Rất nhiều báo chí chính thống ở Việt Nam trong mấy ngày qua đã loan tin thất thiệt, tôi đành phải lên tiếng.
Sự thất thiệt này không hẳn chỉ là do lỗi hiểu biết chung, mà có căn cỗi ở chính nền giáo dục và học thuật hiện nay của Việt Nam. Một xã hội mà từ trên xuống dưới, từ quan lại tới dân chúng, từ giới hàn lâm đến giới bình dân, đều chuộng "học giả", chuộng bằng cấp hào nhoáng, một kiểu hào nhoáng có truyền thống thâm căn cố đế, nên thế, bỗng nhiên nhìn nhà vua đất nước Nhật Bản cũng thành ra Tiến sĩ.
Dấu tích về việc loan tin thất thiệt của các báo chính thống ở Việt Nam đã được lưu ở đây (tính đến thời điểm tôi bắt đầu viết entry này, là 0h34 ngày 5/3/2017).
Theo thông tin công khai chính thức của hoàng gia Nhật Bản thì nhà vua Akihito (Minh Nhân), tức Đức Kim Thượng hiện nay của đất nước mặt trời, chỉ có học lịch cao nhất là "Kết thúc chương trình đại học ở Đại học Viện Học Tập vào năm Chiêu Hòa 31 (1956)"(昭和31年 学習院大学教育ご終了).
Chú ý: nhà vua (khi đó là thái tử) mới chỉ "kết thúc", mà chưa "tốt nghiệp" (do ngài quá bận mải với công vụ của một thái tử).
Chú ý: nhà vua (khi đó là thái tử) mới chỉ "kết thúc", mà chưa "tốt nghiệp" (do ngài quá bận mải với công vụ của một thái tử).
Qua đây, thêm một lần nữa thấy được rằng, giáo dục và khoa học Nhật Bản đặc biệt coi trọng thực học và kỉ cương.
Hoàng gia Nhật Bản, theo như hiểu biết của tôi, thì đến hiện tại có 3 người đạt học vị Tiến sĩ: 1). Hoàng tử thứ hai của nhà vua Minh Nhân (tức em trai của thái tử hiện nay, về vị hoàng tư thứ hai này đã được đề cập ở entry trước đây, tháng 11/2016); 2). Hoàng phi Cao Viên cung (đã đề cập ở đây, tháng 9/2014); 3). Một người cháu (blog này chưa đề cập).
Nhà vua và hoàng hậu thăm nhà cũ của Phan Bội Châu ở Huế, chiều 4/3/2017 |
1. Trích ít thông tin mà các báo đã loan (nếu không nhớ nhầm, thì VTV cũng đã loan tin)
- Báo Công an Nhân dân lên mạng ngày 28/2/2017 (mang số 16):
"Những đặc điểm riêng biệt này của loại cá bống cát trắng thịt tươi mịn màng và thơm ngon nói trên đã được miêu tả khá kỹ trong công trình nghiên cứu tại vùng hạ lưu sông Mekong của Tiến sĩ Akihito và Tiến sĩ Meguero công bố năm 1976. Khi đó, Tiến sĩ Akihito là Hoàng Thái tử và đến ngày 7-1-1989, ông lên ngôi Nhật Hoàng."
http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Ca-bong-cua-Nhat-Hoang-tai-Viet-Nam-430287/
- VTV lên mạng ngày 27/2/2017 (mang số 2 ở phần Bổ sung của entry này)
"
- Truyền hình Nhân Dân:
https://www.youtube.com/watch?v=Sg1NKui0nVA
-....
- Báo Công an Nhân dân lên mạng ngày 28/2/2017 (mang số 16):
"Những đặc điểm riêng biệt này của loại cá bống cát trắng thịt tươi mịn màng và thơm ngon nói trên đã được miêu tả khá kỹ trong công trình nghiên cứu tại vùng hạ lưu sông Mekong của Tiến sĩ Akihito và Tiến sĩ Meguero công bố năm 1976. Khi đó, Tiến sĩ Akihito là Hoàng Thái tử và đến ngày 7-1-1989, ông lên ngôi Nhật Hoàng."
http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Ca-bong-cua-Nhat-Hoang-tai-Viet-Nam-430287/
- VTV lên mạng ngày 27/2/2017 (mang số 2 ở phần Bổ sung của entry này)
"
Đối với Nhà vua Akihito, đất nước Việt Nam đã hiện diện trong một số nghiên cứu của Nhà vua. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi còn là Hoàng Thái tử, trong luận án tiến sĩ nghiên cứu về cá, ông đã phát hiện ra giống cá bống trắng mới trên thế giới tại một nhánh sông Cần Thơ. Sau này, là người đứng đầu Hoàng gia Nhật Bản, Nhà vua Akihito luôn dành những thiện cảm cho đất nước và nhân dân Việt nam
"- Truyền hình Nhân Dân:
https://www.youtube.com/watch?v=Sg1NKui0nVA
-....
2. Lí lịch tóm tắt của nhà vua trên website chính thức của hoàng gia Nhật Bản
"
天皇皇后両陛下天皇陛下
項目 | 詳細 |
---|---|
お名前 | 明仁(あきひと) |
お続柄 | 昭和天皇第1皇男子 |
お誕生日 | 昭和8年12月23日 |
ご称号 | 継宮(つぐのみや) |
お印 | 榮(えい) |
成年式 | 昭和27年11月10日(ご年齢18歳) |
立太子の礼 | 昭和27年11月10日 |
ご即位 | 昭和64年1月7日 |
即位礼正殿の儀 | 平成2年11月12日 |
大嘗祭 | 平成2年11月22・23日 |
ご学歴など | 昭和31年 学習院大学教育ご終了 |
皇后陛下
項目 | 詳細 |
---|---|
お名前 | 美智子(みちこ) |
お続柄 | 故正田英三郎(しょうだひでさぶろう)第1女子 |
お誕生日 | 昭和9年10月20日 |
お印 | 白樺 |
総裁職など | 日本赤十字社 名誉総裁 |
ご学歴など | 昭和32年 聖心女子大学文学部外国語外国文学科ご卒業 |
ご結婚関係
項目 | 詳細 |
---|---|
皇室会議 | 昭和33年11月27日 |
納采の儀(ご婚約) | 昭和34年1月14日 |
ご結婚 | 昭和34年4月10日 |
お子様
お名前 | 詳細 |
---|---|
第1皇男子 徳仁(なるひと)親王殿下 | 昭和35年2月23日ご誕生 ご称号:浩宮(ひろのみや) |
第2皇男子 文仁(ふみひと)親王殿下 | 昭和40年11月30日ご誕生 ご称号:礼宮(あやのみや) |
第1皇女子 清子(さやこ)内親王殿下 | 昭和44年4月18日ご誕生 ご称号:紀宮(のりのみや) 平成17年11月15日ご結婚 (黒田慶樹氏夫人) |
"
http://www.kunaicho.go.jp/about/history/history01.html
"
Their Majesties the Emperor and Empress
His Majesty the Emperor Akihito (The 125th Emperor)
- Name
- Akihito
- Born
- December 23, 1933, as the eldest son of the late Emperor Showa
Coming of Age Ceremony and Investiture as Crown Prince, at the age of 18, conducted at the Imperial Palace, Tokyo: November 1952
- December 23, 1933, as the eldest son of the late Emperor Showa
- The Personal Title for Young Members (Been conferred in accordance with the Imperial Family's tradition of appellation)
- Prince Tsugu(Tsugu-no-Miya)
- Accession to the Throne
- January 7, 1989
- Enthronement Ceremony
- November 12, 1990
- Education
- Finished education at Gakushuin University, 1956.
In June 1953, His Majesty the Emperor, the then Crown Prince, representing Japan at the Coronation of Queen Elizabeth II of the United Kingdom, made his first overseas trip. On this trip he travelled to 13 other countries in Europe and North America.
Their Majesties the Emperor and Empress have visited 57 countries in more than fifty years since their marriage in 1959.
On 12 November, 1990, the Enthronement Ceremony was held at the Imperial Palace, Tokyo, attended, from abroad, by dignitaries from 158 countries, including Monarchs and Heads of State and two international organizations.
As stated in the Constitution of Japan, the Emperor is “the symbol of the State and of the unity of the people” and derives His position from “the will of the people with whom resides sovereign power.”
Her Majesty the Empress Michiko
- Name
- Michiko
- Born
- October 20, 1934, as the eldest daughter of Hidesaburo and Fumiko Shoda
- Honorary Position
- Honorary President of the Japanese Red Cross Society
- Education
- Graduated from the Department of Foreign Languages and Literature in the Faculty of Literature at the University of the Sacred Heart, Tokyo, 1957
Marriage
- April 10, 1959
Children
- His Imperial Highness Crown Prince Naruhito, born February 23, 1960
- His Imperial Highness Prince Fumihito of Akishino, born November 30, 1965
- Her Imperial Highness Princess Sayako (now Mrs. Yoshiki Kuroda), born April 18, 1969
"
http://www.kunaicho.go.jp/e-about/history/history01.html
---
BỔ SUNG
(một số tư liệu từ sau 28/2/2017)
1. Tháng 7 năm 2020
"
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2755981871290735&id=100006368477169
(một số tư liệu tiếng Việt tính từ ngày 28/2/2017 trở về trước)
5. Bài của cụ Hà Đình Đức từ năm 2009
4.
23:59, 12/05/2009
3.
2. VTV ngày 27/2/1017
http://vtv.vn/trong-nuoc/nha-vua-nhat-ban-tham-viet-nam-su-kien-lich-su-trong-quan-he-hai-nuoc-20170227181407341.htm
1. Một bài từ 2009 trên Nông nghiệp Việt Nam
---
BỔ SUNG
(một số tư liệu từ sau 28/2/2017)
1. Tháng 7 năm 2020
"
Chú cá bống trắng nổi tiếng liên quan đến công trình nghiên cứu - Luận án Tiến sỹ của Nhật Hoàng Akihito (khi còn là Hoàng Thái Tử) thực hiện tại Miền Nam Việt Nam những năm 1970. (Năm 1976 Nhật Hoàng tặng tiêu bản mẫu cá bống này cho ĐH Tổng hợp Hà Nội. Năm 2009 Đại sứ Mitsuo Sakaba thừa uỷ nhiệm của Nhật Hoàng Akihito trao tặng Luận án cho ĐH Cần Thơ.) Báo chí đã viết nhiều về chú cá bống và công trình nghiên cứu này vào dịp Nhật Hoàng Akihito thăm Việt Nam đầu năm 2017. Tuần trước mình mới được mục sở thị, trong chuyến làm việc với ĐH Cần Thơ.
Cuộc sống có những mối nhân duyên kỳ diệu. Khi nghiên cứu về chú cá bống này trên sông nước Cần Thơ, chắc Hoàng Thái Tử không hình dung đến ngày mình trong vai Nhật Hoàng cùng Hoàng Hậu đến Việt Nam ngắm lại tiêu bản của chú cá trong Bảo tàng sinh học của ĐH Quốc gia HN!
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2755981871290735&id=100006368477169
(một số tư liệu tiếng Việt tính từ ngày 28/2/2017 trở về trước)
5. Bài của cụ Hà Đình Đức từ năm 2009
TP - Những năm 70 của thế kỷ 20, Hoàng Thái tử Akihito làm luận án tiến sĩ nghiên cứu về cá ở miền Nam Việt Nam. Ông thu được chín mẫu vật của một loài cá bống trắng ở Tân Châu, tỉnh Bến Tre.
Qua nghiên cứu, Hoàng Thái tử phát hiện đây là loài cá mới cho khoa học thế giới, bèn mô tả và đặt tên khoa học là Glosssogobius sparsipapillus Akihito and Meguro.
Ngày 1/3/1974, Bảo tàng Động vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội) tổ chức buổi lễ long trọng tiếp nhận mẫu con cá bống trắng là tiêu bản Paratype của Hoàng Thái Tử Akihito – nay là Nhật hoàng Akihito.
Trong buổi lễ, Đại sứ Nhật Bản phát biểu: Mẫu vật này là quà tặng của Hoàng Thái tử Akihito cho Bảo tàng Động vật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
GS. Võ Quý trân trọng cảm ơn Hoàng Thái tử và tiếp nhận mẫu vật quý giá này. Kết thúc buổi lễ, Đại sứ Nhật Bản còn vào tận phòng trưng bày để biết nơi tiêu bản được trưng bày. Sau đó ông nói: Ngay chiều nay chúng tôi sẽ điện về báo cáo công việc mà Nhật hoàng giao phó chúng tôi đã hoàn thành.
Tiêu bản cá bống trắng quý này mang ký hiệu: No: 137 Glosssogobius sparsipapillus sp. Nov.
Trong buổi đến chào Nhật hoàng Akihito của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nhân chuyến thăm Nhật Bản tháng 4/1995, Tổng Bí thư Đỗ Mười cảm ơn Nhà vua và Hoàng hậu quan tâm thúc đẩy mối bang giao giữa hai nước, mà biểu hiện là tình cảm nhân ái dành cho hai cháu song sinh Việt - Đức và việc Nhà vua gửi tặng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mẫu cá bống quý” (Nhân Dân số: 14533 ngày 20/4/1995).
Nhật Hoàng ân cần hỏi thăm sức khỏe của hai cháu Việt - Đức và xúc động được biết mặc dù Việt Nam trong hoàn cảnh nhiều khó khăn vẫn quan tâm bảo quản mẫu cá bống quý mà ngài đã gửi tặng (Hà Nội mới số: 9417 ngày 20/4/1995).
Tiêu bản cá bống quý này được bảo quản hết sức cẩn thận và được đặt trong hộp kính đặt tại một vị trí trang trọng trong Bảo tàng.
http://www.tienphong.vn/cong-nghe-khoa-hoc/ve-mau-ca-bong-viet-nam-trong-luan-van-cua-nhat-hoangnbsp-154471.tpo
4.
23:59, 12/05/2009
Chiều 11-5-2009, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sabaka Mitsuo thay mặt Nhật Hoàng Akihito trao tặng Luận văn nghiên cứu cá bống ở một nhánh sông Cần Thơ của Nhật hoàng cho Trường Đại học Cần Thơ. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ và đại diện các sở, ban ngành của thành phố đã đến dự.
Năm 1976, trong khuôn khổ nghiên cứu của Nhật Hoàng Akihito (khi đó là Hoàng Thái tử) có một giống cá bống mới đã được tìm thấy tại một nhánh sông Cần Thơ. Luận văn này đã được in trên Tạp chí Khoa học, được trao tặng cho các cơ quan nghiên cứu khoa học của Việt Nam và Trường Đại học Cần Thơ. Thay mặt Trường Đại học Cần Thơ, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ đã tiếp nhận luận văn và gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Nhật Hoàng. Cuốn luận văn không những có giá trị lớn về mặt khoa học mà còn là biểu tượng cho tình hữu nghị Việt- Nhật. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sabaka Mitsuo cho rằng Trường Đại học Cần Thơ là một trường đại học nằm ở trung tâm của vùng châu thổ sông Mekong- nơi giống cá bống mới được tìm thấy và cũng là nơi có trình độ cao về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
http://baochinhphu.vn/Tin-khac/Nhat-Hoang-Akihito-trao-tang-Luan-van-ve-ca-bong-cho-Truong-Dai-hoc-Can-Tho/41679.vgp
Đây là công trình nghiên cứu được Nhật Hoàng Akihito công bố vào năm 1976 khi ông còn là Hoàng Thái tử của Nhật Bản.
Chiều 11/5, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba thừa uỷ nhiệm của Nhật Hoàng Akihito trao tặng Trường Đại học Cần Thơ bản luận văn nghiên cứu về một giống cá bống mới tại Việt Nam.
Năm 1976, trong khuôn khổ nghiên cứu của Nhật Hoàng Akihito khi đó là Hoàng Thái tử, một giống cá bống mới đã được tìm thấy ở một nhánh sông Cần Thơ và Luận văn về vấn đề này đã được in trên Tạp chí khoa học Nhật Bản và được giới khoa học Việt Nam đánh giá cao. Cũng trong năm đó, tiêu bản dùng trong luận văn này đã được trao tặng làm tiêu bản thứ chuẩn cho Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Hiện tiêu bản này vẫn được bảo quản, trưng bày tại Bảo tàng Động vật thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiêu bản này không chỉ mang ý nghĩa là biểu tượng của tình hữu nghị Nhật- Việt mà còn có giá trị về mặt khoa học trong kết quả nghiên cứu của Nhật Hoàng. Trước đó, luận văn này đã được trao tặng cho các cơ quan nghiên cứu khoa học của Việt Nam là Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba cho biết: Nhật Hoàng Akihito trao tặng luận văn nghiên cứu cá bống cho trường ĐH Cần Thơ là do trường nằm ở trung tâm vùng châu thổ sông Mê Kông, nơi giống cá bống mới được tìm thấy. Đặc biệt, ĐH Cần Thơ cũng chính là trung tâm đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên của ĐBSCL. Tại lễ trao tặng, Ngài Mitsuo Sakaba cũng nhấn mạnh luận văn nghiên cứu của Nhật Hoàng không chỉ là một công trình khoa học có giá trị, mà đó còn là một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam- Nhật Bản./.
Theo TTXVN
3.
28/02/2017 11:09
(NLĐO)- Nhà vua Nhật Bản đã phát hiện ra giống cá bống trắng mới trên thế giới tại một nhánh sông Cần Thơ, còn Hoàng hậu thường tự mình chuẩn bị hộp cơm trưa cho các con mỗi sáng.
Chiều nay 28-2, Nhà Vua Akihito và Hoàng hậu Michiko của Nhật Bản sẽ tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam từ ngày 28-2 đến ngày 5-3 theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản - Ảnh: Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản
Nhà vua trồng lúa, Hoàng hậu chăn tằm
Nhà vua Akihito sinh ngày 23-12-1933 tại Tokyo, lên ngôi vào ngày 7-1-1989, lấy niêu hiệu là Bình Thành, là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) băng hà. Ngày 10-4-1959, ông kết hôn với bà Michiko Shoda (sinh ngày 20-10-1934), con gái cả của một doanh nhân xuất sắc. Gia đình Shoda xuất sắc trong cả lĩnh vực kinh doanh và học thuật.
Bà Michiko là nữ thường dân đầu tiên trở thành Hoàng hậu. Khác với thông lệ tiền triều, hai người quyết định giữ các con bên mình. Mặc dù bận rộn, Hoàng hậu Michiko vẫn tự mình yêu thương chăm sóc các con. Bà cho các con bú sữa mẹ hoàn toàn, và khi đến tuổi đi học, Bà tự mình chuẩn bị hộp cơm trưa cho các con mỗi sáng.
Nhà vua thu hoạch lúa trong cánh đồng của Hoàng cung - Ảnh: Sankei
Là biểu tượng của người dân Nhật Bản, hàng năm, Nhà vua tự mình trồng và thu hoạch lúa, một loại cây truyền thống và chủ yếu ở Nhật Bản tại cánh đồng lúa trong Hoàng cung, việc được Nhật Hoàng Showa khởi xướng từ năm 1927. Hoàng hậu nuôi tằm tại trung tâm nuôi tằm Hoàng cung với sự giúp đỡ của nhiều nhân lực. Bà nuôi tằm bằng lá dâu, noi theo gương của tiền nhân là Hoàng Hậu Dowager Shoken, vợ của Nhật Hoàng Minh Trị, là cụ cố của Nhà vua hiện nay. Mỗi mùa xuân, Hoàng Hậu bắt đầu nuôi từ 120.000 đến 130.000 con tằm, chăm sóc chúng trong suốt hơn hai tháng và thu hoạch khoảng 150 kg kén tằm vào đầu mùa hè. Một số tơ này được dùng để phục hồi lại những trang phục cổ có giá trị lịch sử được Hoàng gia giữ gìn từ thể kỷ thứ 8, đang được gìn giữ tai Kho lưu trữ bảo vật hoàng gia Shosoin ở Nara, khi đó còn là thủ đô của đất nước.
Nhà vua Akihito đã phát hiện ra giống cá bống trắng mới trên thế giới tại một nhánh sông Cần Thơ (khi làm luận án tiến sĩ nghiên cứu về cá ở miền Nam Việt Nam những năm 1970) và đã gửi tặng tiêu bản mẫu cá bống này cho Bảo tàng Động vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Bảo tàng Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên) năm 1974 khi là Hoàng Thái tử. Hiện tiêu bản này vẫn được bảo quản tại bảo tàng và Nhà vua sẽ thăm bảo tàng trong thời gian ở Hà Nội.
Nhiều lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Nhà vua và Hoàng hậu: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Kể từ khi lên ngôi, Nhà vua và Hoàng hậu đã đi thăm chính thức 26 nước, trong tổng số 57 nước đã đặt chân đến.
Nhà vua và Hoàng hậu còn đến thăm những vùng bị thiên tai tàn phá, an ủi các nạn nhân và động viên nhân viên cứu hộ. Khi trận động đất sóng thần khủng khiếp năm 2011 làm hơn 20.000 người bị chết và mất tích, Nhà vua và Hoàng hậu đã đến thăm các trung tâm sơ tán, những nơi bị thiên tai phá hủy trong suốt 7 tuần liền từ tháng 3 đến tháng 5. Nhà vua và Hoàng hậu chia sẻ nỗi mất mát với các nạn nhân thiên tai, đồng thời theo dõi sát sao quá trình phục hồi của những vùng đất này trong nhiều năm về sau.
Biểu tượng của quốc gia
Hoàng gia Nhật Bản là triều đại truyền thừa lâu dài nhất trong lịch sử thế giới. Cho tới nay, Hoàng gia có 125 vị Vua chính thống, từ Nhà vua đầu tiên là Jimmu lên ngôi ngày 11-2-660 trước công nguyên đến Nhà vua hiện nay là Akihito. Trong lịch sử Nhật Bản, Nhà vua Nhật Bản chủ yếu là nam, nhưng cũng có 8 Nhà vua là nữ.
Theo Hiến pháp của Nhật Bản, Nhà Vua Nhật là biểu tượng của quốc gia và khối đoàn kết nhân dân. Quyền lực thực sự của đất nước là thuộc về nhân dân. Nhà Vua không có thực quyền về chính trị.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản trong bộ lễ phục - Ảnh: Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản
Nhà vua thực hiện nhiều hoạt động chính thức: bổ nhiệm thủ tướng dựa trên chỉ định của quốc hội; bổ nhiệm chánh án Tòa án tối cao theo chỉ định của nội các; công bố hiến pháp sửa đổi, pháp luật, pháp lệnh và các điều ước; triệu tập các phiên họp Quốc hội; giải tán Hạ viện; công bố bầu nghị sĩ quốc hội; bổ nhiệm và bãi miễn Bộ trưởng và các chức danh tương đương theo quy định của pháp luật; tiếp nhận quốc thư của Đại sứ, công sứ các nước; đại xá, đặc xá, giảm án, miễn thi hành án, phục chức…; ân điển; chứng nhận thư phê chuẩn hoặc các văn kiện ngoại giao được quy định theo pháp luật; tiếp Đại sứ hoặc Công sứ nước ngoài; tiến hành các nghi lễ; uỷ nhiệm các công việc quốc gia (cần có sự hỗ trợ và chấp thuận của Nội các, Nội các chịu trách nhiệm về việc ủy nhiệm).
Cơ quan quyết định các vấn đề về Hoàng gia Nhật Bản (quan trọng nhất là thừa kế và thứ tự thừa kế) là Hội Nghị Hoàng thất, với các thành viên gồm: 2 thành viên Hoàng gia, Thủ tướng, 4 Chủ tịch và Phó Chủ tịch lưỡng viện, Chánh án Tòa án tối cao, 1 Thẩm phán Tòa án tối cao, Cục Trưởng Hoàng cung.
Hiện tại Hoàng gia Nhật Bản có 20 thành viên. Thứ tự kế vị hiện nay là: 1), Hoàng Thái tử Naruhito; 2), Thân vương Hisahito (con trai Hoàng tử Akishino).
Các con gái và cháu gái của Nhà vua khi kết hôn sẽ mất tư cách thành viên Hoàng gia, trở thành dân thường.
Chuyện tình trên sân tennis
Hoàng Thái tử Akihito và Công nương Michiko chơi tennis sau lễ cưới vào tháng 4-1959 - Ảnh: Jiji
Nhà vua và Hoàng hậu sáng nào cũng dậy sớm, đi bộ trong rừng và vườn của Hoàng cung, nơi họ có thể chứng kiến sự đổi mùa, gần gũi thiên nhiên mà cả hai đều rất yêu thích.Ngày cuối tuần, nếu có thời gian, Nhà vua và Hoàng hậu chơi tennis, môn thể thao yêu thích của mình.
Mối nhân duyên giữa Hoàng Thái tử Akihito và Công nương Michiko từng được báo chí Nhật Bản gọi là “chuyện cổ tích” hay “chuyện tình trên sân tennis” khi hai người gặp nhau tại một trận đấu tennis ở Karuizawa gần Nagano vào mùa hè năm 1957. Sau đó Hoàng Thái tử Akihito đã gây bất ngờ khi thông báo chọn cô Michiko Shoda làm cô dâu, phá vỡ truyền thống hoàng gia khi tự mình chọn người bạn đời, và trở thành vị vua đầu tiên kết hôn với một thường dân trong lịch sử hiện đại của Nhật Bản.
D.Ngọc
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/nhung-chuyen-it-biet-ve-nhat-hoang-va-hoang-hau-20170228105444289.htm
2. VTV ngày 27/2/1017
Nhà vua Nhật Bản thăm Việt Nam: Sự kiện lịch sử trong quan hệ hai nước
VTV.vn - Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản là một dấu mốc lịch sử trong mối quan hệ giữa hai nước.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân, Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko Nhật Bản sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28/2 đến ngày 5/3. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, không chỉ thể hiện tình cảm cá nhân của Nhà vua đối với Việt Nam mà quan trọng hơn, chuyến thăm là một dấu mốc lịch sử trong mối quan hệ giữa hai nước.
Nhà vua Akihito lên ngôi ngày 7/1/1989 và là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản, trở thành "biểu tượng của Nhà nước và sự đoàn kết của nhân dân". Theo Hiến pháp Nhật Bản, Nhà vua Akihito cũng thực hiện những hoạt động Nhà nước như bổ nhiệm các chức danh của Chính phủ, Tòa án, công bố Luật và thực hiện các hoạt động quan trọng khác của đất nước dựa trên sự tư vấn và chấp thuận của Chính phủ.
Kể từ khi lên ngôi, trong 28 năm qua, Nhà vua Akihito và Hoàng hậu đã đi thăm chính thức 26 nước. Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản chỉ thực hiện các chuyến thăm nhân dịp kỷ niệm đặc biệt đối với các đối tác có quan hệ thân thiết với Nhật Bản.
Ông Kunio Umeda, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: "Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản. Đây là cơ hội mang tính lịch sử để người dân hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau, để quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển sâu rộng hơn. Trong bối cảnh hiện nay, chuyến thăm Việt Nam sắp tới được nhiều người dân Nhật Bản hiểu rằng, Nhà vua và Hoàng Hậu thực sự rất coi trọng Việt Nam và luôn mong muốn tăng cường quan hệ giữa hai nước".
Đối với Nhà vua Akihito, đất nước Việt Nam đã hiện diện trong một số nghiên cứu của Nhà vua. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi còn là Hoàng Thái tử, trong luận án tiến sĩ nghiên cứu về cá, ông đã phát hiện ra giống cá bống trắng mới trên thế giới tại một nhánh sông Cần Thơ. Sau này, là người đứng đầu Hoàng gia Nhật Bản, Nhà vua Akihito luôn dành những thiện cảm cho đất nước và nhân dân Việt nam
Ông Nguyễn Quốc Cường, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết: "Tuần qua, tôi cũng được mời vào Hoàng cung để yết kiến Nhà vua và Hoàng hậu. Cả nhà vua và Hoàng hậu đều nói rất mong chờ chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau 44 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là một chuyến thăm lịch sử, là biểu tượng và cũng cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, quan hệ ngày càng phát triển, thân thiện và có độ tin cậy".
Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt khi hai nước nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản ngày càng tốt đẹp và hiệu quả. Nhật Bản hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp và nông nghiệp. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 đạt gần 30 tỷ USD và phấn đấu tăng gấp đôi đến năm 2020, cùng với đó là sự bùng nổ trong giáo dục, giao lưu văn hóa và du lịch.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần đầu tiên của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản sẽ là một dấu ấn cho mối quan hệ được coi là đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất, đồng thời góp phần làm rõ nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.
1. Một bài từ 2009 trên Nông nghiệp Việt Nam
Cập nhật: 09:17, Thứ 6, 05/06/2009
Ít ai biết rằng loài cá bống cát trắng, thịt tươi mịn màng, thơm ngon lại chính là sự phát hiện kỳ thú cách đây hơn 30 năm của Tiến sĩ Akihito – chính là Nhật hoàng ngày nay...
Cá bống cát trắng |
Người dân vùng châu thổ ĐBSCL thật bất ngờ và ít ai biết rằng dưới dòng sông Mekong thuộc vùng hạ lưu này có loài cá bống cát trắng, thịt tươi mịn màng, thơm ngon lại chính là sự phát hiện kỳ thú trong các công trình nghiên cứu từ cách đây hơn 30 năm của Tiến sĩ Akihito – chính là Nhật hoàng ngày nay và Tiến sĩ Katsusuke Meguero.
Hiện thời loài cá bống này vẫn tồn tại. Các nhà khoa học trường Đại học Cần Thơ cho rằng, công trình nghiên cứu của Nhật hoàng chính là món quà mang nhiều ý nghĩa, mở ra hướng mới trong nghiên cứu phát triển thương phẩm, nhất là đối với loài cá có khả năng thích nghi môi trường đa dạng như cá bống.
Vào đầu tháng 3/2009, Thái tử Naruhito, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba đã thay mặt Nhật hoàng Akihito trao tặng trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội công trình nghiên cứu phát hiện giống cá bống cát trắng ở vùng hạ lưu sông Mekong. Đến giữa tháng 5/2009 công trình nghiên cứu này tiếp tục được chuyển giao cho Trường Đại học Cần Thơ, nơi có những chuyên gia nghiên cứu bảo tồn và phát triển thủy sản trên sông Mekong. Tổ chức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Nagao - Natural Enviroment Foundation (NEF) sẽ hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ tiếp tục phát huy công trình nghiên cứu này.
Sông Mekong có hơn 2.500 loài thủy sản, nhưng đến nay số loài đưa vào phát triển kinh tế chưa nhiều. Khoa thủy sản trường ĐH Cần Thơ cho biết, đến nay đã nghiên cứu thành công trong 29 loại cá cho sinh sản trong điều kiện nhân tạo.
Trong số này có nhiều loài chuyển giao cho người nuôi và đang phát huy hiệu quả kinh tế cao như: cá tra, basa, cá hú, cá tra nghệ, cá vồ đém, cá lăng nha, cá bống tượng, tôm càng xanh, cá chạch lấu, cá chạch sông, cá kết, cá leo, cá lóc, cá rô đồng, cá sặc rằn, cá trên vàng, cá hô, cá chép, cá he, cá tai tượng, cá thác lác, cá bống tượng, tôm càng xanh, cá chẽm, cá đối…
|
Không chỉ riêng vùng châu thổ sông Mekong, trên nhiều con sông ở nước ta từ Bắc vào Nam hầu như dòng sông nào cũng có loài cá bống. Theo các nhà khoa học khoa thủy sản trường Đại học Cần Thơ, cá bống có nhiều loài và phân bố rộng ở các nước như Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ… Thế nhưng sự phân bố loài cá bống trên vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam) thật phong phú, đa dạng. Theo những dữ liệu trong quyển “Fishes of Cambodian Mekong”, do FAO ấn hành, 2 trong 6 loài cá bống được nghiên cứu ở vùng hạ lưu Mekong là công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Akihito và Tiến sĩ Meguero (lúc đó TS Akihito là Hoàng thái tử, ngày 7/1/1989 ông lên ngôi Thiên Hoàng, đế hiệu Minh Nhân).
Lần lượt trong 2 năm, năm 1975 đồng tác giả Akihito và Meguero đã công bố kết quả nghiên cứu 2 loài cá bống mới là Glossogobius aureus (có chiều dài khoảng 12cm) và năm 1976 loài cá bống Glossogobius Sparsipapillus (có chiều dài 24cm). Và từ hơn 30 năm trước đây, ngày 1/3/1974 Hoàng thái tử Akihito đã gửi tặng Bảo tàng Động vật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội) mẫu con cá bống trắng là tiêu bản Paratype mang ký hiệu: No: 137 Glosssogobius sparsipapillus sp. Nov.
TS Dương Nhựt Long, Trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – Khoa thủy sản trường ĐH Cần Thơ:
“Với đặc điểm thích nghi ngọt, lợ, mặn, phân bố trên diện rộng phù hợp với điều kiện sinh thái đa dạng ở ĐBSCL, cá bống sẽ là đối tượng nghiên cứu nuôi thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Do vậy có hai việc “cần làm ngay” là bảo tồn giống quý và nghiên cứu lộ trình sản xuất cá thương phẩm”.
|
Theo tài liệu về “Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL”, 2 loài cá bống trên có hình dạng giống loài cá bống cát, cá bống trân… trong vùng. TS Trần Đắc Định, Khoa thủy sản Trường Đại học Cần Thơ cho biết thêm, cách đây 2 năm nhóm cán bộ khoa Thủy sản đã bắt tay nghiên cứu về các loài cá bống tập trung ở hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Nay từ công trình nghiên cứu loài sẽ đặt ra vấn đề nghiên cứu về khả năng sản xuất cá thương phẩm, có khả năng duy trì nguồn giống… với nhiều hy vọng mới mở ra. Trong đó có sự góp mặt của GS.TS Yasuhiko Taki, Trường Đại học Tokyo, Giám đốc Tổ chức NEF, trước năm 1975 từng là giảng viên trường Đại học Cần Thơ và được biết là người biết rõ công trình nghiên cứu trên sông Mekong của Hoàng thái tử Akihito thời bấy giờ.
Ngày nay đi khắp sông rạch trong vùng ĐBSCL, người dân trong vùng cho rằng cá bống vẫn còn hiện diện. Cá bống hầu như có quanh năm, nhưng theo dân gian độ từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm là cá bống vào mùa. Từ lâu cá bống được xem là cá dân dã và thường góp mặt trong những bữa cơm đạm bạc ở miền quê. Thế nhưng, khi hay tin trường Đại học Cần Thơ tiếp nhận “món quà” công trình nghiên cứu của Nhật hoàng, một vài món ăn cá bống bắt đầu được nhiều nhà hàng chú ý đưa vào thực đơn. Giới kinh doanh nhạy cảm đang nghĩ tới “Cá bống của Nhật hoàng” mai kia sẽ trở thành thương hiệu nổi tiếng. Song hiện thời điều còn phải chờ đợi các nhà khoa học nối tiếp công trình nghiên cứu, sớm làm bật dậy khả năng phát triển thương phẩm với giống cá này.
http://nongnghiep.vn/cong-trinh-nghien-cuu-ky-thu-cua-nhat-hoang-akihito-post34279.html
Cám ơn Giao!
Trả lờiXóaVì sao lại có sự nhầm lẫn như vậy? Hoặc từ một nguồn tin khác? Hoặc là do phóng viên "suy ra" rằng đã nghiên cứu như thế thì chắc là có học vị Tiến sĩ?
Dù sao việc lên tiếng của Giao cũng là kịp thời để kiểm lại thông tin!
Việc tìm ra nguồn gốc đầu tiên có lẽ cần có thời gian bác Vũ Nho ạ.
XóaĐến thời điểm hiện tại, thì thấy cụ Hà Đình Đức có thể là một trong những nguồn đầu tiên. Cái này, mới chỉ là giả thiết (mời bác Vũ Nho xem các bổ sung trên chính văn của entry này).
Cám ơn Giao đã bổ sung. Như vậy có thể cho rằng, các phóng viên đã căn cứ vào bài báo của bác Hà Đình Đức năm 2009 để viết Nhật Hoàng có học vị Tiến Sĩ. Như vậy không phải là họ "suy diễn" tùy tiện. Bác Hà Đình Đức căn cứ nguồn nào để viết nhà vua có học vị Tiến Sĩ là điều cần quan tâm. Giao căn cứ trên tài liệu chính thống của hoàng gia chắc là không thể nhầm. Họ phân biệt "kết thúc" với "tốt nghiệp" rõ ràng. Vấn đề là có thể bác Đức theo một nguồn tài liệu không chính xác. Rồi cái sai của tài liệu ấy qua bác Đức mà phát tán!
Xóa