Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

04/12/2016

Tin tham khảo : người Bồ Đào Nha với chữ quốc ngữ, chữ Nôm, chữ La-tinh thời 1630s ?


"Kìa những hàng chũ Nôm đều đặn. Những ai từng hồ đồ lên án giáo sĩ công giáo muốn triệt tiêu chữ Nôm để thay thế bằng chữ quốc ngữ sẽ ngã ngữa khi xem văn bản này."

Cảm giác là những tư liệu này đã được cụ Nguyễn Khắc Xuyên trình bày nhanh năm 1960. Kiểm tra lại sau. Nhưng rõ ràng tình hình thư viện thời 1960 cụ Xuyên tới châu Âu là khác với bây giờ nhiều rồi, đã qua cả một nửa thế kỉ rồi.

Thời 1630s là trước thời điểm mà cụ Đắc Lộ cho xuất bản các ấn phẩm quan trọng về Việt Nam vào đầu thập niên 1650.

Tư liệu vừa mới được công bố trên Fb !

Dĩ nhiên, các phát hiện hay luận bàn gần đây, dù thế nào, vẫn gián tiếp nói lên vị trị quan trọng hàng đầu của cụ Đắc Lộ cùng những công trình được in ấn vào thập niên 1650 của cụ.

Câu hỏi sau thì tôi chưa trả lời được: cụ Đắc Lộ có đọc và viết được chữ Hán chữ Nôm không ? Đến hiện tại thì có thể nghĩ là cụ có biết chữ Hán, nhưng lại chưa thấy chứng cớ nào cho thấy cụ thích chữ Nôm. Không thích nên cụ không dùng Nôm. Còn người trước và người sau thời của cụ thì đều giỏi chữ Nôm.

Có lẽ không dùng Nôm thì cụ Đắc Lộ mới ra được từ điển chữ quốc ngữ (dĩ nhiên là cụ thừa hưởng kết quả của những người đi trước - mà mấy vị này tựa như có sử dụng Nôm).

Ở chiều ngược lại mà nghĩ, thì nếu cụ Đắc Lộ mà biết chữ Nôm thì từ điển của cụ sẽ là: Từ điền Việt - Nôm - Bồ - La, mà không là Việt - Bồ - La như hiện nay.

Dưới là tư liệu từ Fb.



---

1. Linh mục công bố tư liệu

"
Nguyen Truong Thangさんが写真9件を追加しました — Anh Son Tran Ducさんと一緒です。
1時間前

Linh mục An tôn lần đầu gặp vị tiến sĩ trẻ tuổi ấy nhân dịp Hội thảo về chữ quốc ngữ tại khu du lịch Bellhami, Hội An tháng 9 năm 2016 tuy đã đọc nhiều bài nghiên cứu rất công phu về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử. Đó là tiến sĩ trẻ Trần Đức Anh Sơn nay đầu quân cho thành phố Đà Nẵng.

Tiến sĩ ca tụng Bảo tàng quốc gia Bồ Đào Nha đã tận tụy giúp đỡ sao chụp các bản đồ thế kỹ 15,16,17 ….của Việt Nam, chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa của Đại Việt. Tiến sĩ còn khoe đã chụp được Từ Điển Việt, Nôm, La Tinh về nghi lễ thuộc giáo hội công giáo thế kỹ 16 đến 18. Tiến sĩ hứa sẽ tặng một bản sao. Mãi sáng hôm qua 3 tháng 12 năm 2016, bản văn đó mới nằm trong máy linh mục Antôn.

Không chuyên về việc sao chép, loay hoay mãi, bản nhận được lại quá mờ không cách nào đọc được. Đang lúc buồn bực vì cơm đến miệng mà không ăn được thì có tin người em họ và cô cháu gái mới đáp chuyến bay sáng từ Sài Gòn về thăm ông anh họ và cậu nghe đâu…ốm yếu, sắp chết.

Hàn huyên xong, linh mục An tôn hỏi nhỏ cô cháu, cháu có chuyên về vi tính không. Giúp cậu “đau lốt” (download) và chuyển sang Word, thu nhỏ để cậu làm cái việc quan trọng này tí. Nhưng mới về, bà con gặp nhau đủ chuyện búa xua, mãi đến chiều tối, cháu mới thực hiện lời hứa, rồi gục trên bàn phím ngủ. Cháu đã làm rõ ảnh để cậu in chưa. Tới 72 trang, để mai cháu làm tiếp. Thôi cháu đi ngủ còn cậu chờ đợi cả ngày, nôn nao không thể rời may vi tính được. Lúc đầu, không định vị tài liệu này là gì, đọc ra sao và tuy cũng có từng cột nhưng không giống từ điển. Mày mò mãi mới phát hiện đây là một cuốn sách chép tay việc cử hành bảy bí tích công giáo. Chúa ơi, không biết có ai đã phát hiện và khai thác chưa, sao mà quí thế này. Và kinh Pater noster hiện ra. Kinh Lạy Cha , kinh mà linh mục đã từng viết nhưng chỉ dựa vào tài liệu in ấn.

Nay kinh hiện rõ trước mắt mình, một thủ bản quí giá có thể vào khoảng 1650, cho chắc ăn bảo tàng quốc gia Bồ phỏng đóan từ 1651 đến 1750. 

Trong bài viết trước đây linh mục Antôn sưu tầm được những bản kinh Lạy Cha sau đây:
"Tài liệu của Bồ Đào Nha, chắc chắn là của Dòng Tên.Theo linh mục Roland Jacques OMI trong tác phẩm “ Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội công giáo Việt Nam, Sách song ngữ, quyển I, Định Hướng Tùng Thư năm 2004, Reichstett, France, trang 375- 377) cho thấy một số bản văn đặc biệt.

Bản văn kinh Lạy Cha năm 1632 .
Bản văn đầu tiên còn sót lại, viết theo quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh thời khai sáng với linh mục Francisco Pina và nho sĩ trẻ Phêrô tại Kẻ Chàm, Dinh trấn Quảng Nam, 1621.
Cia ciúm toi õe tlen bloeì ciúm toi nguyên daim Cia cã sám. Coác cha trĩ đen. Bum í Cia lam cium đét bàm cium bloe ì bẽi. Ci úm toi tlom cia rài cio ciu1m toi hàm ngãi dum đũ. Mà tha nõe ciúm toi bàm ciúm toi ít tha kẽ ciũ nõe toi beĩ. Lãi cóe đẽ ciúm sa cium cám dõ. Bèn cẽo ciúm toi cium tai dữ. Amen.
Viết theo từ điển Việt Bồ La 1651, 18 năm sau.
Cha chúng tôi ở trên blời, chúng tôi nguyện danh cha cả sáng. Cuốc ( nước ) cha trị đến. Bvâng ý Cha làm trưng (chưng) đất ( đết) bằng trưng (chưng) blời bậy. Chúng tôi trông cha rày cho chúng tôi hằng ngày dùng đủ, mà tha nợ chúng tôi bằng chúng tôi ít tha chủ nợ tôi vậy. Lại chớ để chúng tôi sa trưng (chưng) cám dỗ. bèn chữa chúng tôi trưng ( chưng ) tai dữ.
Bản văn kinh Lạy Cha năm 1700- 1750.
Chúng tôi lạy Thiên địa chân Chúa ở trên blời là cha chúng tôi. Chúng tôi nguyện danh ( cha cả sáng). Cuốc cha trị đến. Vâng ý Cha ( làm) dưới đất bằng trên blời vậy. Chúng tôi xin cha rày ( cho) chúng tôi hằng ngày dùng đủ. Mà tha nợ chúng tôi bằng chúng tôi cũng kẻ có nợ chúng tôi vậy. Xin chớ để chúng tôi sa chưng cám dỗ. Bèn chữa chúng tôi chưng sự dữ.

Bản văn kinh Lạy Cha năm 1905.
Lạy cha chúng tôi ở trên trời, chúng tôi nguyện danh cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Vâng ý Cha làm dưới đất bằng trên trời vậy.
Xin Cha cho chúng tôi rày hằng ngày dùng đủ. Và tha nợ chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi. Lại chớ để chúng tôi phải sa cám dỗ, bèn chữa chúng tôi cho khỏi sự dữ.

Bản văn kinh Lạy Cha năm 1992.
Lạy cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến. Ý cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

Bản văn kinh Lạy Cha hiện nay.
Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện danh Cha cả sáng; nước Cha trị đến. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con . Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ. Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

Tối nay khó ngủ quá, phần do thuốc và bệnh, phần kinh Lạy Cha cứ lởn vởn. Không ngủ được thì phải ngồi dậy viết bài này, chú trọng đến kinh Lạy Cha thôi.
Kinh được viết bằng ba ngôn ngữ, bìa trái là tiếng La Tinh, hàng tiếp là chữ Nôm rồi đến hàng chữ quốc ngữ. Phải đọc từ trái qua theo lối cổ.

Bản La tinh hình như cũng khác hôm nay vài từ;
“Pater noster qui es in coelis. Nomen tuum sanctificatum. Regnum tuum adveniat. Fiat voluntas tua et in terra sicut in coelo.
Da nobis hodie panem nostrum quotidianum. Et demitte nobis debita nostra. Sicut nos et dimittibus bebitoribus nostris. Et ne inducas nos in tentationem. Sed libera nos a malo. Amen.”
Kinh Lạy cha tiếng La tinh hôm nay:
PATER NOSTER, qui es in caelis, sanctificetur nomen tuum. Adveniat regnum tuum. Fiat voluntas tua, sicut in caelo et in terra. Panem nostrum quotidianum da nobis hodie, et dimitte nobis debita nostra sicut et nos dimittimus debitoribus nostris. Et ne nos inducas in tentationem, sed libera nos a malo. Amen.

Phần chữ nôm nét tuyệt đẹp với những hàng chữ đếu đặn, nhưng linh mục Antôn chịu sầu vì dốt đặc càng cua. Riêng hàng chữ quốc ngữ xa xưa ấy dễ dàng nhận ra dù lùi xa hàng mấy thế kỹ.

“Cha chung tối là kẻ ở trên mlời xin cho tên ng’ nên th’.
nước ng’. cai trị đến vũng éy^ ’ở (ba chữ nhận không ra) dướí đất bằng trên mlời ?ậy ( chữ v viết khá lạ)
Cho chúng tôi hôm nầy của ăn chúng tôi quen dùng một ngày Cũ tha cho chúng tôi nhửng nữa chúng tôi bàng chúng tôi cũ tha nữa chúng tôi ?ậy (vậy) xin chớ để chúng tôi sa chảng cám dổ bền chũa chũa chúng tối sự dữ.
Thưa (R) :Chớ gì (Amen)

Một văn bản khá kỳ lạ không giống các bản kinh trên đây. Phát xuất từ đâu, có lẽ miền Bắc, thuộc Dòng Tên. Cứ thế linh mục Antôn ngạc nhiên về các từ La Tinh như Chúa Dêu ( Deus La tinh) vì chưa có từ Thiên Chúa. Spriritu Santo (Spiritus Sanctus, Chúa Thánh Thần) Egheria catholica Giáo hội công giáo. Eclesia catholica), gờ ra xia a (gratia, ơn), matrinonium (hôn phối).

Một sách phụng vụ tuyêt vời của Giáo hội công giáo thưở ban đầu. Bảy sacramenta ( bí tích) với văn bản Thánh lễ qui I, xa xưa mà nhờ đó có kinh Lạy cha quí hiếm này.

Một tài liệu quí giá cho Giáo hội công giáo Việt Nam. Ủy ban phụng vụ toàn quốc, các Giáo sư phụng vụ, các chủng sinh, tu sĩ và giáo dân cần nghiên cứu để so sánh xưa và nay.

Riêng về ngôn ngữ học, những ai quan tâm tiến trình chữ Nôm và quốc ngữ không thể nào bỏ qua.

Kìa những hàng chũ Nôm đều đặn. Những ai từng hồ đồ lên án giáo sĩ công giáo muốn triệt tiêu chữ Nôm để thay thế bằng chữ quốc ngữ sẽ ngã ngữa khi xem văn bản này.

Riêng về chữ quốc ngữ, còn lắm chuyện để bàn.

Vui mừng không thể ngủ được, linh mục Antôn phải ngồi dậy để đưa những thông tin sốt dẽo này. 

Nếu Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho phép gửi tài liệu đến những ai quan tâm nghiên cứu các đề tài trên, chắn chắn có nhiều phát hiện quan trọng hơn. Linh mục Antôn chỉ chú trong chút ít về Kinh Lạy Cha. Vui mừng đưa tin ban đầu mà mình cho là mới lạ, sốt dẻo thôi. Có gì chưa đúng, xin mọi người thông cảm.


AN NGÃI ĐÊM 3 THÁNG 12 NĂM 2016.

LM ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.


Bảo tàng quốc gia Bồ Đào Nha cho biết về tài liệu. Nghi lễ bằng tiếng Latinh và tiếng Việt khoảng năm 1651- 1750. Gồm Lễ qui Thánh lễ và một phần liên quan đến nghi thức bí tích. Văn bản gồm côt một một hàng chữ Latinh, côt hai chữ Nôm (Hán Việt), hàng ba tiếng Việt, theo mẫu tự Rôma.
Nguyen Truong Thang KInh Cha chúng tôi (Pater noster.Lạy cha chúng tôi) quí hiếm theo tài liệu viết tay.
いいね!他のリアクションを見る
返信1時間前
Hai Le Cách dùng chữ Nôm khá giản lược và hiện đại, có phần táo bạo. Rất có thể phỏng đoán trong giáo hội đương thời đã có ý tưởng "giản thể" cho chữ Nôm?
Nguyen Truong Thang Vă bản 1632 viết theo Từ điển Việt Bồ La cha Alexandre de Rhodes.
Nguyen Truong Thang Bản kinh Lạy cha tiếng Việt 1905 tại Nhà thờ KInh Lạy Cha, thành phố Jerusalem.
Nguyen Truong Thang Mấy câu đầu KInh Tin Kính xưa trong tài liệu nêu trên. Chú ý chữ Chúa Chúa có phải dùng Deo, Deus. Christum (Khi ri si tô)

Nguyen Truong Thang Agnus Dei (Lạy chiên Thiên Chúa trong thánh lễ. Con chiên Chúa Deo. Tài liệu đưa từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Nguyen Truong Thang Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn và ái nữ, Ảnh mới post lên Facebook sáng nay.

"
https://www.facebook.com/nguyen.t.thang.5099/posts/10208152685634964



Thưa cha Antôn Nguyen Truong Thang!

Con rất vui khi đọc status vừa rồi của cha. Con đến Thư viện Quốc gia Bồ Đào Nha (Biblioteca Nacional da Portuga) để tìm tài liệu và bản đồ liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa chỉ trong một buổi chiều (vì thời gian và kinh phí không cho phép ở lâu hơn), sau khi đã dành trọn buổi sáng để tìm kiếm tư liệu tương tự ở Văn khố Quốc gia Bồ Đào Nha (Arquivo Nacional da Torre do Tombo). 


Khi con chụp gần xong những tài liệu mình cần thì bà Maria Joaquina Feijão, Trưởng kho bản đồ cổ, nói với con là trong khi tra cứu danh mục tài liệu theo yêu cầu của con, bà thấy có một quyển từ điển về nghi lễ ở Việt Nam viết bằng chữ Annam và chữ Latin và hỏi con có muốn chụp không? Con nói với bà ấy là rất muốn. Vậy là bà Maria đưa tài liệu này ra, và biên mục tài liệu ghi là RITUAL EM LATIM E VIETNAMITA. Con chỉ có 30 phút để chụp. Do vậy mà có nhiều trang chữ không rõ lắm.


Con đem các hình ảnh này về Việt Nam, sao chép vào một ổ cứng nào đó không nhớ. Mãi đến cuối tháng 11 vừa qua thì mới tìm ra và kết nối các ảnh chụp này thành 1 file pdf. Sau đó thì con gửi tặng cha file pdf này như đã hứa với cha hôm gặp ở hội thảo Thanh Chiêm. Tuy nhiên con chưa có thời gian tra cứu nội dung của tư liệu này như thế nào nên cứ đinh ninh đó là 1 cuốn từ điển về nghi lễ.


Nay được cha cho biết đó là bản tiếng Nôm của Kinh Lạy Cha và đọc được những giảng giải thâm sâu của cha thì con rất vui, vì đã tìm được 1 tài liệu quý cho cha.


Cha cứ gửi tư liệu RITUAL EM LATIM E VIETNAMITA cho ai cần, kể cả nhà nghiên cứu, giáo dân của cha hay giáo hội. 


Con vừa nhận được thư mời sang Lisbon tham dự một hội thảo do Sociedade de Geografia de Lisboa tổ chức vào ngày 02/02/2017 nhân kỷ niệm 400 năm ngày cha Francisco de Pina đặt chân đến Việt Nam (1617 - 2017) và khai sinh ra chữ Quốc ngữ. 


Con đang cân nhắc là liệu có nên đi dự hội thảo này để kết hợp kiếm thêm tài liệu về Hoàng Sa -Trường Sa đang lưu giữ ở Sociedade de Geografia de Lisboa hay không? Vì hội thảo này tổ chức ngay sau Tết âm lịch của mình nên hơi cập rập và con cần tìm người tài trợ tiền vé máy bay đi về.


Nếu con đi dự hội thảo nói trên theo lời mời của phía Bồ Đào Nha thì con sẽ trở lại Biblioteca Nacional da Portuga để xin phép bà Maria Joaquina Feijão chụp lại với chất lượng tốt nhất có thể thủ bản Kinh Lạy Cha viết bằng chữ Nôm và có chú giải bằng tiếng Latin nói trên.


Chúc cha Chủ Nhật an lành.

NGƯỜI NƯỚC HUỆ (từ Đà thành, Quảng Nam quốc)
"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10206670170627513&set=a.10200601193226871.1073741828.1670718810&type=3&theater

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.