên", bà Ước cho biết. Bà khẳng định nhờ sự đóng góp của gia đình, bạn bè mới có Trung Nguyên ngày hôm nay.
"Gia đình tôi không biết cô Thảo là ai, 3 năm sau con tôi mới cưới cô này. Thương hiệu Trung Nguyên là do gia đình tôi sáng lập nên, không có sự góp phần của cô Thảo. Khi cô Thảo về cũng có góp sức nhưng tiền bạc thì không", bà Ước khẳng định.
Tuy nhiên, trước lời nói của mẹ chồng, bà Thảo đã trưng ra các giấy chuyển tiền, ủy nhiệm chi gần 10 tỉ đồng do đích thân bà nộp vào Trung Nguyên. Trước bằng chứng này, cả bà Ước và ông Vũ đều im lặng.
Bà Ước cho hay, bà rất đau lòng khi con dâu nói con trai mình bị tâm thần.
“Thảo nói Vũ bị tâm thần, vợ chồng tôi phải đưa con đi giám định hai nơi là ở bệnh viện Biên Hòa, lúc đó Vũ vô ngồi ở một góc phía trong, vợ chồng tôi ngồi ở ngoài thấy bao nhiêu người tâm thần đi lại, nói năng...trong lòng khó chịu quá, sau đó chờ đến giờ mới đưa Vũ vào khám bệnh.
Khám bệnh thì Hội đồng y khoa nói không có bệnh gì, lúc đó vợ chồng tôi mới yên tâm ra về. Sau này cô Thảo nói phải đi giám định nữa, ra ngoài bệnh viện Tâm thần TW ngoài Hà Nội khám. Vợ chồng tôi rất đau lòng vì cô Thảo làm những chuyện như vậy, đã là vợ chồng với nhau không còn tình cũng còn nghĩa”, mẹ ông Vũ bức xúc nói.
Những câu nói ‘dậy sóng’ của Đặng Lê Nguyên Vũ
Câu nói “Tiền để làm gì...?", “Tiền với quyền để làm gì?” của Đặng Lê Nguyên Vũ đã "dậy sóng" dư luận ...
Đoàn Nga
https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/me-ong-dang-le-nguyen-vu-noi-gi-ve-con-dau-510595.html
3.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: "Trời đã trao cho Qua mọi kiến thức để giúp nhân loại"
Quốc Chiến |
"Chưa bao giờ trong lịch sử kiến tạo ra loài người, trời đích thân thử thách ai, dạy ai. Giờ trời trao truyền cho Qua mọi kiến thức để giúp dân tộc các người anh em, giúp cho nhân loại", ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ với phóng viên.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ bàn về đời và đạo, cho rằng bản thân thực hiện nhiệm vụ thiên định.
2. Lê Hoàng Diệp Thảo
Ngày 25/2/2019 trên Fb
"
Đến bây giờ, tôi vẫn lo lắng về tình trạng sức khỏe của anh. Nếu không, cớ gì gần 6 năm qua anh nhất định không giao tiếp với gia đình, tuyên bố anh đã “đạt thông linh”, “để đón nhận Mặc Khải từ Đức Tối Cao Thượng Đế, giúp Người sắp đặt lại thế gian lầm lạc theo đúng trật tự và mong muốn của Người”.
Tôi không tin vào điều đó, tôi mong anh trở về làm một người chồng, người cha như xưa, cùng chung sức quản lý Trung Nguyên. Nhưng có thể mong ước giản dị đó đã khiến anh nghĩ rằng tôi là sự cản trở không thể chấp nhận được. Tôi cam chịu mọi điều thị phi chỉ mong cứu anh khỏi tình trạng này.
Nhưng nếu anh không thực sự như vậy thì toàn bộ những hành động vừa qua hoá ra là màn kịch để đuổi tôi ra khỏi công ty, làm nhục tôi trước công luận? Tôi cố gắng không tin lại có kịch bản nào thâm sâu như thế.
Nhưng dù thế nào, sự thật thì Trung Nguyên chính là công sức của 2 vợ chồng cùng khởi nghiệp. Xin đừng nhân danh bất kỳ điều gì mà phủ nhận sạch trơn những giấy tờ pháp lý, những lá thư thuở bần hàn, khó khăn.
Trước Tòa và trước công luận, tôi chỉ có 1 SỰ THẬT.
Lịch sử Trung Nguyên là đây!
GIAI ĐOẠN 1: CÙNG NHAU “VIẾT” GIẤC MƠ TRUNG NGUYÊN
Năm 1994: Chúng tôi quen và yêu nhau khi anh còn là sinh viên Y Khoa. Với tôi, anh luôn là người có ý chí vươn lên mạnh mẽ. Vì công việc liên quan đến cà phê nên tôi nhận ra tiềm năng rất lớn của ngành. Chúng tôi cùng bàn nhau khởi nghiệp. Những lá thư anh gửi khi ấy vẫn còn đầy lo âu.
Năm 1995: Vì muốn gia đình anh cải thiện cuộc sống và thuận tiện cho việc thăm nom, tôi khuyên anh đưa ba mẹ từ quê nhà (Cư M'ta, huyện MD'rak, tỉnh Đắk Lắk) lên TP. Buôn Ma Thuột. Lúc này Ba Má anh đang là công nhân của Xí nghiệp gạch 20 của huyện Cư M'ta, huyện MD'rak, tỉnh Đắk Lắk.
Sau lời đề nghị của tôi, anh đã lái xe đưa tất cả đồ đạc và gia đình anh lên TP.Buôn Ma Thuột. Chúng tôi thuê căn nhà gỗ của chú Trang để Ba Má và chị của anh ở với giá 1 triệu/tháng. Đây cũng là địa chỉ của hãng cà phê Trung Nguyên đầu tiên.
Sau khi gia đình anh đã ổn định chỗ ở mới, tôi hướng anh mở cửa hàng kim khí điện máy cho gia đình mua bán và tìm nguồn mua điện máy ở Sài Gòn.
Hai căn nhà ở M’Drak được người ta mua chịu với giá 50 triệu đồng, rồi xin giảm còn 30 triệu và đòi trả góp nữa. Mang tiếng là bán nhà nhưng đồng tiền thu về thực sự trong tay không là bao.
Nhiều việc dồn dập cùng một lúc khiến anh ốm đi rất nhiều. Mỗi lần tôi đưa tiền cho anh, chúng tôi đều hiểu là cùng nhau xây dựng tương lai mà không nghĩ gì khác. Tôi cũng hoàn toàn tin tưởng anh.
Năm 1996: Cơ sở Trung Nguyên ra đời với số vốn đăng ký là 2 triệu đồng.
Năm 1997: Không nghe lời khuyên của tôi là bắt đầu trực tiếp vào thị trường chính (TP.HCM), anh lại đi đường vòng xuống Long Xuyên mở quán cà phê và bỏ vốn vào đó. Không đầy 6 tháng, dự án Long Xuyên thất bại và trở về trắng tay. Cũng từ bước ngoặt này, năm 1998, tôi nhận lời cầu hôn của anh và góp vốn xây dựng Trung Nguyên.
GIAI ĐOẠN 2: TRUNG NGUYÊN CHÍNH THỨC RA ĐỜI
Sau đám cưới năm 1998, chúng tôi chuyển về sống ở căn gác xếp nhỏ ở phía trên của quán Nguyễn Kiệm (587 Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Năm 1999, chúng tôi thành lập Hợp tác xã Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên có trụ sở chính tại 268 Nguyễn Tất Thành, TP.Buôn Ma Thuột. Đây là giấy tờ đăng ký tư cách pháp nhân đầu tiên của Trung Nguyên.
Năm 2000, tôi được bổ nhiệm làm Trưởng Chi nhánh Hợp tác xã Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên tại TP.HCM, tại địa chỉ 587 Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, được giao phụ trách chính việc điều hành và phát triển hệ thống franchise cho Trung Nguyên. Trong hơn 1 năm, từ 1999 đến 2000, Trung Nguyên có khoảng 500 quán cà phê trên toàn quốc. Chúng tôi cũng chọn tên Trung Nguyên cho đứa con đầu lòng của mình như nguyện ước đồng hành trong công việc và gia đình.
Năm 2001, sau trong chuyến công tác tại Đức, tôi bắt đầu kế hoạch phát triển cà phê hòa tan. Xưởng sản xuất cà phê hòa tan đầu tiên ở số 204 Bùi Thị Xuân. Từ 2003 – 2011, G7 trở thành thương hiệu cà phê hòa tan số 1 Việt Nam dựa trên sản lượng bán ra của cả 3 thương hiệu mạnh nhất tại thời điểm đó.
Năm 2004, tôi phụ trách điều hành chính việc xây dựng hai nhà máy ở Buôn Ma Thuột và Bình Dương. Cả hai đều xây trong vòng 3 tháng.
GIAI ĐOẠN 3: ĐƯA TRUNG NGUYÊN PHÁT TRIỂN VŨ BÃO, VƯƠN RA THẾ GIỚI
Từ năm 2006, tôi được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên. Đây là vị trí chủ chốt của Tập đoàn, trực tiếp điều hành toàn bộ hệ thống Trung Nguyên, từ kế hoạch kinh doanh, hệ thống phân phối đến quản lý tài chính...
Ngoài ra, tôi còn là Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bình Dương, Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê và Trung Nguyên Franchise.
Năm 2008, tôi sang Singapore thành lập Trung Nguyên International đứng tên Lê Hoàng Diệp Thảo. Tại Singapore bắt đầu hình thành đội ngũ nhân sự quốc tế với việc mở quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên tại sân bay Changi, Liang Court… Khi về nước, Trung Nguyên Franchise ra đời với hệ thống nhận diện là hình đôi cánh bay lên. Đây là cột mốc đánh dấu sự phát triển của Trung Nguyên ra thế giới.
Năm 2009, chúng tôi thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên. Tôi là cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị và Phó Tổng giám đốc của Công ty này.
Năm 2010, tôi vẫn giữ vai trò Phó Tổng giám đốc thường trực của Tập đoàn Trung Nguyên.
Năm 2011, theo đề nghị của chồng, tôi đồng ý chuyển Trung Nguyên International vào hệ thống các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên để thuận lợi hơn cho công việc gia đình và phát triển, điều hành công ty.
Giai đoạn 2006 – 2014: Tập đoàn Trung Nguyên phát triển mạnh mẽ. Doanh số tăng trưởng từ mức 1.223,6 tỷ đồng trong năm 2008 lên mức 4.177 tỷ đồng trong năm 2014, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức 22,7% năm. Cùng với tăng trưởng về doanh số, lợi nhuận sau thuế của Trung Nguyên cũng ở mức đỉnh cao, đặc biệt vào năm 2014 với lợi nhuận sau thuế là 1.193,1 tỷ đồng – cao nhất của tập đoàn từ trước đến nay.
Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này duy trì ở mức cao trên 52,6% năm, từ quy mô tổng tài sản 397,2 tỷ đồng (năm 2008) lên mức 5.024,5 tỷ đồng (năm 2014).
Với cương vị Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Trung Nguyên, tôi trực tiếp kiểm soát, điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh của hệ thống Trung Nguyên từ bên trong. Còn anh thì giữ vai trò phát triển đối ngoại – truyền thông ra bên ngoài cho Tập đoàn. Chúng tôi cũng muốn báo hiếu gia đình bên nội bằng cách tặng cho người thân của anh một số cổ phần. Giấy tờ ngân hàng về việc chuyển tiền góp vốn vẫn còn nguyên vẹn.
GIAI ĐOẠN 4: BIẾN CỐ TRUNG NGUYÊN
Năm 2014, sau khi kết thúc 49 ngày thiền và nhịn ăn tại trang trại M’dark (Dak Lak), anh có những biến đổi bất thường về sức khỏe. Kể từ thời điểm này, anh lên núi ẩn tu, rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng, ở công ty và gia đình.
Tháng 4/2015, Trung Nguyên đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của tôi tại tập đoàn này. Tuy nhiên, riêng trong hoạt động kinh doanh quốc tế, tôi vẫn tiếp tục điều hành công ty Trung Nguyen International tại Singapore. Cũng từ thời gian đó cho đến nay, mọi hoạt động hàng ngày của Trung Nguyên đều giao cho cấp dưới quản lý.
Nhóm nhân viên điều hành đã nổi lên thao túng, lũng đoạn tập đoàn, liên tục tạo ra các tranh chấp pháp lý giữa Trung Nguyên và tôi, khiến Trung Nguyên thất thoát, rối loạn và kết quả kinh doanh ngày càng tụt dốc.
Tôi buộc phải làm đơn ly hôn như 1 biện pháp ngăn chặn sự thất thoát của Trung Nguyên do anh hầu như không xuất hiện tại công ty để điều hành doanh nghiệp, cũng như không hồi âm, trả lời
Ngày 20/9/2018, Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM tuyên khôi phục lại chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực tôi tại Trung Nguyên và yêu cầu phía Trung Nguyên không được ngăn cấm, cản trở tôi tham gia điều hành và quản lý Công ty, với tư cách là 1 thành viên Hội đồng quản trị và Phó Tổng giám đốc thường trực. Bản án này có hiệu lực pháp luật ngay lập tức, sau khi được Tòa tuyên.
Tuy nhiên, việc trở về của tôi bị phía Trung Nguyên đã ngăn cản quyết liệt. Đến nay tôi vẫn chưa thể trở về điều hành Tập đoàn này mặc dù đã có hai phán quyết (sơ thẩm, phúc thẩm) của Tòa án khôi phục lại chức danh này.
Chú thích ảnh:
1. Đây chỉ là một trong cả trăm lá thư anh gửi cho tôi trong những ngày đầu khởi nghiệp đầy khó khăn. Lá thư này tôi đã nhắc tới trong bài phỏng vấn cách đây gần 1 năm.
2. Giấy đăng ký thành lập Hợp tác xã Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên năm 1999.
3. Giấy bổ nhiệm tôi làm Trưởng Chi nhánh Hợp tác xã Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên tại TP.HCM năm 2000.
4. Một trong những chứng từ góp tiền đóng cổ phần cho ba má chồng để báo hiếu.
5. Giây phút thành lập công ty Trung Nguyên Singapore năm 2008, chính thức đưa Trung Nguyên ra thế giới.
6. Lá thư này là một trong những thứ cho thấy sự thay đổi kỳ dị, kéo theo hàng loạt biến cố cho sự phát triển của Trung Nguyên và gia đình tôi.
"
https://www.facebook.com/madamediepthao/posts/2081442828600722?__tn__=K-R
1. Tháng 2 năm 2019
Ngày 25/2
"
Một số bạn inbox đề nghị tôi viết về chuyện TN mà mọi người đang bàn.
Tôi xin chia sẻ quan điểm thế này.
Câu chuyện đang xảy ra là chuyện đời tư (li dị) , tôi xưa nay vốn không bao giờ viết về đời tư ai.
Nếu tôi có viết gì như lần trước, thì mục đích của nó vẫn là vì sự phát triển, vì sự sống còn của một doanh nghiệp, hay vì một thương hiệu, chứ không vì một cá nhân nào.
Còn về góc nhìn quản trị chiến lược, thì tôi nghĩ tôi đã viết từ nhiều năm trước rồi.
Nhiều năm trước tôi đã viết rằng theo tôi thì đã có dấu hiệu cho thấy "TN đã qua đỉnh". Một trong những lí do khiến tôi đưa ra nhận định ấy là vì tôi cho rằng trong nội bộ TN đã xảy ra một cách âm ỉ một vấn đề mà lúc ấy tôi gọi là "leadership crisis" (khủng hoảng lãnh đạo).
Và tôi nhớ là tôi cũng đã cảnh báo rằng, "leadership crisis, không tác động ngay như khủng hoảng truyền thông, hay khủng hoảng về chất lượng sản phẩm".
"Nó không làm suy giảm doanh thu và lợi nhuận trước mắt. Nhưng nếu không hoá giải được, thì hậu quả của nó là ghê gớm, có thể dẫn đến sự suy tàn của doanh nghiệp".
Có thể không chính xác từng câu chữ, nhưng đó là cái ý mà tôi đã viết, với ý cảnh bảo (như khi tôi nhận định về triển vọng của BHX, và của mảng dược của TGDĐ).
Không biết có ai còn nhớ?
ĐH
https://www.facebook.com/dohoa.tinhhoaquantri?hc_ref=ARSFePakPT5MSza-CFZJ-1monSZR-tsRz60AZko8QizZKQOlXmbeOSN-P7M0yPhScuA
..
Những gì Ông Đỗ Hòa nói ra là rất thuyết phục !
Trả lờiXóa1. Tháng 2 năm 2019
Trả lờiXóaNgày 25/2
"
Do Hoa
2 giờ ·
Một số bạn inbox đề nghị tôi viết về chuyện TN mà mọi người đang bàn.
Tôi xin chia sẻ quan điểm thế này.
Câu chuyện đang xảy ra là chuyện đời tư (li dị) , tôi xưa nay vốn không bao giờ viết về đời tư ai.
Nếu tôi có viết gì như lần trước, thì mục đích của nó vẫn là vì sự phát triển, vì sự sống còn của một doanh nghiệp, hay vì một thương hiệu, chứ không vì một cá nhân nào.
Còn về góc nhìn quản trị chiến lược, thì tôi nghĩ tôi đã viết từ nhiều năm trước rồi.
Nhiều năm trước tôi đã viết rằng theo tôi thì đã có dấu hiệu cho thấy "TN đã qua đỉnh". Một trong những lí do khiến tôi đưa ra nhận định ấy là vì tôi cho rằng trong nội bộ TN đã xảy ra một cách âm ỉ một vấn đề mà lúc ấy tôi gọi là "leadership crisis" (khủng hoảng lãnh đạo).
Và tôi nhớ là tôi cũng đã cảnh báo rằng, "leadership crisis, không tác động ngay như khủng hoảng truyền thông, hay khủng hoảng về chất lượng sản phẩm".
"Nó không làm suy giảm doanh thu và lợi nhuận trước mắt. Nhưng nếu không hoá giải được, thì hậu quả của nó là ghê gớm, có thể dẫn đến sự suy tàn của doanh nghiệp".
Có thể không chính xác từng câu chữ, nhưng đó là cái ý mà tôi đã viết, với ý cảnh bảo (như khi tôi nhận định về triển vọng của BHX, và của mảng dược của TGDĐ).
Không biết có ai còn nhớ?
ĐH