Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

16/02/2017

Chức vụ nhà nước : chính tích và bổ nhiệm (sưu tầm 2017) - 1

Tiếp tục công việc sưu tầm.

Sưu tầm của năm 2016 thì dừng ở số 205 (với kì 10). Toàn bộ như sau:


"
Phần 1 (đánh số từ 1 đến 24) đã đi ở đây.

Phần 2 (đánh số từ 25 đến 45) đã đi ở đây.

Phần 3 (đánh số từ 46 đến 64) đã đi ở đây.

Phần 4 (đánh số từ 65 đến 85) đã đi ở đây.

Phần 5 (đánh số từ 86 đến 105) đã đi ở đây.

Phần 6 (đánh số từ 106 đến 125) đã đi ở đây.

Phần 7 (đánh số từ 126 đến 145) đã đi ở đây.

Phần 8 (đánh số từ 146 đến 165) đã đi ở đây

Phần 9 (đánh số từ 166 đến 185) đã đi ở đây.

Chức vụ nhà nước : chạy chức quyền, với phong bì lớn và va-li nhỏ (số thêm/extra)

Phần 10 (đánh số từ 186 đến 205) đi ở đây.

"
Từ đây trở xuống là sưu tầm 2017.

Vẫn đánh số thứ tự ngược như mọi khi.


---






.

15.

Bình Thuận yêu cầu làm rõ vụ nữ Phó giám đốc sở bẻ hoa

 - UBND tỉnh Bình Thuận sáng nay ra văn bản yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin liên quan đến Phó giám đốc Sở Tư pháp bẻ hoa ở Đà Lạt.
Hôm qua, trên một số báo điện tử và mạng xã hội có đăng thông tin phản ánh sự việc Phó giám đốc Sở Tư pháp Phạm Thị Minh Hiếu bẻ hoa mai anh đào tại Hồ Tuyền Lâm, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) gây bức xúc trong dư luận.
Trong văn bản, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Đức Hòa giao Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức kiểm tra, xác minh cụ thể, làm rõ thông tin mà các trang báo điện tử, mạng xã hội Facebook đã phản ánh, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh trước ngày 10/3.
nữ phó giám đốc sở, bẻ hoa, nữ du khách, bẻ hoa ở đà lạt
Hình ảnh người phụ nữ cầm cành hoa mai anh đào được cho là vừa bẻ ở Đà Lạt. (Ảnh: FB N.A.T) 
Trước đó, sáng qua, cộng đồng mạng tại Đà Lạt (Lâm Đồng) bức xúc trước thông tin một nữ du khách, được cho là sau khi chụp ảnh với hoa mai anh đào, đã bẻ luôn cả cành hoa rất đẹp mang lên xe dù nhiều người đã can ngăn.
Trao đổi với PV VietNamNet, anh N.A.T, người đăng thông tin sự việc lên facebook cá nhân cho biết: Vào khoảng 16h40 ngày 4/3, anh cùng bạn đang chụp ảnh hoa mai anh đào tại hồ Tuyền Lâm thì cạnh đó có một nhóm du khách đi xe 7 chỗ mang biển số tỉnh Bình Thuận cũng đang chụp ảnh.
Dù anh và người bạn đã nhắc nhở nhóm du khách khi nghe thấy ý định bẻ hoa của họ, nhưng một lúc sau anh T. ngỡ ngàng khi thấy người phụ nữ cầm trên tay cành hoa lớn.
Ngay sau khi anh T chia sẻ sự việc trên facebook, có hàng ngàn lượt like, chia sẻ và bình luận bày tỏ sự giận dữ trước hành động thiếu ý thức của người phụ nữ bẻ hoa, có người còn gọi hành động này là “rác thải du lịch”.
Người phụ nữ được xác định là bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp, kiêm Phó Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bình Thuận.
Bà Hiếu cũng đã xác nhận sự việc này, nhưng bà nói rằng hoa cầm trên tay là cành sắp gãy được một người trong đoàn bẻ đưa cho. Bà Hiếu cũng cho biết, để xảy ra sự việc bà thấy mình có lỗi và "mong mọi người thông cảm".
Nữ Phó giám đốc sở nghi bẻ hoa ở Đà Lạt

Nữ Phó giám đốc sở nghi bẻ hoa ở Đà Lạt


Một nữ cán bộ ở Bình Thuận được cho là bẻ hoa Mai Anh Đào khi đi du lịch khiến người Đà Lạt giận dữ.
Vụ bẻ hoa anh đào: "Tôi mong mọi người bỏ qua"

Vụ bẻ hoa anh đào: "Tôi mong mọi người bỏ qua"


Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, tỏ ra mệt mỏi vì có liên quan đến vụ việc bẻ hoa anh đào để chụp ảnh ở Đà Lạt và mong mọi người bỏ qua. 

Lê Ân
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-moi-binh-thuan-yeu-cau-lam-ro-vu-nu-pho-gd-so-be-hoa-359827.html




Phó giám đốc Sở Tư pháp bẻ hoa anh đào chụp ảnh? 

05/03/2017 15:28 GMT+7
TTO - Trước chỉ trích của dư luận trên facebook cho rằng bà Phạm Thị Minh Hiếu  bẻ hoa anh đào để chụp ảnh, bà Hiếu nói cành hoa sắp lìa cành và người tài xế bẻ đưa cho bà. Bà yêu hoa nên cầm chụp ảnh. 
Phó giám đốc Sở Tư pháp bẻ hoa anh đào chụp ảnh? 
Hình ảnh bà Phạm Thị Minh Hiếu cầm nhành hoa anh đào được đăng tải trên Facebook N.A.T.
Sáng 5-3, một cán bộ có chức trách của UBND tỉnh Bình Thuận xác nhận hình ảnh người phụ nữ tay cầm nhành hoa anh đào lan truyền trên mạng xã hội là bà Phạm Thị Minh Hiếu - phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh.
Facebooker N.A.T (ngụ TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) sau khi đăng loạt ảnh một phụ nữ (đã xác định được là bà Hiếu) cầm nhành hoa đào đã nhận được hàng ngàn lượt like, bình luận, chia sẻ.
Theo thông tin trên trang facebook của N.A.T., dù được một số người ngăn cản nhưng bà Hiếu vẫn bẻ nhành hoa đào cầm trên tay. Đoàn đi chung với bà Hiếu còn có một số nam nữ khác đi trên chiếc ôtô biển số 86A-042...
Rất nhanh sau thông tin trên, cộng đồng mạng đã truy ra thông tin người cầm nhành hoa anh đào là bà Phạm Thị Minh Hiếu - phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, cũng là đại biểu HĐND tỉnh này.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh N.A.T. - chủ trang facebook xác nhận câu chuyện mà anh đã đăng là sự thật anh chứng kiến khi đi cùng nhóm bạn tham quan hồ Tuyền Lâm. 
Lúc 13h ngày 5-3, trả lời PV Tuổi Trẻ tại Bình Thuận, bà Minh Hiếu cho biết vào ngày 2-3 bà đi họp tại TP Đà Lạt. Họp xong, bà Hiếu cùng với một số anh em trong đoàn công tác đến hồ Tuyền Lâm ngắm cảnh.
Tại đây, thấy một nhành hoa anh đào bị gãy nhưng chưa lìa cành, một tài xế đã bẻ nhành hoa gãy này đưa cho bà Hiếu.
“Tôi rất yêu thích hoa, nhà trồng rất nhiều hoa. Thấy anh tài xế đưa cho thì tôi cầm chứ không nghĩ xảy ra chuyện rùm beng như vậy”, bà Hiếu giải thích.
Theo bà Hiếu, sau khi thấy bà cầm nhành hoa anh đào thì một số người đã chụp ảnh, truy vấn bà tại sai lại bẻ hoa và giữa hai bên có lời qua tiếng lại.
Sau đó, bà Hiếu bỏ đi xuống chỗ đậu xe thì vẫn bị nhóm người trên đi theo chụp hình và những hình ảnh này sau đó xuất hiện trên facebook sáng 5-3.
"Tôi đã biết lỗi rồi. Đáng lẽ cành đào như thế tôi nên để nó tự nhiên. Tôi thành thật xin lỗi vì đã gây ra sự cố này", bà Hiếu cũng nói.
Phó giám đốc Sở Tư pháp bẻ hoa anh đào chụp ảnh? 
Hình ảnh bà Hiếu cầm cành hoa anh đào được nhóm bạn của anh T. chụp lại 
Trao đổi với Tuổi Trẻ về thông tin du khách bẻ hoa anh đào bị chia sẻ trên mạng trên, bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết vào ngày làm việc đầu tuần sở sẽ xác minh danh tính người bẻ hoa và nếu đúng sẽ có hình thức xử lý. 
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170305/pho-giam-doc-so-tu-phap-be-hoa-anh-dao-chup-anh/1275077.html




14.

Thả con săn sắt, bắt con cá rô, vậy thả siêu xe thì bắt cái gì?


In bài viết
Tỉnh Cà Mau đã trả lại doanh nghiệp 2 xe ôtô có trị giá hơn 6 tỉ đồng
   Thời gian qua, dư luận tạm lắng chuyện các tỉnh thành mua sắm xe công tràn lan, vượt quá tiêu chuẩn, định mức của nhà nước. Nay lại “nóng” lên chuyện các doanh nghiệp tặng xe sang tiền tỉ cho cơ quan lãnh đạo địa phương để rồi sau đó phải trả lại như ở Cà Mau và Đà Nẵng.
Nhiều địa phương im lặng, nhưng cũng có một số địa phương tự công khai hoặc bị dư luận bàn tán, lãnh đạo địa phương phải báo cáo giải trình với lý do được cho là hoàn toàn “minh bạch”. Và cũng có địa phương sau nhiều lời thanh minh thì cuối cùng cũng đem trả lại xe như Cà Mau và Đà Nẵng.

Có người nói, không có luật nào cấm cá nhân, tập thể tặng xe ô tô cho cơ quan nhà nước. Thế nhưng trong những trường hợp nhạy cảm, hơn ai hết, lãnh đạo các tỉnh, thành phố không thể không biết tới “Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức” ban hành kèm theo Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10.5.2007 của Thủ tướng Chính phủ.  


Điều 5 của Quy chế này quy định: Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức nhận quà tặng trong trường hợp: cơ quan, đơn vị và cá nhân tặng quà có liên quan đến hoạt động công vụ do mình hoặc người mà mình nhận thay chịu trách nhiệm giải quyết (trước, trong và sau khi thực hiện công vụ) hoặc thuộc phạm vi quản lý.

Vậy khi cơ quan chính quyền địa phương nhận quà (xe sang đắt tiền) từ các doanh nghiệp thuộc phạm vi mình quản lý là trái với Quyết định 64/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 
   
Điều 16 của Quy chế trên còn quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng theo quy định tại Quy chế này trước ngày 15.11 hàng năm. Thế nhưng trên thực tế, có bao nhiêu địa phương tự giác thực hiện nghiêm túc quy định này của Thủ tướng Chính phủ? 

Dư luận đặt ra câu hỏi: Nếu các doanh nghiệp có tinh thần đóng góp xây dựng địa phương, tại sao họ không dùng số tiền hàng tỉ ấy để hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như bệnh xá, trường học, cầu cống, đường sá, nhà vệ sinh công cộng, ủng hộ người nghèo hay hỗ trợ xe cứu thương, xe chữa cháy cho các xã, huyện nghèo? 

Về phía các vị lãnh đạo địa phương, sao các vị không đề nghị các doanh nghiệp chuyển số tiền ấy để hỗ trợ cho dân nghèo, trong khi cơ quan của các vị đã mua sắm đầy đủ xe công theo tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước? 

Với các siêu xe được các doanh nghiệp tặng, lãnh đạo một số địa phương đều nói về mục đích sử dụng rất “chính đáng” là dùng vào việc đi kiểm tra công tác phòng chống bão lụt, cháy rừng, ngập mặn hoặc đưa rước những đoàn công tác đến địa phương... Nếu thực vậy thì những chiếc xe này phần lớn thời gian “đắp chiếu” nằm chờ lệnh vận hành, nghĩa là lãng phí công năng sử dụng mà vẫn tốn chi phí “khấu hao”, “bảo dưỡng” hằng năm.

Tặng xe cho cơ quan lãnh đạo địa phương, liệu các doanh nghiệp có hoàn toàn vô tư, trong sáng? Chỉ thực sự vô tư, trong sáng khi các doanh nghiệp này hoàn toàn không có yêu cầu, đòi hỏi điều gì và dứt khoát từ chối mọi sự ưu ái của địa phương đối với riêng doanh nghiệp mình. 

Nếu địa phương thu hút đầu tư, tạo cơ chế thoáng cho doanh nghiệp thì mọi doanh nghiệp đều có cơ hội như nhau. Các doanh nghiệp đều đóng thuế theo quy định của nhà nước, doanh thu càng lớn, thuế thu nhập doanh nghiệp đóng càng nhiều. Một số doanh nghiệp vừa thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, vừa phải tự nguyện “cảm ơn” tập thể lãnh đạo địa phương bằng hình thức biếu xe tiền tỉ, điều này có gì đó thiếu tự nhiên, bất thường.

Các doanh nghiệp đều bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh với nhau trên cơ sở của pháp luật. Vậy mà có những doanh nghiệp quá “hào phóng” tặng siêu xe tiền tỉ cho cơ quan lãnh đạo địa phương đang quản lý doanh nghiệp mình về mặt chức năng hoặc về mặt địa bàn hoạt động. Phải chi đó chỉ là những suất quà từ thiện, những suất học bổng, những khoản ủng hộ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... thì nên khuyến khích, còn đằng này quà biếu là khối tài sản “khủng”, tạo nên sự sang trọng, đẳng cấp của người sử dụng nó.

Dân gian có câu: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”, “Bánh đúc trao đi, bánh chì trao lại”, “Thả con săn sắt, bắt con cá rô”, “Đồng tiền đi trước là đồng tiên khôn”... 

Bill Gates cũng từng nói: “Trên đời này không có bữa ăn trưa nào miễn phí”. Đúng vậy, chẳng ai cho không ai cái gì cả, lợi ích đan xen, có qua thì phải có lại. 

Doanh nghiệp tặng món quà “trên mức tình cảm” là xe sang tiền tỉ để đổi lại sự “ưu ái”, cơ chế “ưu tiên” đặc biệt trong khai thác tài nguyên, môi trường, thuế má, đấu thầu, cung ứng vật tư thiết bị, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ...  

“Đôi bên cùng có lợi” nhưng Nhà nước chịu thất thoát (nguồn thu, tài nguyên), nhân dân chịu thiệt thòi (vì công trình có thể bị rút ruột, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng), doanh nghiệp “đường đường chính chính” thì bị rơi vào tình thế cạnh tranh bất bình đẳng với một số “doanh nghiệp VIP”. 

Tặng xe công là tặng tài sản cho tập thể nhưng dành cho lãnh đạo, tạo nên sự “sang trọng, đẳng cấp” cho lãnh đạo, trong suốt nhiệm kỳ hoặc suốt thời kỳ làm lãnh đạo. Đây là “lộc” của lãnh đạo, muốn có “lộc” phải “ơn qua nghĩa lại” trên nền tảng của chức vụ, quyền hạn. 

“Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ đem phần đến cho”, “không ai cho không ai cái gì”, trong khi đó, trả lời với báo chí, lãnh đạo các địa phương khẳng định “không có tiêu cực trong việc tặng xe”, còn các doanh nghiệp tặng xe cũng quả quyết mình tặng xe với động cơ hoàn toàn trong sạch, minh bạch. 

Dưới góc độ xã hội học, tâm lý học và văn hóa ứng xử theo kinh nghiệm dân gian thì rõ ràng việc cho - nhận trên có điều gì đó không ổn.

LÊ XUÂN CHIẾN
(GV trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam)

http://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/tha-con-san-sat-bat-con-ca-ro-vay-tha-sieu-xe-thi-bat-cai-gi-57875.html



13.

Thứ bảy, 4/3/2017 | 00:00 GMT+7



Cùng với tỉnh Cà Mau, Thành ủy Đà Nẵng quyết định trả lại chiếc Toyota Avalon Limited do doanh nghiệp tặng.

Thường trực Thành ủy Đà Nẵng vừa chỉ đạo văn phòng Thành ủy làm thủ tục chuyển trả chiếc Toyota Avalon Limited biển kiểm soát 43A-29999 mà doanh nghiệp tặng trong ngày 4/3.
Trước đó tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 1/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: "Từ nay, các địa phương không được nhận ôtô do doanh nghiệp tặng".
da-nang-tra-lai-xe-bi-thu-cho-doanh-nghiep
Xe do doanh nghiệp tặng Đà Nẵng và văn phòng Thành ủy bố trí Bí thư Đà Nẵng sử dụng. Ảnh: N.Đ.
Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho biết, việc nhận xe được tặng phù hợp với các quy định hiện hành và trước thời gian chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Đà Nẵng quyết định trả lại.
Giữa tháng 2, một tờ báo đăng tải thông tin nghi vấn Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đi xe trị giá 2,5 tỷ đồng mang biển số giả, được cho là vi phạm tiêu chuẩn Bí thư thành phố trực thuộc Trung ương - chỉ được sử dụng xe dưới 1,1 tỷ đồng.
Ông Xuân Anh đã lên tiếng khẳng định biển số xe là thật, có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật. Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cũng đưa ra các chứng từ thể hiện chiếc Toyota 5 chỗ là xe doanh nghiệp tặng, trị giá hơn 1 tỷ đồng.
Ông Đào Tấn Bằng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, cho biết doanh nghiệp đã tặng thành phố tổng cộng 8 xe trong 10 năm qua. Các xe này được UBND và Thành uỷ sử dụng 'vì mục đích chung'. Ngoài chiếc xe do Bí thư sử dụng được trả doanh nghiệp, Thành uỷ sẽ tiếp tục họp bàn hướng xử lý 7 chiếc xe còn lại vì thời gian tặng đã lâu.
Trong ngày 3/3, theo chỉ đạo của Thủ tướng, UBND tỉnh Cà Mau cũng trả lại 2 ôtô Lexus cho doanh nghiệp tặng.
Nguyễn Đông




































http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/da-nang-tra-lai-xe-bi-thu-cho-doanh-nghiep-3550121.html





Thành ủy Đà Nẵng trả lại xe phục vụ ông Nguyễn Xuân Anh cho doanh nghiệp

Đình Thức | 
Thành ủy Đà Nẵng trả lại xe phục vụ ông Nguyễn Xuân Anh cho doanh nghiệp
Chiếc xe mang BKS 43A - 299.99 do doanh nghiệp tặng Thành ủy Đà Nẵng sẽ được trả lại

Chiếc xe biển xanh mang BKS 43A-299.99 do doanh nghiệp tặng Thành ủy Đà Nẵng và được bố trí cho ông Nguyễn Xuân Anh sử dụng sẽ được trả lại.





Tối 3/3, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã có chỉ đạo cho Văn phòng Thành ủy tiến hành ngay các thủ tục để chuyển trả ô tô 5 chỗ hiệu Toyota mang BKS 43A-299.99 cho doanh nghiệp.
Đây là chiếc xe do 1 doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng tặng Thành ủy Đà Nẵng.
Thường trực Thành ủy cũng cho hay việc chuyển trả sẽ được tiến hành trong ngày 4/3.
Theo thông báo của Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, việc nhận xe do doanh nghiệp tặng của TP Đà Nẵng phù hợp với các quy định hiện hành. 
Thành ủy Đà Nẵng trả lại xe phục vụ ông Nguyễn Xuân Anh cho doanh nghiệp - Ảnh 1.
Hóa đơn giá trị gia tăng mà doanh nghiệp mua xe tặng Thành ủy Đà Nẵng.
Tuy nhiên vào ngày 1/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương không được nhận ô tô do doanh nghiệp tặng.
Do vậy, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng trả lại xe được tặng cho doanh nghiệp nhằm thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trước đó vào ngày 21/2, trên 1 tờ báo đăng thông tin chiếc xe biển số xanh mang BKS 43A-299.99 do Thành ủy Đà Nẵng quản lý, bố trí phục vụ cho ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, mang biển giả và trùng với 1 chiếc xe biển số trắng khác.
Ngày 22/2, ông Đào Tấn Bằng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng đã đưa ra giấy tờ chứng minh biển số chiếc xe là thật. Ông Bằng cũng cho biết chiếc xe do 1 doanh nghiệp tặng cho Thành ủy Đà Nẵng để phục vụ cho sự phát triển Đà Nẵng.
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/thanh-uy-da-nang-tra-lai-xe-phuc-vu-ong-nguyen-xuan-anh-cho-doanh-nghiep-20170303232248973.htm


12.

04/03/2017 11:08 GMT+7
TTO - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định ông đã có điều tra rất kỹ, 87% các quán bia ở Hà Nội đều có công an đứng sau.
Cứ 100 quán bia vỉa hè thì 87 quán có công an đứng sau
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định hầu hết các quán bia hơi vi phạm đều có người chống lưng - Ảnh: XUÂN LONG
Tại hội nghị quán triệt kế hoạch của thành phố về tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm trật tự giao thông, đô thị sáng 4-3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định mạnh mẽ: nếu lần này không dẹp được lấn chiếm vỉa hè, ông sẽ chỉ đích danh chỗ nào là của bí thư quận, chỗ nào của chủ tịch quận, chỗ nào có trưởng công an phường và kể cả lãnh đạo sở cũng có người nhà liên quan.
87% quán bia vỉa hè có 'chống lưng'
Ông Chung cũng công khai khẳng định gần như các cơ sở kinh doanh bia hơi đều có 'chống lưng'.
“Phải có 'chống lưng' thì mới dám bán công khai. Tôi đã có điều tra rất kỹ, 87% các quán đều có công an đứng sau. Tôi xin nói ở đây không phải chỉ có công an thành phố mà có cả các cục nghiệp vụ của Bộ. Hôm nay tôi nói công khai, điều đó là có thật. Vì vậy, tôi đề nghị các đồng chí về giáo dục, tuyên truyền mọi người kinh doanh có lãi nhưng phải vì cái chung” - ông Chung nói.
Phát biểu tại hội nghị, chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, cách làm của Hà Nội không ra quân ồn ào, mà phải bền vững để sau đó người dân không tái lấn chiếm, mọi người phải tâm phục, khẩu phục, có ý thức với thủ đô.
Ông Chung nêu rõ khi ông làm giám đốc công an thành phố, ông đã có thống kê hơn 180 quán bia ở vỉa hè, có hơn 150 quán bia có công an đứng sau.

Audio Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định 180 quán bia vỉa hè có trên 150 quán có công an đứng sau - Audio: Xuân Long
Thẳng thắn đặt câu hỏi với những người tham dự hội nghị, ông Chung nói: "Có mặt công an phường, các bí thư quận, chủ tịch quận ở đây, các đồng chí có dám cam kết với tôi là các điểm giữ xe không có người nhà của các đồng chí không?".
“Có đấy các đồng chí ạ. Tôi nói đều có cả. Các đồng chí phải quán triệt, phải về nói với người nhà thôi, chấm dứt là nó đỡ đi rồi” - ông Chung nêu.
Không lấn chiếm vỉa hè mới cho phép kinh doanh
Ông Chung cũng nhấn mạnh, trách nhiệm trong quản lý vỉa hè thuộc chủ tịch, trưởng công an các phường.
“Trưởng công an phường tham gia cấp ủy, về mặt đảng là hoàn toàn có thể cách chức nếu không xử lý được vi phạm trật tự vỉa hè” - ông Chung nói.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh việc quản lý và xử lý lấn chiếm vỉa hè phải nắm rõ phương pháp điều tra cơ bản. Phải làm kiên trì, thực hiện đúng ba bước.
Bước một, tuyên truyền nhắc nhở xuống từng gia đình. Chủ tịch xã, phường phải thành lập các tổ công tác. Từng tổ công tác xuống tận gia đình. Đầu tiên là tuyên truyền, thuyết phục.
"Theo tôi, chủ tịch UBND các phường, xã nên có thư ngỏ về không lấn chiếm vỉa hè bán hàng, kinh doanh trái phép. Tức là có thông điệp đến từng hộ gia đình, giao trách nhiệm cho cảnh sát khu vực. Ra thông điệp bao nhiêu ngày tháo dỡ", ông Chung nói.
Bước hai, bắt đầu kiểm tra nhắc nhở và định ra thời hạn thực hiện tự tháo dỡ.
Bước ba, bắt đầu cưỡng chế và phạt. Đến lúc đó người dân không kêu vào đâu được.
Về các đối tượng vi phạm lấn chiếm vỉa hè, ông Chung yêu cầu tập trung xử lý quyết liệt với 14 ngành hàng kinh doanh vi phạm lấn chiếm vỉa hè.
Thứ nhất, đó là các cửa hàng kinh doanh ăn uống.
Thứ hai, hàng bán hoa trên vỉa hè và lấn chiếm hết vỉa hè. Yêu cầu chỉ giới đến đầu thì chỉ được bày bán từ đó trở vào.
Thứ ba, đó là những cửa hàng kinh doanh hoa quả, cũng lấn chiếm vỉa hè.
Thứ tư, đó là những cửa hàng kinh doanh đồ điện máy.
Thứ năm, cửa hàng bán chè chén các loại.
Thứ sáu, cửa hàng sửa chữa xe máy. Vừa lấn chiếm vỉa hè, vừa gây ô nhiễm môi trường khu phố.
Thứ bảy, những cửa bàng bán quần áo, đồ thời trang, vừa lấn chiếm vỉa hè, vừa trưng người mẫu nhựa tận ra ngoài hè phố.
Thứ tám, cửa hàng bán đồ thể thao, bán tranh nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè kinh doanh trên dọc phố Nguyễn Thái Học.
Thứ chín, các điểm trông giữ xe trái phép trên vỉa hè.
Thứ 10, các trường hợp kinh doanh, dán nhãn quảng cáo rao vặt.
Tiếp nữa là các trường hợp vi phạm về môi trường, vứt rác ra ngoài đường. Các trường hợp đeo bám khách du lịch. Các trường hợp sử dụng phương tiện ba bánh giả danh thương binh.
“Trách nhiệm quản lý và xử lý thuộc các đồng chí chủ tịch các quận, huyện, trưởng công an quận, các phường. Lần này làm không nghiêm túc, không kiên trì thì sẽ xem xét trách nhiệm một vài đồng chí” - ông Chung nhấn mạnh.
Ông Chung cũng giao nhiệm vụ cho Sở Công thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường vào cuộc trong xử lý lấn chiếm vỉa hè lần này.
“Nếu ba lần vi phạm thì lực lượng quản lý thị trường thu giấy phép kinh doanh, yêu cầu đóng cửa kinh doanh. Chỉ khi nào anh cam đoan không tái diễn mới cho phép hoạt động. Chỉ có họ tự giác, họ tự làm thì mới bền vững được” - ông Chung nói.
XUÂN LONG
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170304/180-quan-bia-thi-100-quan-co-cong-an-dung-sau/1274543.html



11.

Thu hồi 386 triệu học tiến sĩ của Phó bí thư Bình Định

Tỉnh Bình Định thu hồi vào ngân sách hơn 386 triệu đồng từ ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, người đã nhận để làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Philippines. 
Trao đổi với Pháp luật TP.HCM tối 1/3, một lãnh đạo Bình Định cho biết tỉnh đã tiến hành các thủ tục thu hồi vào ngân sách hơn 386 triệu đồng từ ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh. 
Đây là số tiền của ngân sách mà tỉnh Bình Định đã chi hỗ trợ ông Toàn để làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường ĐH Bulacan State (Philippines) theo hình thức bán du học từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2013.
phó bí thư bình định, thu hồi tiền làm tiến sĩ, Lê Kim Toàn
Ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định
Cùng ngày, một lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định xác nhận ban này đã tiếp nhận số tiền trên từ ông Toàn để hoàn trả vào ngân sách. 
“Do khi đi học tiến sĩ, ông Toàn là Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nên tỉnh chuyển tiền hỗ trợ ông Toàn qua ban này. 
Theo quy định, nay ông hoàn trả lại tiền qua Ban Tuyên giáo để nộp vào ngân sách” - vị lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho hay.
Giải thích lý do thu hồi tiền hỗ trợ đào tạo tiến sĩ đối với ông Lê Kim Toàn, một lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết do đến nay Bộ GD-ĐT chưa công nhận văn bằng tiến sĩ của ông Toàn do Trường ĐH Bulancan State cấp.
Mặt khác, việc áp dụng chính sách đào tạo cán bộ khoa học- công nghệ trình độ cao để hỗ trợ tổng cộng 386 triệu đồng cho ông Toàn đi học tiến sĩ là không phù hợp. Bởi khi đăng ký đi học tiến sĩ học ở nước ngoài, ông Toàn đã 46 tuổi trong khi quy định không quá 30 tuổi.
Ngoài ra, ngành quản lý giáo dục mà ông Toàn học tiến sĩ cũng như nước Philippines không có trong quy định của tỉnh Bình Định về ngành, quốc gia đào tạo.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Bulacan State theo hình thức bán du học, ông Toàn khai trong lý lịch đảng viên bổ sung là có bằng “tiến sĩ chính quy”. 
Trong tờ trình do bí thư Tỉnh ủy Bình Định ký ngày 14/4/2014, gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương về việc xin ý kiến nhân sự bầu bỏ sung phó bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, ghi ông Lê Kim Toàn có trình độ chuyên môn là tiến sĩ. 
Từ đó, trong các hồ sơ khác đều ghi ông Toàn có trình độ chuyên môn tiến sĩ. Trong danh sách ứng viên do Tỉnh ủy Bình Định công bố tháng 5/2015, ông Toàn cũng có trình độ chuyên môn là tiến sĩ.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2016, trong bản trích ngang danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021 công bố trước cử tri, phần trình độ chuyên môn của ông Toàn lại ghi là thạc sĩ quản lý giáo dục. 
Một số vị nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Định có đơn phản ánh, đề nghị cơ quan thẩm quyền xử lý đối với ông Toàn vì cho rằng ông này không trung thực trong kê khai lý lịch về trình độ chuyên môn, dùng tiền ngân sách nhà nước đi học tiến sĩ nhưng văn bằng không được công nhận; yêu cầu ông Toàn phải hoàn trả tiền cho ngân sách.
Trước đó ngày 22/2, trong thông báo về kỳ họp thứ 11 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan này kết luận ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định và ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định có trách nhiệm về các khuyết điểm, vi phạm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm một số cán bộ không đúng quy định của Đảng, nhà nước.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định, ông Lê Kim Toàn và ông Nguyễn Văn Thiện kiểm điểm trách nhiệm, đề xuất hình thức xử lý, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét.
Theo Pháp luật TP.HCM
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-moi-pho-bi-thu-binh-dinh-bi-thu-hoi-386-trieu-hoc-tien-si-359204.html


10. Ý kiến về xe nhận biếu của tư nhân và mang biển đẹp của người nhà nước


"



Đồng chí Nguyễn Xuân Anh vốn là nhà báo, là đồng nghiệp, nhưng chả hiểu sao đồng chí lại ngô nghê đến vậy.


Liệu ai có thể tin cái biển tứ quý 9 màu xanh kia là do ngẫu nhiên có được?



Mà rốt cục, biển đẹp làm cái gì, khi cưỡi lên cái xe đeo biển đó, sẽ bị cả xã hội nó chửi cho là khoe mẽ, cậy quyền cậy chức ra oai.



Đi xe 1 tỷ cũng được, cần gì phải đi xe 2-3 tỷ, mà lại đi lấy quà biếu của doanh nghiệp?



Sao không kiếm con maztis rồi gắn biển xanh xấu nhất quả đất vào đi loanh quanh khu trụ sở cho nó liêm khiết. Còn ra xa lộ, cần an toàn tính mạng, thì cưỡi hẳn Ranger Rover, Lexus, BMW... biển trắng mà đi. 

Tầm như đồng chí, có mua siêu xe cũng là chuyện vặt, nhưng khoe mẽ thì nhất định không nên.

"

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1257777464315752&set=a.343874709039370.81624.100002505302172&type=3&theater





9. Người nhà nước đi xe biếu của tư nhân, tư nhân tiếp tục tặng quà cho nhà nước


Thứ Tư, 22/02/2017 - 11:37
Đà Nẵng:

Đà Nẵng bác tin Bí thư Nguyễn Xuân Anh đi xe sang, biển giả

Dân trí Thành ủy Đà Nẵng khẳng định, chiếc xe biển số xanh 43A-299.99 là biển số thật, được Bộ Công an cấp và đăng kiểm cho Thành ủy Đà Nẵng phục vụ công việc chung. Bí thư Nguyễn Xuân Anh cũng nhấn mạnh, thành phố sẽ tiếp tục lưu hành chiếc xe này đến khi hết hạn để khẳng định biển số của chiếc xe không phải là giả.

 >> Siết mua sắm, sử dụng xe "biển xanh" ở các bộ

Vừa qua, có một tờ báo đã đăng thông tin “Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đang sử dụng chiếc xe đeo biển số xanh 43A-29999. Đây là chiếc Toyota Avalon Limited theo giá thị trường khoảng trên 2,5 tỷ đồng mà theo quy định, tiêu chuẩn Bí thư thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được sử dụng xe dưới 1.100 triệu đồng”.
Bài báo cũng cho biết, chiếc xe đeo biển số xanh 43A-29999 mà ông Xuân Anh đang sử dụng trùng với biển số một chiếc Land Rover siêu sang, chỉ khác là biến số của chiếc xe Land Rover mang màu trắng, nhưng điều lạ là cả hai chiếc xe này đều không tồn tại trên mạng Đăng kiểm Việt Nam.
Thành ủy Đà Nẵng cung cấp những giấy tờ khẳng định chiếc xe biển số xanh 43A-299.99 là thật
Thành ủy Đà Nẵng cung cấp những giấy tờ khẳng định chiếc xe biển số xanh 43A-299.99 là thật
Liên quan đến vấn đề này, sáng 22/2, ông Đào Tấn Bằng – Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng – cho biết, chiếc xe biển số xanh 43A-299.99 là xe được Bộ Công an cấp biển số và đăng kiểm cho Thành ủy Đà Nẵng phục vụ công việc chung. Theo hóa đơn mua bán, chiếc xe trên có giá 1,3 tỷ đồng (bao gồm cả thuế) chứ không phải 2,5 tỷ đồng.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng khẳng định, chiếc xe trên dùng biển số thật. “Việc Thành ủy Đà Nẵng đi xe biển số giả là không thể chấp nhận được. Văn phòng Thành ủy mà làm biển số giả cho tôi đi thì Văn phòng Thành ủy phải chịu trách nhiệm nặng nhất. Nếu tôi biết được xe này biển số giả mà tôi vẫn đi thì cũng không đủ tư cách làm Bí thư. Người dân cũng không được phép đi xe biển số giả chứ đừng nói là cán bộ. Đó là vi phạm pháp luật nghiêm trọng”, Bí thư Nguyễn Xuân Anh chia sẻ.
Chiếc xe có giá 1,3 tỷ đồng
Chiếc xe có giá 1,3 tỷ đồng
Theo Bí thư Nguyễn Xuân Anh, thành phố Đà Nẵng có điều kiện xin được biển số để lưu hành theo quy định thì có cần thiết phải đi xe biển số giả không? “Không ai có gan làm việc đó. Thành ủy Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, uy tín của thành phố quan trọng gấp ngàn lần việc đánh đổi như vậy. Chiếc xe này sẽ tiếp tục lưu hành cho đến khi hết hạn để khẳng định biển xe đó không phải là giả”, Bí thư Nguyễn Xuân Anh nói.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng khẳng định, qua kiểm tra được biết, chiếc xe biển trắng 43A-299.99 cũng là xe thật. Việc cấp số biển số xe xanh và xe trắng là hoàn toàn khác.
Chiếc xe của Thành ủy Đà Nẵng đưa đón Bí thư Nguyễn Xuân Anh
Chiếc xe của Thành ủy Đà Nẵng đưa đón Bí thư Nguyễn Xuân Anh
Thông tin trên hóa đơn chiếc xe biển số xanh 43A-299.99 của Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng là doanh nghiệp tặng.
Ông Bằng cho biết, do nhu cầu của thành phố nên một số doanh nghiệp đã tặng xe cho thành phố và việc doanh nghiệp tặng cũng là để sử dụng vào việc chung.
Theo Bí thư Nguyễn Xuân Anh, hiện Đà Nẵng đang sử dụng 8 chiếc xe do doanh nghiệp tặng. Ngân sách thành phố chưa bỏ ra đồng nào để mua xe cho ông cả.
Khánh Hồng

http://dantri.com.vn/xa-hoi/da-nang-bac-tin-bi-thu-nguyen-xuan-anh-di-xe-sang-bien-gia-20170222113013375.htm





Chuyên trang Văn nghệ trẻ của Báo điện tử Văn nghệ ngày 21/1 đã đưa thông tin Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đang sử dụng xe công nghi gắn biển số giả.

Chiều 22/2, thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Cục Báo chí vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Báo điện tử Văn nghệ.

Theo quyết định do Cục trưởng Lưu Đình Phúc ký, Báo điện tử Văn nghệ đã xuất bản thêm chuyên trang có tên miền vannghetre.net không có giấy phép, vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Với sai phạm này, Báo điện tử Văn nghệ bị xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng.

Cùng ngày, Cục Báo chí cũng có văn bản gửi Tổng Biên tập Báo điện tử Văn nghệ yêu cầu kiểm tra thông tin đã đăng; đồng thời báo cáo kết quả bằng văn bản tới Cục Báo chí trước ngày 24/2/2017.

Trước đó, ngày 21/2/2017, chuyên trang Văn nghệ trẻ (có tên miền vannghetre.com.vn) của Báo điện tử Văn nghệ đăng bài viết “Lại thêm một vụ cán bộ dùng xe công gắn biển giả?...”, trong đó có nội dung thông tin Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đang sử dụng xe công nghi gắn biển số giả và có giá trị vượt quá tiêu chuẩn theo quy định.

Ngày 22/2, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng đã cung cấp thông tin cho báo chí, khẳng định nhiều thông tin trong bài viết nêu trên là không chính xác, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Đảng bộ, nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Được biết, sau khi trang vannghetre.net không phép bị đóng cửa, chuyên trang này đã chuyển sang tên miền được cấp phép là vannghetre.com.vn.
TTXVN/Tin Tức

Tags:

http://baotintuc.vn/thoi-su/kiem-tra-thong-tin-bi-thu-thanh-uy-da-nang-nguyen-xuan-anh-su-dung-xe-cong-gan-bien-so-gia-20170222195643811.htm







8. Báo chí và Dân chúng bàn về cổ phần hóa




"

Thập niên 90 của thế kỉ trước, tại nước Nga nổi lên một loạt tỉ phú đẳng cấp thế giới. Moscow từng là thành phố có nhiều tỉ phú nhất thế giới vượt qua cả London và New York.

Trong khi nước Nga thời điểm đó kinh tế rất kiệt quệ, xã hội hỗn loạn. Thế mà nhiều tỉ phú đẳng cấp thế giới. Thế là thế nào?

Là vì, ở Nga vào thời điểm đó "người ta" có thể mua những công ti khủng của nhà nước (thường là trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản) với giá gần như cho không.

Ở VN, trước đây nhà nước cố gắng nắm mọi tư liệu sản xuất (tập trung SX trong nông nghiệp với Hợp Tác Xã là một điển hình). Ông nào mà "tư hữu" tư liệu SX thì bằng cách này hay cách khác nhà nước cũng "buộc" họ "góp" vào để nhà nước quản lí. Một quá trình được gọi là quốc hữu hóa (Nationalization).
Giờ nhà nước làm ngược lại - một quá trình thường được mô tả là cổ phần hóa mà nói thẳng tưng mẹ nó ra là tư nhân hóa (Privatization) theo đúng nghĩa đen của nó: chuyển quyền sở hữu tài sản nhà nước (thường được mô tả là của ..toàn dân) sang tư nhân.
Cần phải nói tư nhân để cập ở trên éo phải dân đen. Dân đen còn lâu mới có phần trong những thương vụ béo bở như thế. Họ (thường) là người thân (chồng, con, cháu, bố , mẹ..) của quan chức ,của lãnh đạo của xí nghiệp - công ti nhà nước sẽ được tư nhân hóa hoặc quan chức khác là "cộng sự - bạn bè" của vị lãnh đạo kia. Công ti Điện Quang trở thành công ti của gia đình bà thứ trưởng bộ công thương là một ví dụ.
Tại sao các vụ cổ phần hóa thường béo bở? VÌ tài sản được định giá thấp hơn giá trị thực của nó nhiều lần - một tình huống khác đếch gì quá trình ăn cướp ào ạt tài sản công trước đây từng diễn ra ở Nga.
Trước đây kem Tràng Tiền được định giá 3.2 tỉ bạc.
Hehe. Mảnh đất rộng 1500 m2 ở gần Nhà Hát Lớn , Bờ Hồ đó mà làm bãi gửi xe không thôi cũng đáng để đầu tư 3.2 tỉ , thậm chí là 32 tỉ.
Nhưng cần lao răng vẩu đừng hòng xía vào nhá.
PS: Ảnh mình họa: Anh Thanh và bà thứ trưởng bộ công thương Hoa tặng hoa cho nhau lúc được đề bạt lên chức.
Nguồn ăn cắp anh Dũng

いいね!
コメントする
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2294511614021089&set=a.1861544043984517.1073741848.100003868198858&type=3&theater


SÀI GÒN TIẾP THỊ - 09 Tháng Giêng 2010        -
Lâu nay, các nhà quản lý vẫn hay nhấn mạnh rằng, cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không phải là quá trình tư nhân hoá. Nhưng với những gì diễn ra trên thực tế trong nhiều năm qua ở các DNNN đã được CPH, có không ít tiền của, giá trị tài sản của Nhà nước, bằng nhiều cách, đã được chuyển hoá không đúng quy định, không đúng giá trị thực, thành tài sản của doanh nghiệp tư nhân, cho các cá nhân…

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: những lỗ hổng quá lớn

Lâu nay, các nhà quản lý vẫn hay nhấn mạnh rằng, cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không phải là quá trình tư nhân hoá. Nhưng với những gì diễn ra trên thực tế trong nhiều năm qua ở các DNNN đã được CPH, có không ít tiền của, giá trị tài sản của Nhà nước, bằng nhiều cách, đã được chuyển hoá không đúng quy định, không đúng giá trị thực, thành tài sản của doanh nghiệp tư nhân, cho các cá nhân…


Khối tiền của ấy sẽ một đi không trở lại nếu như các cơ quan kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ,… không có những đợt kiểm tra, kiểm toán để thu hồi. Những con số: 3.744 tỉ đồng, gần 150.000 USD, trên 1.380.000m2 đất, hơn 13.449.000 cổ phần…, phần lớn phải thu hồi, mà Thanh tra Chính phủ mới công bố sau cuộc tổng thanh tra chuyên đề về CPH khối DNNN trong năm 2009 (chưa nói đến các cuộc kiểm toán của ngành kiểm toán, các cuộc điều tra của ngành công an) là những khoản sai phạm chứng minh không gì rõ hơn cho quá trình biến tài sản nhà nước thành tài sản riêng nói trên.

DNNN thường không được đánh giá cao về hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhưng đến khi từng doanh nghiệp “công” được định giá để tiến hành CPH, nhà đầu tư sẽ phải nhìn các doanh nghiệp ấy một cách thèm thuồng. Bởi, đơn giản, nhiều DNNN thường sở hữu những khối tài sản giá trị khổng lồ: khoáng sản, đất đai, địa lợi… Và thất thoát nhiều nhất trong quá trình CPH chính là ở khâu định giá tài sản khối tài sản ấy.

Theo đánh giá chung của Thanh tra Chính phủ, khi xác định giá trị tài sản là hiện vật, các công ty tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp thường không thực hiện theo đúng nguyên tắc “giá thị trường”. Nhiều nơi viện lý do: thị trường không có tài sản tương đương nhưng thường, các đơn vị đó lại không thực hiện đầy đủ quá trình định giá. Người ta thường dùng số liệu kế toán cũ, lạc hậu làm căn cứ nên giá trị tài sản của doanh nghiệp đưa vào CPH thường bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế. Có tình trạng chung là các hội đồng xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cố ý hiểu khác đi quy định về cách xác định chất lượng tài sản trong thông tư hướng dẫn (của bộ Tài chính) để hạ thấp chất lượng nhiều tài sản xuống 20% kể cả nhà cửa, phương tiện giao thông, v.v. đang sử dụng. Thậm chí có nơi, như ở Cần Thơ, trung tâm Dịch vụ và thẩm định giá tài sản của nhà nước còn sử dụng cả cán bộ chưa hề qua đào tạo, không có chuyên môn thẩm định tham gia vào việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Bởi những nguyên nhân trên, nên có tình trạng: ở công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng, người ta đã hạ thấp tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản tại doanh nghiệp này hơn 4 tỉ đồng; ở công ty cổ phần cấp nước Sơn La, giá trị tài sản cũng bị giảm thấp đi 1,8 tỉ đồng… Hàng loạt doanh nghiệp khác, qua thanh tra, đã được kết luận là xác định sai, tính thiếu, làm thấp giá trị tài sản, v.v. trị giá hàng chục tỉ đồng như: công ty cổ phần đúc đồng Hải Phòng (1,94 tỉ đồng), công ty thương mại du lịch Bắc Ninh (2,92 tỉ đồng), công ty cổ phần dịch vụ Minh Hải (không làm hồ sơ quyết toán để xác định giá trị tài sản số tiền trên 4 tỉ đồng); nhà máy Thiết bị bưu điện (VNPT) khi CPH đã xác định thiếu giá trị lợi thế kinh doanh 3 tỉ đồng…

Tài sản giá trị nhất của nhiều DNNN là đất thì ở nhiều doanh nghiệp đã CPH, tài sản này bị thất thoát ở mọi dạng thức: doanh nghiệp không tính hoặc tính thiếu giá trị đất, chỉ làm thủ tục thuê một phần diện tích đang sử dụng (thực chất là chiếm dụng đất, trốn thuế), sử dụng lãng phí, tuỳ tiện cho thuê, mượn, v.v. thậm chí còn chuyển nhượng trái phép cho cá nhân. Như ở công ty Xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng: công ty này không tính vào giá trị doanh nghiệp diện tích 113.713m2 đất xây dựng nhà để bán và 7.976m2 đất khác để xây nhà tái định cư. Điển hình nhất là tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng đã không xác định vào giá trị doanh nghiệp giá trị quyền sử dụng đất được giao để thực hiện dự án (diện tích đất này giá trị 270 tỉ đồng). 13 doanh nghiệp thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông không ký hợp đồng thuê 54.096m2 đất đang sử dụng của Nhà nước…

Cho đến khi gần hoàn thành quá trình CPH, giá trị tài sản nhà nước lại bị thất thoát theo một dạng khác: chuyển nhượng, bán cổ phần ưu đãi sai đối tượng (không đủ điều kiện), sai quy định (quyết toán tăng, khống để hưởng chế độ ưu đãi khi mua cổ phiếu)… Ở hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nhỏ của Nhà nước trước đây, nay là doanh nghiệp cổ phần, đều diễn ra thực tế này. Chẳng hạn, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chuyển nhượng 3.000.000 cổ phần ưu đãi sai với giá trị 15,6 tỉ đồng; Vinaconex bán cổ phần ưu đãi sai cho bảy nhà đầu tư không đáng là “chiến lược” hơn 10.000.000 cổ phần, trị giá trên 53 tỉ đồng. Các công ty cổ phần May sông Hồng, Dược Nam Hà, May Mỹ Tho – Tiền Giang… mỗi nơi đều làm mất hàng tỉ đồng với cách thức bán cổ phần sai đối tượng như trên.

Hàng ngàn tỉ đồng khác có lẽ đã không còn thuộc về Nhà nước nếu Thanh tra Chính phủ không tiến hành đợt thanh tra chuyên đề vừa rồi ở các khâu nộp tiền bán cổ phần, quản lý quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH. Tình trạng dây dưa chậm nộp tiền CPH để chiếm dụng vốn, việc quản lý nguồn quỹ trên có sự lỏng lẻo, sử dụng sai mục đích có thể thấy ở khá nhiều đơn vị CPH. Như các công ty thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông đã chậm nộp 82,1 tỉ đồng, Vinaconex không nộp đúng hạn các khoản CPH 1.082 tỉ đồng, tập đoàn Điện lực dùng quỹ chi tạm ứng cho các dự án đầu tư sai gần 757 tỉ đồng… Hàng trăm công ty được thanh tra khác cũng chậm nộp tiền bán cổ phần, tiền cổ tức về quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng.

Ở hàng loạt công ty khác đã xảy ra việc bỏ ngoài sổ sách khi kiểm kê hàng hoá, tài sản tồn kho như công ty Địa ốc Tân Bình – TP.HCM bỏ ra ngoài hai căn nhà và 48 căn hộ chung cư; công ty cổ phần thương mại du lịch Trường An (Vĩnh Long) hạch toán giảm nợ phải thu 4,25 tỉ đồng, Vinaconex biến một nhà máy trị giá 11,88 tỉ đồng thành tài sản không cần dùng mà không bàn giao cho công ty Mua bán nợ của bộ Tài chính, v.v.

Tất cả những dạng thức sai phạm trong quá trình CPH đã phần nào cho thấy thực trạng quản lý ở các DNNN đã và đang tiến hành CPH. Các cuộc kiểm toán tiến hành tại các doanh nghiệp lớn, nhỏ đã CPH gần đây cũng cho một bức tranh tương tự.

Theo nghị quyết của Quốc hội thì đến ngày 1.7.2010, toàn bộ khối DNNN phải hoàn thành quá trình sắp xếp, CPH để chuyển sang hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Đến nay, còn tới hơn 1.700 doanh nghiệp chưa CPH, sắp xếp lại (chiếm khoảng 75% tổng nguồn vốn, giá trị tài sản của khối DNNN), trong đó có tám tập đoàn và khoảng 80 tổng công ty lớn. Nếu tiếp tục đẩy nhanh CPH mà không  giám sát chặt quá trình thực hiện, không giám định chính xác hơn giá trị tài sản thì chắc chắn, những khối tài sản, nguồn tài nguyên, tiền của… ở các doanh nghiệp công sẽ còn bị thất thoát ở mức độ rất lớn.

Mạnh Quân

SÀI GÒN TIẾP THỊ


https://www.shs.com.vn/News/201019/670244/co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc-nhung-lo-hong-qua-lon.aspx





7. BOT

Ai chống lưng 'ông BOT' mà 'ăn' tiền của dân?

 - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường VN đặt câu hỏi có ai chống lưng cho 'ông BOT' không mà 'ông' muốn làm gì thì làm?
Đoàn giám sát của UB Thường vụ QH làm việc với cơ quan Kiểm toán nhà nước sáng nay 21/2 về việc thực hiện chính sách pháp luật trong đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thực hợp đồng xây dựng - kinh doanh – chuyển giao (BOT).
Không đi cũng phải trả phí 
Phó tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Quang Thành cho biết theo quy định vị trí trạm thu phí phải có khoảng cách 70km nhưng thực tế xảy ra 2 tình trạng. 
Một là trạm thu phí cho dự án nhưng đặt trên tuyến đường khác và không gắn với dự án, dẫn đến tình trạng người dân không đi trên đường được đầu tư bằng BOT nhưng vẫn phải trả phí cho nhà đầu tư.
Phí BOT, giám sát phí BOT, trạm thu phí
Phó tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Quang Thành
Tình trạng thứ 2 là khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70km nhưng đều được sự chấp thuận giữa Bộ GTVT, Bộ Tài chính và địa phương. Việc này làm cho mật độ trạm thu phí càng dày đặc thêm.
Bên cạnh đó là tình trạng cứ qua trạm là thu phí không kể chiều dài đi được bao nhiêu đều có mức thu như nhau, khiến người dân và DN tại địa phương nơi đặt trạm thu phí hàng ngày phải di chuyển qua lại dù rất ngắn nhưng lại trả phí rất cao.
Ông Thành cũng nêu thực trạng hầu hết các dự án trạm thu phí BOT đều theo hình thức chỉ định thầu, gây khó khăn cho quản lý, kiểm tra kiểm soát. 
Phó Tổng kiểm toán Nhà nước cũng cho hay, kết quả kiểm toán cho thấy việc tính toán xác định tổng mức đầu tư của 11/27 dự án còn chưa chính xác làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý giá trị 465,5 tỷ đồng. 
Sau khi rà soát các chỉ tiêu đầu vào, tính toán lại phương án tài chính sát thực tế, phù hợp quy định, Kiểm toán Nhà nước đã giảm thời gian thu phí hoàn vốn của các dự án từ 10 tháng – 13 năm so với phương án tài chính ban đầu.
Tự tung tự tác, chả ai quản lý
Ông Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường VN chỉ ra không chỉ nhiều trạm thu phí trên đường dài mà cả trong đường nội bộ cũng nhiều khiến người dân bức xúc. 
Theo ông Long lợi nhuận của nhà đầu tư từ thu phí trong khi phí phụ thuộc lưu lượng giao thông nhưng các chủ đầu tư cứ tăng ầm ầm, không ai kiểm soát. Ông đề nghị đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ giám sát theo định kỳ 1 năm, 3 năm.
Ông Long cho rằng các quy định vai trò của cấp thẩm quyền quyết định đầu tư là “hữu danh vô thực” làm cho vai trò quản lý nhà nước đối dự án BOT giảm sút.
“Ông phó ban quản lý dự án lại đi làm thuê cho ông BOT thì còn bảo được ai nữa”, ông Long ngao ngán và cho biết đa phần các nhà đầu tư BOT “tự tung tự tác” chả ai quản lý, từ đó làm cho chất lượng công trình không đảm bảo.
“Người dân hỏi có ai chống lưng cho ông BOT không mà ổng muốn làm gì thì làm”, ông Long nói.
Nguyên Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền nêu việc kiểm soát các dự án BOT còn hạn chế để các chủ đầu tư tự tung tự tác, dẫn đến thất thoát, tiêu cực từ tài chính, chất lượng, thời gian, tiến độ.
Đó là do các dự án BOT mang tính chiến lược còn ít, chủ yếu cải tạo nâng cấp trong ngắn hạn. Trong khi việc lập dự án BOT phần lớn do DN làm, cơ quan nhà nước thẩm định phê duyệt. Chính vì vậy dễ dẫn sai sót, có sự thỏa thuận nào đó.
“Tại sao có sự nhầm lẫn giá định mức, nhầm lẫn trong xác định tổng mức đầu tư. Nếu cơ quan quản lý nhà nước chặc chẽ sẽ không có tình trạng này!”, ông Hiền nói và cũng nhắc lại tình trạng dự án bị chuyển nhượng.
“Tại sao không đấu thầu mà phần lớn chỉ định thầu”, nguyên Chủ nhiệm UB Kinh tế đặt câu hỏi và băn khoăn về lộ trình tăng mức phí của các chủ đâu tư mà lẽ ra lưu lượng giao thông ngày một tăng thì mức phí phải giảm mới hợp lý.
Phí BOT, giám sát phí BOT, trạm thu phí
Ông Dương Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế
Ông Dương Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế cũng thắc mắc dự án lớn lại chỉ định thầu và đề nghị phải đấu thầu công khai minh bạch việc này.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch hiệp hội Vận tải ô tô VN thì cho rằng, những sai sót trong việc đề ra thời gian thu phí quá dài, kiểm toàn phải rút ngắn thời gian thu phí (10 tháng – 13 năm) không thể nói là nhầm.
“Một chủ trương lớn như thế mà để nhóm lợi ích ăn cướp tiền của dân. Chắc có ông nào chống lưng cho BOT?”, ông Thanh nêu câu hỏi.
Thu Hằng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/tin-nong-ai-chong-lung-ong-bot-ma-an-tien-cua-dan-357577.html



15:25 - Thứ Ba, 21/2/2017

Nhiều chuyện “khó hiểu” tại các dự án BOT giao thông

Trong 27 dự án thì 26 dự án chỉ định thầu, một dự án đấu thầu có hai nhà thầu thì một nhà thầu bỏ cuộc...


Nhiều chuyện “khó hiểu” tại các dự án BOT giao thông
Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Kiểm toán Nhà nước về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT
NGUYÊN VŨ

Có nhiều băn khoăn được nêu ra tại buổi làm việc giữa đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Kiểm toán Nhà nước về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), sáng 21/2.


Kết quả kiểm toán cho thấy nhiều thông tin “khó hiểu”. 



Chẳng hạn, theo quy định tại các nghị định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, nhà đầu tư được lựa chọn theo một trong hai hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. 



Nhưng, thực tế thì hầu hết các dự án đều lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu.



Trong số 27 dự án thì 26 dự án chỉ định thầu, một dự án đấu thầu có hai nhà thầu thì một nhà thầu bỏ cuộc, Phó tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành nêu con số cụ thể.



“Bối cảnh gấp rút đến mức nào mà hầu hết các dự án đều chỉ định thầu, khi hiện nay trong mua sắm công thì chỉ định thầu rất khó khăn, tổ chức hội nghị còn đấu thầu mà dự án lớn thế mà chỉ định thầu?”, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Dương Quốc Anh đặt vấn đề.



Ông Dương Quốc Anh cũng đề cập đến vấn đề rất “khó hiểu” khác là số liệu về lưu lượng phương tiện giao thông qua trạm thu phí.



Kiểm toán Nhà nước cho biết hiện chưa có văn bản quy định cụ thể xác định lưu lượng phương tiện giao thông qua trạm thu phí. Các dự án xác định chỉ tiêu này dựa trên hồ sơ khảo sát và phân tích số liệu khảo sát tính toán bình quân lưu lượng xe hai đoạn trên tuyến dự án để tính bình quân lưu lượng xe năm gốc tính toán. 



Mức tăng trưởng lưu lượng xe được tính toán dựa trên yếu tố tăng trưởng GDP của cả nước, vùng hấp dẫn và tăng trưởng vận tải trong vùng nói chung, Bộ Giao thông Vận tải quyết định phê duyệt mức tăng trưởng xe dự kiến theo các giai đoạn để làm cơ sở dự báo lưu lượng xe trong tương lai.



Vì vậy, một số dự án xác định không phù hợp với thực tế, chỉ dựa trên số liệu thống kê của tư vấn khảo sát trong hai ngày để nội suy ra lưu lượng phương tiện 365 ngày, hoặc căn cứ kết quả khảo sát lưu lượng phương tiện của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, vốn đã cũ, nên ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu doanh thu hoàn vốn của dự án.



“Tại sao thống kê hai ngày để tính lưu lượng phương tiện 365 ngày mà không lắp camera để tính toán?”, Phó chủ nhiệm Dương Quốc Anh băn khoăn.



Phó tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành cho biết đã bố trí người của cơ quan này ở trạm thu phí 24/24 giờ để tính lưu lượng xe và thấy số xe khác hẳn với số liệu của nhà đầu tư.



Từ số liệu này, sau khi rà soát các chỉ tiêu đầu vào, tính toán lại phương án tài chính cho sát thực tế và phù hợp với quy định Nhà nước hiện hành, Kiểm toán Nhà nước đã giảm thời gian thu phí hoàn vốn của các dự án từ 10 tháng đến 13 năm so với phương án tài chính ban đầu của đơn vị lập.



Cá biệt, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị chấm dứt việc thu phí với dự án tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Tam Kỳ và đường ĐT 618 huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, giảm thời gian thu phí hơn 3 năm (theo phương án tài chính đến tháng 6/2018 dự án mới dừng thu phí).



Cộng nhanh số liệu phải giảm thời gian thu phí hoàn vốn của tất cả các dự án, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam bình luận, “26 dự án mà phải giảm hàng trăm năm, đừng có bảo đây là nhầm nhọt, nếu cố tình nhầm thì phải xử lý hình sự”.



“Tự tung, tự tác” cũng là nhận xét của Phó tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành về nhà đầu tư BOT. Ông Thành cũng đồng tình với nhiều ý kiến trước đó là vai trò của quản lý Nhà nước rất mờ nhạt gần như đứng ngoài phương án tài chính của các dự án, nhà đầu tư tự chọn thiết kế tự thi công và tự khai doanh thu.



Kết quả kiểm toán cho thấy công tác quản lý chi phí đầu tư thực hiện tại các dự án đều tồn tại, sai sót về khối lượng, định mức, đơn giá. Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 1.358.671 triệu đồng (giá trị được kiểm toán là 60.295.525 triệu đồng).



Với những điều “khó hiểu” như vậy, một số ý kiến cho rằng cần nhấn mạnh trách nhiệm của chính quyền địa phương  tại báo cáo kiểm toán.



Điều hành phiên họp, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên cũng nhấn mạnh trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và các địa phương. 



“Có dự án khi dân kêu thì địa phương bảo không biết gì, trong khi muốn làm bất cứ dự án nào cũng cần có thoả thuận với địa phương”, ông Kiên nói.



Những vấn đề được nêu tại phiên họp, theo ông Kiên, sẽ được làm rõ hơn trong các cuộc làm việc với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT.


http://vneconomy.vn/thoi-su/nhieu-chuyen-kho-hieu-tai-cac-du-an-bot-giao-thong-20170221121935542.htm


6. Vụ bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc để riêng ở mục 6 này, bắt đầu bổ sung từ 19/2/2017, ngược từ dưới lên.


.

6.13.

Khai trừ Đảng nguyên hiệu trưởng trường Nam Trung Yên

Quận ủy Cầu Giấy vừa có quyết định khai trừ khỏi Đảng đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc - nguyên hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Hương – nguyên hiệu phó trường Tiểu học Nam Trung Yên.
Liên quan đến tai nạn tại trường Tiểu học Nam Trung Yên ngày 1/12/2016, Quận ủy Cầu Giấy vừa thông báo việc kiểm điểm, xử lý kỷ luật đảng viên cá nhân có liên quan.
khai trừ đảng, hiệu trưởng trường Nam Trung Yên, Tạ Thị Bích Ngọc, học sinh gãy chân, tai nạn
Bà Tạ Thị Bích Ngọc chính thức bị khai trừ Đảng (Ảnh: báo Tiền phong )
Theo thông báo, ngày 21/2, Thường trực Quận ủy nhận được báo cáo của UBND quận Cầu Giấy về việc xử lý cán bộ vi phạm trong việc học sinh bị tai nạn tại trường Tiểu học Nam Trung Yên và đề nghị xử lý kỷ luật Đảng đối với đảng viên Tạ Thị Bích Ngọc và đảng viên Nguyễn Thị Hương.
Để đảm bảo tính nghiêm minh trong thi hành kỷ luật của Đảng, kịp thời xử lý đảng viên vi phạm, ngày 22/2, Thường trực Quận ủy Cầu Giấy đã có thông báo chỉ đạo thực hiện công tác kiểm điểm, xử lý kỷ luật đảng viên đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc - Bí thư chi bộ, nguyên hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên và bà Nguyễn Thị Hương, nguyên hiệu phó trường Tiểu học Nam Trung Yên.
Trên cơ sở kết quả thực hiện quy trình xử lý kỷ luật đảng viên theo quy định, ngày 28/2, Ban Thường vụ quận ủy Cầu Giấy và UB Kiểm tra Quận ủy Cầu Giấy đã ban hành các quyết định xử lý kỷ luật đảng viên đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương.
Cụ thể, quận Cầu Giấy quyết định thi hành kỷ luật bà Tạ Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Hương bằng hình thức khai trừ.
Trước đó, ngày 21/2, Hội đồng kỷ luật UBND quận Cầu Giấy đã có kết luận cách chức bà Tạ Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Hương - Hiệu phó trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) liên quan đến vụ tai nạn của cháu Trần Chí Kiên tại trường này.
Hai bà này bị kỷ luật vì vi phạm nghĩa vụ của công chức trong thực hiện công việc và đạo đức người giáo viên.
Hương Quỳnh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-moi-khai-tru-dang-nguyen-hieu-truong-truong-nam-trung-yen-359147.html




6.12.

Cô chủ nhiệm dũng cảm ở trường Nam Trung Yên

 Sự thật sẽ chiến thắng, nhưng chỉ khi nó có sự hỗ trợ của những con người dũng cảm, đủ để vượt qua được nỗi sợ hãi của chính bản thân, như những gì cô Nhung và các đồng nghiệp đã làm.
Tôi tiếp xúc lần đầu tiên với cô Trần Thị Thu Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp của học sinh Trần Chí Kiên trong vụ tai nạn tại Trường TH Nam Trung Yên khi phát hiện những điểm mâu thuẫn trong thông tin mà cô hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc gửi tới báo chí.
Trong bản "Báo cáo cần xem xét" gửi ngày 13/2, bà Tạ Thị Bích Ngọc khẳng định, cô Nhung là người đã tiếp nhận ý kiến từ phụ huynh và tư vấn cho cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường để thực hiện việc khảo sát cán bộ và giáo viên và học sinh về vụ tai nạn dù trước đó bà không nói như vậy.
Đây không phải là lần đầu cô giáo chủ nhiệm lớp 2A4 của cháu Trần Chí Kiên được nhắc tới trong vụ việc này.
Cô Nhung với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp, là người đầu tiên được anh Trần Chí Dũng đề đạt những băn khoăn của anh về nguyên nhân thực sự khiến con anh bị gãy xương đùi và cũng là người chuyển những băn khoăn này tới bà hiệu trưởng.
Thế nhưng, cuộc gặp hơn 20 phút của cô Nhung với phụ huynh học sinh trong giờ chào cờ sáng ngày 12/1 - một tuần sau vụ tai nạn,  khiến cô hiệu trưởng nghi ngờ. Bà Ngọc từng bóng gió về việc cô Nhung do bất mãn với nhà trường đã tuồn thông tin sai lệch để kích động phụ huynh. Còn cô hiệu phó Nguyễn Thị Hương thì có nhân xét khá liên quan rằng, cô Nhung còn trẻ quá, mới sinh năm 1986, nên nhiều khi suy nghĩ chưa thấu đáo.
học sinh gãy chân, tiểu học nam trung yên, học sinh tiểu học,Tạ Thị Bích Ngọc
Học sinh Trần Chí Kiên bị tai nạn tại Trường TH Nam Trung Yên.
Tôi đã đem tất cả những nghi vấn này hỏi cô Nhung.
Như phản ứng tự nhiên của những người cảm thấy oan ức vì bị "đặt  điều", cô Nhung đã trả lời những câu hỏi của chúng tôi một cách đầy cảnh giác và liên tục dùng từ phủ định. Cô nói mình chỉ ghi nhận phản ánh của phụ huynh và báo cáo lại với ban giám hiệu chứ không tư vấn, cũng không truyền đạt gì về việc làm phiếu khảo sát đối với học sinh và giáo viên trong trường.
Cô nói, cô là một giáo viên trẻ được các giáo viên khác trong trường quý mến vì tính tình thẳng thắn, cởi mở và ít khi để bụng chuyện gì. Nếu có bất cứ mâu thuẫn nào với nhà trường, cô sẽ tự giải quyết chứ không thể mượn tay phụ huynh, bởi như thế sẽ làm xấu hình ảnh của người giáo viên.
học sinh gãy chân, tiểu học nam trung yên, học sinh tiểu học,Tạ Thị Bích Ngọc
Cô giáo Trần Thị Thu Nhung. 
Cuộc chuyện đến gần cuối, cô Nhung có vẻ mở lòng hơn, giọng hơi chùng xuống. Cô nói, không chỉ không tư vấn cho ban giám hiệu, bản thân cô cũng không tham gia cuộc khảo sát ấy, và cô nghĩ rằng, cần có tiếng nói để dư luận biết điều ấy, dẫu cô không hề có ý định lên báo.
"Những giáo viên khác thì hầu hết không hề biết việc khảo sát được thực hiện để tạo bằng chứng ngụy biện cho vụ việc của cháu Kiên. Giáo viên chúng tôi đang bị oan" - cô đã nói với tôi như vậy.
11h đêm hôm đó, cô Nhung chủ động liên lạc lại. Cô nói, không chỉ có cô mà một số giáo viên khác cũng cảm thấy xấu hổ và bức xúc vì chuyện tai tiếng này khi dư luận cho rằng, 100% các giáo viên trong trường tham gia khảo sát khẳng định không có ô tô vào trường là hèn nhát và đang đồng lõa với cô hiệu trưởng.
Cô Nhung đề nghị với tôi một cuộc làm việc "ba mặt một lời" giữa báo chí, cô và những giáo viên khác đang cảm thấy bức xúc vì bị mang tiếng xấu cùng bà Ngọc ngay sáng hôm sau. "Nhân phẩm của giáo viên chúng tôi đang bị chà đạp. Chúng tôi không còn đủ tự tin để đứng trước phụ huynh nữa" - cô Nhung xúc động nói khi tôi khuyên cô nên cân nhắc kỹ quyết định của mình.
Kết thúc cuộc nói chuyện với cô Nhung, thực sự tôi rất vui. Vui vì cuối cùng, đã có người dũng cảm muốn nói lên sự thật. Vui vì cuối cùng, cũng có những thầy cô giáo tại ngôi trường này không chấp nhận sự hèn nhát như cách người ta đang quy kết về một tập thể nói dối.
Cuộc làm việc ngày hôm sau, như dự kiến, không có sự tham gia của cô hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc. Thế nhưng, nhìn cảnh cô Nhung và hai cô giáo khác loay hoay trong "vòng vây" câu hỏi của báo giới, tôi bỗng thấy e dè cho quyết định của chính các cô.
Cô Nhung và các cô giáo khác quyết định nói lên sự thật là vì cảm thấy mình bị oan, cảm thấy bị xấu hổ bởi cái tiếng "hèn nhát" và "đồng lõa". Các cô quyết định lên tiếng là để thanh minh cho chính mình. Thế nhưng, đó là một quyết định dũng cảm.
Khó có thể tưởng tượng hết những áp lực mà cô Nhung phải chịu trước và sau quyết định nói ra sự thật, lên tiếng phản bác chính những người lãnh đạo của mình. Khó có thể nói hết khó khăn của các cô khi quyết định công khai danh tính và hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhưng cô Nhung và các đồng nghiệp đã làm thế.
học sinh gãy chân, tiểu học nam trung yên, học sinh tiểu học,Tạ Thị Bích Ngọc
Cô giáo Trần Thị Thu Nhung. Ảnh Lê Văn
Một ngày sau khi báo chí đăng những thông tin, tôi liên lạc với cô Nhung, bày tỏ sự lo lắng của mình. Thế nhưng, trái với những gì tôi nghĩ, cô giáo mới hơn 30 tuổi đã nói: "Bọn em cũng xác định rồi anh ạ. Cùng lắm là chết. Chết vinh còn hơn sống nhục. Bây giờ chẳng còn gì ngoài danh dự và mạng sống. Danh dự mà không giữ được thì còn thiết gì?"
Lúc ấy, dù không nói ra, tôi biết, cô Nhung vẫn khá lo lắng. Tôi nói đùa: "Cô Nhung đúng là cô chủ nhiệm dũng cảm".
Và rồi sự dũng cảm của cô chủ nhiệm và các cô giáo khác đã tạo nên bước chuyển mới trong diễn tiến vụ tai nạn của cháu Kiên. Chỉ vài ngày sau, cơ quan công an công bố kết quả điều tra, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo quyết liệt và UBND quận Cầu Giấy đã ra quyết định cách chức hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và hiệu phó Nguyễn Thị Hương. Trong kết luận của Chủ tịch UBND TP Hà Nội có nhắc tới bức thư của cô Nhung và 18 cô giáo khác.
Với cô Nhung và các đồng nghiệp, sự việc dừng lại tại đây cũng là lúc họ như cởi bỏ được thứ áp lực vô hình nhưng rất lớn từ phía dư luận. “Chúng tôi cảm thấy rất buồn khi sự việc xảy ra và chính danh dự nghề nghiệp của chúng tôi cũng đã bị tổn thương. Sự việc đã đi đến hồi kết với sự thật được làm rõ và bản thân tôi càng tin rằng sự thật sẽ luôn chiến thắng” - cô Nhung chia sẻ.
Sự thật sẽ chiến thắng, nhưng chỉ khi nó có sự hỗ trợ của những con người dũng cảm, đủ để vượt qua được nỗi sợ hãi của chính bản thân, như những gì cô Nhung và các đồng nghiệp đã làm.
Xin được cảm ơn cô, cô chủ nhiệm dũng cảm!
Lê Văn
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/co-chu-nhiem-dung-cam-truong-tieu-hoc-nam-trung-yen-357756.html



6.11.

Cuộc gặp với cô hiệu phó vụ tai nạn trường Nam Trung Yên

 - Chúng tôi gặp cô hiệu phó Nguyễn Thị Hương trong vụ tai nạn tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên vào ngày tới trường để làm việc với cô hiệu trưởng. Hôm đó là ngày 20/12, ngày anh Dũng, phụ huynh cháu Kiên gửi đơn tới các cơ quan chức năng và báo chí phản ánh sự việc.
Đón chúng tôi tại tầng 1 là một cô giáo trẻ, chừng hơn 30 tuổi, dáng người cao ráo, mảnh dẻ và khá dễ nhìn trong bộ váy công sở màu trắng. Khi tới phòng hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, tôi mới biết, cô là hiệu phó nhà trường.
Cô Ngọc gọi cô Hương là cháu, xưng cô. Trong cuộc làm việc, cô Hương chạy quanh, lúc lấy nước, lúc đỡ lời cho cô Ngọc khi cô Ngọc bận trả lời những cuộc điện thoại mỗi lúc một dày gọi đến.
Cô Hương cũng là người mang cho chúng tôi xem tập phiếu khảo sát của học sinh cũng như cán bộ nhà trường về vụ việc. 
Khi đó, cô Ngọc nói, cô Hương mới được bổ nhiệm là hiệu phó nên rất năng nổ, tận tụy, chính cô đã tư vấn cho ban giám hiệu làm phiếu khảo sát cán bộ, giáo viên và học sinh để trả lời nghi ngờ của anh Dũng, phụ huynh cháu Kiên về tai nạn của con mình.
Cuộc làm việc của chúng tôi với cô hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc kết thúc sau những quanh cô của cô về tuổi tác, về sự việc mà cô cho là "tình ngay lý gian". Nhưng trước sau, cô Ngọc vẫn khẳng định, cô không đi ô tô và ngày xảy ra tai nạn với cháu Kiên, không có chiếc xe ô tô nào ra vào trường.
Nhường phòng hiệu trưởng cho một nhóm phóng viên khác, chúng tôi sang làm việc với cô Nguyễn Thị Hương tại phòng hội đồng trường để biết thêm chi tiết về vụ việc. Cô Ngọc nói mình có vấn đề sức khỏe nên cô Hương là người đã nắm bắt và xử lý vụ việc của cháu Kiên từ ngày đầu tiên.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, với giọng điệu nhẹ nhàng nhưng gãy gọn hơn nhiều so với cô hiệu trưởng, cô Hương khẳng định, cô là người trực tiếp giải quyết mọi việc liên quan tới cháu Kiên.
Nhưng đó là điều duy nhất cô Hương nói thật.
"Hôm đó, mình nhận được thông tin từ đồng chí bảo vệ. Lúc ấy là cuối giờ ra chơi. Mình xuống thì gặp bảo vệ đang bế cháu vào ở ngay đầu hồi tầng 1" - lời cô Hương. Cô Hương khi ấy đang ở phòng hội đồng của trường - nơi các thầy cô thường uống nước trong giờ ra chơi.
Cô Hương cũng nói, khi đó, người bảo vệ tên Trung chỉ nói với mình rằng, sự việc xảy ra ở khu vực sân sau, nơi cấm học sinh không được qua lại, chơi đùa và là nơi 3 cô giáo trong trường để xe ô tô.
Sau này, kết quả điều tra của cơ quan công an khẳng định, cô Hương là người ngồi trên xe taxi cùng cô hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc. Và theo lời của tài xế xe taxi, cô Hương là người xuống xe hỏi cháu Kiên có làm sao không. Còn cô Ngọc thì đi thẳng vào trong.
Tôi hỏi: "Liệu có thể trong trường hợp nào đó có chiếc xe nào đó đang đi và va phải cháu Kiên?", cô Hương khi đó khẳng định, đã 3 năm nay, trường khóa tất cả các cổng trong giờ học. Tất cả các bộ phận, xe cộ ra vào trường bảo vệ đều kịp thời cập nhật với ban giám hiệu. "Ngày hôm ấy không có bất thường gì hết" - cô khẳng định.
Sau này, kết quả điều tra của cơ quan công an nhận định, cô Hương và cô Ngọc đã chỉ đạo cho bảo vệ mở cổng để taxi vào trường theo lối cổng sau và gây ra tai nạn cho cháu Kiên đang chơi đùa ở đó.
Có lẽ, bảo vệ đã không kịp cập nhật tình hình đến ban giám hiệu vì cả hiệu trưởng lẫn hiệu phó đều đang ngồi trên chiếc xe taxi đi vào trường trái quy định.
Hôm đó, cô Hương nhất định nói nhà trường làm phiếu khảo sát học sinh và cán bộ giáo viên là do phụ huynh yêu cầu thông qua cô giáo chủ nhiệm của cháu Kiên là cô Trần Thị Thu Nhung.
Cô Hương còn nói rằng, vào hôm phát phiếu khảo sát ở lớp cô Nhung chủ nhiệm, có học sinh đã nói: "Tối qua con ngủ muộn vì phải làm bài tập về nhà cô Nhung giao".
"Có thể cô Nhung đã lo lắng vì nghĩ rằng nhà trường vào để thăm nắm tình hình, phạt cô giáo vì đã vi phạm quy chế, giao bài tập về nhà cho học sinh nên có Nhung có sự tương tác thế nào đó với phụ huynh" - cô Hương suy đoán. "Cái đó chỉ có mình cô Nhung và phụ huynh biết được".
"Không phải tự nhiên mà nhà trường lại đi làm việc ấy. Nghe đã không có lý rồi. Phải có yêu cầu tác động nào đó thì nhà trường mới làm. Nhà trường thực hiện theo yêu cầu của phụ huynh thôi" - vẫn lời cô Hương.
Trong buổi làm việc, cô Hương cho biết mình là giáo viên lớp 1 rất lâu năm; vì vậy cô biết các cháu học sinh dù mới lớp 2 cũng không thể vào lớp "bắt chúng nói thế này hay thế kia là được".
Thực tế, anh Trần Chí Dũng, phụ huynh cháu Kiên cũng khẳng định anh không yêu cầu nhà trường làm phiếu khảo sát đối với giáo viên và học sinh, không truyền đạt gì với cô Nhung.
Cô chủ nhiệm Thu Nhung cũng khẳng định, cô hiệu trưởng và hiệu phó nói sai sự thật vì cô không tư vấn hay truyền đạt bất cứ yêu cầu nào về việc làm phiếu khảo sát. 
Kết quả điều tra của cơ quan công an đã cho thấy, cô Hương chính là người đã tư vấn cho hiệu trưởng thực hiện việc khảo sát học sinh và giáo viên nhà trường để làm bằng chứng trả lời nghi vấn của phụ huynh. Chính cô Hương cũng là người chủ trì cuộc khảo sát trong toàn trường.
Sự việc tới nay đã rõ ràng khi cơ quan công an đã có kết luận ban đầu về vụ việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo, cô hiệu trưởng và bản thân cô hiệu phó Nguyễn Thị Hương cũng đã bị đình chỉ chức vụ.
Thế sự khi cơ quan chức năng công bố quyết định kỷ luật với hai cô giáo, chúng tôi lại thấy tiếc nuối nhiều hơn là thỏa mãn.
Tiếc nuối vì sự việc đáng ra có thể đã kết thúc đơn giản, nhẹ nhàng và nhân văn hơn rất nhiều.
Tiếc nuối vì cả cô hiệu trưởng lẫn hiệu phó đều đã và đang ở độ tuổi mà những sự việc như thế này xảy ra có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự nghiệp nhà giáo của các cô. Cô hiệu trưởng đã sắp tới tuổi nghỉ hưu, còn cô Hương thì vẫn còn quá trẻ.
Thế nhưng, có lẽ quyết định kỷ luật đối với cô Hương và cô Ngọc sẽ là tấm gương để các thầy cô giáo rút ra bài học về một cách ứng xử thiếu sự chân thành và nhân văn trong môi trường giáo dục.
  • Lê Văn
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/cuoc-gap-voi-co-hieu-pho-vu-tai-nan-truong-tieu-hoc-nam-trung-yen-357812.html



6.10.














Hiệu trưởng "nói dối từ đầu đến cuối" và sự bảo vệ con tuyệt vời của bố HS bị đâm gãy chân

Hiệu Minh | 
Hiệu trưởng "nói dối từ đầu đến cuối" và sự bảo vệ con tuyệt vời của bố HS bị đâm gãy chân

Các phụ huynh có thể trở thành đồng lõa với tội lỗi lớn, nếu họ vẫn im lặng e sợ trước sự hống hách và lạm quyền của giáo viên, hiệu trưởng.















Nói dối từ đầu đến cuối 
Tuổi thơ đến trường đều có kỷ niệm về vài ấm ức nào đó. Thầy cô không mắng mỏ công bằng, bạn bè bắt nạt. Bố mẹ mải cày cấy, coi hiệu trưởng bao giờ cũng đúng, trẻ không biết kêu ai.
Mấy tháng qua, hàng triệu người theo dõi vụ việc xảy ra tại trường Nam Trung Yên đều thở phào. Sự thật đã được sáng tỏ, trả lại niềm tin nho nhỏ vào ngành trồng người đã bị "ô nhiễm và biến đổi gien" tới mức không ngờ.
Hiệu trưởng cùng hiệu phó ngồi trong xe taxi, đi vào sân trường, va phải em Trần Chí Kiên mới 7 tuổi, làm em gẫy chân. Chuyện rõ như ban ngày mà mất tới hai tháng, với sự can thiệp của Chủ tịch Hà Nội, công an vào cuộc, báo chí lên tiếng, người trong cuộc không thể im lặng, mới cách chức được hai vị "nói dối từ đầu đến cuối" trong sự việc này.
Hiệu trưởng nói dối từ đầu đến cuối và sự bảo vệ con tuyệt vời của bố HS bị đâm gãy chân - Ảnh 1.
Bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên vừa bị cách chức.
Nếu chuyện này xảy ra ở Âu Mỹ thì pháp luật đã không tha. Cảnh sát, luật sư, tòa án vào cuộc để tìm ra ai có lỗi. Không có chuyện người cha của cháu Kiên phải tự đi tìm công lý. 
Thuê một luật sư thưa kiện, ai đó phải đền cho cái chân của em Kiên, hậu quả sức khỏe suốt cuộc đời còn lại, số tiền có thể lên hàng triệu đô la.
Nhưng ở những cơ quan pháp luật không minh, quy trình tuyển chọn cán bộ có nhiều góc khuất, người tài bị đẩy ra, không loại trừ kẻ dối trá, dốt nát ngồi ghế nóng, thì hậu quả nhãn tiền, chức nhỏ như hiệu trưởng trường tiểu học mà vẫn "che" một vụ tai nạn giao thông suốt hai tháng trời.
Nhận dạng lạm quyền và dối trá
Lạm quyền, dối trá xảy ra mọi nơi trên thế giới, từ nước phát triển đến nước nghèo. Hiệu trưởng không phải là cá biệt.
Tín hiệu có thể nhận ra qua cách điều hành. Tại trường thì quát nạt nhân viên, dọa dẫm, loại bỏ nhân viên không chịu thần phục.
Tranh cãi thì hét to, đóng sầm cửa và chỉ mặt nhân viên sẵn sàng đuổi việc.
Bắt nạt đồng nghiệp, dọa học sinh, kể cả phụ huynh. Thường thì những kẻ này không phân biệt được thế nào là tố chất lãnh đạo và dọa nạt, dốt mới hống hách.
Với cấp trên thì nhũn nhặn vì thực ra những kẻ ấy chỉ thích nghe tin vui, hiệu trưởng tha hồ mà nói vống thành tích, chưa kể kèm theo những phong bì nằng nặng làm quà.
Lạm quyền cứ thế tiếp tục, nói dối có đất sống tại nơi trồng người bởi sự làm ngơ của cấp trên sự sợ hãi của thuộc cấp.
Hiệu trưởng nói dối từ đầu đến cuối và sự bảo vệ con tuyệt vời của bố HS bị đâm gãy chân - Ảnh 2.
 Hệ lụy rất rõ. Giáo viên giỏi bỏ đi, chẳng ai muốn tranh cãi với lãnh đạo vừa dốt vừa hống hách. Thay vào là một số giáo viên cùng một ruộc với hiệu trưởng, dối trên lừa dưới. Chất lượng giáo dục đi xuống là đương nhiên.
Cấp trên của họ cũng bị ảnh hưởng và tai tiếng. Thăng chức cho một người từng ăn bớt suất ăn của học trò, chuyển đến một nơi tốt hơn để "tránh bão", dư luận không khỏi đặt câu hỏi, đằng sau những vụ chuyển dịch này là gì?
Làm thế nào để đối đầu?
Anh Trần Chí Dũng, bố cháu Trần Chí Kiên, đã làm được một việc là tự đòi công lý cho con. Anh không làm sẽ không có ai giúp, im lặng là đồng hành với tội ác.
Nhớ chuyện con trai của tôi đi học từ trường về. Cháu khóc nức nở, vẻ mệt mỏi, xem hộp cơm mang theo còn nguyên. Cháu bỏ ăn trưa, một việc rất hãn hữu. Học trường Mỹ cũng có nhiều chuyện, không đơn giản như mơ.
Tôi bảo cháu, cứ khóc chút đi, khi nào nín bố con mình nói chuyện. Bảo cháu, nếu mệt không cần làm bài tập về nhà, xuống chơi đi. Cháu chơi hơn tiếng rồi vui trở lại, tự đi làm bài tập mà bố không cần nhắc.
Sau bữa tối tôi gọi cháu sang phòng riêng hỏi về việc xảy ra ở trường. Cô giáo to tiếng gì đó vì cháu không tập trung vào bài. Do cháu hay bị xúc động nên ai đó to tiếng là cả vấn đề. Tất nhiên cách phản ứng tốt nhất là … khóc nức nở.
Động viên cháu và hỏi, con có muốn bố nói chuyện với cô giáo không? Con nghĩ một hồi và bảo, có khi không cần. Bố lại đưa ra một giải pháp, hay con nói chuyện với cô nhé. Nghĩ một hồi thì cháu gật đầu.
Hôm sau hỏi cháu đã nói chuyện với cô chưa. Không nói chuyện nhưng con nói "sorry – xin lỗi" cô rồi. Cô vui và bảo cô cũng có lỗi. Thế là hòa.
Nếu bênh con, nổi nóng, gọi điện cho cô, báo cho hiệu trưởng, sự việc không dừng ở đó. Đôi lúc xử lý nhẹ nhàng lại tốt hơn.
Những kinh nghiệm hay của các trường bên Mỹ
Tại trường của cháu có những hướng dẫn làm thế nào tránh được bị bạn bè, thầy cô, kể cả hiệu trưởng bắt nạt.
Phụ huynh cũng biết "đường dây" báo cáo theo kênh, đôi lúc đến cả nghị sỹ quốc hội trong vùng. Sự việc nguy hiểm thì báo cảnh sát, kêu luật sư là giải pháp cuối cùng.
Nếu có hiện tượng thầy cô bắt nạt học trò, lạm dụng quyền đứng lớp, các phụ huynh nên làm một số bước sau
1. Ghi tất cả những lần xảy ra vụ việc bao gồm ngày tháng, người chứng kiến và hậu quả. Ví dụ, cô giáo mắng mỏ, xỉ nhục học trò, phạt vô lý… là những chuyện thường xảy ra trên lớp.
2. Phải ủng hộ con nếu con đúng, nói chuyện chân thành về sự việc xảy ra. Đưa đến bác sỹ tâm lý nếu cần để tham vấn về sức khỏe tinh thần của trẻ. Gặp tư vấn trong trường được quận, huyện cử ra để giúp học sinh và phụ huynh. Việt Nam nên có hệ thống tư vấn học đường để giải quyết nội bộ trước, đưa ra chính quyền sau.
3. Xây dựng sự tự tin cho con trước những sự vụ không vừa mắt. Nếu con bị bắt nạt, mắng chửi thì đừng nói quá nhiều về chuyện đó mà nên chuyển sang các hoạt động lành mạnh. Tâm lý trẻ cần ổn định. Làm như anh Dũng không cho con xem tin trên tivi về trường Trung Yên là một ví dụ tuyệt vời biết bảo vệ con.
4. Nếu định nói chuyện với nhà trường phải thông qua con trước dù mới 7 tuổi. Tự ý nói chuyện mà con không biết dễ có hậu quả khó lường. Bỗng "cô nhìn con với mắt khó hiểu" vì câu chuyện với cô xảy ra không như ý muốn. Chuẩn bị tâm lý cho con là chìa khóa vượt qua bão.
5. Hãy từng bước báo cáo sự việc, từ người thấp nhất đến cao nhất. Chuyện chưa đến đâu đã báo cho chủ tịch thành phố dễ bị hỏi, anh chị đã nói chuyện này với ai rồi.
6. Gặp giáo viên và đối diện với thực tế. Nhiều giáo viên sẽ hiểu và tự điều chỉnh. Tiếp thu chân thành, câu chuyện sẽ tuyệt vời. Hò hét, lên án, buộc tội hay dọa đưa ra tòa là điều hết sức tránh. Hãy đặt mình vào địa vị của thầy cô.
7. Nếu tình hình không thay đổi hãy đưa lên cấp cao hơn, kể cả hiệu trưởng. Trường hợp trường Nam Trung Yên cũng nên gặp hiệu trưởng, hỏi cho ra nhẽ.
8. Trong các cuộc gặp gỡ nên ghi lại các buổi gặp, email, thư từ, các danh sách gọi phone.
9. Nếu trường không chịu nhận lỗi như trường hợp của em Kiên thì cần tham vấn pháp lý. Để con trẻ bị thiệt thòi ở môi trường giáo dục là điều nên tránh. Đừng bao giờ cho rằng sự lạm quyền, bắt nạt, sẽ tự mất đi.
Thời nay con đi học, bố mẹ cũng "cắp sách" đi theo, chứ không chỉ cầy cấy và phó mặc cho trường như ngày xưa. Nếu con bị bắt nạt, đối xử thiếu công bằng, phụ huynh phải biết lên tiếng. Xã hội đa chiều không còn kiểu nghĩ xưa "lãnh đạo hay hiệu trưởng không nói dối".
theo Trí Thức Trẻ

http://soha.vn/hieu-truong-noi-doi-tu-dau-den-cuoi-va-su-bao-ve-con-tuyet-voi-cua-bo-hs-bi-dam-gay-chan-20170222073530458.htm






6.9.

"3 tháng qua là hành trình rất khó khăn của bố con tôi"

 Nhớ lại quãng thời gian 3 tháng đằng đẵng đi tìm sự thật để trả lại sự tự tin cho đứa con trai mới lên 7 tuổi của mình, anh Dũng kể, gia đình mình đã trải qua không ít khó khăn.
Vào buổi sáng UBND quận Cầu Giấy công bố quyết định cách chức cô hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và cô hiệu phó Nguyễn Thị Hương liên quan tới vụ tai nạn tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, anh Trần Chí Dũng đưa con trai mình đi kiểm tra năng lực học tập của con sau thời gian nghỉ học khá lâu.
Anh Dũng cũng chỉ biết những diễn biến của vụ việc thông qua thông tin trên báo chí. 
Khi được thông tin về kết luận kỷ luật, anh Dũng cảm thấy hài lòng vì cuối cùng, sự thật đã được làm rõ, công lý dù muộn nhưng luôn được thực thi.




"Kết luận của cơ quan chức năng đã trả lại sự tự tin cho con tôi, rằng cháu không nói dối và không có lỗi trong vụ tai nạn xảy ra như cháu đang suy nghĩ" - anh Dũng chia sẻ.
Anh Dũng hài lòng vì từ vụ việc này, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức của một số nhà giáo chưa hoàn thiện về nhân cách. 
"Mong rằng, sau đó, các cô giáo này sẽ cố gắng nhìn lại, cải thiện lại hành xử chưa đúng đắn để mang lại môi trường giáo dục tốt đẹp hơn, để các phụ huynh có thể yên tâm gửi gắm con em ".
Tuy nhiên, anh Dũng cũng khẳng định, sự việc chỉ là hành xử thiếu đạo đức, chưa có tính nhân văn của một vài giáo viên chứ không phải đại diện cho toàn bộ ngành giáo dục.
Gia đình anh vẫn tin tưởng vào nghề giáo: "Tôi tin tưởng rằng ngành giáo dục qua vụ việc này sẽ khắc phục để trả lại tiếng đẹp, danh hiệu cao quý của nghề".
Trong quãng thời gian 3 tháng đằng đẵng đi tìm sự thật để trả lại sự tự tin cho cậu con trai mới lên 7 tuổi, vợ chồng và gia đình anh đã trải qua không ít khó khăn.
Khi được đưa vào bệnh viện, xương đùi chân của Kiên bị gãy lìa. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ đã phải bó bột cho cháu theo hình chữ Y, cả hai chân và người. Lúc này, Kiên phải nằm dạng chân ở trên chiếc giường để cố định vết thương.
"Mặc dù các bác sĩ tại bệnh viện đã bố trí cho cháu riêng một giường nhưng với tư thế nằm ấy, người nhà vào viện chăm không có chỗ nằm trên giường".
"Thời gian đó, mẹ cháu chỉ có ngồi ghế và ôm con vì cháu rất đau, cần có người ôm. Thế là bố mẹ thay phiên nhau, con nằm trên giường, bố mẹ ngồi dưới ôm con" - anh Dũng nhớ lại.
quyết định kỷ luật, tai nạn trường tiểu học nam trung yên, cô hiệu trưởng tạ bích ngọc
Cháu Trần Chí Kiên hiện đã tháo bột và bắt đầu tập đi bằng nạng. Cô giáo chủ nhiệm vẫn hàng ngày đến kèm cháu học. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Khi các bác sĩ đặt vấn đề nghi vấn rằng cháu chạy chơi rồi ngã vì sao có thể nặng như vậy được, anh Dũng đã loáng thoáng nghĩ tới sự bất thường nhưng nhanh chóng bị những lo lắng cho sức khỏe đứa con trai đầu lòng khiến suy nghĩ đó nhanh chóng vụt qua.
Rồi tới hôm ra viện, gạn hỏi mãi, Kiên mới nói với bố rằng, mình bị một chiếc taxi màu xanh đâm vào trong sân trường. Trên xe lúc ấy có cô hiệu trưởng và một cô giáo khác.
Anh Dũng nói, cháu sợ không dám nói ra sự thật vì có giáo viên đã dọa để ép cháu Kiên nghĩ rằng, cháu là người có lỗi trong vụ tai nạn vì đã chơi ở sân sau của trường - vốn là nơi cấm học sinh chơi.
Lần đầu nghe con nói rằng, mình bị xe taxi đâm, anh đã không tin và nghĩ rằng Kiên đã nhầm lẫn chiếc xe taxi chở mình tới bệnh viện thành taxi "thủ phạm". Cho tới ngày 8/1, hai phụ huynh của bạn cùng lớp với Kiên gọi cho anh, kể rằng, các cháu đã kể với bố mẹ là bạn Kiên bị xe taxi đâm trong sân trường.
Thế nhưng, phải tới ngày 12/1, khi tới làm việc với cô Tạ Thị Bích Ngọc và một số cô giáo khác tại phòng hội đồng của Trường Tiểu học Nam Trung Yên, anh Dũng mới chính thức tin con mình bị xe đâm chứ không hề chạy chơi tự ngã như những gì cô hiệu trưởng thông báo với gia đình.
Anh Dũng cho biết, việc vận động, thuyết phục để cháu Kiên và các bạn cùng lớp, phụ huynh các em vượt qua nỗi sợ hãi, nói ra sự thật là không dễ dàng. Thế nhưng, khó khăn lớn hơn là ban giám hiệu nhà trường đã tìm mọi cách để bưng bít, ngăn cản anh tìm hiểu sự thật này.
Khó khăn nhất của gia đình anh trong việc tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn là rất vất vả thuyết phục cháu nói ra sự thật.
quyết định kỷ luật, tai nạn trường tiểu học nam trung yên, cô hiệu trưởng tạ bích ngọc
Anh Trần Chí Dũng, phụ huynh cháu Trần Chí Kiên trao đổi với báo chí sáng 21/2. Ảnh:  Thanh Hùng.
Giờ đây, sự việc đã có kết luận, cô hiệu trưởng và hiệu phó đã nhận hình thức kỷ luật, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã chỉ đạo Công an Hà Nội tiếp tục điều tra, hoàn thiện hồ sơ vụ việc, anh Dũng cho biết, mục đích của anh là muốn làm sáng rõ sự thật chứ không mong muốn kỷ luật hay cách chức ai.
"Quan điểm của gia đình chúng tôi là ai vi phạm tới đâu thì chịu hình thức kỷ luật tới đó. Tôi tin vào sự nghiêm minh của pháp luật" - anh Dũng nói.
Phụ huynh cháu Kiên cũng nói, việc gia đình quan tâm nhất ở thời điểm hiện tại là nhanh chóng phục hồi sức khỏe cũng như lấp lỗ hổng kiến thức do cháu đã nghỉ học một thời gian dài vì vết thương ở chân.
Những ngày qua, báo chí, truyền hình đưa nhiều về vụ việc nhưng gia đình cố gắng hạn chế  Kiên nghe, xem những thông tin này. Mỗi khi chương trình tivi đưa tin, anh Dũng lại đưa cháu vào phòng để cháu không phải xem những thông tin ấy.
"Tôi luôn nói với cháu đây là tai nạn không may. Do là taxi đi vào trong trường và do con hiếu động quá. Lần sau con phải ngoan hơn và không nên hiếu động. Bố cũng nhắc chú taxi lần sau không đi vào trong trường" - anh Dũng nói.
"Cháu cũng trả lời tôi rằng: Lúc đó con đau lắm bố ạ. Bây giờ con sẽ không chạy nhảy nghịch ngợm nữa".
Lê Văn - Thanh Hùng
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/phu-huynh-hoc-sinh-bi-gay-chan-o-truong-nam-trung-yen-tam-su-357623.html




6.8.


Công bố quyết định cách chức hiệu trưởng trường Nam Trung Yên

 - Sáng nay 21/2, Hội đồng kỷ luật UBND quận Cầu Giấy đã có kết luận cách chức bà Tạ Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Hương - Hiệu phó Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) liên quan đến vụ tai nạn của cháu Trần Chí Kiên tại trường này.
Cuộc họp diễn ra tại trường, do bà Trịnh Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND Quận Cầu Giấy điều hành. Cả bà Ngọc và bà Hương đều vắng mặt. Bà Tạ Thị Bích Ngọc hiện đang phải điều trị tại bệnh viện do gặp vấn đề sức khỏe từ sau cuộc họp hội đồng kỷ luật chiều qua, 20/2
Tiểu học Nam Trung Yên, hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Tạ Thị Bích Ngọc, học sinh gãy chân
Bà Trần Thị Dung - PCT quận Cầu Giấy chủ trì cuộc họp công bố kết luận và quyết định kỷ luật đối với hiệu trưởng, hiệu phó Trường TH Nam Trung Yên. Ảnh: Thanh Hùng.
Xét đề nghị của Hội đồng kỷ luật viên chức quản lý giáo dục quận Cầu Giấy, ngày 21/2, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy đã ký quyết định kỷ luật bà Tạ Thị Bích Ngọc, hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên với hình thức cách chức.
Lý do  là bà Ngọc đã vi phạm nghĩa vụ của công chức trong thực thi công vụ, không hoàn thành nhiệm vụ quản lý điều hành, không trung thực trong báo cáo vụ việc xảy ra tai nạn của học sinh tại trường, cố tình che dấu vi phạm gây khó khăn cho cơ quan cho cơ quan điều tra; vi phạm rất nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức nghề giáo viên, tạo dư luận xấu trong xã hội về đạo đức nghề nghiệp và hình ảnh người giáo viên Thủ đô nói chung và ngành giáo dục nói chung. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem clip công bố các quyết định kỷ luật Hiệu trưởng, Hiệu phó Trường TH Nam Trung Yên:




Cùng với đó đó, UBND quận Cầu Giấy cũng đã kỷ luật bà Nguyễn Thị Hương, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên với hình thức cách chức.
Lý do là bà Hương vi phạm nghĩa vụ của viên chức, không hoàn thành nhiệm vụ quản lý điều hành, không trung thực trong báo cáo vụ việc xảy ra tai nạn của học sinh tại trường; cố tình che dấu vi phạm gây khó khăn cho cơ quan cho cơ quan điều tra; vi phạm rất nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức nghề giáo viên, tạo dư luận xấu trong xã hội về đạo đức nghề nghiệp và hình ảnh người giáo viên Thủ đô nói chung và ngành giáo dục nói chung. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem clip công bố quyết định bổ nhiệm người phụ trách Trường Tiểu học Nam Trung Yên:




Ngoài ra, xét đề nghị của trưởng phòng nội vụ quận Cầu Giấy, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cũng giao nhiệm vụ cho bà Nguyễn Thanh Tịnh (sinh năm 1968). Bà Tịnh hiện là Phó trưởng phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy sẽ kiêm nhiệm quản lý điều hành chung.
Tiểu học Nam Trung Yên, hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Tạ Thị Bích Ngọc, học sinh gãy chân
Bà Nguyễn Thanh Tịnh
Bà Tịnh  là chủ tài khoản Trường Tiểu học Nam Trung Yên từ ngày 21/2 đến khi Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy có quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng.
Tiểu học Nam Trung Yên, hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Tạ Thị Bích Ngọc, học sinh gãy chân
Quyết định cách chức Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: Lê Văn
Tiểu học Nam Trung Yên, hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Tạ Thị Bích Ngọc, học sinh gãy chân
Quyết định cách chức bà Nguyễn Thị Hương - Hiệu phó Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: Lê Văn
Trước đó, sáng ngày 20/2, UBND quận Cầu Giấy và các đơn vị liên quan đã có cuộc làm việc với UBND TP Hà Nội liên quan tới vụ việc tai nạn của cháu Kiên ở Trường TH Nam Trung Yên. Chiều cùng ngày, Hội đồng kỷ luật UBND quận Cầu Giấy đã họp để quyết định hình thức xử lý đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc, hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Hương, hiệu phó Trường TH Nam Trung Yên căn cứ trên kết luận của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu UBND quận Cầu Giấy bố trí người thay thế, điều hành Trường TH Nam Trung Yên thay thế bà Tạ Thị Bích Ngọc trước ngày 22/2 và báo cáo UBND Thành phố.
Cô Trần Thị Thu Nhung, giáo viên chủ nhiệm cháu Trần Chí Kiên phát biểu sau khi có quyết định kỷ luật đối với Hiệu trưởng, Hiệu phó Trường TH Nam Trung Yên:




Đồng thời UBND TP Hà Nội tiếp tục giao cho Công an TP. Hà Nội điều tra rõ hành vi khai báo gian dối của hai lãnh đạo Trường TH Nam Trung Yên cũng như hành vi của lái xe taxi khi để xảy ra vụ tai nạn.
Lê Văn - Thanh Hùng
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/cong-bo-quyet-dinh-cach-chuc-hieu-truong-truong-nam-trung-yen-357542.html



6.7.

"Vụ việc ở Nam Trung Yên là thất bại nặng nề của giáo dục"

 - Trao đổi với VietNamNet chiều 20/2, thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhìn nhận vụ việc ở trường Nam Trung Yên có thể coi là một thất bại nặng nề về giáo dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành.
Nói dối, đối phó trong giáo dục không phải là cá biệt
Thưa thầy Khoa, thầy có thể chia sẻ quan điểm của mình trước những vụ việc lùm xùm trong ngành giáo dục diễn ra thời gian qua?
- Vụ việc ở trường Nam Trung Yên nếu xét riêng ở khía cạnh một trường học thì nhỏ, nhưng lại gây ra nỗi bức xúc trong dư luận rất lớn ở khía cạnh đạo đức.
Chuyện một em học sinh gãy chân vốn không phải quá to tát nhưng các bước xử lý của nhà trường khiến bản thân tôi rất phẫn nộ.
Trường Tiểu học Nam Trung Yên,Trường THPT Phan Đình Phùng, Đỗ Việt Khoa
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người từng tích cực đấu tranh với những sai trái trong giáo dục. Ảnh: Thanh Hùng
Tuy nhiên những vụ như ở trường Nam Trung Yên không phải là cá biệt. Những vụ nói dối, đối phó như phát phiếu khảo sát, báo cáo 100% không biết chuyện gì xảy ra không phải là điều gì đáng ngạc nhiên mà đã là một thứ kinh nghiệm "ma xó", được truyền cho nhau.
Giáo dục là làm gương. Vậy theo ông, việc những hiệu trưởng - người đứng đầu các cơ sở giáo dục - nói dối, chậm trễ, mập mờ bưng bít sai phạm... có ảnh hưởng nhiều đến phẩm chất của học sinh trong trường?
- Ngành giáo dục đào tạo có 2 nhiệm vụ là giáo dục và đào tạo. Trên thực tế, lâu nay có vẻ như người ta làm nhiều đào tạo mà quên mất đi nhiệm vụ giáo dục về nhân cách và đạo đức.
Nhưng những bài giảng cũng không ấn tượng, ăn sâu vào học sinh bằng ứng xử, hành vi hàng ngày của các thầy cô giáo. Đặc biệt, ở lứa tuổi tiểu học, yếu tố giáo dục quan trọng hơn yếu tố đào tạo nhiều. Do đó, bản thân giáo viên càng phải làm gương cho các học sinh.
Vụ việc ở trường Nam Trung Yên có thể coi là một thất bại nặng nề về giáo dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành.
Bởi một trường tiểu học ở Thủ đô, có một hiệu trưởng là gương xấu đến thế thì dạy làm sao được các cháu? Với những trường hợp này, cần phải cách chức ngay, chuyển ngành nghề khác ngay, đừng làm giáo viên nữa.
Hai vụ việc gần đây thực tế đều xuất phát từ những việc nhỏ mà hẳn sẽ không khiến dư luận bức xúc nếu những người đứng đầu có cách giải quyết hợp lý. Phải chăng trong giáo dục việc nhận sai khó đến vậy, thưa ông?   
- Với người Việt, chả mấy ai dám đứng lên nhận là tôi làm sai, mà thường tìm cách đổ lỗi, che giấu. Điều này cần phải thay đổi.
Nếu có tinh thần sai nhận lỗi ngay, sai từ chức ngay, thì mới có thể tạo ra cuộc cách mạng cho giáo dục về nhân cách con người.
Tuy nhiên, giờ đây chuyện nói dối, đối phó vẫn rất nặng nề.
Đây có phải là hệ quả của việc chạy theo thành tích, chỉ có thành tích chứ không có sai bại trong các nhà trường?
- Theo tôi, đây không chỉ là bệnh thành tích mà còn là bệnh dối trá. Đây cũng là cái xấu nói chung của cán bộ quản lý giáo dục cơ sở.
Như ở câu chuyện Trường THPT Phan Đình Phùng đáng lý ra nhà trường phải báo cáo, nhận lỗi sớm, nhưng cũng lại chậm trễ, che giấu, xử lý không triệt để.
Trường Tiểu học Nam Trung Yên,Trường THPT Phan Đình Phùng, Đỗ Việt Khoa
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
Vì đã có quá nhiều tấm gương về sự trù dập...
Là một thầy giáo, ông có thể chia sẻ tại sao ngay từ đầu, các giáo viên trong các trường dù biết nhưng không tố cáo sai phạm của hiệu trưởng?  
- Tôi muốn đặt câu hỏi rằng ở cơ quan, đứng trước việc làm sai trái của lãnh đạo, các bạn sẽ chọn thái độ như thế nào?
Mọi người trong cơ quan sẽ có một trong 3 thái độ: một là im lặng làm ngơ coi như không biết, hai là hùa theo cái xấu đó, ba là đấu tranh, lên tiếng về nó. Song nhóm người thứ ba hiếm lắm, thậm chí nhiều cơ quan không có một ai.
Thực ra cũng vì có quá nhiều tấm gương về sự trù dập rồi nên người ta sợ hãi, chọn biện pháp im lặng, chấp nhận người đứng đầu bảo sao thì làm vậy.
Trong một trường, hiệu trường là người có quyền lực đến mức nào để các giáo viên phải sợ đến vậy?
- Đây là sự thật không riêng gì ngành giáo dục, mà ở tất cả các cơ quan. Chính cơ chế quản lý của chúng ta đã biến các hiệu trưởng trở thành những ông vua của một xứ. Họ nắm trong tay quyết định về thi đua, nâng lương, thưởng hàng tháng, quyết định giờ giấc lên lớp giáo viên... Giáo viên không nghe lời thì ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm manh áo. Thậm chí đến cả những cái khó nói nhất họ cũng có thể can thiệp.
Ví dụ như tôi do từng lên án, phê phán công khai những việc làm sai của hiệu trưởng nên nhiều năm hiệu trưởng không cho nâng lương.
Năm nay tôi 50 tuổi nhưng hệ số lương mới 3,99, có lẽ là thấp nhất cả nước so với các đồng nghiệp cùng tuổi.
Hay là thời khóa biểu của tôi, một ngày trường cố ý phân buổi sáng có tiết 1 và tiết 5, buổi chiều cũng vậy, cực kỳ căng thẳng.
Chưa kể, tôi bị cô lập và không cho phép phát biểu hay tham dự vào các việc khác… Đó là những cái giá phải trả.
Chính vì vậy, nếu tố cáo người đứng đầu, các thầy cô thường phải trả giá rất đắt, và phải có một bản lĩnh rất rắn rỏi mới dám đối đầu.
Trước đây, khi tố cáo những sai phạm của Hiệu trưởng Trường THPT Vân Tảo, bản thân ông từng gặp những khó khăn gì từ khi quyết định đến khi việc tố cáo được ghi nhận?
- Ban đầu rất khó khăn. Thực sự mà nói thì việc phát hiện những sai phạm đó không khó, đưa dẫn chứng không khó, viết đơn cũng không lâu, nhưng gửi lên cấp trên ai xử lý, giải quyết, đó mới là cái khó vô cùng.
Các đơn vị mà tôi nộp đơn tố cáo thì không sẵn lòng để giúp tôi làm rõ những sai phạm của hiệu trưởng.
Có một điều giống nhau ở tất cả các cấp quản lý giáo dục của chúng ta là thấy người giáo viên tố cáo sai phạm thì điều đầu tiên là họ tìm cách bao che, bưng bít cho nhau để giấu nhẹm sự thật. Điều này dẫn đến hậu quả là những người tố cáo thất vọng, cay đắng, thậm chí có những giáo viên không vượt qua được và tìm đến việc tự sát, trầm cảm, thần kinh...
Bản thân tôi xác định khi đã tố cáo sai phạm thì không có đường lùi và mình sẽ phải làm đến cùng.
Nguyên nhân lớn nhất là do cơ chế quản lý
Theo ông, tại sao chúng ta muốn chống tiêu cực, nhưng việc tố cáo những tiêu cực trong ngành giáo dục lại khó được tiếp nhận, xử lý?
- Có nhiều nguyên nhân nhưng lớn nhất là do cơ chế quản lý. Trường nhận hiệu trưởng từ cấp trên phân về chứ không phải do chúng tôi được lựa chọn. Chưa bao giờ có chuyện giáo viên bầu hiệu trưởng, mà cứ hết nhiệm kỳ là luân chuyển từ nơi nọ sang nơi kia. Thậm chí có hiệu trưởng sai phạm ở trường này vẫn sang trường khác làm hiệu trưởng tiếp.
Ngoài ra cũng do cơ chế quản lý giáo dục của chúng ta phân theo ngành ngang. Hiệu trưởng các trường THCS trở xuống do UBND quận/ huyện và phòng GD-ĐT quận/ huyện quản lý, còn các trường THPT thì do Sở GD-ĐT quản lý. Bộ GD-ĐT chỉ quản lý trực tiếp một số trường.
Điều này cũng tạo ra kẽ hở hay sự buông lỏng. Chưa kể, một số lãnh đạo quản lý thường đứng cùng trên bè mảng, tạo thành một nhóm quyền lực, nhóm lợi ích nên sẽ bảo vệ nhau đến cùng dù biết sai phạm. Điều này rất cần phải thay đổi.
Ở vụ việc Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Phó thủ tướng vào cuộc nhắc nhở, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tạm đình chỉ chức danh Hiệu trưởng trong quá trình điều tra, nhưng trong một thời gian những chỉ đạo này không được thực hiện rốt ráo. Đây có phải dẫn chứng cho việc kỷ cương lỏng lẻo?
- Tôi cho rằng do cơ chế mà dẫn đến suy nghĩ để lâu cho đến khi người ta quên sự việc, cho nó loãng đi rồi lại tiếp tục làm hiệu trưởng.
Thói quen kéo dài thời gian xử lý thực chất vẫn nằm trong  sự dối trá và cũng vì kỷ cương không nghiêm minh. Ở trên chỉ đạo hẳn hoi rồi mà ở dưới vẫn không thực hiện cho thấy chúng ta đang khiếm khuyết nghiêm trọng về cơ chế quản lý, phân quyền các cấp và điều này cần phải thay đổi.
Vậy theo ông, để những câu chuyện này không còn tiếp diễn cần có giải pháp gì?
- Để không tái diễn những sự việc tương tự, trước hết những người đứng đầu cần có văn hóa từ chức. Hoặc nếu không làm được thì các cấp cao hơn cần có thái độ kiên quyết cắt chức thật nhanh nếu sai phạm.
Chỉ có bè phái, lợi ích nhóm mới có thể tiếp tục giữ lại những con người như vậy. Và chỉ đến khi chúng ta xóa bỏ được những việc này thì những câu chuyện này sẽ không còn đất diễn.
Xin cảm ơn ông.
Thanh Hùngthực hiện
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/vu-viec-o-nam-trung-yen-la-that-bai-nang-ne-cua-giao-duc-357532.html




6.6.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cách chức hiệu trưởng trường Nam Trung Yên 

20/02/2017 22:18 GMT+7
TTO - Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ tịch UBND quận Cầu Giấy chấm dứt việc điều hành đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương vì "không trung thực trong báo cáo, cố tình che giấu vi phạm". 
Ngày 20-2, báo cáo với chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về kết quả điều tra ban đầu vụ học sinh Trần Chí Kiên, trường tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội bị gãy chân, thiếu tướng Đoàn Duy Khương, giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan điều tra đã xác định ngày 1-12-2016, bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương gọi taxi đưa bà Ngọc đi khám tại Bệnh viện Việt Đức.
Sau khi khám xong, cả hai lên xe taxi di chuyển về trường. Khi qua phố Phủ Doãn, các cô giáo này yêu cầu lái xe dừng lại để mua thuốc cho bà Ngọc. Tuy nhiên, do đường Phủ Doãn cấm dừng đỗ nên lái xe taxi biển kiểm soát 30A-702.54 là ông Trần Quốc Tuấn đã đưa các-vi-dít cho bà Hương, hẹn khi mua xong thuốc sẽ quay lại đón.
Sau khi mua thuốc xong, bà Hương gọi điện cho lái xe đón và đi về trường. Về đến cổng sau nhà trường, bà Hương điện thoại cho bảo vệ trường là ông Trung ra mở cửa để cho xe taxi đi vào mặc dù nhà trường có quy định cấm xe ô tô đi vào trong trường.
Khi vào đến sân trường, cháu Trần Chí Kiên đang chơi đùa đã chạy về phía đầu xe và bị xe ô tô đâm phải, ngã bệt xuống đất.
Lái xe dừng lại thì hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đi thẳng vào phòng hội đồng. Còn hiệu phó Nguyễn Thị Hương đã dìu cháu Kiên lên, do cháu Kiên đau nên đã cùng bảo vệ đưa lên phòng chức năng của nhà trường để thăm khám.
Lái xe taxi sau đó do chưa biết hậu quả nên đã lái xe ra khỏi trường.
Có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Cơ quan điều tra xác định việc cho xe taxi đi vào sân trường trong giờ ra chơi và gây tai nạn là có thật, vi phạm quy định của nhà trường.
Tại thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe có cả hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và hiệu phó Nguyễn Thị Hương.
Cơ quan điều tra đã làm rõ hiệu phó Nguyễn Thị Hương, mặc dù biết số điện thoại của lái xe taxi gây tai nạn, nhưng không cung cấp kịp thời cho cơ quan điều tra, đồng thời có biểu hiện che dấu vụ việc như: tiến hành phát phiếu khảo sát về việc không nhìn thấy xe đi trong trường ngày 1-12-2016.
Điều này gây khó khăn cho cơ quan điều tra và vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp người giáo viên.
Đối với hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, thời điểm cháu Trần Chí Kiên bị tai nạn có ngồi trên xe taxi nói trên nhưng không xác nhận xe chở mình gây tai nạn cho học sinh, mặt khác đồng ý với những việc làm sai nói trên của hiệu phó Nguyễn Thị Hương.
Hành vi trên cho thấy hiệu trưởng không trung thực trong báo cáo, cố tình che dấu vi phạm, gây khó khăn cho cơ quan điều tra, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Việc làm của hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, hiệu phó Nguyễn Thị Hương nêu trên tạo dư luận xấu trong xã hội về đạo đức nghề nghiệp và hình ảnh người giáo viên Thủ đô nói riêng, ngành giáo dục Việt Nam nói chung.
Hành vi phát phiếu khảo sát là tình tiết tăng nặng
Trong quá trình họp nghe kết luận điều tra ban đầu, đại diện các sở, ngành của thành phố Hà Nội và quận Cầu Giấy đều có chung nhận định, đánh giá việc khai báo của các cô giáo trên là thiếu thành khẩn, quanh co, che giấu bản chất sự thật.
Không những vậy, mặc dù đã được Sở Giáo dục-Đào tạo, UBND quận Cầu Giấy động viên, làm việc trên tinh thần hướng tới trách nhiệm và sửa sai nhưng cô giáo Tạ Thị Bích Ngọc vẫn bao biện, vẫn viết đơn thư gửi đến các cơ quan chức năng để che giấu cho hành vi của bản thân mình.
Với những căn cứ trên và đơn phản ánh của 18 giáo viên đang công tác tại trường, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã kết luận chỉ đạo UBND quận Cầu Giấy là đơn vị chủ quản tiến hành họp hội đồng kỷ luật ngay trong chiều ngày 20-2, kiểm điểm và thực hiện các thủ tục cách chức ngay đối với hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, hiệu phó Nguyễn Thị Hương.
Thành phố Hà Nội cũng nhận định hai giáo viên kể trên đã có hành vi gian dối, làm sai quy định khi nhà trường nghiêm cấm việc cho xe ô tô vào trường nhưng vẫn chỉ đạo bảo vệ mở cửa cho xe vào. Đây là nguyên nhân gây ra hậu quả của vụ việc, ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của cháu Trần Chí Kiên.
Bên cạnh đó việc bao biện, khai báo gian dối làm mất lòng tin của phụ huynh, của học sinh vào nhà trường, vào ngành giáo dục Thủ đô và cả nước.
Đặc biệt, ngay cả lái xe taxi Trần Quốc Tuấn cũng đã lên tiếng về sự việc khi các cô giáo biết được hậu quả xảy ra mà không thông báo cho lái xe để có sự chăm sóc, bồi thường với gia đình cháu Kiên.
Theo chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, việc cách chức hai cán bộ này không phải là kết thúc mà để phục vụ công tác điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra.
Ông Chung chỉ đạo nếu có vi phạm hình sự sẽ tiếp tục xem xét xử lý. Nếu chỉ vi phạm ở mức độ hành chính thì hai cô giáo này cũng không xứng đáng ở vị trí của mình.
UBND thành phố giao Công an Thành phố tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ, làm rõ lời khai và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong vụ việc này, hành vi của hai cô giáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về hành vi khai báo gian dối hay che giấu tội phạm cũng cần làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định, không bao che.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo cần làm rõ hành vi phát phiếu khảo sát của hai cô giáo này có vai trò chủ mưu, ai là chủ mưu vì đây là tình tiết tăng nặng khi vụ án được khởi tố.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cũng giao Sở Giáo dục- Đào tạo khẩn trương tổ chức cuộc họp với toàn ngành, lấy bài học trên để chấn chỉnh toàn bộ ngành giáo dục Thủ đô, đảm bảo thực hiện tốt việc dạy học trong nhà trường đúng kỷ cương, nề nếp.
Sau chỉ đạo của chủ tịch UBND thành phố, chiều 20-2, Hội đồng kỷ luật quận Cầu Giấy đã họp thống nhất hình thức kỷ luật cách chức đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc - hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên, bà Nguyễn Thị Hương - hiệu phó trường tiểu học Nam Trung Yên.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ, dự kiến trong ngày 21-2 UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội sẽ ban hành quyết định kỷ luật cách chức đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc - hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên, bà Nguyễn Thị Hương - hiệu phó trường tiểu học Nam Trung Yên.
Xuân Long
http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20170220/chu-tich-ha-noi-yeu-cau-cach-chuc-hieu-truong-truong-nam-trung-yen/1267954.html





6.5.





















Công an Hà Nội công bố kết luận ban đầu vụ học sinh bị taxi chở Hiệu trưởng đâm gãy chân

Hoàng Đan | 
Công an Hà Nội công bố kết luận ban đầu vụ học sinh bị taxi chở Hiệu trưởng đâm gãy chân
Ảnh cháu Kiên nằm điều trị ở viện do gia đình cung cấp.

"Kiên bị gãy đôi xương đùi, đau đớn tột cùng. Cháu luôn trong tư thế bó chặt, không thể cử động. Chiếc giường quá nhỏ và vợ tôi ngồi, ôm con cả đêm", anh Dũng chia sẻ.






















Trao đổi với chúng tôi vào chiều 20/2, đại diện Công an quận Cầu Giấy cho biết, toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc cháu Trần Chí Kiên bị tai nạn tại Trường tiểu học Nam Trung Yên đã được chuyển lên Phòng Cảnh sát hình sự, (PC45 - Công an TP Hà Nội).
Cụ thể, theo thông tin vụ việc đang được Đội điều tra trọng án, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Nội tiếp nhận, điều tra, làm rõ.
Cũng theo thông tin, cơ quan Công an thành phố Hà Nội đã có kết luận ban đầu về vụ việc học sinh bị tai nạn gãy xương đùi tại Trường tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội và kết luận này đã được thông báo với UBND quận Cầu Giấy.
Theo kết luận ban đầu, đã xác định được đúng tài xế lái xe taxi chở Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương từ Bệnh viện Việt Đức về trường vào sáng 1/12/2016.
Theo lời khai của tài xế, khi xe đi vào đến sân trường va phải một học sinh, chính là cháu Trần Chí Kiên, con trai anh Trần Chí Dũng.
Trên cơ sở kết luận ban đầu của cơ quan công an, chiều 20/2, Hội đồng kỷ luật của quận Cầu Giấy gồm lãnh đạo UBND quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo đang họp để xem xét xử lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương của Trường Tiểu học Nam Trung Yên.
Dự kiến, kết luận điều tra và kết luận xử lý các cá nhân có vi phạm trong vụ việc này sẽ được công bố tới cơ quan báo chí vào ngày mai (21/2).
Cũng trong chiều nay, theo yêu cầu của cơ quan chức năng, anh Trần Chí Dũng và luật sư đã đưa con mình là cháu Trần Chí Kiên đến Viện Khoa học hình sự để làm giám định mức độ thương tật.
Cùng với đó, việc giám định này cũng giúp căn cứ vào vị trí thương tật để có thể kết luận quá trình va chạm diễn ra như thế nào, có khớp với lời khai của tài xế và những đối tượng liên quan không.
Anh Dũng cũng chia sẻ, sau tai nạn của con, không ít lần anh bật khóc. Gần 3 tháng trôi qua, sức khỏe của cháu Kiên đã dần hồi phục, song vẫn chưa thể đi học.
Tâm lý của Kiên đã ổn định trở lại, cháu đang tập đi bằng nạng. Hằng ngày, giáo viên của trường đến nhà giúp cháu học tập.
"Kiên bị gãy đôi xương đùi, đau đớn tột cùng. Cháu luôn trong tư thế bó chặt, không thể cử động. Chiếc giường ở bệnh viện quá nhỏ cho hai mẹ con, vợ tôi ngồi và ôm con cả đêm. Tôi nhìn cảnh tượng đó mà đau đớn lắm", anh Dũng nói.
Cũng theo anh, suốt khoảng thời gian cháu Kiên nhập viện và điều trị, cô hiệu trưởng không hề tới thăm hay hỏi han gì cháu.
Anh cũng cho biết thêm, đang cân nhắc khả năng mời luật sư để khởi kiện vụ việc này ra tòa.
Trong một diễn biến liên quan, cô Trần Thị Thu Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A4 của cháu Kiên đã được Công an Hà Nội mời lên làm việc.
Trước đó, vào ngày 17/2, cô Trần Thị Thu Nhung và 2 giáo viên khác tại trường đã có buổi trao đổi về những thông tin liên quan tới vụ tai nạn của cháu Kiên.
Ba giáo viên đã cung cấp nhiều thông tin phản bác lại những thông tin do bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng Trường TH Nam Trung Yên với các cơ quan chức năng và báo chí.
Ngay sau đó, 18 giáo viên của trường cũng có đơn gửi đến lãnh đạo, các cơ quan báo chí nêu 4 điểm sai sự thật trong các báo cáo của Ban Giám hiệu nhà trường.
Ngoài ra, các giáo viên cũng cho hay, trong vụ việc của cháu Trần Chí Kiên có hiện tượng Đảng viên bị lôi kéo, kích động yêu cầu viết đơn xin ra khỏi Đảng và viết tâm thư để kêu oan nhằm mục đích giữ Hiệu trưởng ở lại.
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/cong-an-ha-noi-cong-bo-ket-luan-ban-dau-vu-hoc-sinh-bi-taxi-cho-hieu-truong-dam-gay-chan-20170220174031655.htm



6.4.

Từ vô tình đến... 'vô đạo đức'


Em Trần Chí Kiên bị taxi va phải, gây chấn thương gãy xương đùi và 2 giáo viên của trường, cô Cô Nhung (trái) và cô Tú trao đổi với PV về sự việc.
   Cho dù thời xưa hay thời nay, văn hóa sống của con người vẫn coi trọng chữ thật thà, chữ chân thành là đầu bảng. Nếu không, rất có thể, từ vô tình đến... 'vô đạo đức' cách nhau chỉ một bánh xe… taxi.
Có một vụ việc xảy ra ở trường tiểu học Nam Trung Yên tuần qua khiến cả xã hội ồn ào bàn luận và bất bình. Bởi lẽ, câu chuyện tưởng đơn giản này bỗng trở thành quá phức tạp. Tại thời điểm này, ngày 18.2, cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận cụ thể. Nhưng thông điệp vô tình - phản ứng của người liên đới khi xảy ra vụ việc, ở đây là hiệu trưởng nhà trường, bà Tạ Thị Bích Ngọc đã phản chiếu một sự thật đáng buồn: đạo đức của người làm giáo dục đang đứng ở đâu trong đạo đức xã hội?
Vụ việc chỉ có thế này: Em Trần Chí Kiên học sinh lớp 2 của trường, trong giờ ra chơi đã bị một chiếc taxi có chở bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, cùng một cô giáo đi vào trường. Không may, em Kiên bị taxi va phải, gây chấn thương gãy xương đùi, phải đưa đi bệnh viện bó bột.
Chuyện tưởng chẳng có gì mà ầm ĩ thế, nếu sự thật của câu chuyện này sớm sáng tỏ. Người viết bài tin rằng, cha mẹ em Kiên, dù có xót xa con mình, cũng vẫn chấp nhận sự xin lỗi từ phía nhà trường và của người lái xe taxi. Trong đời sống giáo dục của một nhà trường, trẻ em vốn hiếu động, nên những rủi ro đều có thể xảy ra. Chiếc taxi vì vô tình va phải em bé. Bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc - người ngồi trên xe - có thể vô tình không biết đã xảy ra vụ việc.

Bà Tạ Thị Bích Ngọc, hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên
Nhưng để xảy ra tai nạn giao thông ngay trong sân trường, và lại đi xe vào đúng giờ ra chơi, khi con trẻ nô đùa, là điều tối kị, khó chấp nhận, thì dù muốn hay không, trước tiên bà hiệu trưởng phải có lời xin lỗi gia đình học sinh. Từ việc bà đã cho xe đi vào sân trường, ảnh hưởng đến “quyền được chơi” của trẻ, đến việc xảy ra vụ tai nạn cho trò trong địa bàn bà quản lý. Lỗi gây ra tai nạn của người lái xe taxi đến đâu, sẽ do cơ quan chức năng điều tra, kết luận và xử lý, tùy thương tật em bé nặng hay nhẹ. Đó mới là cách hành xử đàng hoàng, sòng phẳng, có văn hóa và tự trọng của một nhà giáo, một nhà quản lý giáo dục.
Thế nhưng vụ việc bỗng trở thành phức tạp rối tung, rối mù, cho đến tận thời điểm này, nếu không có hàng loạt sự ứng xử và xử lý mang tính đối phó “cả vú lấp miệng em”, thậm chí dối trá từ phía bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc.
Tỷ như sử dụng quyền lãnh đạo, và nhân danh tổ chức, phát phiếu thăm dò để 100% giáo viên và học sinh nhà trường xác nhận “không có xe ô tô nào vào sân trường thời điểm xảy ra vụ việc học sinh Kiên bị gãy xương đùi”. Rằng, việc gãy chân là do em chạy nhảy và tự ngã.
Còn về tính chân thực của con số 100% phiếu thăm dò của giáo viên, người viết cho rằng, trong giờ giải lao, mỗi giáo viên cho đến các em học sinh đều có việc của họ. Thế cho nên con số 100% có chứng minh “không nhìn thấy” cũng chẳng có ý nghĩa gì, chẳng nói lên lẽ phải thuộc về bà hiệu trưởng. Theo như cô giáo Trần Thị Thu Nhung, giáo viên chủ nhiệm của em Kiên, thì nhà trường cho biết là khảo sát về an toàn và an ninh trường học phục vụ cho việc thanh tra tháng 03 của Phòng GD & ĐT, chứ không hề nói khảo sát vụ việc em Kiên bị gãy chân.
Cô giáo Trần Thị Thu Nhung cho biết, cô không hề tư vấn cho ban giám hiệu nhà trường việc làm phiếu khảo sát học sinh về vụ tai nạn như lời hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc (VietNamNet, ngày 17.2). Như vậy, trong hai người, phải có một người không trung thực.
Sự phủ nhận tới 6 điểm “Báo cáo cần xem xét”, mà tác giả là bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, gửi các cơ quan báo chí ngày 13.2, của anh Trần Chí Dũng, bố của học sinh Kiên, khi anh cho rằng, “Báo cáo của hiệu trưởng là dối trá” (VietNamNet, ngày 17.2). Nhất là việc bà Tạ Thị Bích Ngọc bịa đặt cho rằng gia đình anh có sáng kiến “mong muốn cô giáo chủ nhiệm và nhà trường khảo sát tìm nguyên nhân cháu Kiên ngã để gia đình có hướng điều trị phù hợp”.
Mọi chứng cứ của những người trong cuộc liên quan vụ việc, có vẻ đều như chống lại bà Tạ Thị Bích Ngọc?
Và giữa lúc vụ việc ồn ào kiểu “sư nói sư phải vãi nói vãi hay”, dư luận trên các trang mạng xã hội đưa ra một vụ việc cách đây hơn chục năm, liên quan đến bà này. Đó là vụ việc bà Tạ Thị Bích Ngọc, khi còn là hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc (Quận Cầu Giấy - Hà Nội) đã để xảy ra nhiều sai phạm, trong đó có việc lập quỹ đen tại trường bằng việc bớt khẩu phần ăn hàng ngày của 400 học sinh bán trú (Dân Trí, 28.12.2006).
Người viết bài đặt câu hỏi, phải chăng “phẩm chất” dối trá ở đây là có … hệ thống?
Đáng chú ý nữa, giữa lúc thông tin còn rối tung, chưa rõ thực hư, một số cô giáo như cô Trần Thị Thu Nhung, Nguyễn Thị Thanh Tú lên tiếng khẳng định các cô không tham gia vào việc khảo sát. Một số nội dung trong “Báo cáo cần xem xét” gửi các cơ quan báo chí là không đúng. Các cô  còn cho biết, từ lâu, trong trường đã có “những việc không đoàn kết”, hình thành những nhóm thầy cô giáo “theo cô hiệu trưởng” và nhóm “không theo cô hiệu trưởng”. Từ khi xảy ra vụ việc, chưa có cuộc gặp nào giữa ban giám hiệu với toàn thể giáo viên, mà ban giám hiệu chỉ gặp những người “thân thiết”. Và mới đây, 18 giáo viên nhà trường đã gửi thư đến các cơ quan chức năng nêu ra 4 điểm, phủ nhận những thông tin trong “Báo cáo cần xem xét”.
Còn theo Một Thế Giới ngày 17.2, đã xuất hiện tâm thư xin giữ hiệu trưởng ở lại trường sau vụ học sinh gãy chân, với những ngôn từ tha thiết: “Những việc làm của đồng chí Ngọc vì nhà trường, vì học sinh không giấy bút nào kể hết... Thiết nghĩ đánh giá đạo đức, nhân cách một con người phải trải qua một quá trình lâu dài chứ không thể căn cứ vào một việc khi chưa có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền...”.
Xin được miễn bình về hiện tượng “tâm thư”. Nhưng liệu tâm thư này có dây mơ rễ má gì với những nhóm “theo cô hiệu trưởng”?
Được biết, mới đây, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố sớm kết luận, xử lý nghiêm khắc nếu có sai phạm (VietNamNet, 18.2).
Một môi trường giáo dục, với đối tượng học trò còn rất ngây thơ, non nớt, chỉ qua một vụ việc đơn giản đã bộc lộ tất cả những thói xấu - dối trá, thiếu trung thực, những lỗ hổng của sự bè cánh - liệu sẽ dạy gì cho các trò nhỏ bài học 5 Điều Bác Hồ dạy: Đoàn kết tốt, thật thà, dũng cảm…?
Một hiệu trưởng nhà trường, mới chỉ một vụ việc không may xảy ra, đã lập tức sử dụng quyền hành, lợi dụng tổ chức để giành … phần thắng về mình trước một đứa học trò trẻ nít, mới 7-8 tuổi đang gặp rủi ro. Không hiểu lương tâm, và con tim của bà hiệu trưởng này đặt ở đâu?
Một tập thể nhà trường do bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc lãnh đạo, với những phẩm cách “hổng” và “hỏng” như vậy, sẽ đi về đâu?
Có câu của người xưa: Khôn ngoan chẳng lọ thật thà!
Còn câu của đời nay: Chân thành là khôn ngoan có đẳng cấp!
Cho dù đời xưa hay đời nay, văn hóa sống của con người vẫn coi trọng chữ thật thà, chữ chân thành là…. đầu bảng.
Nếu không, rất có thể, từ vô tình đến... 'vô đạo đức' cách nhau chỉ một bánh xe… taxi.

Kỳ Duyên


http://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/tu-vo-tinh-den-vo-dao-duc-56779.html




6.3.

18 giáo viên trường Nam Trung Yên phản đối việc làm của lãnh đạo

19/02/2017 10:33 GMT+7
TTO - Liên quan tới vụ học sinh lớp 2 bị gãy chân tại sân Trường tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội, 18 giáo viên trường này đã có thư tập thể phản ánh những bức xúc mà họ phải kìm nén trong hai tháng qua.
Trong thư, các giáo viên cho biết trước khi nhận được chỉ đạo của ban giám hiệu về việc làm phiếu khảo sát, các giáo viên này không biết gì về vụ tai nạn của cháu Trần Chí Kiên - học sinh lớp 2A4.
Trong phiếu khảo sát, giáo viên xác nhận "không nhìn thấy" học sinh bị tai nạn và ôtô vào trường.
Như vậy, việc phản ảnh 100% giáo viên trong trường "nhất trí" với việc không có xe taxi chở hiệu trưởng và hiệu phó gây tai nạn cho học sinh là không đúng sự thật.
Về bản báo cáo sự việc cần xem xét mà hiệu trưởng gửi cơ quan báo chí, các giáo viên cũng khẳng không đúng. Bởi các giáo viên không hề biết đến nội dung trong bản báo cáo này. Chỉ có ba người ký vào tài liệu đó là hiệu trưởng, hiệu phó và chủ tịch công đoàn trường.
Trước đó, ngày 17-2, một số giáo viên cùa trường Nam Trung Yên, trong đó có cô giáo chủ nhiệm lớp cháu Trần Chí Kiên đã gặp trực tiếp báo chí để phản ánh thông tin tương tự như trên.
http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20170219/18-giao-vien-truong-nam-trung-yen-phan-doi-viec-lam-cua-lanh-dao/1267336.html



Học sinh gãy chân, hiệu trưởng phát phiếu khảo sát... chứng minh vô can
30/12/2016 11:24 GMT+7
TTO - Học sinh bị thương nặng khi chơi trên sân trường, nhiều người nghi ngờ có thể do xe taxi chở cô hiệu trưởng vào trường va phải. 
Học sinh gãy chân, hiệu trưởng phát phiếu khảo sát... chứng minh vô can
Minh họa NOP
Thay vì thăm hỏi, cô hiệu trưởng lại phát phiếu khảo sát cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường để làm chứng việc mình vô can.
Đó là trường hợp của một học sinh học lớp 2 tại một trường tiểu học thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Bị gãy xương do lực tác động mạnh
Trong đơn kêu cứu khẩn cấp, cha cháu bé cho biết gia đình đã được thông báo cháu bị thương do chạy chơi trên sân trường và vấp ngã. Cô giáo chủ nhiệm đã cùng gia đình đưa cháu đi viện.
Chẩn đoán của Bệnh viện Nhi trung ương là cháu bị gãy xương đùi phải, nhưng sau khi bó bột vẫn không ổn vì vết thương quá nặng. Cháu bé tiếp tục được chuyển sang Bệnh viện Việt Đức và được chỉ định phải mổ, nẹp vít xương.
Bác sĩ điều trị cho cháu bé này đánh giá nếu chỉ chạy chơi bị ngã mà không có tác động mạnh từ bên ngoài thì khó có thể bị gãy xương đùi nặng như thế. Vì xương đùi là nơi cứng nhất, nếu người không có bệnh lý về xương thì phải bị một lực tác động mạnh (va đập) mới có thể gây tổn thương.
Trong kết luận của bác sĩ, cháu bé bị gãy xương đùi nhưng lại có vết xước ở sau hông trái, dự đoán có thể sau khi bị đâm mạnh, cháu ngã ngửa về phía sau gây sây sát.
“Khi xảy ra sự việc, gia đình tôi còn lo điều trị cho cháu nên chưa suy nghĩ gì đến nguyên nhân gây tai nạn. Mãi tới khi được bác sĩ cho biết thì tôi mới hỏi con.
Cháu kể giờ ra chơi cháu và các bạn đang chơi trên sân trường (khu vực sân sau lối ra cổng phụ) thì có chuông báo vào lớp. Cháu và các bạn đang chạy vào lớp thì cháu va vào một chiếc xe màu xanh đang đi vào trường. Cháu nhận ra trên xe có cô hiệu trưởng và một cô giáo khác.
Gia đình tôi có hỏi các bạn học của con thì các cháu cũng thừa nhận con tôi bị ôtô đâm trong sân trường” - trao đổi với Tuổi Trẻ, cha cháu bé nhắc lại sự việc.
Tuy vậy, khi gia đình đến làm việc với trường, lãnh đạo nhà trường vẫn khẳng định cháu bé bị ngã do chạy chơi trên sân trường. Khi gia đình trình bằng chứng là đánh giá chuyên môn của bác sĩ thì các cô giáo ở trường lại cho rằng cháu bé có thể chạy và va vào xe của giáo viên đang đỗ trong trường.
Khảo sát toàn trường “không có ôtô ra vào”
Thay vì tìm hiểu kỹ sự việc và kết hợp với gia đình chăm sóc, điều trị cho cháu bé, cô hiệu trưởng lại chỉ đạo phát phiếu khảo sát đối với tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh để chứng minh mình vô can trong chuyện trên.
“Con tôi bảo lúc cháu bị xe đâm có vài bạn ở đó. Cháu chơi ở sân sau, nên cùng lắm chỉ có khoảng một lớp học sinh chơi cùng và chỉ có một số cháu chứng kiến, biết sự việc. Nhưng nhà trường đã lấy khảo sát toàn trường, trong đó có nhiều học sinh không biết gì về sự việc này, để chứng minh sự vô can của giáo viên và lãnh đạo trường” - cha cháu bé bày tỏ bức xúc.
Theo báo cáo của lãnh đạo trường này do cô hiệu trưởng ký, ghi rõ kết quả khảo sát: “100% cán bộ, giáo viên khẳng định không có ôtô ra vào trường trong giờ học và giờ ra chơi; 100% học sinh cho biết không có ôtô ra vào trường trong giờ học và giờ ra chơi. Nếu có hiện tượng học sinh bị ngã là do nô đùa, đuổi nhau, chạy quá nhanh”.
Báo cáo này cho thấy cô hiệu trưởng và giáo viên của trường vô can trong vụ tai nạn nhưng lại gợn lên những điều đáng suy nghĩ. Liệu 100% cán bộ, giáo viên và 100% học sinh khi được khảo sát có chắc chắn việc “không có ôtô ra vào” và nhìn thấy cháu bé “do chạy nhanh mà ngã” không? Hay khi viết vào phiếu, các thầy cô và học sinh phải nói điều mình không chứng kiến?
Trong báo cáo gửi Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, lãnh đạo trường tiểu học này còn đưa ra nghi vấn: tại sao cháu bé bị thương ngày 1-12, nhưng tận 3-12 mới bó bột? Như vậy có sự bất thường trong xử lý của cơ sở y tế.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, cha cháu bé này cho biết: “Thắc mắc đó chỉ chứng tỏ sự vô trách nhiệm của nhà trường. Con tôi bị thương ngày 1-12 và được bó bột ngay ở Bệnh viện Nhi trung ương, sau đó chuyển sang Bệnh viện Việt Đức, xử lý vào ngày 3-12. Trong thời gian đó chỉ có giáo viên chủ nhiệm của cháu vào thăm với tư cách cá nhân. Ngày 20-12, khi tôi có đơn kêu cứu gửi các nơi thì cô hiệu trưởng mới liên lạc với gia đình để thăm con tôi. Cháu bé hiện vẫn phải nghỉ học và theo chỉ định của bác sĩ, phải hai tháng nữa cháu mới đi lại được. Chúng tôi chỉ muốn làm rõ sự việc để chuyện này không xảy ra với cháu bé nào nữa”.
Lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy cho biết hiện cơ quan công an đã vào cuộc điều tra sự việc này.





Thứ Sáu, 17/02/2017 - 18:25

Vụ học sinh gãy chân trong trường: Gia đình bác bỏ trần tình của Hiệu trưởng

Dân trí Trong đơn gửi các cơ quan chức năng và báo chí ngày 16/2, anh Trần Chí Dũng, phụ huynh của học sinh bị tai nạn tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội đã chỉ ra 7 điểm bất hợp lý trong nội dung trần tình sự thật mà cô hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc gửi tới báo chí trước đó.
 >> Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tạm đình chỉ hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên
 >> Vụ học sinh gãy chân trong trường: Hiệu trưởng nhớ ra có đi taxi vào trường
 >> Học sinh nghi ngã gãy chân trong sân trường: Phụ huynh kiến nghị làm rõ

Theo anh Dũng, thứ nhất, trong đơn thư khiếu nại cũng như trong các buổi làm việc với cơ quan quản lý hoặc các cuộc trả lời báo đài trước đây, anh đều phản ánh về việc con anh là cháu Trần Chí Kiên bị gãy chân do va chạm với ô tô chở cô hiệu trưởng và hiệu phó đi lại trong sân trường, chứ không phản ánh Hiệu phó lái xe chở hiệu trưởng trong sân trường gây tai nạn cho con anh.
“Ngày 19/12, nhà trường nhận được thông tin từ Phòng Giáo dục nói cô Hương lái xe chở cô Ngọc đâm vào học sinh là không đúng. “Đề nghị Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy cần lên tiếng để làm sáng tỏ thông tin này" - anh Dũng viết.
Thứ hai, trong “Báo cáo sự việc cần xem xét”, cô Ngọc viết: ““…10h30 ngày 12/12/2016 bố cháu Kiên đến trường trao đổi với cô giáo Nhung mong muốn cô giáo chủ nhiệm và nhà trường khảo sát tìm nguyên nhân cháu Kiên ngã để gia đình có hướng điều trị phù hợp”.
Anh Dũng cho biết, đây là sự bịa đặt vì gia đình anh không có sáng kiến này để cho nhà trường tiếp thu.
Anh Dũng cũng khẳng định: “Ngày 12/12/2016, tôi đã có một cuộc gặp nói chuyện với 4 cô: cô Ngọc, cô Tần (khối trưởng khối 2), cô Nhung (giáo viên chủ nhiệm cháu Kiên), cô Hòe (giáo viên cháu Kiên năm lớp 1) chứ không chỉ gặp riêng cô Nhung và trong cuộc gặp gỡ tôi không đề xuất nhà trường khảo sát để tìm nguyên nhân tai nạn mà chỉ yêu cầu nhà trường tìm hiểu và cung cấp cho tôi sự thật về tai nạn của con tôi”.
Cháu Kiên bị gãy chân sau khi ngã trong trường học
Cháu Kiên bị gãy chân sau khi ngã trong trường học
Thứ ba, anh Dũng cho rằng, việc cô Ngọc nói rằng, “việc làm phiếu khảo sát cô Nhung đã tư vấn cho cấp ủy, ban giám hiệu, chúng tôi đã tiếp thu ý kiến gia đình và giao cho cô Hương (hiệu phó) chỉ đạo giáo viên có liên quan làm rõ sự việc này” cũng là sai sự thật. Điều này cô Nhung cũng đã phủ nhận trên một số báo vào ngày 16/2.
Thứ tư, anh Dũng cho rằng, trong “Báo cáo sự việc cần xem xét” của cô Tạ Thị Bích Ngọc - Hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên, có giải thích do phải gây mê khi đi khám bệnh ở bệnh viện nên phải đi taxi vào trường là không thuyết phục vì theo anh hiểu, nếu trường hợp người gây mê không đảm bảo sức khỏe, đơn vị y tế sẽ không cho phép người đó rời cơ sở khám bệnh. Đồng thời ngay sau đó, cô Ngọc còn gọi điện nói chuyện với vợ anh, giọng rất lưu loát, nghĩa là cô không hề mệt.
Cũng theo anh Dũng, cần xem lại quy định của nhà trường có cho phép ô tô được đi vào trường không? Nếu ô tô không được phép vào trường thì cô Hiệu trưởng và cô Hiệu phó đã vi phạm nội quy.
Thứ năm, anh Dũng cho rằng, việc cô Hương hiệu phó nhà trường, người ngồi cùng với cô Ngọc trên xe taxi đi vào trường, là người biết chắc chắn có xe ô tô đi vào trường ngày hôm đó nhưng vẫn nằm trong số 100% giáo viên nhà trường khẳng định không có ô tô nào đi vào trường sáng ngày 1/12/2016 là thể hiện sự che dấu sai phạm và trốn tránh trách nhiệm của một giáo viên, một người quản lý nhà trường.
Thứ sáu, theo anh Dũng, lời khẳng định của cô Ngọc hiệu trưởng rằng trong quá trình ngồi trên xe taxi đi vào trường, cô không thấy có bất kỳ va chạm nào với học sinh không đáng tin cậy do trong các bản tường trình gửi cơ quan chức năng của cô Ngọc trước và sau có nhiều điểm bất nhất.
Thứ bảy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên có báo cáo: "Lúc cháu Kiên bị ngã, đã có cô giáo đỡ cháu và hỏi han xem có sao không, điều đó chứng tỏ các cô rất quan tâm đến học sinh, không vô trách nhiệm như báo chí đăng tải". Điều này theo anh Dũng, Hiệu trưởng nhà trường đã "tiền hậu bất nhất" bởi lúc đầu hai cô khẳng định mình không có mặt lúc ô tô va vào cháu Kiên nhưng sau đó lại lại nói có hỏi thăm.
Anh Dũng cũng chia sẻ, ngoài những điểm bất hợp lý trong bản “Báo cáo sự việc cần xem xét” của cô Ngọc, anh cũng cảm thấy rất buồn khi tập thể giáo viên của trường dù cố tình hay ép buộc mà đồng lòng bao che cho sự sai trái.
Được biết trước đó, nhà trường có gửi cho các cơ quan báo chí một bản "Báo cáo cần xem xét" đề ngày 13/2/2017, trong đó có giải thích sự việc tai nạn của cháu Trần Chí Kiên, con trai anh Dũng.
Gia đình cháu Kiên không đồng ý với lý giải của nhà trường về sự việc
Gia đình cháu Kiên không đồng ý với lý giải của nhà trường về sự việc
Trong thư, cô Tạ Thị Bích Ngọc cho biết, do sức khỏe yếu nên vào 6h30 sáng 1/12/2016 (hôm xảy ra tai nạn với cháu Trần Chí Kiên), cô đã nhờ cô Hương, Phó hiệu trưởng nhà trường gọi taxi Mỹ Đình đi bệnh viện khám bệnh.
Khi về tới trường, vì người mệt nên cô Ngọc và cô Hương đi xe taxi vào trường từ cổng sau. Trong quá trình ngồi trên xe, cô Ngọc khẳng định không có hiện tượng va chạm vào bất kỳ học sinh nào trong trường nên trở về phòng làm việc bình thường. Cô Hương đi cùng bên cạnh lên phòng cô ở tầng 2 để cất túi sau đó cùng nhau xuống phòng tài vụ ở tầng 1.
Khi cô Ngọc đang làm việc ở phòng tài vụ thì cô Hòe, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A5 mới vào báo cáo có học sinh chạy nhảy nô đùa ngã ở sân sau, chính là cháu Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2A4. Do người mệt nên cô Ngọcà đã phân công cô Hương trực tiếp giải quyết vụ việc.
Theo đó, trong suốt 2 tuần đầu tiên, quan hệ giữa nhà trường và gia đình cháu Kiên tốt đẹp, gia đình còn cảm ơn nhà trường đã kịp thời đưa cháu đến bệnh viện và chăm sóc cháu.
Đến ngày 19/12/2016, khi nhận được thông tin từ Phòng Giáo dục nói rằng có dư luận nói cô Hương lái xe chở cô Ngọc đâm vào học sinh trong sân trường, cô Ngọc cho rằng, do mình mải chạy theo giải thích việc này nên "vô tình không để ý đến chi tiết cô Ngọc và cô Hương có đi taxi vào trường".
"Qua các báo cáo cũng như tường trình của các đồng chí có liên qua, chúng tôi cũng có suy nghĩ có thể lúc quay ra, chiếc xe taxi đã va vào em Kiên hoặc em Kiên đã va vào ô tô vì mải chạy vào lớp khi trống báo hết giờ ra chơi và điều không may ở đây, sự việc xảy ra tại sân sau của trường nên không thể khẳng định được nguyên nhân chính xác để nhà trường trả lời gia đình" - cô Ngọc viết.
Vì vậy, cô Ngọc một lần nữa khẳng định chưa bao giờ tự lái ô tô nên không thể có việc mình lái xe va vào học sinh. Thứ 2, bà không ngồi trên chiếc xe va vào học sinh Trần Chí Kiên. Thứ 3, cô không nhìn thấy chiếc ô tô nào đâm học sinh Kiên.
Từ đó, theo cô Ngọc, việc báo chí đăng tải lời kể của bà Mạnh Thi Hoa, vợ của lái xe Trần Quốc Tuấn, người đã lái chiếc taxi được công an triệu tập vừa qua là "không đúng sự thật".
Trong đó, bà Hoa cho rằng, ông Tuấn lái xe chở cô Ngọc và cô Hương vào trường đã va phải cháu Kiên. Ông Tuấn đã mở cửa cho cô Hương xuống đỡ học sinh còn cô Ngọc thì đi thẳng vào trong. Sau khi được đỡ dậy, học sinh không việc gì nên ông Tuấn lùi xe ra khỏi trường.
Cô Ngọc cho rằng, taxi đi thẳng vào trường, cô Ngọc và cô Hương đã xuống và nhanh chóng đi vào bên trong do cô bị mệt. Sau khi ông Tuấn lùi xe thì va chạm phải cháu Kiên nên cô Ngọc và cô Hương không hề biết sự va chạm này.
Mỹ Hà
(Email:myha@dantri.com.vn)
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/vu-hoc-sinh-gay-chan-trong-truong-gia-dinh-bac-bo-tran-tinh-cua-hieu-truong-20170217182546574.htm



6.2.

Thời gian qua, dư luận phản ứng gay gắt về hành vi gian dối, vô đạo đức, tha hoá nhân cách của người giáo viên giữ vai trò " Sự nghiệp trồng người". Tôi nhớ lại cách đây chục năm, Bà Lê Hiền Đức ( có thời gian giúp việc bên cạnh Bác Hồ ) gọi điện thoại cho tôi, Bà yêu cầu tôi tiếp một giáo viên và vài ba phụ huynh trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc tố cáo Cô giáo hiệu trưởng độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ, cắt xén tiền ăn của hơn 400 học sinh , tham ô gần 70 triệu đồng;... Phụ huynh và một vài cô giáo phản ánh, thì cô hiệu trưởng này còn thách thức: " Ai kiện, tôi chỉ đường cho mà kiện, tôi có đầy ô che không sợ ướt áo".
Tôi đọc tên cô hiệu trưởng này nghe quen quen, tìm lại hồ sơ vụ việc vì lâu quá rồi nên chưa tìm thấy. Tôi xác minh lại thì đúng là Cô Tạ Thị Bích Ngọc.
Lúc đó Văn phòng luật sư Vì Dân có văn bản kiến nghị đến UBND Quận Cầu Giấy, tôi nhớ là Bà Vân Khanh - Phó Chủ tịch UBND Quận Cầu Giấy thời kỳ đó có chỉ đạo Thanh tra và Phòng Giáo dục Quận xác minh làm rõ. Kết quả khẳng định bà Bích Ngọc có một số vi phạm.
Nhưng đáng tiếc Quận ủy, UBND Quận Cầu Giấy không có hình thức kỹ luật mà chuyển Cô Bích Ngọc sang trường khác để yên lòng phụ huynh. Hoá ra cô Ngọc chuyển về Trường tiểu học Nam Trung Yên và hệ quả là vụ việc vừa qua.
Tính chất vụ việc làm gãy chân cháu Kiên cũng không đặc biệt nghiêm trọng nếu như tính trung thực và đạo đức của thầy cô giáo được quán triệt. Tuy nhiên, bằng thủ đoạn dối trá, hầu hết các giáo viên và ép buộc học sinh nói dối vụ việc. Tính nghiêm trọng của vụ việc là ở chỗ đó, " Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên", thầy cô phải làm gương cho học sinh, huống hồ chi lại dạy học trò, lôi kéo vào sự giả dối - tội lỗi này không thể dung tha được !
Mặt khác, nếu như UBND Quận Cầu Giấy, với vi phạm của Cô Ngọc, trên cơ sở khiếu nại, tố cáo của giáo viên và phụ huynh Trường Nguyễn Khả Trạc, kiến nghị của Bà Hiền Đức và Văn phòng luật sư Vì Dân mà xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và kiên quyết như ông Nguyễn Đức Chung ( Chủ tịch UBND Thành phố HN) thì vụ việc vừa qua không xảy ra.
Người Xứ Nghệ có câu tục ngữ: " Ăn trắt quen mồm, ăn trộm quen tay ", nếu xử lý không nghiêm, thiếu triệt để,...thì pháp luật sẽ bị coi thường, thiếu bình đẳng, người vi phạm lãnh đạo người chân chính, kẻ trộm cắp lên VTV ngồi chễm chệ thuyết giáo về văn hoá, giáo dục, đạo Đức lối sống, lễ hội,...cho toàn dân nghe như Bà Kiều Trinh; hoặc kẻ gian manh, thủ đoạn, gian dối lại đứng trên bục giảng dạy học trò là trụ cột tương lai của nước nhà như bà Bích Ngọc;...
Vì cội nguồn, góc cạnh của tính chất vụ việc và hệ luỵ của nó; tôi cho rằng cần phải khai trừ ra khỏi Đảng ( không thể để những con người dối trá trong Đảng) và loại khỏi ngành giáo dục đối với Bà Tạ Thị Bích Ngọc; có như vậy mới đảm bảo tính trong sáng của Đảng, sự nghiêm minh của pháp luật; vả lại mới có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa chung.

https://www.facebook.com/vpluatsuvidan/posts/725927464256334




6.1

Câu chuyện của bà Tạ Thị Bích Ngọc - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) hôm nay, chính là hệ quả của cách xử lý bà Ngọc hôm xưa mà thành.

 
ba hieu truong va cau chuyen dao duc “that thu”! hinh anh 1
Cháu Trần Chí Kiên bị gãy rời xương chân. Ảnh: VNN/I.T
Tôi theo nghề báo đã hơn mười một năm, chưa bao giờ tôi lại phải bối rối để kiềm chế sự phẫn nộ khi viết một bài báo như thế này.

Khi gia đình phụ huynh của cháu bé bị xe taxi đâm gẫy chân trong sân trường tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) tuyệt vọng gửi đơn đến các toà soạn báo kêu cứu, tôi đã lờ mờ nghĩ về những khuất tất từ phía nhà trường. Tôi tin, trẻ con không biết nói dối và nếu có nói dối cũng không qua mặt được người lớn. Quan trọng hơn, tôi tin vào linh cảm làm cha mẹ khi nghe lời kể của đứa con ấu dại. Tuy nhiên, đó mới là câu chuyện một phía.

Thế nên, lúc bà Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên, Tạ Thị Bích Ngọc khẳng định nội quy của trường không cho xe ô tô lưu thông vào trường, vì vậy việc cháu bé bị taxi đâm gẫy chân là “không thể xảy ra”. Để khẳng định sự trong sạch, bà Ngọc còn cũng cấp phiếu khảo sát với 100% kết quả khẳng định “không có xe taxi chạy vào trường, cháu bé tự té ngã”. Thời điểm ấy, tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra ở trường Tiểu học này, nhưng khẩu thuyết vô bằng.

Bởi với chi tiết phát phiếu khảo sát nhằm đổ lỗi cho cháu bé, đó chính là lá đơn tố cáo sự dối trá của bà Ngọc. Quan trọng hơn, đó là tình tiết minh định bà Ngọc sử dụng vị trí Hiệu trưởng của mình một cách tuỳ tiện, vô lối thế nào.
ba hieu truong va cau chuyen dao duc “that thu”! hinh anh 2
Và bức "tâm thư" gọi là để minh oan cho bà Tạ Thị Bích Ngọc.

Nhưng, tất cả chỉ dừng lại ở mức trực giác.

Rồi may mà Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có chỉ đạo vụ việc. Cũng may mà, vợ của người lái taxi đã lên tiếng. Và may hơn nữa, vẫn còn những cá nhân trong hệ thống chính quyền Thủ đô không bảo vệ cho cái xấu, sự giả dối.

Tôi thông cảm (mặc dù không đồng thuận) với cái cách của những giáo viên ở trường Tiểu học Nam Trung Yên khi họ vì một nỗi lo sợ áo cơm nào đó phải im lặng. Tuy nhiên, như Martin Luther King - nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi, đã đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964 kết luận: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà vì còn sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”.

Bây giờ thì bà Ngọc đã thừa nhận hôm ấy có xe taxi vào trường, chiếc taxi chở bà đi khám bệnh về lại trường. Bây giờ thì bà cũng đã thừa nhận cháu bé không tự té ngã mà là do bị taxi đâm. Bây giờ thì bà Ngọc đã thừa nhận nhiều thứ, thế nhưng, có lẽ là do đặc tính con người, bà Ngọc vẫn đang đổ vấy cho người khác, từ chuyện lúc taxi đâm cháu bé bà không biết gì, do bà mệt nên đã ủy quyền cho giáo viên chủ nhiệm theo dõi tình trạng sức khỏe của cháu bé.

Thú thật, tôi chưa thấy một nhà giáo nào nói dối và trơ trẽn đến vậy sau mọi chuyện như bà Tạ Thị Bích Ngọc.
ba hieu truong va cau chuyen dao duc “that thu”! hinh anh 4
Bà Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc. I.T

Tôi không ngạc nhiên vì sao vẫn còn có ai đó nhân danh là giáo viên gửi tâm thư mong giữ lại bà Ngọc làm hiệu trưởng, bởi xưa nay, chuyện ngưu mã tầm nhau, bè đảng kết băng nhóm, là chuyện vẫn thường xảy ra.

Trước khi làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên, bà Ngọc từng làm Hiệu trưởng một trường tiểu học khác. Và bà mắc vi phạm khi “lập quỹ đen từ tiền cắt bớt khẩu phần ăn của 400 học sinh bán trú”. Đó là một hành vi có thể truy tố, vậy mà không hiểu sao bà Ngọc lại được điều chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên thay vì bị xử lý.

Rõ ràng, cái sẩy nảy cái ung, một khi cái xấu được bảo vệ thì nó sẽ ngày càng hoành hành để tạo ta những cái xấu khác lớn hơn cái xấu ban đầu. Bà Ngọc là một điển hình.

Cho đến giờ, bà Ngọc vẫn chưa một lần tỏ ra hối hận vì hành động, lời nói của mình. Và cho đến giờ, Phòng Giáo dục Quận Cầu Giấy, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội vẫn chưa nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc trong lĩnh vực của họ do bà Ngọc gây ra. Đó là niềm tin bị đánh cắp, là đạo đức bị đánh cướp, là giáo dục bị đánh gục.

Câu chuyện của bà Ngọc hôm nay, chính là hệ quả của cách xử lý bà Ngọc hôm xưa mà thành.

Đạo đức thất thủ hoàn toàn, có căn nguyên từ những cá nhân bất chấp đúng sai, bất chấp pháp luật, bất chấp các quy chuẩn xã hội để bảo vệ cho bà ấy.

Ngoài bà Ngọc, có lẽ cũng phải tính đến chuyện ai đã ký công văn điều chuyển một cá nhân như bà Ngọc về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên.

Đơn giản, dung dưỡng cho cái xấu chắc chắn cũng là người xấu.
Ngô Nguyệt Hữu


http://m.danviet.vn/kinh-da-trong/ba-hieu-truong-va-cau-chuyen-dao-duc-that-thu-746703.html






5.

Mẹ Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng có 70 tỷ ở Điện Quang

Theo thống kê đến hết tháng 6/2016 (công bố năm 2017), các thành viên trong gia đình và người có liên quan của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa hiện đang nắm giữ hơn 11 triệu cổ phiếu, tương ứng 34% vốn của Công ty CP Bóng đèn Điện Quang (mã DQC) với tổng giá trị tài sản ước tính hơn 700 tỷ đồng.



Mẹ Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng có 70 tỷ ở Điện Quang
(Theo Tiền hong)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/me-thu-truong-ho-thi-kim-thoa-cung-co-70-ty-o-dien-quang-357010.html




4.

17/02/2017 14:05 GMT+7
TTO - Trong phần xét hỏi, nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh của Vinashinlines nói mình không phải là nhân viên của công ty này, 711.000 USD nhận được từ các hãng tàu là tiền hợp pháp. 
Nhận 711.000 USD, Giang Kim Đạt khai chia cho sếp 150.000 USD
Bị cáo Giang Kim Đạt tại phiên tòa - Ảnh: Thân Hoàng
Sáng 17-2, TAND TP Hà Nội tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong vụ án tham ô, rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) do Giang Kim Đạt - nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh công ty này và đồng phạm thực hiện.
“Chia” cho sếp 150.000 USD
Ngay khi được gọi thẩm vấn, bị cáo Giang Kim Đạt đã nói trước tòa rằng mình bị truy tố oan, cho rằng số tiền bị cáo nhận được từ các hãng tàu là “lệ phí môi giới” chứ không phải tiền hoa hồng.
“Đó là khoản tiền đối tác nhận và trích ra cho bị cáo. Chính xác đấy là tiền hoa hồng của công ty môi giới”, bị cáo Đạt trình bày.
Giang Kim Đạt viện dẫn rằng theo thông lệ quốc tế khi mua bán tàu, công ty môi giới sẽ được hưởng từ 1-5,75% tuỳ theo thoả thuận. Đạt đã đặt vấn đề với công ty môi giới “xin một ít” và khoản tiền mà bị cáo nhận được là “quà” công ty môi giới thưởng cho.
Trong thương vụ mua 3 con tàu của Vinashinlines, Đạt nhận từ các ty môi giới 711.000 USD. Theo bị cáo Đạt, đây là nguồn tiền hợp pháp mà bị cáo được nhận.
“Bị cáo nghĩ đơn giản, bị cáo làm môi giới thì người ta cho bị cáo thôi”, ông Đạt đáp.
Trình bày tại toà, Giang Kim Đạt cho biết sau khi nhận được tiền từ các công ty môi giới bị cáo đã chuyển cho bị cáo Trần Văn Liêm (nguyên TGĐ Vinashinlines) 150.000 USD.
“Lúc đó bị cáo nói số tiền này công ty môi giới bán tàu trích ra cho em, em cho anh một khoản”, bị cáo Đạt thuật lại.
Chủ toạ phiên tòa hỏi bị cáo Đạt nhận được số tiền lớn nhưng tại sao chỉ chia cho sếp của mình ít như vậy? Bị cáo Đạt nói: “Tiền đó của công ty môi giới cho bị cáo và vì anh Liêm cũng không quan tâm chuyện này, không chỉ đạo gì bị cáo”.
HĐXX tiếp tục truy “nếu là tiến hợp pháp tại sao không chuyển tiền vào tài khoản của bị cáo mà chuyển tiền vào tài khoản của bố đẻ?”.
Bị cáo Đạt đáp rằng vì nhận thức đây là tiền hợp pháp nên mới nhờ chuyển tiền vào tài khoản của bố đẻ mình là Giang Văn Hiển.
HĐXX đã công bố một số bút lục thể hiện rõ trong quá trình mua tàu, giữa Giang Kim Đạt và bị cáo Trần Văn Liêm đã có sự thỏa thuận, bàn bạc để nhận phần trăm tiền hoa hồng từ việc mua tàu từ 1-2% giá trị tàu.
Nhận 711.000 USD, Giang Kim Đạt khai chia cho sếp 150.000 USD
Các luật sư tham gia xét hỏi bị cáo Giang Kim Đạt - Ảnh: Thân Hoàng
“Tôi không ký hợp đồng lao động với Vinashinlines”
Mặc dù giữ vị trí quyền trưởng phòng kinh doanh của Vinashinlines nhưng tại toà bị cáo Giang Kim Đạt lại đưa ra một thông tin kỳ lạ rằng mình không hề ký bất kỳ một hợp đồng lao động với cơ quan này cũng như không hưởng chế độ gì.
Trả lời câu hỏi của luật sư, Đạt cho biết trước đây làm việc cho một công ty chuyên môi giới về hàng hải. Qua người quen, Đạt gặp ông Liêm và được mời về Vinashinlines làm việc với chức danh trợ lý giám đốc nhưng không được hợp đồng, không được đóng bảo hiểm.
“Thực tế tôi chưa ký bất kỳ hợp đồng lao động nào với Vinashinlines vì tôi chưa có bằng đại học. Tôi cũng chỉ lĩnh lương lần đầu tiên hơn 2 triệu đồng khi làm trợ lý giám đốc, sau đó lĩnh thêm 2 hoặc 3 lần là khoảng 5-6 triệu đồng, còn đâu không lĩnh lương”, bị cáo Đạt lý giải.
Bị cáo Đạt khai rằng khoảng tháng 10-2007, Đạt xin nghỉ việc tại Vinashinlines vì làm ở đây gò bó không phù hợp. Đến đầu năm 2008, bị cáo Đạt được ông Liêm “nhờ quay lại công ty để đi nước ngoài giải quyết giúp việc tàu bị bắt giữ”.
Theo bị cáo Đạt, quyết định tuyển dụng Đạt làm cố vấn cho công ty trong thời gian này là để hợp thức hoá cho bị cáo đi nước ngoài đàm phán giải quyết tàu đang bị bắt giữ.
Bị cáo Đạt cũng khẳng định trong 2 lần mua tàu đầu tiên bị cáo ký hợp đồng với chức danh cán bộ phòng khai thác 2, chứ không phải là quyền trưởng phòng.
Phiên tòa vẫn đang tiếp tục.
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20170217/nhan-711000-usd-giang-kim-dat-khai-chia-cho-sep-150000-usd/1266391.html




3.

Hai ái nữ 8X, chức lớn của bà Hồ Thị Kim Thoa

Không chỉ sở hữu tài sản khủng, 2 con gái của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đều đang nắm chức vụ quan trọng tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.
Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (Mã CK: DQC) trong những ngày qua được dư luận đặc biệt quan tâm với thông tin gia đình của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đang sở hữu khối tài sản khủng ở công ty này.
Trên website của Công ty Điện Quang và trong báo cáo tài chính của công ty đều cho thấy, 2 ái nữ của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đều đang nắm những vị trí quan trọng tại đây. 
Hai ái nữ 8X, chức lớn của bà Hồ Thị Kim Thoa
Ban lãnh đạo Công ty trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc cho bà Nguyễn Thái Nga vào ngày 17/11/2015.
Hai ái nữ 8X, chức lớn của bà Hồ Thị Kim Thoa
Bà Nga trao quà cho người thân các bệnh nhi tại BV Nhi T.Ư.
Đầu tiên phải kể tới người con gái lớn của bà Thoa là bà Nguyễn Thái Nga. Bà Nguyễn Thái Nga sinh năm 1984, tham gia thành viên HĐQT từ tháng 3.2014 và giữ chức Giám đốc chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang từ tháng 6.2013.
Ngày 17/11/2015, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thái Nga, thành viên Hội đồng quản trị, làm Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn Điện Quang.
Tính tới tháng 62016, bà Nga sở hữu hơn 4,1 triệu cổ phiếu DQC, tương đương tỷ lệ sở hữu 12,01%. Nếu tính giá trị chốt phiên giao dịch ngày 15.2, giá cổ phiếu DQC là 59.000 đồng, giá trị tài sản của bà Nguyễn Thái Nga tính theo giá trị cổ phiếu tương đương là khoảng 241 tỷ đồng. 
Hai ái nữ 8X, chức lớn của bà Hồ Thị Kim Thoa
Không chỉ có tài sản "khủng", bà Nga còn được biết đến là người phụ nữ có vẻ đẹp sắc sảo. Từ khi được bổ nhiệm làm Phó TGĐ Công ty CP Bóng đèn Điện Quang, bà Nga cũng tham gia nhiều sự kiện của công ty. Ảnh trên là sự kiện bà Nga trao thưởng cho khách hàng trong một chương trình khuyến mãi dành tặng khách hàng của Điện Quang
Hai ái nữ 8X, chức lớn của bà Hồ Thị Kim Thoa
Xuất hiện ở bất cứ sự kiện nào, bà Nga cũng luôn rạng rỡ. Ảnh chụp bà Nga đại diện Công ty CP Bóng đèn Điện Quang nhận giải thưởng “Top 80 Thương hiệu Việt tiêu biểu".
Một người con gái khác của bà Hồ Thị Kim Thoa là Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng nắm giữ hơn 2,23 triệu cổ phiếu DQC, tương đương 6,49%, với giá trị đạt hơn 131,5 tỷ đồng tính theo giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Theo thông tin từ Công ty Điện Quang, ngày 11/4/2016, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thái Quỳnh Lê giữ chức Giám đốc Dự án Công ty CP Bóng đèn Điện Quang.
Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng 2 ái nữ của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa hiện sở hữu khối tài sản mà nhiều người phải mơ ước. Tính theo giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, 2 ái nữ của bà Hồ Thị Kim Thoa đang có giá trị hơn 372 tỷ đồng.
Hai ái nữ 8X, chức lớn của bà Hồ Thị Kim Thoa
Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thái Quỳnh Lê - Giám đốc Dự án Công ty.
(Theo Dân Việt)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/hai-ai-nu-xinh-dep-gioi-giang-cua-ba-ho-thi-kim-thoa-356754.html




2.

9 địa phương, 58 người nhà làm quan

- Kết quả kiểm tra của Bộ Nội vụ cho thấy tại 9 địa phương có 58 người nhà được bổ nhiệm, trong đó có nhiều chức vụ quan trọng.
Tại họp báo thường kỳ sáng nay, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà, Bộ Nội vụ đã khẩn trương kiểm tra, rà soát theo thông tin báo chí phản ánh.
Bộ đã tổng hợp tình hình ở 9 địa phương, gồm: tỉnh Hà Giang; xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An); huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế); huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk); tỉnh Bình Định; huyện Phong Điền (TP Cần Thơ); Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính); tỉnh Yên Bái; Trung tâm Pháp y (thuộc Sở Y tế TP Đà Nẵng).
cả họ làm quan, cả nhà làm quan, bổ nhiệm cán bộ, bổ nhiệm người nhà
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng
Kết quả kiểm tra từ 31/10-3/11/2016 cho thấy 9 địa phương có 58 người nhà được bổ nhiệm. Trong đó số người có quan hệ ruột thịt là 18 (15 người có chức vụ), số người nhà có quan hệ họ hàng là 40 (22 có chức vụ).
Ngoài ra còn có 24 người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, 6 người trong cơ quan Đảng, 10 người trong cơ quan đoàn thể và 14 người tại các đơn vị sự nghiệp.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, quyền Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ thông tin thêm, qua kiểm tra phát hiện nhiều trường hợp tại thời điểm bổ nhiệm còn thiếu một hoặc một số tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nuớc, ngoại ngữ và tin học.
Cụ thể như trường hợp bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang (vợ Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh) thiếu trình độ ngoại ngữ B; Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý (em trai Bí thư Tỉnh uỷ) chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính.
Bà Lê Thị Thêm (vợ Bí thư Huyện uỷ A Lưới), Trưởng phòng Văn hoá và thông tin huyện thiếu chứng chỉ ngoại ngữ; bà Nguyễn Thị Anh Nguyên, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT Bình Định chưa có trình độ lý luận chính trị...
Một số trường hợp không có văn bản đề nghị và phê duyệt chủ trương bổ nhiệm như trường hợp bà Thêm nói trên hay bà Đỗ Thị Phương Ngọc, Trưởng phòng thanh tra thuế số 1 (vợ Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)...
Huyện A Lưới có nhiều trường hợp vi phạm nhất. Ngoài trường hợp bà Thêm còn có ông Hồ Thanh Hà, Phó trưởng phòng Tài chính, kế hoạch huyện (em vợ Bí thư Huyện ủy) không thực hiện trình tự, thủ tục tuyển dụng theo quy định. Thời điểm bổ nhiệm ông Hà không có bằng lý luận chính trị, không đủ thời gian giữ ngạch chuyên viên 3 năm trở lên và không có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định.
Đối với tỉnh Đắk Lắk, trường hợp ông Bun Lắp Ksơr, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Buôn Đôn (em trai Bí thư Huyện ủy) có trình độ đại học kinh tế chuyên ngành ngân hàng nhưng được bổ nhiệm không phù hợp vị trí, việc làm, thiếu chứng chỉ tin học.
Bộ Nội vụ đề nghị thu hồi quyết định tiếp nhận công tác, xem xét miễn nhiệm trách nhiệm chức vụ đối với ông Hồ Thanh Hà, Phó trưởng phòng tài chính, kế hoạch huyện A Lưới; đề nghị bố trí việc làm phù hợp với ông Bun Lắp Ksơr; chấm dứt hợp đồng lái xe tại cơ quan Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong vài tuần tới, Bộ Nội vụ sẽ đi kiểm tra lại việc thực hiện các kiến nghị nói trên.
Bí thư Vinh: ‘Lên Hà Giang sẽ biết năng lực người được bổ nhiệm’

Bí thư Vinh: ‘Lên Hà Giang sẽ biết năng lực người được bổ nhiệm’


Bí thư Hà Giang kể 2 vợ chồng ông từng đi xin không đề bạt vợ ông nhưng không được.
Giám đốc Pháp y Đà Nẵng: Bổ nhiệm người thân vì thương

Giám đốc Pháp y Đà Nẵng: Bổ nhiệm người thân vì thương


Trước khi về hưu, ông Võ Đình Thạnh, GĐ Trung tâm Pháp y Đà Nẵng bị tố đã tuyển nhiều người thân.
Em Bí thư Hà Giang: Tức vì thông tin không đúng sự thật

Em Bí thư Hà Giang: Tức vì thông tin không đúng sự thật


Trao đổi về việc “cả họ làm quan”, Bí thư huyện Quang Bình Triệu Tài Phong kể: Cũng tức đôi chút, nhưng không ảnh hưởng công việc.
Thúy Hạnh


http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/9-dia-phuong-58-nguoi-nha-lam-quan-356972.html




1.

Vụ Trịnh Xuân Thanh, khởi tố 5 bị can liên quan tới vụ tham ô tài sản tại PVC

- Liên quan đến quá trình điều tra dấu hiệu vi phạm pháp luật của Trịnh Xuân Thanh, cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 5 bị can, về tội "tham ô tài sản" tại PVC.
Ngày 15/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 5 bị can, bắt tạm giam 4 bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú 1 bị can gồm:  
Ông Lương Văn Hoà (SN 1980), nguyên GĐ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch, PVC; 
Ông Lê Xuân Khánh (SN 1976), Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.
Ông Nguyễn Lý Hải (SN 1964), nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.
Ông Nguyễn Thành Quỳnh (SN 1973), GĐ Ban kỹ thuật Công nghệ, Tổng công ty miền Trung.
Bà Lê Thị Anh Hoa (SN 1979), GĐ công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa. Bà Hoa hiện đã bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Vụ Trịnh Xuân Thanh, khởi tố 5 bị can liên quan tới vụ tham ô tài sản tại PVC

Quyết định khởi tố do Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công an công bố hôm nay. 
Theo đó, C46 Bộ Công an đang khẩn trương điều tra mở rộng vụ án hình sự cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
PV
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/tin-phap-luat-vu-trinh-xuan-thanh-khoi-to-5-bi-can-lien-quan-toi-vu-tham-o-tai-san-tai-pvc-356864.html

2 nhận xét:

  1. 6. Vụ bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc để riêng ở mục 6 này, bắt đầu bổ sung từ 19/2/2017, ngược từ dưới lên.


    .

    Bà Hiệu trưởng và câu chuyện đạo đức “thất thủ”!
    Chủ Nhật, ngày 19/02/2017, 06:30

    Trả lờiXóa
  2. 13.

    Thứ bảy, 4/3/2017 | 00:00 GMT+7

    Đà Nẵng trả lại xe Bí thư cho doanh nghiệp

    Cùng với tỉnh Cà Mau, Thành ủy Đà Nẵng quyết định trả lại chiếc Toyota Avalon Limited do doanh nghiệp tặng.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.