Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

12/08/2018

Đường sắt trên cao : chạy thử tuyến Cát Linh - Hà Đông (tháng 8/2018)

Chậm trễ đến kì lạ (xem nhanh ở đâyở đây), rồi đến trung tuần tháng 8 năm 2018, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã vào hạng mục chạy thử thông tuyến (chạy một mạch, không dừng).

Đại khái thì thấy chữ "Phùng Khoang", tức tên của một làng nổi tiếng vùng phía nam Hà Nội, được viết sang chữ Trung Quốc dạng phiên âm thành "Phùng Khuông" (nếu đọc theo âm Hán Việt) hoặc "Fung Kuang" (nếu đọc theo âm Bắc Kinh).

Mọi thứ đang là thử, mà còn thử nhiều lắm cho đến lúc có thể kết thúc "chạy thử". Chắc sẽ còn nhiều lời ra tiếng vào nữa. Quan trọng là tiếp thu ý kiến. Nhưng quan trọng hơn cả là bao giờ vận hành thật, thì chưa thấy thông tin chính thức (đến ngày 12/8/2018).




Một ít tin tức từ các nơi.





---

TƯ LIỆU


.

2.




Tổng thầu tự ý mời dân đi thử metro Cát Linh-Hà Đông


TPO - Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT, chủ đầu tư) cho hay, việc mời dân đi thử tàu điện (metro) Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) ngày 11/8 là do tổng thầu Trung Quốc tự ý thực hiện và đã yêu cầu chấm dứt, không tái diễn.


Theo đại diện chủ đầu tư metro Cát Linh – Hà Đông, trước khi các báo đưa tin về việc người dân được mời đi thử tuyến đường sắt, đơn vị đã nắm được và có văn bản yêu cầu tổng thầu (nhà thầu Trung Quốc) dừng  ngay việc đưa người không có chức năng, nhiệm vụ lên tàu. Ngay sau đó, tổng thầu đã nghiêm túc thực hiện theo yêu cầu của Ban quản lý dự án Đường sắt.


Tổng thầu tự ý mời dân đi thử metro Cát Linh-Hà Đông - ảnh 1Thẻ đi thử metro Cát Linh - Hà Đông với song ngữ Việt - Trung, nhưng tiếng Việt in sau và nhỏ hơn tiếng Trung. Ảnh: IE.

Theo báo cáo của tổng thầu, sáng 11/8, để động viên tinh thần cán bộ công nhân viên của tổng thầu, với kết quả thi công đã đạt được trong thời gian qua, tổng thầu đã tự ý mời cán bộ công nhân viên và người thân cùng tham gia đi thử tàu. Nhằm kiểm soát người lên tàu cho đối tượng trên, tổng thầu đã dùng Thẻ lên tàu, thẻ này chỉ dùng cho mục đích trên và chỉ có giá trị trong ngày. 


Đáng chú ý, Thẻ lên tàu trên in song ngữ Việt – Trung, trong đó chữ Trung Quốc in to và đặt phía trên chữ Việt, điều này khiến dư luận phản ứng. 



Để tránh không xảy ra sự việc tương tự, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã tổ chức họp chấn chỉnh vào sáng 12/8, nghiêm khắc phê bình tổng thầu và có văn bản yêu cầu tổng thầu tập trung triển khai các công việc theo kế hoạch được phê duyệt. 



“Các công việc triển khai không theo kế hoạch, tổng thầu phải báo cáo và được Ban Quản lý dự án Đường sắt chấp thuận trước khi thực hiện. Việc sử dụng, phát hành tài liệu, thông tin liên quan đến dự án phải thực hiện theo đúng điều kiện hợp đồng. Tại cuộc họp, tổng thầu đã nhận trách nhiệm về sự việc nêu trên và cam kết không tái diễn”, Ban Quản lý Dự án Đường sắt cho hay.



Đây là lần thứ 2 liên tiếp Dự án Cát Linh – Hà Đông để xảy ra việc sử dụng song ngữ Việt – Trung khiến dư luận phản ứng. Trước đó, hồi đầu tuần trước, tại các ga của tuyến metro này cũng xuất hiện biển tên ga song ngữ, với chữ Trung Quốc to hơn và in phía trên chữ Việt. Ngay sau đó, Ban Quản lý Dự án Đường sắt cũng phải phát đi văn bản yêu cầu các nhà thầu tháo bỏ.


Lê Hữu Việt
https://www.tienphong.vn/kinh-te/tong-thau-tu-y-moi-dan-di-thu-metro-cat-linhha-dong-1312210.tpo


1.

Thẻ lên tàu Cát Linh-Hà Đông in chữ Trung Quốc: Lời thừa nhận của tổng thầu

Tổng thầu Trung Quốc thừa nhận tự in thẻ đi thử tàu Cát Linh - Hà Đông hôm 11/8 cho cán bộ công nhân viên có chữ Trung Quốc.
Ngày 11/8, Tổng thầu Trung Quốc (Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc) tổ chức cho 200 người, trong đó có 40 người Trung Quốc tham quan chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông. Đây đều là các cán bộ, công nhân và người nhà. 
Người tham gia được phát thẻ lên tàu có in chữ Trung Quốc, dòng chữ Trung Quốc trước, chữ tiếng Việt sau. 
Nội dung trên thẻ lên tàu ghi: "Dự án đường sắt đô thị hạng mục vận hành thử", "Thẻ lên tàu", "Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông".
Thẻ lên tàu Cát Linh-Hà Đông in chữ Trung Quốc: Lời thừa nhận của tổng thầu
Thẻ lên tàu chạy thử Cát Linh - Hà Đông hôm 11/8

Một cán bộ thuộc Tổng thầu Trung Quốc giải thích, để thuận tiện cho người Trung Quốc lên tàu và kiểm soát đúng người, đơn vị đã in thẻ song ngữ. Thẻ có giá trị trong ngày 11/8, lưu hành nội bộ trong dự án. 

Cỡ chữ song ngữ ngang bằng nhau, tuy nhiên do chữ Trung Quốc tượng hình nên có cảm giác to hơn. Hơn nữa chữ Trung Quốc viết nhỏ thì khó đọc, ông này giải thích.
Việc tại một số ga trên tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông viết chữ Trung Quốc, cũng được phía Tổng thầu cho biết là để lái tàu, công nhân kỹ thuật người Trung Quốc nhận biết tên ga. Những chữ này chỉ dán tạm.
Cam kết không tái diễn
Đại diện Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban quản lý Đường sắt đã có văn bản yêu cầu Tổng thầu chấm dứt ngay việc tự ý đưa cán bộ, công nhân viên, người nhà lên tàu, đồng thời yêu cầu Tổng thầu báo cáo Ban về việc này.
Báo cáo sự việc sau đó, Tổng thầu Trung Quốc thừa nhận đơn vị đã tự ý mời cán bộ, công nhân viên của Tổng thầu và người thân cùng tham gia đi trên tàu hôm 11/8. 
Thẻ lên tàu Cát Linh-Hà Đông in chữ Trung Quốc: Lời thừa nhận của tổng thầu
Các ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được ghi chữ Trung Quốc
Ban Quản lý dự án Đường sắt đã họp chấn chỉnh, nghiêm khắc phê bình Tổng thầu và có văn bản yêu cầu Tổng thầu tập trung triển khai các công việc theo kế hoạch được phê duyệt.
“Tổng thầu phải báo cáo và được Ban Quản lý dự án Đường sắt chấp thuận trước khi thực hiện. Việc sử dụng, phát hành tài liệu, thông tin liên quan đến dự án phải thực hiện theo đúng điều kiện hợp đồng” - đại diện Ban quản lý dự án đường sắt yêu cầu.
Tổng thầu đã nhận trách nhiệm về sự việc trên và cam kết không tái diễn. 
Đóng điện chạy thử tàu trên cao, lưu ý người dân xâm nhập trái phép

Đóng điện chạy thử tàu trên cao, lưu ý người dân xâm nhập trái phép

Đoàn tàu tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chiều nay chạy thử toàn tuyến, kiểm tra công tác vận hành trước khi đưa vào chạy chính thức.
Chạy thử tàu đường sắt trên cao sớm hơn đề xuất của tổng thầu Trung Quốc

Chạy thử tàu đường sắt trên cao sớm hơn đề xuất của tổng thầu Trung Quốc

Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, mục tiêu chạy thử tàu Cát Linh - Hà Đông vào tháng 8 tới là khả thi.
2/9 chạy thử đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

2/9 chạy thử đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

Ngày 2/9, tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thử trên toàn tuyến. Thời gian thử 3-6 tháng trước khi đưa vào khai thác thương mại.
Thật tuyệt khi đi thử tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

Thật tuyệt khi đi thử tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông về xây lắp cơ bản đã xong 95%. 5% còn lại chủ yếu là hoàn thiện các hạng mục.
Tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông bị vẽ sơn chi chít

Tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông bị vẽ sơn chi chít

Phần đầu đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông bị vẽ kín một phần bên hông và phía trước đầu tàu, các vết vẽ tràn lên cả phần cửa kính.
Vũ Điệp 

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/the-len-tau-cat-linh-ha-dong-in-chu-trung-quoc-loi-thua-nhan-cua-tong-thau-469553.html



---

Đường sắt trên cao Đại Việt, thời điểm tháng 5 năm 2017

Hạ tuần tháng 3 : đường sắt trên cao, vỉa hè, và lễ tốt nghiệp của đàn em

Đường sắt trên cao : lại bù giờ, và bù tiền vay

Xe buýt nhanh và giao thông nội thị (lời bàn của trí thức ta)
Đường sắt trên cao và giao thông đô thị (lời bàn của người Nhật)

Đường sắt trên cao : vẫn tiếp tục chậm
Đường sắt trên cao : tiếp tục lùi hạn xuống năm 2016, và tăng vốn vay

Đường sắt trên cao ở Hà Nội, vì sao nhấp nhô

B-phản biện : ông Hà phán về đường sắt trên cao




Đường sắt trên cao : tàu điện Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo ở Hà Nội

Đường sắt trên cao : tuyến Cát Linh - Hà Nội và tổng thầu chuyên hứa

-  Đường sắt Đông Pháp (đầu thế kỉ 20) và đường sắt Đại Việt (hướng đến năm 2020)

Đường sắt trên cao : tháng 2/2015 (nói về tháng 12/2015)

-  Tháng 7/2014: Đường sắt trên cao: đến quý II năm 2015, tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ khai trương ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.