Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

18/12/2014

"bù nhìn Bảo Đại" và "tên hề Vĩnh Thụy" : phát ngôn chính thức của VNDCCH năm 1950

Năm 1950. Và tư liệu là báo Sự thật, ở số có bài của tác giả Trần Đĩnh về cuộc đấu tranh ở vùng Công giáo Bùi Chu - Phát Diệm.





Về số bài này, đầu tiên là do bác Thiên Lý đưa ra.

Ở dưới sẽ lưu 3 mẩu: một tuyên bố của chính phủ do Hồ Chủ tịch phát đi (kí tên Hồ Chí Minh), một bài về tình hình đấu tranh trong vùng tạm chiếm (kí tên H.V), và cuối cùng là đi lại bài của Trần Đĩnh (kí tên Trần Đĩnh).

Đặt 3 tư liệu này ở dạng song song thì sẽ hiểu sâu hơn về từng cái. Cái nọ bổ sung nghĩa cho cái kia. 

Trong đó, sẽ thấy rõ tên gọi "bù nhìn Bảo Đại" (mẩu thứ nhất) và "tên hề Vĩnh Thụy" (mẩu thứ hai).

1. Tuyên bố của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự Thật, Số 127, 25 Tháng Một 1950 — Lời tuyên bố của chính phủ nước dân chủ cộng hòa Việt Nam cùng chính phủ các nước trên thế giới








2. Bài của H.V (hiện chưa rõ là ai)

Sự Thật, Số 127, 25 Tháng Một 1950 — Đấu tranh vùng địch tiến mạnh... Dợt sóng đấu tranh mới của học sinh và sinh viên vùng địch.











3. Bài của Trần Đĩnh

Sự Thật, Số 127, 25 Tháng Một 1950 — Phát Diệm Bùi Chu trong tay giặc










7 nhận xét:

  1. Có một bài vè về vua Bảo Đại năm cuối những năm 1940

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khoằm à, chắc là Khoằm quên đường link ? Về bài về ấy !

      Xóa
    2. Link em đăng bên facebook lâu lắm rồi, nó trôi rất sâu, lục mãi chưa ra, đây là cái không thích nhất của facebook, mọi thứ trôi tuồn tuột, thành ra hời hợt.

      Xóa
    3. ok, tính cách nhanh và trôi, trôi trôi, tuồn tuột tuồn tuột, là vốn có của Fb mà Khoằm. Mình chỉ ngó thôi, cũng một phần vì thế !

      Xóa
    4. Em lục ra rồi, đây https://www.facebook.com/phamduc.dinh/posts/709831095716510

      Cũng giống như bản Đón hoàng đế hồi loan, nội dung bài hát Suy tôn Ngô Tổng thống hàm ý tô hồng thân thế của nhà lãnh đạo quốc gia. Nguyên thủy bài hát này có tên gọi Vè Bảo Đại, phần nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Bích soạn, phần lời được viết bởi nhà thơ Thanh Nam. Giai điệu bài hát rộn ràng, mang âm hưởng của thánh ca Công giáo.

      Bảo Đại ở Hồng Công năm 1948 http://1.bp.blogspot.com/-7mMdiwEirUs/UEhn8GB_2cI/AAAAAAAAB-s/5JmKk75l7Pc/s1600/index.jpg

      Ông Vĩnh Thụy khi lên bẩy tuổi
      Được thằng Tây cho nối nghề cha
      Khăn vàng áo gấm quần là
      Ngồi trên ngai gỗ gọi là làm vua

      Nhưng cũng chỉ thầy chùa thất thế
      Vua chỉ là nô lệ tối cao
      Bắt sao thì phải chịu sao
      Tự mình chẳng có chút nao ủy quyền

      Muốn ra cửa phải xin phép trước
      Muốn mở mồm chẳng được tự do
      Vợ vua do Pháp cưới cho
      Lương vua do Pháp trích kho phát dần

      Ông chỉ cốt ngồi ăn cho béo
      Mặc thắng Tây bòn đẽo giống nòi
      Chốc là hai chục năm trời
      Chủ ông dâng đất cho người Phù Tang

      Đời ông dẫn chuyển sang chủ mới
      Thân ông thành cũng lại như xưa
      Bù nhìn ngồi xó ruộng dưa
      Biết đâu đất nước gió mưa não nùng

      Tuần tháng Tám nổi bùng cách mạng
      Xây dựng nên nền tảng cộng hòa
      Trong xiềng phát xít thoát ra
      Ông rằng sung sướng được là người dân

      Chính phủ nhắc vào chân cố vấn
      Muốn cho ông yên phận hết lòng
      Nào ngờ ông vẫn lông bông
      Ham chơi chẳng tưởng non sông nước nhà

      Trốn nợ nước ông ra ngoại quốc
      Bị thực dân mua chuộc phỉnh phờ
      Hàng năm ăn chực nằm chờ
      Bề ngoài ông cứ giả vờ làm cao

      Nay ông đã sa vào cạm bẫy
      Cho quân thù giương bẫy giật dây
      Điều đình theo kiểu bài tây
      Rồi đây lũ bợm còn xoay nhiều trò

      Chúng cũng nói tự do độc lập
      Nhưng chỉ đồ kẻ cắp nói mồi
      Chính ông bán nước bán nòi
      Hòng mong dựng lại chiếc ngôi bù nhìn

      Để giặc Pháp ngồi trên áp bức
      Đưa quốc dân vào ách ngựa trâu
      Quốc dân thừa biết đã lâu
      Thề rằng đánh rắn dập đầu không tha

      Mưu chia rẽ chẳng ai nhầm mắc
      Chỉ ghét đồ theo giặc phản dân
      Nay mai ông sẽ biết thân
      Cái ngày hối hận cũng gần không xa.

      Ghi chú: * Đỗ Đình Tuân chép lại theo trí nhớ của một lão du kích xã Đồng lạc, không nhớ tên tác giả và tên bài vè, chỉ nhớ bài này được lưu hành rất rộng rãi ở vùng du kích huyện Chí Linh những năm 1948-1949.

      Xóa
    5. Cảm ơn Khoằm ! Bài vè này thú vị đấy. Mình lần đầu tiên thấy bài này.

      Xóa
    6. Em tưởng các bác ngành KHXH biết rồi chứ? Vấn đền là giờ tìm lại link gốc của Đỗ Đình Tuân thì chả đâu bác ạ.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.