Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

04/08/2018

Sau "cách mạng toàn diện", Chủ tịch Vũ quyết tâm làm "cách mạng gia đình"

Về cách mạng toàn diện đối với toàn cầu, thì Chủ tịch Vũ, khi xuất hiện trong không gian rất màu sắc qua-qua, đã trình bày ngắn gọn mà tâm huyết, ở đâyở đây. Qua-qua là một từ mới đã được đưa ra vào dịp tháng 6 đó.

Hôm nay, vào ngày 3/8/2018, sau khi siêu xe đã xuất hiện trước một thời gian (ở đây, tháng 4 năm 2018), đúng như dự đoán, anh đã xuất hiện ở tòa. Để giải quyết công việc li hôn.

Có một ảnh về gia đình do cô Diệp Thảo đưa lên Fb từ ngày 20/7/2018. Tiếp theo, là một số ảnh từ báo chí chính thông, vừa đăng tải các nơi. Thêm một clip video, lấy về từ Fb, cũng vừa thấy lên mạng. Ở dưới, như thường khi, là các thông tin cập nhật dần.

Tháng 7 năm 2018
Ngày 3 tháng 8 năm 2018



---

TƯ LIỆU

.

35.

Viện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn

25/02/2019 14:41 GMT+7

TTO - Theo Viện kiểm sát, tài sản chung của vợ chồng là tài sản hợp nhất, phần nào nếu không thoả thuận được thì chia đôi, tuy nhiên xét đến các yếu tố đóng góp của các bên, lỗi của mỗi bên vi phạm nghĩa vụ vợ chồng...

Viện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn - Ảnh 1.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại tòa chiều 25-2 - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG
Sau mấy ngày nghỉ cuối tuần, chiều 25-2, phiên tòa ly hôn giữa vợ chồng "vua" cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo dự kiến tiếp tục với phần phát biểu quan điểm giải quyết vụ án của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM.
Nguyên đơn - bà Lê Hoàng Diệp Thảo đến tòa với áo khoác màu hồng cánh sen trong khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ - bị đơn - vẫn với chiếc khăn rằn quen thuộc trên cổ.
Phiên xử chiều nay, Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên bố tiếp tục trở lại phần hỏi. Chủ tọa hỏi hai bên có đề nghị tòa án làm rõ phần công nợ hay không. Cả nguyên đơn và bị đơn đều trả lời không có yêu cầu.
Viện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn - Ảnh 2.
Hội đồng xét xử hỏi các bên có yêu cầu làm rõ công nợ hay không - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG
Tài khoản cá nhân bà Thảo không còn tiền
Đại diện VKS hỏi đại diện nguyên đơn: Khi đóng góp vào công ty có làm rõ tài sản chung, tài sản riêng không? Đại điện nguyên đơn trả lời "không".
VKS hỏi ông Vũ về thời điểm cấp dưỡng nuôi con, ông Vũ đáp "cô ấy bảo cấp lúc nào thì tôi sẽ cấp lúc đó". Bà Thảo đề nghị tính thời điểm cấp dưỡng từ năm 2013 đến khi các con học xong đại học. Ông Vũ đồng ý.
Viện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn - Ảnh 3.
Đại diện Viện Kiểm sát tại tòa - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG
VKS hỏi đại diện Ngân hàng Eximbank: Số tiền trên tài khoản từ thời điểm toà án xác minh đến nay có biến động không? Đại diện ngân hàng cho biết không cập nhật, không rõ số liệu có biến động không, không mang theo số liệu đến toà. 
Đại diện nguyên đơn cho rằng toà thu thập số liệu trong quá khứ và đề nghị VKS công bố tài liệu về số dư trong tài khoản tại năm 2018.
Viện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn - Ảnh 4.
Đại diện của nguyên đơn trả lời Viện Kiểm sát - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG
HĐXX yêu cầu ngân hàng công bố số dư tài khoản của bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại 3 ngân hàng: Vietcombank, Eximbank, BIDV. Tuy nhiên, đại diện nguyên đơn cho biết sau thời điểm tháng 2-2016 số tiền trong tài khoản không còn nữa. 
Trả lời về vấn đề này, đại diện bị đơn cho biết đây là tài khoản cá nhân, không ai rút được tiền trong tài khoản trừ nguyên đơn. Đại diện bị đơn cũng cho biết thêm thời điểm này nguyên đơn và ông Vũ không mua tài sản, nguyên đơn không mua cổ phần, cổ phiếu của Tập đoàn Trung Nguyên.
HĐXX tuyên bố kết thúc tranh luận, chuyển sang phần phát biểu quan điểm của đại diện VKS.
Đề nghị chia bất động sản theo đề nghị của nguyên đơn
Viện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn - Ảnh 5.
Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu quan điểm giải quyết vụ án - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG
Theo VKS, từ khi thụ lý đến khi chuẩn bị xét xử, HĐXX thực hiện đúng quy định pháp luật. Theo VKS, dù còn một số thiếu sót nhưng vụ án đã kéo dài 3 năm đến nay đã có cơ sở giải quyết.
Bà Thảo và ông Vũ kết hôn năm 1998. Năm 2015 Bà Thảo xin ly hôn. Tại các văn bản, ông Vũ không đồng ý ly hôn, xin toà cho thời gian để hoà giải nhưng sau đó mâu thuẫn vợ chồng không thể hoà giải được, ông đã đồng ý ly hôn. Tại phiên hoà giải cuối cùng, bà Thảo muốn rút đơn nhưng ông Vũ không đồng ý nên bà Thảo tiếp tục yêu cầu ly hôn.
Về con chung, bà Thảo có nguyện vọng được nuôi 4 con, ông Vũ tôn trọng nguyện vọng cho các con. Hai vợ chồng thoả thuận mỗi năm cấp dưỡng cho các con 10 tỉ đồng từ năm 2013 đến khi các trẻ học xong đại học. 
Đối với số tiền 2.119 tỉ đồng do chưa thu thập được chứng cứ đầy đủ nên chưa có cơ sở để giải quyết. Về các bất động sản, bên nguyên đơn đưa yêu cầu thế nào thì bị đơn không phản đối. VKS đề nghị HĐXX giải quyết theo phương án mà nguyên đơn đưa ra.
Về tài sản chung là cổ phần trong các công ty, bà Thảo yêu cầu chia đôi tổng số cổ phần, ông Vũ yêu cầu chia 70-30, ông Vũ sẽ trả tiền mặt cho bà Thảo. Theo VKS, tài sản chung của vợ chồng là tài sản hợp nhất, nếu không thoả thuận được thì chia đôi, tuy nhiên xét đến các yếu tố đóng góp của các bên, lỗi của mỗi bên vi phạm nghĩa vụ vợ chồng... 
Theo VKS, ông Vũ khởi nghiệp từ năm 1996, bà Thảo nói có đóng góp tiền cho ông Vũ nhưng không chứng minh được. Năm 2002, ông Vũ thành lập Công ty TNHH Trung Nguyên có 2 thành viên là ông Vũ và ông Đặng Mơ (cha ông Vũ). Kể từ khi Trung Nguyên được thành lập đến nay, ông Vũ là chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc. 
Trong khi đó, bà Thảo được được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc từ năm 2006 đến 2015. Bản thân bà Thảo cũng đề nghị chia nhiều hơn cho ông Vũ 100 tỉ đồng. Bà Thảo đã sinh thành và nuôi con. VKS đề nghị HĐXX căn cứ vào công sức đóng góp của các bên để phân chia phù hợp.
Từ đó VKS đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của bà Thảo, chấp nhận một phần yêu cầu của bà Thảo, chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông Vũ.
Lúc 15h20, sau khi đại diện VKS phát biểu quan điểm, HĐXX tuyên bố vào nghị án.
Sau khi nghị án gần 30 phút, HĐXX thông báo sẽ tuyến án vào lúc 14 giờ ngày 1-3.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, kết thúc phiên xử ngày 21-2, bà Thảo vẫn giữ nguyên yêu cầu ly hôn với ông Vũ và hai bên vẫn tranh luận gay gắt về việc phân chia tài sản.
Ngoài việc thống nhất ông Vũ sẽ cấp dưỡng cho 4 người con số tiền 10 tỉ đồng/năm, hai bên vẫn chưa ngã ngũ về tỉ lệ chia các tài sản chung với tổng giá trị lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Trước đó, cuối phiên xử sáng 21-2, sau khi được chủ tọa khuyên giải, bà Thảo đã đồng ý phương án rút đơn ly hôn nhưng phía ông Vũ không chấp nhận.
https://tuoitre.vn/vien-kiem-sat-de-nghi-toa-chap-nhan-vo-chong-dang-le-nguyen-vu-ly-hon-20190225132826767.htm



34.



25/02/2019 15:40 GMT+7

TTO - 14h chiều 25-2, ông Đặng Lê Nguyên Vũ có mặt tại TAND TP.HCM cùng các luật sư và cộng sự. Trả lời phóng viên Tuổi Trẻ trước khi phiên tòa bắt đầu, ông Vũ nói ông tới đây không phải để chia tài sản.

Đặng Lê Nguyên Vũ: Qua đến đây không phải để chia tài sản! - Ảnh 1.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ trao đổi với luật sư trước phiên tòa - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG
Ông cũng phủ nhận thông tin yêu cầu vợ là bà Diệp Thảo đứng hầu khi ông và ba mẹ ăn cơm.
* PV: Nếu có cơ hội nào đó để hòa giải mối quan hệ của 2 người, ông có sẵn sàng cho việc hòa giải này không?
- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Qua có mong muốn gì hơn điều đó đâu, khi người chồng đã nói vậy với người vợ mà không được thì còn gì để nói nữa. Qua dùng từ là phải sám hối, phải tu tập. Qua không muốn nói nhưng phải nói. Bởi gốc rễ việc đó phải có thời gian.


Current Time1:28
/
Duration2:13
Auto


Ông Đặng Lê Nguyên Vũ trả lời Tuổi Trẻ Online - Video: HOÀNG ĐIỆP
Xem thêm video khác trên TVO
* Bản thân ông có cho rằng để hai vợ chồng hòa giải, ông cần nhún nhường bà Thảo một chút không?
- Qua đã nhún nhường rồi. 5, 6 năm qua, qua không nói gì. Hỏi luật sư Trương Thị Hòa xem mọi thứ bên trong thế nào, ở trụ sở của qua ai cũng biết. Người thân của cô ấy cũng biết nữa. Qua đã nhường nhịn, khoan thứ đủ kiểu rồi. Tới đây là phòng tuyến cuối cùng buộc qua phải nói những gì cần nói.
Cô ấy phải hiểu chứ, một người phụ nữ còn chút lương tính thì phải hiểu điều đó. Mình phải sám hối và tu tập. Mọi giới hạn đều vượt qua.
Bởi vì gì? Tiền và quyền qua đâu có giành, 20 năm nay chưa bao giờ qua quan tâm đến tiền. Qua nói để Trung Nguyên phát triển đến tầm nhìn toàn cầu để nó giúp dân tộc, quốc gia nhiều hơn. Qua có kế hoạch hết. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã hội nữa.
Đặng Lê Nguyên Vũ: Qua đến đây không phải để chia tài sản! - Ảnh 3.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại tòa - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP
* Là người theo dõi vụ việc, tôi hiểu rằng ông bà đã có ít nhất 15 năm hạnh phúc bên nhau, vậy khởi đầu của mâu thuẫn này là gì?
- Không có khởi đầu mâu thuẫn gì. Khi nền tảng thiện lành, thiện lương yếu thì tiền và quyền sẽ thao túng mình theo hướng khác. 
Thiện lành yếu thì tiền và quyền như ma lực dẫn mình đi. Nên cái đó đẻ ra rất nhiều chuyện. Mọi chuyện đều có sự vận hành âm dương như đêm và ngày, đàn ông và đàn bà. 
Gọi là con người thì nhiệm vụ của thế gian này là diệt phần con để giữ lại phần người.
Một xã hội hướng tới vật chất và tôn sùng điều đó thì đi ngược với thiện lý và không bao giờ tồn tại. Điều đó vô tới nhà của qua luôn. Đây là thử thách đau lòng.
* Qua trao đổi, tôi hiểu rằng ông có một mong muốn là bà Thảo hồi tâm chuyển ý?
- Phải hồi tâm, cô ấy hiểu hết. Qua sống sao cô ấy hiểu cả.
* Tại phiên tòa, bà Diệp Thảo có nói rằng ông muốn khi ông và ba mẹ ăn cơm thì bà phải đứng cạnh hầu, điều này có đúng không?
- Không, không, không. Hỏi người em, hỏi mọi người. Cô ấy có thể nói thế để được cái gì đó ở bên ngoài nhưng đối diện với lương tri, lương tâm, với việc thật, với người chồng thì không được phép. Mà điều đó càng không bao giờ cho phép, lương tri mình không cho phép. 
Có thể lương tâm, tòa án phân xử nhưng qua không cần. Qua xuất hiện ở đây không phải để chia. Nhưng qua nói một điều, cái gì không phải của mình thì đừng bao giờ giành. Cuộc đời ai cũng vậy, có giành được cũng không giữ được. Cái đó nó có đạo trời, luật nhân quả hết. 
Cô ấy theo đạo Phật nên biết chứ. Mình đâu có sống bên ngoài được. Với người thân của mình thì không thể sống giả dối được. Vợ chồng thì càng không. Còn đi nói nói lấy được bên ngoài thì 5, 6 năm qua đâu có nói. 
Cô làm trời làm đất gây bao nhiêu chuyện, qua đâu có nói. Qua chỉ dặn những người anh chị em là chịu đựng cho qua đi. Hôm nay buộc phải ngồi đây là nỗi niềm rất lớn. Đây là tuyến cuối rồi. Cô ấy không giành thì qua đưa, còn cô ấy giành thì không ai cho phép điều đó.
* Đặt giả thiết bà Thảo hồi tâm chuyển ý như mong muốn của ông thì có hàn gắn được không?
- Có thời gian, điều đó là chắc chắn. Cô ấy phải tu. Vì bản tâm không thể nào một ngày mà được. Có những hành động vì sợ hãi, hành động vì tham lam, hành động vì yêu thương hay thù ghét. Nhưng trắc ẩn yêu thương là phải có, giờ đang vắng bóng cái đó. Chỉ là tham thôi. Cái đó không bao giờ đúng với vận hành của luật đời.
* Mong muốn của ông đối với Trung Nguyên sau này sẽ thế nào?
- Nó phải hiện thực như qua nói, sao phát triển được toàn cầu. So với các tập đoàn bên ngoài không dễ dàng gì mà tìm được sự khác biệt.
Trung Nguyên phải có trách nhiệm với dân tộc và quốc gia. Tiền 20 năm Trung Nguyên kiếm được thêm 100 hay ngàn tỉ nữa không phải là vấn đề gì. 
Năm rồi qua giúp cho thanh niên 200 tỉ, mình có giữ thêm 200 tỉ cũng thế. Thay vì làm từ thiện thì mình giúp họ lập trí, giúp họ kiến thức khởi nghiệp...
Viện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ly hônViện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn
TTO - Theo Viện kiểm sát, tài sản chung của vợ chồng là tài sản hợp nhất, phần nào nếu không thoả thuận được thì chia đôi, tuy nhiên xét đến các yếu tố đóng góp của các bên, lỗi của mỗi bên vi phạm nghĩa vụ vợ chồng...

https://tuoitre.vn/dang-le-nguyen-vu-qua-den-day-khong-phai-de-chia-tai-san-20190225145212892.htm




33.

Vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ tranh cãi không dứt về khối tài sản khổng lồ

Khi phân chia về tài sản, ông Đặng Lê Nguyên Vũ bức xúc tố vợ dùng mọi thủ đoạn kể cả đưa chồng vào trại tâm thần để chiếm quyền quản lý Trung Nguyên.

Quan hệ của vợ chồng của ông chủ Trung Nguyên từ lâu đã rơi vào căng thẳng, nhiều năm vợ chồng không gặp mặt nhau. Mâu thuẫn kéo dài, bà Thảo quyết định đâm đơn ly dị ra tòa.
Thế nhưng cuộc ly hôn của cặp vợ chồng nổi tiếng này không hề đơn giản vì những khúc mắc về vấn đề phân chia tài sản. Bởi số tài sản quá lớn lên đến hàng ngàn tỉ đồng và hàng chục công ty nên nhiều cuộc hòa giải ly hôn đã được TAND TP.HCM tổ chức nhưng không đến được thỏa thuận. Vì vậy, sau 4 năm đệ đơn, vụ ly hôn của cặp vợ chồng này mới được đưa ra xét xử.
Tại phiên xét xử, bà Thảo đề nghị được nuôi 4 đứa con và yêu cầu ông Vũ cấp dưỡng cho mỗi con 5% cổ phần.
Trước yêu cầu này, ông Vũ giọng như muốn khóc: “Tuổi của tôi cũng đâu còn nhiều. Bản thân cô cũng biết tôi không bao giờ quan tâm gì về tiền. Sự nghiệp này của tụi nó chứ cho ai, cô hãy nhìn lại cô, ở đây không có ai vì tiền. Không ai đụng đến tiền, 20 năm nay, số tiền lớn lắm. Các ngân hàng chỉ ra trong đây chỉ là bề nổi mà thôi. Cô phải hiểu điều đó. Không có ai giành tiền... 
Vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ tranh cãi không dứt về khối tài sản khổng lồ 
Ông Vũ khẳng định mình không quan tâm tới tiền. Ảnh: Văn Châu
Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này? Tiền với quyền để làm gì, dùng mọi thủ đoạn thì còn nhân tính gì hơn? Có ai cho thông tin giả? Có ai mà đưa chồng vào nhà thương điên. Không còn chút lương tri, lương tính nào mà làm như vậy. Còn giữ mấy đứa con làm con tin nữa. Không ai làm điều này hết. Cô chi phối mọi việc khiến các luật sư ngồi ở đây cũng phải kinh sợ”. 
Nói về quá trình xây dựng Trung Nguyên, ông Vũ cho hay, bản thân phải đi mượn từng bao cà phê, rồi bán để có đồng lời trả cho người ta. “Hôm nay mình mượn mai mình trả. Người ta thương mình vì mình khát khao thiện lành”, ông Vũ nói.
Sau đó, ông Vũ từ chối cấp dưỡng cho các con bằng cổ phần và đề nghị cấp dưỡng nuôi các con 10 tỉ đồng/ năm.
Khi luật sư nhắc về lá thư của các con có nói đến việc sở hữu 5% cổ phần, ông Vũ gay gắt nói: "Tôi từng nói với các con, bà nội của con 70 tuổi, ba cũng già, ở đây không ai cần tiền, chỉ có mẹ của con. Mấy đứa nhỏ không hiểu, không cần nghe những gì đang diễn ra. Hãy để cho nó lớn. Mẹ nó đủ chuyện để làm chứ không phải lá thư không”.
Vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ tranh cãi không dứt về khối tài sản khổng lồ 
Bà Thảo đòi 51% cổ phần của Trung Nguyên. Ảnh: Văn Châu

Về tài sản chung, luật sư đại diện cho ông Vũ đề nghị chia theo tỉ lệ ông Vũ 70%, bà Thảo 30%. Đồng thời trong khối tài sản này luật sư của ông Vũ cũng đưa ra 13 bất động sản chung có giá trị 725 tỷ đồng.
Trong đó ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản trị giá khoảng 350 tỷ đồng và bà Thảo đang nắm giữ 7 bất động sản trị giá khoảng 375 tỷ đồng. Về tiền mặt, theo số liệu của các ngân hàng 2.109 tỉ đồng, là tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ, chia theo tỉ lệ 70-30. 
Về các tài sản trong 7 công ty mà cả 2 có cổ phần góp vốn, ông Vũ đề nghị chia 70% cho mình, 30% cho bà Thảo.
Không đồng ý với đề nghị từ phía chồng, bà Thảo đề nghị chia cho bà 51% cổ phần Công ty CP đầu tư Trung Nguyên, ông Vũ 39% vì ở công ty này có 2 nhóm cổ đông. Nhóm thứ nhất là ông Vũ, mẹ và chị gái ông Vũ chiếm 70%. Với tỉ lệ này, ông Vũ có 10% cổ phần.
Vì vậy, tổng số cổ phần ông Vũ có là 49%. Một bên 51% và một bên 49% sẽ không có việc bên nào dùng ý chí của mình để áp đặt, các bên đều có quyền biểu quyết trong đại hội cổ đông, bà Thảo có quyền tham gia vào hoạt động của công ty này.
Về cấp dưỡng nuôi con, trong phiên tòa, bà Thảo đồng ý mức cấp dưỡng cho 4 con là 10 tỷ đồng/năm.
Theo kết quả thẩm định của công ty thẩm định tài sản do tòa trưng cầu, tất cả cổ phần, dự án bất động sản, nhà máy của doanh nghiệp có trị giá 5.654 tỷ đồng.
Như vậy theo số liệu phía ông Vũ đưa ra thì tổng cộng số tài sản chung bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có tổng trị giá gần 8.400 tỷ đồng.
Phiên tòa sẽ tiếp tục làm việc vào chiều ngày 25/2.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Anh không có quyền sỉ nhục tôi

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Anh không có quyền sỉ nhục tôi

Trước những lời tố cáo của chồng là ghê gớm, phá Trung Nguyên từ trong phá ra, bà Thảo bật dậy gay gắt, ....
Đoàn Nga  
https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/vo-chong-dang-le-nguyen-vu-tranh-cai-khong-dut-ve-khoi-tai-san-khong-lo-509421.html





32.



21/02/2019 15:04 GMT+7

TTO - Sau khi muốn rút đơn ly hôn nhưng bị ông Vũ từ chối, tại phiên xử chiều 21-2, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đề nghị tòa tiếp tục xét xử và khẳng định giữ nguyên yêu cầu ly hôn ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên.


Thống nhất khoản cấp dưỡng 4 người con 10 tỉ/năm - Ảnh 1.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại tòa - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
"Sáng nay báo chí đưa tin, con trai tôi ở nước ngoài nhắn về nói 5 năm qua mẹ đã quá khổ nên không cần nhường nhịn gì. Vả lại, sáng nay anh Vũ không đồng ý nên tôi đề nghị toà án tiếp tục xét xử, tôi giữ nguyên yêu cầu ly hôn anh Vũ" - bà Thảo nói trước tòa.
Ông Vũ: "Tôi không giữ mấy đứa nhỏ làm con tin"
Về việc chia tài sản, bà Thảo uỷ quyền cho người đại diện trả lời Hội đồng xét xử (HĐXX). Theo người đại diện, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hôm nay đều xuất phát từ tranh chấp ở Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên, nơi ông Vũ và bà Thảo nắm giữ 90% cổ phần. 
Ông Vũ đã dùng quyền lực không cho bà Thảo tiếp cận công ty, đuổi bà Thảo ra khỏi công ty. Người đại diện của bà Thảo cho rằng mâu thuẫn này quá trầm trọng, đề nghị tòa phân xử chia cho bà Thảo 51% cổ phần, ông Vũ 39% cổ phần tại công ty này.
Thống nhất khoản cấp dưỡng 4 người con 10 tỉ/năm - Ảnh 2.
Phiên tòa chiều 21-2 - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Đối với cổ phần trong Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, tổng số cổ phần của 2 vợ chồng là 30%, bà Thảo đề nghị chia đôi, mỗi người được là 15% cổ phần. 
Đại diện Viện kiểm sát (VKS) hỏi ông Vũ: "Kể từ khi bà Thảo làm đơn ly hôn, đã bao giờ ông gặp trực tiếp các con để nghe nguyện vọng muốn ở với cha hay với mẹ?". "Không bao giờ dám làm tổn thương đến tụi nó. Tôi không giữ mấy đứa nhỏ làm con tin" - ông Vũ đáp. 
"Ông có biết nguyện vọng của các con?" - đại diện VKS hỏi tiếp. Ông Vũ trả lời: "Tôi không bao giờ đề cập đến chuyện sống với cha hay với mẹ". 
Đại diện VKS hỏi bị đơn về việc đã nộp một số tài liệu cho toà án, có thể công khai các tài liệu này không. Ông Vũ cho rằng những tài liệu nộp cho toà án không phải là chứng cứ, chỉ là những bài báo nói về vai trò tư tưởng, tinh thần của ông Vũ, không đề cập đến tài sản.
Luật sư: "Vì sao cần chia cho bà Thảo 51%?"
Mở đầu phần tranh luận, luật sư Phan Trung Hoài (bảo vệ cho nguyên đơn) chia sẻ sự đáng tiếc của ông đối với việc ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo hoà giải không thành. 
Luật sư cho rằng bà Thảo đã có một quá trình gắn bó với ông Vũ trong việc điều hành Trung Nguyên. Việc ông Vũ tước quyền điều hành của bà, không cho bà vào công ty đã khoét sâu mâu thuẫn. 
Thời gian đầu bà Thảo nhìn nhận cuộc sống ban đầu rất hạnh phúc, hai người đến với nhau bằng tình yêu cao đẹp, cùng nhau tạo dựng nên, đi từ khốn khó. “Quán cà phê đầu tiên của vợ chồng ông đấu lưng vào nhà tôi, tôi vẫn nhớ mùi rang cà phê đêm đêm” ông Hoài nói.
Theo ông Hoài, trong thâm tâm bà Thảo muốn được quay trở về hai bên hàn gắn cuộc sống vợ chồng, làm chỗ dựa cho các con. Các luật sư đã ngồi lại với nhau để tìm hiểu mâu thuẫn, nguyên nhân đổ vỡ, vì ông Vũ và bà Thảo là những doanh nhân, là hình ảnh tiêu biểu của xã hội.
Mâu thuẫn bắt đầu khi ông Vũ thẩm thấu được những triết lý mới cho Tập đoàn Trung Nguyên, nhưng trong bước đi của Tập đoàn Trung Nguyên đó hoàn toàn không có bóng dáng của bà Thảo và 4 đứa con.
Trước toà, bà Thảo bày tỏ mong muốn quay về làm người vợ, người mẹ. Thậm chí hôm nay thẩm phán đã gợi ý bà Thảo sang Singapore để chăm sóc 4 đứa con đi, để lại tài sản cho ông Vũ. Nhưng điều đó làm sao có thể là một gia đình. Mục đích hôn nhân đã không đạt được! 
Trong quãng thời gian tìm kiếm nghĩ suy để đưa Trung Nguyên hướng tới những tầm cao mới thì ông Vũ không có nhiều thời gian chăm sóc các con. Bốn người con đã có lá thư xin cha cho 5% tài sản để tạo dựng tương lai là điều có thể hiểu được. Các con đang trong chờ sự quan tâm, chăm lo của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Do đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét nguyện vọng của bà Thảo và các con để tạo điều kiện cho các cháu gầy dựng tương lai.
Thống nhất khoản cấp dưỡng 4 người con 10 tỉ/năm - Ảnh 3.
Luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn Lê Hoàng Diệp Thảo - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Về tài sản, có nhiều ý kiến về khối tài sản chung, luật sư Hoài cho rằng khối tài sản này được tạo lập từ năm 1998, giá trị tâm sức của người phụ nữ là rất lớn. Thậm chí, một người phụ nữ ở nhà nội trợ thôi cũng ngang bằng với tâm sức của người chồng lao động bên ngoài. Vì thế, theo luật sư Hoài, việc chia theo tỉ lệ 70-30 là thiếu căn cứ.
Luật sư Hoài cho rằng việc ông Vũ khởi nghiệp cùng với 4 người bạn là không thể phủ nhận. Bà Thảo đã từng nói công khai ông Vũ chồng bà là người có tư chất thông minh, đã cùng bà gầy dựng nên Tập đoàn Trung Nguyên. Các công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên đều được tạo lập khi ông bà kết hôn. "Các luật sư bảo vệ ông Vũ có thể đo đếm được công sức của mỗi người là bao nhiêu không?" - ông Hoài đặt vấn đề. 
Ngoài ra, theo luật sư Hoài, phần phát triển Trung Nguyên ra quốc tế có vai trò quan trọng của bà Thảo. Về mặt nhân thân, bà Thảo sinh ra và lớn lên trong gia đình có điều kiện vào thời điểm đó: cha mẹ kinh doanh vàng bạc đá quý. Sau khi tốt nghiệp bà vào làm việc tại tổng đài và gặp ông Vũ. 
"Với diễn biến khách quan có thể khẳng định bà Thảo đóng vai trò, công sức chính yếu vào khối tài sản chung của hai vợ chồng. Đó là lý do vì sao chúng tôi cho rằng cần chia cho bà Thảo 51%. Không thể đẩy bà Thảo ra bên ngoài" - luật sư Hoài lập luận.
Đề nghị chia cho các con 5% cổ phần
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, bảo vệ cho bà Thảo, cho rằng với tư cách là đồng sở hữu bà có quyền đề ra phương án phát triển cho tập đoàn Trung Nguyên. Vì vậy bà Thảo cần được chia nhiều hơn, cụ thể là 51% cổ phần ở Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên để bà không bị vô hiệu hoá. Các công ty khác ông Vũ vẫn chiếm ưu thế. 
Luật sư Nghĩa đề nghị chia 5% cổ phần vì các cháu đều ăn học ở nước ngoài chi phí rất cao. Các cháu có nguồn kinh phí ngay lập tức. Bà Thảo không phải là nhân viên của Tập đoàn, không phải giám đốc để ăn lương. Ông Vũ cho rằng ông bổ nhiệm bà Thảo để lầm tưởng rằng quyền của bà Thảo do ông Vũ giao cho. Đó không phải là tư cách của cổ đông, tư cách của người đồng sở hữu. 
“Ở đây anh Vũ đã yêu cầu toà áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, gửi thư cho khách hàng quốc tế không để công ty kinh doanh. Nhân đây tôi cũng đề nghị anh Vũ chấm dứt kiện tụng ở Singapore. Đã ly hôn hãy để con thuyền của bà Thảo bình yên ra khơi. Đã ly hôn đừng để các con đau lòng!” - luật sư Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Bà Thảo: "Tôi thấy quyết định ly hôn là sáng suốt"!
Phản bác ý kiến của phía nguyên đơn, ông Đặng Lê Nguyên Vũ phát biểu: “Người vợ tôi, gây tổn thương không chỉ cho tôi mà còn gây tổn thương cho gia đình, cả tập thể Trung Nguyên. Không ai phá Trung Nguyên như cô. Tôi chưa bao giờ đẩy các con tôi đi đâu. Để cho bà nội nó nuôi, tôi đủ điều kiện. Đặt tên cho mấy đứa nhỏ là Thảo Nguyên, Bình Nguyên, Trung Nguyên là thương hiệu của Trung Nguyên. 
Thống nhất khoản cấp dưỡng 4 người con 10 tỉ/năm - Ảnh 4.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ phát biểu tại tòa - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
"Một người phụ nữ không chỉ một sớm một chiều mà biết làm những điều đó. Vợ chồng không thể sống bằng cái giả. Tôi chỉ nói bổ sung như vậy. Có thể hỏi bất cứ người anh em Trung Nguyên hiện nay. Đóng góp thì không ai phủ nhận nhưng nói là linh hồn người ta cười. Tôi đã nói rồi, về đi, về chăm lo gia đình...” - ông Vũ nói.
Bà Thảo đứng bật dậy phản ứng: “Nhiều ngày hôm nay tôi không thể chấp nhận sự lăng mạ tôi. Hơn 20 năm nay tôi dã dành hết tâm huyết chăm lo cho gia đình này. Hôm nay tôi thấy quyết định ly hôn là quyết định sáng suốt. Anh làm rất nhiều điều với tôi hơn 20 năm qua nhưng tôi không nói vì tôi giữ gìn hình ảnh của ánh trong mắt các con. Bản thân tôi là phụ nữ nhưng tôi quyền được sống như một con người. Anh Vũ nên chấm dứt, tôi không cho anh xúc phạm tôi. Mẹ tôi rất bức xúc về việc này. Mẹ tôi đòi lên tới đây nữa”. 
Trước lời “đấu tố” của vợ, ông Vũ lớn tiếng: “Những gì tôi chịu đựng đã quá. Tôi không thể cãi qua cãi về bằng cô. Tôi đã khuyên cô, nhìn cái gì hãy nhìn bằng tâm của mình, quay đầu lại”!
Đồng ý cấp dưỡng cho 4 con 10 tỉ đồng/năm
Luật sư Hoàng Hữu Nhân (bảo vệ cho ông Vũ) cho rằng ông Vũ yêu thương con vô bờ bến nên không muốn các con tổn thương vì cuộc ly hôn của cha mẹ. Ông Vũ tôn trọng sự lựa chọn của các con, đồng ý cấp dưỡng cho 4 con 10 tỉ đồng/năm. Trong phiên toà chiều nay, bà Thảo cũng đồng ý mức cấp dưỡng này.
Nhưng ông Vũ cũng có một yêu cầu nếu tòa án giao các con cho bà Thảo trực tiếp nuôi dưỡng thì ghi vào bản án là ông được quyền chăm sóc, thăm non các con mà không ai được cản trở, được quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con. Ông đề nghị toà án ghi nhận nguyện vọng gia đình bên nội được đón các con về nhà dịp cuối tuần để các con không thiếu tình thương của cha.
Thống nhất khoản cấp dưỡng 4 người con 10 tỉ/năm - Ảnh 5.
Luật sư Hoàng Hữu Nhân - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Luật sư Nhân cho biết số tài sản nhiều, nhưng 2 bên thống nhất phân chia 13 bất động sản đủ điều kiện tranh chấp. Ông Vũ đề nghị bà Thảo đồng ý nhận theo đề xuất phân chia của ông là hơn 370 tỉ đồng và tài sản khác trị giá 350 tỉ đồng.
Về vàng và tài sản tại các ngân hàng hơn 2.000 tỉ, ông Vũ giữ nguyên yêu cầu xem xét chia cho ông Vũ 70% (tức ông Vũ được khoảng 1.472 tỉ) và bà Thảo được 30%. Căn cứ các quyết định định giá tại Công ty CP tập đoàn Trung Nguyên, ông Vũ yêu cầu toà án chia 70-30, trong đó ông Vũ được chia 70%. Tóm lại, tổng giá trị cổ phần của ông Vũ trị giá 3.958 tỉ đồng, phần cổ phần của bà Thảo trị giá 1.696 tỉ đồng.
Đối với tài sản chung gồm vàng, tiền mặt, vốn góp vẫn chưa thống nhất được có giá trị 7.700 tỉ đồng, theo đề nghị của ông Vũ, ông Vũ được hưởng 70%, tức được hưởng hơn 5.000 tỉ, còn bà Thảo được hưởng hơn 2.000 tỉ.
Theo luật sư Nhân, mâu thuẫn giữa ông Vũ và bà Thảo là rất gay gắt, sẽ ảnh hưởng đến Trung Nguyên nếu bà Thảo tiếp tục là cổ đông của công ty. Hơn nữa bà Thảo đã tạo dựng thương hiệu riêng, hãng Kinh Coffee đã và đang cạnh tranh với Trung Nguyên. Từ những căn cứ trên, luật sư đề nghị HĐXX có phán quyết phù hợp, tiếp sức cho ông Vũ thực hiện ước mơ mà nói như ông Vũ “Trung Nguyên thành công sẽ làm rạng danh dân tộc”.
Cùng bảo vệ cho ông Vũ, luật sư Trương Thị Hoà cũng cho rằng cảm thấy rất buồn khi không hoà giải được hai bên. "Theo luật sư của nguyên đơn, các luật sư tìm ra ai là người có lỗi và theo Luật Hôn nhân gia đình sẽ giảm phần tài sản được phân chia. Bước chân vào nghề luật sư 50 năm nhưng lần đầu tiên chúng tôi tham gia 1 vụ án ly hôn được rất nhiều người quan tâm. Tôi hy vọng bản án ly hôn này có thể giúp cho mọi người là chồng là vợ nhìn nhận lại" - luật sư Hòa nói. 
Luật sư Hoà mong muốn ông Vũ và bà Thảo là những doanh nhân, nhưng sau bản án ly hôn này không ngày càng cách xa hơn. Mong ông bà sớm ổn định cuộc sống để hơn 5.000 người lao động không bị ảnh hưởng.
Theo luật sư Hòa, ông Vũ luôn nhắc nhở tổ luật sư tự vệ chứ không tấn công và phải nói sự thật. Chính tinh thần đó, phía bị đơn cũng cho rằng không chỉ có pháp lý không mà cần có đạo lý. "Ông Vũ khen các luật sư nguyên đơn đã bảo vệ nguyên đơn bằng cảm xúc mà tổ luật sư chúng tôi chưa có được. Chúng tôi mong HĐXX sẽ xem xét nỗi đau khổ của người đàn ông này, để những tranh luận trong phiên toà không làm rạn nứt thêm" - luật sư Hòa nói.
TUYẾT MAI
https://tuoitre.vn/thong-nhat-khoan-cap-duong-4-nguoi-con-10-ti-nam-20190221150128475.htm



31.



Ông chủ Trung Nguyên cho hay, thời điểm đầu ông luôn mong ước bà Thảo rút đơn ly hôn nhưng đến thời điểm này ông cho rằng cuộc hôn nhân này nên kết thúc.

Cuộc ly hôn nghìn tỉ của vợ chồng ông chủ Trung Nguyên càng đi vào xét hỏi, những người theo dõi phiên tòa không khỏi thấy xót xa, tiếc nuối. Mối tình 'thanh mai trúc mã', từ nghèo khó tới khi trở thành ông bà chủ của thương hiệu cà phê nổi tiếng, có với nhau 4 đứa con... tưởng sẽ mãi mãi bền vững.
Thế nhưng, sau 20 năm bên nhau, vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ đã đưa nhau ra tòa. Cuộc ly hôn ồn ào, ở tòa chồng tố vợ không có lương tri, âm mưu chiếm đoạt quyền điều hành Trung Nguyên, vợ tố chồng vô trách nhiệm với vợ con, ngoại tình. 
Đặng Lê Nguyên Vũ: Cuộc hôn nhân này nên kết thúc sẽ tốt hơn
Ảnh: Văn Châu 
Trước những tố cáo, tranh giành tiền bạc của cặp vợ chồng doanh nhân nổi tiếng, vị chủ tọa tỏ ra nuối tiếc cuộc hôn nhân này. Ông khuyên nhủ: "Tôi động viên ông bà xem lại một lần. Thôi thì bà rút đơn lại, giao công ty cho ông Vũ quản lý, không tham gia nữa để chồng phục vụ chí hướng. Ông Vũ không có tài thì không thể nào đưa doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Chị Thảo về chăm 4 đứa con, rút khỏi HĐQT cho ông Vũ điều hành toàn bộ. Tài sản vẫn là tài sản chung của vợ chồng mà”.
Trước lời chân tình của vị chủ tọa, bà Thảo nhỏ giọng nói: "Việc duy trì hạnh phúc gia đình, vai trò của người chồng rất lớn. Từ thời điểm biến đổi, anh ấy không còn quan tâm tới vợ con nữa".
"Chị không nói lại nữa. Hàng chục năm nay doanh thu vẫn có lợi nhuận, tổng doanh thu càng ngày càng lớn. Bây giờ chị rút đơn về trông coi, quản lý tài sản. Lợi tức chị giữ, bàn giao công việc cho ông Vũ, cuộc sống như bà hoàng", vị chủ tọa ngắt lời.
Đặng Lê Nguyên Vũ: Cuộc hôn nhân này nên kết thúc sẽ tốt hơn 
Trước lời động viên của chủ tọa, bà Thảo đồng ý rút đơn ly hôn. Ảnh: Văn Châu
Ngần ngừ một lát bà Thảo nói: “Nếu anh Vũ có đủ sức khỏe”. Vị chủ tọa tiếp lời: “Tôi và mọi người ở đây thấy ông Vũ là người thông minh. Ông đủ sức khỏe gánh vác điều đó. Con chị trưởng thành rồi, anh Vũ có thể đưa cháu về làm trợ lý, sau này là Tổng giám đốc. Chị rút đơn thì chị vẫn còn chồng, anh Vũ vẫn còn vợ”
Sau khi được Tòa giành thời gian để 2 bên suy nghĩ, khi chủ tọa nhắc lại việc bà Thảo nên rút đơn ly hôn, lui về chăm lo cho các con, bà Thảo giọng bức xúc: “Tôi cũng có công rất lớn, tôi đã gom tất cả những liên quan mà anh mong muốn, khát khao... từng bước, từng bước hình thành nên Trung Nguyên như ngày nay.
Đặng Lê Nguyên Vũ: Cuộc hôn nhân này nên kết thúc sẽ tốt hơn 
Lần hiếm hoi ông Vũ nhìn thẳng về phía vợ. Ảnh: Văn Châu
Bản thân tôi cũng là một doanh nhân có danh tiếng không chỉ trong nước mà trên cả thế giới. Tôi nghĩ rằng tòa đề nghị tôi ở nhà lo công việc nhà, vậy ông có đảm bảo rằng, việc anh Vũ không tiếp tục ngoại tình, anh Vũ không tiếp tục đưa những người phụ nữ khác vào nhà hoặc anh Vũ chuyển đổi các phần cổ phần sang một người khác hay không?
Tòa có đảm bảo được an toàn cho mẹ con tôi không vì trong suốt 5-6 năm qua mẹ con tôi vô cùng khổ sở... Từ trước tới giờ tôi nhường hết cho chồng mình, nếu như chồng mình tỏa sáng thì mình cũng tòa sáng theo chứ không bao giờ nghĩ rằng mình phải lo lắng, đề phòng cái gì”.
Trước lời tố ông Vũ ngoại tình, vị chủ tọa cho hay: "Tôi đọc hồ sơ thấy ông Vũ không có biểu hiện gì là không chung thủy với vợ, ông rất quan tâm đến vợ con. Toàn bộ tài sản ở ngân hàng không có tên Vũ và toàn tên chị, chứng tỏ rất tin chị. Ông Vũ sống với chị chung thủy, đàng hoàng, không có dấu hiệu gì ông ngoại tình".
Trước lời phân tích của chủ tọa, bà Thảo đồng ý rút đơn ngay tại tòa. Tuy nhiên, lúc này bất ngờ ông Vũ không đồng ý. Ông Vũ cho biết, trước đây ông luôn mong ước bà Thảo rút đơn nhưng đến giai đoạn này, có những điều bà Thảo làm ông không chấp nhận được. 
Đặng Lê Nguyên Vũ: Cuộc hôn nhân này nên kết thúc sẽ tốt hơn
Tại tòa, ông Vũ bất ngờ không đồng ý rút đơn ly hôn. Ảnh: Văn Châu 
“Có ai đưa chồng mình đến mấy bệnh viện kiểm tra, đưa chồng mình vào cho được bệnh viện tâm thần. Không ai làm điều đó. Lương tâm không ai làm điều đó”, ông Vũ bức xúc rồi quay qua bà Thảo nói: “Cô phải nói cái tâm cô. Cô phải sám hối. Sống với nhau đúng bản chất”.
Trước phản ứng này của chồng, bà Thảo vẫn giữ nguyên quan điểm rút đơn ly hôn nhưng đề nghị tiếp tục phân chia tải sản.
Khi được hỏi về lý do không chấp nhận việc vợ rút đơn, ông Vũ tâm sự: “Có người vợ nào mang mình vào nhà thương điên, có người vợ nào đẩy mình vào tù. Cuộc hôn nhân này nên kết thúc vì như vậy sẽ tốt hơn.
Tôi luôn là người có trách nhiệm với con cái. Về việc chia chác tài sản ở đây là buộc phải nói chứ bản thân tôi không muốn chia chác gì hết. Việc các con có nguyện vọng ở với mẹ là tôi tôn trọng tụi nó, chứ nuôi như thế không phải là nuôi. Nuôi ở đây thể xác phải như thế nào, tâm như thế nào, trí như thế nào phải hoàn chỉnh. 3 năm rồi, hòa giải nhiều lần mới có phiên tòa này và trong 3 năm đó diễn ra những thứ khủng khiếp lắm, mình đứng ở ngoài mình không biết được đâu.”
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tố chồng ngoại tình

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tố chồng ngoại tình

Tố chồng ngoại tình, đưa người phụ nữ khác về nhà nhưng bất ngờ bà Thảo lại đề nghị rút đơn ly hôn ngay ....
Đoàn Nga
https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/dang-le-nguyen-vu-cuoc-hon-nhan-nay-nen-ket-thuc-se-tot-hon-509312.html


30.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tố chồng ngoại tình

Tố chồng ngoại tình, đưa người phụ nữ khác về nhà nhưng bất ngờ bà Thảo lại đề nghị rút đơn ly hôn ngay tại tòa.

XEM VIDEO:
Ngày 21/2, phiên tòa xử ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tiếp tục với phần xét hỏi.
Mẹ chồng nói gì về nàng dâu 
Luật sư bảo về quyền lợi cho ông Vũ tiến hành xét hỏi phía nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Tuy nhiên, bà Thảo đã từ chối các câu hỏi với lý do “vấn đề hôn nhân đã kết thúc trong phần hỏi ngày hôm qua”.
Luật sư Trương Thị Hòa đặt câu hỏi đối với ông Vũ về các giai đoạn phát triển và triết lý kinh doanh của Trung Nguyên. Khi ông Vũ đang trình bày thì phía bà Thảo liên tục phản đối vì cho rằng nằm ngoài phạm vi xét xử. Trước phản ứng của vợ, ông Vũ nói quay qua nói: “Khởi xướng là tôi cả. Nói ra rất đau lòng. Qua không muốn nói”.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tố chồng ngoại tình
Dù tố chồng ngoại tình nhưng bà Thảo vẫn xin rút đơn xin ly hôn
Trả lời câu hỏi của luật sư, bà Lê Thị Ước (mẹ của ông Vũ) cho hay, từ 2006 bà Thảo về giúp Trung Nguyên. “Khi cô Thảo về cũng góp sức nhưng tiền bạc thì không”, bà Ước cho hay.
Bà Ước cho biết, Vũ sớm có mong muốn kinh doanh cà phê từ khi còn học đại học nên đã bàn với gia đình bán nhà, vay mượn của bạn để kinh doanh. Chính điều này nên bà khẳng định bà Thảo hoàn toàn không có mặt trên hành trình thành lập Trung Nguyên.
“Lúc đó không biết cô Thảo là ai, 3 năm sau cô Thảo mới về”, bà Thảo nói.
Luật sư tiếp tục hỏi về việc bà Thảo đưa ông Vũ đi giám định tâm thần. “Đầu tiên Thảo đưa vào quận 3, ở đây nói Vũ mất năng lực hành vi dân sự. Chúng tôi đưa con đi giám định 2 nơi ở bệnh viện Biên Hòa". Nghe mẹ nói, ông Vũ quay xuống, gạt tay ra hiệu cho bà Ước không nói nữa.
“Thôi được rồi, không nói làm gì”, rồi ông hướng về phía luật sư yêu cầu không hỏi. Tuy nhiên bà Ước vẫn tiếp tục.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tố chồng ngoại tình 
Bà Lê Thị Ước trình bày tại tòa 
"Đừng hỏi nữa, không nên. Đừng bắt người mẹ ú ớ nói điều đó. Nếu nói để tôi nói đừng để người mẹ của tôi. Không nên...”, ông Vũ xen vào nói.
Không để ý tới lời nói của con trai, bà Ước bức xúc “tố” bà Thảo hạn chế việc ông bà thăm cháu. Bà Thảo đứng dậy phản đối vì cho rằng "lời khai không đúng sự thật sẽ ảnh hưởng đến các con”.
Trước tranh cãi của vợ, ông Vũ yêu cầu luật sư "Mặc dù cho toà diễn ra thế nào nhưng không nên. Đừng hỏi nữa. Nghe Qua đi”.
Vì sao chia tài sản 70 - 30?  
Trả lời luật sư Hòa về nguồn gốc thành lập Trung Nguyên thể hiện ở những tài liệu nào, ông Nguyễn Duy Phước (đại diện cho các công ty của Trung Nguyên) cho biết, công ty Trung Nguyên được thành lập từ giai đoạn đầu, có ghi cụ thể vốn góp của từng cá nhân.
Năm 2007, Trung Nguyên chuyển thành công ty cổ phần, với nhiều cá nhân góp vốn. Từ khi thành lập đến nay, tập đoàn Trung Nguyên đều do ông Vũ trực tiếp điều hành. "Trong thời gian ông Vũ sống trên núi thì điều hành thế nào?". Ông Phước cho biết, mọi giấy tờ, hồ sơ, trình ký… đều phải thông qua ông Vũ, các cuộc họp cũng do ông Vũ điều hành, chỉ đạo. Xuyên suốt các giai đoạn phát triển của Trung Nguyên, đều do ông Vũ điều hành. Khi Trung Nguyên đã hết tính mới, ông Vũ luôn trăn trở làm sao để phát triển Trung Nguyên, đưa thương hiệu lên một tầm cao. 
"Về vấn đề phân chia tài sản, trong quá trình tòa làm việc và ngay tại phiên tòa này, cơ sở nào mà bị đơn đề nghị chia 70-30?" luật sư Hòa đưa ra câu hỏi.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tố chồng ngoại tình 
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Đại diện ông Vũ cho hay, điều này căn cứ vào việc đóng góp công sức, tiền bạc, “Bị đơn thực sự là người sáng lập ra Trung Nguyên. Những điều này là cơ sở quan trọng cho phát triển Trung Nguyên”, đại diện cho ông Vũ khẳng định.
Tỏ ra nuối tiếc cuộc hôn nhân của cặp vợ chồng doanh nhân nổi tiếng, vị chủ tọa khuyên nhủ bà Thảo rút đơn ly hôn, rút hết cổ phần ở các công ty, giao toàn bộ doanh nghiệp lại cho ông Vũ. “Con anh chị lớn rồi, 20 tuổi rồi, cũng đi học nước ngoài, anh Vũ có thể đưa cháu về làm trợ lý, sau này là Tổng giám đốc. Chị rút đơn thì chị vẫn còn chồng, anh Vũ vẫn còn vợ”, vị chủ tọa nói.
Lúc đầu bà Thảo cho rằng ông Vũ không đủ sức khỏe để gánh vác công ty, nhưng vị chủ tọa khẳng định, ông Vũ đủ sức khỏe và là một người đàn ông thông minh.
Trước lời khuyên nhủ của vị chủ tọa bà Thảo ngập ngừng “Cái này chủ tọa phải hỏi anh Vũ, nếu anh ấy đưa con vào công ty thì tốt quá”. 
Tố chồng ngoại tình nhưng xin rút đơn ly hôn
Sau khi tòa tạm nghỉ để 2 bên suy nghĩ lại, HĐXX tiếp tục quay lại hỏi ý kiến bà Thảo có rút đơn ly hôn hay không?
Sau khi bày tỏ thái độ gay gắt với cách đối xử của chồng, tố ông Vũ ngoại tình, đưa người phụ nữ khác vào nhà, bà Thảo đã bất ngờ xin rút đơn ngay tại tòa.
Tuy nhiên, ông Vũ không hợp tác, “Cô cần phải sám hối”, ông Vũ nói. Tiếp đó, ông Vũ đề nghị tiếp tục giải quyết ly hôn. Sau đó, ông Vũ quay qua tố bà Thảo âm mưu đưa ông vào trại tâm thần để chiếm quyền điều hành Trung Nguyên. Tuy nhiên, ông may mắn gặp được Hội đồng giám định tâm thần thiện lành nên mới không bị đưa vào viện tâm thần. Ông Vũ tiếp tục tố, sau khi đưa chồng vào viện tâm thần không thành thì lại tác động để đẩy chồng vào tù.
Trước phản ứng này của chồng, bà Thảo vẫn giữ nguyên quan điểm rút đơn ly hôn nhưng đề nghị tiếp tục phân chia tải sản.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: 'Anh Vũ muốn, tôi sẵn sàng tha thứ hết'

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: 'Anh Vũ muốn, tôi sẵn sàng tha thứ hết'

Kết thúc những lời tố nhau gay gắt, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ ngỏ lời: “Anh Vũ muốn mọi chuyện trở ....
Đoàn Nga- Văn Châu
https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/ba-le-hoang-diep-thao-to-chong-ngoai-tinh-509293.html



29.

"
Vừa xem clip hùng hổ nói xấu vợ (sắp) cũ với truyền thông trong một phiên xử ly hôn, mà lợm muốn ói. 
Mình thương con vợ. Nó có con riêng, hàng tá diễn viên hoa á hậu, vẫn cắn răng im giữ thể diện cho chồng. 
Tởm, cho đàn ông hèn hạ.
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2251009508552351&id=100009299715740



28.



Kết thúc những lời tố nhau gay gắt, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ ngỏ lời: “Anh Vũ muốn mọi chuyện trở về như cũ, tôi sẵn sàng tha thứ hết”.

Chiều ngày 20/2, phiên tòa xử ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tiếp tục với phần xét hỏi.
Mở đầu, bà Thảo chất vấn ông Vũ về việc từ năm 2013 đến nay ông lên núi ở ẩn, vậy việc chăm sóc các con, điều hành Tập đoàn Trung Nguyên thế nào khi 5 năm trên núi?
Ông Vũ nói tổ chức muốn đi xa phải cần có tư tưởng, mô hình mới. Ông cho rằng việc lên núi để tìm ra phương pháp kinh doanh thiện lành, duy nhất.
Phía đại diện bà Thảo đưa ra câu hỏi về việc ông Vũ có tài sản riêng gì, bao nhiêu tiền? Ông Vũ đã trình bày về quá trình ông khởi nghiệp, xây dựng Trung Nguyên từ những ngày đầu.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: 'Anh Vũ muốn, tôi sẵn sàng tha thứ hết' 
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại tòa
"Đừng bao giờ nói đóng góp đồng nào vào Trung Nguyên. Tôi phải mượn từng bao cà phê, mượn rồi trả cho người ta. Người ta thương vì mình khát khao, thiện lương nên giúp dựng Trung Nguyên bắt đầu từ năm 1996, lấy cô về là năm 1998. Không ai phủ nhận, nhưng đừng nói cái gì không phải của mình", ông Vũ gay gắt nói.
Trước lời trình bày của ông Vũ, bà Thảo cho hay, lúc lấy nhau, gia cảnh ông Vũ rất nghèo, mẹ ông Vũ kiếm 500.000 đồng gửi xuống cho con cũng khó khăn. “Anh có duy nhất một điều là ý chí”, bà Thảo khẳng định.
“Từ ngày khởi nghiệp đến nay, ai là người thay anh và gia đình góp vốn vào Trung Nguyên?”, bà Thảo đặt câu hỏi.
"Tôi nói với cô đừng nói gì không đúng sự thật. Gia đình tôi khó khăn là thật. Vì vậy nên tôi và ngay cả người giúp  đều có lòng trắc ẩn", ông chủ Trung Nguyên nói với vợ rồi đặt ngược câu hỏi về việc bà Thảo đóng góp được gì?
“Cô nói với người này thế này thế nọ, chia chác. Rồi nói chu cấp cho con cái cái gì. 20 năm nay có khi nào Qua đụng đến tiền. Cô phải đối diện với cái tâm của cô”, ông Vũ bức xúc nói.
Trước việc ông Vũ nói không quan tâm tới tiền, luật sư đại diện cho bà Thảo đưa ra câu hỏi: “Vì sao ông nói không quan tâm đến tài sản nhưng đại diện của ông lại yêu cầu chia theo tỷ lệ”? Sau đó, luật sự đề nghị HĐXX làm rõ ý chí của ông Vũ để khi tuyên án đó là ý chí thật. 
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: 'Anh Vũ muốn, tôi sẵn sàng tha thứ hết'
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Luật sư phía bà Thảo tiếp tục trình bày, ông Vũ khởi nghiệp với vốn ban đầu ít ỏi, phải bán 2 căn nhà.
Ngay sau đó, ông Vũ xin được trình bày về quá trình ông khởi nghiệp, xây dựng Trung Nguyên từ những ngày đầu. Ông Vũ cho hay, khi nói chuyện với sinh viên, ông nói chỉ cần có chí hướng ước mơ là gần như thành công rồi. Nửa còn lại là ý chí. Vốn lớn nhất là lòng tin của người khác.
Đại diện phía bà Thảo tiếp tục hỏi về việc từ ngày khi kết hôn đến nay, ông Vũ có được tặng cho tài sản gì hay không? Ông Vũ nói không nhớ được, nhưng bản thân ông nhớ lúc khởi nghiệp gia đình quá nghèo và nhờ có những người giúp đỡ. Ông cho biết lúc đó có mượn 200 triệu của một gia đình và suốt 23 năm nay vẫn trả cho người đó 25 triệu mỗi tháng để báo cái ơn, cái tình.
Nhắc lại việc bà Thảo đòi hỏi chu cấp cho các con, ông Vũ chua chát nói: “20 năm tiền cô giữ hết thì chu cấp hay không? Nếu thiện lành thì tôi đã giao hết, cô luôn muốn kiểm soát…Tôi chưa bao giờ hình dung có 1 ngày mà phải đứng đây nói những lời này”.
Ông Vũ cũng khẳng định, hai người đến với nhau là từ tình yêu, sau đó công ty thăng tiến thì có những biến đổi từ phía người vợ.
“Đến bao giờ ông cảm thấy bà Thảo trở thành điểm nghẽn cản trở tầm nhìn tập đoàn và cá nhân ông?”, luật sư Phan Trung Hoài đặt câu hỏi. Ông Vũ trả lời khoảng chục năm về trước.
“Lẽ ra cô ấy phải thấy tiếng thở dài của chồng mình, sự phản ứng trực tiếp hoặc gián tiếp”, ông Vũ buồn bã nói.
Luật sư Hoài hỏi tiếp về khoảng thời gian 5 năm ở trên núi có những trải nghiệm, vậy ông có chia sẻ với người bạn đời của mình không?. Ông Vũ nói bà Thảo thấy hết nhưng chỉ thấy phần ngọn. “Không ai muốn đổ vỡ, nhất là làm tổn thương mấy đứa nhỏ”.
Ông cũng khẳng định bước đường phát triển của Trung Nguyên không có bóng dáng bà Thảo, không ai muốn loại bà ra khỏi nhưng ông Vũ cho rằng chính bà Thảo phá công ty nên đến lúc ông phải điều khiển trở lại.
Trước những lời “tố” của chồng, bà Thảo chia sẻ trước khi quyết định đưa nhau ra tòa, trong 3 năm 3 tháng, bà không dưới 10 lần năn nỉ ông Vũ đưa giải pháp có thể để ông đồng ý trở về, gia đình có thể hàn gắn nhưng không thành.
Khi phía bà Thảo ngỏ ý đưa cho ông lá thư được cho là của 4 người con gửi, có chữ ký nhưng ông Vũ từ chối đọc. Ông cười nhẹ, lắc đầu nói sẽ đọc vào thời điểm khác.
Trả lời luật sư Phan Trung Hoài, bà Thảo nói với trực giác của người vợ, thì ông Vũ “như một người ở trên trời”. Bà nói các con lúc nào cũng có thể gặp phải sự hiểm nguy. Bà Thảo cho hay, mọi việc trong gia đình hay công ty đều do bà làm, vừa làm vừa phải chu toàn nội ngoại hai bên “5 năm anh ở trên núi không quan tâm, điều hành gì…Bản thân tôi là nạn nhân của rất nhiều vụ kiện. Nếu là tài sản chung của 2 vợ chồng thì không có chuyện anh nộp đơn kiện tôi tại Singgapore hay các vụ khác”, bà Thảo trình bày.
Tuy nhiên bà Thảo bất ngờ ngỏ lời: “Anh Vũ muốn mọi chuyện trở về như cũ, tôi sẵn sàng tha thứ hết”.
Vợ chồng ông chủ Trung Nguyên tố nhau 'nảy lửa' tại phiên tòa ly hôn

Vợ chồng ông chủ Trung Nguyên tố nhau 'nảy lửa' tại phiên tòa ly hôn

Trong khi bà Thảo nghẹn ngào tố ông Vũ bỏ bê gia đình, không quan tâm tới vợ con; ông Vũ gay gắt nói ....
Đoàn Nga 

27.













Sau khi rời phiên toà xét xử sơ thẩm việc "tranh chấp lý hôn" với chồng là ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có những chia sẻ gây chú ý trên trang Facebook cá nhân.

Sáng nay (20/2), TAND TP.HCM mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm việc "tranh chấp ly hôn" giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên).
Báo Thanh niên thông tin, trong phần thủ tục, bà Thảo cho biết giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, yêu cầu được ly hôn với ông Vũ và ông Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý.








Roi phien toa ly hon, ba Le Hoang Diep Thao chia se gay chu y tren Facebook ca nhan hinh anh 1
 (Ảnh: Thanh Niên)

Về con cái, bà Thảo đề nghị được trực tiếp nuôi dưỡng 4 con chung và đề nghị ông Vũ cấp dưỡng 5% cổ phần của ông Vũ/người con "để các con kế nghiệp sản nghiệp lâu dài của cha mẹ". 
Về yêu cầu này của bà Thảo, ông Vũ đưa ra con số sẽ cấp dưỡng 10 tỉ đồng/năm/4 cháu. 
Về 13 bất động sản chung, theo luật sư của ông Vũ, hiện ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản trị giá khoảng 350 tỉ đồng và bà Thảo đang nắm giữ 7 bất động sản trị giá khoảng 375 tỉ đồng. Số tài sản này sẽ được chia đôi.
Về tiền mặt, ngoại tệ, vàng trong các ngân hàng tương đương hơn 2.000 tỉ đồng, luật sư của ông Vũ đề nghị HĐXX chia theo tỉ lệ ông vũ 70%, bà Thảo 30%.
Ngoài ra, đối với cổ phần, phần vốn góp của vợ chồng trong 7 công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên gồm: Công ty CP ĐT Trung Nguyên, Công ty CP tập đoàn Trung Nguyên, Công ty CP cà phê Trung Nguyên, Công ty CP hòa tan Trung Nguyên, Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty TNHH du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Đắk Nông, luật sư của ông Vũ đề nghị HĐXX chia theo tỉ lệ ông Vũ 70%, bà Thảo 30%.
Tối nay, sau khi rời toà án, bà Thảo đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình: "20 năm âm thầm đứng sau chồng, những đồng vốn đầu tiên của Trung Nguyên là từ vợ. Giấy tờ góp vốn tại ngân hàng, thậm chí cả tiền riêng của tôi đóng góp thay cho gia đình bên nội, vẫn còn đầy đủ.
Khi không chứng minh được nguồn vốn xuất phát điểm của Trung Nguyên từ đâu, anh lớn tiếng lăng mạ tôi trước toà, rồi chuyển ngay sang chủ đề kế sách phát triển Trung Nguyên, linh hồn của Trung Nguyên, tâm – trí làm người...".

Theo như bà Thảo viết trên trang cá nhân thì 5 năm ông Vũ lên núi thiền, các con không được gặp Ba và chẳng được một đồng cấp dưỡng. 
"Giờ các con khẩn khoản xin Ba chút cổ phẩn để kế thừa sản nghiệp của gia đình, tránh cho gia sản của Ba Mẹ bị rơi vào tay những người khác, nhưng mọi đề nghị anh từ chối hết. 70% Trung nguyên cho anh và 30% cho 5 mẹ con. Vậy tôi còn nên tin vào những điều thiện lành anh vẫn rao giảng ?
Lâu nay, tôi gánh tai tiếng tranh giành tài sản với anh. Miệng lưỡi thế gian rồi truyền thông bủa vây tôi và 3/4 đứa con, đã đủ nhận thức được mọi việc.
Tôi đã kiên nhẫn, thậm chí sinh thêm 1 con gái Út để níu kéo, để gìn giữ gia đình.
Lỗi tại tôi. Tôi đã trao gửi sự tin tưởng vào anh quá lâu mà không nhìn thẳng vào sự thật.
Mẹ xin lỗi các con vì đã không bảo vệ được gia đình ta.
Tôi thanh thản. Thật sự thanh thản".

https://vtc.vn/roi-phien-toa-ly-hon-ba-le-hoang-diep-thao-chia-se-gay-chu-y-tren-facebook-ca-nhan-d458643.html
Video: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ đối đáp về tiền, con cái trước tòa
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ liên tục tranh cãi gay gắt, trong khi bà Thảo yêu cầu ông Vũ phải chu cấp 20% cổ phần cho 4 người con thì ông Vũ gay gắt: "Tiền nhiều để làm gì?"
Tiếp tục ra tòa ly hôn, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đề nghị được chia 70% tài sản
Luật sư phía ông Vũ đề nghị ông Vũ được nhận khoảng 3.958 tỷ đồng, tương đương 70% và bà Thảo sẽ nhận được khoảng 1.696 tỷ đồng, tương đương 30%.





26.

Đầu năm, ông chủ Trung Nguyên ra tòa ly hôn vợ

Theo lịch, 8h phiên tòa mới bắt đầu nhưng từ 7h15, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã có mặt tại tòa. Ngược lại, tới 9h bà Thảo mới xuất hiện.

Sáng nay, TAND TP.HCM mở lại phiên xét xử vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên). 
Đầu năm, ông chủ Trung Nguyên ra tòa ly hôn vợ
Bà  Lê Hoàng Diệp Thảo tại tòa
Trước đó, ngày 29/1, phiên tòa được mở nhưng ngay khi khai mạc, HĐXX quyết định hoãn xử do luật sư bảo vệ quyền lợi cho cả ông Vũ và bà Thảo đều vắng mặt, 3 đương sự liên quan cũng vắng mặt.
Sau lần hòa giải ly hôn sau cùng vào cuối tháng 1 vừa qua, bà Thảo cho hay đã đề ra phương án phân chia tài sản nhằm giải quyết tranh chấp.
Theo đó, bà Thảo đề nghị tổng khối tài sản chung của 2 vợ chồng hiện nay sẽ chia thành 2 nhóm gồm Trung Nguyên và G7. Quyền lựa chọn đầu tiên sẽ thuộc về ông Vũ, nghĩa là nếu ông Vũ chọn nhóm tài sản Trung Nguyên, bà Thảo sẽ nhận nhóm tài sản G7 hoặc ngược lại.
Đầu năm, ông chủ Trung Nguyên ra tòa ly hôn vợÔng Đặng Lê Nguyên Vũ trả lời HĐXX  Ảnh: Văn Châu
Tuy nhiên, ngay sau phát ngôn của bà Thảo, bà Võ Thị Hà Giang (Giám đốc truyền thông Tập đoàn Trung Nguyên) ra thông báo khẳng định: “Nguyên đơn bà Lê Hoàng Diệp Thảo không nộp cho tòa án và không gửi cho bị đơn ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch – Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên) bất kỳ phương án phân chia tài sản nào”.
Phản ứng lại thông báo này từ phía Trung Nguyên, bà Thảo viết trên trang cá nhân: “Tôi tuyên bố: tôi, anh Vũ và luật sư của các bên là những người nắm rõ nhất tiến trình của đề xuất này. Trước, trong và sau phiên hòa giải, tôi luôn mong được đối thoại với chồng mình để sớm giải quyết mọi tranh chấp, bằng rất nhiều giải pháp khác nhau. Nhưng các nỗ lực đàm phán đến nay thường xuyên rơi vào bế tắc. 

Đầu năm, ông chủ Trung Nguyên ra tòa ly hôn vợ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và các luật sư bảo vệ quyền lợi. Ảnh: Văn Châu
Một lần nữa, việc phủ định những thông tin trên càng cho thấy sự bất hợp tác từ phía Trung Nguyên và sự thao túng của nhóm quản lý cấp dưới trong Tập đoàn vào câu chuyện gia đình của chúng tôi”.
Tại các phiên hòa giải trước, bà Thảo yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và ông Vũ cấp dưỡng cho mỗi người con 5% số cổ phần, tổng cộng 4 người con 20% số cổ phần. 
Đầu năm, ông chủ Trung Nguyên ra tòa ly hôn vợ
Toàn cảnh phiên tòa. Ảnh: Văn Châu 
Ông Vũ yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và không yêu cầu bà Thảo cấp dưỡng; ông tôn trọng nguyện vọng của các con.
Trường hợp các con muốn sống với mẹ và tòa án phán quyết giao cho bà Thảo nuôi dưỡng 4 con chung, ông Vũ đồng ý cấp dưỡng cho 4 con 20% số cổ tức của ông cho đến khi con thành niên, tốt nghiệp đại học.

https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/ong-chu-trung-nguyen-ra-toa-ly-hon-vo-tu-sang-som-508970.html



25.

"
Cơ hội hồi phục sớm cho một con người đáng thương như thế càng ngày càng trôi xa?

Tôi kêu gọi những người anh chị em ở Trung Nguyên nên dừng lại, đừng tiếp tục quỳ lạy tung hô để anh sống trong ảo mộng ấy. Việc lợi dụng tình trạng sức khỏe tinh thần của anh để dẫn dắt lôi kéo anh, rồi tạo chiêu trò vu vạ cho tôi, đẩy tôi ra khỏi công ty nhằm toàn quyền thao túng, rút ruột, trục lợi cá nhân sẽ phải bị xử lý công bằng.
Tôi cảm ơn tất cả mọi người đã chung tay giúp đỡ để sự thật ngày càng sáng tỏ. Tôi cũng mong cộng đồng thôi giễu cợt anh. Những lời nói xúc phạm anh cũng làm gia đình tôi rất đau đớn.
Hơn tất cả, tôi hy vọng tìm được bác sĩ giỏi. Suốt 5 năm qua, tôi tìm nhiều cách cứu anh mà bất lực - vì bị cô lập, bị sự cản trở và cả sự thờ ơ của nhiều người, trong đó có những định kiến "đạo lý nào mà người vợ muốn chồng vào viện tâm thần". Với tôi, đạo lý duy nhất để tôi phải tìm cầu bác sĩ, phải chịu đựng chống đỡ và kiên trì suốt những năm qua chỉ đơn giản là tình nghĩa vợ chồng. Gia đình chúng tôi tuyệt đối không thể bỏ rơi nhau.
Anh là doanh nhân tài giỏi và lương thiện. Anh xứng đáng được cứu giúp kịp thời để trở lại là một Đặng Lê Nguyên Vũ như xưa.

"
https://www.facebook.com/madamediepthao/posts/1814434348634906?__xts__[0]=68.ARDLXZPk_IOJOecO-iWeVtd5ksVCY0Lx33194Z-E8lc0t1DDYiMEBH6XuBnicjrdip13BW0JSFoTjhiZzD5NKF4SwQKTIPGfDOvef-Jp8yLeHjVVwhOqbzO1uJ-RueUQmDdHolM&__tn__=-R




24. ông Vũ hình như đã xuất hiện trên Fb

Đọc cụ thể ở đây.

"
1.

Giới thiệu
Trước hết,Qua xin được gửi lời chào tới các anh chị em phóng viên,cùng tất cả quý khách hàng đã và đang yêu quý lựa chọn sản phẩm của Tập đoàn cafe Trung Nguyên.
Trong thời gian vừa qua,xuất hiện một số thông tin đăng tải trên một số trang thuyền thông,cũng như một số nơi khác với những thông tin được giật tít tiêu đề gâp hoang mang dư luận về Qua.
Thực chất đây là một chiến dịch truyền thông nhằm âm mưu hạ bệ uy tín của Qua,nằm trong chuỗi mưu đồ thâu tóm và chiếm đoạt tập đoàn cafe Trung Nguyên.Các kế hoạch đã được họ lên một cách tỷ mỉ,từ chuẩn bị cho đến các khâu truyền thông dư luận.
Họ hợp sức tạo dựng lên tất cả các thể loại kịch bản bẩn thỉu nhất,hòng xuyên tạc và bịa đặt tất cả những gì có thể để nhằm một mục đích cuối cùng là tiêu diệt Qua.
Và như mọi người đã thấy ,trong rất nhiều kế hoạch thì điển hình nhất là HÒNG BIẾN QUA THÀNH KẺ CÓ BỆNH,mà là BỆNH TÂM THẦN mà như mọi người đọc được trong những ngày qua.ĐÂY LÀ ÂM MƯU ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TRUNG NGUYÊN MỘT CÁCH CÔNG KHAI BẰNG SỰ CHỜ ĐỢI MỘT PHÁN QUYẾT RẰNG " Qua mất khả năng hành vi dân sự".Nhưng trời xanh luôn che chở Qua,những âm mưu đã sớm bị vạch mặt,dù họ có thủ đoạn đê hèn đến thế nào.
Những kẻ mà Qua đã luôn tin tưởng,những người mà Qua đã hết lòng bao bọc,trong đó có người mà Qua yêu thương hết mực,là người mà Qua luôn nghĩ đó là Hậu phương vững chắc để Qua an tâm phát triển Tập đoàn.
Nhưng cuộc đời thật khó nói trước được điều gì,Vì lắm khi,nhát dao chí tử lại chính là những người mà mình tin tưởng lại là những kẻ đâm mình,phản bội mình.
Trớ trêu thay,Qua lại rơi vào tình huống cay nghiệt này.
Phải chăng họ đã xem tiền bạc và danh lợi là tất cả,khi cơ hàn bắt đầu đâu ai biết tới Qua.Khi có danh lợi,họ lại cuốn theo danh lợi và tham vọng. 
Họ làm gì hại Qua,Qua đã cố gắng bỏ qua,nhưng đến cả những đứa con của Qua cũng được họ biến thành món đồ để đổi chác. Qua đã quá đau đớn và không thể tin nỗi vào những gì mình thấy,họ say tiền bạc đến vậy sao? Chẳng nhẽ chỉ vì lòng tham lam ngu muội mà đến máu mủ của mình họ cũng dùng làm con bài mặc cả.
Vết thương này,có ai hiểu nổi cho Qua.
Họ đã ra sức nhồi nặn và xuyên tạc không bất kể. 
Nhưng Qua sẽ không để yên cho họ làm càn,có lẽ lòng bao dung Qua dành cho họ như vậy là cũng đủ rồi,đã đến lúc Qua phải để họ tỉnh lại làm người.
Qua rất mong sẽ nhận được sự động viên của những người anh em,những người bạn sống thật Qua,cùng tất cả quý khách hàng trên khăp mọi miền tổ quốc trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Qua trân trọng cảm ơn

https://www.facebook.com/danglenguyenvutrungnguyencafe/posts/123176248624698?__xts__[0]=68.ARAzN5T80Xw1LeI9AYxQRdNoTeCnNhGlp_oSrqNtQwXJgG1O4mrDR-tKuNV-Tga3jC9Vq_SJcKINrISH16XWTQqOn5XfC8IO2RRLVMMlkw7gyVV7c67hn4eiSXvUO8cxXvoP2TA&__tn__=-R



2.


Trân trọng gửi tới những người anh em của Qua.Những khách hàng thân thiết,đã và đang yêu quý và lựa chọn sản phẩm cà phê Trung Nguyên.

Qua vô cùng biết ơn và tri ân tất cả mọi người,đã luôn ủng hộ Qua nói riêng và tập đoàn Cafe Trung Nguyên nói chung.Đó là món quà vô giá mà cuộc sống này đã ban tặng cho Qua .

Ý thức được điều đó,trong những năm qua,Tập đoàn cà phê Trung Nguyên dưới sự điều hành của Qua cùng các anh chị em,những người bạn,người thân,đã luôn kề vai sát cánh vì một Trung Nguyên thịnh vượng và phát triển,phục vụ người tiêu dùng tốt nhất.Bên cạnh đó,Qua cũng luôn ý thức một phần trọng trách nhỏ trong các vấn đề thiện nguyện của xã hội.Sự thành công của Trung Nguyên hôm nay,cũng là nhờ vào sự tin tưởng to lớn mà người tiêu dùng khắp nơi đã dành cho Trung Nguyên.

Thưa những người anh em,những khách hàng kính quý.Sự phát triển không ngừng của Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên trong những năm qua,đã mang về khối tài sản khổng lồ,đến nay phải tính bằng hàng ngàn tỷ đồng,và cũng chính vì khối tài sản khổng lồ này,cộng với lợi nhuận ngày một tăng thêm,đã khiến cho những kẻ tham lam,họ muốn chiếm đoạt tập đoàn,bởi đây là mồ hôi công sức và tâm huyết của Qua suốt thời gian dài với bao phen vất vả thăng trầm. 

Họ đã nhăm nhe Qua từ cách đây 6 năm trước,lúc đó Qua đã biết trước được âm mưu to lớn và quái ác này,nên đã vạch ra kế hoạch tìm kẻ chủ mưu đứng đằng sau. Qua đã phải giả vờ ẩn một nơi yên tĩnh,vừa tĩnh dưỡng nghỉ ngơi,vừa âm thầm điều hành tập đoàn,cùng kết hợp với các anh em thân tín điều tra tất cả những kẻ đứng phía sau. Quả thật,thời gian đã cho Qua thấy được bộ mặt thật của những kẻ tiểu nhân và những người bạn thật sự,và cũng cho Qua thấy rõ bộ mặt thật của những kẻ âm mưu kinh tởm hòng chiếm đoạt Trung Nguyên,mà đau đớn nhất khiến Qua như chết đứng,trong những kẻ đầu sỏ âm mưu lại có người mà Qua yêu thương tin tưởng suốt một đời tuổi trẻ. 

Họ đã vạch lên 1 kế hoạch ám hại Qua vô cùng tinh vi,từ âm mưu thông tin Qua mất tích,cho đến bằng mọi cách biến Qua thành một kẻ bị tâm thần. 

Qua đã rất đau đớn,có nỗi đau nào hơn bằng nỗi đau bị người mình yêu thương lừa dối,có nỗi quặn thắt nào hơn bằng bị người mình tin tưởng nhất lại âm mưu tiêu diêt mình. Đến giờ,Qua đã biết được những kẻ đó là ai,rồi họ sẽ phải trả giá.

Mấy năm qua,Qua không muốn nói gì,là vì Qua muốn cho họ cơ hội để quay đầu,và tiện thể nhìn xem họ giở những chiêu trò gì nữa.

Nhưng con người họ quá tham lam độc ác,họ đã bất chấp mọi thủ đoạn, nhiều khi Qua nhìn họ mà cười ra nước mắt, chẳng lẽ Qua đã đối xử tệ bạc với họ sao? Qua đã cho họ tất cả, còn gì nữa đây? Tiền bạc nhiều ,danh lợi nhiều ,Chết đi rồi,thử hỏi có mang được gì theo? 

Qua đâu nghèo khó để mà dành giật làm gì? Nếu mà Qua chỉ vì bản thân thì giờ Qua chỉ cần ôm ngàn tỷ sống thoải mái đến hết cuộc đời.Qua đâu cần phải đau đầu kinh doanh. Không,không,Qua không phải chỉ nghĩ đến lợi ích cho riêng mình,mà Qua còn nghĩ dưới Qua còn có hàng ngàn người lao động,hàng ngàn gia đình anh chị em công nhân đang vì cuộc sống mưu sinh.Qua luôn nghĩ mình phải có trách nhiệm với họ.Đó mới là mục tiêu của Qua.

Nhân đây,Qua cũng muốn nhắn gửi tới những ai,đang tìm mọi cách để chiếm đoạt,dùng thủ đoạn đê tiện hèn hạ,nhằm thực hiện ý đồ xấu xa bỉ ổi. Thì hãy nên thức tỉnh,Sống trên đời tiền bạc và danh lợi không phải là tất cả,nhắm mắt rồi không mang được theo đâu.

Qua đã nhẫn nhịn trong mấy năm rồi,không có nghĩa là Qua không biết,không nói mà nghĩ Qua chịu trận.

Nhân đây,Qua cũng rất cảm ơn các anh chị em báo chí truyền thông đã luôn ủng hộ Qua,cũng như tập đoàn Trung nguyên cà phê . Cũng rất mong các bạn phóng viên sẽ ủng hộ Qua và Tập đoàn Trung nguyên trong hiện tại và tương lai.
Cảm ơn anh chị em công nhân viên,những người anh em luôn sát cánh chia ngọt sẻ bùi cùng Qua,vì một Trung Nguyên lớn mạnh,góp phần đưa thương hiệu Việt vươn lên tầm cao mới,cùng đóng góp xây dựng quê hương Việt Nam ngày một giàu mạnh hơn.
Trân trọng.
https://www.facebook.com/danglenguyenvutrungnguyencafe/posts/117068192568837?__xts__[0]=68.ARBdSniUb5eHL2NzFhYC89DtzRVYWv4aqZzYEbAe8gQ9xgG658GCAGHv_OMSxe2MkOZjw5w-om0J9fKWQmTaNFfdYnQMgsV0V0aUwipcft1AEEuW8T2TDd0prs6UlcbfrQ1LcjA&__tn__=-R


"

23.












[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên

Quốc Chiến | 
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên

Sau hai lần hòa giải, vợ chồng ông chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên vẫn chưa thể thống nhất được vấn đề phân chia tài sản và cấp dưỡng nuôi con.

[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 1.
Sáng 14/8, TAND TP HCM tiếp tục mở phiên hòa giải lần 2 để giải quyết vụ án ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (45 tuổi).
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 2.
Ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên mang trang phục quen thuộc với áo vest đen, quần thụng trắng cùng với túi xách vải và khăn rằn quấn cổ. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo không đến tòa mà chỉ có người đại diện trên pháp luật.
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 3.
Khác với lần trước, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến tòa với vẻ mặt tươi tỉnh, vui vẻ. Ông tỏ ra cởi mở với báo chí, cho phép phóng viên tiếp cận quay phim chụp hình.
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 4.
Hồi năm 2015, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đệ đơn ly hôn ra tòa, đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng trong Tập đoàn Trung Nguyên.
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 5.
Tại phiên hòa giải ngày 3/8, hai vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo thuận tình ly hôn nhưng vẫn chưa thống nhất được việc cấp dưỡng nuôi con và phân chia tài sản.
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 6.
Lần hòa giải ngày 14/8, nguyên đơn là bà Thảo không đến, tòa chỉ làm việc với ông Đặng Lê Nguyên Vũ về vấn đề phân chia tài sản chung giữa 2 vợ chồng. Số tài sản này gồm cổ phần liên quan tại tập đoàn Trung Nguyên và tài sản chung ngoài Trung Nguyên.
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 7.
Ngoài ra, ông Nguyên Vũ cũng gửi đơn khiếu nại về việc bị quay lén trong phiên hòa giải rồi phát tán lên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư của cá nhân.
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 8.
Cụ thể ở phiên hòa giải trước, có người đã quay lại cảnh ông Vũ gật gù rồi tung lên mạng, khiến cư dân mạng đồn thổi việc ông bị bệnh.
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 9.
Liên quan vấn đề này, đại diện Tập đoàn cà phê Trung Nguyên cho rằng: "Việc này xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân". Tại buổi làm việc, tòa cũng đã nhắc nhở việc 2 bên không ghi âm, chụp hình.
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 10.
Ông Vũ từ chối trả lời mọi vấn đề liên quan tới việc khiếu nại. "Qua gửi đơn nhưng qua không muốn nói nhiều vì ảnh hưởng đến con cái. Thông cảm nha" - Ông Vũ nói.
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 11.
Trong phiên hòa giải lần này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn giữ nguyên quan điểm như lần trước nên việc phân chia tài sản của 2 vợ chồng ông này vẫn chưa được thống nhất.
[Ảnh] Cuộc ly hôn đầy sóng gió của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên - Ảnh 12.
Tại phiên hòa giải sáng 14/8, những vấn đề khuất mắc trong vụ ly hôn vẫn chưa được giải quyết. Do đó, tòa dự kiến sẽ mở thêm một phiên hòa giải vào ngày 29/8 để tìm tiếng nói chung giữa 2 vợ chồng ông chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên.
http://soha.vn/anh-cuoc-ly-hon-day-song-gio-cua-vo-chong-ong-chu-ca-phe-trung-nguyen-20180814153505641.htm



22.

Sự thật thời điểm bà Diệp Thảo vào Trung Nguyên và khối tài sản ngàn tỷ chung với Đặng Lê Nguyên Vũ

Bà Thảo - vợ ông Đặng Lê Nguyên Vũ muốn chia cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên cho các con nhưng nếu cộng 50% cổ phần của bà Thảo với 20% cổ phần của 4 con thì bà Thảo sẽ thừa tỉ lệ sở hữu để chiếm quyền điều hành tập đoàn này.
Tham gia cuộc trò chuyện kéo dài 4 tiếng đồng hồ sau 5 năm “tịnh khẩu” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ chiều ngày 13/8/2018 tại Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên, có 6 nhà báo và 3 luật sư.
Phóng viên các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Một Thế Giới, Zing... liên tục đưa ra các câu hỏi và chất vấn, còn 3 luật sư hỗ trợ ông Vũ cung cấp đầy đủ hồ sơ mang tính pháp lý cho những điều ông nói, và cả những vụ kiện tụng đang tiếp diễn căng thẳng giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Sự thật thời điểm bà Diệp Thảo vào Trung Nguyên và khối tài sản ngàn tỷ chung với Đặng Lê Nguyên Vũ
Có 6 nhà báo chất vấn, và 3 luật sư cung cấp hồ sơ trong cuộc trò chuyện đầu tiên với báo giới của ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Ông Vũ cho biết cuộc ly hôn giữa ông và bà Thảo sẽ chính thức được đưa ra phân xử từ ngày 5/9/2018 sắp tới. Với 4 đứa con, gồm 2 trai đầu đang học bên Úc, 2 gái sau đang sống với mẹ; con cả 18 còn con út mới 8 tuổi, ông Vũ tôn trọng quyền lựa chọn của các con, dù mong muốn lớn nhất của ông là được nuôi cả 4 con, không yêu cầu cấp dưỡng. Nếu các con muốn theo mẹ, ông cũng đã trao đổi cặn kẽ với luật sư về cách chăm lo đầy đủ cho đến khi các con thật sự trưởng thành.
Sự thật thời điểm bà Diệp Thảo vào Trung Nguyên và khối tài sản ngàn tỷ chung với Đặng Lê Nguyên Vũ
Nỗi buồn lớn nhất của ông Vũ là gia đình đành phải chia lìa.
Cụ thể: Bà Thảo muốn chia cổ phần cho các con nhưng nếu cộng 50% cổ phần của bà Thảo với 20% cổ phần của 4 con thì bà Thảo sẽ thừa tỉ lệ sở hữu để chiếm quyền điều hành tập đoàn. Vì vậy ông Vũ muốn chia cho các con bằng cổ tức. Trước câu hỏi của báo Tiền Phong: Với ý định cải tổ và tái đầu tư lại tập đoàn, dự kiến nhiều năm kinh doanh không lãi, thì phần cổ tức các con ở đâu ra? Ông Vũ cho biết ông đã bàn kỹ với các luật sư, để bảo đảm các cháu luôn nhận được nguồn nuôi dưỡng hợp lý.
Sự thật thời điểm bà Diệp Thảo vào Trung Nguyên và khối tài sản ngàn tỷ chung với Đặng Lê Nguyên Vũ
Làng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột
Đại diện nhóm luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Vũ, Ls Trương Thị Hòa cho biết do vụ kiện phức tạp, đặc biệt là phần phân chia khối tài sản hàng nghìn tỉ, cùng các thương hiệu, 9 công ty, chuỗi nhà máy của tập đoàn, nên mỗi bên đều có không dưới 5 luật sư tham gia tố tụng. Vì vai trò, công sức của mỗi bên trong việc xây dựng tập đoàn là yếu tố quyết định cho tỉ lệ phân chia, nên ai là người có vai trò sáng lập tập đoàn này đã được xem xét kỹ.   
Theo hồ sơ thành lập, thì bà Lê Hoàng Diệp Thảo không phải một trong 2 thành viên đồng sáng lập Trung Nguyên, như bà đã trả lời phỏng vấn nhiều báo đài, và đăng trên Fanpage Facebook cá nhân. Giấy phép kinh doanh đầu tiên được UBND TP Buôn Ma Thuột cấp cho Đặng Lê Nguyên Vũ mở “Trung Nguyên CAFE” được ký ngày 15/8/1996. Khi chuyển qua mô hình Hợp tác xã năm 1999, danh sách Ban quản trị vẫn chỉ có mỗi tên Đặng Lê Nguyên Vũ. Tháng 11/2000, HTX bổ sung ngành nghề kinh doanh mới có thêm tên ông Đặng Mơ là cha ruột ông Vũ.
Sự thật thời điểm bà Diệp Thảo vào Trung Nguyên và khối tài sản ngàn tỷ chung với Đặng Lê Nguyên Vũ
Trung Nguyên có chuỗi cửa hàng nhượng quyền lớn cả trong và ngoài nước
Tháng 12/2002, Sở KH&ĐT Đắk Lắk cấp giấy phép kinh doanh cho Công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên, với vốn góp 16 tỉ đồng của 2 thành viên vẫn là Đặng Mơ và Đặng Lê Nguyên Vũ. Bà Thảo kết hôn với ông Vũ năm 1998, nhưng tới tháng 4/2007 mới lần đầu có tên trong Giấy chứng nhận Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên với tỉ lệ góp vốn 10%.

Sự thật thời điểm bà Diệp Thảo vào Trung Nguyên và khối tài sản ngàn tỷ chung với Đặng Lê Nguyên Vũ
Dàn siêu xe trên hành trình tặng sách xuyên Việt
Hiện tổng tài sản của tập đoàn cơ bản được chia thành 5 khối: 1, Các bất động sản đã có giấy tờ sở hữu đứng tên 2 vợ chồng, ông Vũ đồng ý theo cách định giá của bà Thảo, sẽ chia đôi. 2, Các bất động sản chưa hoàn tất thủ tục sở hữu: Để lại, chia sau. 3, Khối tiền bạc, đá quý, sổ tiết kiệm, ngoại tệ: Để lại chia sau. 4, Cổ phần trong 7 công ty con của tập đoàn: Đây là mảng tài sản phức tạp, gay cấn nhất trong phân chia, dù vẫn được Đại hội đồng cổ đông theo dõi, giám sát và Kiểm toán hằng năm. 5, Công ty CP TĐ Trung Nguyên tại Singapore.
Ngoài ra, cơ quan kiểm toán cũng đã định giá xong các giá trị hữu hình, vô hình, quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu cà phê G7. Tất cả các khối tài sản này tổng giá trị lên tới vài nghìn tỉ đồng.
"Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ hôm nay tới tòa hòa giải ly hôn lần 2, đồng thời khiếu nại về việc mạng xã hội tung clip ông trong buổi hòa giải trước đó với hình ảnh không đúng đã xâm hại đời tư của ông.
(Theo Tiền Phong)
'Nội chiến' Trung Nguyên được tòa Singapore xử ra sao?

'Nội chiến' Trung Nguyên được tòa Singapore xử ra sao?

Năm 2015-2016, Tập đoàn Trung Nguyên mà đại diện là ông Vũ, đã kiện Trung Nguyên International ở Singapore và bà Lê Hoàng Diệp Thảo liên quan đến giao dịch cổ phiếu với giá 1 đôla.
Tranh chấp Trung Nguyên: Đi ngược lại giá trị cốt lõi doanh nghiệp

Tranh chấp Trung Nguyên: Đi ngược lại giá trị cốt lõi doanh nghiệp

“Chúng ta là người ngoài cuộc nên không thể biết ai đúng ai sai trong câu chuyện tranh chấp này nhưng sự tranh chấp này đã đi ngược lại với giá trị 'hạnh phúc' của Trung Nguyên".
Vụ cà phê Trung Nguyên: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói gì?

Vụ cà phê Trung Nguyên: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói gì?

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ ông chủ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là nhà đồng sáng lập, đồng sở hữu thương hiệu này hiện đang rất bức xúc với những gì đang xảy ra ở Trung Nguyên.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nên tỉnh táo 'buông bỏ' Trung Nguyên

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nên tỉnh táo 'buông bỏ' Trung Nguyên

CEO của Atadi nhận định, Trung Nguyên sẽ đi xuống trở thành "cái xác không hồn" chính vì thế, bà Lê Hoàng Diệp Thảo nên "buông bỏ" Trung Nguyên để gây dựng thương hiệu mới.
Ồn ào tin cựu Chủ tịch Đắk Lắk làm sếp Trung Nguyên: 'Nói lung tung'

Ồn ào tin cựu Chủ tịch Đắk Lắk làm sếp Trung Nguyên: 'Nói lung tung'

Ông Lữ Ngọc Cư, cựu Chủ tịch tỉnh, cựu Giám đốc công an tỉnh Đắk Lắk, phủ nhận việc được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Trung Nguyên.
Rộ tin đình chỉ một loạt quản lý cửa hàng: Điều gì đang xảy ra ở Trung Nguyên?

Rộ tin đình chỉ một loạt quản lý cửa hàng: Điều gì đang xảy ra ở Trung Nguyên?

Bên cạnh câu chuyện liên quan đến tranh chấp, kiện tụng của hai vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên, mới đây thông tin Trung Nguyên tạm đình chỉ một loạt quản lý cửa hàng vì thất thoát tài sản xuất hiện...

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/su-that-thoi-diem-ba-diep-thao-buoc-vao-trung-nguyen-va-khoi-tai-san-ngan-ty-tranh-chap-voi-dang-le-nguyen-vu-469983.html



21.

Đặng Lê Nguyên Vũ khiếu nại clip ngồi gật gù làm xấu hình ảnh

- Sau phiên hòa giải hôm 3/8, trên mạng xã hội xuất hiện clip ông Đặng Lê Nguyên Vũ với khuôn mặt bất thường, lặng lẽ ngồi gật gù. Cho rằng clip này làm xấu hình ảnh của mình, ông khiếu nại lên TAND TP.HCM.
TAND TP.HCM hôm nay tiếp tục mở phiên hòa giải ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (45 tuổi) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (47 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
9h sáng ông Vũ đã có mặt tại tòa, với tinh thần thoải mái. Bà Thảo vắng mặt do đang đi nước ngoài, tham dự phiên hòa giải chỉ có đại diện và luật sư của bà.
Đặng Lê Nguyên Vũ khiếu nại clip ngồi gật gù làm xấu hình ảnh
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tươi cười rời tòa
Phiên hòa giải lần này chủ yếu gồm 2 phần.
Phần thứ nhất, ông Vũ đã có đơn khiếu nại về việc sau phiên xử lần trước, bất ngờ trên mạng xuất hiện clip với mục đích làm xấu hình ảnh và danh dự của ông.
Trước khiếu nại này, TAND TP.HCM đã không sắp xếp để 2 bên ngồi đối diện nhau. Ngoài ra, tòa cũng đưa ra ý kiến nếu cần thiết phía tòa sẽ mời công an điều tra ai là người tung clip của ông Vũ lên mạng. Tuy nhiên, ông Vũ không yêu cầu mời công an.
Phần thứ 2, giải quyết tài sản chung giữa hai vợ chồng. Trong đó có tài sản chung cổ phần trong các công ty của Tập đoàn Trung Nguyên và tài sản chung của hai vợ chồng gồm tiền, vàng, bất động sản…
Trước đó, ông Vũ đã có phản tố yêu cầu định giá lại tài sản tiền, vàng, bất động sản… nhưng tại lần hòa giải này, ông rút phản tố để vụ việc được giải quyết nhanh chóng.
Đặng Lê Nguyên Vũ khiếu nại clip ngồi gật gù làm xấu hình ảnh 
Ông Vũ vui vẻ trả lời phóng viên

Nhanh chóng rời khỏi phòng xét xử, khi phóng viên hỏi về khiếu nại của ông về clip tung trên mạng xã hội, ông Vũ mỉm cười nói: “Chuyện đó liên quan tới người thân của 'qua' nên 'qua' xin phép không trả lời, mong báo chí thông cảm”.
Theo luật sư của ông, phần tài sản hiện đã định giá xong, chỉ còn chờ phán quyết của Tòa. Về phần con cái, do bà Lê Hoàng DiệpThảo vắng mặt nên vẫn chưa thỏa thuận được.
Theo clip được tung trên mạng xã hội, trong suốt phiên hòa giải hôm 3/8, ông Vũ xuất hiện với khuôn mặt bất thường, chỉ lặng lẽ ngồi gật gù.
Dự kiến, ngày 29/8, phiên hòa giải sẽ được mở lại để thỏa thuận về việc nuôi con.
Đặng Lê Nguyên Vũ cười khi đến tòa ly hôn vợ

Đặng Lê Nguyên Vũ cười khi đến tòa ly hôn vợ

9h sáng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện tại tòa, với tinh thần thoải mái và nụ cười trên môi.
Bác sĩ Chiêm Quốc Thái được tòa tuyên hủy hôn khi vợ bị tạm giam

Bác sĩ Chiêm Quốc Thái được tòa tuyên hủy hôn khi vợ bị tạm giam

Bác sĩ Chiêm Quốc Thái vừa được tòa án Mỹ ra phán quyết hủy hôn đối với bà Vũ Thụy Hồng Ngọc, người vợ đã thuê giang hồ truy sát ông.
Vụ bác sĩ Chiêm Quốc Thái: Hé lộ thuê giang hồ 1 tỷ đồng trong phòng ngủ

Vụ bác sĩ Chiêm Quốc Thái: Hé lộ thuê giang hồ 1 tỷ đồng trong phòng ngủ

Khi bị tạm giữ, bà Vũ Thụy Hồng Ngọc đã khai gì về “hợp đồng” 1 tỷ đồng để chém bác sĩ Chiêm Quốc Thái? Luật sư nhận định, vai trò chủ mưu của bà Ngọc là tương đối rõ ràng.
Ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên thắng kiện vợ cũ

Ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên thắng kiện vợ cũ

Cho rằng vợ cũ giữ trái phép các con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty TNH cùng các công ty con thuộc Tập đoàn, ông Vũ đã khởi kiện ra tòa.
Công ty Trung Nguyên bị 'rút ruột' hơn 50 tỷ đồng

Công ty Trung Nguyên bị 'rút ruột' hơn 50 tỷ đồng

Cựu giám đốc Chi nhánh Hà Nội - Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên bị cáo buộc đã "rút ruột" của công ty hơn 50 tỷ đồng.
Đoàn Nga
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/dang-le-nguyen-vu-khieu-nai-clip-ngoi-gat-gu-lam-xau-hinh-anh-469831.html





20.

Đặng Lê Nguyên Vũ cười khi đến tòa ly hôn vợ

- 9h sáng nay, ông Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện tại tòa, với tinh thần thoải mái và nụ cười trên môi.
TAND TP.HCM hôm nay tiếp tục mở phiên hòa giải ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (45 tuổi) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (47 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
9h sáng, ông Vũ xuất hiện tại tòa, với tinh thần thoải mái và nụ cười trên môi. Khi phóng viên xin phép chụp hình, ông vui vẻ gật đầu và giơ tay chào. Đến giờ tòa khai mạc, bà Thảo đã không có mặt.
Đặng Lê Nguyên Vũ cười khi đến tòa ly hôn vợ
9h, ông Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện tại tòa và đi thẳng vào phòng hòa giải
Trước đó, trong buổi hòa giải ngày 3/8, tại TAND TP HCM bà Thảo yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và yêu cầu ông Vũ cấp dưỡng nuôi con đối với mỗi người con là 5% số cổ phần của ông Vũ, 4 người con là 20% số cổ phần của ông Vũ.
Phần ông Vũ yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và không yêu cầu bà Thảo cấp dưỡng nuôi con. Ông Vũ tôn trọng nguyện vọng của các con.
Nếu các con muốn sống với mẹ và nếu tòa án phán quyết giao cho bà Thảo nuôi dưỡng 4 người con chung, ông Vũ cấp dưỡng mỗi người con là 5% số cổ tức của ông, 4 người con là 20% số cổ tức của ông. Ông Vũ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi người con đã thành niên, tốt nghiệp đại học.
Đặng Lê Nguyên Vũ cười khi đến tòa ly hôn vợ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ 

Trước đó, hai vợ chồng xảy ra nhiều tranh chấp liên quan đến công ty này. Cuộc chiến pháp lý của vợ chồng ông Vũ đan xen giữa nhiều vụ kiện. 
“Cuộc chiến” giữa hai vợ chồng bắt đầu từ tháng 4/2015, khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên.
Sau đó, bà Thảo có đơn kiện chồng. Trong đơn, bà cho biết tháng 10/2015, ông Vũ lại có văn bản triệu tập cuộc họp HĐQT để thảo luận, biểu quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc của bà Thảo và thay đổi người đại diện theo pháp luật tại tập đoàn này. Bà Thảo có văn bản không đồng ý việc triệu tập cuộc họp nhưng sau đó ông Vũ vẫn tổ chức mà vắng mặt người có liên quan.
Từ việc tranh chấp quyền điều hành ở Tập đoàn Trung Nguyên dẫn tới nhiều vụ kiện hành chính, kinh tế giữa hai vợ chồng ông Vũ. Nếu bà Thảo khởi kiện về việc bị bãi nhiệm không hợp lệ thì ông Vũ cũng đi kiện bà vì bị chiếm đoạt con dấu của công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (TNH).
Gần đây nhất là vụ việc Trung Nguyên IC đệ đơn lên TAND tỉnh Bắc Giang yêu cầu bà Lê Hoàng Diệp Thảo giao trả nhà máy cà phê Bắc Giang. Đây là nhà máy duy nhất của Trung Nguyên mà bà Thảo đang điều hành để xuất khẩu các sản phẩm cà phê G7 ra quốc tế.
Tuy vắng mặt bà Thảo nhưng phiên hòa giải giữa ông Vũ và bà Thảo vẫn đang được tiến hành.
VietNamNet sẽ thông tin diễn biến của phiên hòa giải.
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/dang-le-nguyen-vu-cuoi-khi-den-toa-ly-hon-vo-le-hoang-diep-thao-469783.html#inner-article



19.
















Văn Tiên | 
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tươi tỉnh xuất hiện ở tòa để hòa giải ly hôn lần cuối với bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Sau nhiều lần hòa giải trước đó, cuộc gặp gỡ sáng nay được xem là lần cuối cùng vợ chồng ông chủ cafe Trung Nguyên gặp gỡ nhau trước khi phiên tòa được mở vào tháng 9 tới.

Sáng 14/8, TAND TP.HCM mở phiên hòa giải vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
Hiện chỉ có ông Đặng Lê Nguyên Vũ có mặt, riêng bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn chưa thấy xuất hiện ở tòa.
 Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tươi tỉnh xuất hiện ở tòa để hòa giải ly hôn lần cuối với bà Lê Hoàng Diệp Thảo  - Ảnh 1.
Ông Vũ tươi tỉnh xuất hiện ở phiên hòa giải cuối cùng về ly hôn với bà Thảo.
Khác với vẻ mệt mỏi khi đến tòa ở những lần trước, ông Vũ cười tươi khi tiếp xúc với mọi người. Ông vẫn giữ nguyên trang phục với chiếc quần thụng màu trắng, giày trắng, áo vest đen bên cạnh chiếc giỏ xách quen thuộc, cùng với chiếc khăn rằn quấn cổ.
Đây là một vụ ly hôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận khi gần 3 năm qua, vợ chồng ông chủ Trung Nguyên luôn được nhắc đến trong vòng xoáy pháp lý về những tranh chấp công ty.
Bắt đầu từ vụ lùm xùm vào tháng 4/2015, khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (vợ của ông Vũ) tại Tập đoàn Trung Nguyên.
Tại phiên hòa giải ly hôn của vợ chồng ông Vũ 10 ngày trước, hai bên đã đồng ý ly hôn nhưng không thống nhất được mức chu cấp nuôi 4 người con và việc phân chia tài sản.
Cụ thể, bà Thảo yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và yêu cầu ông Vũ cấp dưỡng nuôi con đối với mỗi người con là 5% số cổ phần của ông Vũ, 4 người con là 20% số cổ phần của ông Vũ.
Phần ông Vũ yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và không yêu cầu bà Thảo cấp dưỡng nuôi con. Ông Vũ tôn trọng nguyện vọng của các con.
Nếu các con muốn sống với mẹ và nếu tòa án phán quyết giao cho bà Thảo nuôi dưỡng 4 người con chung, ông Vũ cấp dưỡng mỗi người con là 5% số cổ tức của ông Vũ, 4 người con là 20% số cổ tức của ông Vũ.
Ông Vũ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi người con đã thành niên, tốt nghiệp xong đại học.
theo Thời đại
http://soha.vn/ong-dang-le-nguyen-vu-tuoi-tinh-xuat-hien-o-toa-de-hoa-giai-ly-hon-lan-cuoi-voi-ba-le-hoang-diep-thao-2018081411355992.htm




18.


















L.T - Đỗ Linh | 
Giọt nước mắt của Lê Hoàng Diệp Thảo khi nói về chồng sau 20 năm hạnh phúc
Là người chủ động đưa đơn ly dị với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nhưng bà Thảo nhiều lần khẳng đinh, bản thân vẫn rất yêu chồng, và không muốn gia đình tan vỡ.

Lần thứ hai chỉ trong vòng 3 tháng ngắn ngủi, bà Lê Hoàng Diệp Thảo rơi nước mắt trước mặt phóng viên khi nhắc về người chồng từng đầu ấp tay gối hạnh phúc bên mình 20 năm. Bà nhắc đi nhắc lại thông điệp: Tôi muốn cứu anh Vũ.

Giọt nước mắt của Lê Hoàng Diệp Thảo khi nói về chồng sau 20 năm hạnh phúc - Ảnh 1.
Theo bà Thảo, có một nhóm người ở Trung Nguyên đang thao túng công ty này, "họ muốn vẽ gì thì vẽ, muốn làm gì thì làm", trong khi ông Vũ không tỉnh táo để điều hành, còn bà bị gạt bỏ mọi quyền quyết định.
Giọt nước mắt của Lê Hoàng Diệp Thảo khi nói về chồng sau 20 năm hạnh phúc - Ảnh 2.
Nhắc lại về người chồng, bà vẫn khẳng định "Trước khi tham gia khóa thiền 49 ngày, anh là người rất tuyệt vời". Bà cho rằng người đàn ông từng cùng bà xây nên những viên gạch đầu tiên của đế chế Trung Nguyên khi xưa là người có tư duy dị biệt, nhưng mang khát vọng, ý chí, tài năng hơn người.
Giọt nước mắt của Lê Hoàng Diệp Thảo khi nói về chồng sau 20 năm hạnh phúc - Ảnh 3.
Trong một chia sẻ trước đó, bà Thảo khẳng định ông Vũ là "nhân hiệu" mà Trung Nguyên đã từng có. Bà rơi nước mắt khi chia sẻ mình làm mọi điều chỉ để gia đình trở lại như xưa, con cái có cha mẹ, và bà tiếp tục có thể đứng sau, hậu thuẫn cho thành công của chồng.
Giọt nước mắt của Lê Hoàng Diệp Thảo khi nói về chồng sau 20 năm hạnh phúc - Ảnh 4.
Tương tự như những gì cựu CEO Trung Nguyên đã chia sẻ trên trang cá nhân một ngày trước. bà cũng cho rằng những mục tiêu của Trung Nguyên hiện tại là không tưởng, xa rời hoạt động bình thường của một doanh nghiệp đang trên đà phát triển.
Giọt nước mắt của Lê Hoàng Diệp Thảo khi nói về chồng sau 20 năm hạnh phúc - Ảnh 5.
Bị gạt ra khỏi hoạt động điều hành thường nhật, chiếc ghế Phó chủ tịch thường trực vốn được tòa án trao trả lại sau quyết định vào tháng 9/2017 hiện lại rơi vào tay người khác, bà Thảo buồn rầu khi nói tới tương lai của Trung Nguyên.
"Thời gian qua, tôi thấy Trung Nguyên có 2 hoạt động không đúng. Thứ nhất là loan tin bỏ hơn 5 tỷ USD để tặng sách. Tôi khẳng định bán hết cả tập đoàn cũng không đủ số tiền này. Thứ hai là hoạt động mua hàng loạt siêu xe để đi tặng sách. Đó là điều hoang tưởng, không trung thực".
theo Nhịp sống kinh tế

http://soha.vn/giot-nuoc-mat-man-dang-cua-le-hoang-diep-thao-khi-noi-ve-chong-sau-20-nam-hanh-phuc-20180810161318205rf20180810161318205.htm




17. Lập tức cô Diệp Thảo đã lên tiếng, có phản luận về những gì bà Vũ Kim Hạnh mới đưa lên Fb. Cô Thảo đưa cả tư liệu cụ thể.

"
Những ai thương anh Vũ và Trung Nguyên, khi thấy anh bệnh nặng và Trung Nguyên lâm nạn, chắc đều đau xót và muốn giúp đỡ. Vì thế, ngoài gửi tới anh tình yêu thương, người có lương tri và trách nhiệm sẽ tìm mọi giải pháp để giúp anh thoát nạn.
Nhưng tình thương luôn cần trí tuệ. Nếu tình thương bị lời xúi giục hoặc lòng tham dẫn dắt, trái tim ấy sẽ đồng hành với vô minh.
Nhiều năm qua, một trong những nguồn tiền lớn bị rút ruột là để chi cho các hoạt động núp dưới danh nghĩa vì thiện nguyện, vì trách nhiệm xã hội do nhóm truyền thông của Trung Nguyên dẫn dắt.
Trung Nguyên có hơn 20 tài khoản ngân hàng. Kể từ ngày bị miễn nhiệm bằng một quyết định không ngày không tháng, không số văn bản, tôi cũng đồng thời không được thông báo về hoạt động tài chính của Tập đoàn.
Chỉ khi có yêu cầu từ toà án, một phần nhỏ chi tiêu của Trung Nguyên mới được tiết lộ. Cụ thể, trong sao kê của 1 tài khoản tại ngân hàng Vietcombank, số tiền chi sai của Trung Nguyên từ ngày 1/1/2015 đến 24/1/2017 là gần 1.000 TỶ đồng.
Trong đó, tiền chi cho người làm truyền thông và tư vấn để tổ chức hội thảo, làm sách, lập quỹ, thực hiện các chương trình “Lập chí vĩ đại - Khởi nghiệp kiến quốc”, nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp... lên tới gần 200 TỶ.
Bên cạnh đó, dù anh ẩn cư trên núi nhưng số tiền mặt rút ra tiêu “theo yêu cầu của chủ tịch” hơn 85 TỶ, chuyển vào thẻ tín dụng của ai đó và rút tiền mặt ra hơn 150 TỶ, mua siêu xe gần 300 TỶ .
Đó mới chỉ là sao kê trong 2 năm của một trong số hơn 20 tài khoản của Trung Nguyên.
Còn rất nhiều số liệu nữa của suốt 5 năm qua, từ việc thay đổi siêu xe, lập quỹ, mua sắm nội bộ cho tới thuê nhân sự có uy tín trong xã hội với giá rất cao rồi “hoa hồng” trở lại... Đó là lý do tại sao Trung Nguyên kiên quyết không cho kiểm toán vào làm việc, kể cả khi có yêu cầu của Toà án.
Tiêu tiền quen tay mà không bị xử lý nên càng ngày nhóm quản lý càng khẩn trương rút lõi và tự tin tới mức hoang tưởng, muốn Trung Nguyên dẫn dắt giới trẻ khởi nghiệp nhưng đi theo hướng phụng sự vô vị lợi, sẽ hoạt động không lợi nhuận với nhiều hành trình vĩ đại khác. Tuyên bố tặng sách với ngân sách 5 tỉ USD mà không thấy kỳ dị. Nói dối và nói láo nhiều tới mức chính họ cũng tin luôn là mình nói đúng.
Vì thế, tôi hiểu tại sao có một số người đang phục vụ và nghe theo sự điều khiển của Tổ Vận hành tại Trung Nguyên lại tìm cách chống lại tôi, vì có thể họ nghĩ rằng họ đang làm đúng. Nhưng nếu chịu hiểu rằng, nguồn tiền trả cho họ thực ra là nhờ cướp bóc từ một người chủ đang cần được cứu chữa và một người chủ đang đi lưu lạc thì có lẽ họ nên tỉnh táo lại: Thân chủ mà họ cần cứu là anh Vũ, chứ không phải là nhóm tiếm quyền anh.
Tôi là đồng sáng lập và đồng sở hữu Trung Nguyên, tôi một mình sang Singapore để mở văn phòng và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh quốc tế từ năm 2008 cho tới giờ, lý do gì tôi phải chiếm đoạt tài sản của chính mình? Nếu không phải là chủ của Trung Nguyên, tại sao có những “Người Chị Em” lại tỏ ra am hiểu như thể mình cũng là chủ của Trung Nguyên vậy?
Tôi đã muốn dừng lại, để trả lại phần điều tra cho các cơ quan chức năng. Nhưng có vẻ họ không muốn thế, vẫn tiếp tục dựng chuyện về tôi. Tôi rất cảm ơn những tiếng nói đa chiều, có nhiều người đã lên tiếng vì nghĩa hiệp, nhưng có cả những người không ngừng bôi nhọ tôi, bất chấp cả danh dự và lương tri của mình. Nhưng nhờ có tất cả, những gương mặt núp trong bóng tối sẽ ngày càng sáng tỏ.
Nếu muốn giúp đỡ anh Vũ và Trung Nguyên, xin hãy lên tiếng vì tình thương và trí tuệ, chứ không phải vì bất kỳ động cơ nào khác.


























"
https://www.facebook.com/madamediepthao/posts/1802303593181315




16.

Case Number:Suit No 1206 of 2015 (Summons No 3356 of 2016)
Decision Date:21 November 2016
Tribunal/Court:High Court
Coram:Valerie Thean JC
Counsel Name(s):Jimmy Yim SC, Erroll Ian Joseph, Mahesh Rai and Diedre Grace Morgan (Drew & Napier LLC) for the applicants in SUM 3356/2016; Thio Ying Ying, Lim Yu Jia and Jolyn Khoo (Kelvin Chia Partnership) for the respondent in SUM 3356/2016.
Parties:

Civil Procedure – Stay of Proceedings
Conflict of Laws – Natural Forum
21 November 2016
Valerie Thean JC:
Introduction
1       I granted the first and second defendants ("the Applicants”) a stay of proceedings in this action on the ground that Vietnam was the forum conveniens to determine the claim in this action. The plaintiff has appealed and I now furnish the grounds for my decision.
Facts
2       The plaintiff is a company incorporated under the laws of Vietnam.[note: 1] Its Chairman and legal representative is one Dang Le Nguyen Vu ("Vu”). The plaintiff is in the business of producing, processing and distributing coffee.[note: 2]
3       Vu and the second defendant, Le Hoang Diep Thao ("Thao”) married in Vietnam in 1998. In 1999, they set up their first café.[note: 3] Their business prospered and the plaintiff, incorporated in 2006, became the vehicle through which the business is run. The first defendant, a Singapore company incorporated in 2008, is used to supply the plaintiff’s coffee products to international clients.
4       Vu and Thao’s relationship began to deteriorate in 2013. In early April 2015, Thao was dismissed from her position as the permanent Vice-General Director of the plaintiff.[note: 4] In October 2015, Thao petitioned for divorce in the People’s Court of Ho Chi Minh City.
5       On 26 November 2015, the plaintiff commenced this action in Singapore.
The plaintiff’s claim
6       Central to this action is a dispute over the first defendant’s shares, presently held by Thao as the result of a transfer dated 15 July 2015.
7       In the plaintiff’s first Statement of Claim dated 26 November 2015, the plaintiff first sued the first defendant and Thao for the fraudulent transfer of shares in the first defendant and for failure to deliver certain financial and management reports due in respect of the first defendant.[note: 5] Subsequently, the plaintiff successfully applied to join the five remaining defendants and to amend its statement of claim to include a wider claim in conspiracy on 29 March 2016. The Amended Statement of Claim was filed and served on 13 June 2016. This stay application, together with another application for an extension of time to apply for a stay, was thereafter taken out on 11 July 2016. I gave an extension of time for the stay application on 4 August 2016 (this order is not the subject of appeal). This application was argued on the basis of the Amended Statement of Claim.
8       The plaintiff relied on three main allegations to support its claim in unlawful means conspiracy:[note: 6]
(a)     an unauthorised and fraudulent transfer of the plaintiff’s 7,520,800 shares in the first defendant to Thao in July 2015;
(b)     the inducement, thereafter, of the first defendant to breach its contract with the plaintiff and cause a diversion of monies, which were due to the plaintiff, to the seventh defendant; and
(c)     theft of the plaintiff’s (and its subsidiaries’ and associate companies’) 15 seals and business registration certificates on 16 October 2015.
I will elaborate on each of the above allegations.
Fraudulent transfer of shares
9       The first defendant’s shares were initially held by Thao when it was first incorporated in April 2008. On 11 January 2011, Thao agreed to transfer her shares to the plaintiff for US$372,000 ("the 2011 Contract”).[note: 7] The transfer was completed on 23 January 2013,[note: 8] with the plaintiff holding 520,800 ordinary shares. In August 2014, the share capital was increased to 7,520,800 shares, with the plaintiff remaining as the only shareholder.[note: 9] On 10 July 2015, a share transfer form was lodged with the Accounting and Corporate Regulatory Authority ("ACRA”) effecting the transfer of these 7,520,800 ordinary shares in the first defendant from the plaintiff to Thao.
10     It was the plaintiff’s case that this last transfer was fraudulent. On 8 July 2015, Thao, who was in Singapore[note: 10], sent a blank share transfer form to the fourth defendant, Le Thi Cam Tu ("Tu”) in Vietnam. Thao, it was contended, enlisted Tu’s assistance in stamping the plaintiff’s seal, without the plaintiff’s authority, on the blank share transfer form.[note: 11] Tu then arranged for the share transfer form to be delivered to Thao in a sealed envelope. When she received the share transfer form, Thao executed it as the buyer of the first defendant’s shares. The third defendant, Doan Thi Anh Tuyet ("Tuyet”) signed the form as a witness, although he admitted that he did not personally see Vu penning his signature on the form.[note: 12]
11     The plaintiff engaged a handwriting expert who opined that Vu’s signature on the share transfer form was most probably forged.[note: 13] The plaintiff’s case was that sometime between 8 July and 10 July 2015, Vu’s signature on the share transfer form was forged or caused to be forged by Thao and/or Tu and/or Tuyet.
Inducement of breach of contract and diversion of profits
12     The plaintiff contended an agreement existed with the first defendant, through course of dealing, for the supply and sale of processed instant coffee ("the Supply Agreement”). The material terms of the Supply Agreement included, inter alia:
(a)     The plaintiff, by its branch Saigon Coffee Factory ("SCF”) would supply processed instant coffee products under the G7 brand to the first defendant for on-selling to international clients ("Sales Contracts”).
(b)     SCF, which imported raw materials, would be the shipper of the processed instant coffee products sold by the first defendant. All the records of shipments would be kept by the plaintiff. As an aside, the plaintiff would be eligible for a tax refund in Vietnam if, within a stipulated number of days, it exported processed instant coffee products that were made from the imported raw materials. The plaintiff had to submit evidence of this to the Vietnamese authorities to claim the tax refund.
(c)     The plaintiff (acting through SCF) and the first defendant would deal exclusively with each other for the supply and sale of processed instant coffee products.
(d)     The first defendant would provide financial reports on the sales to the plaintiff.
(e)     For sales made to international clients (except those mentioned at (f) below):
(i)       the international clients would pay the purchase price to the first defendant;
(ii)       the first defendant would pay the plaintiff (through SCF) according to an internal pricing policy and retain the balance as earnings.
(f)     For sales made to Guangxi Dongxing Linyuan Trade Co Ltd ("Guangxi”) and Dongxing Taiping Trading Co Ltd ("Dongxing”):
(i)       Guangxi and Dongxing would pay the purchase price directly to the plaintiff (acting through SCF); and
(ii)       SCF would set off the amount paid by Guangxi and Dongxing against the amount owed by the first defendant in respect of all the other international sales.
13     According to the plaintiff, the Supply Agreement was carried out in accordance with its terms until about September 2015. From September to November 2015, Thao, Tu, Tuyet, TN Instant Coffee and/or TNI Ltd induced the first defendant to breach the Supply Agreement. Thereafter, in November 2015, instead of complying with the arrangement at (f), the first defendant, through its agents Thao and/or Tuyet, entered into contracts with Guangxi and Dongxing which in effect interposed TN Instant Coffee, instead of SCF, as the shipper of the processed instant coffee. The plaintiff estimated that between October 2015 and April 2016, US$9.4m had been diverted to TNI Ltd and away from the plaintiff.[note: 14]
14     Thao was also said to have caused the first defendant to stop submitting its financial statement reports and other documents to the plaintiff in accordance with the Supply Agreement. Further, as Thao and her co-conspirators had caused the plaintiff (acting through SCF) to be replaced by TN Instant Coffee as the shipper of the processed instant coffee products, the plaintiff was unable to submit the necessary documents to the Vietnamese authorities to claim the usual tax refund.[note: 15]
Stealing of seals and business registration certificates
15     The plaintiff alleged that on 16 October 2015, Thao, Tu, Van and two other unidentified men broke into the plaintiff’s premises in Vietnam and stole from the plaintiff’s secretary business registration certificates, seals and seal specimen registration certificates of the plaintiff, its various subsidiaries and associated companies, including SCF.
16     According to the plaintiff, Thao wrongfully used these stolen seals to appoint herself as the Vice Chairperson of the Board of Directors and General Director of both the plaintiff and Trung Nguyen Investment Corporation, a 70% shareholder of the plaintiff. Further, she used TN Instant Coffee’s seal to disrupt its business by closing two factories from 9 to 12 November 2015 and in March 2016, prohibiting key employees from entering the factories and obstructing deliveries.[note: 16]
Summary of relief sought
17     The plaintiff alleged it suffered losses which included the value of the shares in the first defendant, the amounts wrongfully diverted to TNI Ltd and the amount it would have been able to claim as tax refunds. It also alleged loss of goodwill, loss for expenses incurred for the disruption of the business and loss of profits as a result of the business disruption caused by use of the stolen seals. It prayed for damages to be assessed as against the conspirators.
18     The plaintiff sought a declaration that it was the beneficial owner of the 7,520,800 shares of the first defendant. The plaintiff also claimed that Thao induced the first defendant to breach the Supply Agreement.[note: 17]
19     Additionally, the plaintiff prayed for specific performance of an alleged agreement reached with the first defendant and Thao on 6 June 2013. Thao and the first defendant had agreed to provide the plaintiff with financial statement reports, management accounting reports and finance reports on a weekly, monthly, quarterly and/or yearly basis. These reports ceased to be provided after 19 October 2015 despite the plaintiff’s demands.[note: 18]
The stay application
20     In SUM 3356, the Applicants submitted that the heart of the dispute between the parties lay in the breakdown of the marriage between Vu and Thao; the dispute brought before the Singapore court was Vietnam-centric since it was a mere spill over of the larger breakdown between the two. The Applicants’ grounds for contending that Vietnam was the natural forum were:
(a)     Most of the facts in relation to the allegedly fraudulent transfer of shares occurred in Vietnam; the alleged conspiracy was formed in Vietnam. Breaches of the Supply Agreement and the stealing of company seals and business registration certificates occurred in Vietnam.
(b)     Most of the witnesses who had to testify were located in Vietnam and they were not compellable to testify in a Singapore court.
(c)     There was a multiplicity of proceedings such that there was a risk of conflicting judgments.
(d)     The proper law in relation to the various torts and the Supply Agreement was Vietnamese law since it bore the closest and most real connection with the alleged agreement.
21     The plaintiff, on the other hand, resisted the stay on the following grounds:
(a)     Vietnam has no jurisdiction over the plaintiff’s claim in conspiracy.
(b)     The domicile of the parties pointed to Singapore as the more appropriate forum. The first defendant was a Singapore company. Thao was at all material times managing the affairs of the first defendant. Tuyet and Van were employees of the first defendant. Further, Tuyet was a permanent resident of Singapore.
(c)     The non-party witnesses were all located in Singapore and thus the compellability of witnesses was not a relevant factor in determining whether Vietnam was a more appropriate forum.
(d)     The substance of the tort of conspiracy occurred in Singapore. The conspiracy began with Thao taking control of the first defendant and then continued with Thao inducing the first defendant to breach the Supply Agreement. These acts happened in Singapore making it the place of the tort.
(e)     The divorce proceedings between Vu and Thao were wholly separate and distinct from the Suit. The other proceedings were commenced for strategic reasons to bolster the Applicants’ application for a stay, and thus an abuse of process.
(f)     The plaintiff would not be able to enforce a judgment obtained in Vietnam even if the Vietnamese court declared that the purported transfer of the shares in the first defendant was fraudulently procured. Any judgment would not be for a sum of money but a mere declaration that the purported transfer was invalid. Such a judgment could not be enforced in Singapore because Vietnam was not party to the Reciprocal Enforcement of Foreign Judgments Act (Cap 265, 2001 Rev Ed).
Principles for granting a stay
22     The principles for granting a stay of proceedings on the basis of forum non conveniens are well established. At the first of two stages, the critical question is whether there is another available forum which is clearly or distinctly more appropriate than Singapore: see CIMB Bank Bhd v Dresdner Kleinwort Ltd [2008] 4 SLR(R) 543 ("CIMB Bank v Dresdner”) at [26]. Put another way, the inquiry is which forum has the most real and substantial connection with the dispute. Generally, the court will consider the following non-exhaustive factors: (a) personal connections, (b) connections to events and transactions, (c) governing law, (d) other proceedings and (e) shape of the litigation: see JIO Minerals FZC and others v Mineral Enterprises Ltd [2011] 1 SLR 391("JIO Minerals”) at [42].
23     If there is another available forum that is more appropriate than Singapore, the second stage of the Spiliada test requires the court to consider whether justice nevertheless requires that a stay should not be granted. This stage is only engaged if in the first stage of the inquiry, the court ascertains that there is indeed a more appropriate forum than Singapore.
Stage 1 of Spiliada: Was Vietnam a more appropriate forum?
Assets, events and transactions
24     Here, the personal connections of the parties to the dispute weighed in favour of Vietnam. All the parties, with the exception of the first defendant, were either Vietnamese nationals or Vietnamese entities. The plaintiff pointed to the fact that Tuyet was a Singapore permanent resident, but this was not of much significance given her Vietnamese nationality and the personal links of all the other defendants to Vietnam.
25     I turn now to the assets, events and transactions from which the dispute was said to have arisen out of. The plaintiff’s case was that it owned the first defendant arising from an acquisition, now disputed by Thao,that occurred in Vietnam and was governed by Vietnamese law.
26     Thao, Tuyet and/or Tu, it was contended, entered into a conspiracy to cause loss to the plaintiff. This began with Thao’s allegedly fraudulent acquisition of 7,520,800 shares in the first defendant from the plaintiff. It was not disputed that a blank share transfer form was drawn up in Singapore and sent to Tu who was in Vietnam. Tu was alleged to have wrongfully affixed the plaintiff’s seal on the blank transfer form before arranging for it to be sent back in a sealed envelope to Thao in Singapore. Thao’s evidence, which was supported by Tuyet, who signed the share transfer form as a witness, was that Vu’s signature was already on the share transfer form when the sealed envelope was opened. The Applicants thus submitted that any forgery must have occurred in Vietnam. The plaintiff disputed this claiming that the forgery occurred in Singapore. In my view, it could not be determined with reasonable certainty, based on affidavit evidence alone, where the alleged forgery occurred. Nor was the place of forgery fundamental to the conspiracy.
27     The plaintiff’s case was that the conspiracy to cause loss to the plaintiff continued, with TN Instant Coffee and TNI Ltd (both Vietnamese companies) joining in as co-conspirators to induce the first defendant to breach the Supply Agreement. It was clear that the Supply Agreement had more connections to Vietnam as compared to Singapore. The alleged terms of the Supply Agreement, was that the plaintiff, acting through a Vietnamese branch, SCF, would directly ship from Vietnam processed instant coffee products under the G7 brand to international clients. All records of shipments would be kept by the plaintiff in Vietnam. Payments from Guangxi and Dongxing were made to the plaintiff in Vietnam through SCF. Other clients made payment to the first defendant who would retain part of those monies as profit and remit the rest to the plaintiff in Vietnam. In addition, the first defendant was required to provide the plaintiff with certain documents to allow it to qualify for a tax refund in Vietnam. Further, the sales contracts with the international clients provided as a means of dispute resolution for arbitration by the Foreign Trade and Arbitration Committee at the Chamber of Commerce and Industry of Ho Chi Minh City.[note: 19] This showed that even the sales contracts with international clients that the first defendant (which was the only significant link that the dispute had with Singapore) had entered into were more closely connected to Vietnam.
28     The plaintiff averred that the conspiracy to induce the breach of the Supply Agreement flowed from the initial conspiracy to deprive the plaintiff of the shares, and concomitantly, control, of the first defendant. Thao and the co-conspirators were said to have caused TN Instant Coffee to replace SCF in Vietnam as the shipper of processed instant coffee products. Then there was the matter of the diversion of proceeds paid by Guangxi and Dongxing to TNI Ltd when they were supposed to be paid to the plaintiff. This also occurred in Vietnam. The first defendant also stopped providing the required documents to the plaintiff preventing it from obtaining the tax refund in Vietnam.
29     Finally, the plaintiff contended that Van joined the conspiracy and together with Thao, Tu and two unidentified men, broke into the plaintiff’s premises in Vietnam to steal business registration certificates, seals and seal specimen registration certificates of the plaintiff (including those of its various subsidiaries and associated companies). Thao then used these seals to disrupt the business of TN Instant Coffee, indirectly disrupting the plaintiff’s business, by closing factories in Vietnam and prohibiting key employees from entering the premises.
30     Considering all of the above, I found that there was a preponderance of connecting factors, in terms of the assets, events and transactions related to the dispute, to Vietnam. The only significant factor that connected the dispute to Singapore was the fact that the first defendant was a Singapore company, and its shares were assets in Singapore. Other than this, all the other significant events occurred in, or were at least connected with, Vietnam. Similarly most, if not all, of the material transactions were more closely connected to Vietnam.
Choice of law and the place of the dispute
31     The main cause of action in this suit is the tort of conspiracy. The choice of law rule that Singapore courts apply for torts is the double actionability rule: the tort must be actionable under both the lex fori and the lex loci delicti (see JIO Minerals at [88], Rickshaw Investments Ltd and another v Nicolai Baron von Uexkull [2007] 1 SLR 377 ("Rickshaw Investments”) at [53]. In this case, the plaintiff did not adduce any evidence as to whether the defendants’ actions constituted a tort in Vietnam, because they were of the view that the place of the tort was Singapore.
32     In EFT Holdings, Inc and another v Marinteknik Shipbuilders (S) Pte Ltd and others [2013] 1 SLR 1254 at [77], the High Court applied the following factors in determining the place of tort for a claim in conspiracy: (a) the identity, importance and location of the conspirators; (b) the place(s) of any agreement or combination; (c) the nature and place(s) of the concerted action; (d) the nature and place(s) of any unlawful act or means; and (d) the plaintiff’s location and the place(s) where he or it suffered loss.
33     It followed from my analysis of the personal connections and location of the parties, the various events and transactions comprising the tort, and the place where the plaintiff suffered damage, that the place of the tort is Vietnam. The connection of the true dispute between the parties to Singapore, apart from the fact that the first defendant, the plaintiff’s conduit for international sales, was a Singapore company, was rather tenuous. The first defendant’s liability under its supply agreement with the plaintiff was as a subsidiary company of the Vietnamese plaintiff. Most of the losses that the plaintiff said it suffered occurred in Vietnam. While the loss of the shares in the first defendant was suffered in Singapore, these were valuable only because their ownership entailed control of the export of the plaintiff’s products; the effect of that loss was felt in Vietnam. The place where the tort occurred is prima facie the natural forum for determining the claim, unless that place was purely fortuitous (Rickshaw Investments at [39]). In this case, the place of the tort was not purely fortuitous and is Vietnam.
Availability of witnesses, convenience and expense
34     At the outset, I should state that I did not consider the availability of witnesses to be a weighty factor in favour of either party. Witnesses considered in this regard generally referred to non-party witnesses (see Accent Delight International Ltd and another v Bouvier, Yves Charles Edgar and others [2016] 2 SLR 841 at [96]). Further, in CIMB Bank v Dresdner, the Court of Appeal explained (at [69]):
… In considering the location of witnesses as a factor, the court must bear in mind the issues in the action. Only witnesses whose evidence is potentially material and relevant to the issues in the action should be reckoned. … Moreover, location of witnesses is only really significant in relation to third-party witnesses who are not in the employ of the party as it could give rise to issues of compellability (see Rickshaw Investments ([25] supra) at [19]). … We are conscious that in this technologically-advanced age, the convenience of witnesses who may be located in a different jurisdiction should also be considered against the easy availability of video conferencing (see Peters Roger May v Pinder Lillian Gek Lian [2006] 2 SLR 381 at [26] and [27]).
35     Most of the material witnesses to the Suit were either in the employ of Thao or Vu and thus did not give rise to issues of compellability. The Applicants submitted that Le Tan Tai, who was the one who brought the share transfer form from Vietnam to Singapore, and Le Hanh Thi Bich, the secretary of the plaintiff who affixed the plaintiff’s seal on the share transfer form, were not compellable to testify in Singapore. However, from the facts that were before me, it was evident that these two potential witnesses were willing to do the bidding of either Vu or Thao. I thus did not place significant weight on this factor.
Proceedings in Vietnam
36     The Applicants submitted that I should also have regard to the proceedings that had been commenced in Vietnam. They contended that there was a real risk that Singapore courts and Vietnamese courts could arrive at inconsistent findings of fact. The proceedings which had been commenced in Vietnam were as follows:
(a)     Divorce proceedings between Vu and Thao.
(b)     Arbitration proceedings at the Vietnam International Arbitration Centre ("VIAC Arbitration”): Thao commenced arbitration claiming, in the main, that the transfer of her 520,800 shares in the first defendant under the 2011 Contract was invalid since the requisite licence from the Vietnamese Ministry of Planning and Investment ("MPI”) was not obtained. Thao had also commenced civil proceedings in the People’s Court of Ho Chi Minh City seeking to invalidate the transfer for the same reasons.
(c)     Civil proceedings in the People’s Court of Ho Chi Minh City. In these proceedings Thao was suing for wrongful dismissal as Permanent Vice General Director of the plaintiff in April 2015.
I will consider the effect of each of these proceedings in turn.
37     In the divorce proceedings, Thao sought division of, inter alia, 37,500,000 shares in the plaintiff. The plaintiff submitted that the divorce proceedings were wholly separate from the Suit. It pointed to its expert report on Vietnamese law which stated that property belonging to the plaintiff was separate and distinct from Vu’s personal assets and would thus be excluded from the matrimonial pool of assets. Also, the plaintiff had brought the Suit in its "corporate capacity to recover control of” the first defendant and this was wholly distinct from the divorce proceedings initiated by Thao against Vu, in the latter’s "personal capacity”.[note: 20] Further, it was said that Vietnamese law did not recognise the concept of beneficial ownership.[note: 21]
38     The Applicants on the other hand submitted that the Suit was "a mere spill over of the larger matrimonial dispute between [Vu] and [Thao] in Vietnam”.[note: 22] As the plaintiff pointed out, this was a little of an exaggeration because the divorce proceedings were concerned with dividing "common property” of Vu and Thao. One would expect, nevertheless, Vu’s position in the divorce to be that those shares properly belong to the plaintiff and not to Thao. If that was indeed the case, and as pointed out by the Applicant’s Vietnamese law expert, [note: 23] it was likely that the Vietnamese court hearing the matrimonial dispute would inquire into circumstances surrounding the alleged forgery. There was thus a possible overlap in terms of the factual findings that the Vietnamese and Singapore court would have to make on this particular issue. This overlap might result in both jurisdictions arriving at findings of fact that are inconsistent.
39     The VIAC Arbitration (and the related civil proceedings) and civil proceedings for wrongful dismissal were commenced after this suit was started, and the plaintiff submitted that little or no weight should be given to the existence of such proceedings because they were an abuse of process commenced to bolster the argument that there was another more appropriate forum elsewhere. The plaintiff relied on the decision of the House of Lords in De Dampierre v De Dampierre [1988] 1 AC 92 (at 108) where Lord Goff of Chieveley pointed out that while foreign proceedings may be relevant to the inquiry of whether a stay should be granted, they may be of no relevance at all if, for example, one party had commenced the proceedings for the purpose of demonstrating the existence of a competing jurisdiction or the proceedings had not passed beyond the stage of the initiating process (see also Peters Roger May v Pinder Lillian Gek Lian [2006] 2 SLR 281 at [33] and Exxonmobil Asia Pacific Pte Ltd v Bombay Dyeing & Manufacturing Co Ltd [2007] SGHC 137 at [18]). In The Hooghly Mills Co Ltd v Seltron Pte Ltd [1994] 3 SLR(R) 757 ("The Hooghly Mills”), for example, while the proceedings in India had been filed in June 1993, the writ was only served by the respondent in January 1994, some three months after the writ in Singapore had been issued and served. The High Court opined that the delay in service of the writ indicated that there was no true desire on the part of the respondent to litigate in India (at [26]).
40     On the facts, I noted that the VIAC Arbitration was commenced by Thao slightly belatedly; she had known by 26 November 2015 (the date of the writ) that the plaintiff was claiming for the return of its shares in the first defendant. She only commenced the VIAC Arbitration on 9 June 2016. Further, the facts in relation to the VIAC Arbitration were known to her in 2011. The mere fact, however, that proceedings were commenced belatedly, by itself, could not show that those proceedings were defensive in nature and were commenced just to demonstrate the existence of a competing jurisdiction. In The Hooghly Mills, there was clear evidence before the court that the respondent had not pursued its claim with the expected rigour, as seen from the belated service of the writ.
41     In the VIAC Arbitration, and as part of her defence to the present suit, Thao was claiming that the transfer of the first defendant’s shares pursuant to the 2011 Contract was invalid for failure to obtain the requisite licence from the MPI, as required under the terms of the contract. In my view, any findings that had to be made on this particular issue necessitated an inquiry into Vietnamese policy on the effect of the MPI licence. As a result, those specific issues were more suited to determination by a Vietnamese tribunal.
42     Thao’s claim for wrongful dismissal, on the other hand, lacked conviction. This was commenced on 27 July 2016, shortly after the filing of SUM 3356. It related to her dismissal in April 2015 before the alleged fraud occurred and was of marginal relevance to the suit at hand.
43     Be that as it may, there was a real risk that the Vietnamese and Singapore courts may reach contrasting findings of fact on material issuesIn the light of the other factors pointing to Vietnam as the natural forum, it was more just and efficient for all the players to be brought together in that one forum for the adjudication of all their disputes. In Chan Chin Cheung v Chan Fatt Cheung and others [2010] 1 SLR 1192 (see [44]–[46]), the Court of Appeal held that although the causes of action in Singapore and Malaysia were different, the trial courts would have to traverse much the same ground. In the result the High Court’s order for a stay pending outcome of the Malaysian proceedings promoted international comity.
Conclusion on stage 1
44     Having considered the factors relevant to stage one of the Spiliada test, I found that the dispute was clearly more closely connected with Vietnam. Vietnam was clearly and distinctly the more appropriate forum for the resolution of the dispute in the Suit.
Stage 2 of Spiliada: Whether justice requires that a stay not be granted
45     At the second stage, the onus was on the plaintiff to show circumstances which made it just for a stay not to be granted.
46     The plaintiff’s principal contention at the second stage was that it would be severely prejudiced because the Vietnamese courts did not have territorial jurisdiction over the first defendant. Further, it submitted that any judgment it may obtain in respect of the fraudulent transfer of the first defendant’s shares would not be binding on a Singapore company. The plaintiff would not be able to obtain an enforceable declaration that it was the owner of those shares. Further, the plaintiff pointed to the fact that it sought orders under s 194 of the Companies Act (Cap 50, 2010 Rev Ed) which concerns the power of the court to rectify the register of members for companies (see s 196A and 196C of the Companies Act). It argued that it would not be able to obtain such orders in Vietnam.
47     The Applicants’ expert in Vietnamese law disputed the fact that the Vietnamese court only had jurisdiction over entities within the territory of Vietnam. Further, they submitted that there was no juridical disadvantage to have the actions and complaints tried in Vietnam as it was the natural forum to decide all the disputes between the parties.
48     In my judgment, the reasons advanced by the plaintiff were not sufficient to justify a refusal of a stay. Nevertheless, as the first defendant is a Singapore company, and it was disputed as to whether the remedy under the Companies Act was necessary, these proceedings could be stayed pending the related proceedings in Vietnam, to leave the plaintiff to return, if necessary, to the Singapore courts to obtain its remedy under s 194 of the Companies Act or to effect the transfer of the first defendant’s shares between the plaintiff and Thao. Such an arrangement was in my view just as it gave effect to the finding that Vietnam was the proper forum for the resolution of the dispute and at the same time allowed the plaintiff recourse in Singapore, if necessary, at the appropriate juncture.
Conclusion
49     I therefore granted a stay of proceedings pending the outcome of proceedings in Vietnam involving the plaintiff, Vu, and any of the defendants in relation to any of the disputes in these proceedings.
50     On a related note, the plaintiff had applied for various injunctions. In aid of the proceedings in Vietnam and to protect the interest of the plaintiff in the first defendant, I granted an interim injunction restraining Thao from disposing of her shares in the first defendant until the outcome of proceedings in Vietnam. As explained by the High Court in Multi-Code Electronics Industries (M) Bhd and another v Toh Chun Toh Gordon and others [2009] 1 SLR 1000 this was pursuant to the Court’s residual jurisdiction under s 4(1) of the Civil Law Act (Cap 43, 1999 Rev Ed) that would allow the stayed Singapore action to be revived and carried forward if it became necessary (at [79]). That decision is not the subject of any appeal.
51     Costs, considered in the round for both the stay and injunction applications, were awarded to the Applicants in the sum of $15,000 (exclusive of disbursements).

[note: 1]Amended Statement of Claim at para 1a.
[note: 2]Ibid at para 1c.
[note: 3]Submissions of the defendants dated 2 August 2016 at para 4.
[note: 4]Thao’s sixth affidavit at paras 62 – 65.
[note: 5]Statement of Claim at para 22.
[note: 6]Ibid at para 20.
[note: 7]Thao’s sixth affidavit at para 38 - 40.
[note: 8]Ibid at para 46.
[note: 9]Ibid at para 53.
[note: 10]Thao’s sixth affidavit at para 70.
[note: 11]Amended statement of claim at para 25.
[note: 12]Thao’s sixth affidavit at para 75.
[note: 13]Vu’s 7th affidavit tab 20 para 7.
[note: 14]Plaintiff’s submissions at para 31.
[note: 15]Ibid at para 29.
[note: 16]Amended statement of claim at para 47.
[note: 17]Amended statement of claim at para 88.
[note: 18]Amended statement of claim at paras 90 – 91.
[note: 19]12th Affidavit of Vu at page 700.
[note: 20]Submissions of the plaintiff at para 85.
[note: 21]Vu’s 11th affidavit Tab 1 at para 24.
[note: 22]Submissions of the defendants are para 57.
[note: 23]Thao’s 8th affidavit tab 6 para 2b.

http://www.singaporelaw.sg/sglaw/laws-of-singapore/case-law/free-law/high-court-judgments/22604-trung-nguyen-group-corp-v-trung-nguyen-international-pte-ltd-and-others#Ftn_3





15. Bà Vũ Kim Hạnh vừa cho một ít lên Fb

"




Tại buổi ăn trưa làm việc của LBC hôm qua, anh Trần Viết Huân, chuyên gia tư vấn trưởng của Microsoft hỏi thân tình, chuyện cà phê Trung Nguyên (TN) ồn ào trên báo chí quá chừng, sao chị không viết gì? Tôi cười, tuần qua tôi bận, di chuyển liên miên, Cần Thơ, Hà Nội và cũng muốn nghĩ thêm. Huân là người đã mang tâm huyết về xây dựng hệ thống số cho Trung Nguyên và sau 2 năm, đã ra đi. Nói chuyện một hồi, Huân hỏi, bè bạn đang làm ở TN nói là ông Vũ vẫn điều hành công việc hàng ngày sao họ nói gì mà lên núi mất biệt 5 năm không gặp? Tôi gật đầu im lặng trước ý kiến khách quan của Huân

Chiều, tôi nhận được điện thoại anh bạn là thầy giáo dạy môn Pháp lý kinh doanh ở một đại học Singapore. Anh trả lời tôi một câu hỏi hôm trước về vụ Vinacap-Ba Huân, bỗng anh đùa: “Các doanh nhân Việt Nam thích kêu cứu Thủ tướng nhỉ? Từ chuyện bà Ba Huân, tôi tự hỏi, vụ kiện chuyển giao cổ phần trái phépcủa Trung Nguyên International, liệu sau khi tòa Singapore xử tiếp thì bà Thảo có kêu cứu Thủ tướng Lý Hiển Long không đây?”. Anh nhắn cho tôi một đường link của vụ kiện của Trung Nguyên Singapore. Được dịp cuối tuần nhiều thời gian hơn, tôi cũng lần mò đọc tài liệu vụ kiện. 

Cả một chuỗi hành động, sự kiện diễn ra liên tiếp trong năm 2015, qua tài liệu của tòa, hiện lên. Và trí nhớ nhắc tôi một câu chuyện rất buồn năm 2015 mà tôi từng không muốn nhắc tới. Chuyện thế này. Chiều ngày nhà báo VN 21/6/2015 (tôi nhớ rõ vì năm đó, ngày nhà báo trùng với ngày của cha) tôi đến văn phòng TN bàn một chương trình hợp tác giao lưu với SV Daklak, thì xảy ra một chuyện lạ. Ông Vũ có hẹn nhưng bận đột xuất nên tôi họp với người khác . Khi xong việc thì mới nghe về sự tình đang diễn ra: Buổi sáng, ông Vũ, Tổng giám đốc nhận được một lẵng hoa gửi tới với nội dung "Em và các con gửi tới anh nhân Ngày của cha". Buổi chiều, ngay trước giờ họp, ông Vũ nhận được một văn bản từ Toà án yêu cầu ông "đi giám định tâm thần" theo yêu cầu của người vợ. Hoa mừng ngày của cha và trát tòa về bịnh tâm thần. Cùng một ngày và từ cùng một người. Ông không bị tâm thần nhưng chắc chắn phải...bần thần!

Còn đây là số liệu trích từ tài liệu tòa án.

Tháng 4/2015. Bà Thảo bị bãi nhiệm Phó TGĐ Trung Nguyên.

Tháng 6/2015. Bà yêu cầu Tòa án buộc ông Vũ đi giám định tâm thần.

Và tháng 7. Xảy ra vụ việc mấu chốt dẫn tới vụ kiện ra tòa Singapore. Theo đơn kiện của ông Vũ, đã có giả mạo chữ ký của ông để chuyển giao trái phép con số hơn 7.500.000 cổ phần của ông Vũ tại CT Trung Nguyên international qua cho bà Thảo (tài liệu của tòa còn dự đoán là việc giả chữ ký được thực hiện từ ngày 8 đến 10/7/2015). Vụ kiện có nhiều chỗ liên quan vụ xử lý hôn của tòa Việt Nam nên đang chờ sẽ xét xử tiếp. Phần kết luận, điều 50 có ghi: để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn, Tòa đã ban một lệnh tạm thời hạn chế bà Thảo trong việc xử lý cổ phần của mình cho đến khi có kết quả tố tụng tại Việt Nam. 

Tháng 10/2015, bà Thảo đệ đơn ly hôn (vậy là vụ chuyển giao trái phép cổ phần diễn ra tháng 7, khi hai bên đang là vợ chồng, chưa làm thủ tục ly hôn) Tháng 11 ngày 26, năm 2015 ông Vũ mới biết vụ việc và khởi kiện ở tòa Singapore. Tài liệu của tòa Singapore cũng ghi nhận, ngày 16/10/ 2015 bà Thảo và một số người có đến trụ sở TN chiếm 15 con dấu của Tập đoàn Trung Nguyên (TNG) và các công ty con. 

Từ đó đến nay, với kinh nghiệm làm công việc hỗ trợ doanh nghiệp và cũng có một số bạn bè đang làm ở Trung Nguyên, tôi hiểu TNG (Trung Nguyên group) gặp không ít khó khăn, căng thẳng, cả mệt mỏi, vì những vụ tranh chấp liên miên. Thử hình dung, một thành viên HĐQT một công ty, đang tranh chấp tài sản công ty, lại lập ra một công ty khác, kinh doanh cùng ngảnh nghề, tên cũng tương tự và tất cả nhận diện tương tự. Tôi không phải luật sư nhưng nhìn qua là hiểu: việc lập TNI và sản xuất kinh doanh sản phẩm “TNI King Coffee” có cùng công thức và có lúc sử dụng hệ thống phân phối lâu nay của TNG để kinh doanh chính là xâm phạm bí mật kinh doanh (công thức chế biến).và cạnh tranh không lành mạnh. Nhãn hiệu TNI có những dấu hiệu rất dễ gây nhầm lẫn với sản phẩm cà phê của TNG (chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, màu sắc tương tự TNG) là có vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu. Và gần đây, bà Thảo thường xuyên đăng thông tin là TNG bị thao túng cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của TNG và đến hoạt động kinh doanh của TNG.

Tôi nhớ có cái Tết cách đây hai hay ba năm, các bạn bộ phận sản xuất của TN chạy tứ tán tìm mua loại máy nhỏ sản xuất cà phê để bán mùa Tết cho đại lý vi hợp đồng ký rồi mà nhà máy bị niêm phong theo yêu cầu bà Thảo “áp dụng biện pháp ngăn chận khẩn cấp” .

Công ty thành lập từ 1996 với 3 thành viên sáng lập: ba, mẹ và ông Vũ, tới 1998 bà Thảo mói về làm dâu và tới 2006 công ty cổ phần mới thành lập và bà Thảo mới chính thức tham gia điều hành. Cho rằng tình hình thật tệ, gào lên kêu cứu là công ty bị thao túng, TGD bị tâm thần...phải chăng là quá bất công, quá tội cho những thành viên đồng sáng lập từ đầu và cả cho 5.000 con người làm việc ở TNG? Nếu đừng có những xâm phạm trong cạnh tranh thì TN còn kinh doanh tốt hơn bởi dù nhiều khó khắn, TN vẫn kinh doanh ỏn, nhất là mở rộng thị trường chính ngạch Trung quốc tốt và vẫn bền bĩ tiến hành các công trình văn hóa xã hội (làng cà phê, bảo tàng cà phê, hành trình giao lưu SV toàn quốc khởi nghiệp, tặng sách...).

Chuyện ông Vũ có suy nghĩ hoang tưởng, vĩ cuồng khiến người ta thấy khó ưa, thấy dị ứng cũng hiểu được, nhưng đó không phải là vi phạm pháp luật. Liên quan pháp luật thì tòa đã buộc đi giám định tâm thần nhiều lần, chứng minh đủ năng lực hành vi theo luật pháp đã được thực hiện đầy đủ. Các bạn đọc tới đây sẽ bật hỏi: vậy chứ TN bị câm sao mà không “kêu cứu”, không la lên cho dư luận biết rõ thông tin ? Tôi chẳng biết. Chỉ biết một điều: ông Vũ cấm tuyệt đối chuyện nói việc vợ chồng tranh chấp trên báo hay mang XH.

Vì sao phải cấp tập, rầm rộ làm dậy sóng dư luận, “kêu cứu” tràn lan từ mạng xã hội đến trả lời phỏng vấn báo chí trong khi phía “bị kêu cứu” vẫn “tịnh khẩu”?. Tôi thấy cần kêu cứu cho...SỰ THẬT. Phải tạo một không gian công bằng, bình thường, tôn trọng công luận để Tòa án và pháp luật thực hiện trách nhiệm của mình. Ảnh.Một góc quán CF sách TN ở Alexandre de Rhodes

"
https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10156815026176122



14.



Ồn ào tin cựu Chủ tịch Đắk Lắk làm sếp Trung Nguyên: 'Nói lung tung'

Ông Lữ Ngọc Cư, cựu Chủ tịch tỉnh, cựu Giám đốc công an tỉnh Đắk Lắk, phủ nhận việc được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Trung Nguyên.
Tranh chấp của vợ chồng "vua cà phê" Trung Nguyên leo thang khi bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi thư cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ để phản đối việc ông này bổ nhiệm hai chức danh Phó tổng giám đốc thường trực và Phó tổng giám đốc truyền thông Tập đoàn Trung Nguyên Legend.
Ồn ào tin cựu Chủ tịch Đắk Lắk làm sếp Trung Nguyên: 'Nói lung tung'
Ông Lữ Ngọc Cư, cựu Chủ tịch tỉnh, cựu Giám đốc công an tỉnh Đắk Lắk.
Theo bà Thảo, ngày 8/8 Trung Nguyên bổ nhiệm ông Lữ Ngọc Cư giữ chức Phó tổng giám đốc thường trực, và bà Phạm Thị Điệp Giang giữ chức Phó tổng giám đốc truyền thông. Việc ông Vũ tự ban hành quyết định bổ nhiệm ông Cư và bà Giang là không đúng, không phù hợp với điều lệ và các quy định của pháp luật.
Phó tổng giám đốc thường trực và Phó tổng giám đốc truyền thông là chức danh cán bộ quản lý quan trọng của công ty mà theo quy định chỉ có Hội đồng quản trị mới có quyền bổ nhiệm hai chức danh trên. Vì vậy, bà Thảo đề nghị Trung Nguyên thu hồi các quyết định bổ nhiệm và các nội dung thông báo đã ban hành.
Ồn ào tin cựu Chủ tịch Đắk Lắk làm sếp Trung Nguyên: 'Nói lung tung'
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Tối 8/8, ông Lữ Ngọc Cư phủ nhận việc được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Trung Nguyên.
“Trước đây, Tập đoàn Trung Nguyên có mời tôi về làm việc nhưng tôi đã từ chối. Việc này xảy ra từ lâu”, ông Cư nói và cho rằng thông tin bà Diệp Thảo viết trên trang cá nhân là “nói lung tung”.
Chúng tôi đã liên hệ và đang đợi phản hồi của Trung Nguyên về việc này.
Vợ chồng Diệp Thảo - Nguyên Vũ là hai đồng sáng lập của Trung Nguyên nhưng 3 năm qua hai vợ chồng đối mặt với vòng xoáy kiện tụng về quyền quản lý doanh nghiệp.
(Theo Zing)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/cuu-chu-tich-dak-lak-phu-nhan-viec-lam-sep-ca-phe-trung-nguyen-469045.html




13.

"


Ông Lữ Ngọc Cư, từ ngày bị miễn nhiệm chức Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk, thường xuyên gắn bó với nhóm quản lý tại Trung Nguyên. 

Phòng làm việc của ông tại lầu 9, trụ sở Bùi Thị Xuân, chính là văn phòng của tôi trước đây. 

Ông tham gia rất nhiều hoạt động nội bộ của Trung Nguyên suốt thời gian qua và có lẽ chỉ chờ đến ngày 8/8 để được bổ nhiệm chính thức.


Đầu năm nay, ông dẫn đầu đoàn lãnh đạo Trung Nguyên đi trồng cây tại Buôn Ma Thuột. Báo chí vẫn còn đăng ảnh ông, website Trung Nguyên vẫn còn bôi đậm tên ông trên bản tin của mình. Ông là cựu quan chức đã bị kỷ luật, vậy ông cầm cuốc xới đất ở Trung Nguyên với tư cách gì, nếu không phải là lãnh đạo? Trong nhiều chương trình khác của Trung Nguyên, lúc nào ông tham gia thì cũng thường có bóng công an đi kèm.

Hôm qua, ông phủ nhận việc mình có liên quan tới những người luôn tuyên bố “phụng sự vô vị lợi” tại Trung Nguyên. Nếu ông làm đúng điều đó từ trước thì anh Vũ có lẽ giờ đã khác. Nhưng tôi hiểu tại sao ông phủ nhận. Tất cả nhờ sức ép từ mạng xã hội và báo chí. 
Tôi thật sự cảm động với sự quan tâm và giúp sức của cộng đồng. Tôi biết rằng mình đã không còn đơn độc.


Từ ngày bị truất quyền khỏi Trung Nguyên, mọi văn bản giấy tờ của tôi gửi tới Tập đoàn luôn bị phớt lờ, không hồi đáp. Tôi từng cầu cứu nhiều nơi, từ Bệnh viện, Công an cho tới Tòa án, nhưng họ - những người đang nắm giữ anh và nắm giữ tài sản của gia đình tôi – luôn tìm mọi cách để đi trước và vô hiệu hóa những nỗ lực của tôi. Vì thế, suốt nhiều năm qua, tôi chỉ biết giải quyết việc nhà, việc công ty trong sự âm thầm đến mức nhiều khi tưởng vô vọng.
Nhưng bây giờ, tôi chọn giải pháp lên tiếng để mọi người, và cả anh, nhìn thấy rõ sự thật. Tôi sẵn sàng minh bạch hóa thông tin về những thế lực mờ ám đang núp sau anh. Tôi có một niềm tin sâu sắc rằng cuộc sống rất diệu kỳ. Khi làm đúng, chúng ta không có gì phải sợ hãi, lẩn tránh hay cuống cuồng giấu nhẹm.
Nếu ông Cư nhận rồi mà buộc phải nói dối, hoặc phải chối bỏ ngay vì sợ hãi thì chính là nhờ sự giúp sức công luận. Thêm thông tin nữa là chức phó tổng giám đốc khác, đúng như tôi viết, đã được báo Tiền phong xác nhận là trao cho tác giả chiến lược “cửu cung truyền thông” Phạm Thị Điệp Giang.
Hành trình cứu anh và cứu Trung Nguyên vẫn tiếp tục. Tôi hiểu rằng mỗi lần lên tiếng có thể sẽ làm phiền những người không muốn nghe chuyện thị phi, bởi chính tôi không bao giờ muốn vậy. Nhưng chỉ cần mỗi người giúp 1 ngón tay thôi thì những bàn tay hắc ám sẽ phải rụt lại. Tôi xin cảm ơn cộng đồng, cảm ơn những bạn nhân viên Trung Nguyên đang ủng hộ và cung cấp thông tin cho tôi, cảm ơn các anh chị nhà báo, cảm ơn tất cả mọi người! Tôi luôn tin điều tốt lành sẽ tới và luôn trân trọng, biết ơn cuộc sống này!






"
https://www.facebook.com/madamediepthao/posts/1798551643556510




12.

"
Khi buộc phải lên tiếng về Trung Nguyên sau nhiều năm âm thầm làm việc và hậu thuẫn chồng, tôi vô cùng đau xót. Trung Nguyên là “đứa con” yêu quý của gia đình chúng tôi, về mọi nghĩa.
Nhưng người ta đang muốn cướp trắng Trung Nguyên bằng mọi giá, nhất là khi điều kiện ngày càng thuận lợi: ông chủ thì không minh mẫn mà bà chủ thì bị tước quyền.

Năm 1996, khi khởi nghiệp, chúng tôi đã cùng chọn màu nâu đỏ làm logo - màu của hạt cà phê chín và cũng là màu của mảnh đất bazan Tây Nguyên huyền thoại. Đặt tên Trung Nguyên cũng là cách mà vợ chồng chúng tôi muốn lưu giữ kỷ niệm tình yêu tại đây và tri ân mảnh đất trù phú này. 
Năm 2013, anh Vũ đi thiền tại M’drăk với một nhóm người. Khi trở về, anh đã biến đổi, không còn là anh nữa. Mấy ngày sau, anh đưa tôi 1 tấm hình được photoshop, trong đó, anh đứng ở vị trí trung tâm, xung quanh là Đức Chúa, Đức Phật và các vĩ nhân khác. Anh bảo rằng đó là điều anh nhìn thấy sau 49 ngày thiền định. Tôi gắng giải thích rằng đó chỉ là ảo giác do anh nhịn ăn lâu quá thôi, đồng thời tìm cách đưa anh đi chữa bệnh. Nhưng anh rất giận dữ vì nghĩ rằng tôi đang chống lại thiên mệnh của anh. Tuy nhiên, nhiều người khác, trong đó có cả người thân của gia đình anh và một số người có uy tín trong xã hội, bắt đầu tung hô rằng anh đã đạt thông linh và được thay mặt Thượng đế sắp đặt lại thế gian đang lầm lạc.
Sự thẳng thắn của tôi là cái cớ để những người tung hô dối trá bắt đầu ly gián vợ chồng tôi. Rất nhanh sau đó, tôi bị truất quyền điều hành tại Trung Nguyên vô cớ. Tất cả tài liệu quản trị điều hành của tôi, bao gồm hệ thống đối tác, nhà phân phối, khách hàng quốc tế... cũng bị cướp sạch. 
Tôi bắt đầu nhận ra một kịch bản cướp bóc hoàn hảo đang được dựng lên, dựa trên tình trạng bất ổn của anh và đẩy được tôi ra khỏi Tập đoàn. Việc đầu tiên là đổi tên Trung Nguyên thành Trung Nguyên LEGEND và công bố tầm nhìn - sứ mạng mới. Khi nhìn thấy logo, tôi giật mình kinh hãi, bởi đó chính là hình ảnh biểu tượng hóa từ bức hình mà anh đã đưa tôi khi xưa. Trong bộ nhận diện thương hiệu này, màu nâu đỏ quen thuộc hoàn toàn biến mất, thay vào đó là màu trắng – đen. Chữ LEGEND nổi bật, lấn át chữ Trung Nguyên. Rồi Trung Nguyên tuyên bố danh xưng chính thức là “Tập đoàn Legend toàn cầu”. Bằng tên gọi mới này, trong tương lai gần, chữ Trung Nguyên bé nhỏ kia sẽ biến mất, chỉ còn lại tập đoàn Legend mà thôi. 
Ngay lập tức, tôi phải đành lòng làm đơn ly hôn, vì đó là cách duy nhất để ngăn chặn kịch bản thao túng anh và cướp bóc Trung Nguyên. Nhưng cũng vì thế mà suốt những năm qua, tôi trở về công ty không nổi mà ly hôn cũng không xong. Mục tiêu của nhóm quản lý là rút lõi và phá sạch công ty của gia đình chúng tôi trước đã. Khi công ty không còn gì, hoặc chỉ còn đống nợ, may ra chúng tôi mới được yên thân. Tới lúc đó, Trung Nguyên của chúng tôi có thể đã không còn, nhưng Legend thì chắc chắn đã thuộc về những người khác.

Bên trong kế hoạch “ve sầu thoát xác” đó, toàn bộ hệ thống quản lý cũng thay đổi theo. Nhiều nhân viên yêu mến tôi bị hù dọa hoặc cô lập đến mức sợ quá phải nghỉ. Đội ngũ điều hành cấp cao toàn quyền quyết định việc mua bán, thu chi của Tập đoàn. Kế thừa danh tiếng từ 20 năm qua nên Trung Nguyên vẫn luôn được yêu mến. Vì thế, nhìn từ phía ngoài, Trung Nguyên vẫn có vẻ phát triển ổn định. Nhưng tôi hiểu, nội tình bên trong vô cùng rối ren. Hàng loạt khoản tiền chi khổng lồ được ký vô tội vạ do đã có “thượng phương bảo kiếm” là quyết định ủy quyền mà anh Vũ ký cho một nhóm có tên là Tổ vận hành. 
Hãy nhìn dàn siêu xe thường xuyên được thay mới, mua đi bán lại hàng trăm tỉ đồng. Hãy nhìn hệ thống quán bị rút ruột, nhiều nơi phải đóng cửa trong Nam ngoài Bắc. Hãy nhìn đội ngũ quản lý cấp trung bị đình chỉ công tác và thậm chí ra hầu tòa vì biển thủ. Hãy nhìn hành vi tự chặn hàng xuất khẩu của chính mình và liên tục kiện tụng tôi không mệt mỏi trong suốt những năm qua. Hãy nhìn dàn siêu xe đi tặng sách với một con mắt khác, nếu bạn biết chi phí để tặng sách khổng lồ như thế nào. Mỗi người chỉ nhận được vài cuốn thôi, nhưng nhóm tổ chức việc tặng sách sẽ rút được số tiền đủ để xây dựng những ngôi nhà to như thư viện. Việc rút ruột núp dưới vỏ bọc của những hoạt động thiện nguyện khiến nhiều người tin rằng anh vẫn đang điều hành công ty một cách lành mạnh.
Giờ đây, những hành vi đen tối đang dần được phơi sáng. Nhưng những điều hiển nhiên này khi nói ra vẫn bị nghi ngờ hoặc chỉ trích. Bởi họ vẫn đang tìm cách che giấu sự thật, mê hoặc một số người chưa hiểu rõ sự tình, kể cả những người có uy tín trong xã hội, đồng thời tổ chức những hoạt động truyền thông bôi nhọ tôi khắp nơi. 
Nhưng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng, dẫu cho phải nuốt nước mắt hoặc bị xúc phạm ghê gớm, khi buộc lòng viết những điều đau đớn về anh và Trung Nguyên. Tất cả với 1 mục tiêu duy nhất: cứu anh ra khỏi những người đó! Bởi cứu được anh cũng chính là cứu được Trung Nguyên!








"
https://www.facebook.com/madamediepthao/posts/1797302967014711



11.





08/08/2018 18:11

(NLĐO) – Trao đổi riêng với Báo Người Lao Động, chiều 8-8, ông Lữ Ngọc Cư, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, đã phủ nhận việc ông về làm Phó tổng giám đốc thường trực cho Tập đoàn Trung Nguyên.

Khi đề cập đến thông tin này, ông Cư phủ nhận: "Không, không, mình không có làm. Họ nói vậy chứ mình đâu có làm. Bên Trung Nguyên có mời thật nhưng mình đã từ chối. Từ chối lâu rồi mà" - ông Cư nói.
Ông Cư cũng cho biết từ trước tới nay, ông không làm ở vị trí nào trong Tập đoàn Trung Nguyên, dù đã có lời mời.
Ông Lữ Ngọc Cư nói gì về thông tin làm phó tổng Trung Nguyên? - Ảnh 1.
Cư dân mạng đang truyền nhau giấy mời lễ bổ nhiệm và cho rằng ông Cư sẽ vào vị trí số 2 của Tập đoàn Trung Nguyên
Trong khi đó, chiều cùng ngày, trên trang cá nhân của bà Lê Hoàng Diệp Thảo xuất hiện một dòng trạng thái, trong đó cho rằng: "Suốt 20 năm qua, tôi là phó tổng giám đốc thường trực tại Trung Nguyên – vị trí đứng thứ 2 chỉ sau anh Vũ… Hôm nay, vị trí đó được trao cho ông Lữ Ngọc Cư, cựu giám đốc công an, cựu chủ tịch tỉnh Đắk Lắk. Ông Ngọc Cư sau khi bị bãi nhiệm chức danh chủ tịch UBND vào năm 2012 do nhiều sai phạm, lập tức gắn bó chặt chẽ với nhóm quản lý cấp cao ở Trung Nguyên". 
Trên dòng trạng thái này, bà Thảo cũng cho rằng bà đã gửi văn bản phản đối quyết định bổ nhiệm này.
Ông Lữ Ngọc Cư nói gì về thông tin làm phó tổng Trung Nguyên? - Ảnh 2.
Nhiều người phát hoảng với mục tiêu đưa ra của Trung Nguyên
Ngay sau khi dòng trạng thái được đăng trên trang cá nhân của bà Thảo, đã thu hút nhiều lượt bình luận và chia sẻ thể hiện sự lo lắng đối với thương hiệu cà phê Trung Nguyên.
Tuy nhiên, nói về dòng trạng thái này, ông Cư bảo: "Cái chị ấy nói lung tung mà hơi đâu. Trước đây họ có mời nhưng tôi không tham gia".

Hồng Ánh

https://nld.com.vn/thoi-su/ong-lu-ngoc-cu-noi-gi-ve-thong-tin-ong-lam-pho-tong-trung-nguyen-20180808181115749.htm



10.




























Đặng Lê Nguyên Vũ đưa người mới thay vị trí của vợ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo phản đối

L.T | 
Đặng Lê Nguyên Vũ đưa người mới thay vị trí của vợ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo phản đối

Theo bà Thảo, việc bà không có mặt trong cuộc họp bổ nhiệm là chuyện không hợp lệ, nhất là khi chức danh Phó tổng giám đốc vốn thuộc về bà.

Ngày 8/8, Trung Nguyên bất ngờ có thông báo về lễ bổ nhiệm hai vị trí quan trọng trong ban lãnh đạo tập đoàn. Theo đó, tập đoàn này sẽ có Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Trung Nguyên Legend và Phó Tổng giám đốc Truyền thông Tập đoàn Trung Nguyên Legend mới kể từ 9h ngày 8/8.
Ngay lập tức, phía bà Lê Hoàng Diệp Thảo - người đã đươc khôi phục vị trí Phó Tổng giám đốc thường trực sau quyết định của Toà án nhân dân TP HCM từ tháng 9/2017 - công bố văn bản gửi ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trung Nguyên. Công văn khẳng định phía bà Thảo phản đối việc ban hành quyết định bổ nhiệm hai chức vụ này.
Đặng Lê Nguyên Vũ đưa người mới thay vị trí của vợ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo phản đối - Ảnh 1.
Thư mời tham dự lễ bổ nhiệm hai vị trí lãnh đạo thuộc Trung Nguyên.
"Nay, tôi viết thư này để gởi đến ông cùng ban điều hành, các cấp quản lý, cán bộ công nhân viên thuộc Tập đoàn Trung Nguyên được biết và phản đối việc bổ nhiệm đối với hai cá nhân nắm giữ hai chức danh trên là hoàn toàn không phù hợp và trái với các quy định của Điều lệ và Pháp luật, cụ thể như sau:
- Trước hết, tôi xin khẳng định rằng: Tôi và ông là một trong những đồng chủ sở hữu và đồng quyền trong việc sở hữu đến 93% quyền tài sản (tài sản hữu hình và tài sản vô hình) tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. 
Từ nhiều năm nay, Tôi là Thành viên HĐQT và Phó tổng giám đốc thường trực tập đoàn Trung Nguyên. 
Tôi đã trực tiếp tham gia chỉ đạo, điều hành Tập đoàn và các công ty đạt kết quả cao và đã đóng góp đáng kể vào thành tựu phát triển lớn mạnh của Tập đoàn trong suốt thời gian hơn 20 năm qua, đưa thương hiệu cà phê Trung Nguyên nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung ngày càng vươn xa trên thế giới.
Căn cứ tại khoản 23.2 Điều 23 của Điều lệ công ty quy định: "Thẩm quyền trong bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó đều thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị".
Mặc dù, điều luật không liệt kê cụ thể cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty là những chức danh nào nhưng hai chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực và Phó Tổng giám đốc truyền thông chắc chắn phải là chức danh cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty mà Điều luật quy định. 
Bởi lẽ, trong hoạt động quản lý điều hành công ty, ngoài Hội đồng quản trị thì Ban Tổng giám đốc là những người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty. Do đó, theo quy định trên thì chỉ có Hội đồng quản trị mới có quyền bổ nhiệm hai chức danh trên.
Đặng Lê Nguyên Vũ đưa người mới thay vị trí của vợ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo phản đối - Ảnh 2.
Văn bản có ký tên của bà Thảo gửi đến Trung Nguyên đúng một ngày trước khi lễ bổ nhiệm diễn ra.
Cho đến thời điểm này, tôi chưa được thông báo về việc mời họp để thông qua việc bổ nhiệm các chức danh này. Vì thế, việc bổ nhiệm trên hoàn toàn không đúng với quy định của Điều lệ Công ty.
Liên quan đến việc bãi nhiệm tôi khỏi chức danh Phó tổng giám đốc thường trực tại Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên hoàn toàn sai trái và đã được Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định là trái pháp luật, đồng thời tuyên huỷ bỏ và khôi phục lại chức danh này cho tôi bằng bản án số 1297/2017/KDTM-ST ngày 22/9/2017 và buộc ông không được ngăn cấm, cản trở tôi tham gia điều hành, quản lý công ty với tư cách là một thành viên HĐQT và Phó Tổng giám đốc thường trực.
Giờ đây, ông lại bổ nhiệm cho người khác giữ hai chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực và Phó tổng giám đốc truyền thông là hoàn toàn không hợp lệ, bởi trong khi bản thân ông đang kháng cáo bản án trên thì nay lại bổ nhiệm cho người khác nắm giữ chức danh Phó tổng giám đốc thường trực này. 
Những việc làm liên tiếp này thể hiện rõ ý đồ của ông trong việc cô lập, cản trở tôi khỏi việc tham gia quản lý điều hành Tập đoàn Trung Nguyên, xoá bỏ mọi công sức đóng góp và tâm huyết của Tôi trong thời gian qua.
Bởi các lẽ trên, việc ông đã tự ban hành quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực và chức danh Phó Tổng giám đốc truyền thông là không đúng, không phù hợp với điều lệ và các quy định của pháp luật. 
Điều này không những đã ảnh hưởng đến quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của tập đoàn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Do vậy, bằng văn bản này, tôi đề nghị ông ngay lập tức thu hồi các quyết định bổ nhiệm và các nội dung thông báo đã ban hành trái quy định và trái pháp luật nêu trên, đồng thời chấm dứt ngay các hành vi cản trở các quyền điều hành liên quan đến hoạt động kinh doanh của tôi tại Tập đoàn Trung Nguyên và các công ty trực thuộc tập đoàn".
http://soha.vn/dang-le-nguyen-vu-bo-nhiem-nguoi-moi-cho-vi-tri-cua-vo-ba-le-hoang-diep-thao-ra-cong-van-phan-doi-20180808170746116.htm




9.

Cựu chủ tịch tỉnh làm lãnh đạo Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo viết đơn cầu cứu

Chiều nay (8/8), bà Lê Hoàng Diệp Thảo, vợ ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, xác nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực tại Trung Nguyên đã được thay thế.
Cụ thể, ông Lữ Ngọc Cư, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lăk thay thế bà Thảo giữ chức Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn Trung Nguyên.
Bà Thảo cho rằng, suốt 20 năm qua, bà là Phó Tổng Giám đốc thường trực tại Tập đoàn Trung Nguyên, vị trí thứ 2 chỉ sau ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Hai người đã cùng gây dựng cơ nghiệp từ số 0 lên số 1, bôn ba khắp nơi để đưa Trung Nguyên và G7 vươn ra thế giới.
Cựu chủ tịch tỉnh làm lãnh đạo Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo viết đơn cầu cứu
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo xác nhận, sáng nay, vị trí Phó Tổng Giám đốc Thường trực Tập đoàn Trung Nguyên đã có người thay thế. (Ảnh tư liệu)
“Là đồng sáng lập và đồng sở hữu Tập đoàn Trung Nguyên, cũng là người được Tòa án Nhân dân TP.HCM tuyên bố khôi phục vị trí này từ tháng 9.2017, tôi đã gửi công văn phản đối quyết định bổ nhiệm này?”, bà Thảo viết.
“Tôi xin gửi đơn cầu cứu khẩn thiết đến Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng! Xin hãy cứu lấy 1 thương hiệu quốc gia, 1 doanh nghiệp có hàng ngàn lao động và 1 gia đình. Quan trọng hơn cả, xin cứu lấy 1 mạng người là chồng tôi!”, bà Thảo tiếp.
Trước đó, bà Thảo cũng nhiều lần gửi thư cầu cứu khắp nơi, mong được hỗ trợ giải quyết những tranh chấp trong nội bộ Tập đoàn Trung Nguyên và các vấn đề liên quan đến sức khỏe chồng bà, là ông Đặng Lê Nguyên Vũ.  
Mối quan hệ cả trong gia đình và điều hành doanh nghiệp của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo rơi vào cảnh “lộn xộn”, tốn nhiều giấy mực của báo chí trong thời gian qua.
Trước đó, tháng 4.2015, Tập đoàn Trung Nguyên ra quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà Thảo tại TNG. Việc bãi nhiệm này đã đẩy bà Thảo ra khỏi cương vị của người đồng sáng lập, quản lý và điều hành của Tập đoàn. Trong thời gian này, bà Thảo vẫn tiếp tục điều hành Công ty Trung Nguyên International (TNI) có trụ sở tại Singapore.
Đến tháng 11.2015, TNG tiếp tục tổ chức họp hội đồng quản trị để tiếp tục bãi nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của bà Thảo tại Trung Nguyên IC.
Cựu chủ tịch tỉnh làm lãnh đạo Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo viết đơn cầu cứu
Sau nhiều năm vắng bóng, mới đây ông Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện tại một sự kiện được cho là đậm tính tâm linh của Tập đoàn Trung Nguyên.
Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4.2016, TNG tiếp tục bãi nhiệm bà Thảo khỏi các chức danh Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Đặng Lê, thay đổi người đại diện theo pháp luật của Trung Nguyen IC từ bà Thảo sang ông Vũ…
Đến tháng 7.2017, TNG đệ đơn lên Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang yêu cầu bà Thảo trao trả nhà máy cà phê Bắc Giang. Đây là nhà máy duy nhất của Trung Nguyên mà bà Thảo đang điều hành để xuất khẩu các sản phẩm cà phê G7 ra quốc tế. TNG cũng yêu cầu bà Diệp Thảo bồi thường số tiền 1.709 tỷ đồng vì gây thiệt hại cho Trung Nguyên IC (Công ty đang quản lý nhà máy cà phê Bắc Giang).
Ngày 22.9.2017, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã có phán quyết khôi phục tư cách Phó Tổng Giám đốc của bà Thảo tại TNG. Tuy nhiên, ngày 10.10.2017, TNG đã gửi đơn kháng cáo bản án này và tiếp tục ra Quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Thảo.
Ngày 7.2.2018, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án. Nhưng ngay trước phiên xét xử, TNG đã có đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm. Mới đây nhất, ngày 4.8.2018, cả ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đều xuất hiện tại tòa án nhân dân TP.HCM để hòa giải li hôn. Tuy nhiên, vụ hòa giải bất thành khi cả hai chưa đồng thuận trong vấn đề cấp dưỡng cho 4 người con chung.
Cựu chủ tịch tỉnh làm lãnh đạo Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo viết đơn cầu cứu
Một góc quán cà phê King của bà Lê Hoàng Diệp Thảo vừa khai trương cuối tuần qua tại TP.HCM.
Dù bận rộn với những vụ kiện kéo dài, cuối tuần qua, bà Thảo cũng đã chính thức đưa chuỗi quán King Coffee tiến về TP.HCM. Quán cà phê King Coffee này nằm tại vị trí được coi là “thánh địa” cà phê Sài Gòn lâu nay (khu vực đường Đồng Nai, P.15, Q.10, TP.HCM).
Trong khi đó, Trung Nguyên năm nay cũng lần đầu tiên được Forbes Việt Nam xếp vị thứ 32 trong TOP 40 doanh nghiệp có giá trị nhất Việt Nam. Forbes Việt Nam định giá Tập đoàn Trung Nguyên ở mức 42 triệu USD. 
(Theo Dân Việt)
Donald Trump tung cú đánh mạnh, Trung Quốc lộ 'điểm yếu chết người'

Donald Trump tung cú đánh mạnh, Trung Quốc lộ 'điểm yếu chết người'

Hàng loạt 'điểm yếu chết người' lộ diện khiến giới đầu tư lo ngại Trung Quốc sẽ không thể kiểm soát được tình hình trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump luôn cứng rắn và bất thường.
Ô tô 'hot' giảm giá 200 triệu: Sập sàn đón tháng cô hồn

Ô tô 'hot' giảm giá 200 triệu: Sập sàn đón tháng cô hồn

Cận kề tháng cô hồn, các hãng ô tô đang chạy đua nước rút để đẩy mạnh doanh số bán xe. Đón đầu thị trường, hàng loạt mẫu xe đã giảm giá, trong đó có xe giảm tới hơn 200 triệu đồng.
Bị 'nữ hoàng' kêu lên Thủ tướng, VinaCapital lập tức chia tay, rút nhanh

Bị 'nữ hoàng' kêu lên Thủ tướng, VinaCapital lập tức chia tay, rút nhanh

Đại diện VinaCapital chính thức phát đi thông cáo sẽ hủy thương vụ đầu tư vào Ba Huân do “một số hiểu lầm giữa đôi bên”.
Ô tô hưởng thuế 0% đổ về, giảm giá tới 100 triệu đồng

Ô tô hưởng thuế 0% đổ về, giảm giá tới 100 triệu đồng

Thị trường ô tô nhập khẩu đang ngày càng diễn biến tích cực khi hàng loạt mẫu xe nhập khẩu miễn thuế đã bắt đầu được giảm giá bán, trong đó có mẫu giảm tới hơn 100 triệu đồng.
Trúng đậm 47 tỷ đồng: Độc đắc Vietlott sau 1 tháng lại 'nổ'

Trúng đậm 47 tỷ đồng: Độc đắc Vietlott sau 1 tháng lại 'nổ'

Giải độc đắc Jackpot 1 của loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 tối nay lại "nổ" khi hệ thống của Vietlott xác định có một khách hàng vừa trúng giải trị giá hơn 47 tỷ đồng.

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/cuu-chu-tich-tinh-lam-lanh-dao-trung-nguyen-ba-le-hoang-diep-thao-viet-don-cau-cuu-468972.html



8. Cô Diệp Thảo chia sẻ trên Fb

"
Sáng nay, nhiều nhân viên của Trung Nguyên đã liên hệ với tôi đầy lo ngại, rằng ngày mai, Trung Nguyên sẽ có 2 phó tổng giám đốc mới. Trong đó, phó tổng giám đốc truyền thông chính là một trong nhóm bộ tứ thao túng mà tôi đã từng đề cập. Đây cũng là tác giả của cái gọi là Chiến lược truyền thông “Đức tin mới – Cộng đồng mới: Áp dụng mô hình Phật – Pháp – Tăng và Trung Nguyên toàn đồ”.
Chiến lược này dài gần trăm trang, tung hô rằng anh Vũ đã được mặc khải, rằng anh đang thay mặt Thượng đế để dẫn dắt nhân loại. Có lẽ anh đã tin vào điều đó, để rồi bao nhiêu bi kịch đã xảy ra.
Lâu nay, những người biết chuyện luôn hỏi: tại sao tôi không đưa anh Vũ đi chữa bệnh, tại sao tôi không lên tiếng từ sớm, tại sao và tại sao v.v.?
Câu trả lời của tôi là: Có ai không đau xót khi nhìn chồng mình lâm nạn, tìm đủ cách chữa chạy mà phải bất lực? Tôi tin rằng, một mặt anh bị ru ngủ bởi những điều hoang tưởng về việc giải cứu thế giới mà nhóm truyền thông của anh đã vẽ ra suốt bao năm qua, một mặt anh bị khống chế bởi sức mạnh đe dọa nào đó.
Vì thế, tôi đã từng kín tiếng bởi muốn giữ gìn hình ảnh và bảo vệ anh trọn vẹn, nhưng điều đó chỉ khiến tôi bị cô lập và đẩy ra xa khỏi anh. Tháng 9/2017, ngay khi Tòa án Nhân dân TPHCM tuyên bố khôi phục chức vụ Phó Tổng giám đốc thường trực của tôi, Trung Nguyên lập tức kháng cáo và khẩn cấp bãi nhiệm tôi lần nữa. Tới tháng 2/2018, Tòa xử phúc thẩm nhưng người của anh tìm mọi cách hoãn phiên toà. Trong bối cảnh Trung Nguyên bị thao túng và rút ruột hàng trăm tỉ đồng như hiện nay, nhóm quản lý lại bổ nhiệm 2 phó tổng giám đốc mới, một người giữ nhiệm vụ trấn áp nội bộ (và có thể cả anh), một người sẽ tiếp tục truyền thông rằng Chủ tịch tôn kính của họ vẫn bình thường. Tất cả nhằm ngăn chặn mọi con đường trở về cứu chồng và cứu Trung Nguyên của tôi.







"
https://www.facebook.com/madamediepthao/posts/1795130253898649





"

Suốt 20 năm qua, tôi là Phó Tổng Giám đốc thường trực tại Trung Nguyên – vị trí đứng thứ 2 chỉ sau anh Vũ – cùng gây dựng cơ nghiệp từ số 0 lên số 1, bôn ba khắp nơi để đưa Trung Nguyên và G7 vươn ra thế giới.

Hôm nay, vị trí đó được trao cho ông Lữ Ngọc Cư - cựu Giám đốc công an, cựu Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk. Ông Ngọc Cư, sau khi bị bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND, đại biểu HĐND tỉnh vào năm 2012 do nhiều sai phạm, lập tức gắn bó chặt chẽ với nhóm quản lý cấp cao ở Trung Nguyên. Đắk Lắk chính là nơi mà anh Vũ được đưa tới để tập thiền trong 49 ngày tại 1 trang trại hoang vu ở M'Đrắk. Trang trại này trước đây là nhà tù, sau được duyệt thành dự án để giao cho Trung Nguyên.

Tại sao 1 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trên thế giới và đang là niềm tự hào của cà phê Việt Nam lại bất ngờ chọn cựu giám đốc công an vào vị trí quyền lực thứ 2 sau anh Vũ? Là đồng sáng lập và đồng sở hữu Tập đoàn Trung Nguyên, cũng là người được Tòa án Nhân dân TPHCM tuyên bố khôi phục vị trí này từ tháng 9/2017, tôi đã gửi công văn phản đối quyết định bổ nhiệm này.
Trung Nguyên sẽ phát triển ra sao khi đang từ doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh bỗng biến đổi thành tổ chức nhiều màu sắc tâm linh và chính trị?
Ngoài những sai trái về mặt pháp lý, điều tôi lo lắng đặc biệt là nhóm người quanh anh Vũ đang xuất hiện ngày càng thách thức. Một phó tổng giám đốc thường trực có nhiều kinh nghiệm về vũ trang và một phó tổng giám đốc truyền thông dẫn dắt tâm linh. Cứ thế này, anh Vũ sẽ đi đâu về đâu, khi tai phải thì nghe lời ru ngủ nhưng tai trái thì nghe lời trấn áp?
Một phần sự thật đang ngày càng sáng tỏ khi nhìn vào những hoạt động lạ kỳ của Trung Nguyên thời gian qua. Tôi xin gửi đơn cầu cứu khẩn thiết đến Tổng bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng! Xin hãy cứu lấy 1 Thương hiệu Quốc gia, 1 doanh nghiệp có hàng ngàn lao động, và 1 gia đình. Quan trọng hơn cả, xin cứu lấy 1 mạng người là chồng tôi!





"
https://www.facebook.com/thaonguyen.le.1614/posts/1028742777285600



7. Tin của bác Nguyễn Thế Thịnh

"




Lâu nay cứ lăn tăn mãi việc lùm xùm ở Trung Nguyên. 

Hôm nay,8.8, Trung Nguyên bổ nhiệm Phó tổng giám đốc thường trực.


Lăn tăn là vì tò mò chứ việc người ta mình lăn tăn mà chi? 
Tò mò vì câu chuyện ngoài những tình tiết ly kỳ có phần ma mị còn ở chỗ con người của "Chủ tịch tôn kính".


Người ta nói, phụ nữ "Quý đàn ông có tâm; Nể đàn ông có tầm; Phục đàn ông có tài; Thích đàn ông có tiền; Yêu đàn ông có tật".
Ông Vũ hội đủ cả 5 T.


Vậy, phụ nữ yêu người đàn ông hội đủ 5 điều này thì sao? Ví như cô Diệp Thảo (và cô á khôi truyền hình ở Huế từ hơn năm năm trước) í?
Có vẻ phụ nữ đã sai rồi 


Còn chuyện người đời. 
Lâu nay ai cũng "tin như in báo giấy" câu của Khổng Tử: "Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ", ông Vũ không nghĩ thế, với ông, có thể bỏ qua giai đoạn tề gia, tiến thẳng lên bình thiên hạ. (Như ta bỏ qua giai đoạn TBCN tiến thẳng lên CNXH)  
Có vẻ Khổng Tử cũng sai!


Chỉ có việc này đúng: Hôm nay, một cựu thiếu tướng từng làm giám đốc công an, sau đó làm chủ tịch tỉnh sở tại bị mất chức sẽ là Phó tổng giám đốc thường trực tập đoàn Trung Nguyên.
Có thêm dữ liệu để giải bài toán lăn tăn Trung Nguyên.
Hóa ra, "ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu".
*
P/S: Hỡi "nhân loại phụ nữ", hãy yêu một người đàn ông BÌNH THƯỜNG như cái giường chiếc chiếu. Để chí ít, khi rủ, ngủ anh hè thì gật chứ không lắc (qua lắc lại)


"

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1831412706946374&set=a.179219355499059.47591.100002329873252&type=3&theater








6.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói về chồng sau cuộc gặp tại tòa: "Anh chỉ ngồi như cái xác không hồn, với những văn bản đã được chuẩn bị và đánh máy sẵn sàng"

Thứ ba, 07/08/2018 14:40
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo một lần nữa khẳng định, ông Đặng Lê Nguyên vũ đang bị bệnh đến mức không kiểm soát được ngôn từ của chính mình.
Ngày 3/8 vừa qua, Tòa án Nhân dân TPHCM đã tiến hành mở phiên hòa giải vụ ly hôn giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
Cuộc hòa giải đã diễn ra không thành công và 2 bên đã cùng chấp thuận ly hôn. Tuy nhiên, 2 vợ chồng ông Vũ bà Thảo chưa thống nhất được vấn đề cấp dưỡng cho 4 người con chung.
Sau khi gặp lại chồng, bà Thảo mới đây đã chia sẻ những gì bà cảm nhận trong buổi hòa giải: "Bằng linh cảm của người vợ, tôi chắc chắn đó không phải là anh Vũ. Anh không hề nhớ gì đến tôi của 4 năm yêu nhau và 20 năm vợ chồng.
Anh chỉ ngồi như cái xác không hồn, với những văn bản đã được chuẩn bị và đánh máy sẵn sàng. Tôi tin rằng ngay cả anh cũng không thực sự ý thức rõ điều gì đang xảy ra.
Sức khỏe tinh thần của anh hoàn toàn không ổn. Điều anh cần bây giờ là được chữa bệnh chứ không phải chơi siêu xe.
Tuy nhiên, tôi tuyệt đối không trách anh, vì tôi hiểu anh cũng chỉ là nạn nhân.
Người chồng bị bệnh đến mức không kiểm soát được ngôn từ của chính mình, người vợ và các con bị đẩy ra khỏi ngôi nhà chung, công ty bị thao túng và rút ruột hàng ngày, vậy mà những người của anh vẫn thản nhiên nói rằng anh bình thường.
Tôi đã phải chạy vạy khắp nơi từ Công An đến Tòa Án. Tôi đã lên tiếng nhiều lần và tôi sẽ vẫn tiếp tục lên tiếng. Điều tôi mong muốn lớn nhất bây giờ là bảo vệ gia đình, cứu Trung Nguyên và cứu anh. Gia đình tôi thật sự đang lâm nạn! Hãy cứu lấy anh!"
Dự kiến, trong tháng 9 tới đây, TAND TP.HCM sẽ mở phiên toà giải quyết vụ ly hôn này.
http://tintuconline.com.vn/kinh-doanh/ba-le-hoang-diep-thao-noi-ve-chong-sau-cuoc-gap-tai-toa-anh-chi-ngoi-nhu-cai-xac-khong-hon-voi-nhung-van-ban-da-duoc-chuan-bi-va-danh-may-san-sang-n-358983.html



5.



Nhưng, bà nội tụi nhỏ (mặc áo đen) vẫn như mọi lần, không chịu buông với lí do: Vũ không bệnh.

Hòa giải lại không thành, cuộc chiến lại tiếp tục, 5 năm rồi và dường như không có hồi kết,


Không hiểu nổi!


https://www.facebook.com/trinhmaimaikhue/posts/2276954715655297



4.




































Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ hòa giải bất thành, thuận tình ly hôn

Quốc Chiến | 
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ hòa giải bất thành, thuận tình ly hôn
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và luật sư đến phiên hòa giải.

Phiên hòa giải kéo dài nhiều tiếng, hai vợ chồng ông chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên thuận tình ly hôn, nhưng không thống nhất được việc cấp dưỡng nuôi con và chia tài sản.

Ngày 3/8, TAND TP HCM tiến hành hòa giải vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (45 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
Được tài xế riêng đưa đến phiên hòa giải hôm nay với chiếc siêu xe, ông chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên vẫn phong cách cũ với quần trắng rộng, áo vest đen và khăn rằn. Bà Thảo cũng được nhân viên hộ tống đến tòa trên một chiếc ô tô cỡ lớn.
Trong quá trình hòa giải, tòa luân phiên gặp riêng hai bên để làm việc. Sau đó, tòa tiến hành cho vợ chồng ông Nguyên Vũ và bà Diệp Thảo gặp nhau để tranh luận và đưa ra những thỏa thuận cuối cùng.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ hòa giải bất thành, thuận tình ly hôn - Ảnh 1.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Sau cuộc gặp gỡ diễn ra hơn cả tiếng đồng hồ, bà Thảo và ông Vũ đạt được thoả thuận cùng ly hôn. Tuy nhiên, hai bên chưa thống nhất các vấn đề cấp dưỡng cho 4 người con chung. Được biết, bà Thảo yêu cầu cấp dưỡng nuôi con dựa trên khoảng 20% cổ tức của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên nhưng ông Nguyên Vũ không đồng ý.
Ngoài ra, việc phân chia tài sản chung vẫn chưa được 2 bên thống nhất . Như vậy sau ba năm nộp đơn ra toà, trải qua nhiều lần hoà giải, vụ án này vẫn chưa đi đến hồi kết.
Trước đó, hai vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ xảy ra nhiều tranh chấp liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên. Tranh chấp nổi lên từ hồi tháng 4/2015, ông Nguyên Vũ bất ngờ bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc thường trực của vợ tại Tập đoàn Trung Nguyên.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ hòa giải bất thành, thuận tình ly hôn - Ảnh 2.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ rời tòa vào chiều 3/8.
Khoảng nửa năm sau, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên lại triệu tập cuộc họp Hội đồng Quản trị (HĐQT) để biểu quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc của bà Thảo tại Công ty cổ phần Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên.
Sau đó, bà Thảo phản hồi văn bản thể hiện quan điểm không đồng ý việc triệu tập cuộc họp nhưng ông Nguyên Vũ vẫn tiến hành. Từ những tranh chấp này, hai vợ chồng ông Vũ bắt đầu nảy sinh nhiều vụ kiện hành chính, kinh tế.
Trong thời gian giải quyết ly hôn, hai bên có nhiều đơn gửi tới toà yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng trong tập đoàn Trung Nguyên.
Trong năm 2017, TAND TP HCM , TAND tỉnh Bình Dương, TAND Cấp cao tại TP HCM mở nhiều phiên tòa liên quan thì 2 vợ chồng ông Vũ đều ủy quyền cho luật sư tham gia. Đây là lần đầu tiên cả ông Vũ và bà Thảo cùng tới tòa.
Dự kiến TAND TP HCM sẽ mở phiên tòa trong tháng 9 để giải quyết các vấn đề liên quan vụ ly hôn đình đám này.
http://soha.vn/ong-dang-le-nguyen-vu-deo-gio-xuat-hien-tai-toa-tphcm-20180803154937318.htm



3. Nguồn video là từ Fb của bác Beo

"
Vũ là người đàn ông có hoài bão vĩ đại, một hoài bão rất thực tế chứ ko hề viển vông như đồn đại. 
Vũ là doanh nhân lớn, cực kì hiếm hoi trên xứ sở đầy rẫy những toan tính bé con con.
Tôi khóc, vì xót xa cho số phận quá ác, quá bất công với Vũ.
Tôi cầu xin tất cả những toan tính lợi lộc quanh Trung Nguyên hãy đưa Vũ đi chạy chữa, trước khi quá muộn. 
Vũ bệnh. Hãy cứu lấy Vũ.
"
https://www.facebook.com/100009299715740/videos/2099945733658730/



2.

Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ xuất hiện: Ra toà để ly hôn vợ

Vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên hôm nay (3/8) đến toà hoà giải. Dự kiến, trong tháng 9, TAND TP.HCM sẽ mở phiên toà giải quyết vụ ly hôn này.
Ngày 3-8, TAND TP.HCM tiến hành mở phiên hòa giải vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
Trong vụ án này Công ty cổ phần Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên tham gia vụ án với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. 
Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ xuất hiện: Ra toà để ly hôn vợ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và luật sư đến toà
Trước đó, liên quan đến hai vợ chồng Vũ, Thảo xảy ra nhiều tranh chấp liên quan đến công ty này. Như tháng 4-2015, ông Vũ đột ngột bãi nhiệm chức danh phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên. Tháng 10-2015, ông Vũ lại có văn bản triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị (HĐQT) để thảo luận, biểu quyết miễn nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT kiêm phó tổng giám đốc của bà Thảo và thay đổi người đại diện theo pháp luật tại tập đoàn này.
Bà Thảo có văn bản không đồng ý việc triệu tập cuộc họp nhưng sau đó ông Vũ vẫn tổ chức mà vắng mặt người có liên quan,... Từ việc tranh chấp quyền điều hành ở Tập đoàn Trung Nguyên khơi mào cho nhiều vụ kiện hành chính, kinh tế giữa hai vợ chồng.
Trong năm 2017, TAND TP.HCM, TAND tỉnh Bình Dương, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở nhiều phiên tòa liên quan tới ông Vũ và bà Thảo thì cả nguyên đơn lẫn bị đơn đều không tới tham dự phiên tòa mà ủy quyền cho luật sư tham gia. Nhưng đây là lần đầu tiên cả ông Vũ và bà Thảo cùng tới tòa.
Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ xuất hiện: Ra toà để ly hôn vợ
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đang trao đổi trước khi gặp ông Vũ thoả thuận tại phiên hoà giải
Tại phiên hòa giải hôm nay, tòa làm việc với từng bên. Sau đó tòa tiến hành cho các bên gặp nhau để đưa ra quan điểm và thỏa thuận các vấn đề trong vụ án này. Tuy nhiên bà Thảo và ông Vũ chỉ đạt thoả thuận được việc thuận tình ly hôn. Còn các vấn đề về cấp dưỡng 4 người con chung và phân chia tài sản chung đôi bên vẫn chưa đi được đến thống nhất. 
Được biết phía bà Thảo yêu cầu cấp dưỡng nuôi con dựa trên số phần trăm cổ tức của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên nhưng ông Vũ không đồng ý. Còn tài sản chia đôi hay chia theo tỉ lệ sao các bên cũng chưa có tiếng nói chung. Như vậy sau ba năm nộp đơn ra toà, trải qua nhiều lần hoà giải vụ án này vẫn chưa đi đến hồi kết.
Ngoài ra trong quá trình toà thụ lý giải quyết vụ án ly hôn, các bên có nhiều đơn gửi tới toà yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng trong Tập đoàn Trung Nguyên.
Với lần hòa giải kéo dài từ sáng đến gần 13 giờ trưa bất thành này, dự kiến TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa trong tháng 9 và đưa ra phán quyết các vấn đề liên quan đến vụ ly hôn này.
(Theo Pháp luật TP.HCM)
Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp như thế nào?

Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp như thế nào?

Sau lùm xùm hôn nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ thì câu chuyện khởi nghiệp của "vua cà phê" cũng được nhiều người quan tâm.
Đặng Lê Nguyên Vũ: Một cuộc chiến khác, âm thầm chưa hồi kết

Đặng Lê Nguyên Vũ: Một cuộc chiến khác, âm thầm chưa hồi kết

Sở hữu thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam nhưng ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang rơi vào một cuộc chiến chưa từng có, áp lực tứ bề, từ trong ra ngoài.
Đặng Lê Nguyên Vũ: 22 năm xây dựng Trung Nguyên và “đổ vỡ” hôn nhân

Đặng Lê Nguyên Vũ: 22 năm xây dựng Trung Nguyên và “đổ vỡ” hôn nhân

Kết hôn, khởi nghiệp và xây dựng một thương hiệu cà phê được người Việt ưa thích, nhưng vợ chồng “vua cà phê” đổ vỡ, liên miên trong những tranh chấp.
Đặng Lê Nguyên Vũ: Một sức ảnh hưởng vượt ra ngoài Trung Nguyên

Đặng Lê Nguyên Vũ: Một sức ảnh hưởng vượt ra ngoài Trung Nguyên

Cách đây 4,5 năm, hơn 1 triệu cuốn sách về khởi nghiệp, làm giàu đã được ông chủ hãng Cà phê Trung Nguyên tặng miễn phí cho người dân Việt Nam.
'Vua cà phê' Đặng Lê Nguyên Vũ: Thú đam mê ít ai sánh bằng

'Vua cà phê' Đặng Lê Nguyên Vũ: Thú đam mê ít ai sánh bằng

Nhiều người hẳn sẽ cảm thấy bất ngờ và thú vị khi biết ông "vua cà phê Việt" Đặng Lê Nguyên Vũ có những sở thích, thú chơi mà có lẽ ai cũng phải ao ước.
49 ngày thiền tuyệt thực của Đặng Lê Nguyên Vũ trên đỉnh M’drăk

49 ngày thiền tuyệt thực của Đặng Lê Nguyên Vũ trên đỉnh M’drăk

Lùm xùm giữa vợ chồng "vua cafe Việt” gây bàng hoàng dư luận. Theo bà Lê Hoàng Diệp Thảo, sự đổ vỡ của vợ chồng bà bắt nguồn từ 49 ngày lên rừng thiền và tuyệt thực của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Vợ ông chủ Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ: Chỉ mong nói chuyện với chồng

Vợ ông chủ Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ: Chỉ mong nói chuyện với chồng

Lên tiếng sau phán quyết của tòa buộc phải trả con dấu của Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói sẽ kháng cáo. Bà cũng muốn đối thoại với chồng để khôi phục doanh nghiệp.

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/dang-le-nguyen-vu-bat-ngo-xuat-hien-ra-toan-de-ly-hon-vo-467975.html





1.

"
Chuyện gì đến cũng phải đến, gia đình mong anh tỉnh táo lúc này để đi đến hòa giải thành mà không cần phải chờ đến bản án của Tòa. Mong tất cả chúng ta cùng nỗ lực lần cuối để sớm kết thúc tất cả những khổ đau, tranh chấp lẽ ra không bao giờ nên có.
Khi hay tin anh về, con gái mừng đến khóc: “Đã 6 năm rồi mình mới hẹn được với Ba buổi cơm tối gia đình đó Mẹ”. Ba không đến. Nhưng Ba vẫn luôn là người được mong đợi và chào đón, các con luôn mong Ba quay trở về. 

Đằng đẵng bao năm qua, gia đình chỉ còn Mẹ. Mẹ thay Ba chăm sóc và dạy dỗ các con, vừa lo toan cuộc sống, vừa giải quyết những phá hoại triền miên từ phía nhân viên của Ba. May sao, các con đều hiểu chuyện, luôn hỏi Mẹ có cách nào cứu Ba. Mẹ hiểu, dù có bất kể chuyện gì, các con vẫn luôn rất nhớ và mong đợi tình thương của Ba.

Giờ đây, 5 mẹ con cùng cầu nguyện cho Ba, mong gia đình mình sớm được bình yên và sẽ không còn bất kỳ phiên toà nào làm đau đớn gia đình chúng ta nữa!


"

.

5 nhận xét:

  1. 7. Tin của bác Nguyễn Thế Thịnh

    "

    Thinh Nguyen
    14時間前 ·

    TÂN PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN LÀ CỰU TƯỚNG CÔNG AN
    Lâu nay cứ lăn tăn mãi việc lùm xùm ở Trung Nguyên.
    Hôm nay,8.8, Trung Nguyên bổ nhiệm Phó tổng giám đốc thường trực.

    Lăn tăn là vì tò mò chứ việc người ta mình lăn tăn mà chi?
    Tò mò vì câu chuyện ngoài những tình tiết ly kỳ có phần ma mị còn ở chỗ con người của "Chủ tịch tôn kính".

    Người ta nói, phụ nữ "Quý đàn ông có tâm; Nể đàn ông có tầm; Phục đàn ông có tài; Thích đàn ông có tiền; Yêu đàn ông có tật".
    Ông Vũ hội đủ cả 5 T.

    Vậy, phụ nữ yêu người đàn ông hội đủ 5 điều này thì sao? Ví như cô Diệp Thảo (và cô á khôi truyền hình ở Huế từ hơn năm năm trước) í?
    Có vẻ phụ nữ đã sai rồi :P

    Còn chuyện người đời.
    Lâu nay ai cũng "tin như in báo giấy" câu của Khổng Tử: "Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ", ông Vũ không nghĩ thế, với ông, có thể bỏ qua giai đoạn tề gia, tiến thẳng lên bình thiên hạ. (Như ta bỏ qua giai đoạn TBCN tiến thẳng lên CNXH) :P
    Có vẻ Khổng Tử cũng sai!

    Chỉ có việc này đúng: Hôm nay, một cựu thiếu tướng từng làm giám đốc công an, sau đó làm chủ tịch tỉnh sở tại bị mất chức sẽ là Phó tổng giám đốc thường trực tập đoàn Trung Nguyên.
    Có thêm dữ liệu để giải bài toán lăn tăn Trung Nguyên.
    Hóa ra, "ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu".
    *
    P/S: Hỡi "nhân loại phụ nữ", hãy yêu một người đàn ông BÌNH THƯỜNG như cái giường chiếc chiếu. Để chí ít, khi rủ, ngủ anh hè thì gật chứ không lắc (qua lắc lại)

    Trả lờiXóa
  2. 15. Bà Vũ Kim Hạnh vừa cho một ít lên Fb

    "


    Vu Kim Hanh
    14時間前 ·

    GÓP THÊM MỘT GÓC NHÌN VỀ TRUNG NGUYÊN

    Tại buổi ăn trưa làm việc của LBC hôm qua, anh Trần Viết Huân, chuyên gia tư vấn trưởng của Microsoft hỏi thân tình, chuyện cà phê Trung Nguyên (TN) ồn ào trên báo chí quá chừng, sao chị không viết gì? Tôi cười, tuần qua tôi bận, di chuyển liên miên, Cần Thơ, Hà Nội và cũng muốn nghĩ thêm. Huân là người đã mang tâm huyết về xây dựng hệ thống số cho Trung Nguyên và sau 2 năm, đã ra đi. Nói chuyện một hồi, Huân hỏi, bè bạn đang làm ở TN nói là ông Vũ vẫn điều hành công việc hàng ngày sao họ nói gì mà lên núi mất biệt 5 năm không gặp? Tôi gật đầu im lặng trước ý kiến khách quan của Huân

    Trả lờiXóa
  3. 17. Lập tức cô Diệp Thảo đã lên tiếng, có phản luận về những gì bà Vũ Kim Hạnh mới đưa lên Fb. Cô Thảo đưa cả tư liệu cụ thể.

    "
    Le Hoang Diep Thao
    10時間前 ·
    CỨU ANH VŨ BẰNG TÌNH THƯƠNG VÀ TRÍ TUỆ, CHỨ ĐỪNG BẰNG ĐỘNG CƠ NÀO KHÁC!
    Những ai thương anh Vũ và Trung Nguyên, khi thấy anh bệnh nặng và Trung Nguyên lâm nạn, chắc đều đau xót và muốn giúp đỡ. Vì thế, ngoài gửi tới anh tình yêu thương, người có lương tri và trách nhiệm sẽ tìm mọi giải pháp để giúp anh thoát nạn.
    Nhưng tình thương luôn cần trí tuệ. Nếu tình thương bị lời xúi giục hoặc lòng tham dẫn dắt, trái tim ấy sẽ đồng hành với vô minh.
    Nhiều năm qua, một trong những nguồn tiền lớn bị rút ruột là để chi cho các hoạt động núp dưới danh nghĩa vì thiện nguyện, vì trách nhiệm xã hội do nhóm truyền thông của Trung Nguyên dẫn dắt.
    Trung Nguyên có hơn 20 tài khoản ngân hàng. Kể từ ngày bị miễn nhiệm bằng một quyết định không ngày không tháng, không số văn bản, tôi cũng đồng thời không được thông báo về hoạt động tài chính của Tập đoàn.
    Chỉ khi có yêu cầu từ toà án, một phần nhỏ chi tiêu của Trung Nguyên mới được tiết lộ. Cụ thể, trong sao kê của 1 tài khoản tại ngân hàng Vietcombank, số tiền chi sai của Trung Nguyên từ ngày 1/1/2015 đến 24/1/2017 là gần 1.000 TỶ đồng.
    Trong đó, tiền chi cho người làm truyền thông và tư vấn để tổ chức hội thảo, làm sách, lập quỹ, thực hiện các chương trình “Lập chí vĩ đại - Khởi nghiệp kiến quốc”, nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp... lên tới gần 200 TỶ.
    Bên cạnh đó, dù anh ẩn cư trên núi nhưng số tiền mặt rút ra tiêu “theo yêu cầu của chủ tịch” hơn 85 TỶ, chuyển vào thẻ tín dụng của ai đó và rút tiền mặt ra hơn 150 TỶ, mua siêu xe gần 300 TỶ .
    Đó mới chỉ là sao kê trong 2 năm của một trong số hơn 20 tài khoản của Trung Nguyên.
    Còn rất nhiều số liệu nữa của suốt 5 năm qua, từ việc thay đổi siêu xe, lập quỹ, mua sắm nội bộ cho tới thuê nhân sự có uy tín trong xã hội với giá rất cao rồi “hoa hồng” trở lại... Đó là lý do tại sao Trung Nguyên kiên quyết không cho kiểm toán vào làm việc, kể cả khi có yêu cầu của Toà án.
    Tiêu tiền quen tay mà không bị xử lý nên càng ngày nhóm quản lý càng khẩn trương rút lõi và tự tin tới mức hoang tưởng, muốn Trung Nguyên dẫn dắt giới trẻ khởi nghiệp nhưng đi theo hướng phụng sự vô vị lợi, sẽ hoạt động không lợi nhuận với nhiều hành trình vĩ đại khác. Tuyên bố tặng sách với ngân sách 5 tỉ USD mà không thấy kỳ dị. Nói dối và nói láo nhiều tới mức chính họ cũng tin luôn là mình nói đúng.
    Vì thế, tôi hiểu tại sao có một số người đang phục vụ và nghe theo sự điều khiển của Tổ Vận hành tại Trung Nguyên lại tìm cách chống lại tôi, vì có thể họ nghĩ rằng họ đang làm đúng. Nhưng nếu chịu hiểu rằng, nguồn tiền trả cho họ thực ra là nhờ cướp bóc từ một người chủ đang cần được cứu chữa và một người chủ đang đi lưu lạc thì có lẽ họ nên tỉnh táo lại: Thân chủ mà họ cần cứu là anh Vũ, chứ không phải là nhóm tiếm quyền anh.
    Tôi là đồng sáng lập và đồng sở hữu Trung Nguyên, tôi một mình sang Singapore để mở văn phòng và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh quốc tế từ năm 2008 cho tới giờ, lý do gì tôi phải chiếm đoạt tài sản của chính mình? Nếu không phải là chủ của Trung Nguyên, tại sao có những “Người Chị Em” lại tỏ ra am hiểu như thể mình cũng là chủ của Trung Nguyên vậy?
    Tôi đã muốn dừng lại, để trả lại phần điều tra cho các cơ quan chức năng. Nhưng có vẻ họ không muốn thế, vẫn tiếp tục dựng chuyện về tôi. Tôi rất cảm ơn những tiếng nói đa chiều, có nhiều người đã lên tiếng vì nghĩa hiệp, nhưng có cả những người không ngừng bôi nhọ tôi, bất chấp cả danh dự và lương tri của mình. Nhưng nhờ có tất cả, những gương mặt núp trong bóng tối sẽ ngày càng sáng tỏ.
    Nếu muốn giúp đỡ anh Vũ và Trung Nguyên, xin hãy lên tiếng vì tình thương và trí tuệ, chứ không phải vì bất kỳ động cơ nào khác.

    Trả lờiXóa
  4. 25.

    "
    Le Hoang Diep Thao
    18 Tháng 8 lúc 14:21 ·
    Càng đọc những bài viết chân thực này, tôi càng xót xa anh.
    Cơ hội hồi phục sớm cho một con người đáng thương như thế càng ngày càng trôi xa?

    Tôi kêu gọi những người anh chị em ở Trung Nguyên nên dừng lại, đừng tiếp tục quỳ lạy tung hô để anh sống trong ảo mộng ấy. Việc lợi dụng tình trạng sức khỏe tinh thần của anh để dẫn dắt lôi kéo anh, rồi tạo chiêu trò vu vạ cho tôi, đẩy tôi ra khỏi công ty nhằm toàn quyền thao túng, rút ruột, trục lợi cá nhân sẽ phải bị xử lý công bằng.
    Tôi cảm ơn tất cả mọi người đã chung tay giúp đỡ để sự thật ngày càng sáng tỏ. Tôi cũng mong cộng đồng thôi giễu cợt anh. Những lời nói xúc phạm anh cũng làm gia đình tôi rất đau đớn.
    Hơn tất cả, tôi hy vọng tìm được bác sĩ giỏi. Suốt 5 năm qua, tôi tìm nhiều cách cứu anh mà bất lực - vì bị cô lập, bị sự cản trở và cả sự thờ ơ của nhiều người, trong đó có những định kiến "đạo lý nào mà người vợ muốn chồng vào viện tâm thần". Với tôi, đạo lý duy nhất để tôi phải tìm cầu bác sĩ, phải chịu đựng chống đỡ và kiên trì suốt những năm qua chỉ đơn giản là tình nghĩa vợ chồng. Gia đình chúng tôi tuyệt đối không thể bỏ rơi nhau.
    Anh là doanh nhân tài giỏi và lương thiện. Anh xứng đáng được cứu giúp kịp thời để trở lại là một Đặng Lê Nguyên Vũ như xưa.

    "
    https://www.facebook.com/madamediepthao/posts/1814434348634906?__xts__[0]=68.ARDLXZPk_IOJOecO-iWeVtd5ksVCY0Lx33194Z-E8lc0t1DDYiMEBH6XuBnicjrdip13BW0JSFoTjhiZzD5NKF4SwQKTIPGfDOvef-Jp8yLeHjVVwhOqbzO1uJ-RueUQmDdHolM&__tn__=-R

    Trả lờiXóa
  5. 28.

    Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: 'Anh Vũ muốn, tôi sẵn sàng tha thứ hết'
    Quan tâm120/02/2019 18:30 GMT+7
    Kết thúc những lời tố nhau gay gắt, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ ngỏ lời: “Anh Vũ muốn mọi chuyện trở về như cũ, tôi sẵn sàng tha thứ hết”.
    Đặng Lê Nguyên Vũ cười khi đến tòa ly hôn vợ
    Đặng Lê Nguyên Vũ khiếu nại clip ngồi gật gù làm xấu hình ảnh
    Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bức thư hé lộ điều không ngờ
    Chiều ngày 20/2, phiên tòa xử ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tiếp tục với phần xét hỏi.
    Mở đầu, bà Thảo chất vấn ông Vũ về việc từ năm 2013 đến nay ông lên núi ở ẩn, vậy việc chăm sóc các con, điều hành Tập đoàn Trung Nguyên thế nào khi 5 năm trên núi?
    Ông Vũ nói tổ chức muốn đi xa phải cần có tư tưởng, mô hình mới. Ông cho rằng việc lên núi để tìm ra phương pháp kinh doanh thiện lành, duy nhất.
    Phía đại diện bà Thảo đưa ra câu hỏi về việc ông Vũ có tài sản riêng gì, bao nhiêu tiền? Ông Vũ đã trình bày về quá trình ông khởi nghiệp, xây dựng Trung Nguyên từ những ngày đầu.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.