Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

04/12/2016

Việc tiếp nhận tư liệu của các nhà khoa học Việt Nam hiện nay (trường hợp cụ Hà Minh Đức)

Cụ Hà Minh Đức ở Khoa Ngữ văn trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước, là một phụ huynh của một người bạn cùng lớp với tôi hồi đại học (bạn đã mất hồi mùa hè năm thứ nhất).

Cụ là tác giả quan trọng khẳng định rất rõ từ năm 1985 đến nay: Trần Dân Tiên là một bút danh của Hồ Chủ tịch (đã đi entry ở đây). Nhờ cụm công trình đó, cụ Hà Minh Đức đã nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học.

Hôm nay, 4/12/2016, tư liệu của cụ được bàn giao cho Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam. Về trung tâm này, thì đã có entry đi hồi lâu lâu (ở đây).





Xem cụ thể thêm ở đây

Ảnh lấy về từ Fb Phan Thanh Phong - học trò của cụ, hiện công tác ở báo Nhân Dân.

Các tin bổ sung (nếu có) sẽ đi ở dưới.

---

"






Phan Thanh Phongさんが写真6件を追加しました — 友達: Vo Hong Thuさん、他4人
1時間前
Lễ tiếp nhận tài liệu hiện vật của thầy tôi- GS Hà Minh Đức, do Trung tâm di sản các nhà khoa học & học giả Việt Nam tổ chức, sáng 4.12.2016
"
https://www.facebook.com/bluep.7777/posts/885192218283311




---

BỔ SUNG


Lễ tiếp nhận bộ sưu tập tài liệu hiện vật của GS Hà Minh Đức

Cập nhật lúc: 09:50, Thứ Sáu, 02/12/2016 (GMT+7)
Lễ tiếp nhận bộ sưu tập tài liệu hiện vật của GS Hà Minh Đức sẽ được Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức sáng ngày 4-12-2016 tại Bệnh viện MEDLATEC, số 99 - Trích Sài, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức sinh năm 1935 trong một gia đình khá giả tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm năm 1957 và trở thành cán bộ giảng dạy của trường Đại học Tổng hợp mới thành lập. Tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, giảng viên Hà Minh Đức đã đảm nhiệm nhiều trọng trách: Phó Chủ nhiệm khoa Ngữ văn (1987-1988), Chủ nhiệm khoa Báo chí (1990-2000), Năm 1995, ông được giao thêm nhiệm vụ làm Viện trưởng Viện Văn học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học (1995-2003). Suốt cuộc đời, thầy giáo Hà Minh Đức miệt mài, tâm huyết với hai công việc giảng dạy và nghiên cứu. Ông được phong học hàm Giáo sư Văn học năm 1991, được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2000.

Sự nghiệp nghiên cứu của GS Hà Minh Đức bắt đầu từ khá sớm, mở đầu bằng tác phẩm Nam Cao- Nhà văn hiện thực xuất sắc ông viết năm 1961, với lời tựa của nhà văn nổi tiếng Tô Hoài. Trong quá trình nghiên cứu, ông tự xác định cho mình con đường đi riêng, với ba trọng điểm: Thứ nhất, những vấn đề lý luận văn nghệ, văn học Việt Nam thế kỷ XX; Thứ hai, nghiên cứu về văn thơ, báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Thứ ba, nghiên cứu về các nhà văn, nhà thơ trong văn học Việt Nam hiện đại. Với sức viết dẻo dai, sức lao động bền bỉ và sáng tạo ở nhiều thể loại: chuyên luận, nghiên cứu, lý luận phê bình về văn chương và báo chí,  bút ký văn học…, dấu ấn Hà Minh Đức thể hiện rõ qua khối lượng “đồ sộ” các tác phẩm, có thể kể đến như: Nhà văn và tác phẩm (1971); Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974); C. Mác, Ph. Ănghen, V. I. Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ (1982); Thời gian và trang sách (1987); Nam Cao - Đời văn và tác phẩm (1997); Nguyễn Bính - thi sĩ của đồng quê (1994); Tô Hoài - sức sáng tạo của một đời văn (2010); Tế Hanh - Mãi mãi hoa niên (2012)… Đặc biệt, cụm công trình “Văn học Việt Nam hiện đại và lý luận văn học” đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001), cũng như cụm công trình “Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa, văn nghệ Việt Nam” (2012), cùng nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý khác, đã khẳng định đóng góp quan trọng của Giáo sư Hà Minh Đức trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật của nước nhà.

Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam bắt đầu nghiên cứu - sưu tầm tư liệu của Giáo sư Hà Minh Đức từ năm 2009. Qua hơn 10 buổi làm việc với hàng nghìn phút ghi âm, ông đã chia sẻ về cuộc đời hoạt động khoa học không ngừng nghỉ của mình. Đặc biệt, ông đã dành tặng cho Trung tâm một sưu tập cá nhân rất đồ sộ với gần 10.000 tài liệu hiện vật, đa dạng về loại hình, đáng chú ý là hơn 4000 bản ghi chép, bản thảo nghiên cứu về các tác gia văn học, góp phần phản ánh sự nghiệp nghiên cứu của GS Hà Minh Đức - một quá trình kéo dài qua nhiều thập kỷ sưu tầm tư liệu, gặp gỡ, trao đổi với các nhà văn hay nhà nghiên cứu và ghi chép những vấn đề văn học mà ông quan tâm. Tất cả được GS Hà Minh Đức tập hợp thành các vấn đề cụ thể, theo thời gian. Những ghi chép về các nhà văn nhà thơ như Nam Cao, Tô Hoài,  Xuân Diệu, Anh Thơ, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi… được GS Hà Minh Đức sắp xếp thành các đơn vị hồ sơ trong bộ sưu tập tài liệu của ông. Hàng trăm bản ghi chép về quá trình nghiên cứu Nam Cao từ năm 1958 khi GS Hà Minh Đức bắt đầu bước vào con đường nghiên cứu, hàng chục bản ghi chép các buổi nói chuyện với nhà văn Tô Hoài từ năm 1958, hàng chục bức thư trao đổi với nữ sĩ Anh Thơ, những bản ghi chép trong những chuyến công tác cùng nhà thơ Huy Cận… cho thấy sự cần cù, công phu, chỉnh chu của GS Hà Minh Đức trong việc thu thập và xử lý tài liệu.

Buổi lễ tiếp nhận tài liệu hiện vật do Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức cũng là dịp để học trò, đồng nghiệp của ông có cơ hội chia sẻ những kỷ niệm, những câu chuyện đã trở thành ký ức sâu nặng về người thầy - Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức. Đồng thời, thông qua khối tài liệu lớn và quý giá có được từ cả cuộc đời lao động khoa học, nay dành tặng cho các thế hệ sau, buổi lễ là dịp tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của Giáo sư Hà Minh Đức trong sự nghiệp nghiên cứu văn học, trong lĩnh vực báo chí, trong công tác đào tạo, giảng dạy và quản lý.

Kính gửi các Tòa soạn báo, Đài phát thanh, Đài truyền hình
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam xin gửi bản Thông cáo báo chí về Lễ tiếp nhận tài liệu hiện vật về lịch sử cuộc đời của Giáo sư Hà Minh Đức sẽ được tổ chức với thời gian và địa điểm như sau:

Thời gian: 8h30, ngày 4-12-2016

Địa điểm: Hội trường tầng 7, Bệnh viện MEDLATEC, số 99 - Trích Sài, quận Tây Hồ, Hà NộiĐây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong việc nhận thức về di sản lịch sử cuộc đời của GS Hà Minh Đức nói riêng, các nhà khoa học nói chung, và trong việc phát huy những di sản khoa học trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước.

Xin trân trọng cảm ơn! 







Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
1.ThS Trần Bích Hạnh
Mobile: 0919761566
2.  Lục Tiến Mạnh
Mobile : 0942014699
http://cpd.vn/news/detail/tabid/77/newsid/3405/seo/Le-tiep-nhan-bo-suu-tap-tai-lieu-hien-vat-cua-GS-Ha-Minh-Duc/Default.aspx
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.