Bắt đầu từ 3h30 chiều nay, ngày 4/3/2017. Hôm qua, một người chắt của cụ Phan đã đưa một ít thông tin trên mạng xã hội (ở đây).
Cuộc thăm viếng đã vượt khung thời gian dự kiến ban đầu (dự kiến chỉ có 30 phút).
Tin và ảnh từ nhiều nguồn khác nhau.
---
---
11.
Duyên cớ Nhật hoàng thăm viếng cụ Phan Bội Châu?
06/03/2017 08:20 GMT+7
Chương trình chuyến thăm ngắn ngủi của Nhật hoàng lần đầu đến Việt Nam đông chật các sự kiện. Tuy bận rộn nhưng vị sứ giả hòa bình cao niên Akihito khi tới Huế đã chầm chậm sải bước tại khu lưu niệm Ông Già Bến Ngự, Phan Bội Châu…
Huế vốn giăng chật di tích lịch sử cùng là danh thắng với danh nhân. Nhưng chả phải tình cờ Nhật hoàng đến với di tích cụ Phan Sào Nam?
Nhật Hoàng thăm viếng nhà lưu niệm Phan Bội Châu. Ảnh Dantri. |
Bâng khuâng lần ấy đến Yakohama cứ loanh quanh với những bần thần. Có chi lạ ở thành phố cảng khổng lồ của nước Nhật này vậy? Có lẽ bần thần bởi cảnh đây mà người xưa đâu tá? Hoành Tân (phiên âm Hán của Yakohama, tân là bến) nơi người Việt Nam đầu tiên, sứ thần nhà ngoại giao Bùi Viện từng vượt muôn trùng bể lớn sang Hoa Kỳ. Trước khi đem theo Quốc thư của vua Tự Đức sang xứ Cờ Hoa gặp Tổng thống Mỹ, Bùi Viện đã dừng lại ở đây mấy tháng và có cơ duyên gặp được viên Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật để viên sứ thần ấy bày vẽ cho đường đi nước bước.
Cũng tại Hoành Tân, năm 1905 đã diễn ra cuộc gặp giữa cụ Phan Bội Châu phụ trách Duy Tân hội với Lương Khải Siêu, nhà cải cách lớn của Trung Hoa đang sống lưu vong tại Nhật Bản.
Và cũng tại Hoành Tân, cụ Phan đã gặp được cả Tôn Trung Sơn, hai người đã nhiều lần đàm đạo thế sự lẫn quốc sự. Rồi khi cụ Phan Châu Trinh trên đường xuất dương ghé qua Nhật cũng có nhiều ngày gặp gỡ trò chuyện với cụ Phan Bội Châu chính tại thành phố cảng này.
Qua những cuộc tiếp kiến ấy, cụ Phan dường như đã bừng tỉnh nhiều điều... Bởi lúc đầu cụ đến Nhật mục đích là cầu ngoại viện cho Việt Nam Quang Phục hội nhưng qua trải nghiệm này khác, cụ nghĩ đến đại sự- việc đào tạo nhân tài để mưu việc lớn!
Chính phủ Pháp thính nhạy đã lường trước mối nguy của phong trào Đông Du. Cả Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại hầu Cường Để cũng như toàn thể du học sinh Việt đều không biết rằng ngày 10/6/1907, hai chính phủ Pháp và Nhật đã ký với nhau tại Paris bản thông cáo chung với tên gọi dàn xếp vấn đề kiều dân Nhật ở Đông Dương và những thần dân Đông Dương thuộc Pháp đang sống ở Nhật.
Mỗi du học sinh phải viết thư gửi cha mẹ mình giao cho cảnh binh Nhật theo đúng địa chỉ mà chuyển về Việt Nam. Chúng gây áp lực với những gia đình có con đi học, mặt khác yêu cầu Nhật Bản bắt và trao cho Pháp những thanh niên tham gia phong trào Đông Du với tư cách là thành viên của Duy Tân hội.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm Nhà lưu niệm chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu tại phường Trường An, Huế. Ảnh VietnamNet
|
Chính phủ Nhật Bản tuy từ chối trao Cường Để và những người khác cho phía Pháp nhưng lại ra lệnh trục xuất nhiều lưu học sinh Việt Nam ra khỏi Nhật Bản vào năm 1909.
Thế là tan đàn xẻ nghé! Nhưng trước khi ôm hận rời Nhật, cụ Phan có họp một số anh em lại mà bàn rằng trong hoàn cảnh hiện tại chúng ta chỉ có một cách là tản ra đi làm thuê để lấy tiền mà học.
Cụ động viên anh em, người cách mạng bước đường cùng phải vững ý chí và nghị lực, bình tĩnh suy xét vượt qua khó khăn. Có khoảng hai chục người đã nghe theo lời khuyên của thủ lĩnh, ở lại Nhật tìm mọi cách để mưu sinh. Người đi làm thợ nề, thợ mộc, người đi dạy học, làm thuê ở các hiệu buôn, làm bồi bếp để lấy tiền đi học...
Có một sự kiện trong thời gian đầu của cuộc tan vỡ Đông Du. Vào khoảng tháng 10/1908, tình thế anh em trong Duy Tân hội rất quẫn bách, đặc biệt là tài chính. Phan Bội Châu đành liều viết thơ cho một người bạn của Nguyễn Thái Bạt hỏi vay một số tiền.
Người bạn này cụ Phan chưa hề biết mặt, tên là Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang. Thư gửi chỉ hú họa nhưng buổi sáng gửi đi, buổi chiều đã nhận được 1.700 đồng, khi đó là món tiền khá lớn, kèm mấy dòng vắn tắt nhặt nhạnh trong nhà chỉ còn thế này.Về sau có khó khăn cứ viết thơ!
Thiển Vũ là con trai một vị Đại tướng lục quân, học y khoa thành tài mở nhà thuốc riêng chuyên cứu chữa giúp người nghèo. Không thích tham dự chính trị nhưng rất coi trọng nghĩa khí.
Rồi trải 10 năm lưu lạc gian nan trên đất Trung Hoa, Phan Bội Châu trở lại Nhật năm 1918. Nhớ tới ân nhân, cụ Phan tìm về Tĩnh Cương là thôn ổ của Thiển Vũ tiên sinh thì vị ân nhân ấy đã qua đời! Cụ Phan đau đớn liền thuê người khắc bia đá cao 4 thước, rộng 2,5 thước dày 50 phân với lời văn thống thiết:
Chúng tôi vì việc nước, chạy sang đất Phù Tang. Ông thương mà giúp khi hoạn nạn, chẳng kể công lao, tỏ lòng hào hiệp, nay tôi lại đây. Ông đã mất rồi! Trông bốn bề bóng người đã khuất. Mênh mông trời bể. Lòng này khôn nguôi.
Xin khắc mối cảm thương vào đá.
Xin khắc mối cảm thương vào đá.
Hảo hán xưa nay. Nghĩa đầy trong ngoài. Ông giúp như trời. Tôi chịu như bể. Chí tôi chưa thành. Ông không chờ tôi. Lòng này đau thương. Đến ức vạn năm.
Tất cả người trong Hội Việt Nam Quang Phục xin ghi tạc! (Bản dịch của Hoàng Nhật Tân).
Tất cả người trong Hội Việt Nam Quang Phục xin ghi tạc! (Bản dịch của Hoàng Nhật Tân).
Cụ Phan đã dốc sạch bách các túi chỉ còn 120 đồng. Nhưng tiền mua đá, thuê khắc, xây lăng mộ hết 200 đồng! Cụ Phan lại phải đến nhà ông Thôn trưởng để vay tạm.
May mà ông Thôn trưởng cũng là người trọng nghĩa khí, cảm khái trước tấm lòng tình nghĩa của người khách tha phương, ông đã tập họp dân làng nói rõ sự việc để mọi người quyên thêm. Tiền quyên không những đủ chi trả việc khắc bia xây mộ lại còn để mở tiệc hoan nghênh nữa...
Tấm bia đá ấy đã sừng sừng 88 năm nay ở ngoại thành Tokyo.
... Và tôi đã tới Tokyo. Nhưng hỏi sứ quán lúc ấy, không ai biết! May gặp anh Lê Văn Thanh là tham tán, từng lâu năm ở Tokyo. Anh cũng không biết tấm bia nọ nhưng nhiệt thành bốc máy gọi cho một “thổ công” khác.
Người ấy lại gọi cho một người quen khác nữa vốn có nghiên cứu về lịch sử. Người ấy có biết nhưng tôi tá hỏa khi nghe rằng tỉnh Shizuoka, quận Asaba tận chân núi Phú Sĩ nơi dựng tấm bia của cụ Phan, cách Tokyo mấy trăm cây số. Đến nước này đành bó tay vì thời gian lưu lại ở Tokyo đã hết, tôi phải đi Osaka với đoàn.
Về Việt Nam, tôi liên lạc với anh Thanh. Anh Thanh nói địa chỉ email của anh Lê Long Sơn là người có biết tấm bia. Tôi email nhiều lần cho anh Sơn nhưng vẫn không có hồi âm.
Tưởng tắc tị thì nhận được email của Thanh. Anh Thanh nói tôi nên vào thành phố Hồ Chí Minh gặp GS Nguyễn Đức Hòe, hiệu trưởng trường Đông Du thành phố Hồ Chí Minh. Có sẵn số điện thoại do anh Thanh cung cấp, tôi gọi cho GS Hòe. GS nhiệt tình tiếp chuyện tôi qua điện thoại.
Điều thú vị là sau 100 năm, phong trào Đông Du của cụ Phan dường như được tiếp nối qua trường Đông Du tại Thành Phố Hồ Chí Minh?
Trường Đông Du nhắm vào hai đối tượng là học sinh trung học và số cán bộ đã tốt nghiệp đại học. Trường đã đưa được 443 người đi học bên Nhật. Riêng GS Hòe từng học bên Nhật 15 năm, bắt đầu từ năm 1959. Không phải bây giờ GS mới làm cái việc đưa HS du học bên Nhật mà từ năm 1964, GS Hòe đã về nước chọn những HS khá sang Nhật đào tạo.
GS theo học và nghiên cứu về vật lý nguyên tử nhưng là người cũng say mê về nghiên cứu lịch sử. Tấm bia của cụ Phan Bội Châu dưới chân núi Phú Sĩ từ lâu đã lọt vô tầm ngắm của GS Hòe...
GS gửi cho tôi hai đĩa CD tư liệu. Mở ra tôi xiết bao vui mừng lẫn cảm động bởi một số tư liệu mình đang cần về phong trào Đông Du đều có.
Bia kỷ niệm ngài Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang. Ảnh Tác giả cung cấp
|
Rồi lại nhận được ảnh của anh Thanh tham tán.
Tôi vui sướng nhận ra trên trán bia trong một tấm ảnh có hàng chữ Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang công kỷ niệm bia. (Bia kỷ niệm ngài Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang)
Nhờ GS Hòe bày cho, tôi mới biết Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang là phiên âm Hán. Chữ Nhật là Sakitaro Asaba. Vậy tấm ảnh được chú thích như sau. Hàng đầu từ bên phải sang :
Nhờ GS Hòe bày cho, tôi mới biết Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang là phiên âm Hán. Chữ Nhật là Sakitaro Asaba. Vậy tấm ảnh được chú thích như sau. Hàng đầu từ bên phải sang :
Ông trưởng thôn tên là Okamoto, cụ Phan Bội Châu và hai người Nhật trong thôn. Ba người hàng thứ hai là các nhà sư làm lễ cho buổi dựng bia.
GS Hòe còn cho biết thêm, ngày 17/7/2003, tại thị trấn Asaba đã long trọng tổ chức lễ 85 năm ngày cụ Phan dựng bia.
Có 130 người gồm các nhà nghiên cứu, nhà giáo Nhật Bản, những học giả nghiên cứu Đông Du và lưu HS Việt Nam đến dự. Còn có cháu ngoại ngài Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang là bác sĩ Sakamato cùng cháu nội ông trưởng thôn.
Đặc biệt có ông bà Phan Thiệu Cơ, cháu nội cụ Phan Bội Châu cũng tới dự. Hiện ở Bảo tàng Phan Bội Châu tại Huế có lưu thác bản mặt trước tấm bia mà những người bạn Nhật tại thị trấn này gửi tặng.
Hiện quần thể bia, khu mộ ngài Thiền Vũ Tá Hỷ Thái Lang- Sakitaro Asaba được dân địa phương trông coi, chăm sóc chu đáo. Dịp kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du, tại đây đã tổ chức hội thảo về phong trào Đông Du, có sự tham dự hơn hai trăm khách mời.
… Trở lại chuyến thăm Huế của Nhật hoàng và hoàng hậu. Ngó vị sứ giả hòa bình, Nhật hoàng Akihito, động thái thư thả, thành kính trước phần mộ cụ Phan. Dường như Nhật hoàng và hoàng hậu dừng lâu hơn để chiêm ngắm công trình trong Bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt - Nhật do những người Nhật hảo tâm trao tặng nhân 100 năm ngày mất của bác sĩ Sakitaro Asaba, ân nhân của cụ Phan Bội Châu.
Bầu không khí u tịch đang lan tỏa cuộc thăm viếng như một thứ vô ngôn toát yếu nhiều thông điệp? Nhất là những liên tưởng từ câu chuyện lịch sử của cụ Phan 100 năm trước? Những kính trọng, ghi nhớ, cùng sự ân hận của người trong cuộc? Và nữa, chút gì đó của minh triết phương Đông rằng đã là anh hùng thì bất luận thành hay bại?
Mang máng nhớ, Hiến pháp Nhật năm 1947 có quy định Thiên hoàng chỉ là “Biểu tượng của quốc gia, và cho sự hoà hợp của dân tộc”, chứ không có quyền lực chính trị. Nhưng trên thực tế, khó lượng hóa hết những ảnh hưởng, những chi phối sâu rộng quyền lực của hoàng cung cùng sự thành kính của người dân Nhật đối với Nhật hoàng?
Nghe nói, Nhật hoàng là một người đa tài ở nhiều lĩnh vực trong đó có âm nhạc. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên, đến Huế, đến Miền Trung, Ngài muốn được thưởng thức một thứ. Đó là Di sản văn hóa của nhân loại- nhã nhạc cung đình Huế. Chợt nhớ, nhã nhạc Nhật Bản, còn gọi là Gagaku được truyền nhập từ thế kỷ VII, nguyên ủy là một điệu hát Chăm có tên gọi La lăng vương của dân tộc Chăm đã truyền sang đất Nhật từ thuở mang tên Lâm Ấp. Bởi khi thưởng thức nhã nhạc, người ta như phảng phất như tìm thấy mối liên hệ, khi mơ hồ, khi rõ rệt giữa hình thức hát bội Bình Định cùng kịch hát Lâm Ấp và nhã nhạc cung đình Huế?
Người Hà Nội nghèo nhưng ăn sáng rất ‘chịu chơi, chịu chi’?
Ở một đất nước thu nhập bình quân đầu người vẫn thuộc diện thấp và vẫn còn rất nhiều người nghèo như Việt Nam, chúng ta cũng cần suy nghĩ nghiêm túc để bữa sáng hợp lý cả về tiền bạc lẫn thời gian.
Đoàn Thị Hương được bảo hộ công dân như thế nào?
Cũng giống như Mỹ, Úc và các quốc gia khác, Việt Nam có các quy định pháp luật về bảo hộ công dân Việt Nam vi phạm pháp luật nước ngoài.
"Cuối cùng ông Trump đã thực sự là Tổng thống"
Sau bài phát biểu của ông Trump tại lưỡng viện, Van Jones, nhân vật lớn tiếng của phe đối lập và nhà bình luận cho CNN đã phải thốt lên, "cuối cùng ông Trump đã thực sự trở thành Tổng thống".
Lập lại trật tự Hồ Tây cần làm quyết liệt như đòi vỉa hè
Hà Nội đã xác định chấn chỉnh, cải tạo, xây dựng Hồ Tây thành một điểm du lịch văn hóa tầm cỡ quốc tế thì ngoài việc dừng nuôi cá vừa quyết định sẽ còn thêm rất nhiều việc cần làm.
Đòi lại vỉa hè cần làm như cấm đốt pháo, buộc đội mũ bảo hiểm
Cuộc chiến đòi lại vỉa hè không những là phép thử của việc thực thi pháp luật, mà còn là đòi hỏi của việc lập lại trật tự đô thị theo con đường hướng đến văn minh.
|
Xuân Ba
10.
Nhà vua Nhật Bản rời Huế, kết thúc chuyến thăm Việt Nam
06/03/2017 08:20 GMT+7
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản vô cùng ấn tượng về công tác tổ chức, cách chào đón rất trọng thị, nồng hậu của chính quyền và nhân dân Việt Nam.
Sáng 5/3, người dân Cố đô Huế ra đường vẫy tay chào tạm biệt Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko rời Huế, kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam.
|
Xe chở Nhà vua và Hoàng hậu vào thẳng sân bay qua cửa Vip.
|
Nhân viên cấp cao của Nhật Bản đợi Nhà vua và Hoàng hậu tại máy bay.
|
Sau khi nghỉ ngơi đôi phút tại phòng Vip, Nhà vua và Hoàng hậu bắt đầu lên máy bay
|
Sắc mặt của Nhà vua và Hoàng hậu rất vui vẻ và khỏe mạnh.
|
Nhà vua và Hoàng hậu gửi lời cám ơn chân thành đến ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.
|
Nhà vua và Hoàng hậu dừng bước khá lâu tại chân máy bay để cám ơn và trò chuyện với những người ra tiễn.
|
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản cúi đầu cám ơn tất cả mọi người.
|
Nhà vua và Hoàng hậu vẫy chào mọi người trước khi bước vào máy bay.
|
Các quan chức cấp cao của Việt Nam cũng như của Thừa Thiên - Huế vẫy tay chào Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản.
|
Chuyên cơ chở Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản cất cánh lúc 12h15 ngày 5/3.
|
(Theo VOV)
9.
Three times visiting Hue in this 8 days. I could see The Emperor and Empress off nearby with Vietnamese and Japanese friends.
天皇皇后両陛下のお姿を目にしたのは、昭和34年に新婚旅行で奈良ホテルにお泊りになった時に両親に連れられて加わった提灯行列の時と、今回フエをご訪問になった時の2回。ベトナム人、日本人の友人たちとご訪問をお祝いし、お見送りすることが出来た。両陛下の存在は、私たち日本人の心そのもの。
天皇皇后両陛下のお姿を目にしたのは、昭和34年に新婚旅行で奈良ホテルにお泊りになった時に両親に連れられて加わった提灯行列の時と、今回フエをご訪問になった時の2回。ベトナム人、日本人の友人たちとご訪問をお祝いし、お見送りすることが出来た。両陛下の存在は、私たち日本人の心そのもの。
8.
Bạn tôi là một người Nhật. Trong những ngày Nhật hoàng và Hoàng hậu sang thăm Việt Nam anh đi lại như con thoi giữa Hà Nội – Đà Nẵng – Huế, cố gắng tham dự tất cả những sự kiện (chính thức và phi chính thức) có sự hiện diện của Nhật hoàng và Hoàng hậu.
Anh không đi một mình mà rủ thêm bạn bè của anh, là người Nhật đang làm ăn, học tập và cư trú ở Hà Nội - Đà Nẵng - Huế, và những người Việt yêu mến (đất nước và con người) Nhật Bản cùng tham dự.
Trong câu chuyện với tôi, anh luôn dùng chữ “our Emperor” (Hoàng đế của chúng tôi) với một sự tôn kính sâu sắc. Những người bạn Nhật của anh cũng dùng chữ y như anh khi nhắc đến Nhật hoàng.
Anh và bạn bè đã đứng chờ 2 tiếng đồng hồ trước La Residence Hue Hotel & Spa – nơi Nhật hoàng và Hoàng hậu nghỉ lại trong những ngày viếng thăm cố đô Huế - chỉ để được cúi đầu chào Nhật hoàng và Hoàng hậu khi hai vị bước lên xe để ra phi trường Phú Bài, rời cố đô Huế, kết thúc chuyến thăm Việt Nam.
Anh kể với tôi với một niềm phấn khích tột độ: “Tôi chưa bao giờ được đứng gần ‘Hoàng đế của chúng tôi’ như thế. Khi Ngài vẫy tay chào chúng tôi, tôi thấy cả những đường chỉ tay của ngài. Chúng dường như là 3 đường thẳng song song với nhau. Rất khác thường. Có lẽ đó là dấu hiệu chứng tỏ Ngài là Hoàng đế. Tôi sẽ giữ mãi khoảnh khắc này: Được nhìn thấy Nhật hoàng và Hoàng hậu, không phải ở Tokyo hay ở nơi nào ở Nhật, mà ở Huế, thành phố của bạn. Thật tuyệt vời”.
Đã nghe kể nhiều lần và nay thì được chứng kiến tình cảm và sự tôn kính của người Nhật Bản dành cho vị Hoàng đế của họ, tôi biết đây là những tình cảm thực và rất ngưỡng mộ tình cảm đó.
Chợt ước: Giá như lãnh đạo nước Nam hiện giờ cũng có được tình cảm và sự kính trọng đó từ người dân Việt Nam - chỉ bằng 1% tình cảm người Nhật dành cho Nhật hoàng cũng được - thì có lẽ đất nước này sẽ trở nên tốt đẹp hơn, đàng hoàng hơn.
Nhưng e rằng hơi khó, dù chỉ 1%.
NGƯỜI NƯỚC HUỆ (từ Đà thành, Quảng Nam quốc)
https://www.facebook.com/anhson.tranduc/posts/10207324529786083
7.
【両陛下ベトナム・タイご訪問】
両陛下ベトナム視察 日本人医師支援、日越交流の原点
天皇、皇后両陛下が4日、訪問された独立運動家、ファン・ボイ・チャウ記念館の一角には「友好の碑」と刻まれた石碑がある。チャウは日本人医師の協力を支えとし、100年以上前に日越交流の種をまいたことで知られるが、「友好の碑」は日本の有志がチャウに贈った交流の証しだ。医師の故郷ではベトナムからの留学支援を行うなど、チャウがまいた種は草の根活動を経て実を結びつつある。
チャウを支援した医師は静岡県袋井市出身の浅羽佐喜太郎氏(同市提供、1867~1910年)。神奈川県で医療機関を経営する傍ら、慈善事業に取り組む篤志家だった。
一方、チャウは1905(明治38)年、ベトナムから来日。多くの留学生を呼び寄せ、日露戦争に勝利した日本に学ぶ「東遊運動」を展開した。だが、フランスの意向で日本政府から退去を迫られ、資金繰りに窮した。そんなチャウに物心両面で救いの手を差し伸べたのが佐喜太郎氏だった。
佐喜太郎氏のひ孫にあたる浅羽秀一さん(68)は「病室で留学生をかくまったり、資金援助したりして支援していたようだ。曽祖父は体が弱かったが、同い年で世界を股に掛けたチャウの活動に共感したのかもしれない」と話す。
チャウは最終的に国外退去を余儀なくされたが、大正7年に再来日し、死去した佐喜太郎氏が眠る寺に記念碑を建てた。ただ、秀一さんによると「母からは『(チャウへの支援は)政府方針に反することなので外で話さないで』といわれ、碑が広く知られることはなかった」という。
だが、平成に入り、チャウと佐喜太郎氏の交流の再評価が進んだ。袋井市で地域史を研究する「浅羽ベトナム会」会長の安間幸甫さん(73)は「碑は単なる田舎の文化財にとどまらない。日越両国の歴史的な関わりの象徴だ」と話す。安間さんが中心となり、ベトナムからの留学生を募ったり、募金で小学校の校舎を建設したりするなど、交流は深化。安間さんら有志は平成22年、フエの記念館に「友好の碑」を寄贈し、碑はチャウの墓と対面する形で設置された。
「チャウの『東遊運動』は2つの碑があってこそ、日越交流の証しとして成り立つ。両陛下のご訪問により、日本とベトナム双方の若者が交流の原点を知ってくれれば」。安間さんはそう話した。
http://www.sankei.com/life/news/170304/lif1703040050-n2.html6.
(PLO) - Khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bội Châu tại Huế là một trong những điểm tham quan của Nhật hoàng và Hoàng hậu trong thời gian ghé thăm Cố đô Huế. Báo Mainichi Nhật Bản đã đến trực tiếp đưa tin nhân sự kiện này.
Toàn cảnh ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu nơi Nhật hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm
Dự kiến khoảng 16h hôm nay, 4/3, Nhật hoàng và hoàng hậu đến thăm Khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bôi Châu (nằm ở số 15 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, TP. Huế). Nhân sự kiện quan trọng này, phóng viên báo Mainichi, một tờ báo danh tiếng của Nhật Bản đã đến đưa tin ngay từ trước giờ Nhật hoàng và hoàng hậu đến.
Ông Cao Huy Hùng đang trả lời phỏng vấn báo Nhật |
Trả lời phỏng vấn báo Mainichi, ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và cách mạng Thừa Thiên-Huế cho biết: “Chuyến thăm của Nhà vua, Hoàng hậu và phái đoàn hoàng gia Nhật Bản đến Huế là một sự kiện lịch sử đặc biệt trong quan hệ ngoại giao hai nước. Trong lịch sử, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển từ phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng từ năm 1905 đến năm 1909, nó thể hiện ở mối quan hệ giữa cụ Phan với bác sĩ Asaba Sakitaro, người đã giúp cụ Phan và phong trào Đông Du trong những ngày ở bên đất Nhật.
Bia kỷ niệm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản |
Mặc dù việc lớn không thành nhưng tình nghĩa đó hết sức to lớn, chính sự giúp đỡ của bác sĩ Asaba Sakitaro đã để lại trong lòng cụ Phan và những người Việt Nam những kỷ niệm hết sức sâu sắc, cũng chính vì tình nghĩa đó mà sau 10 năm rời Nhật Bản, vào tháng 3/1918, cụ Phan đã quay trở lại Nhật Bản và đến làng Umeda, quê hương của bác sĩ Asaba Sakitaro để thăm lại cố nhân và cảm tạ tấm lòng nhân nghĩa, nhưng bác sĩ Asaba Sakitaro đã qua đời.
Mộ cụ Phan Bội Châu |
Cụ Phan đã bày tỏ sự mến phục của mình bằng cách dựng một tấm bia để tưởng nhớ bác sĩ Asaba Sakitaro cạnh ngôi mộ của bác sĩ, có lẽ đây là tấm bia ân nghĩa, hữu nghị đầu tiên của người Việt Nam đầy tiên dựng bên đất Nhật. Từ đó mà tạo dòng chảy lịch sử kết nối để quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản sau này ngày càng phát triển và nâng lên một tầm cao mới”.
Với câu hỏi đặt ra của phóng viên báo Mainichi rằng: “Với sự kiện Nhà vua và Hoàng hậu sang thăm Việt Nam và quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản đã có từ hơn 100 năm nay, ông có suy nghĩ như thế nào về tương lai quan hệ ngoại giao giữa hai nước”, ông Cao Huy Hùng đã trả lờiphóng viên báo Mainichi: “Với chuyến thăm của Nhật hoàng và Hoàng hậu, đã gây một tiếng vang lớn và để lại một dấu ấn rất quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, Nhật hoàng là biểu tượng tinh thần của nhân dân Nhật Bản, chuyến thăm của Nhật hoàng và Hoàng hậu đến Việt Nam đã thêm thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước, là tiền đề để quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng tốt đẹp hơn trong hiện tại và cả trong tương lai”.
Mô tả ảnh |
Trước giờ Nhật hoàng và Hoàng hậu đến thăm khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bội Châu, ông Phan Tiến Dũng (Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng đã đến trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị đón tiếp Nhật hoàng và Hoàng hậu cùng phái đoàn hoàng gia Nhật Bản.
Xưa kia, Khu lưu niệm nhà yêu nước Phan Bội Châu chính là nơi cụ Phan sống trong sự giam lỏng của thực dân Pháp cho đến cuối đời sau khi bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 1925. Sau khi mất năm 1940, cụ được chôn cất ngay giữa khu vườn của khu lưu niệm ngày nay.
Ngày nay, trong khu lưu niệm vẫn tồn tại căn nhà xưa kia ông già Bến Ngự sinh sống. Theo các tài liệu, căn nhà này do cụ Phan tự thiết kế và được cụ Võ Liêm Sơn, giáo viên trường Quốc Học đứng ra chủ trì xây dựng. Ngôi nhà có hình chữ công nằm ngang, ba gian nhà lợp tranh, tượng trưng cho ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), vách đất tương đối cao và thoáng mát. Chính giữa nhà hình vuông, làm nơi diễn thuyết. Xung quanh có các chái chia phòng riêng biệt.
Ban thờ cụ Phan Bội Châu |
Mộ cụ Phan Bội Châu nằm ngay phía trước ngôi nhà ở và chính giữa khu vườn. Sau khi cụ Phan qua đời (29/10/1940) với số tiền phúng điếu của đồng bào trong cả nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã đứng ra xây dựng ngôi mộ và nhà thờ. Mộ có chiều dài 7 m, ngang 5 m, có 5 bậc tam cấp cao 0,8 m, cách bình phong phía đầu mộ chừng 1 m là tấm bia cao có bài “Tự Minh” bằng chữ Hán do cụ Phan viết năm 1934.
Mô tả ảnh |
Từ đường là một ngôi nhà ngói to lớn, đồ sộ, cao khoảng 8 m, mái lợp ngói âm dương, mặt quay về phía lăng mộ cụ Phan Bội Châu. Mặt trước Từ đường có biển đề hàng chữ “Từ đường các liệt sỹ tiền bối và Phan Bội Châu tiên sinh”. Hiện nay, từ đường được sử dụng làm nơi trưng bày khoảng 150 hiện vật, tư liệu về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng của ông già Bến Ngự.
Khu mộ nằm trong di tích |
Cùng với những di tích chính trong khu vực vườn nhà cụ Phan Bội Châu, khu lưu niệm còn là nơi an nghỉ của các nhà yêu nước đương thời hoạt động với cụ, tiêu biểu là lăng mộ nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ, người cùng cụ Phan sang Nhật cầu viện.
Vào năm 2010, nhân dịp kỷ niêm 70 năm ngày mất cụ Phan Bội Châu và 100 năm ngày mất bác sĩ Asaba Sakitaro, những người Nhật hảo tâm đã tặng tấm bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ phong trào Đông Du đặt trong khu vườn trước mộ cụ Phan Bội Châu.
Các phóng viên báo Nhật đang tác nghiệp
http://baophapluat.vn/thoi-su/bao-nhat-dua-tin-truc-tiep-nhat-hoang-tham-khu-luu-niem-phan-boi-chau-322551.html
|
5.
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THEO DÒNG THỜI SỰ
TTH.VN - Nằm trong lịch trình chuyến thăm Thừa Thiên Huế, chiều 4/3, Nhà vua và Hoàng hậu cùng các quan chức cấp cao hoàng gia và Bộ Ngoại giao Nhật Bản đến thăm Nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu (15 Phan Bội Châu, TP Huế).
Nhà vua và Hoàng hậu thưởng lãm tấm bia có bài “Tự Minh” bằng chữ Hán do cụ Phan viết năm 1934 trong khuôn viên nhà lưu niệm
Tiếp và tháp tùng Nhà vua và Hoàng hậu có ông Nguyễn Ngọc Thiện, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, cùng phu nhân; ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan.
Đúng 15 giờ 30 phút, Nhà vua và Hoàng hậu cùng đoàn tháp tùng tiến vào viếng thăm khu mộ cụ Phan nằm chính giữa khu vườn. Khu mộ này được phụng lập với số tiền phúng điếu của đồng bào trong cả nước sau khi cụ Phan qua đời (29/10/1940) và do chính cụ Huỳnh Thúc Kháng đứng ra xây dựng, cùng ngôi nhà thờ nằm bên cạnh.
Sau thời gian lưu viếng nơi đây, Nhà vua và Hoàng hậu vào viếng thăm căn nhà nơi cụ Phan từng sinh sống. Đây là căn nhà do cụ Phan tự thiết kế và được cụ Võ Liêm Sơn, giáo viên trường Quốc Học đứng ra chủ trì xây dựng. Ngôi nhà có hình chữ công nằm ngang, ba gian nhà lợp tranh, tượng trưng cho ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), vách đất tương đối cao, thoáng mát. Chính giữa nhà hình vuông, làm nơi diễn thuyết. Xung quanh có các chái chia phòng riêng biệt. Hiện khu nhà vẫn lưu giữ các vật dụng sinh hoạt đơn gian trong những năm tháng cuối đời cụ Phan bị bọn thực dân đoạt tuyệt phải lui về sống cảnh “chim lồng cá chậu” tại Huế. Diện kiến các vật dụng sinh hoạt nơi đây, Nhà vua Nhật Bản cảm kích cho rằng, đây là một nhà cách mạng lỗi lạc. Trong hoàn cảnh khó khăn, hà khắc, nhà yêu nước Phan Bội Châu vẫn hoạt động, xây dựng cơ sở cách mạng, đào tạo nhiều chiến sĩ cách mạng lỗi lạc sau này.
Tại đây, Nhà vua và Hoàng hậu đã thăm khu trưng bày với hơn 100 hiện vật, tư liệu về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng của cụ Phan. Nhà vua Nhật Bản cũng cảm kích cho đó là những tư liệu sống, tài sản quý của dân tộc Việt Nam để giáo dục thế hệ trẻ sống có lý tưởng, có lòng yêu nước, thương dân sau này...
Chiều cùng ngày, tại không gian khách sạn La Residence (đường Lê Lợi, TP. Huế), Nhật hoàng và Hoàng hậu đã có cuộc gặp, trò chuyện thân mật với các nhân viên tình nguyện của Tổ chức JICA - Nhật Bản tại Huế và gặp gỡ cộng đồng người Nhật tại Việt Nam. Nhật hoàng và Hoàng hậu tận tình hỏi thăm, lắng nghe những chia sẻ của các tình nguyện viên Tổ chức JICA cũng như cộng đồng người Nhật sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
Một số hình ảnh Thừa Thiên Huế Online ghi lại trong quá trình tháp tùng đoàn Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản:
Đông đảo du khách, người dân cùng cờ Việt - Nhật và khẩu hiệu chào đón Nhật hoàng và Hoàng hậu đến thăm nhà lưu niệm cụ Phan
Nụ cười thân thiện của 2 biểu tượng cao nhất Hoàng gia Nhật Bản với người dân Cố đô
Hoàng hậu Nhật Bản đưa tay chào từ bên trong xe sau khi kết thúc buổi thăm nhà lưu niệm cụ Phan
Đông đảo du khách và người dân chào đón Nhật hoàng và Hoàng hậu ở phía trước nhà lưu niệm cụ Phan
Hoàng hậu Nhật Bản thăm hỏi các nhân viên tình nguyện của Tổ chức JICA tại Huế
Nhật hoàng trò chuyện cùng cộng đồng người Nhật tại Việt Nam bên trong khán phòng khách sạn La Residence (đường Lê Lợi, TP. Huế)
Nhóm Phóng viên
4.
Nhà vua Nhật Bản thăm Nhà lưu niệm Phan Bội Châu
04/03/2017 20:09 GMT+7
- Tiếp tục lịch trình tại Huế, chiều nay, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm Nhà lưu niệm chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu tại phường Trường An, Huế.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Nhà lưu niệm Phan Bội Châu |
Nhà yêu nước Phan Bội Châu là biểu tượng của phong trào Đông Du - phong trào sang Nhật Bản để học tập con đường cứu nước của thanh niên Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Chuyến thăm này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà vua và Hoàng hậu đối với cụ Phan Bội Châu, chí sỹ yêu nước có mối quan hệ gắn bó với Nhật Bản cách đây hơn 100 năm.
Tổng bí thư mời Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản dự tiệc trà
Trước khi lên đường thăm Huế, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đã tới dự tiệc trà do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân chủ trì.
Cuộc gặp xúc động của Nhà vua với thân nhân cựu binh Nhật
Cuộc gặp gỡ xúc động của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản với vợ con, thân nhân của cựu binh Nhật từng tham chiến ở VN.
Quang Thành
3.
TPO - Ông Phan Thiệu Cát, hậu duệ đời thứ 3 của cụ Phan Bội Châu, có mặt trong buổi tiếp đón Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến thăm khu nhà tưởng niệm cụ Phan Bội Châu tại Huế chiều nay.
Là bác sĩ đang sinh sống ở Canada, ông Phan Thiệu Cát lần này về Việt Nam và có duyên gặp đúng chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Huế.
Thăm nhà tưởng niệm cụ Phan Bội Châu, Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko vừa ngạc nhiên vừa vui mừng trước sự có mặt của hậu duệ đời thứ 3 của cụ Phan.
Nói với ông Phan Thiệu Cát, Nhà vua Akihito bày tỏ vui mừng khi đến thăm nơi tưởng niệm một nhà chí sĩ phấn đấu cả đời vì nền độc lập của Việt Nam.
Nhà vua và Hoàng hậu thăm khu tưởng niệm cụ Phan Bội Châu. Ảnh: Như Ý.
Hậu duệ đời thứ 3 của cụ Phan, ông Phan Thiệu Cát. Ảnh: Như Ý.
Sơ đồ gia phả của họ tộc nhà cụ Phan Bội Châu. Ảnh: Thu Loan
Nhiều người Nhật Bản khi sang thăm Việt Nam đã tìm đến khu tưởng niệm cụ Phan Bội Châu. Nhà vua Akihito nói rằng, thông qua việc tìm hiểu về cụ Phan Bội Châu, người dân Nhật có dịp nhìn lại và hiểu thêm một trang sử của đất nước. "Lịch sử rất cần thiết, nhìn lại lịch sử mới có thể nhìn về hiện tại và tương lai. Bảo tàng này rất quý đối với người dân Nhật", Nhà vua Nhật Bản nói.
Trong chuyến thăm hôm nay, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản được giới thiệu về cuộc đời hoạt động của cụ Phan Bội Châu, về những người bạn, người đồng chí đã đồng hành và sát cánh bên cụ vì mục đích giành độc lập cho đất nước.
Tấm bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt - Nhật từ phong trao Đông Du nhân 70 năm ngày mất của chí sĩ Phan Bội Châu và 100 năm ngày mất của bác sĩ Asaba. Ảnh: Thu Loan
Khu nhà tưởng niệm gồm phần mộ, nhà trưng bày kỷ vật, nhà ở được phục dựng. Đặc biệt trong khu vườn còn có Bia kỷ quan hệ giao lưu Việt - Nhật do những người Nhật hảo tâm trao tặng nhân 100 năm ngày mất của bác sĩ Asaba Sakitaro, ân nhân của cụ Phan Bội Châu.
2.
【フエ共同】ベトナム中部の古都フエを訪問中の天皇、皇后両陛下は4日、フランス植民地下で独立運動を担い、日本とゆかりのある指導者ファン・ボイ・チャウの記念館を見学された。100年以上前の日本とベトナムの交流をしのぶ機会となった。
チャウは1905年、武器の支援などを求めて来日し、後に首相となる犬養毅らに人材育成の重要性を説かれた。日本の近代文明や富国強兵政策を学ぶため、ベトナムの若者を留学させる「東遊運動」を主導し、最盛期には約200人が日本で学んでいた。
http://jp.reuters.com/article/idJP2017030401001682
1.
【フエ時事】ベトナム公式訪問中で、中部の古都フエに滞在している天皇、皇后両陛下は4日午後、日本とゆかりがある仏領インドシナ時代のベトナムの独立運動家ファン・ボイ・チャウの記念館を訪問された。
チャウは1905年に来日し、ベトナムの若者を日本へ留学させる「東遊(ドンズー)運動」を指導した人物。東遊運動の末期、仏側の圧力で困窮したチャウらを静岡県出身の医師浅羽佐喜太郎が物心両面で支援したエピソードは、日越友好の象徴の一つとされている。
両陛下は敷地内にあるチャウの墓前で一礼した後、軟禁生活を送った家を再現した建物や、日本人有志が浅羽とチャウの交流を記念して建立した石碑などを熱心に見学。チャウの孫でカナダ在住の医師ファン・ティエウ・カットさん(72)とも面会した。
カットさんは「祖父は日本との協力関係を密接にして将来を築いていこうとした。両陛下が訪ねてくれたことを知ったら大変喜んだと思う」と感謝。天皇陛下は「歴史というものを知って、現在やこれからの在り方を知るということはとても大事なことです。そういう意味でこの記念館は、日本にとっても大事なものと思っております」と伝え、握手を交わした。(2017/03/04-19:58)
チャウは1905年に来日し、ベトナムの若者を日本へ留学させる「東遊(ドンズー)運動」を指導した人物。東遊運動の末期、仏側の圧力で困窮したチャウらを静岡県出身の医師浅羽佐喜太郎が物心両面で支援したエピソードは、日越友好の象徴の一つとされている。
両陛下は敷地内にあるチャウの墓前で一礼した後、軟禁生活を送った家を再現した建物や、日本人有志が浅羽とチャウの交流を記念して建立した石碑などを熱心に見学。チャウの孫でカナダ在住の医師ファン・ティエウ・カットさん(72)とも面会した。
カットさんは「祖父は日本との協力関係を密接にして将来を築いていこうとした。両陛下が訪ねてくれたことを知ったら大変喜んだと思う」と感謝。天皇陛下は「歴史というものを知って、現在やこれからの在り方を知るということはとても大事なことです。そういう意味でこの記念館は、日本にとっても大事なものと思っております」と伝え、握手を交わした。(2017/03/04-19:58)
http://www.jiji.com/jc/article?k=2017030400582&g=soc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.