Phần 1 (đánh số từ 1 đến 24) đã đi ở đây.
Phần 2 (đánh số từ 25 đến 45) đã đi ở đây.
Phần 3 (đánh số từ 46 đến 64) đã đi ở đây.
Phần 4 (đánh số từ 65 đến 85) đã đi ở đây.
Phần 5 (đánh số từ 86 đến 105) đã đi ở đây.
Phần 3 (đánh số từ 46 đến 64) đã đi ở đây.
Phần 4 (đánh số từ 65 đến 85) đã đi ở đây.
Phần 5 (đánh số từ 86 đến 105) đã đi ở đây.
Phần 6 (đánh số từ 106 đến 125) đã đi ở đây.
Phần 7 (đánh số từ 126 đến 145) đã đi ở đây.
Từ đây trở xuống là phần 8 (đánh số từ 146). Vẫn theo thứ tự ngược như mọi khi.
Từ đây trở xuống là phần 8 (đánh số từ 146). Vẫn theo thứ tự ngược như mọi khi.
---
.
165.
Ông Vũ Minh Hoàng cho rằng việc được làm ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ do năng lực, chứ không phải ảnh hưởng của mối quan hệ chú ruột ông là đại tá công an, Vụ phó An ninh - Quốc phòng.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/vu-pho-26-tuoi-toi-co-bang-cap-du-tieu-chuan-3511293.html
164.
Thứ Bảy, 10/12/2016 - 09:04
Vụ bổ nhiệm cán bộ "thần tốc": "Cần Thơ nhận ông Hoàng rất công khai, vô tư"
Dân trí “Việc xin ông Vũ Minh Hoàng là dân chủ, đúng quy trình, xuất phát từ nhu cầu thực tế. Chúng tôi nhận ông Hoàng rất vô tư và công khai minh bạch”, đó là khẳng định của ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - khi trao đổi với phóng viên Dân trí về vụ cán bộ 9X được bổ nhiệm "thần tốc".
>> Vụ cán bộ 9X được bổ nhiệm "thần tốc": Phải truy tới cùng!
>> Một cán bộ 9X ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ được bổ nhiệm “thần tốc”
Ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ trao đổi với phóng viênDân tríchiều 9/12
Mấy ngày gần đây, dư luận đang xôn xao vụ cán bộ 9X được bổ nhiệm “thần tốc” ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, rồi được chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ. Chiều 9/12, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Võ Thành Thống – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ về vấn đề này.
- Xin ông cho biết, việc nhận ông Hoàng có đúng quy trình không và có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không?
- Trong 10 năm qua, việc thu hút đầu tư của Cần Thơ với các dự án nước ngoài rất thấp, đến nay được hơn 70 dự án. Vốn đầu tư rất khó khăn, đặc biệt xuất khẩu trong các năm vừa rồi không đạt chỉ tiêu do các xúc tiến đầu tư thương mại chưa tốt. Chúng tôi cần cán bộ biết nhiều ngoại ngữ để giao tiếp với nhiều nước khác nhau và biết trong lĩnh vực hợp tác quốc tế phục vụ công tác xúc tiến đầu tư của thành phố Cần Thơ.
Từ nhu cầu thực tế đó, Thường trực Thành ủy thống nhất tìm người để phụ trách lĩnh vực này. Khi biết ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ có ông Vũ Minh Hoàng đáp ứng các tiêu chuẩn, UBND TP giao Sở Nội vụ tìm hiểu, xác minh các điều kiện cần có, trình ban cán sự UBND TP biết, sau đó xin ý kiến thường trực thành ủy và được sự thống nhất của tập thể.
Trên cơ sở đó, UBND TP làm văn bản gửi Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ xin ông Vũ Minh Hoàng. Rõ ràng việc xin ông Hoàng là dân chủ, đúng quy trình, xuất phát từ nhu cầu thực tế. Chúng tôi nhận ông Hoàng rất vô tư và công khai minh bạch. Chúng tôi không chịu áp lực từ cơ quan, cá nhân nào trong việc xin ông Hoàng.
- Vậy thời điểm UBND thành phố Cần Thơ đặt vấn đề xin ông Hoàng, có ai ý kiến gì không, thưa ông?
- Từ thời điểm đặt vấn đề xin cho đến cuối tháng 10/2016 không thấy ai có ý kiến gì. Mới đây, khi báo chí phản ánh việc bổ nhiệm ông Hoàng tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ quá nhanh, UBND TP Cần Thơ có văn bản giao Sở Nội vụ kiểm tra, báo cáo chính xác các thông tin báo chí nêu trong thời gian ông Hoàng công tác tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đặc biệt là khâu tuyển dụng, bổ nhiệm; phải có báo cáo chi tiết cho Ban cán sự Đảng UBND thành phố trong tháng 12 này.
- Theo ông, Cần Thơ xin ông Hoàng về mà không bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư có được không? Sao không đợi khi ông Hoàng học xong hãy xin?
- Không được, vì bên Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ông Hoàng đã là công chức rồi, khi chuyển công tác thì mình phải sắp vào một vị trí tương ứng. Còn chuyện đi học thì do ông Hoàng đang học dở dang, còn mấy tháng nữa là xong tiến sĩ nên mình chấp thuận cho ông ấy tiếp tục việc học, cũng là hợp đạo lý.
Thật tình khi xin là xuất phát từ nhu cầu thực tế và xin là quyền của mình, cho hay không là quyền của người ta. Chúng tôi cũng không nghĩ người ta chấp thuận và cho ông Hoàng chuyển công tác nhanh như thế.
- Vậy bây giờ khi nghe mọi chuyện về việc Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ bổ nhiệm ông Hoàng nhanh một cách bất thường như thế, Cần Thơ có thấy sơ suất gì không thưa ông?
- Mấy ngày rồi về mặt tâm lý cũng có lăn tăn tí, vì bên mình thì đã rõ ràng, quy trình đầy đủ, minh bạch từ đầu, nhưng không biết bên kia trước đó tuyển dụng hay đề bạt đã đúng hay chưa. Thực tế cán bộ là theo một quy trình nếu lỡ bên kia không đúng sẽ ảnh hưởng đến khâu sử dụng của phía UBND TP Cần Thơ.
- Giả sử việc bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ không đúng thì TP Cần Thơ có biện pháp gì để giải quyết, thưa ông?
- Bây giờ chúng tôi cũng chưa thể nói là có biện pháp gì bởi vì khâu xác minh kết quả như thế nào hiện vẫn chưa có. Cho nên, biện pháp xử lý sẽ có sau khi có xác minh và kết luận của cơ quan có thẩm quyền về giai đoạn Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tuyển dụng, bổ nhiệm đúng sai như thế nào. Khi đó thì chúng tôi mới tính được. Bây giờ đúng sai thì chưa được khẳng định nên chưa thể có biện pháp xử lý ngay tại thời điểm này.
- Xin cảm ơn ông!
Phạm Tâm (thực hiện)
163.
Ông Vũ Minh Hoàng (phải) được bổ nhiệm một cách bất thường
Những tưởng vụ Trịnh Xuân Thanh "chạy" luân chuyển sẽ là chuyện hy hữu trong công tác cán bộ, hóa ra chuyện bổ nhiệm và luân chuyển "siêu tốc" của ông Vũ Minh Hoàng mới thật sự kinh hoàng.
Ông Hoàng, mới 26 tuổi, chưa làm ngày nào ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và đến ngay cả vị vụ trưởng Vụ Kinh tế của Ban Chỉ đạo cũng không hề biết vụ do ông phụ trách có một vụ phó "tuổi trẻ tài cao" đến thế đã từng tồn tại. Tất cả cho thấy công tác cán bộ của chúng ta đang bộc lộ nhiều dấu hiệu đáng lo ngại, rất đúng với những gì mà Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 đã nhận định.
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14 vừa rồi, đại biểu quốc hội Lê Văn Minh (Quảng Nam) đã chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về chuyện tại sao Trịnh Xuân Thanh được đưa về làm Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang trong khi không phải diện được Ban Bí thư, Bộ Chính trị đưa vào diện luân chuyển theo quy hoạch. Ông Minh hỏi phải chăng đây là trường hợp được đưa đi "luân chuyển theo đường tiểu ngạch?". Một cụm từ tinh tế, sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa rất đáng phải suy nghĩ. Trung tướng, Anh hùng phi công Phạm Phú Thái, nguyên Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng, nhân vật huyền thoại của lịch sử Không quân nhân dân Việt Nam, hôm qua đã thốt ra với tôi rằng: Rất đáng trọng thưởng cho nhân vật nào đã "phát minh" ra cụm từ "luân chuyển cán bộ theo đường tiểu ngạch".
Cũng hôm qua, 8.12, căn cứ vào kết luận và đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã họp, quyết định hình thức kỷ luật một số cán bộ cao cấp có dính dáng đến vụ Trịnh Xuân Thanh và cho rằng khuyết điểm của 3 cán bộ liên quan, gồm ông Trần Lưu Hải, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương; ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015; ông Nguyễn Duy Thăng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc và tạo dư luận xấu trong xã hội.
Cụ thể, theo kết luận, ông Trần Lưu Hải đã thiếu trách nhiệm khi ký ban hành công văn của Ban Tổ chức Trung ương về việc tăng thêm chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011 - 2016 có nội dung trái với kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ông Hải cũng mắc khuyết điểm trong việc ký công văn trả lời Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện quy trình nhân sự tăng thêm một cấp ủy viên nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với Trịnh Xuân Thanh, phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Khi ở cương vị Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, ông Huỳnh Minh Chắc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định về công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước và quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong việc đề nghị, tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công Thương về tỉnh Hậu Giang để giữ chức Phó chủ tịch tỉnh và tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Ông Chắc phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Riêng ông Nguyễn Duy Thăng bị khiển trách do có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với Trịnh Xuân Thanh.
Ngoài 3 vị trên, còn một vị ở cấp vụ trưởng, nguyên trợ lý của Trưởng ban Tổ chức Trung ương là ông Bùi Cao Tỉnh, cũng đã bị kỷ luật cảnh cáo (quyết định được ban hành từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng). Ông Tỉnh là người chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu nội dung công văn của Ban Tổ chức Trung ương về việc cho tỉnh Hậu Giang được tăng thêm 1 phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 trái với kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư...
Chuyện này, theo tôi, có thể xem là hành vi vi phạm tày đình của những người có chức vụ, quyền hạn và đã cố ý làm trái. Mức kỷ luật mà họ nhận không có gì oan.
Thế nhưng, mấy ngày nay, lại một chuyện tày đình không kém bị báo chí khui ra khiến dư luận chưa hết bất bình về vụ luân chuyển Trịnh Xuân Thanh thì lại càng thêm bất bình.
Theo tài liệu mà báo Tuổi Trẻ có được, ngày 20.5.2014, ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, ký văn bản gửi Ban Tổ chứcTrung ương “về việc đề nghị thống nhất xét tuyển không qua thi tuyển đối với công chức”.
Công văn nêu: “Hiện nay Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ có 63/65 biên chế được giao (còn 2 biên chế). Căn cứ nhu cầu công tác của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và năng lực, trình độ xét tuyển công chức, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đề nghị Ban Tổ chức Trung ương có ý kiến thống nhất tiếp nhận không qua thi tuyển đối với ông Vũ Minh Hoàng (sinh ngày 22.8.1990 tại tỉnh Bắc Ninh)... để nghiên cứu, tham mưu, đề xuất lãnh đạo ban trong lĩnh vực đối ngoại”.
Theo hồ sơ, ông Vũ Minh Hoàng đã có bằng thạc sĩ tại ĐH Kent (Bỉ) và ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc).
Đến ngày 2.6.2014, Ban Tổ chức Trung ương có văn bản (do Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Hoàng Việt ký) gửi Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, nêu: “Ban Tổ chức Trung ương thống nhất để Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tiếp nhận không qua thi tuyển đối với đồng chí Vũ Minh Hoàng, sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc, chuyên ngành phát triển quốc tế Trường ĐH Kent, Vương quốc Bỉ vào công tác tại Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Việc điều động, tiếp nhận và xếp lương công chức thực hiện theo quy định hiện hành”.
Sau khi có văn bản này, ngày 1.8.2014 ông Hoàng được tuyển dụng không qua thi tuyển và cũng không qua hội đồng xét tuyển, sát hạch theo quy định. Và chỉ một năm rưỡi sau, ngày 15.1.2016 ông Nguyễn Quốc Việt, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đã ký quyết định bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế.
Điều lạ là thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ ngay sau đó lại chấp thuận cho ông Hoàng đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH Tokyo (Nhật Bản) theo diện tự túc từ ngày 1.10.2014 đến 30.9.2017, không hưởng lương tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Như vậy, vẫn theo Tuổi Trẻ, ông Hoàng đi học từ ngày 1.10.2014 cho đến cuối tháng 9.2017 mới xong. Trong khi ông được bổ nhiệm Phó vụ trưởng ngày 15.1.2016, tức là ông được bổ nhiệm khi không công tác thực tế tại cơ quan này và ông Hoàng cũng chỉ được bố trí ngạch, bậc lương, phụ cấp trên... giấy tờ chứ chưa được ban này trả lương theo quy định. Từ cương vị có thực nhưng "ảo" này, "đánh... đoàng" một cái, ông ta lại được chính quyền TP.Cần thơ xin về để giữ cương vị mới: Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP.Cần Thơ một cách ngoạn mục sau khi đã được Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ hậu thuẫn, giúp ông ta "tráng men" chức danh nói trên. Thật là ly kỳ hơn cả phim trinh thám có hạng!
Trở lại với Nghị quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nghị quyết đã nêu rất rõ tình hình, nguyên nhân và nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Theo đó, biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trước hết là phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống thể hiện ở các nội dung như: Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình... Việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, tham ô, tham nhũng, thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... cũng được nhận diện là biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống.
Vậy thì những gì từng xảy ra ở Bộ Công Thương với một số trường hợp mà ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Công Thương bổ nhiệm, luân chuyển có dấu hiệu trục lợi, trong đó có Trịnh Xuân Thanh, và nay vừa lộ diện tiếp chuyện ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ khi họ bổ nhiệm "siêu tốc" trường hợp ông Vũ Minh Hoàng, càng cho thấy công tác cán bộ của Đảng cần được chấn chỉnh và khắc phục nếu như Đảng ta muốn chặn đứng sự suy thoái trong cán bộ, đảng viên hiện nay.
Hy vọng đây sẽ là những ví dụ đau xót và điển hình cần được các hội nghị phổ biến Nghị quyết Trung ương 4 tới đây đem ra làm ví dụ để mổ xẻ rốt ráo, mạnh mẽ để cùng rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công tác cán bộ của Đảng, tìm cho được người tài ra giúp Đảng, giúp nước... Bên cạnh đó, phải chăng nên đưa cụm từ "luân chuyển cán bộ theo đường tiểu ngạch" trong công tác tổ chức vào sách, như một thuật ngữ của công tác tổ chức trong từ điển chính trị mỗi khi cần giải thích. Đó có thể hiểu là cách luân chuyển tùy tiện, bất chấp các quy định, chỉ thị, nghị quyết và hướng dẫn của tổ chức Đảng ở cấp cao nhất, cho một ai đó không thuộc diện luân chuyển mà lại được luân chuyển...
Quốc Phong
162.
Vũ Minh Hoàng: 'Tôi muốn tham gia chính trị từ nhỏ'
Trao đổi với Zing.vn, vụ phó 26 tuổi Vũ Minh Hoàng thừa nhận tuổi đời còn trẻ so với chức vụ và nghĩ sẽ có ý kiến trái chiều nên không bất ngờ.
Những ngày qua, dư luận quan tâm đến thông tin Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ bổ nhiệm Vũ Minh Hoàng, một nghiên cứu sinh 26 tuổi, làm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế.
Trao đổi với Zing.vn, chàng trai sinh năm 1990, kể về quá trình học tập cũng như công việc hiện tại.
Vũ Minh Hoàng (bên phải) và người bạn Trung Quốc tham gia diễn đàn chính sách thanh niên châu Âu - Trung Quốc diễn ra vào tháng 4/2014. Ảnh: NVCC. |
'Người trẻ cần áp lực để làm việc'
- Anh có nghĩ rằng bản thân còn quá trẻ để hoàn thành tốt công việc vừa được bổ nhiệm?
- Đối với chức vụ là trẻ và đương nhiên áp lực lớn nhưng người trẻ cần áp lực lớn để làm việc. Càng nhiều va chạm và thất bại sẽ có thêm nhiều bài học tốt.
Công việc của mình tại miền Tây hiện tại là xúc tiến đầu tư cho Cần Thơ từ Nhật Bản.
Miền Tây là khu vực có kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, phải chuyển mạnh sang các hoạt động phi nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng mới phát triển kinh tế được, từ đó cũng ổn định được thị trường.
Ngoài ra, mối quan tâm lớn nhất của mình là làm sao cân bằng được sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị.
Với vai trò Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến mình đã làm việc và gặp mặt với nhiều nhà đầu tư, công ty, tổ chức tại Nhật nhằm quảng bá hình ảnh và cập nhật tình hình kinh tế Cần Thơ.
Đây chỉ là bước đầu trong công tác xúc tiến, tạo mối quan hệ. Công ty Nhật Bản rất kỹ tính và tương đối chậm do đó công việc xúc tiến không thể nói là thành công hay không trong thời gian một năm.
Mục tiêu trước mắt của mình là chú tâm vào nghiên cứu và hoàn thành và bảo vệ thành công luận án để có thể tốt nghiệp năm sau. Công tác xúc tiến đầu tư sẽ được sắp xếp hợp lý dựa trên lịch công việc của mình tại trường.
Quyết định tuyển dụng ông Hoàng về làm việc tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Ảnh: CTV. |
- Trước những thông tin trái chiều về quy trình bổ nhiệm, anh suy nghĩ thế nào?
- Lúc nhận bổ nhiệm mình cũng nghĩ sẽ có ý kiến trái chiều nên không bất ngờ. Cách duy nhất có thể làm bây giờ là cố gắng không để tâm đến những thông tin ngoài lề.
Mình cũng không buồn, nhưng có lo cho người thân và những người đang cộng tác trong công việc sẽ bị ảnh hưởng. Hiện tại mình đang làm tiến sĩ năm cuối nên sức ép công việc nghiên cứu rất lớn. Trước mắt cần tốt nghiệp, sau đó sẽ về nước, làm tốt nhiệm vụ.
Du học từ 16 tuổi, thành thạo nhiều ngoại ngữ
- Anh ra nước ngoài học tập từ nhỏ nhờ sự định hướng, hỗ trợ của gia đình?
- Mình sang Anh học trung học từ năm 16 tuổi. Sau đó học cử nhân Chính trị quan hệ quốc tế, thạc sĩ Phát triển quốc tế tại Đại học Kent, cơ sở Anh và Bỉ.
Bằng thạc sĩ thứ 2 về Hành chính công, học tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc). Mình đang làm nghiên cứu sinh ngành Kinh tế, khoa Nông nghiệp và Khoa học Đời sống tại Đại học Tokyo (Nhật Bản).
Cũng như những du học sinh khác, mình phải gõ cửa nhiều trường, từng bị từ chối, vất vả và hồi hộp chờ đợi thư nhận vào học.
Quá trình chuẩn bị hồ sơ, bảng điểm, bài luận, xin nhận xét, giới thiệu của thầy cô... mình đều làm như tất cả sinh viên Việt Nam khi muốn ghi danh vào một trường quốc tế. Sau đó qua phỏng vấn, hồ sơ tốt và phù hợp với trường thì được nhận học.
Những năm đầu xa nhà, mình được gia đình giúp đỡ là chính. Sau này học tại Trung Quốc và Nhật Bản được hỗ trợ học bổng nên có thể tự lập hơn.
- Vậy chắc hẳn vốn ngoại ngữ của anh rất khá?
- Tiếng Pháp mình học từ lớp 1 khi ở Việt Nam đến hết cấp 3 tại Anh. Tiếng Anh học từ cấp hai và trở nên thành thạo khi đi du học, rồi vận dụng nhiều vào chuyên môn.
Tiếng Tây Ban Nha được học từ những năm trung học. Mình thích tìm hiểu văn hóa La-tinh nên năm 2007 từng tới Cuba học và sống với người bản địa trong 3 tháng.
Thời sinh viên, để không quên tiếng Tây Ban Nha, mình đã tham gia vào các lớp buổi tối. Mình có bằng Upper Intermediate (đạt kỹ năng đọc, nói lưu loát, thảo luận, trình bày ý kiến riêng) của ngoại ngữ này.
Tiếng Trung cũng tiếp xúc từ bé, sau này khi tới Trung Quốc học lại rất nhanh. Mình có thể sử dụng ngôn ngữ này ở mức trò chuyện bình thường, trong cuộc sống và tự tin đi du lịch.
Vũ Minh Hoàng tham gia khảo sát hộ gia đình tại Việt Nam cho luận án tiến sĩ vào tháng 3/2015. Ảnh: NVCC. |
- Nhiều năm học tập và sinh sống tại nước ngoài như vậy, anh có băn khoăn giữa việc lựa chọn ở lại tìm cơ hội hay về nước cống hiến. Vì sao anh lại chọn một cơ quan nhà nước để làm việc?
- Cuộc sống ở nước ngoài thoải mái hơn, nhưng cơ hội làm việc chưa chắc đã tốt bằng Việt Nam.
Mình đã gặp không ít bạn trẻ nước ngoài mong muốn được đến những nước đang phát triển để làm việc vì tiềm năng rộng lớn ở đó. Mình là người Việt Nam, kinh tế đất nước đang tốt thì tại sao phải ở nước ngoài?
Theo nghiên cứu của thầy giáo mình và mình, tiềm năng của nước ta vẫn còn nhiều. Nếu chọn được bước đi đúng đắn dựa trên thị trường hiện tại và giữ vững được tốc độ phát triển như hiện nay, khả năng Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập bình quân đầu người trên 12.000 USD trong 20 năm tới là hoàn toàn có thể (hiện khoảng 2.100 USD).
Nếu được làm việc cho đất nước và góp phần đạt mục đích này trong tương lai, chắc chắn mình sẽ thấy tự hào.
Ngoài ra, nguyện vọng của mình là tham gia chính trị nên việc trở về thời điểm này là hiển nhiên và hợp lý, dù thách thức ban đầu rất cao. Mình vốn thích chính trị từ nhỏ nên thường đọc sách, nghiên cứu về chính trị. Các ngành học mình đều chọn chính trị.
Quyết định tham gia công tác tại cơ quan nhà nước do mình muốn có những đóng góp thiết thực hơn, mặc dù so với công ty tư nhân, làm nhà nước sẽ có ràng buộc nhiều về quy chế và luật pháp.
Vụ phó 32 ngày
Trước đó, dư luận xôn xao về thông tin Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ từng bổ nhiệm một nghiên cứu sinh 26 tuổi làm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế. Đó là ông Vũ Minh Hoàng, sinh ngày 22/8/1990.
Ngày 4/6/2014, ông Hoàng được tuyển dụng vào làm việc tại Phòng Nghiên cứu – Tổng hợp Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, hưởng 85% lương cho 12 tháng tập sự.
3 tháng sau (ngày 8/9/2014), ông Hoàng được cơ quan ký quyết định đi học tiến sĩ ở Nhật khi chưa hết thời gian tập sự.
Do đi học, ông Hoàng chưa thể điều hành công việc trực tiếp ở cơ quan, nhưng ngày 15/1/2016, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ có quyết định bổ nhiệm ông này giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế.
32 ngày sau đó, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ký quyết định để ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ làm Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ.
Lúc này ông Hoàng vẫn chưa hoàn thành khóa học ở Nhật Bản.
http://news.zing.vn/vu-minh-hoang-toi-muon-tham-gia-chinh-tri-tu-nho-post704594.html
161.
VOV.VN - Bí thư Đảng ủy, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ Nguyễn Quốc Việt trần tình về việc bổ nhiệm Vụ phó 26 tuổi Vũ Minh Hoàng.
Trước sự việc bổ nhiệm một Vụ phó (Phó vụ trưởng) Vụ Kinh tế tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đang có nhiều phản ứng, hoài nghi trong dư luận, để góp phần làm rõ ràng hơn những vấn đề đang đặt ra, Phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Đây là vị lãnh đạo Ban còn đang ở vị trí công tác có sự am hiểu quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng, 26 tuổi.
PV: Thưa ông, dư luận hiện nay đang yêu cầu làm rõ những vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng và bổ nhiệm hàm vụ phó đối với ông Vũ Minh Hoàng?
Ông Nguyễn Quốc Việt: Tuyển dụng ông Vũ Minh Hoàng là vì ông có hai bằng thạc sỹ đạt loại xuất sắc, một bằng đại học đạt loại giỏi. Cho nên Ban đã thành lập hội đồng xét tuyển đàng hoàng và xin ý kiến Ban Tổ chức Trung ương, được Ban Tổ chức Trung ương mà cụ thể là ông Nguyễn Hoàng Việt ký chấp nhận cho Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tiếp nhận tuyển ông Hoàng không qua thi tuyển. Nếu nói về đầu vào thì coi như thuận, hoàn toàn thuận. Và khi tuyển vô mình xếp lương đàng hoàng, lương là bậc 2 của chuyên viên chính.
Theo kết luận 86 của Bộ Chính trị về việc tuyển dụng sinh viên đạt loại xuất sắc và nhà khoa học trẻ thì người ta cho phép là thạc sĩ đạt loại xuất sắc thì tương đương với chuyên viên chính. Còn tiến sĩ thì tương đương với chuyên viên cao cấp. Như vậy mình xếp lương ông Hoàng đàng hoàng, hưởng lương đàng hoàng. Còn báo chí nói không hưởng lương là không chính xác.
PV: Vậy theo ông, không chính xác là vì sao?
Ông Nguyễn Quốc Việt: Ông Hoàng có quyết định lương đàng hoàng, hưởng lương hình như 2 hay 3 tháng gì đấy, thì trúng tuyển nghiên cứu sinh một trường ở Tokyo.
Ông Hoàng thi trường ở Tokyo, Nhật Bản và báo trúng tuyển nghiên cứu sinh, thì ông Hoàng mới làm đơn đi học. Ông Hoàng vừa làm đơn xin đi học và tỏ rõ nguyện vọng là không nhận lương và các chế độ khác, mà gia đình tự lực thì lãnh đạo Ban mới đồng ý cho đi bằng quyết định đàng hoàng.
Cũng theo kết luận 86 của Bộ Chính trị, thì việc sinh viên đạt loại đại học xuất sắc trở lên thôi chứ chưa nói là thạc sỹ đạt loại xuất sắc, thì từ khi tuyển dụng, một năm cho đến 2 năm, nếu xét thấy đồng chí đó là công tác tốt, sở trường phát triển… thì được xem xét bổ nhiệm từ cấp phó phòng của cấp huyện trở lên.
Trong khi đó ông Hoàng đi nghiên cứu sinh và mình phân công nhiệm vụ là: làm xúc tiến thương mại đầu tư ở Nhật Bản, đại diện của văn phòng và của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ. Cụ thể, tháng 3/2015, ông Hoàng đã mời gọi các GS, TS, các nhà doanh nghiệp, các nhà tài chính lớn của Nhật Bản về một số tỉnh ĐBSCL và Cần Thơ để làm việc. Cho nên để tạo điều kiện trong các mối quan hệ làm việc với nước ngoài thuận lợi thì Ban chỉ đạo Tây Nam bộ chủ trương bổ nhiệm làm Vụ phó vụ kinh tế.
Nhưng trước khi bổ nhiệm cơ trục trặc ở chỗ này: Trước khi bổ nhiệm thì phải có ý kiến của Ban chấp hành Đảng uỷ, nhưng mà ông Hoàng chỉ có ý kiến của văn phòng đề nghị mà không có ý kiến của Đảng uỷ. Ông Hoàng đi là chuyển Đảng tịch ra nước ngoài, chỉ còn biên chế ở cơ quan, cho nên Đảng uỷ đặt vấn đề: bây giờ do ông Hoàng chuyển Đảng tịch đi, không biết quá trình học tập thế nào? Đảng uỷ có ý kiến thống nhất giao cho lãnh đạo Ban quyết định.
Và khi có quyết định bổ nhiệm làm Phó Vụ Trưởng Vụ kinh tế thì bên Cần Thơ thấy có nhu cầu về xúc tiến thương mại đầu tư tại Nhật Bản hơn là Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho nên UBND TP Cần Thơ có văn bản, xin ông Hoàng về công tác ở UBND Thành phố Cần Thơ.
Ban lãnh đạo Tây Nam bộ xét thấy cần thiết cho nên Ban cho chuyển công tác và UBND TP Cần Thơ quyết định làm Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến của Cần Thơ, mà đặt tại Nhật Bản.
PV: Tại sao chúng ta lại xin ông Hoàng chứ không phải là xin người khác? Ông Hoàng có mối quan hệ thân tình gì không với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ?
Ông Nguyễn Quốc Việt: Ông Hoàng chẳng có mối quan hệ gì với Ban chỉ đạo hết mà chỉ xét thấy ông này học hành đàng hoàng, biết tới 5 ngoại ngữ. Cho nên Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đặt vấn đề xin chứ không phải là người ta nài nỉ vô đây. Lẽ ra ông Hoàng công tác ở Ban chỉ đạo Tây Nam bộ một thời gian dài nữa. Nhưng vì ông Hoàng thi trúng tuyển nghiên cứu sinh, cho nên xét thấy còn trẻ, điều kiện học tập, đào tạo là cần thiết cho nên mình đưa đi đào tạo.
PV: Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này dư luận đặt rất nhiều vấn đề bởi có nhiều thông tin cho rằng việc bổ nhiệm Vụ phó mà nhiều người trong Ban chỉ đạo Tây Nam bộ không biết. Cả vụ trưởng vụ Kinh tế cũng không biết?
Ông Nguyễn Quốc Việt: Nói là hoàn toàn không biết là nói dối. Đồng chí Nguyễn Phong Quang (Nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ - PV) tham khảo với từng đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng uỷ, có mặt tôi mà. Các đồng chí nói là: "đồng chí này đi học em không biết cho nên là em không có nhận xét như thế nào được. Bây giờ mấy anh lãnh đạo Ban quyết định như thế nào thì em chịu vậy". Bây giờ nói "hoàn toàn tôi không biết" là nói dối.
PV: Xin cảm ơn ông!
Phó Vụ trưởng 26 tuổi được bổ nhiệm…nhưng Vụ trưởng không biết
VOV.VN - Mặc dù được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế nhưng Vụ trưởng cũng không biết ông Vũ Minh Hoàng đang được phân công công tác ở đây.
Phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ nói về việc bổ nhiệm Vụ phó 26 tuổi
VOV.VN -Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ : "Tôi đã làm nhiều cơ quan, tôi thấy vấn đề này hơi nhanh, giống như một số báo có đưa vấn đề này hơi lạ, mà đúng là nó hơi nhanh, hơi lạ".
Như phần trả lời của ông Việt cho thấy, ông Vũ Minh Hoàng là người có năng lực chuyên môn tốt với khả năng thông thạo 5 ngoại ngữ. Vì thế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tuyển dụng, bổ nhiệm để nhằm phát huy năng lực, sở trường của vị cán bộ này phục vụ cho sự phát triển của vùng ĐBSCL.
Điều đáng quan tâm là chỉ sau hơn 1 tháng từ khi bổ nhiệm (từ 15/1 đến 17/2/2016), Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ lại chấp thuận để ông Vụ phó Vũ Minh Hoàng ra đi, về phục vụ cho sự phát triển của Thành phố Cần Thơ. Vậy lý giải của người trong cuộc về vấn đề này ra sao?
http://vov.vn/nhan-su/lanh-dao-bcd-tay-nam-bo-tran-tinh-ve-viec-bo-nhiem-vu-pho-26-tuoi-576416.vov
160.
Cơ duyên của vụ phó thần tốc Vũ Minh Hoàng
09/12/2016 14:27 GMT+7
- Ông Nguyễn Phong Quang, nguyên phó Ban chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam Bộ sáng nay giải thích với phóng viên việc bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng.
'Kiếm được người trẻ, nhanh, giỏi như Vũ Minh Hoàng rất khó'
Theo ông Quang, trước đây, ông Hoàng có người chú là công an công tác ở vụ An ninh - Quốc phòng của BCĐ.
Do có nhiều bằng cấp loại xuất sắc, thông thạo nhiều ngoại ngữ nên ông Hoàng được nhờ giúp phiên dịch, vì lúc đó, BCĐ không ai biết nhiều loại ngoại ngữ, trong khi cần đẩy mạnh mảng xúc tiến đầu tư.
Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, nơi ông Vũ Minh Hoàng được bổ nhiệm thần tốc |
Ngày 8/9/2014, ông Hoàng có đơn xin đi nghiên cứu sinh khóa tiến sĩ trong chương trình quốc tế về nghiên cứu phát triển nông nghiệp tại Nhật Bản từ ngày 1/10/2014 đến 30/9/2017.
Cũng trong ngày 8/9/2014, BCĐ Tây Nam Bộ có quyết định số 590 đồng ý cho ông Hoàng đi học nước ngoài, kinh phí tự túc và không lương. Ông Hoàng chỉ được hưởng 2 tháng lương tại BCĐ.
Khi làm khoảng 1 năm, ông Hoàng dẫn nhiều đoàn khách quốc tế đến ĐBSCL xúc tiến đầu tư. Cụ thể, tháng 3/2015, ông đã mời các giáo sư, tiến sĩ và các tập đoàn tài chính lớn của Nhật về vùng ĐBSCL và TP Cần Thơ để tìm hiểu, xúc tiến đầu tư. Dấu ấn trong các xúc tiến đầu tư của ông Hoàng là vườn ươm Cần Thơ.
Cũng tại thời điểm này, ông Đào Xuân Hưng - Đại sứ VN tại Nhật Bản có gợi ý BCĐ nên lập văn phòng xúc tiến đầu tư ở Nhật Bản để mời gọi đầu tư về ĐBSCL.
BCĐ nhận thấy ông Hoàng có 2 bằng thạc sĩ, tốt nghiệp loại xuất sắc, 1 bằng đại học loại giỏi của trường danh tiếng trên thế giới, có mối quan hệ tốt với một số doanh nghiệp lớn của nhiều nước, có khả năng mời gọi đầu tư về vùng ĐBSCL.
Do vậy, để giữ chân ông Hoàng tiếp tục ở lại làm việc sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ tại Nhật, Ban thống nhất bổ nhiệm ông Hoàng làm Phó vụ trưởng Vụ kinh tế, gắn với Đại sứ quán VN tại Nhật Bản để xúc tiến đầu tư.
Lãnh đạo Ban cũng tạo điều kiện cho ông Hoàng có chức danh để quan hệ thuận lợi, phối hợp tốt với các đối tác Nhật Bản và một số nước khác để mời gọi đầu tư phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Bộ trong tương lai.
Ông Nguyễn Phong Quang - nguyên Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ trả lời PV sáng nay
|
Việc nhận ông Hoàng về Ban không qua thi tuyển thể hiện qua quyết định số 540 ngày 19/5/2014 về việc thành lập hội đồng xét tuyển công chức; biên bản số 34 ngày 20/5/2014 họp và thống nhất gửi Ban Tổ chức TƯ về xét tuyển ông Hoàng vào làm việc không qua thi tuyển công chức.
Ngày 14/1/2016, văn phòng Ban có tờ trình gửi Đảng ủy cơ quan về việc bổ nhiệm cán bộ và được sự thống nhất. Một ngày sau, BCĐ có quyết định số 824 điều động và bổ nhiệm ông Hoàng - chuyên viên phòng Nguyên cứu - tổng hợp giữ chức vụ Phó vụ trưởng Vụ kinh tế.
Đến ngày 17/2/2016, UBND TP Cần Thơ có công văn số 517 về việc đề nghị điều động ông Hoàng về UBND công tác. Ngay trong ngày hôm đó, BCĐ có quyết định số 2 chấp nhận cho ông Hoàng về UBND TP.
Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ không mất mát gì
“Trong việc này, Ban không mất mát gì, không thiệt hại mấy ngàn tỉ, đâu có gì nghiêm trọng. Hoàng trẻ, nhanh, giỏi nên kiếm người như anh ấy rất khó. Nhận Hoàng vào làm việc, chúng tôi không bị bất kỳ sức ép nào cả”, ông Quang khẳng định.
Ông cũng thừa nhận: Khi UBND TP xin Hoàng về làm Phó GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ, quy trình thủ tục đúng là hơi cập rập, như cùng một ngày mà ký 2 văn bản.
Sở dĩ có cập rập là do Hoàng phải quay về Nhật học. Gia đình Hoàng kinh doanh bình thường và không có mối liên hệ nào với Ban chỉ đạo”.
Ông Sơn Minh Thắng - Phó trưởng ban thường trực BCĐ Tây Nam Bộ
|
Trả lời báo chí sáng nay, ông Sơn Minh Thắng - Phó trưởng ban thường trực BCĐ cho biết, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu rà soát và báo cáo việc bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng làm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế thuộc Ban này.
Ông Thắng cho biết mình mới về nhận công tác gần 6 tháng, lúc này ông Hoàng đã được điều chuyển về UBND TP Cần Thơ nên đang chỉ đạo rà soát chặt chẽ.
“Khi vụ việc xảy ra, nhiều lãnh đạo Ban đã nghỉ hưu rồi nên chúng tôi phải có sự phối hợp giữa người cũ và mới. Đến nay vẫn chưa có báo cáo”.
Ông Thắng đánh giá, việc bổ nhiệm ông Hoàng như vậy là quá nhanh nhưng phải xem xét lại có sự ưu tiên nào hay không chứ chưa thể đánh giá đúng sai.
"Ông Hoàng được tuyển dụng nhanh vì là người có trình độ, biết nhiều ngoại ngữ. Tuyển dụng ông Hoàng theo nhu cầu công việc của Ban chứ không phải vì thân thế của ai”, ông Thắng nói.
Hoài Thanh
159.
Mối liên hệ sếp dầu khí Lê Chung Dũng với Trịnh Xuân Thanh
09/12/2016 14:00 GMT+7
Trước khi làm Phó tổng giám đốc PV Power, ông Lê Chung Dũng làm việc ở PVC cùng thời với hàng loạt “sếp” nay đã bị khởi tố như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tiến.
Trao đổi với PV. VietNamNet ngày 9/12 về trường hợp ông Lê Chung Dũng trốn đi “du học nước ngoài”, ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam cho biết: Quá trình công tác của ông Lê Chung Dũng tại PV-Power là bình thường, chấp hành các quy định.
h |
Ông Lê Chung Dũng tại một hội nghị của PV Power Coal. |
“Có thời điểm vẫn liên lạc được bình thường. Cá nhân tôi lâu rồi không gọi, vì khi đó làm việc theo đường chính thức là gửi công văn. Ông ấy không đến công ty làm việc tôi đã gửi công văn yêu cầu. Rồi anh em khác cũng gửi cả email, tin nhắn.”, ông Hồ Công Kỳ cho hay.
Trước khi làm Phó tổng giám đốc PV Power, ông Lê Chung Dũng làm việc ở PVC cùng thời với hàng loạt “sếp” nay đã bị khởi tố như Trịnh Xuân Thanh (Chủ tịch Hội đồng quản trị từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2013), Vũ Đức Thuận (Tổng giám đốc PVC (2009 - 2013), duy nhất ông Nguyễn Mạnh Tiến khi bị khởi tố là còn đương chức Phó tổng giám đốc PVC (từ 2009).
Ông Lê Chung Dũng đã được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc PVC từ tháng 8/2008. Trước đó, ông này đã có thời gian dài công tác tại PVC, kể từ tháng 4/2000.
Ngày 31/12/2010, PVC miễn nhiệm Lê Chung Dũng khỏi vị trí Phó tổng giám đốc. Sau đó ông này sang làm Phó tổng giám đốc của PV Power từ tháng 1/2011.
Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, năm 2013 PVC lỗ hợp nhất là 3.202 tỷ đồng, lỗ công ty mẹ là 2.325 tỷ đồng.
Dưới thời Trịnh Xuân Thanh, PVC đã làm nhà thầu của một loạt công trình như Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, nhà máy Polypropylent Dung Quất, nhà điều hành Vietsopetro, mở rộng giai đoạn 2 Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, trụ sở Bộ Nội vụ, Tòa nhà Vinafood, công trình nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ, dự án trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch, Khu nhà ở và dịch vụ phục vụ Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn…
Trong đó, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ethanol Phú Thọ do PVC làm nhà thầu đang bị phát hiện có nhiều sai phạm.
Theo thông báo của PV Power, ngày 10/10/2016, ông Lê Chung Dũng có Đơn gửi Tổng Công ty xin được nghỉ phép 15 ngày để giải quyết công việc gia đình, không nêu rõ địa điểmnghỉ phép. Căn cứ vào số ngày phép còn lại trong năm 2016 của ông Lê Chung Dũng, Tổng Công ty đã chấp thuận cho ông Dũng được nghỉ phép theo đúng quy định từ ngày 10/10/2016 đến hết ngày 20/10/2016 (9 ngày) và đề nghị ông Dũng có mặt ở Tổng Công ty sau khi hết thời hạn nghỉ phép.
Tuy nhiên, hết thời hạn nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng đã không đến cơ quan làm việc mà lại tiếp tục có đơn gửi Tổng Công ty xin đi học khóa dự bị MBA của trường Đại học SP Jain School Of Management tại Singapore trong thời gian 6 tháng, ngày nhập học 20/10/2016.
Sau khi nhận được đơn xin đi học ở nước ngoài của ông Lê Chung Dũng, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã không chấp nhận và nhiều lần liên hệ (qua điện thoại, email) cũng như gửi các văn bản yêu cầu ông Lê Chung Dũng trở lại Tổng Công ty để tiếp tục làm việc và giải quyết các thủ tục liên quan nhưng ông Lê Chung Dũng vẫn chưa trở lại Tổng Công ty làm việc.
Thời điểm này cũng là thời hạn bổ nhiệm lại chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Lê Chung Dũng, vì các lý do nêu trên nên theo quy định quản lý cán bộ ông Lê Chung Dũng không được bổ nhiệm lại và không còn là Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Về việc này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có báo cáo Bộ Công thương.
Như vậy, 3 cựu sếp doanh nghiệp nhà nước “trốn đi nước ngoài” gần đây nhất là Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng đều xuất thân từ vị trí lãnh đạo của các DN ngành dầu khí.
Ngay sau khi nhận được báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo xử lý nghiêm theo đúng phân cấp quản lý cán bộ và theo các quy chế, quy định hiện hành, đồng thời tăng cường quản lý cán bộ nhất là các cán bộ có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Lương Bằng
158.
http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Nghi-an-Trinh-Xuan-Thanh-thu-2-Ong-Pho-Vu-truong-tuoi-26-420238/
157.
Vụ phó 26 tuổi: Gia đình có điều kiện nên không nhận lương
Việt Tường |
"Cán bộ này biết đến 5 ngoại ngữ là Anh, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Nhật Bản", ông Nguyễn Quốc Việt, Phó ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết.
Trao đổi với Zing.vn chiều 8/12, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết truyền thông đang quan tâm đến việc đơn vị này tiếp nhận, bổ nhiệm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế 26 tuổi là ông Vũ Minh Hoàng.
Tuy nhiên, có nhiều thông tin chưa đúng khiến dư luận hoài nghi về tính khách quan của việc tuyển dụng cán bộ theo chính sách thu hút nhân tài.
Thạc sĩ xuất sắc, thông thạo 5 ngoại ngữ
Theo ông Việt, ông Hoàng quê huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, gia đình có điều kiện tốt về kinh tế. Nghiên cứu sinh 26 tuổi này có trình độ Cử nhân Chính trị và Quan hệ quốc tế, tốt nghiệp loại giỏi tại Đại học Tổng hợp Kent - Vương quốc Anh.
Tại Đại học Tổng hợp Kent - Vương quốc Bỉ, ông Hoàng tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc chuyên ngành Phát triển quốc tế.
"Cán bộ này biết đến 5 ngoại ngữ là Anh, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Nhật Bản.
Hoàng có đến Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ làm việc, hưởng lương 2 tháng chứ không phải chưa hưởng đồng lương nào của ban như các báo thông tin", ông Việt nói.
Vị Phó ban chỉ đạo Tây Nam Bộ dẫn Kết luận 86 ngày 24/1/2014, của Bộ Chính trị về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ.
Theo kết luận này, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc từ các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đã được tuyển dụng làm công chức, viên chức không qua thi tuyển.
Nhiều người đã được bố trí công tác phù hợp với trình độ, chuyên môn, phát huy tốt năng lực, sở trường, trở thành những cán bộ chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị và chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực.
Vì vậy, đối với trường hợp của ông Hoàng, ngày 19/5/2014, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ thành lập Hội đồng xét tuyển công chức.
Một ngày sau, ban này có biên bản xét tuyển công chức và công văn (ngày 20/5/2014) gửi Ban Tổ chức Trung ương về việc thống nhất xét tuyển ông Hoàng không qua thi tuyển công chức.
Ngày 2/6/2014, Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Hoàng Việt ký công văn gửi Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về việc thống nhất tiếp nhận ông Hoàng vào làm việc tại Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ mà không qua thi tuyển.
Việc này Ban Tổ chức Trung ương căn cứ vào Nghị định 24 năm 2010 của Chính phủ, Thông tư 13 năm 2010 của Bộ Nội vụ và các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước.
Thay đổi cơ quan khi đang đi học
"Được Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ nhận vào làm việc từ đầu tháng 6/2014, ngày 8/9/2014, đồng chí Hoàng có đơn xin đi nghiên cứu sinh khóa tiến sĩ trong chương trình quốc tế về nghiên cứu phát triển nông nghiệp của Đại học Tokyo, từ ngày 1/10/2014 đến 30/9/2017.
Thấy việc đi học này là phù hợp nên ban đồng ý", ông Nguyễn Quốc Việt chia sẻ.
Phó ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng cho rằng trường hợp của ông Hoàng đi học thuộc diện vẫn được hưởng lương bình thường.
Tuy nhiên, gia đình nghiên cứu sinh này có điều kiện về kinh tế nên ông Hoàng xin được không hưởng lương Nhà nước.
"Lẽ ra cơ quan phải trả lương cho cán bộ đi học. Ông Hoàng không nhận lương khi đi học là quá tốt. Cán bộ này tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc, theo Kết luận 86 của Bộ Chính trị thì tương đương với chuyên viên chính", ông Việt khẳng định.
Đối với việc điều động, bổ nhiệm ông Hoàng, lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết đã thực hiện khi có ý kiến của đơn vị Trung ương có liên quan và thông báo kết luận của Thường trực Ban.
Sau đó, Chi bộ Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ họp Chi ủy ngày 14/1 để lấy ý kiến và có tờ trình gửi Đảng ủy cơ quan về việc bổ nhiệm cán bộ.
Một tháng sau, khi ông Hoàng đang học ở Nhật, ngày 17/2, UBND TP Cần Thơ có công văn đề nghị Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ điều động vị phó vụ trưởng này.
Ngày 26/2, UBND TP Cần Thơ có quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ trong thời hạn 5 năm.
Sau khi về nước nhận quyết định, ông Hoàng lại tiếp tục qua Nhật Bản làm nghiên cứu sinh.
"Lúc xét tuyển và bổ nhiệm Hoàng, ông Nguyễn Phong Quang còn làm Phó ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Ngày 12/12, ông Quang sẽ họp cùng các cơ quan Trung ương để xử lý thông tin báo chí nêu.
Báo nào viết về Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ mà không đến cơ quan này để tìm hiểu thì khó nắm được thông tin chính xác", ông Nguyễn Quốc Việt chia sẻ.
Vụ phó 32 ngày
Hai ngày qua, dư luận ở miền Tây xôn xao khi báo chí đăng tải thông tin Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ từng bổ nhiệm một nghiên cứu sinh 26 tuổi làm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế. Đó là ông Vũ Minh Hoàng, sinh ngày 22/8/1990.
Vụ việc bắt đầu từ ngày 4/6/2014, khi Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ có quyết định tuyển dụng ông Hoàng vào làm việc tại Phòng Nghiên cứu – Tổng hợp thuộc văn phòng của cơ quan này.
Theo quyết định, ông Hoàng được hưởng 85% lương ngạch chuyên viên, thời gian tập sự 12 tháng.
Chưa đầy 3 tháng sau (ngày 8/9/2014), Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho ông Hoàng đi học Tiến sĩ ở Nhật khi cán bộ này chưa hết thời gian tập sự.
Do đi học, ông Hoàng chưa thể điều hành công việc trực tiếp ở cơ quan, nhưng ngày 15/1/2016, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ lại có quyết định bổ nhiệm ông này giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế.
32 ngày sau đó, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ký quyết định để ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ. Lúc này ông Hoàng vẫn chưa hoàn thành khóa học ở Nhật Bản.
Theo Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống, nơi đây tiếp nhận và bổ nhiệm Hoàng là đúng quy trình. Sắp tới, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ có mở Văn phòng tại Nhật Bản.
Với trình độ ngoại ngữ như của ông Hoàng, UBND TP Cần Thơ sẽ bố trí cán bộ này tại văn phòng ở Nhật Bản để kêu gọi đầu tư về TP Cần Thơ. Hiện, TP Cần Thơ đang rất cần những cán bộ trẻ, có năng lực như ông Hoàng.
theo zing.vn
156.
Sếp lớn trốn đi nước ngoài mất hút: Điện lực Dầu khí lên tiếng
08/12/2016 20:56 GMT+7
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam vừa chính thức có thông tin về việc ông Lê Chung Dũng - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam từ tháng 01/2011 bỏ trốn.
Ông Lê Chung Dũng nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) được điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam từ tháng 01/2011.
Ngày 10/10/2016, ông Lê Chung Dũng có Đơn gửi Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam xin được nghỉ phép 15 ngày để giải quyết công việc gia đình, không nêu rõ địa điểm nghỉ phép.
Căn cứ vào số ngày phép còn lại trong năm 2016 của ông Lê Chung Dũng, Tổng Công ty đã chấp thuận cho ông Dũng được nghỉ phép theo đúng quy định từ ngày 10/10/2016 đến hết ngày 20/10/2016 (09 ngày) và đề nghị ông Dũng có mặt ở Tổng Công ty sau khi hết thời hạn nghỉ phép.
Tuy nhiên, hết thời hạn nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng đã không đến cơ quan làm việc mà lại tiếp tục có đơn gửi Tổng Công ty xin đi học khóa dự bị MBA của trường Đại học SP Jain School Of Management tại Singapore trong thời gian 06 tháng, ngày nhập học 20/10/2016.
Sau khi nhận được đơn xin đi học ở nước ngoài của ông Lê Chung Dũng, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã không chấp nhận và nhiều lần liên hệ (qua điện thoại, email) cũng như gửi các văn bản yêu cầu ông Lê Chung Dũng trở lại Tổng Công ty để tiếp tục làm việc và giải quyết các thủ tục liên quan nhưng ông Lê Chung Dũng vẫn chưa trở lại Tổng Công ty làm việc.
Thời điểm này cũng là thời hạn bổ nhiệm lại chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Lê Chung Dũng, vì các lý do nêu trên nên theo quy định quản lý cán bộ ông Lê Chung Dũng không được bổ nhiệm lại và không còn là Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về Đảng và tiến hành các thủ tục để kỷ luật lao động theo quy định của Nội quy lao động của Tổng Công ty và Luật lao động đối với ông Lê Chung Dũng.
PV
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/sep-lon-tron-di-nuoc-ngoai-mat-hut-tap-doan-dau-khi-len-tieng-345359.html
155.
09/12/2016 09:12 GMT+7
TTO - Liên quan bài viết “Một vụ bổ nhiệm kỳ lạ” diễn ra tại Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, chiều 8-12, ông Sơn Minh Thắng - ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ.
Ông Sơn Minh Thắng, phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ - Ảnh: C.Quốc |
Ông Sơn Minh Thắng nhìn nhận “đúng là bổ nhiệm quá nhanh, có điều bất thường”.
* Thưa ông, báo chí đã đặt nhiều khía cạnh rất “lạ” trong việc bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng làm phó vụ trưởng Vụ Kinh tế như bổ nhiệm khi không công tác ở cơ quan, ngay cả vụ trưởng cũng không biết vụ phó, bổ nhiệm xong được 32 ngày thì chuyển công tác... Đến giờ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã xác định được việc đúng - sai của câu chuyện bổ nhiệm kỳ lạ này chưa?
- Quyết định bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng trước thời điểm tôi về nhận nhiệm vụ tại Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ (ngày 24-5-2016 - PV). Khi báo chí đăng tải, tôi giật mình và đã chỉ đạo Đảng ủy cơ quan phối hợp cùng với Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ rà soát, đánh giá đúng - sai, quá trình đề bạt thế nào.
Đến giờ phút này tôi vẫn chưa nhận được báo cáo nên chưa thể thông tin được, nhưng có thể thấy rằng câu chuyện bổ nhiệm, tuyển dụng và chuyển công tác ông Vũ Minh Hoàng là có thật.
Hôm qua, chi bộ Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cũng đã tổ chức kiểm điểm, ngoài kiểm điểm cuối năm như mọi khi thì lần này còn đi sâu vấn đề đề bạt cán bộ. Làm chưa xong nên chiều nay còn phải kiểm điểm một buổi nữa.
* Trước ông Hoàng, ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ có ai được bổ nhiệm tương tự chưa?
- Chưa có ai được bổ nhiệm như thế. Đây có lẽ là trường hợp cá biệt.
* Cá nhân ông từng biết hoặc từng gặp qua ông Hoàng chưa?
- Chưa. Ngay cả nhiều cán bộ có thâm niên công tác lâu năm ở cơ quan này cũng nói ít ai biết ông Hoàng.
* Vụ việc đã được báo cáo lên cấp trên chưa, thưa ông?
- Qua làm việc và báo cáo của Đảng ủy, văn phòng về vụ việc này, chúng tôi sẽ họp ban lãnh đạo để đánh giá vấn đề này thế nào nhằm báo cáo trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ (Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - PV).
Tinh thần của thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ là vụ việc này phải được làm rõ, chấn chỉnh và công khai vì bây giờ nó không còn riêng của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ nữa, mà dư luận cả nước rất quan tâm.
* Thưa ông, không chỉ có trường hợp bổ nhiệm ông Hoàng, mà tại ban này còn có chuyện bổ nhiệm một số cán bộ không đúng chuẩn, quy định, giữ nhiều vị trí khác nhau?
- Tôi cũng đã nghe phản ảnh việc này, nhưng do vụ việc xảy ra trước khi tôi về đây công tác nên hiện đang cho bộ phận tham mưu rà soát, báo cáo lại toàn bộ.
Riêng trường hợp của bà Hằng (Lê Thị Thu Hằng - PV) - phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo - được bố trí kiêm một số chức vụ khác liên quan đến tài chính, không đúng như: phó chánh văn phòng, giám đốc nhà khách, kế toán trưởng..., từ cuối tháng 11-2016 tôi đã chỉ đạo cho thôi các chức vụ trên, phân công nhiệm vụ khác.
Ông Hoàng là con cháu ông nào?
Trao đổi với phóng viên tại buổi làm việc chung với ông Sơn Minh Thắng, thiếu tướng Nguyễn Đoàn Kết - ủy viên chuyên trách, vụ trưởng Vụ quốc phòng - an ninh Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ - khẳng định làm việc tại nơi đây nhiều năm nhưng ông cũng không biết ông Vũ Minh Hoàng là ai.
Ông Kết nói sau này mới biết Hoàng là cháu của một cán bộ trước đây ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, hiện đang giữ chức phó giám đốc công an một tỉnh phía Bắc.
|
Nhiều trường hợp bổ nhiệm tùy tiện
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ngoài trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng có biểu hiện bất thường, việc bổ nhiệm cán bộ tại Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ trong năm 2015 và ba tháng đầu năm 2016 còn nhiều trường hợp chưa chuẩn, sai nguyên tắc. Đây là thời điểm trước khi ông Nguyễn Phong Quang - phó trưởng ban thường trực - về hưu.
Trong số 14 cán bộ cấp vụ và tương đương (chưa kể cấp phòng) được bổ nhiệm có đến 8 trường hợp, chiếm hơn 57%, không đúng theo quy định chung và quy chế làm việc do chính cơ quan này ban hành.
Có tình trạng bổ nhiệm cán bộ cấp tập, sai nguyên tắc cơ bản trong quản lý, điều hành. Điển hình là trường hợp bà Lê Thị Thu Hằng thi rớt chuyên viên chính năm 2015 vẫn được bổ nhiệm làm phó chánh văn phòng ban phụ trách tài vụ kiêm kế toán trưởng, giám đốc nhà khách...
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, việc bổ nhiệm cán bộ này bị phản ứng trong một số cuộc họp tại cơ quan này, nhưng vẫn được kéo dài từ ngày 5-6-2015 đến khi ông Quang về hưu và chỉ được khắc phục vào cuối tháng 11-2016.
Chỉ trong thời gian ba tháng trước khi về hưu, ông Quang đã thay đổi đến ba lần giám đốc nhà khách Tây Nam bộ.
Ông Nguyễn Huỳnh Phước, hàm vụ trưởng Vụ Văn hóa - xã hội, được giao kiêm nhiệm giám đốc thay cho một giám đốc nhà khách trước đó tuy ông này được xem là điều hành đơn vị có hiệu quả. Ông Phước cũng chỉ giữ chức vụ được hơn một tháng phải chuyển giao lại cho bà Hằng để cán bộ này “một mình diễn nhiều vai”.
Trường hợp bà Huỳnh Thị Kim (đã về hưu, hiện đang công tác tại Hội Bảo trợ người nghèo Tây Nam bộ) lúc 53 tuổi là trưởng phòng tổ chức - hành chính được bổ nhiệm hàm vụ phó, phó chánh văn phòng không đúng chuẩn.
Bà Kim chưa có bằng trung cấp lý luận chính trị, đang giữ ngạch chuyên viên, thi rớt chuyên viên chính, trong khi tiêu chuẩn quy định phải là chuyên viên chính, học qua cao cấp lý luận chính trị, bổ nhiệm lần đầu phải đủ 5 năm công tác.
|
154.
Thứ Năm, 08/12/2016 - 21:07
Lợi dụng việc nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng trốn ở lại Singapore
Dân trí PV Power cho biết, hết thời hạn nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng đã không đến cơ quan làm việc mà lại tiếp tục có đơn gửi Tổng Công ty xin đi học khóa dự bị MBA của trường Đại học SP Jain School Of Management tại Singapore trong thời gian 6 tháng, ngày nhập học 20/10/2016.
>> Thêm một "sếp" doanh nghiệp lớn ngành Công Thương đi nước ngoài mất hút
>> Sau vụ Vũ Đình Duy, Bộ Công Thương siết quản lý lãnh đạo doanh nghiệp
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có nhiều sai phạm trong quá trình đầu tư
Chiều tối ngày 8/12, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã có thông cáo báo chí về việc ông Lê Chung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty đã xin nghỉ phép, đi việc cá nhân ở nước ngoài hơn 3 tuần nay vẫn chưa về.
Theo thông tin từ PV Power, ông Lê Chung Dũng nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) được điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc PV Power từ tháng 1/2011.
Ngày 10/10/2016 vừa qua, ông Lê Chung Dũng có Đơn gửi PV Power xin được nghỉ phép 15 ngày để giải quyết công việc gia đình, không nêu rõ địa điểm nghỉ phép. Căn cứ vào số ngày phép còn lại trong năm 2016 của ông Lê Chung Dũng, Tổng Công ty đã chấp thuận cho ông Dũng được nghỉ phép theo đúng quy định từ ngày 10/10/2016 đến hết ngày 20/10/2016 (9 ngày) và đề nghị ông Dũng có mặt ở Tổng Công ty sau khi hết thời hạn nghỉ phép.
Tuy nhiên, hết thời hạn nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng đã không đến cơ quan làm việc mà lại tiếp tục có đơn gửi Tổng Công ty xin đi học khóa dự bị MBA của trường Đại học SP Jain School Of Management tại Singapore trong thời gian 06 tháng, ngày nhập học 20/10/2016.
Sau khi nhận được đơn xin đi học ở nước ngoài của ông Lê Chung Dũng, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã không chấp nhận và nhiều lần liên hệ (qua điện thoại, email) cũng như gửi các văn bản yêu cầu ông Lê Chung Dũng trở lại Tổng Công ty để tiếp tục làm việc và giải quyết các thủ tục liên quan nhưng ông Lê Chung Dũng vẫn chưa trở lại Tổng Công ty làm việc.
"Thời điểm này cũng là thời hạn bổ nhiệm lại chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Lê Chung Dũng, vì các lý do nêu trên nên theo quy định quản lý cán bộ ông Lê Chung Dũng không được bổ nhiệm lại và không còn là Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Tổng Công ty đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về Đảng và tiến hành các thủ tục để kỷ luật lao động theo quy định của Nội quy lao động của Tổng Công ty và Luật lao động đối với ông Lê Chung Dũng", thông cáo cho biết.
Như Dân trí đưa tin trước đó, một nguồn tin cho biết, hiện nay Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - đơn vị đầu tư 100% vốn vào PV Power - báo cáo rõ về trường hợp này.
Một nguồn tin khác cho biết, ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, khi ông này còn làm ở Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc.
PV Power là Tổng công ty do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư 100%, được thành lập từ năm 2007 với vốn điều lệ hiện tại là hơn 13.000 tỷ đồng. PV Power đang thực hiện một số dự án lớn như: Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy điện Cà Mau, Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 và 2...
Báo cáo tại Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy, doanh thu toàn Tổng công ty nửa đầu năm ước đạt 12.398 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 897 tỷ đồng, bằng 149% kế hoạch cả năm 2016, nộp ngân sách Nhà nước đạt 563 tỷ đồng.
Phương Dung
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/loi-dung-viec-nghi-phep-ong-le-chung-dung-tron-o-lai-singapore-20161208210502378.htm
153.
Lê Chung Dũng (Manh Quân nhé) "lặn" ngay sau khi người đồng nhiệm của mình ở PVPower là Trần Đức Chính và, mới nhất là, Trần Đức Minh - giám đốc PV Coating - bị bắt (23/11/2016). Ai sẽ là người tiếp tục "noi gương" Trịnh Xuân Thanh [Danh sách "có khả năng bỏ trốn" trong ngành Dầu Khí mà cơ quan điều tra mới trao cho Tập đoàn lên tới... 192 nhân vật].
Tôi không nghĩ Công an Việt Nam dở như vậy. Họ mà giữ thì con kiến cũng khó đi đâu. Việc chậm khởi tố những người như Dũng, Duy, Thanh, để bọn chúng bỏ trốn là vi phạm điều 294 BLHS (Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội). Tuy nhiên rất khó để xử lý cơ quan điều tra, vì thay vì "chỉ tuân theo pháp luật" khi khởi tố đảng viên họ còn phải tuân theo "Chỉ thị 15" nữa. Tôi nghĩ, nếu Ban Bí thư không muốn bọn tham nhũng tiếp tục bỏ trốn thì phải bãi bỏ ngay đặc quyền trước pháp luật này cho các đảng viên phạm tội.
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1139981266037053
152.
Thứ Năm, 08/12/2016 - 13:52
Thêm một "sếp" doanh nghiệp lớn ngành Công Thương đi nước ngoài mất hút
Dân trí Theo nguồn tin riêng của Dân trí, ông Lê Trung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) - một doanh nghiệp lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã xin nghỉ phép, đi việc cá nhân ở nước ngoài hơn 3 tuần nay vẫn chưa về.
>> Ông Vũ Đình Duy bị buộc thôi việc từ ngày 1/12
>> Sau vụ Vũ Đình Duy, Bộ Công Thương siết quản lý lãnh đạo doanh nghiệp
>> Từ vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy “mất tích”: Cần phải sửa luật!
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, một công trình được cho là có nhiều dấu hiệu sai phạm trong quá trình đầu tư
Nguồn tin trên cho biết, hiện nay Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu PVN báo cáo rõ về trường hợp này. Những thông tin ban đầu cho thấy, ông Dũng xin nghỉ phép với lý do cá nhân và đi nước ngoài bằng hộ chiếu phổ thông.
Tuy nhiên, việc ông này 3 tuần qua chưa về mà không báo cáo việc kéo dài thời gian nghỉ (ngoài chế độ) là điều rất bất thường và vi phạm quy định của Nhà nước.
"Vì ông Dũng đi nghỉ theo chế độ cá nhân mà hiện nay cũng chưa xác định rõ vụ việc nào có sai phạm mà ông này có liên quan nên cơ quản quản lý cũng không thể cấm ông Dũng xuất cảnh", nguồn tin trên cho biết.
Hiện không còn thấy tên ông Dũng trên bảng cơ cấu lãnh đạo của PV Power trên trang web của Tổng công ty này.
Một nguồn tin khác cho biết, ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, khi ông này còn làm ở Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc.
PV Power là Tổng công ty do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư 100%, được thành lập từ năm 2007 với vốn điều lệ hiện tại là hơn 13.000 tỷ đồng. PV Power đang thực hiện một số dự án lớn như: Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy điện Cà Mau, Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 và 2...
Báo cáo tại Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy, doanh thu toàn Tổng công ty nửa đầu năm ước đạt 12.398 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 897 tỷ đồng, bằng 149% kế hoạch cả năm 2016, nộp ngân sách Nhà nước đạt 563 tỷ đồng.
Liên quan đến quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, mới đây, một nguồn tin của Dân trí cho biết, hiện Bộ Công Thương đã có những động thái siết lại quản lý việc các lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty đi nước ngoài, công tác. Đồng thời, yêu cầu báo cáo về các trường hợp xin nghỉ ốm hay có những việc cá nhân bất thường.
"Lãnh đạo cũng có yêu cầu quản lý chặt hơn việc sử dụng hộ chiếu của lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành nhất là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn", nguồn tin này cho biết.
Như Dân trí đưa tin, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ký quyết định ngày kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVtex) sau khi ông này xuất cảnh hơn 1 tháng và chưa nhập cảnh trở lại.
Trong khi đó, ông Trịnh Xuân Thanh hồi tháng 9 vừa qua bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố do tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Thanh được cho là rời Việt Nam cuối tháng 7 khi gửi đơn đến Tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.
Mạnh Quân-Phương Dung
151.
Phó vụ trưởng 32 ngày: Một vụ bổ nhiệm kỳ lạ
TTO - Một phó vụ trưởng Vụ kinh tế thuộc Ban chỉ đạo Tây Nam bộ được cho là thăng tiến nhanh và... lạ. Đó là ông Vũ Minh Hoàng, quê ở Bắc Ninh.
Ông Vũ Minh Hoàng (phải) nhận quyết định điều về làm phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ - Ảnh: Đài PT-TH Cần Thơ |
Khi được bổ nhiệm phó vụ trưởng Vụ kinh tế, ông Hoàng mới 26 tuổi và hiện đang du học ở nước ngoài.
Càng lạ hơn khi ông Hoàng được tuyển dụng, bổ nhiệm phó vụ trưởng làm việc tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ nhưng không... hưởng lương. Và vụ trưởng cũng không biết.
Được bổ nhiệm làm vụ phó khi đang... du học
Theo tài liệu phóng viên Tuổi Trẻ có được, ngày 20-5-2014, ông Nguyễn Phong Quang, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ký văn bản gửi Ban Tổ chức trung ương “về việc đề nghị thống nhất xét tuyển không qua thi tuyển đối với công chức”.
Công văn nêu: “Hiện nay Ban chỉ đạo Tây Nam bộ có 63/65 biên chế được giao (còn 2 biên chế). Căn cứ nhu cầu công tác của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và năng lực, trình độ xét tuyển công chức, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đề nghị Ban Tổ chức trung ương có ý kiến thống nhất tiếp nhận không qua thi tuyển đối với ông Vũ Minh Hoàng (sinh ngày 22-8-1990 tại tỉnh Bắc Ninh)... để nghiên cứu, tham mưu, đề xuất lãnh đạo ban trong lĩnh vực đối ngoại”.
Theo hồ sơ, ông Vũ Minh Hoàng đã có bằng thạc sĩ tại ĐH Kent (Bỉ) và ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc).
Đến ngày 2-6-2014, Ban Tổ chức trung ương có văn bản (do Phó trưởng Ban Tổ chức trung ương Nguyễn Hoàng Việt ký) gửi Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, nêu: “Ban Tổ chức trung ương thống nhất để Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tiếp nhận không qua thi tuyển đối với đồng chí Vũ Minh Hoàng, sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc, chuyên ngành phát triển quốc tế Trường ĐH Kent, Vương quốc Bỉ vào công tác tại văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ. Việc điều động, tiếp nhận và xếp lương công chức thực hiện theo quy định hiện hành”.
Sau khi có văn bản này, ngày 1-8-2014 ông Hoàng được tuyển dụng không qua thi tuyển và cũng không qua hội đồng xét tuyển, sát hạch theo quy định.
Và chỉ một năm rưỡi sau, ngày 15-1-2016 ông Nguyễn Quốc Việt, phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, đã ký quyết định bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức phó vụ trưởng Vụ kinh tế.
Điều lạ là thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ ngay sau đó lại chấp thuận cho ông Hoàng đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH Tokyo (Nhật Bản) theo diện tự túc từ ngày 1-10-2014 đến 30-9-2017, không hưởng lương tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ.
Như vậy, ông Hoàng đi học từ ngày 1-10-2014 cho đến cuối tháng 9-2017, trong khi ông được bổ nhiệm phó vụ trưởng ngày
15-1-2016, tức là ông được bổ nhiệm khi không công tác thực tế tại cơ quan này và ông Hoàng cũng chỉ được bố trí ngạch, bậc lương, phụ cấp trên... giấy tờ chứ chưa được ban này trả lương theo quy định.
Các quyết định bổ nhiệm dành cho ông Hoàng - Ảnh: PV |
Đương chức... 32 ngày
Điều lạ lùng hơn, chỉ sau 32 ngày được bổ nhiệm phó vụ trưởng, ông Hoàng được lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đồng ý cho chuyển công tác “về UBND TP Cần Thơ” theo quyết định số 02-QĐ/BCĐTNB ngày 17-2-2016 do ông Nguyễn Quốc Việt ký. Cùng ngày này lại có công văn số 517/UBND-NCPC của chủ tịch UBND TP Cần Thơ “xin” cán bộ này.
Đến ngày 7-3-2016, UBND TP Cần Thơ đã tổ chức lễ tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ cho ông Hoàng. Theo đó, ông Hoàng được đơn vị mới bổ nhiệm làm phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư - thương mại và hội chợ triển lãm TP Cần Thơ.
Và ngay sau khi có mặt tại TP Cần Thơ nhận nhiệm vụ mới tại buổi công bố quyết định ngày 7-3-2016 đến nay, ông Hoàng vẫn đang... tiếp tục ở nước ngoài, không hưởng lương gì ở đây.
Ông Nguyễn Khánh Tùng, giám đốc trung tâm, cho biết sau khi tiếp nhận, ông Hoàng có ra mắt các đơn vị trực thuộc trung tâm rồi tiếp tục xuất cảnh theo chương trình học tại Nhật Bản, không làm việc trực tiếp tại trung tâm.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về “phó vụ trưởng 32 ngày”, một số cán bộ ở Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết khoảng giữa tháng 3-2016, trong buổi họp giao ban cơ quan này, có một vụ trưởng đặt vấn đề hỏi lãnh đạo ban về ông Vũ Minh Hoàng được bổ nhiệm làm phó vụ trưởng Vụ kinh tế thì họ mới... ngã ngửa (!).
“Tôi thấy lạ quá vì tôi công tác ở đây gần chục năm nay nhưng không thấy ông Hoàng làm việc tại cơ quan này, không biết quyết định bổ nhiệm ông Hoàng, cũng không thấy lãnh đạo cơ quan triển khai quyết định ở cơ quan” - một cán bộ cơ quan này nói.
Và chỉ sau khi lên website của Đài phát thanh - truyền hình TP Cần Thơ thì nhiều người mới thấy đài đưa tin và hình ảnh lãnh đạo TP Cần Thơ trao quyết định cho một người tên Vũ Minh Hoàng - nguyên phó vụ trưởng Vụ kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam bộ - làm phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ.
Lúc đó thì vụ trưởng Vụ kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam bộ mới biết vụ mình từng có một phó vụ trưởng tên Vũ Minh Hoàng (!?).
Có hay không những điều khuất tất trong vụ bổ nhiệm kỳ lạ này? Dư luận đang chờ câu trả lời từ những người trong cuộc.
Theo quy chế làm việc của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ được ban hành năm 2012, các vụ trưởng, phó vụ trưởng, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng thuộc thẩm quyền quyết định của thường trực ban chỉ đạo, nhưng khi ra quyết định bổ nhiệm phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định.
“Quy định” tại quy chế này cũng nêu rõ: các vụ trưởng, chánh văn phòng ban phải là chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, còn các phó vụ trưởng, phó chánh văn phòng phải có bằng đại học, giữ ngạch công chức chuyên viên chính hoặc tương đương, có bằng cao cấp lý luận chính trị.
|
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161208/pho-vu-truong-32-ngay-mot-vu-bo-nhiem-ky-la/1232179.html
Ông Hoàng được chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ từ ngày 26/2/2016
Một du học sinh sinh năm 1990 được Ban chỉ đạo Tây Nam bộ (BCĐTNB) tuyển dụng vào làm việc không qua thi tuyển với vai trò tập sự thử việc. 17 tháng sau, người này được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế (thuộc BCĐTNB) khi đang đi học ở nước ngoài.
Quyết định bổ nhiệm chức Phó Vụ trưởng đối với ông Vũ Minh Hoàng được đánh giá là rất... "thần tốc"!
Theo tài liệu phóng viên Dân trí có được, ngày 4/6/2014, BCĐTNB có quyết định tuyển dụng ông Vũ Minh Hoàng, trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Phát triển quốc tế, vào làm việc tại Phòng Nghiên cứu – Tổng hợp của cơ quan này.
Theo quyết định, ông Vũ Minh Hoàng được hưởng 85% lương ngạch chuyên viên, thời gian tập sự 12 tháng.
Chưa đầy 3 tháng sau (ngày 8/9/2014), cơ quan này ra quyết định cử ông Vũ Minh Hoàng đi học Tiến sĩ ở Nhật Bản từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2017 (lúc này ông Hoàng vẫn chưa hết thời gian tập sự).
Trong thời gian ông Vũ Minh Hoàng đang học ở Nhật Bản, chưa thể điều hành công việc trực tiếp ở cơ quan, nhưng ngày 15/1/2016, BCĐTNB lại có quyết định 824/QĐ/BCĐTNB bổ nhiệm ông này giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế của Ban.
Ông Vũ Minh Hoàng được nhận vào làm chuyên viên tập sự ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ngày 4/6/2014
Chỉ 32 ngày kể từ ngày ông Hoàng được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, lại ký tiếp quyết định để ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ. Lúc này ông Hoàng vẫn chưa hoàn thành khóa học ở Nhật Bản.
Ngày 26/2/2016, UBND TP Cần Thơ có quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư – Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ trong thời hạn 5 năm. Sau đó, ông Hoàng lại tiếp tục qua Nhật Bản làm nghiên cứu sinh.
Theo tìm hiểu các Thông tư của Bộ Nội vụ, Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức... có thể thấy việc nhận người vào làm cán bộ, công chức tại BCĐTNB là không đơn giản. Ngoài ra để lên được vị trí Phó Vụ trưởng phải hội đủ các tiêu chuẩn như lý luận chính trị, thâm niên công tác, ngạch công chức chuyên viên chính hoặc tương đương, phải thi chuyên viên chính được Bộ Nội vụ công nhận, khi bổ nhiệm phải thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định...
Trong khi đó, việc tuyển công chức đối với ông Hoàng đã không được lập Hội đồng xét tuyển, khi ông Hoàng được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng cũng chưa có bằng cao cấp chính trị, không phải chuyên viên chính…
Một cán bộ đang công tác tại BCĐTNB cho biết, ông Vũ Minh Hoàng chưa hề công tác tại Vụ Kinh tế, cũng không sinh hoạt Đảng ở Chi bộ của Vụ Kinh tế. Khi ông Hoàng được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng, những người công tác ở Vụ này không hề hay biết, cũng chưa từng biết ông Hoàng là ai.
Liên quan đến vụ việc bổ nhiệm "thần tốc" trên, sáng 7/12, phóng viên Dân trí có mặt ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ để liên hệ làm rõ thông tin, nhưng trực ban của cơ quan này nói lãnh đạo Ban và văn phòng đang họp nên chưa biết khi nào mới tiếp được nhà báo.
Theo Dân Trí
http://ngaynay.vn/xa-hoi/mot-can-bo-9x-o-ban-chi-dao-tay-nam-bo-duoc-bo-nhiem-than-toc-33950.html
150.
Chưa làm việc ngày nào vẫn lên chức vụ phó
08/12/2016 09:22 GMT+7
Một du học sinh liên tục đi học nước ngoài nhưng vẫn được Ban chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam Bộ tuyển dụng rồi bổ nhiệm vụ phó, sau đó lại được TP Cần Thơ xin đích danh về.
Việc BCĐ Tây Nam Bộ tuyển công chức không qua thi tuyển, sau đó dù người này không làm việc một ngày nào vẫn được bổ nhiệm làm phó vụ trưởng Vụ kinh tế đang khiến dư luận quan tâm.
Không làm việc thực tế ngày nào
Ngày 1/8/2014, ông Vũ Minh Hoàng (SN 1990), đang trong thời gian du học ở TQ, được BCĐ Tây Nam Bộ tuyển dụng làm công chức tập sự, thời gian tập sự 12 tháng.
Theo quyết định tuyển dụng, ông Hoàng được bố trí làm việc tại phòng Nghiên cứu - tổng hợp trực thuộc văn phòng BCĐ.
Sau khi được tuyển dụng, ông Hoàng không làm việc tại cơ quan một ngày nào. Tới ngày 8/9/2014, BCĐ Tây Nam Bộ lại có quyết định cử ông Hoàng đi làm NCS tiến sĩ tại Nhật Bản đến tháng 9/2017.
Ông Hoàng không được hưởng lương, các chế độ liên quan và phải tự đóng bảo hiểm xã hội.
Đến ngày 1/8/2015, ông Hoàng được công nhận hết thời gian tập sự. Chỉ 5 tháng sau, ngày 15/1/2016 dù ông Hoàng vẫn đang học ở nước ngoài nhưng ông Nguyễn Quốc Việt, phó Trưởng BCĐ Tây Nam Bộ (không được phân công phụ trách công tác tổ chức cán bộ), lại ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Hoàng làm phó vụ trưởng Vụ Kinh tế.
Chỉ 32 ngày sau khi ông Hoàng lên chức phó vụ trưởng, vào ngày 17/2/2016, chính ông Nguyễn Quốc Việt lại ký tiếp quyết định cho ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ.
Điều lạ lùng là công văn “xin” ông Hoàng của UBND TP Cần Thơ và quyết định cho ông Hoàng chuyển công tác của BCĐ Tây Nam Bộ được ký trong cùng một ngày.
Và thời điểm này ông Hoàng vẫn đang du học ở Nhật.
Lãnh đạo tiếp nhận đã nghỉ hưu
Ngày 7/12, đặt vấn đề với ông Sơn Minh Thắng, phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ về việc tuyển dụng ông Vũ Minh Hoàng làm công chức thử việc nhưng thực tế ông Hoàng không làm việc ngày nào, lại còn được cử đi học nước ngoài.
Như vậy làm sao đánh giá đúng năng lực của ông Hoàng? Và căn cứ nào để bổ nhiệm ông Hoàng giữ chức vụ phó Vụ Kinh tế?
Ông Sơn Minh Thắng cho biết, ngay khi nhận được thông tin, ông đã giao các bộ phận liên quan phối hợp chánh văn phòng rà soát, đánh giá quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động ông Hoàng đi nơi khác là đúng hay sai.
Do các bộ phận chưa có báo cáo nên ông chưa kết luận được. “Chúng tôi phải kiểm điểm, đánh giá sau khi có báo cáo mới đưa ra kết luận được.
Bữa nay cũng đang kiểm điểm chi bộ, trong đó có văn phòng vì văn phòng làm tham mưu. Đúng, sai thế nào sẽ trả lời báo cụ thể sau” - ông Thắng thông tin.
Vậy khi nào ban sẽ có câu trả lời chính thức? Ông Thắng trả lời: “Tôi mới về đây khoảng sáu tháng. Trường hợp này do lãnh đạo trước đây làm.
Các lãnh đạo trước đây chỉ còn đồng chí Việt còn làm việc, còn lại đã về hưu hết rồi. Cần phải có sự phối hợp giữa các lãnh đạo nghỉ hưu với lãnh đạo ban hiện tại mới làm rõ được vấn đề. Do đó sẽ phải mất khá nhiều thời gian” .
Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo
Chúng tôi tiếp tục đi tìm câu trả lời từ Ban Tổ chức Trung ương, đơn vị có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn chuyên môn trong lĩnh vực tổ chức - cán bộ cho các BCĐTây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
'Tôi đang đốc thúc giải quyết vụ việc. Vì mới về nên tôi chỉ nắm vấn đề lớn, chung, khi báo chí hỏi tôi cũng giật mình. Tôi đã yêu cầu các đồng chí trong chi ủy trả lời vấn đề này'
Ông SƠN MINH THẮNG, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ
|
Thời điểm năm 2014, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Hoàng Việt là người theo dõi Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Trao đổi với chúng tôi, ông Việt cho biết không nhớ rõ trường hợp nhân sự cụ thể Vũ Minh Hoàng.
Hơn nữa, việc tuyển dụng và đề bạt, bổ nhiệm tới cỡ cấp vụ thì thuộc thẩm quyền quyết định của lãnh đạo BCĐ Tây Nam Bộ, chứ không phải việc của Ban Tổ chức Trung ương.
“Giờ tôi nghỉ hưu rồi, có việc gì cần tìm hiểu thì anh liên hệ các đồng chí đương chức” - ông nói.
Người theo dõi mảng công việc hiện nay là ông Mai Văn Chính, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Qua điện thoại, ông Chính cho biết: “Tôi chưa nắm thông tin, phải để kiểm tra đã. Nhưng vụ việc cụ thể như vậy nên hỏi trực tiếp các lãnh đạo BCĐ Tây Nam Bộ”.
BCĐ Tây Nam Bộ nhiệm kỳ 2016-2021 do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kiêm nhiệm trưởng ban. Tuy nhiên, điều hành công việc chính là các phó trưởng ban, trong đó ông Sơn Minh Thắng là phó thường trực.
Nguồn tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết sau khi nhận thông tin vụ việc, ông Vương Đình Huệ đã yêu cầu Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ kiểm tra, báo cáo.
Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ: "Không bị áp lực phải nhận ông Hoàng"
Ông có nghe dư luận thắc mắc về quy trình bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng?
- Ông Võ Thành Thống: Đó là giai đoạn ông Vũ Minh Hoàng còn ở BCĐTây Nam bộ, cụ thể như thế nào tôi chưa rõ.
Nhưng khi xin người về, TP Cần Thơ có nắm rõ về ông Hoàng chưa?
- Sở Nội vụ đã có tìm hiểu hồ sơ cặn kẽ. Lúc xin về, anh này đang học tiến sĩ bên Nhật Bản, đến tháng 9/2017 mới hoàn tất.
Trường hợp đang du học, chưa làm việc thực tế ngày nào vẫn được tuyển dụng như vậy có phù hợp hay không? Chưa kể ông Hoàng sinh năm 1990, thâm niên công tác chưa có.
- Trẻ già không quan trọng. Giờ càng trẻ càng tốt, miễn có tài thực sự.
Nhưng thực sự ông này có tài hay không?
- Ông Hoàng có hai bằng thạc sĩ của các trường nổi tiếng và có chất lượng trên thế giới, sử dụng thành thạo bốn ngoại ngữ. Người như vậy hiện không nhiều. TP Cần Thơ đang rất cần người giỏi ở lĩnh vực đối ngoại kinh tế và xúc tiến đầu tư. Người có tuổi khó đáp ứng đủ các điều kiện trên.
TP đã bố trí công việc và xếp lương cho ông Hoàng chưa?
- Sau khi tiếp nhận, TP đã bố trí cho ông Hoàng nhận việc tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ. Sau đó ông Hoàng tiếp tục đi du học. Còn lương thì hồ sơ từ BCĐ Tây Nam bộ thể hiện ông Hoàng không được nhận lương trong thời gian du học tự túc và chính sách đó xuyên suốt quá trình học cho đến nay. Do đó hiện TP cũng chưa trả lương cho ông Hoàng.
Vì sao TP xin nhận ông Hoàng về? Có phải do ai đó tác động không, thưa ông?
- Chúng tôi nghe thông tin và tìm hiểu về ông Hoàng, trên cơ sở đó xin về chứ hoàn toàn không có áp lực gì cả.
|
Theo PL TP.HCM
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-moi-chua-lam-viec-ngay-nao-van-len-chuc-vu-pho-345186.html
(CAO) Ngày 7-12, dư luận xôn xao thông tin ông Vũ Minh Hoàng (sinh ngày 22-8-1990, quê quán Lương Tài, Bắc Ninh) được ưu ái “bổ nhiệm”.
Ngày 4-6-2014, ông Hoàng được tuyển dụng vào phòng Nghiên cứu Tổng hợp, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐTNB). Ngày 15-1-2016, BCĐTNB có quyết định điều động và bổ nhiệm Hoàng từ chuyên viên Phòng Nghiên cứu Tổng hợp sang giữ chức Vụ phó Vụ Kinh tế.
Ngày 17-2-2016, ông Hoàng được BCĐTNB chuyển công tác về UBND TP.Cần Thơ và giữ chức Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ. Từ năm 2014 đến nay, Hoàng chỉ đi học. Dư luận cho rằng, việc tiếp nhận và bổ nhiệm Hoàng “có vấn đề” vì không thi tuyển công chức, không xem xét trình độ lý luận chính trị, không được trả lương từ ngân sách,...
Trao đổi với phóng viên Báo CATP, một lãnh đạo BCĐTNB khẳng định, việc tuyển dụng và bổ nhiệm Hoàng là đúng theo quy định. Hoàng có nhiều bằng cấp như: Cử nhân Chính trị và Quan hệ quốc tế tốt nghiệp loại giỏi tại Trường Đại học tổng hợp Kent Anh Quốc; Thạc sĩ chuyên ngành phát triển quốc tế đã tốt nghiệp loại xuất sắc tại Trường Đại học Tổng hợp Kent Vương Quốc Bỉ.
Bản thân ông Hoàng biết 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Nhật Bản. Ngày 8-3-2014, ông Hoàng được kết nạp Đảng. Ngày 2-6-2014, Ban Tổ chức Trung ương có công văn số 6799 do ông Nguyễn Hoàng Việt, Phó trưởng ban ký đã đồng ý tiếp nhận Hoàng không qua thi tuyển công chức. Về việc bổ nhiệm Hoàng cũng trên tinh thần tập thể. Qua nhiều cuộc họp, lãnh đạo ban mới ra quyết định.
“Ngày 8-9-2014, Hoàng có đơn xin du học nước ngoài. Theo đó, Hoàng được chọn là nghiên cứu sinh tiến sỹ về chuyên ngành phát triển Nông nghiệp tại Đại học Tokyo, Nhật Bản (khóa học 2014-2017).
Thấy đề nghị chính đáng, ngày 8-9-2014, BCĐTNB có quyết định đồng ý cho Hoàng theo học với kinh phí tự lo, không hưởng lương, tự đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian theo học.
Khóa học chưa kết thúc, Ủy ban nhân dân TP.Cần Thơ có công văn xin điều động ông Hoàng. Nhận thấy đề nghị hợp lý, ban đã ra quyết định chuyển công tác. Từ ngày được tuyển dụng, Hoàng nhận 2 tháng lương tại BCĐTNB”, vị cán bộ này giải thích.
Trao đổi vấn đề trên với phóng viên, ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ nói: “Chúng tôi tiếp nhận và bổ nhiệm Hoàng là đúng quy trình. Sắp tới, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ có mở Văn phòng tại Nhật bản. Với trình độ ngoại ngữ như trên, tôi sẽ bố trí Hoàng tại Văn phòng để kêu gọi đầu tư về TP.Cần Thơ. Hiện nay, TP.Cần Thơ đang rất cần những cán bộ trẻ, có năng lực như Hoàng”.
http://congan.com.vn/tin-chinh/vu-pho-vu-kinh-te-ban-chi-dao-tay-nam-bo-thong-thao-5-thu-tieng_30438.html
149.
Tổng bí thư: Bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh
06/12/2016 12:26 GMT+7
- Chúng ta đã phát lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh, tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu - Tổng bí thư nói.
Lần đầu tiên tiếp xúc với cử tri huyện Đông Anh theo sáng kiến hoán đổi nơi tiếp xúc của đoàn ĐB Hà Nội, Tổng bí thư giải đáp băn khoăn của cử tri về tệ tham nhũng, lợi ích nhóm.
Ông nhấn mạnh, đây là vấn đề nhức nhối không chỉ nước ta có mà nước nào cũng có, thời kỳ nào cũng có, nhiều nước mất chính quyền từ đó.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
|
Theo Tổng bí thư, lợi ích nhóm là một nhóm người móc ngoặc với nhau để moi móc tiền của nhà nước. Ông nhắc lại một số câu nói dư luận lưu truyền để nói về tệ nạn này: “Tại sao người ta nói mỗi người làm việc bằng hai, để cho cán bộ mua đài, mua xe”.
Tổng bí thư nhìn nhận tình hình suy thoái trong đội ngũ cán bộ rất nghiêm trọng. Do nền kinh tế thị trường, cơ chế xin cho, quà cáp biếu xén sinh ra tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm.
“Đây là cuộc chiến đấu gian khổ, cam go nhưng không thể không làm”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Ông dẫn chứng ngay Trung Quốc chống tham nhũng rất quyết liệt và các nước khác đều phải chống. Nhiều nước mất chính quyền cũng vì tham nhũng, lợi ích nhóm. Vì vậy Đảng, Nhà nước ta dứt khoát đấu tranh nhưng phải kiên trì bằng luật pháp, chính sách, giám sát của nhân dân, báo chí, xử lý kỷ luật cán bộ…
Liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, Tổng bí thư cho rằng, có ý kiến nói kỷ luật nhẹ là tùy phán xét của mỗi người nhưng đại đa số ý kiến hoan nghênh việc xử lý này.
“Có bao giờ chúng ta xử lý cán bộ về hưu chưa, đây là lần đầu tiên xử lý cán bộ về hưu. Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài, chúng ta đã phát lệnh truy nã quốc tế, tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu”, Tổng bí thư khẳng định. Ông cũng lưu ý phải có cách làm và thời gian.
Tội đến đâu xử đến đó
Theo Tổng bí thư, đây mới là kỷ luật về Đảng, công tác cán bộ chứ chưa nói đến hình sự, kinh tế, chưa nói đến chuyện thua lỗ 3.200 tỷ. Đảng kỷ luật như thế, nhà nước kỷ luật hành chính và hiện Chính phủ, QH đang làm. Sau này còn điều tra ra nếu có tham nhũng thì phải làm nữa chứ không dừng ở đấy.
“Lần đầu tiên trong lịch sử QH, qua chất vấn của đại biểu, QH đã nghiêm khắc phê phán Vũ Huy Hoàng”, Tổng bí thư nói và cho biết phải có quy định về luật pháp để xử lý tiếp.
Còn về mức độ xử lý, Tổng bí thư nhấn mạnh: “Tinh thần có công thưởng công, có tội xử tội, tội đến đâu xử đến đó chứ không phải xử nặng là nghiêm mà phải là xử đúng, đúng mới là nghiêm. Xử oan là không nghiêm”.
Riêng công tác cán bộ, Tổng bí thư nêu lại đề nghị kỷ luật của UB Kiểm tra TƯ xử lý nhiều cơ quan, trong đó có cả Ban Tổ chức TƯ, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Tỉnh ủy Hậu Giang, 7 cán bộ bị đề nghị xử lý kỷ luật.
Nói về nghị quyết TƯ 4, Tổng bí thư cho biết phải làm đi làm lại, làm như đánh răng rửa mặt hàng ngày nhưng phải rất bình tĩnh. Kiên quyết là kiên trì.
Tổng bí thư cũng cho biết sắp tới sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc phổ biến nghị quyết TƯ 4, trong đó có nhiều nội dung như việc quy định tuổi thế nào để chống chạy tuổi, quy định cấm ăn uống chè chén, quà cáp biếu xén….
“Bây giờ phải hành động chứ nói nhiều mà làm không làm đến nơi đến chốn nhân dân không yên lòng”, Tổng bí thư lưu ý.
Trước đó, cử tri Nguyễn Đức Phả, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Bắc Hồng nêu băn khoăn về tệ tham nhũng, lợi ích nhóm chưa đẩy lùi. Lợi ích nhóm xen tất cả tất cả đời sống xã hội. Điển hình như vụ Trịnh Xuân Thanh tại sao lại để trốn mất.
Cử tri Nguyễn Đức Phả, Chủ tịch Hội người cao tuổi, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh. Ảnh T.Hằng
|
Theo ông Phả, công tác cán bộ là then chốt của mọi then chốt. Ông cho rằng, vừa qua kỷ luật nhưng cử tri chưa hài lòng, còn thấy nhẹ. Vì đây chính là biểu hiện của tham nhũng hơn 3.200 tỷ đồng, lợi ích nhóm từ trên xuống dưới.
Từ đó, ông đề nghị tới đây giải quyết vấn đề này như thế nào phải làm rõ.
Thu Hằng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/tong-bi-thu-bat-bang-duoc-trinh-xuan-thanh-344804.html
148.
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Dừng ở cấp phó thì như gió thoảng qua
05/12/2016 03:03 GMT+7
- Đề nghị kỷ luật hàng loạt cán bộ cấp cao trong vụ Trịnh Xuân Thanh là rất cần thiết nhưng nếu dừng ở đấy thì nhẹ nhàng quá - nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão nói.
Ông Vũ Mão lưu ý còn nhiều khía cạnh phải xem xét tiếp. Ví dụ, những việc làm của các cán bộ bị kỷ luật có phải là ngẫu nhiên, không có chủ đích hay đằng sau là gì?
“Theo tôi trong vụ này đều có những khía cạnh đằng sau phải xem xét kỹ lưỡng. Bản chất vấn đề là luân chuyển cán bộ”, nguyên Chủ nhiệm VPQH nhấn mạnh.
Nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Luân chuyển cán bộ là chủ trương của Đảng nhưng trong những năm gần đây có nhiều biến tướng, có một số việc làm không lành mạnh, mang tính cơ hội, "chạy" luân chuyển một thời gian rồi quay về TƯ để đề bạt cao hơn.
Tình trạng này ở hội nghị TƯ các khoá trước đã có phê phán và thấy phải ngăn chặn, nhưng tình hình vừa qua là ngược lại.
Nếu dừng lại thì như cơn gió thoảng qua
Theo đề nghị kỷ luật của UB Kiểm tra TƯ, có 7 cán bộ cấp cao, trong đó có Bí thư và nguyên Bí thư tỉnh Hậu Giang, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ, 1 trợ lý cùng với 3 Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ông thấy như vậy đã đúng người, đúng sai phạm chưa?
Đối với những cán bộ bị xử lý, UB Kiểm tra TƯ đã phân tích, cân nhắc từng trường hợp, nhưng tôi thấy cần đi sâu phân tích thêm.
Loại việc thứ nhất là thực thi công việc nguyên tắc Đảng. Ví dụ như Bộ Chính trị, Ban Bí thư không đồng ý với việc bổ sung thêm 1 phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nhưng người và cơ quan thực hiện việc này (Ban Tổ chức TƯ) vẫn đồng ý cho Hậu Giang tăng thêm 1 phó chủ tịch là hoàn toàn sai.
Cái sai đó nhất định phải có động cơ và lợi ích phía sau. Đấy là sự cố tình và câu hỏi đặt ra là có bổng lộc gì. Theo tôi, dù việc này rất khó xác định nhưng thực chất là có và trong dư luận ai cũng nghĩ không thể nói là trong sáng, vô tư để làm sai.
Loại việc thứ hai là thi đua khen thưởng. Lâu nay tai tiếng nhiều lắm, muốn được danh hiệu gì đấy, đơn vị này cá nhân kia phải chạy như thế nào mới có được. Ông cha ta thường nói: Có lửa mới có khói.
Cho nên trong vụ Trịnh Xuân Thanh, không phải ngẫu nhiên mà người ta lại phong danh hiệu anh hùng cho đơn vị đó.
Theo tôi cần làm rõ và đi sâu các vấn đề hơn nữa. Nếu dừng ở việc xử lý cấp phó thì nhẹ nhàng quá, chỉ như cơn gió thoảng qua.
Tuy nhiên, hình như có một vài cán bộ nằm trong diện bị kỷ luật cũng có tâm tư. Tôi không bình luận về hình thức kỷ luật đối với Bí thư Hậu Giang là nặng hay nhẹ.
Tôi nghĩ rằng, bản chất và nguyên nhân của vấn đề không thuộc về họ. Họ là người chịu hậu quả của cách làm không đúng nguyên tắc của cấp trên, chứ không phải là người gây ra. Chính vì thế, mức độ kỷ luật cho cán bộ địa phương cần khác cán bộ TƯ.
Cấp trưởng không thể vô can
Dù những cán bộ liên quan trong vụ Trịnh Xuân Thanh bị xem xét kỷ luật lần này đều là cán bộ cấp cao nhưng cũng chỉ dừng ở cấp phó, trong khi chúng ta luôn nói đề cao trách nhiệm người đứng đầu?
Đấy là vấn đề cần đặt ra. Theo tôi, những việc đó cấp trưởng không thể không biết, nên phải có trách nhiệm chứ không thể vô can.
Cấp phó, nếu trực tiếp ký sai thì đó là khuyết điểm, nhưng phải có chủ trương của cấp trưởng chứ. Kể cả nếu cấp phó tự quyền ký quyết định đó, vượt mặt cấp trưởng thì cấp trưởng cũng phải liên đới trách nhiệm theo quy định của Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Vì vậy cần xem xét sâu sắc và đầy đủ hơn đối với cấp trưởng mới thể hiện sự nghiêm túc trong kỷ luật của Đảng. Chúng ta có làm đến nơi đến chốn thì nhân dân mới đồng tình.
Ngay như Bộ Nội vụ có 3 thứ trưởng liên quan bị đề nghị kỷ luật nhưng Bộ trưởng thời ấy lại không hề được nhắc đến?
Bộ Nội vụ phụ trách nhiều lĩnh vực và đương nhiên Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm tất cả các lĩnh vực đó. Các thứ trưởng phụ trách thi đua khen thưởng, cũng như vấn đề nhân sự để trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn thì Bộ trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan.
Cũng có người lập luận: Bộ Nội vụ phụ trách nhiều lĩnh vực quá, Bộ trưởng là người hiền lành mà lại hết lòng với công việc, cần có sự thông cảm. Mức độ xem xét kỷ luật chỉ nên dừng lại ở cấp phó là được. Lập luận như thế chưa ổn, vì để xảy ra những vụ việc trong lĩnh vực của Bộ phụ trách thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm.
Qua đây, ta cũng thấy một điều rất quan trọng: Việc chọn người để quy hoạch rồi đề bạt Bộ trưởng cần được xem xét nghiêm túc hơn nhiều.
Nói về mức kỷ luật ở đây chủ yếu là khiển trách và cảnh cáo, ông thấy như vậy đã thỏa đáng chưa?
Như trên tôi đã nói, mỗi vấn đề phải đi đến cùng, tức phải xem vì sao ông ký quyết định, không thể vô tư trong sáng trong việc ký đó được, nó phải có động cơ.
Hiện nay ta nói tham nhũng tràn lan, từ cấp cao đến cấp cơ sở. Ta đang quyết liệt chống tham nhũng, vậy trong vụ việc này có tham nhũng không, cần phải đi sâu làm rõ.
Thu Hằng - Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/vu-trinh-xuan-thanh-dung-o-cap-pho-thi-nhu-gio-thoang-qua-343316.html
147.
Chủ tịch QH giải thích cho cử tri vụ Trịnh Xuân Thanh
04/12/2016 15:51 GMT+7
- Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân sáng nay có buổi tiếp xúc với cử tri quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ).
Cử tri băn khoăn về việc đề nghị kỷ luật các cán bộ liên quan đến bổ nhiệm cựu Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời cử tri ở Cần Thơ |
Cử tri Vũ Cao Quân đặt câu hỏi: Tại sao tỉnh Hậu Giang xin cán bộ cho địa phương và được Ban Tổ chức TƯ đồng ý, nhưng cuối cùng nguyên Bí thư và Bí thư tỉnh này bị kỷ luật?
Trung tướng Nguyễn Xuân Xinh, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục 5, Bộ Công an, nguyên Giám đốc Công an Cần Thơ mượn câu nói của đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng rằng “tham nhũng đang nhảy múa ung dung trên lưỡi gươm của pháp luật”.
Lắng nghe ý kiến của cử tri, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá những vấn đề các cử tri nêu ra rất chất lượng, được người dân cả nước rất quan tâm.
Bà khẳng định: Quan điểm của Đảng về phòng chống tham nhũng rất cương quyết, không có vùng cấm. Căn cứ vào hiến pháp và pháp luật, QH đang giao cho UB Thường vụ QH nghiên cứu để ban hành quy định việc xử lý sau khi cán bộ nghỉ hưu.
Liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch QH cho biết: "Có tội hay không tội và kỷ luật nặng hay nhẹ thì phải căn cứ vào kết luận của UB Kiểm tra TƯ. UB Kiểm tra TƯ sẽ chịu trách nhiệm khi biểu quyết bỏ phiếu các đồng chí này bị kỷ luật ở mức độ nào, sau đó báo cáo về cấp trên. Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang phải có trách nhiệm trong vấn đề này".
"Tôi biết, Hậu Giang có 2 lần xin Phó chủ tịch tỉnh. Lần đầu tiên là xin một Phó chủ tịch, lần 2 là xin đích danh ông Trịnh Xuân Thanh. Còn vì sao lãnh đạo tỉnh Hậu Giang bị kỷ luật, vì khi xin 1 Phó chủ tịch UBND tỉnh mà không thông qua Thường vụ Tỉnh ủy là sai nguyên tắc.
Chỉ vì làm không đúng nguyên tắc đã ảnh hưởng đến Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra còn cái sai nữa là để lãnh đạo tỉnh đi xe biển trắng gắn biển xanh. Đó là 2 cái sai của Hậu Giang. Tôi rất chia sẻ với nhân dân tỉnh Hậu Giang”, Chủ tịch QH nói.
Hoài Thanh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/cu-tri-buc-xuc-ve-ky-luat-can-bo-vu-trinh-xuan-thanh-343495.html
146.
Đắk Lắk:
Thượng tá công an nhận tiền tỷ chạy trường
02/12/2016 19:53 GMT+7
- Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã ký quyết định khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến Thượng tá Y Tuyến Ksơr (nguyên Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64), Công an tỉnh).
Thông tin được Thượng tá Bùi Trọng Tuấn (Trưởng phòng Tham mưu - tổng hợp, người phát ngôn Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết tại cuộc họp báo định kỳ của tỉnh chiều nay.
Giấy giao nhận tiền được cho là của của ông Y Tuyến viết - ảnh: Tiền Phong
|
Theo đó, vào ngày 28/11, Đại tá Phạm Minh Thắng - Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã ký quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014-2016 liên quan đến Thượng tá Y Tuyến Ksơr.
Công an tỉnh cũng có văn bản báo cáo gửi Bộ Công an đề nghị tước danh hiệu Công an nhân dân đối với thượng tá Y Tuyến Ksơr.
“Hiện Công an tỉnh đang chờ văn bản phản hồi của Bộ Công an về việc đề nghị tước danh hiệu Công an nhân dân của Thượng tá Y Tuyến Ksơr. Sau khi có văn bản của Bộ, Công an tỉnh sẽ tiếp tục ra quyết định khởi tố bị can đối với sĩ quan này” - Thượng tá Tuấn thông tin.
Trước đó, ông Y Tuyến bị nhiều người dân tố nhận tiền để chạy cho con em họ vào học các trường thuộc ngành công an. Số tiền ông Y Tuyến nhận hàng trăm triệu đồng/trường hợp. Tổng số tiền ông Y Tuyến bị tố nhận lên đến nhiều tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Y Tuyến cũng viết giấy giao nhận tiền, ghi đích danh, tên tuổi, nơi công tác để tạo sự tin tưởng. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của nhiều người, ông Y Tuyến không lo được việc, cắt đứt liên lạc và không hoàn trả lại tiền.
Bị người dân tố cáo, ông Y Tuyến cáo ốm, nhiều tháng liền không lên cơ quan làm việc. Ông này sau đó đã làm đơn xin nghỉ phép đi điều trị bệnh liên quan đến thần kinh tại Bệnh viện 30/4 của Bộ Công an tại TP.HCM
Trùng Dương
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/dieu-tra-thuong-ta-cong-an-nhan-tien-ty-chay-truong-343299.html
149.
Trả lờiXóaTổng bí thư: Bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh
06/12/2016 12:26 GMT+7
- Chúng ta đã phát lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh, tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu - Tổng bí thư nói.
Lần đầu tiên tiếp xúc với cử tri huyện Đông Anh theo sáng kiến hoán đổi nơi tiếp xúc của đoàn ĐB Hà Nội, Tổng bí thư giải đáp băn khoăn của cử tri về tệ tham nhũng, lợi ích nhóm.
Ông nhấn mạnh, đây là vấn đề nhức nhối không chỉ nước ta có mà nước nào cũng có, thời kỳ nào cũng có, nhiều nước mất chính quyền từ đó.
150.
Trả lờiXóaChưa làm việc ngày nào vẫn lên chức vụ phó
08/12/2016 09:22 GMT+7
Một du học sinh liên tục đi học nước ngoài nhưng vẫn được Ban chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam Bộ tuyển dụng rồi bổ nhiệm vụ phó, sau đó lại được TP Cần Thơ xin đích danh về.
Việc BCĐ Tây Nam Bộ tuyển công chức không qua thi tuyển, sau đó dù người này không làm việc một ngày nào vẫn được bổ nhiệm làm phó vụ trưởng Vụ kinh tế đang khiến dư luận quan tâm.
Không làm việc thực tế ngày nào
Ngày 1/8/2014, ông Vũ Minh Hoàng (SN 1990), đang trong thời gian du học ở TQ, được BCĐ Tây Nam Bộ tuyển dụng làm công chức tập sự, thời gian tập sự 12 tháng.
161.
Trả lờiXóaLãnh đạo BCĐ Tây Nam bộ trần tình về việc bổ nhiệm Vụ phó 26 tuổi
Thứ 7, 06:00, 10/12/2016
VOV.VN - Bí thư Đảng ủy, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ Nguyễn Quốc Việt trần tình về việc bổ nhiệm Vụ phó 26 tuổi Vũ Minh Hoàng.
Trước sự việc bổ nhiệm một Vụ phó (Phó vụ trưởng) Vụ Kinh tế tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đang có nhiều phản ứng, hoài nghi trong dư luận, để góp phần làm rõ ràng hơn những vấn đề đang đặt ra, Phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Đây là vị lãnh đạo Ban còn đang ở vị trí công tác có sự am hiểu quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng, 26 tuổi.
Lạc đề một chút bác Giao, tôi ghé tiệm sách cũ mua được quyển Bách Khoa Gia Đình (Tập 1 - Nội trợ) do NXB Văn Hóa Thông Tin xuất bản từ năm 1996, thấy đề tên tác giả Chu Xuân Giao biên dịch, không biết có phải là bác không?
Trả lờiXóaVâng, chính em đó bác Hiệp.
XóaKỉ niệm một thời đại học (dịch sách vừa vui, vừa để "chống móm" --- từ của ngày đó, nghĩa là "chống đói").
163.
Trả lờiXóaBổ nhiệm cán bộ 'siêu tốc' và 'luân chuyển theo đường tiểu ngạch'
Đăng lúc: 10.12.2016 04:49