Bất ngờ gặp luôn hai bố con của đàn anh người Hàn Quốc ở Hà Nội. Giữa mùa mưa khá kì lạ của năm 2018. Lúc đến dính mưa, rồi lúc về lại hứng mưa. Tối của một Thứ Bảy vẫn cứ mưa, và vẫn cứ canh cánh lo bão-lũ-lụt-lội.
Bố và con trai thứ. Cả hai đều lưu học Nhật Bản. Hiện người con trai vẫn đang là sinh viên ở Tokyo. Còn người cha thì đã lưu học ở Tokyo lâu năm rồi, bởi anh là thế hệ cách chúng tôi rất xa, mà theo ngôn ngữ Việt Nam thì có thể gọi là "chú".
Anh đưa con đến Hà Nội, là trong kế hoạch công tác và kết hợp cho cậu ấy chu du tìm hiểu thêm về đất nước Đại Việt. Anh đã cho con đi lưu học ở Nữu Ước gần 1 năm, lại đi Bắc Kinh khoảng 3 tháng. Lúc trở về thì liền nhập ngũ, để trở thành người lính nghĩa vụ của quân đội Hàn Quốc trong hai năm. Sau đó, lại cho sang Nhật để học thực sự, và bây giờ là du lãm Đại Việt. Đang là kì nghỉ hè của năm học ở Nhật Bản.
Dông dài tới hơn cả 3 tiếng đồng hồ, và bố con anh tự nhiên như nhiên không sử dụng bất cứ một từ tiếng Hàn Quốc nào, dù là tranh luận hay giảng giải.
Anh đưa con đến Hà Nội, là trong kế hoạch công tác và kết hợp cho cậu ấy chu du tìm hiểu thêm về đất nước Đại Việt. Anh đã cho con đi lưu học ở Nữu Ước gần 1 năm, lại đi Bắc Kinh khoảng 3 tháng. Lúc trở về thì liền nhập ngũ, để trở thành người lính nghĩa vụ của quân đội Hàn Quốc trong hai năm. Sau đó, lại cho sang Nhật để học thực sự, và bây giờ là du lãm Đại Việt. Đang là kì nghỉ hè của năm học ở Nhật Bản.
Dông dài tới hơn cả 3 tiếng đồng hồ, và bố con anh tự nhiên như nhiên không sử dụng bất cứ một từ tiếng Hàn Quốc nào, dù là tranh luận hay giảng giải.
1. Hỏi anh là làm sao cần cho con trai đến cả Mĩ và Trung Quốc, thì anh và con trai trả lời: để tìm hiểu hai đại quốc có sức mạnh nhất hiện nay. Bối cảnh cuộc sống của toàn thế giới đều bị ảnh hưởng bởi hai nước này.
Con trai anh còn bảo: về cơ bản, ông thân ghét Mĩ. Và dĩ nhiên, cũng ghét Trung Quốc. Vì ghét, nên lại cần cho bọn trẻ đi tìm hiểu về chính cái thứ ghét ấy.
Lại hỏi vì sao ghét Mĩ mà đưa con đến tận Nữu Ước. Thì hai người trả lời: ở đại học hiện nay, nơi anh đang là viện trưởng, thì đến quá nửa là lưu học sinh từ Mĩ trở về. Mà bọn từ Mĩ về thì ù ù cạc cạc với chính văn hóa Hàn Quốc, cái gì cũng xử lí theo kiểu Mĩ. Có nhiều tay học ở trường nhà quê xa tít mù tắp, thế nhưng về đại học thì thánh tướng như học ở Nữu Ước, làm ra vẻ cái gì cũng biết trọn vẹn về Mĩ. Anh thì ủng hộ cho chủ trương vùng văn hóa Đông Á (vùng văn hóa chữ Hán), nên ghét cái bọn ấy ở đại học. Nên, cho luôn ông con trai sang Nữu Ước để hắn biết rõ về Nữu Ước. Mà là biết thay cho mình, vì anh chưa từng tới Nữu Ước !
2. Một trong các vấn đề tâm điểm của buổi tối là dông dài về việc hai miền Nam Bắc của Triều Tiên có "thống nhất" hay không ?
Thú vị với một buổi tối bỗng nhiên trở thành cuộc tranh luận giữa hai cha con, đại diện cho hai thế hệ ở Hàn Quốc, về vấn đề thống nhất Triều Tiên ! Mà không sử dụng tiếng Triều Tiên, dù rất quyết liệt.
Mọi người đưa ra các trường hợp tham khảo: Việt Nam từ sau Đổi Mới, nước Đức thống nhất, và gần đây là tình hình Cu Ba.
Mọi người bàn về phả hệ 3 đời của gia đình Kim ở Bắc Hàn, về bác Văn đương kim tổng thống Nam Hàn bây giờ.
Vân vân.
Nhưng người cha, dù thế nào, vẫn nhất quyết lấy tôn chỉ "dân tộc Triều Tiên" để nói đến tương lai nhất định thống nhất của hai miền. Đó là quan điểm hình như phổ biến của lớp người trên dưới 60 ở Hàn Quốc hiện nay.
Còn người con trai, đại diện cho lớp trẻ ở tuổi hai mươi, thì không có quan điểm giống cha về cái gọi là "dân tộc Triều Tiên", nên không thấy sự cần thiết của thống nhất. Cứ để nguyên trạng như hiện nay.
3. Nhìn chung không bên nào thắng bên nào, rất quyết liệt.
Nhưng có một điểm chung. Cả hai đều khá "hồ hởi" với điểm chung này. Là như sau: thời mà người cha nhập ngũ nghĩa vụ 2 năm ngày xưa, thì hàng ngày phải hô khẩu hiệu, đại khái là "hãy tiêu diệt....". Tạm thời, tỉnh lược mấy từ, để ở dạng (....). Và vừa rồi, khi người con nhập ngũ nghĩa vụ cũng 2 năm, thì hàng ngày vẫn phải hô khẩu hiệu, là "hãy tiêu diệt...".
Đến đoạn đấy thì người con trai giơ nắm đấm và nói một tràng tiếng Hàn Quốc. Đại ý là "hãy tiêu diệt..."
Con trai anh còn bảo: về cơ bản, ông thân ghét Mĩ. Và dĩ nhiên, cũng ghét Trung Quốc. Vì ghét, nên lại cần cho bọn trẻ đi tìm hiểu về chính cái thứ ghét ấy.
Lại hỏi vì sao ghét Mĩ mà đưa con đến tận Nữu Ước. Thì hai người trả lời: ở đại học hiện nay, nơi anh đang là viện trưởng, thì đến quá nửa là lưu học sinh từ Mĩ trở về. Mà bọn từ Mĩ về thì ù ù cạc cạc với chính văn hóa Hàn Quốc, cái gì cũng xử lí theo kiểu Mĩ. Có nhiều tay học ở trường nhà quê xa tít mù tắp, thế nhưng về đại học thì thánh tướng như học ở Nữu Ước, làm ra vẻ cái gì cũng biết trọn vẹn về Mĩ. Anh thì ủng hộ cho chủ trương vùng văn hóa Đông Á (vùng văn hóa chữ Hán), nên ghét cái bọn ấy ở đại học. Nên, cho luôn ông con trai sang Nữu Ước để hắn biết rõ về Nữu Ước. Mà là biết thay cho mình, vì anh chưa từng tới Nữu Ước !
2. Một trong các vấn đề tâm điểm của buổi tối là dông dài về việc hai miền Nam Bắc của Triều Tiên có "thống nhất" hay không ?
Thú vị với một buổi tối bỗng nhiên trở thành cuộc tranh luận giữa hai cha con, đại diện cho hai thế hệ ở Hàn Quốc, về vấn đề thống nhất Triều Tiên ! Mà không sử dụng tiếng Triều Tiên, dù rất quyết liệt.
Mọi người đưa ra các trường hợp tham khảo: Việt Nam từ sau Đổi Mới, nước Đức thống nhất, và gần đây là tình hình Cu Ba.
Mọi người bàn về phả hệ 3 đời của gia đình Kim ở Bắc Hàn, về bác Văn đương kim tổng thống Nam Hàn bây giờ.
Vân vân.
Nhưng người cha, dù thế nào, vẫn nhất quyết lấy tôn chỉ "dân tộc Triều Tiên" để nói đến tương lai nhất định thống nhất của hai miền. Đó là quan điểm hình như phổ biến của lớp người trên dưới 60 ở Hàn Quốc hiện nay.
Còn người con trai, đại diện cho lớp trẻ ở tuổi hai mươi, thì không có quan điểm giống cha về cái gọi là "dân tộc Triều Tiên", nên không thấy sự cần thiết của thống nhất. Cứ để nguyên trạng như hiện nay.
3. Nhìn chung không bên nào thắng bên nào, rất quyết liệt.
Nhưng có một điểm chung. Cả hai đều khá "hồ hởi" với điểm chung này. Là như sau: thời mà người cha nhập ngũ nghĩa vụ 2 năm ngày xưa, thì hàng ngày phải hô khẩu hiệu, đại khái là "hãy tiêu diệt....". Tạm thời, tỉnh lược mấy từ, để ở dạng (....). Và vừa rồi, khi người con nhập ngũ nghĩa vụ cũng 2 năm, thì hàng ngày vẫn phải hô khẩu hiệu, là "hãy tiêu diệt...".
Đến đoạn đấy thì người con trai giơ nắm đấm và nói một tràng tiếng Hàn Quốc. Đại ý là "hãy tiêu diệt..."
Phía bên kia, theo chỗ cá nhân tôi nghĩ, thì giờ này chắc cũng đang hô khẩu hiệu "hãy tiêu diệt...". Bên ấy, chắc cũng có những cặp cha con như cặp cha con đàn anh này, ở Hà Nội, hôm nay.
Câu chuyện dông dài mới đại loại như vậy.
Bên ngoài, trời lại đang đổ mưa.
Bên ngoài, trời lại đang đổ mưa.
Ghi tại Hà Nội, tháng 8 năm 2018
Giao Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.